Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Tháp thời lê ở khu di tích yên tử ( quảng ninh) luận văn ths lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.19 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THÙY LINH

THÁP THỜI LÊ Ở KHU DI TÍCH YÊN TỬ
(QUẢNG NINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khảo cổ học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

MAI THÙY LINH

THÁP THỜI LÊ Ở KHU DI TÍCH YÊN TỬ
(QUẢNG NINH)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Liên

Hà Nội-2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng
trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và
được trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày ….tháng …. năm 2015
Tác giả

Mai Thùy Linh


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ....
DANH MỤC BẢN ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN DẬP, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ VÀ
BẢN ẢNH......................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................6
4. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................................7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH YÊN TỬ ................................. 9
1.1. Vị trí địa lí tự nhiên khu di tích Yên Tử .....................................................................9
1.2. Lịch sử hình thành khu di tích Yên Tử .....................................................................11
1.3. Tổng quan về hệ thống tháp ở khu di tích Yên Tử ...................................................13
1.3.1. Khái quát giới thiệu về tháp...............................................................................13
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu.............................................................................................15

1.3.3. Các vườn tháp trong tổng thể khu di tích Yên Tử..............................................20

Chương 2: HỆ THỐNG THÁP THỜI LÊ Ở KHU DI TÍCH YÊN TỬ ......... 24
2.1. Tháp nhiều tầng ........................................................................................................29
2.2. Tháp 2 - 3 tầng ..........................................................................................................34
2.2.1. Kiểu 1.................................................................................................................36
2.2.2. Kiểu 2.................................................................................................................38
2.2.3. Kiểu 3.................................................................................................................41
2.3. Tháp 1 tầng ...............................................................................................................46
2.3.1. Kiểu 1.................................................................................................................47
2.3.2. Kiểu 2.................................................................................................................54
2.3.3. Kiểu 3.................................................................................................................65

Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA THÁP THỜI LÊ Ở KHU DI TÍCH YÊN TỬ VÀ
MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI CÁC KHU THÁP CÙNG THỜI TRONG
KHU VỰC YÊN TỬ....................................................................................... 68
3.1. Giá trị kiến trúc, nghệ thuật, xã hội và tôn giáo........................................................68
3.1.1. Giá trị kiến trúc..................................................................................................68
3.1.2. Giá trị nghệ thuật..............................................................................................71
3.1.3. Giá trị xã hội và tôn giáo...................................................................................78
3.2. Mối quan hệ giữa tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử với các khu tháp cùng thời
trong khu vực văn hóa Yên Tử ........................................................................................85

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Ba

: Bản ảnh


Bd

: Bản dập



: Bản đồ

Bv

: Bản vẽ

BQLCDTTĐQN : Ban Quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh
Hs

: Hồ sơ

KCH

: Khảo cổ học

Nxb

: Nhà xuất bản

NPHMVKCH

: Những phát hiện mới về khảo cổ học


tr.

: trang

TH

: Tháp



: Sơ đồ

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢN ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN DẬP, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ VÀ
BẢN ẢNH
BẢN ĐỒ
Bản đồ 1:

Vị trí khu di tích Yên Tử ở Việt Nam

KHÔNG ẢNH
Không ảnh 1: Khu di tích Yên Tử trong tổng thể các di tích thuộc khu vực
văn hóa Yên Tử
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:


Sơ đồ khu di tích Yên Tử, Uông Bí, Quảng Ninh

Sơ đồ 2:

Mặt bằng tổng thể chùa Lân

Sơ đồ 3:

Mặt bằng tổng thể Hòn Ngọc

Sơ đồ 4:

Mặt bằng tổng thể Vườn Tháp Tổ

Sơ đồ 5:

Mặt bằng tổng thể chùa Hoa Yên

BẢN VẼ
Bản vẽ 1:

Tháp Huệ Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 2:

Tháp Tôn Đức (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 3:

Tháp Diệu Đăng (Vườn Tháp Tổ)


Bản vẽ 4:

Tháp Hiếu Từ (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 5:

Tháp Tịch Quang (chùa Lân)

Bản vẽ 6:

Tháp Viên Dong (chùa Bảo Sái)

Bản vẽ 7:

Tháp Trường Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 8:

Tháp Bảo Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 9:

Tháp Hoa Yên 7 (chùa Hoa Yên)

Bản vẽ 10:

Tháp Độ Nhân và cây hương phía trước tháp (chùa Hoa Yên)

Bản vẽ 11:


Tháp Chân Bảo (Hòn Ngọc)

Bản vẽ 12:

Tháp Tự Tuệ (Hòn Ngọc)

Bản vẽ 13:

Tháp Tịnh Trụ (Hòn Ngọc)

Bản vẽ 14:

Tháp Hoa Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 15:

Tháp Chân Thường (Vườn Tháp Tổ)

1


Bản vẽ 16:

Tháp Vườn Tháp Tổ 1 (Vườn Tháp Tổ)

Bản vẽ 17:

Tháp am Thiền Định


Bản vẽ 18:

Bảo tháp Viên Thông (chùa Thanh Mai)

Bản vẽ 19:

Tháp Phổ Quang (chùa Thanh Mai)

Bản vẽ 20:

Tháp Linh Quang (chùa Thanh Mai)

Bản vẽ 21:

Bảo tháp Đăng Minh (chùa Côn Sơn)

Bản vẽ 22:

Bệ tượng của bảo tháp Đăng Minh (chùa Côn Sơn)

Bản vẽ 23:

Bệ tượng của bảo tháp Viên Thông (chùa Thanh Mai)

BẢN DẬP
Bản dập 1:

Hoa văn trang trí trên tháp Huệ Quang và văn bia trên cây
hương đá (Vườn Tháp Tổ)


Bản dập 2:

Văn bia trên tháp Diệu Đăng (Vườn Tháp Tổ) và bảo tháp
Linh Quang (Am Dược)

Bản dập 3:

Văn bia tháp Chân Bảo (Hòn Ngọc)

Bản dập 4:

Văn bia tháp Tự Tuệ (Hòn Ngọc)

Bản dập 5:

Văn bia tháp Tôn Đức (Vườn Tháp Tổ)

Bản dập 6:

Văn bia tháp Hoa Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản dập 7:

Văn bia tháp Trường Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản dập 8:

Văn bia tháp Chân Thường (Vườn Tháp Tổ)

Bản dập 9:


Văn bia và câu đối tháp Viên Dong và tháp Hoa Yên 7

Bản dập 10:

Văn bia tháp Độ Nhân (chùa Hoa Yên)

BẢN ẢNH
Bản ảnh 1:

Tháp Huệ Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 2:

Tháp Huệ Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 3:

Các tháp phía Đông của Vườn Tháp Tổ

Bản ảnh 4:

Tháp Tôn Đức (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 5:

Tháp Diệu Đăng (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 6:


Tháp Hiếu Từ (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 7:

Tháp Tịch Quang (chùa Lân)

Bản ảnh 8:

Tháp Viên Dong (chùa Bảo Sái)
2


Bản ảnh 9:

Tháp Bảo Quang và tháp Trường Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 10:

Tháp Hoa Yên 7 (chùa Hoa Yên)

Bản ảnh 11:

Tháp Độ Nhân (chùa Hoa Yên)

Bản ảnh 12:

Tháp Hoa Yên 2 (chùa Hoa Yên)

Bản ảnh 13:


Tháp Chân Bảo, Tịnh Trụ, Tự Tuệ (Hòn Ngọc)
Tháp Chân Thường, Hoa Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 14:

Tháp Chân Bảo, Tịnh Trụ, Tự Tuệ (Hòn Ngọc)

Bản ảnh 15:

Tháp Chân Thường và Hoa Quang (Vườn Tháp Tổ)

Bản ảnh 16:

Tháp Vườn Tháp Tổ 1, tháp Hoa Yên 4 và bảo tháp Linh
Quang (am Dược)

Bản ảnh 17:

Tháp am Thiền Định

Bản ảnh 18:

Tháp Tịch Quang (chùa Quỳnh Lâm)

Bản ảnh 19:

Tháp Linh Quang (chùa Thanh Mai)

Bản ảnh 20:


Tháp Phổ Quang (chùa Thanh Mai)

Bản ảnh 21:

Bảo tháp Viên Thông (chùa Thanh Mai)

Bản ảnh 22:

Bảo tháp Đăng Minh (chùa Côn Sơn)

Bản ảnh 23:

Tháp số 6 (chùa Hồ Thiên)

Bản ảnh 24:

Tháp số 2 và tháp số 5 (chùa Hồ Thiên)

Bản ảnh 25:

Tháp Phật Hoàng và tháp Đoan Nghiêm (chùa Ngọa Vân)

Bản ảnh 26:

Tháp được phục dựng lại tại khu Thông Đàn (Ngọa Vân)

Bản ảnh 27:

Các cấu kiện tháp chùa Quỳnh Lâm


BẢN DỊCH
Bản dịch 1:

Văn bia tháp Tôn Đức (Vườn Tháp Tổ)

Bản dịch 2:

Văn bia tháp Diệu Đăng (Vườn Tháp Tổ)

Bản dịch 3:

Văn bia tháp Tự Tuệ (Hòn Ngọc)

Bản dịch 4:

Văn bia tháp Tịch Quang (chùa Lân)

Bản dịch 5:

Văn bia tháp Độ Nhân (chùa Hoa Yên)

Bản dịch 6:

Văn bia tháp Viên Dong (chùa Bảo Sái)

3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Lý do lựa chọn đề tài
Tháp là một loại hình kiến trúc đặc biệt phản ánh phong tục chôn cất và
là nơi tiến hành các nghi thức tế lễ, thờ cúng các bậc cao tăng trụ trì trong các
chùa. Đây là một trong những đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học. Việc
nghiên cứu loại hình di tích này không chỉ đóng góp vào việc tìm hiểu về kiến
trúc mà còn cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo
và tín ngưỡng.
Sau quá trình tham gia điều tra, khảo sát và nghiên cứu các tháp thời Lê
ở khu di tích Yên Tử nói riêng và các khu di tích khác tại Quảng Ninh, Hải
Dương nói chung, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tháp thời Lê ở khu di
tích Yên Tử (Quảng Ninh)” cho luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn chọn đề
tài này bởi các lý do chính sau:
- Khu di tích Yên Tử là một trong những di tích rất quan trọng trong hệ
thống các di tích của thiền phái Trúc Lâm - thiền phái Phật giáo Việt Nam do
vua Trần Nhân Tông sáng lập. Các tháp thời Lê còn lại nơi đây không chỉ
mang đặc trưng kiến trúc của thời Lê mà còn có văn bia chứng thực cho niên
đại của chúng.
- Thông qua nghiên cứu loại hình di tích này từ tài liệu khảo cổ học sẽ
cung cấp những thông tin chính xác về vị trí, cấu trúc mặt bằng, vật liệu xây
dựng và các vật dụng thờ cúng... Từ đó góp phần nhận thức rõ hơn những đặc
trưng cơ bản của kiến trúc tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử nói riêng cũng
như các tháp Phật giáo nói chung trong dòng chảy lịch sử kiến trúc Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa tư liệu và các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về
tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử. Trên cơ sở đó tìm hiểu đặc trưng di tích, di

4


vật, cấu trúc mặt bằng, quá trình tồn tại, thay đổi của các tháp trong lịch sử.

Đồng thời, để xác định giá trị lịch sử, văn hóa của tháp thời Lê ở khu di tích
Yên Tử, luận văn còn tiến hành so sánh với tháp thời Lê ở các khu di tích
khác thuộc vùng văn hóa Yên Tử như: chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân,
chùa Hồ Thiên (Quảng Ninh) và chùa Thanh Mai, chùa Côn Sơn (Hải
Dương).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn là công trình tổng hợp các kết quả nghiên cứu về tháp thời
Lê, đánh giá vị trí của nó trong khu di tích Yên Tử. Kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ cung cấp những tư liệu chân xác về cấu trúc của tháp thời Lê, từ
đó có thể đóng góp vào những hiểu biết về các đặc trưng cơ bản tháp thời Lê
nói riêng và hệ thống tháp các thời kỳ khác trong lịch sử văn hóa Việt Nam
nói chung.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trùng
tu, xây dựng lại tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử nói riêng và ở nước ta nói
chung. Bên cạnh đó, luận văn góp phần làm rõ thêm các đặc trưng kiến trúc
và nghệ thuật trang trí kiến trúc thời Lê, giúp xác định niên đại của di tích, di
vật ở các địa điểm khác, nhất là các tháp không có văn bia hoặc bị đổ chỉ còn
lại một phần.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn hi vọng có thể góp thêm cứ
liệu khoa học phục vụ kịp thời cho việc quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phục hồi
và phát huy giá trị của tháp thời Lê trong tổng thể khu di tích Yên Tử.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm khu vực văn hóa Yên Tử trước đây
được sử dụng để chỉ một khu vực rộng lớn bao gồm các di tích thuộc khu di
tích Yên Tử (Uông Bí) và các di tích khác thuộc dãy Yên Tử và vùng phụ cận
liên quan đến quá trình phát triển Phật giáo ở Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc

5



Giang (thuộc con đường hành hương lên Yên Tử cũ: theo đường sông từ Vĩnh
Nghiêm đến Quỳnh Lâm, từ đó theo đường bộ lên núi Yên Tử). Khu vực văn
hóa Yên Tử hiện nay được quy hoạch lại với tên gọi quần thể di tích và danh
thắng Yên Tử. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử thuộc huyện Uông Bí (Quảng Ninh), qua đó
so sánh với các tháp thời Lê ở các di tích thuộc vùng văn hóa Yên Tử.
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các
tài liệu khảo cổ học, bao gồm toàn bộ kiến trúc tháp còn lại trên mặt đất và
các tài liệu về tháp do các nhà nghiên cứu trước đó để lại qua các cuộc điều
tra, khai quật. Đồng thời, để làm rõ vị trí, vai trò của các tháp ở Yên Tử trong
hệ thống tháp Phật giáo thời Lê, luận văn còn sử dụng các sử liệu thu được từ
các khu di tích khác trong khu vực văn hóa Yên Tử.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền
thống có sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại như: điều tra khảo sát, thám sát và lấy
tư liệu tại hiện trường… cũng như các kỹ thuật nghiên cứu khảo cổ học trong
phòng. Đồng thời triệt để sử dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phân
tích tổng hợp những đặc trưng về kỹ thuật, nghệ thuật trang trí trên các loại
hình vật liệu, cấu trúc mặt bằng,…
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu khảo cổ học thuần túy, luận văn còn
kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nghiên cứu “địa danh học”, kiến
trúc và nghệ thuật điêu khắc…
Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng
khoa học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tượng
và nhân vật lịch sử liên quan.

6


Ngoài ra, các kỹ thuật xử lý bản vẽ bằng chương trình AutoCAD,

Coreldraw, xử lý ảnh bằng chương trình Photoshop và một số chương trình
khác cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
4. Cấu trúc của luận văn
- Mở đầu: 8 trang
- Phần chính văn: 81 trang, gồm 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về khu di tích Yên Tử (15 trang)
+ Chương 2: Hệ thống tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử (44 trang)
+ Chương 3: Giá trị của tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử và mối quan
hệ của nó với các tháp cùng thời trong khu vực Yên Tử (22 trang)
- Kết luận: 04 trang
- Tài liệu tham khảo: 07 trang
- Phụ lục (bản đồ, không ảnh, sơ đồ, bản vẽ, bản dập, bản ảnh, bản dịch
văn bia): 78 trang
Trong luận văn còn có các phần: Lời cam đoan; Mục lục; Danh mục
các ký hiệu và chữ viết tắt trong luận văn; Danh mục bản đồ, không ảnh, sơ
đồ, bản vẽ, bản dập, bản ảnh, bản dịch văn bia.
Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô, các nhà nghiên cứu tiền bối, sự trao
đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cơ quan và cá nhân. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới sự
dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Lịch sử nói chung, Bộ
môn Khảo cổ học nói riêng, sự giúp đỡ và tạo điều kiện nhiệt thành, có hiệu
quả của lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Ban Quản lý di tích và rừng Quốc gia
Yên Tử, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc và nhiều cơ quan, cá nhân
khác!

7


Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng tri ân sâu sắc đến TS

Lê Thị Liên, người không chỉ cho tôi những chỉ dẫn về khoa học mà còn dạy
bảo nhiều điều về cuộc sống và thường xuyên động viên khích lệ tinh thần
mỗi khi tôi gặp khó khăn!
Sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình là chỗ dựa tinh thần
không thể thiếu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin khắc ghi tất cả những tình cảm tốt đẹp đó!
Luận văn chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót, bản thân tác giả rất mong
nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và bạn
bè đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện hơn trên con đường học tập và nghiên
cứu của mình!

8


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH YÊN TỬ
1.1. Vị trí địa lí tự nhiên khu di tích Yên Tử
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử có tọa độ từ 21005’ đến 21009’
vĩ độ Bắc và 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông, nằm trong vùng núi cao Yên
Tử, thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m. Địa bàn
phân bố thuộc 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương [17].
Khu di tích Yên Tử thuộc địa phận hai xã Phương Đông và Thượng
Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Yên Tử là tên gọi của ngọn
núi cao nhất trong hệ thống cánh cung Đông Triều, nằm ở độ cao 1.068 m so
với mực nước biển, quanh năm mây trắng lơ lửng nên Yên Tử còn được gọi là
Bạch Vân Sơn (núi mây trắng).
Về địa lý, Yên Tử là dãy núi thấp, thuộc hệ thống cánh cung Đông Triều,
một vùng địa chất được hình thành từ kỷ Đệ tứ, với các loại đá gốc như sa thạch,
sỏi kết sạn và phù sa cổ… Địa hình, địa chất phức tạp của khu vực đã kiến tạo
nên các điểm cảnh quan kỳ vĩ, như thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc, cổng
Trời, đường Tùng, rừng trúc, đỉnh núi Yên Tử…, nơi có những kiến trúc cổ

truyền như hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ.
Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2.686 ha, trong đó
có 1.736 ha rừng tự nhiên, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc, còn
bảo tồn được nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm... Xen kẽ với thiên
nhiên là hệ thống chùa, am, tháp… Ven lối dẫn lên các chùa, am, tháp thường
trồng rất nhiều tùng. Loài cây gắn bó với Phật Hoàng Trần Nhân Tông và thiền
phái Trúc Lâm như tùng cổ còn lại 242 cây, thuộc 4 nhóm quý hiếm, được
trồng cách đây hơn 700 năm, tập trung ở khu vực đường Tùng, am Dược,
chùa Hoa Yên lên thác Vàng, thác Bạc, khu vực chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn
Ngọc, Vườn Tháp Tổ... Ngoài đường tùng cổ thụ, rừng trúc ở đây cũng nổi
tiếng từ ngàn xưa... Trúc là sản phẩm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức

9


sống dẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa. Có lẽ, đó cũng chính là
lý do mà Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên "rừng Trúc", tức
Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền do ông sáng lập [27]. Bên cạnh đó còn có
13 cây đại cổ còn in dấu phong sương, trường tồn cùng Thiền phái Trúc Lâm
đến ngày nay tại khu vực chùa Hoa Yên, Vườn Tháp Tổ. Ngoài ra, nơi đây
còn có những cây mai vàng Yên Tử nở rực rỡ vào mùa xuân. Riêng giống hoa
cúc của Yên Tử trước kia mọc ở một số nơi như khu vực chùa Hoa Yên, am
Hoa nay không còn.
Rừng Quốc gia Yên Tử có ranh giới phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp
khu vực Than Thùng xã Thượng Yên Công; phía Tây giáp xã Tràng Lương,
xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều; phía Nam là phường Phương Đông,
thành phố Uông Bí.
Rừng Yên Tử phân làm 2 vùng khí hậu. Từ độ cao 700m trở xuống khu
vực Vân Tiêu, Bảo Sái là rừng nhiệt đới, rừng nhiều tầng đa dạng sinh học.

Từ độ cao 700m trở lên là rừng á nhiệt đới, quanh năm mây phủ, ẩm ướt. Có
nhiều loài thảo dược quý như: Sa nhân, ba kích, trầu tiên, hoằng đằng, khôi
tía....
Rừng Yên Tử có điều kiện khí hậu, thuỷ văn nằm ở vùng khí hậu Đông
Bắc Bộ nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ bình quân từ 23,4 độ C, cao nhất là 33,4 độ C, thấp nhất là dưới 5 độ
C. Lượng mưa bình quân/năm 1.785 mm, cao nhất 2.700mm, thấp nhất
1.423mm. Mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8.
Rừng có 4 hệ thống suối chính. Trong đó có 3 hệ suối bắt nguồn từ núi
Yên Tử: suối Cây Trâm, suối Giải Oan, suối Bãi Dâu. Một hệ suối bắt nguồn
từ khu B.

10


Yên Tử là một khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học hoà quyện với
rừng già đại ngàn và di tích, đó là cơ sở xây dựng và phát triển loại hình du
lịch sinh thái gắn với tâm linh. Có thể nói trên đất Quảng Ninh và một số tỉnh
thành Đông Bắc nước ta, hiếm có nơi nào còn giữ được rừng tự nhiên như
Yên Tử. Theo nghiên cứu và thống kê của các nhà khoa học, rừng Yên Tử có
830 loài thực vật, trong đó có 38 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam là
ngành dương sỉ, ngành hạt trần và ngành hạt kín. Các loại cây như gụ, lau,
vàng kiêng, thông tra, thông tra lá ngắn, tùng la hán, giổi xanh, giổi đỏ, sến
mật, đinh thối, vù hương...
Rừng Yên Tử có hệ động vật phong phú và đa dạng. Các nhà khoa học
đã tìm ra 35 loài thú, 77 loài chim, 34 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Có một số
loài động vật quý hiếm còn được bảo vệ ở Yên Tử như: cu ly lớn, khỉ mặt đỏ,
voọc mũi huyếch, rái cá, sơn dương, sóc bay lớn, rồng đất, trăn, các loài rắn,
rùa vàng... [17].

Với điều kiện tự nhiên nhiều lợi thế nêu trên, Yên Tử là môi trường
nghiên cứu khoa học về địa chất, môi trường, bảo vệ nguồn gen, lịch sử văn
hóa tâm linh, tiềm năng du lịch sinh thái... Bên cạnh đó, núi rừng nơi đây còn
bao bọc di tích trong lòng (yếu tố tâm linh), làm nền cho sự phát triển thiền
phái Trúc Lâm. Sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn
hóa xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương và đất nước.
1.2. Lịch sử hình thành khu di tích Yên Tử
Từ xa xưa, Yên Tử đã được các nhà địa lý cổ phương Đông ghi nhận là
một trong những “phúc địa của Giao Châu”, được coi là danh sơn đất Việt,
nơi tích tụ khí thiêng sông núi và là nơi trời đất giao hòa, giúp con người dễ
dàng thoát tục để đến với một không gian thanh tịnh, không vướng bụi trần.

11


Theo truyền thuyết dân gian, trước Công nguyên, một đạo sĩ người
phương Bắc tên là An Kỳ Sinh (còn gọi là Yên Kỳ Sinh) đã đến đây tu tiên
luyện đan, khi mất đã hóa thành pho tượng đá.
Từ thời Lý, Phật giáo rất thịnh hành ở nước ta. Yên Tử lúc đó đã có
ngôi chùa tên là Phù Vân. Khoảng cuối thời Lý, thiền sư Hiện Quang thuộc
thế hệ thứ 14 của dòng thiền Vô Ngôn Thông đã từng tu hành tại đây. Theo
ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 3 năm Bính Thân (1236), vua
Trần Thái Tông đã trốn khỏi Thăng Long, ruổi ngựa theo hướng núi lên Yên
Tử để gặp nhà sư Phù Vân, muốn xuất gia nhưng không thành .
Tuy nhiên, Yên Tử chỉ trở thành trung tâm của Phật giáo khi vua Trần
Nhân Tông - một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai
vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp, thành lập một dòng Phật
giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngài đã trở
thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

(1258-1308) và đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên
Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ngài qua đời, người
kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai
của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, Pháp Loa đã soạn ra bộ
sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ
trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị. Trong đó có những chùa nổi
tiếng như chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều, chùa Vĩnh Nghiêm
(Bắc Giang)... Vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm là Huyền Quang Lý Đạo Tái
(1254-1334). Hành trạng và công đức của tam tổ Trúc Lâm đã được ghi rõ
trong Tam tổ thực lục, Thiền uyển tập anh và Thiền sư Việt Nam.
Sang thời Lê sơ, Phật giáo bị nhà nước phong kiến ban hành nhiều điều
lệ nhằm hạn chế sự phát triển, đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên,
Phật giáo đã phục hưng mạnh mẽ vào thời Lê trung hưng, hàng loạt các di

12


tích thời Lý Trần được xây dựng lại với quy mô lớn. Các di tích còn lại ở Yên
Tử hiện nay phần lớn thuộc thời kỳ này.
Ngày nay, Yên Tử là khu di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, là trung
tâm Phật giáo lớn của Việt Nam. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống
các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn
lưu giữ nhiều di tích lịch sử, được mệnh danh là "đất tổ Phật giáo Việt Nam".
Tại vùng núi non thiêng Yên Tử từng có nhiều công trình kiến trúc chùa, tháp,
am thờ, hệ thống đường hành hương được xây dựng, tạo nên một phức hệ hay
một quần thể di tích kiến trúc Phật giáo độc đáo và mang đậm dấu ấn của
nhiều thời kỳ lịch sử, kéo dài từ thời Trần (thế kỷ 13 - 14) đến tận thời
Nguyễn (thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20).
Xung quanh khu vực núi Yên Tử còn có các di tích và danh thắng quan

trọng như: chùa Quỳnh Lâm, chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên (Đông Triều,
Quảng Ninh), chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương). Đây là
các di tích quan trọng trong hệ thống các chùa và thiền viện gắn chặt với sự
hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm. Đồng thời cũng là những di
tích đã được trùng tu mạnh mẽ vào thời Lê trung hưng - song song với quá
trình phục hưng của Phật giáo ở Yên Tử.
Trải qua các thời kỳ lịch sử với nhiều biến động của thiên nhiên và xã
hội, phần lớn các di tích cổ ở Yên Tử đã bị mai một và biến mất khỏi mặt đất.
Một số di tích còn lại cũng đã và đang đứng trước nguy cơ bị huỷ hoại. Thêm
nữa, sự phát triển của kinh tế, sự phá hoại vô thức của con người cũng đang
ngày càng phá huỷ nghiêm trọng môi trường, đe doạ sự tồn tại của di tích.
1.3. Tổng quan về hệ thống tháp ở khu di tích Yên Tử
1.3.1. Khái quát giới thiệu về tháp
- Khái niệm về tháp

13


Trong “Đại từ điển tiếng Việt”, tháp được định nghĩa như sau: “Tháp
là “1. công trình xây dựng rất cao, thường có hình chóp nhọn: tháp canh,
tháp ngà, tháp nước, bảo tháp, hình tháp, kim tự tháp. 2. Bộ phận có hình
chóp nhọn: tháp bút.” [77, tr. 1534].
Trong “Đại từ điển tiếng Việt”, bảo tháp được định nghĩa như sau: là
“tháp báu làm nơi cất giữ hài cốt, tro tàn của Phật hoặc các bậc thánh, cao
tăng, đại đức” [77, tr. 110].
Theo Inchang Kim, ở Việt Nam, từ Tháp được dùng cho ba loại kiến
trúc: 1) Kiến trúc nhiều tầng mái ở phía trước điện thờ chính, bao gồm phần
Đường và Điện; 2) Kiến trúc chứa di cốt các nhà sư; 3) Kiến trúc dạng tháp
(tower) như là kiến trúc để treo trống hoặc chuông [43, tr. 100].
Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của stupa là để chứa xá lị của

đức Phật hay một số biểu tượng khác của Phật pháp. Cấu trúc chính của tháp
nhiều tầng mái rất có thể là một Tăng - già - lam, trong đó đặt tượng Phật để
thờ phụng. Cái tháp có nhiều tầng mái thời kỳ sớm vì thế có thể đã là một
điện thờ hơn là một stupa như các học giả trước đây đã gợi ý. Tháp nhiều tầng
mái đặc trưng bởi không gian bên trong được mở ra bằng một cửa trong khi
stupa thì hoàn toàn đóng kín và không có không gian bên trong. Ý nghĩa biểu
tượng của tháp nhiều tầng mái có thể liên quan tới một siêu kiến trúc của cả
điện thờ lẫn stupa đã được thần tượng hóa. Kiến trúc stupa có nguồn gốc Ấn
Độ được đột ngột nâng lên trên đỉnh của tự và được thu nhỏ về kích thước...
Ý nghĩa của một stupa như là nơi chứa xá lị Phật, được thay thế cho một biểu
tượng phi nhân hình Phật, trong khi điện thờ với một tượng Phật trong đó là
một dạng tiếu tượng nhân hình của đức Phật. Sự kết hợp của điện thờ và stupa
có chức năng hai mặt: Điện thờ phụng sự sự dâng hiến tuyệt đối (Bhakti), tức
là ý tưởng cơ bản của Phật giáo Đại thừa, trong khi stupa thể hiện sự tối

14


thượng của việc đức Phật nhập Niết - bàn (parinirvana), mục đích đạt tới cuối
cùng của Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana) [43, tr. 99].
Tháp nhiều tầng mái với một stupa trên đỉnh có thể được hiểu là quyền
năng siêu nhiên của Phật. Nó bảo vệ những tín đồ Phật giáo khỏi mọi sự xấu
xa, giống như tháp canh để bảo vệ dân chúng khỏi kẻ thù.
Từ thế kỷ 9 trở đi, Tháp như là một nơi chứa xá lị của các vị sư ngày
càng trở nên phổ biến. Hình dạng kiến trúc của loại tháp này khác với Tháp
có điện thờ chính ở phần trên cùng: Chiếc stupa nhỏ bé của motip chiếc tháp
sớm trở thành một bình đựng nước (kundika). Tháp chứa xá lị của các nhà sư
thường được đặt bên ngoài điện thờ [42, tr 101].
Mặc dù ở Việt Nam đã phát hiện một số tháp được cho là tháp chứa xá
lị Phật từ thời Tùy - Đường và thời Lý nhưng tháp chứa xá lị một nhân vật cụ

thể hiện biết chính là Tháp Tổ, thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở Yên Tử.
Các dấu tích kiến trúc cho thấy tháp được xây dựng từ thời Trần. Đến thời Lê,
xuất hiện các tháp chứa xá lị các vị sư trụ trì trong chùa. Tuy nhiên, theo
những tư liệu hiện biết, ở Việt Nam, tháp chứa xá lị sư mới được biết đến vào
thế kỷ 16. Các tháp trước đấy là các tháp thờ Phật (tháp chùa Phật Tích, tháp
Chương Sơn, tháp Bình Sơn, tháp Tường Long...) hoặc đặt xá lị của người
được tôn là Phật (tháp Phổ Minh và tháp Huệ Quang - nơi đặt xá lị của Trúc
Lâm đệ nhất tổ Trần Nhân Tông).
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là các tháp chứa xá lị các vị sư
trụ trì các chùa trong khu di tích Yên Tử có niên đại vào thời Lê. Các tháp có
cùng chức năng trong các di tích thuộc hệ thống Trúc Lâm… sẽ được nghiên
cứu so sánh, nhằm làm rõ đặc trưng của các tháp ở Yên Tử (không ảnh 1).
1.3.2. Lịch sử nghiên cứu
Từ khá sớm, khu vực văn hóa Yên Tử nói chung (bao gồm các di tích
nằm trong quần thể các di tích và danh thắng Yên Tử thuộc các tỉnh Quảng

15


Ninh, Hải Dương và Bắc Giang) và khu di tích Yên Tử nói riêng (Uông Bí,
Quảng Ninh) đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tản mạn
trong các báo cáo, bài viết của mình các tác giả đã phần nào đề cập đến hệ
thống tháp tại khu di tích Yên Tử, trong đó, tháp thời Lê chiếm một vị trí
quan trọng.
Năm 1974, Viện Khảo cổ học đã cử đoàn cán bộ khảo sát toàn bộ khu
di tích Yên Tử. Hệ thống các di tích, di vật và tư liệu Hán Nôm đã được đoàn
công tác thống kê và đề cập sơ lược. Các ngôi tháp thời Lê là một trong
những đối tượng quan trọng trong đợt khảo sát này. Các tư liệu bản ảnh về
hiện trạng di tích hiện còn lưu giữ tại kho tư liệu của Viện Khảo cổ học. Cuộc
khảo sát này đã cho thấy phần lớn các tháp thời Lê còn lại hiện nay ở khu di

tích Yên Tử vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Nhiều cấu kiện của tháp bị xô
lệch, sụt lún, bề mặt các tháp bị cây cỏ bám vào, đặc biệt là các khe giữa các
cấu kiện khiến nguy cơ sụp lún của các tháp ngày càng cao. Một phần kết quả
khảo sát đó được đăng trong bài viết “Bước đầu nghiên cứu khu di tích Yên
Tử (Quảng Ninh)” (Đỗ Văn Ninh, Phan Tiến Ba, NPHMVKCH 1975, tr. 322326) và “Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh)” (Đỗ Văn Ninh, 1976, KCH số
17, tr. 98-100), trong đó có đề cập đến một số ngôi tháp thời Lê ở đây.
Trong bài viết “Một kiểu tháp lạ dưới chân núi Yên Tử (Quảng Ninh)”
(NPHMVKCH 1986), Phan Tiến Ba đã mô tả sơ qua về kiến trúc tháp 1 tầng ở
khu di tích Yên Tử.
Trong cuốn sách “Tháp cổ Việt Nam” Nguyễn Duy Hinh (1992) đã có
những phân loại và miêu tả cụ thể về tháp ở Việt Nam, trong đó có nhắc đến
một số ngôi tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử. Đây là nghiên cứu chi tiết, đầy
đủ nhất về tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử cho đến nay.
Năm 1997, để phục vụ công tác trùng tu khu di tích Yên Tử, Trung tâm
thiết kế và tu bổ di tích (nay là Viện Bảo tồn di tích) đã tiến hành khảo sát, lập

16


hồ sơ, đo vẽ lại hiện trạng những tháp cần tu bổ tại chùa Lân, Hòn Ngọc,
Vườn Tháp Tổ, Hoa Yên, Vân Tiêu. Viện cũng đã xây dựng các phương án tu
bổ cụ thể. Đây đồng thời là nguồn tư liệu quan trọng trong việc xây dựng hồ
sơ di tích quốc gia đặc biệt của khu di tích Yên Tử.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng trên NPHMVKCH về hiện
trạng khu di tích Yên Tử, những ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội tới
các di tích nơi đây, trong đó có các khu vườn tháp. Tiêu biểu như bài viết
“Núi Yên Tử với thời cuộc” của Nguyễn Duy Hinh năm 1995, bài viết “Môi
trường khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh SOS” của Vũ Thế Long năm 1996 và
bài viết “Vụ vi phạm di tích Yên Tử Quảng Ninh câu hỏi với ngành than: kinh
tế hay di tích” của Nguyễn Văn Huyên năm 1998.

Trong năm 2002, Trịnh Cao Tưởng và các cộng sự đã tiến hành khai
quật tại chùa Lân. Kết quả của cuộc khai quật này đã được công bố trong báo
cáo “Khai quật khu nền chùa Lân, Yên Tử (Quảng Ninh)” và “Báo cáo đào
thám sát chùa Lân - Uông Bí - Quảng Ninh, tháng 4-2002” đăng trên
NPHMVKCH 2002. Trong đó tác giả đã nhắc tới tháp của Thiền sư Chân
Nguyên, ngôi tháp tiêu biểu của Yên Tử có niên đại thế kỷ 18.
Sau đó, vào giữa năm 2007, Viện Khảo cổ học đã kết hợp với Sở Văn
hóa Thông tin tỉnh Quảng Ninh tiến hành điều tra, thám sát khảo cổ học 11
địa điểm thuộc khu di tích Yên Tử gồm: Chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực,
chùa Lân, chùa Giải Oan, Vườn Tháp Tổ, am Thiền Định, am Dược, am Hoa,
chùa Vân Tiêu, An Kỳ Sinh và chùa Đồng. Tổng diện tích đào thám sát là
519m2 do PGS. TS Tống Trung Tín chủ trì. Kết quả của cuộc khai quật này đã
được công bố trong “Báo cáo kết quả điều tra, thám sát khảo cổ học khu di
tích YênTử (Quảng Ninh) năm 2007”. Đoàn khai quật đã tiến hành khảo sát
các vườn tháp của khu di tích, ghi chép cụ thể về một số ngôi tháp và chủ
nhân của chúng. Trong đó, một số tháp thời Lê cũng được khảo tả, đặc biệt là

17


các tháp ở Vườn Tháp Tổ. Đây cũng là một nguồn tư liệu quan trọng trong
việc nghiên cứu về loại hình di tích này ở Yên Tử.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, một số sách về di
tích Yên Tử đã được xuất bản, trong đó có một số sách đã viết về tháp ở khu
di tích Yên Tử như: Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Yên Tử của
BQLCDTTĐQN (2011) do Nxb Khoa học xã hội xuất bản; Chùa Yên Tử lịch sử truyền thuyết, di tích danh thắng do Nxb Văn hóa - Thông tin xuất bản
và Danh nhân Yên Tử do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản của tác giả Trần
Trương. Các ngôi tháp thời Lê và chủ nhân của chúng đã được giới thiệu rõ
trong các ấn phẩm này.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu trong nước đã bắt đầu nghiên cứu,

so sánh các loại hình tháp ở khu di tích Yên Tử với những tháp cùng thời và
khác thời ở các di tích khác trong cả nước. Ngoài ra, các cuộc điều tra, khảo
sát và khai quật tại các di tích thuộc vùng văn hóa Yên Tử cũng đã đề cập tới
các vườn tháp, trong đó có tháp thời Lê. Những kết quả nghiên cứu thu được
đã bổ sung những hiểu biết còn thiếu của chúng ta về loại hình di tích này,
đặc biệt trong bối cảnh các nhà nghiên cứu không có điều kiện khai quật được
các tháp tại Yên Tử. Qua đó, chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa các
khu di tích trong quần thể di tích Yên Tử và sự giống và khác nhau của cùng
một loại hình di tích - tháp thời Lê.
Ngoài các nghiên cứu về tháp thời Lê tại khu di tích Yên Tử, các ngôi
tháp cùng thời tại các di tích khác cũng được khảo sát và nghiên cứu. Kết quả
thu được đã góp phần nâng cao hiểu biết của chúng ta về loại hình di tích này.
Năm 2007, Nguyễn Văn Anh và các cộng sự đã tiến hành điều tra,
nghiên cứu di tích chùa Hồ Thiên - Ngọa Vân, kết quả nghiên cứu được công
bố trong “Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu khảo cổ học di tích chùa Hồ
Thiên - Ngọa Vân (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)”. Năm 2009,
Nguyễn Văn Anh và các cộng sự đã tiến hành khai quật di tích Thông Đàn 1,
18


kết quả nghiên cứu được công bố trong “Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo cổ
học di tích Thông Đàn 1, năm 2009 (khu di tích Ngọa Vân, Đông Triều,
Quảng Ninh). Các vườn tháp đã được đoàn công tác khảo sát và mô tả kỹ cả
về hiện trạng, kiến trúc, chủ nhân và niên đại.
Chùa Hồ Thiên - nơi được xây dựng lớn vào thời Lê trung hưng đã thu
hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong thời gian dài, tiêu biểu như
bài viết “Thăm di tích chùa Hồ Thiên (Hải Hưng)” của Tăng Bá Hoành đăng
trên NPHMVKCH năm 1983, “Chùa Hồ Thiên - di tích lịch sử bị lãng quên
gần 2 thế kỷ” của Nguyễn Văn Phong đăng trên NPHMVKCH năm 1997 và
bài viết “Di tích chùa Hồ Thiên (Quảng Ninh)” của Nguyễn Tiến Đông, Bùi

Văn Liêm, Vũ Thị Khánh Duyên, Phạm Hải Yến đăng trên NPHMVKCH năm
2004. Các dấu tích tháp thời Lê còn lại nơi đây có đặc trưng kiến trúc hết sức
tiêu biểu và mang giá trị thẩm mỹ cao.
Trong bài viết “Di tích chùa Ngọa Vân (Quảng Ninh)” của Nguyễn
Tiến Đông, Bùi Văn Liêm, Vũ Thị Khánh Duyên, Phạm Hải Yến đăng trên
NPHMVKCH năm 2004 đã nhắc tới hai ngôi tháp Phật Hoàng và Đoan
Nghiêm ở trước chùa Ngọa Vân, dấu tích ngôi tháp đổ ở khu vực Đá Chồng.
Bên cạnh đó còn có bài viết “Hình tượng bát quái trên tháp mộ chùa
Quỳnh Lâm (Quảng Ninh)” đăng trên NPHMVKCH năm 2008 và “Từ những
hình tượng bát quái trên các công trình kiến trúc Phật giáo nghĩ về Phật giáo
thời Lê trung hưng” đăng trên NPHMVKCH năm 2009 của Nguyễn Văn Anh
và Mai Thùy Linh. Trong hai bài viết này, tác giả đã đưa ra thống kê và một
số nhận xét về hình tượng bát quái trên trần khám thờ của các ngôi tháp thời
Lê tại chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên, chùa Phật Tích. Tại Yên Tử, hình
thức trang trí này cũng xuất hiện tại một số tháp: tháp Diệu Đăng, tháp Hiếu
Từ, tháp Hoa Quang, tháp Hoa Yên 7. Qua đó chúng ta có thêm những cứ liệu
để so sánh về hình thức trang trí này trên tháp thời Lê.

19


Ngoài ra, các xuất bản phẩm của BQLCDTTĐQN, UBND huyện Đông
Triều, Viện Khảo cổ học như “Đông Triều với lịch sử nhà Trần”, “Di tích
lịch sử - văn hóa nhà Trần tại Đông Triều” và “Kỷ yếu hội thảo khoa học:
giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông
Triều (Quảng Ninh) cũng ít nhiều đề cập tới vấn đề này.
Đây cũng là một trong những tài liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu loại
hình tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử. Việc so sánh các kết quả nghiên cứu
giúp bổ sung những nhận thức còn thiếu về loại hình di tích này.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Duy Hinh, Trịnh Cao

Tưởng, Đỗ Văn Ninh... đã có nhiều bài nghiên cứu viết về tháp thời Lê nói
chung và tháp thời Lê ở khu di tích Yên Tử nói riêng… Tuy nhiên, những
nghiên cứu này mới chỉ nêu khái quát, chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết
từng đối tượng cụ thể, chưa đưa ra các tiêu chí rõ ràng đối với việc nghiên
cứu tháp thời Lê và các mối quan hệ, giá trị của nó về mặt văn hóa tư tưởng,
kiến trúc, nghệ thuật. Phần lớn các nghiên cứu mới nhắc đến tháp thời Lê ở
khu di tích Yên Tử như một ví dụ minh họa chứng minh cho những luận điểm
của mình.
1.3.3. Các vườn tháp trong tổng thể khu di tích Yên Tử
Hiện nay, hầu hết các di tích tại Yên Tử đều có các vườn tháp nằm bên
cạnh chùa, hoặc được bố trí phía trước, phía sau và xung quanh. Căn cứ vào
các tư liệu văn khắc, trang trí kiến trúc, vật liệu xây dựng v.v., có thể xác định
niên đại các tháp này kéo dài từ thời Lê cho đến nay. Tháp có niên đại thuộc
thời Nguyễn được làm bằng đá hoặc gạch. Bên cạnh đó còn có các tháp mới
được dựng lại, xây mới bằng đá, gạch và xi măng. Nhiều ngôi tháp đã bị sụp
đổ hoàn toàn, chỉ còn dấu vết, đang được xây dựng lại dần dần. Trải qua các
biến thiên của lịch sử, nhiều vườn tháp đã bị phá hủy một phần hoặc hoàn
toàn, nhiều cấu kiện tháp được tìm thấy xung quanh các tháp hiện nay hoặc
được tái sử dụng như một loại vật liệu trong các công trình kiến trúc khác. Số
20


×