Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP LỚP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.84 KB, 70 trang )

1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
LỚP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN


2

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................4
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT....................................................................................5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT THIÊN......7
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MAY MẶC VIỆT THIÊN....................................................................................7
1.1.1.Tên, quy mô và địa chỉ của công ty TNHH May Mặc Việt Thiên..............7
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH May Mặc Việt
Thiên.....................................................................................................................8
1.2.CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY.............11
1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty.........................................................11
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...................................13
1.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP.......................15
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.............................................................15
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lí..............................................................................15
1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY..........................23
1.4.1 Quy mô lao động:......................................................................................23
1.4.2. Công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.................................................23
1.4.3. Công tác chăm lo đời sống cho công nhân...............................................24
1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ...............................................24
1.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH..............................................24
PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT THIÊN...................................................26


2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH MAY MẶC
VIỆT THIÊN......................................................................................................26
2.1.1. Giới thiệu chung về chuẩn mực kế toán và các chính sách kế toán áp dụng
tại công ty TNHH May Mặc Việt Thiên.............................................................26
2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH May Mặc Việt Thiên...........27


3
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán................................................................31
2.1.4. Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng............................................33
2.1.5. Đặc điểm về sử dụng tài khoản kế toán....................................................33
2.1.6. Hệ thống chứng từ kế toán........................................................................34
2.1.7 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán...........................................35
2.1.8 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán..............................................35
2.1.9 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.............................................................37
2.1.10 Tổ chức bộ máy kế toán...........................................................................38
2.1.10.1 Sơ đồ và đặc điểm bộ máy kế toán của doanh nghiệp..........................38
2.1.10.2 Chức năng,quyền hạn nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:.............39
2.2. THỰC TRẠNG CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH
MAY MẶC VIỆT THIÊN..................................................................................40
KẾT LUẬN.........................................................................................................68
Tài liệu tham khảo..............................................................................................70


4
LỜI NÓI ĐẦU
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH May Mặc Việt Thiên, em nhận
thấy Công ty TNHH May Mặc Việt Thiên là một trong những doanh nghiệp may
lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và là một công ty TNHH làm ăn có hiệu quả.
Các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng và chất lượng, có giá trị xuất

khẩu lớn, hằng năm đem lại cho công ty doanh thu cũng như lợi nhuận cao.
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tìm hiều
của cô Phan Thúy Mai - Trưởng phòng Kế toán, anh Nguyễn Đức Hải - Phó
phòng Kế toán, chị Hoàng Minh Hằng cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng Kế
toán công ty TNHH May Mặc Việt Thiên đã giúp đỡ em trong quá trình tìm
hiều, thu thập thông tin về công ty và những nghiệp vụ kế toán áp dụng.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công việc
thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty TNHH May Mặc Việt
Thiên nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Phạm Thị Chinh


5
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội


KPCĐ

Kinh phí công đoàn

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

GTGT

Giá trị gia tăng

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định


6
CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ khái quát
Hình 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty TNHH May Mặc Việt Thiên
Hình 2.2: Hình thức bộ sổ kế toán Nhật kí – Chứng từ
Hình 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật kí chung
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán


7

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT
THIÊN
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MAY MẶC VIỆT THIÊN
1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của công ty TNHH May Mặc Việt Thiên
• Hình thức:
Công ty TNHH MAY MẶC VIỆT THIÊN (dưới đây gọi tắt là Công ty),
thuộc sở hữu của pháp nhân, do VIVA GARMENT PRODUCTS
LIMITED làm Chủ sở hữu.
Công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện
các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đầu
tư, có con dấu riêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
Chủ sở hữu Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
• Tên công ty:
♦ Công ty TNHH May Mặc Việt Thiên
Tên giao dịch quốc tế: VIVA GARMENT PRODUCTS . LTD
Tên viết tắt: VIVA
♦ Tổng giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: CHU CHUN PO
♦ Địa chỉ công ty: Khu Đồng Sóc, Xã Vũ Di, Huyện Vĩnh Tường,
Tỉnh Vĩnh Phúc

♦ Điện thoại: 02113819356 - Fax: 02113819357
• Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:
Công ty TNHH may mặc Việt Thiên đóng tại khu Công nghiệp Đồng
Sóc, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường được thành lập tháng 6 năm 2006.
Giấy phép kinh doanh: 191043000105 - ngày cấp: 20/02/2006
• Vốn điều lệ và việc tăng giảm vốn điều lệ:


8
-Vốn điều lệ: 3.500.000 USD (Ba triệu năm trăm nghìn đô la Mỹ), tương đương
56.000.000.000 VNĐ (Năm mươi sáu tỷ đồng Việt Nam).
- Vốn bằng tiền mặt: 3.500.000 USD (Ba triệu năm trăm nghìn đô la Mỹ), tương
đương 56.000.000.000 VNĐ (Năm mươi sáu tỷ đồng Việt Nam).
- Vốn bằng tài sản: Không.
- Vốn khác: Không.
Tăng giảm vốn điều lệ:
a) Công ty không được giảm vốn điều lệ.
b) Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu Công ty đầu tư thêm hoặc
huy động thêm vốn góp của người khác.
Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường
hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động phần vốn góp của người khác,
Công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành
viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới
cam kết góp vốn vào công ty.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH May Mặc
Việt Thiên
Công ty TNHH may mặc Việt Thiên được thành lập tháng 6 năm 2006.
Địa chỉ đóng tại khu Công nghiệp Đồng Sóc, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc. Công ty có 100% vốn đầu tư là vốn nước ngoài, ngành nghề kinh

doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất quần áo dệt kim, phụ liệu ngành may
mặc xuất khẩu. Tháng 9/2011 sau khi được chuyển giao cho Tập đoàn VIVA,
hoạt động Công ty cũng như hoạt động công đoàn cơ sở Công ty TNHH may
mặc Việt Thiên đã có những bước tiến đáng khích lệ, hoàn thành nhiệm vụ chỉ
tiêu kinh doanh Tập đoàn VIVA đề ra, đảm bảo việc làm và đời sống cho người
lao động, đáp ứng được nguyện vọng của đoàn viên và công nhân lao động.


9
1/ Số lượng công nhân lao động
Đầu năm 2007 Công ty đi vào hoạt động, bước đầu có trên 200 công nhân
lao động. Tính tới thời điểm tháng 4/2015 là 2280 công nhân, trong đó lao động
nữ 2173 ngưởi chiếm 95,3% số công nhân lao động, lao động nam là 107 người
chiếm 4,7%, đoàn viên công đoàn là 1175 người, chiếm 52% công nhân lao
động.
2/ Tình hình việc làm, thu nhập đời sống và điều kiện làm việc
Công nhân lao động trong công ty có mức thu nhập ổn định, mức lương
bình quân từ 3.200.000đ/người/tháng tới 4.000.000đ/người/tháng. Như vậy mức
lương trung bình của công nhân là 3.600.000đ/người/tháng. Tiền ăn ca từ
8.000đ/ suất được điều chỉnh lên 15.000đ/suất. Đầu năm 2015 Công ty đã phối
hợp với 2 nhà cung cấp nấu mỗi ngày hơn 1500 suất ăn cho công nhân lao động.
Đa số công nhân lao động đã có nhà riêng, chỉ có số ít là thuê nhà ở ngoài.
Ngoài ra Công ty còn xây dựng khu ký túc xá với nhiều ưu đãi cho những lao
động xa nhà để người lao động có thể yên tâm công tác.
Đặc thù Công ty có số lao động nữ chiếm hơn 95% công nhân lao động
nên ban lãnh đạo Công ty và công đoàn cơ sở rất quan tâm đến vấn đề phụ cấp,
trợ cấp cho người lao động như: Tiền thâm niên, độc hại, trợ cấp nuôi con dưới
6 tuổi, tiền chuyên cần, xăng xe….tạo điều kiện để chị em vừa chu toàn việc
nhà và hoàn thành tốt công việc Công ty.
Chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho công nhân lao động có thâm niên làm

việc từ 3 tháng trở lên luôn được duy trì đảm bảo.
Trụ sở Công ty nằm trong khuôn viên có môi trường xanh - sạch - đẹp
nên điều kiện làm việc của công nhân lao động được đảm bảo, cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho công việc, người lao động luôn được ban lãnh đạo
Công ty quan tâm như: Bảo hộ lao động, nước uống, nhà vệ sinh, nhà ăn sạch


10
sẽ…tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân lao động yên tâm công tác, đảm bảo
vệ sinh an toàn lao động.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Liên đoàn lao động Tỉnh,
UBND tỉnh Vĩnh Phúc Công ty đã trang bị được 1 phòng VẮT TRỮ SỮA cho
những công nhân lao động nữ nuôi con nhỏ. Đặc biệt nhân dịp Tết nguyên đán
2015 Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn
đã trao 15 suất quà (mỗi suất trị giá 300.000đ) cho những công nhân có hoàn
cảnh khó khăn. Đây là những món quà có ý nghĩa to lớn động viên công nhân
lao động hăng hái thi đua sản xuất, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ công ty đề ra.


11
3/ Tình hình tư tưởng, phong trào công nhân lao động
Tư tưởng của công nhân lao động trong Công ty ổn định, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước vững vàng vượt qua khó
khăn, thử thách, gương mẫu thực hiện chủ trương đường lối chính sách pháp
luật của Đảng, Nhà nước.
Hàng năm Công ty luôn tổ chức phong trào giao lưu văn nghệ, thể thao
nhân kỷ niệm thành lập Tập đoàn Viva, kỷ niệm ngày lễ lớn như 8/3, 20/10…
Trong đó có những phần thưởng có ý nghĩa rất to lớn cả về vật chất và tinh thần
cho công nhân lao động như: Xe máy, ti vi, điện thoại ….
4/ Công tác tuyên truyền , giáo dục.

Nhìn chung công tác tuyên truyền, giáo dục luôn được công đoàn Công ty
quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Nội dung tuyên truyền bám sát thực tế
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động tuyên truyền chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Công ty
bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút đông đảo công nhân lao động
tham gia, hưởng ứng.

1.2. CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty
Công ty có các quyền sau:
a) Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức
kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh
doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi
tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
b) Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
c) Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
d) Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.


12
e) Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
f) Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
g) Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
h) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
i) Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy
định.
j) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
k) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng
theo quy định của pháp luật.

l) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Công ty có các nghĩa vụ sau:
a) Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
b) Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính

xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
c) Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài

chính khác theo quy định của pháp luật.
d) Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật

về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
e) Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu

chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.


13
f) Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định

kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của
doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định;
khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa
đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
g) Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn


xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và
danh lam thắng cảnh.
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công
nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công theo
đơn đặt hàng và hình thưc mua nguyên liệu tự sản xuất để bán.
- Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ thực hiện theo hai bước:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng
kĩ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm mẫu sau đó khách hàng
kiểm tra, nhận xét góp ý.
Tài liệu kỹ
thuật và sản
phẩm mẫu
khách hàng
gửi đến

Bộ phận kỹ
thuật
nghiên cứu
và ra giấy
mẫu

Bộ phận cắt
và may sản
phẩm mẫu

Gửi sản
phẩm mẫu

cho khách
hàng kiêm
tra và duyệt

Hình 1.1:Sơ đồ khái quát
Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm
mẫu mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất sản phẩm theo mẫu


14
hàng. Đơn đặt hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng được đã
được kí kết. Quá trình sản xuất được khép kín trong từng xí nghiệp.
Kho phụ liệu
Kỹ thuật ra sơ đồ cắt

Tổ cắt

Kỹ thuật hướng dẫn

Tổ may

Kho nguyên vật liệu

Là hơi sản phẩm
KCS kiểm tra
Đóng gói, đóng hòm
Xuất sản phẩm
Hình 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm
- Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì công
ty sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn vị đặt hàng của khách hàng.

Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt, may. Sản
phẩm trong trường hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ
sản xuất như trường hợp gia công.


15
1.3. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Công ty TNHH May Mặc Việt Thiên được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp các Luật khác có liên quan. Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại
gồm: Các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc.
Các Phòng ban: Gồm phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Kinh doanh, phòng
Kế toán - Tài chính, phòng Kỹ thuật Công nghệ đầu tư, phòng Kế hoạch vật tư,
phòng Xuất nhập khẩu, văn phòng Công ty, phòng KCS
Các xí nghiệp : Trụ sở chính tại Khu Đồng Sóc, Xã Vũ Di, Huyện Vĩnh Tường,
Tỉnh Vĩnh Phúc.
Các Công ty liên doanh:
- Công ty CP May Hưng Việt
- Công ty CP Tiên Hưng
- Công ty May Phố Hiến
- Công ty TNHH Thành Hưng
- Công ty CP Bảo Hưng
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lí
Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty có Chủ tịch Công ty và Giám đốc.
Chủ tịch Công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc.
Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ
Công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Chủ tịch Công ty.
Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật
của Công ty.


Chủ tịch Công ty


16
- Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm một người làm Chủ tịch Công ty. Nhiệm kỳ của
Chủ tịch Công ty là 05 (năm) năm.
- Chủ tịch Công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của chủ sở hữu Công ty; có quyền nhân danh Công ty thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của Công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở
hữu Công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy
định của Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Chủ tịch Công ty phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp;
b) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức liêm khiết, trung thực và có ý thức chấp
hành pháp luật;
c) Có chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành,
nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty.
- Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ này và quy định của
pháp luật.
- Nghĩa vụ của Chủ tịch Công ty:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Công ty, quyết định của chủ sở hữu Công ty
trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn
trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và chủ
sở hữu Công ty;
c) Trung thành với lợi ích của Công ty và chủ sở hữu Công ty. Không sử
dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, lạm dụng địa vị,
chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,

cá nhân khác;


17
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Công ty về các doanh
nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần,
phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và
chi nhánh của Công ty.
- Quyết định của Chủ tịch Công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu Công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê
duyệt.
Giám đốc Công ty
- Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu Công ty và trước pháp luật về
việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005;
b) Không phải là người có liên quan của Chủ tịch Công ty, người có thẩm
quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền hoặc Chủ tịch
Công ty;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị
kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty
hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quyết định của Chủ tịch Công ty và
bản Điều lệ này.
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc Công ty
- Giám đốc Công ty có quyền sau:
a) Tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Công ty;



18
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Công ty;
f) Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch Công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Chủ tịch Công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
j) Tuyển dụng lao động;
k) Các quyền khác được quy định tại hợp đồng lao động mà Giám đốc ký
với Chủ tịch Công ty.
- Nghĩa vụ của Giám đốc Công ty:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Công ty, quyết định của chủ sở hữu Công ty
trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn
trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và chủ
sở hữu Công ty;
c) Trung thành với lợi ích của Công ty và chủ sở hữu Công ty. Không sử
dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, lạm dụng địa vị,
chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Công ty về các doanh
nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần,
phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và
chi nhánh của Công ty.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Giám đốc Công ty không được tăng lương, trả thưởng khi Công ty không
có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
Bộ máy giúp việc
- Giúp việc Giám đốc có một Phó giám đốc. Phó giám đốc điều hành một hoặc
một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và


19
chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, trước Chủ tịch Công ty, và pháp
luật về nhiệm vụ được giao thực hiện.
- Kế toán trưởng Công ty giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác kế
toán, thống kê của Công ty. Quyền hạn và trách nhiệm của Kế toán trưởng
tuân theo quy định pháp luật.
Kiểm soát viên
- Chủ sở hữu Công ty bổ nhiệm một Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba
năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công
ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
- Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch Công ty và
Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều
hành công việc kinh doanh của Công ty;
b) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh
giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công
ty hoặc cơ quan Nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu Công ty báo cáo
thẩm định;
c) Kiến nghị chủ sở hữu Công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ
chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty;
d) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu Công ty.
- Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty tại trụ
sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. Thành viên Hội

đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về
người thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động
kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của kiểm soát viên.
- Kiểm soát viên có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005;
b) Không phải là người có liên quan của Chủ tịch Công ty, Giám đốc, người
có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;


20
c) Có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm
toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề
kinh doanh chủ yếu của Công ty.
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Kiểm soát viên phải nghiêm chỉnh
thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Công ty, quyết định của chủ sở hữu Công ty
trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn
trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Công ty và chủ
sở hữu Công ty;
c) Trung thành với lợi ích của Công ty và chủ sở hữu Công ty. Không sử
dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Công ty, lạm dụng địa vị,
chức vụ và tài sản của Công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác;
d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Công ty về các doanh
nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần,
phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và
chi nhánh của Công ty.

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hợp đồng, giao dịch trong hoạt động của Công ty
- Hợp đồng, giao dịch giữa Công ty với các đối tượng sau đây phải được Chủ
tịch Công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên
tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết:
a) Chủ sở hữu Công ty và người có liên quan của Chủ sở hữu Công ty;
b) Người đại diện theo ủy quyền, Giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b của khoản này;
d) Người quản lý Chủ sở hữu Công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm
những người quản lý đó;
e) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty phải gửi cho thông báo về hợp
đồng cho Chủ tịch Công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên; đồng thời, niêm


21
yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông
báo nội dung giao dịch đó.
- Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có
đủ các điều kiện sau đây:
a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp
lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
b) Giá sử dụng trong Hợp đồng hoặc giao dịch là giá trị trường tại thời điểm
hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
c) Chủ sở hữu Công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 65
của Luật Doanh nghiệp.
- Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được
giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo
pháp luật của Công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại
phát sinh, hoàn trả cho Công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện

hợp đồng, giao dịch đó.
- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty Chủ sở hữu Công ty hoặc người có liên quan
của chủ sở hữu Công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng
của Công ty.


22
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CHỦ TỊCH CÔNG TY

BAN KIỂM SOÁT

BAN T.GIÁM ĐỐC

Các phòng ban

Các xí nghiệp trực
thuộc

Phòng Tổ chức

Xí nghiệp may II

Công ty may Phố
Hiến (50%)

Phòng Kế toán tài
chính


Xí nghiệp may III

Công ty CP may
Hưng Việt (25%)

Phòng Kế hoạch
vật tư

Xí nghiệp may IV

Công ty TNHH
Thành Hưng

Phòng Kinh doanh

Xí nghiệp may V

Công ty CP Bảo
Hưng

Xí nghiệp cắt

Công ty CP Tiên
Hưng (51%)

Phòng XNK

Phòng Kỹ thuật
công nghệ, đầu tư


Các công ty liên
doanh

Xí nghiệp hoàn
thành

Phòng QLCL

Văn phòng công
ty

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức


23
1.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
1.4.1 Quy mô lao động:
Tính đến tháng 4/2015, công ty TNHH May Mặc Việt Thiên có gần 3000
cán bộ quản lý và công nhân viên. Số lượng cán bộ công nhân viên trong công
ty như sau:
- Ban Tổng Giám đốc: 1
- Chánh văn phòng: 1
- Giám đốc xí nghiệp: 6
- P. Giám đốc xí nghiệp: 8
- Trưởng phòng: 6
- Phó phòng: 13
- Nhân viên: 76
- Công nhân sản xuất: 2280
- Công nhân phục vụ: 57
- Bác sĩ: 1

- Y sỹ: 3
1.4.2. Công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực
Công ty liên tục tuyển lao động để đào tạo, đồng thời cho phép các xí
nghiệp được chủ động tuyển lao động theo mùa vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất
và giao hàng.
Về công tác đào tạo nghề: Giáo trình đào tạo được chuyển từ đào tạo toàn
diện, dài ngày sang đào tạo tiểu tác, ngắn hạn, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với
thực hành và sản xuất nên đã giải quyết kịp thời việc thiếu lao động trong công
ty và tạo ra năng suất cho học sinh sau khi đào tạo. Ngoài việc tổ chức đào tạo
cho công nhân phổ thông, công ty còn tổ chức lớp đào tạo cho cán bộ viên chức
để nâng cao trình độ quản lý.


24
1.4.3. Công tác chăm lo đời sống cho công nhân
Công ty đang cố gắng tạo công ăn việc làm và duy trì mức lương
3.600.000đ/người/tháng cho người lao động
Do đặc điểm của ngành may mặc, sản xuất gia công và theo thời vụ nên
trong quá trình sản xuất cần phải làm giãn và làm them giờ nên công tác thi đua
khen thưởng luôn được đổi mới để kích thích tinh thần làm việc của công nhân.
Ngoài hình thức động viên bằng tinh thần thì công ty còn tăng cường thực hiện
khen thưởng bằng vật chất, vì vậy công nhân lao động thường làm việc với tình
thần hăng say nhất.
Ngoài ra công ty còn tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho công nhân.
1.5. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
Sản phẩm gia công của công ty TNHH May Mặc Việt Thiên chủ yếu phục
vụ cho xuất khẩu trong đó thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, và một
số nước khác trong đó:
- Thị trường Trung Quốc chiếm 55%

- Thị trường Mỹ chiếm 30%
- Thị trường Nhật Bản chiếm 10%
- Thị trường các nước khác chiếm 5%
1.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình HĐKD của doanh nghiệp
1
1.1
1.2
-

Chỉ tiêu
Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bố trí cơ cấu tài sản:
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
Bố trí cơ cấu nguồn vốn:
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

Năm 2007

Năm 2008

57,15%
42,85%

54,11%
45,89%

56,67%

43,33%

47,57%
52,43%


25
2
2.1
2.2
2.3

Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời/ Tổng doanh thu:
Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Doanh thu
Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:
Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Nguồn vốn CSH

9,50%
7,00%

16,00%
11,50%

17,12%
12,565
31,45%


21,00%
15,20%
32,30%

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy công ty có sự tăng trưởng trong năm
2008, vượt qua những khó khăn của tình hình năng lượng cũng như tình hình tài
chính thế giới. Giá trị tài sản của công ty tăng 14,040 tỷ với tỷ lệ tăng 15, 91%.
Cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng, tuy nhiên do sự tăng
không đồng đều nên có thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Tài sản ngắn hạn
tăng tỷ trọng trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm tỷ trọng. Tài sản ngắn hạn
tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả giảm 3,617 tỷ, tương ứng tỷ lệ 9,1%
trong khi đó nguồn vốn chủ sở lại tăng 17,658 tỷ. Trong sự tăng lên của vốn chủ
sở hữu thì nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 8 tỷ thông qua đợt phát hành
tăng cổ phiếu năm 2008.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy có sự giảm
đáng kể doanh thu của năm 2008 so với doanh thu của năm 2007, giảm 36,269
tỷ so với năm 2007. Tuy nhiên khi tính toán các chỉ số ta lại thấy sự tăng lên
của tỷ suất sinh lời và kết quả lợi nhuận năm 2008 lại lớn hơn năm 2007 với số
tiền 9,001 tỷ. Điều này do năm 2008 công ty có thu nhập lớn từ hoạt động tài
chính với số tiền 7,033 tỷ.
Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động gia công may mặc xuất khẩu
doanh thu từ hoạt động gia công xuất khẩu chiếm 92,58% trong tổng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ.


×