Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp fucidin h điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA THUỐC TP4 KẾT
HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA GIAI
ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA THUỐC TP4 KẾT
HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA GIAI
ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12 TUỔI
Chuyên ngành : Y học cổ truyền
Mã số


: 62.72.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. PHẠM HOÀNG KHÂM
2. TS. TRẦN NGỌC LIÊN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn và quý
báu của các Thầy, Cô ở nhiều Viện, nhiều Trung tâm khoa học, nhiều Bộ
môn, Phòng, Khoa, Ban, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc Viện Y học cổ
truyền Quân đội; Thiếu tướng PGS.TS. Nguyễn Minh Hà - Giám đốc Viện Y
học cổ truyền Quân đội; Thiếu tướng TS. Nguyễn Thị Thanh Hà - Chính ủy
Viện Y học cổ truyền Quân đội, đã quan tâm và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trở
thành Nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy, Cô, các Nhà khoa học trong
và ngoài hội đồng đã giúp tôi hoàn thành tốt luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Hoàng Khâm; TS. Trần Ngọc Liên - hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
nghiêm khắc dìu dắt tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành
luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS. Đặng Văn Em; PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông; PGS.TS. Vũ Mạnh
Hùng; PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh; PGS.TS. Trần Quốc Bình; PGS.TS. Trần
Đăng Quyết; PGS.TS. Phạm Viết Dự; TS. Đỗ Đình Long; TS. Trần Công
Trường; TS. Phạm Xuân Phong; PGS.TS. Phan Anh Tuấn; TS. Bùi Minh Sang,

cùng nhiều Thầy Cô khác đã tận tình ủng hộ, giúp đỡ, chỉ đạo tôi nghiên cứu để
hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên Khoa Da liễuDị ứng, Khoa Đông y thực nghiệm, Khoa Khám bệnh, Khoa Dược, Khoa xét
nghiệm, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo, Ban


Khoa học Quân sự cùng các Phòng, Khoa, Ban khác - Viện Y học cổ truyền
Quân Đội. Khoa Dược lý - Đại học Y Hà Nội. Ban Giám đốc, Phòng Kế
hoạch Tổng hợp, Khoa Huyết học, Khoa Sinh hóa - Viện Huyết học và Truyền
máu Trung ương, đã tận tình và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới sự hợp tác và tình cảm qúi mến của các
bệnh nhân, là nguồn cổ vũ và động viên tôi vượt qua khó khăn để có kết quả
nghiên cứu này.
Tôi vô cùng biết ơn đến bố mẹ, chồng con, gia đình nội ngoại cùng bạn
bè và đồng nghiệp; những người đã cùng tôi chia sẻ khó khăn, hết lòng tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong cuộc sống và trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn
thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hường


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời cam đoan của mình.

Nghiên cứu sinh


Nguyễn Thị Hường


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AD
ALT
AST
ATP
BC
BCAT
BCAK
BN
b/t
cAMP
CN
Cre
cs
DN
ECF
ECP
GM-CSF
HC
HCT
HLA-DR
HST
IFN-γ
Ig
IL

KN
LC
Mast
MBP
NXB

Thuật ngữ nước ngoài
Atopic Dermatitis
Alanin amino transferase
Aspartat amino transferase
Adenosine Triphosphate

cyclic Adenosine MonoPhosphate

Thuật ngữ tiếng Việt
Viêm da cơ địa

Bạch cầu
Bạch cầu ái toan
Bạch cầu ái kiềm
Bệnh nhân
Bàn tay
AMP vòng
Chức năng

Creatinin
Cộng sự
Dị nguyên
Eosinophil Chemotactic Factor
Eosinophin Cationic Protein

Granulocyt Macrophage - Colony
Stimulating Factor
Hồng cầu
Huyết cầu tố
Human Leucocyte Antigen
Huyết sắc tố
Interferon γ
Immuno globulin
Interleukin
Kháng nguyên
Langerhans Cell
Mastocyt
Major Basic Protein
Nhà xuất bản


NĐC
NNC
RLCN
RLMD
p(c-t)
p(t-s)
PUVA
SCORAD
SĐT
SĐT 2T
SĐT 4T
TB
TĐT
TC

TG
Th
TLR
TXHC
UVA
UVB
VDCĐ
VK
VR
YHCT
YHHĐ

Nhóm đối chứng
Nhóm nghiên cứu
Rối loạn chức năng
Rối loạn miễn dịch
p chứng - thử
p trước - sau
Psoralene Ultra violet A
Scoring Atopic Dermatitis
Sau điều trị
Sau điều trị 2 tuần
Sau điều trị 4 tuần
Tế bào
Trước điều trị
Tiểu cầu
Thời gian
Lympho T giúp đỡ
Thụ thể toll-like
Tiếp xúc hóa chất


Lympho T heper

Ultra violet A
Ultra violet B
Viêm da cơ địa
Vi khuẩn
Virus
Y học cổ truyền
Y học hiện đại

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................22
Chương 1........................................................................................................24
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................24
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA.....................................24


1.1.1. Khái niệm về bệnh viêm da cơ địa.....................................................................24
1.1.2. Tên gọi hay bệnh danh của bệnh viêm da cơ địa...............................................24
1.1.3. Dịch tễ ...............................................................................................................26
1.1.4. Sinh bệnh học viêm da cơ địa ...........................................................................26
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm da cơ địa............................................................36
1.1.6. Điều trị...............................................................................................................40

1.2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU ........................................45
1.2.1. Tổng quan về thuốc TP4 ...................................................................................45
1.2.2. Tổng quan về thuốc đối chứng và thuốc bôi .....................................................54

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG Y

HỌC CỔ TRUYỀN ....................................................................................56
1.3.1. Tình hình nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền ở nước ngoài
......................................................................................................................................56
La Thụy Tĩnh, Sài Duy Hán (2012) [79]; báo cáo từ năm 2000 đến 2011 đã có 184 bài
báo nghiên cứu về VDCĐ, trong đó có 25 nghiên cứu là của Trung Quốc, đề cập đến
542 BN VDCĐ; thu thập được hơn 90 vị thuốc dùng để điều trị VDCĐ như sinh địa,
thuyền thoái, cam thảo, kim ngân hoa, bạch thược, phòng phong...; có nghiên cứu cho
rằng kim ngân hoa là vị thuốc ức chế miễn dịch tiềm năng.........................................56
1.3.2. Tình hình nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền ở trong nước
......................................................................................................................................58

Chương 2........................................................................................................59
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......59
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................59
2.1.1. Thuốc nghiên cứu TP4.......................................................................................59
2.1.2. Thuốc đối chứng.................................................................................................60
2.1.3. Thuốc bôi...........................................................................................................60
2.1.4. Thuốc, hóa chất và máy móc phục vụ cho nghiên cứu......................................60

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................61
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm....................................................................................61
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng..........................................................................................61


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................64
2.3.1. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm..............................................................64
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng ..................................................................................71

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU......................................................76
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU....................................................76

2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................................76
........................................................................................................................78
........................................................................................................................78
Chương 3........................................................................................................78
KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU...........................................................................78
3.1. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
......................................................................................................................78
3.1.1. Khả năng gây dị ứng của TP4............................................................................78
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của TP4 .........................................................79
3.1.3. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của TP4......................................79

......................................................................................................................90
Thoái hóa nhẹ ống lượn gần..............................90
3.2. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG
VẬT THỰC NGHIỆM.................................................................................91
3.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của TP4....................................................................91
3.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TP4...................................................................93
3.2.3. Tác dụng chống dị ứng của TP4.........................................................................94

3.3. KẾT QUẢ CỦA THUỐC TP4 KẾT HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ
VIÊM DA CƠ ĐỊA GIAI ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12
TUỔI............................................................................................................96
3.3.1. Một số đặc điểm chung ở bệnh nhân nghiên cứu...............................................96
3.3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng....................................................................102
3.3.3. Kết quả nghiên cứu trên cận lâm sàng ............................................................108
3.3.4. Tác dụng không mong muốn............................................................................110


Chương 4......................................................................................................112
BÀN LUẬN..................................................................................................112

4.1. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
....................................................................................................................115
4.1.1. Khả năng gây dị ứng của TP4..........................................................................115
4.1.2. Độc tính cấp của TP4.......................................................................................116
4.1.3. Độc tính bán trường diễn của TP4...................................................................117
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa
giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi”, dự kiến trên lâm sàng được thực hiện
bằng đường uống và điều trị trong 4 tuần; do vậy độc tính bán trường diễn trên thỏ
thực nghiệm cũng được thực hiện bằng đường uống và thời gian uống TP4 cũng là 4
tuần. ........................................................................................................................117

4.2. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG
VẬT THỰC NGHIỆM...............................................................................121
4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của TP4..................................................................121
4.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TP4.................................................................122
4.2.3. Tác dụng chống dị ứng của TP4.......................................................................123

4.3. KẾT QUẢ CỦA THUỐC TP4 KẾT HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ
VIÊM DA CƠ ĐIA GIAI ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12
TUỔI..........................................................................................................124
4.3.1. Một số đặc điểm chung ở bệnh nhân nghiên cứu.............................................124
4.3.2. Kết quả điều trị trên lâm sàng..........................................................................134
4.3.3. Kết quả điều trị trên cận lâm sàng....................................................................143
4.3.4. Tác dụng không mong muốn............................................................................146

KẾT LUẬN..................................................................................................149
KIẾN NGHỊ.................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mastocyt bị phá vỡ khi cho tiếp xúc TP4 với huyết thanh chuột...............78
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TP4 đến thể trọng thỏ.................................................................80
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ................................80
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TP4 đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ........................81
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của TP4 đến hematocrit trong máu thỏ.............................................81
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của TP4 đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ.................82
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ.................................82
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của TP4 đến công thức bạch cầu trong máu thỏ...............................83
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ..................................83
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của TP4 đến hoạt độ AST trong máu thỏ.......................................84
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của TP4 đến hoạt độ ALT trong máu thỏ.......................................85
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu thỏ...............85
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ albumin trong máu thỏ.................................85
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ cholesterol trong máu thỏ............................86
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ creatinin trong máu thỏ................................87
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của TP4 lên độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm.............91
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của TP4 lên thể tích dịch rỉ viêm, số lượng bạch cầu và hàm lượng
protein trong dịch rỉ viêm.....................................................................................93
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của TP4 lên trọng lượng khối u hạt................................................93
Bảng 3.19. Tác dụng của TP4 lên phản xạ gãi của chuột....................................................94
Bảng 3.20. Đặc điểm tuổi ở bệnh nhân nghiên cứu.............................................................96
Bảng 3.21. Một số đặc điểm khác ở bệnh nhân nghiên cứu.................................................97
Bảng 3.22. Tình hình điều trị ở bệnh nhân nghiên cứu........................................................98
Bảng 3.23. Tính chất tổn thương trước điều trị ...................................................................98
Bảng 3.24. Điểm SCORAD trước điều trị...........................................................................99
Bảng 3.25. Đặc điểm y học cổ truyền trước điều trị..........................................................100
Bảng 3.26. Xét nghiệm IgE trước điều trị..........................................................................101

Bảng 3.27. Số lượng bạch cầu và giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan trước điều trị.............101
Bảng 3.28. Mức độ giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan trước điều trị...................................102


Bảng 3.29. Một số chỉ số sinh hóa và huyết học trước điều trị..........................................102
Bảng 3.30. Theo tính chất tổn thương................................................................................102
Bảng 3.31. Điểm SCORAD...............................................................................................103
Bảng 3.32. Kết quả sau điều trị 4 tuần theo tuổi đời của 2 nhóm......................................104
Tuổi đời 104
15 - <30 104
30 - 60

104

> 60

104

Nhóm

104

NNC

104

NĐC

104


NNC

104

NĐC

104

NNC

104

NĐC

104

Tốt

105

Số BN

105

7

105

1


105

10

105

1

105

2

105

0

105

Tỷ lệ % 105
53,85

105

9,09

105

34,48

105


3,33

105

20,00

105

0,00

105

Khá

105

Số BN

105


4

105

6

105


17

105

20

105

2

105

4

105

Tỷ lệ % 105
30,77

105

54,55

105

58,62

105

66,67


105

20,00

105

40,00

105

Trung

105

bình

105

Số BN

105

2

105

4

105


2

105

8

105

6

105

6

105

Tỷ lệ % 105
15,38

105

36,36

105

6,90

105


26,67

105

60,00

105

60,00

105

Kém

105

Số BN

105

0

105


0

105

0


105

1

105

0

105

0

105

Tỷ lệ % 105
0,00

105

0,00

105

0,00

105

3,33


105

0,00

105

0,00

105

Tổng

105

Số BN

105

13

105

11

105

29

105


30

105

10

105

10

105

Tỷ lệ % 105
100,00

105

100,00

105

100,00

105

100,00

105

100,00


105

100,00

105

Bảng 3.33. Kết quả sau điều trị 4 tuần theo thời gian mắc bệnh của 2 nhóm....................106
Thời gian mắc bệnh............................................................................................................106
≤ 3 năm 106
> 3 năm 106
Nhóm

106


NNC

106

NĐC

106

NNC

106

NĐC


106

Tốt

106

Số BN

106

2

106

0

106

17

106

2

106

Tỷ lệ % 106
4,35

106


Khá

106

Số BN

106

1

106

4

106

22

106

26

106

Tỷ lệ % 106
56,52

106


Trung bình..........................................................................................................................106
Số BN

106

0

106

1

106

10

106

17

106

Tỷ lệ % 106
20,41

106

36,96

106


Kém

106

Số BN

106

0

106


0

106

0

106

1

106

Tỷ lệ % 106
0,00

106


0,00

106

2,17

106

Tổng

106

Số BN

106

3

106

5

106

49

106

46


106

Tỷ lệ % 106
100,00

106

100,00

106

100,00

106

100,00

106

Bảng 3.34. Kết quả điều trị theo một số chứng y học cổ truyền........................................107
Bảng 3.35. Chỉ số IgE ở bệnh nhân tăng trước điều trị của nhóm nghiên cứu (n=32)......109
Chỉ số IgE (IU/ml).............................................................................................................109
(±SD)

109

TĐT

109


SĐT 4 tuần.........................................................................................................................109
p(t-s)

109

100 - ≤2000 (n=28)...........................................................................................................109
571,09±493,15....................................................................................................................109
470,19±405,93....................................................................................................................109
<0,01

109

>2000 (n=4)........................................................................................................................109
>2000

109

>2000

109


>0,05

109

Bảng 3.36. Số lượng bạch cầu và giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan..................................109
Bảng 3.37. Mức độ giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan........................................................109
Bảng 3.38. Một số chỉ số sinh hóa và huyết học................................................................111
Bảng 4.1. Thành phần và vai trò tác dụng của các vị thuốc trong TP4..............................114



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ phản ứng phù của TP4........................................................................92
Biểu đồ 3.2. Tác dụng của TP4 lên phản xạ gãi của chuột .................................................96
97
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm giới ở bệnh nhân nghiên cứu...........................................................97
Biểu đồ 3.4. Mức độ điểm SCORAD trước điều trị...........................................................100
Biểu đồ 3.5. Kết quả sau điều trị 4 tuần của 2 nhóm.........................................................104
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả sau điều trị 4 tuần theo tuổi đời giữa 2 nhóm......................106
Biểu

đồ

3.7.

So

sánh

kết

quả

sau

điều

trị


4

tuần

theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm .......................................................107


DANH MỤC ẢNH

Ảnh 3.1. Hình thái vi thể gan thỏ
lô chứng (thỏ số 43) (HE x 400)..........................................................88
Ảnh 3.2. Hình thái vi thể gan thỏ
lô chứng (thỏ số 45) (HE x 400)..........................................................88
Ảnh 3.3. Hình thái vi thể gan thỏ.........................................................................................89
lô trị 1 (thỏ số 23) (HE x 400)..............................................................................................89
Ảnh 3.4. Hình thái vi thể gan thỏ.........................................................................................89
lô trị 2 (thỏ số 34) (HE x 400)..............................................................................................89
Ảnh 3.5. Hình thái vi thể gan thỏ.........................................................................................89
lô trị 2 (thỏ số 35) (HE x 400)..............................................................................................89
Ảnh 3.6. Hình thái vi thể thận thỏ........................................................................................89
lô chứng (thỏ số 45) (HE x 400)..........................................................................................89
Ảnh 3.7. Hình thái vi thể thận thỏ........................................................................................89
lô chứng (thỏ số 43) (HE x 400)..........................................................................................89
Ảnh 3.8. Hình thái vi thể thận thỏ........................................................................................90
lô trị 1 (thỏ số 27) (HE x 400)..............................................................................................90
Ảnh 3.9. Hình thái vi thể thận thỏ........................................................................................90
lô trị 2 (thỏ số 36) (HE x 400)..............................................................................................90
Ảnh 3.10. Hình thái vi thể thận thỏ......................................................................................90
lô trị 2 (thỏ số 34) (HE x 400)..............................................................................................90



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tóm tắt sinh bệnh học viêm da cơ địa ...............................................................36
Sơ đồ 1.2. Sinh bệnh học viêm da cơ địa [54].....................................................................36
SƠ ĐỒ 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT......................................................77


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis - AD) hay chàm cơ địa (Atopic
Eczema); là bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát, gặp ở mọi lứa tuổi [1],[2].
Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, kể cả các nước
phát triển và các nước đang phát triển [3],[4]. Tỷ lệ viêm da cơ địa chiếm
khoảng 10 - 20% ở trẻ em, 1 - 3% ở người lớn [1],[3]. Chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân viêm da cơ địa bị ảnh hưởng [5]; theo nghiên cứu của Hà
Nguyên Phương Anh (2006) [6], 100% bệnh nhân viêm da cơ địa có chất
lượng cuộc sống bị giảm ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh viêm da cơ địa chưa thực sự sáng tỏ.
Lâm sàng thay đổi theo lứa tuổi; biểu hiện của bệnh có rất nhiều triệu chứng khác
nhau không đặc hiệu; chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Ở tuổi nhũ
nhi và trẻ em, bệnh có thể tự khỏi; nhưng ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn,
điều trị còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào hay một
phương pháp nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Sự phát triển của khoa học như gen học, miễn dịch học, vi sinh học,
sinh học phân tử... giúp cho sinh bệnh học bệnh viêm da cơ địa ngày một rõ
ràng hơn và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ.
Y học hiện đại điều trị viêm da cơ địa bằng các thuốc bôi ngoài như
dung dịch jarish, kem corticoid các mức độ khác nhau, tacrolimus....; thuốc
đường toàn thân như kháng histamin, kháng sinh, corticoid... Điều trị đợt cấp
và khống chế những đợt bùng phát của bệnh bằng các thuốc phối hợp trên đã
mang lại kết quả nhất định; nhưng để điều trị bệnh không tái phát, cần có sự

phối hợp chăm sóc và điều trị rất chặt chẽ của rất nhiều yếu tố; trong đó có
vai trò gữi ẩm da là không thể thiếu được. Nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa
bằng kem chứa corticoid, kem gữi ẩm chống khô da và kem có chứa corticoid


kết hợp chất giữ ẩm da; kết quả cho thấy, cả 3 loại kem đều có tác dụng điều
trị, nhưng loại kem giữ ẩm da kết hợp corticoid tốt hơn 2 loại trên [7].
Y học cổ truyền điều trị các bệnh da nói chung và bệnh viêm da cơ địa
nói riêng bằng nội ẩm ngoại đồ cũng đã mang lại những kết quả khả quan.
TP4 là chế phẩm của thuốc y học cổ truyền, được chiết xuất từ 13 vị
thuốc; có tác dụng làm giảm khô da và chống dị ứng (dưỡng huyết nhuận táo,
khứ phong chỉ dương), phù hợp với điều trị bệnh viêm da cơ địa giai đoạn mạn
tính, các loại dày da, khô da… TP4 đã được sử dụng điều trị viêm da cơ địa giai
đoạn mạn tính có hiệu quả tại Viện Y học cổ truyền Quân đội, hầu như không có
tác dụng phụ.
Trong nước; nghiên cứu áp dụng thuốc y học cổ truyền hoặc kết hợp y
học hiện đại với y học cổ truyền điều trị viêm da cơ địa một cách hệ thống và
khoa học vẫn chưa thấy được công bố, mà chỉ có một vài nghiên cứu về bệnh
eczema và những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và để góp phần làm phong phú
phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa trên cơ sở đánh giá khoa học,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp
Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12
tuổi” với mục tiêu:
1. Xác định độc tính của thuốc TP4 trên động vật thực nghiệm.
2. Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của thuốc TP4 trên động vật
thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm
da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
1.1.1. Khái niệm về bệnh viêm da cơ địa
1.1.1.1. Theo y học hiện đại
Hiện nay chưa có khái niệm chính xác về bệnh viêm da cơ địa
(VDCĐ); nhưng có thể quan niệm như sau: VDCĐ là trạng thái da bị viêm
mạn tính, da khô, ngứa, dễ tái phát. Hình ảnh lâm sàng thay đổi theo từng giai
đoạn bệnh, từng thời kỳ lứa tuổi; tổn thương chủ yếu là ban đỏ, mụn nước,
sẩn khu trú thường ở nếp gấp và xu hướng lichen hóa. Bệnh hay gặp ở những
người có tiền sử cá nhân và gia đình mắc các bệnh atopy khác như viêm mũi
dị ứng/sốt mùa cỏ khô, hen phế quản... [8],[9],[10].
1.1.1.2. Theo y học cổ truyền
VDCĐ là một loại bệnh, phản ánh biến thái của bệnh mẩn ngứa ngoài
da có liên quan đến tố chất quá mẫn di truyền gia tộc [11],[12]. Bệnh phát
sinh là do tiên thiên bất túc; dễ cảm phải các loại tà như phong, thấp, nhiệt…
tương bác tại bì phu mà thành. Phát bệnh đa phần từ thời kỳ trẻ dưới một tuổi.
Có khoảng 50% trẻ tự nhiên hoãn giải (bệnh tự khỏi), 50% phát triển liên tục
đến tuổi trưởng thành. Bệnh tiến triển nặng hay nhẹ, tái phát ảnh hưởng rất
nhiều do yếu tố bên trong và bên ngoài như tinh thần lo lắng căng thẳng, ẩm
thực thất điều, ẩm thực quá nhiều hải sản tươi, nóng lạnh thất thường, độ ẩm
thấp, tiếp xúc nhiều với hoá chất có hại cho cơ thể…[13].
1.1.2. Tên gọi hay bệnh danh của bệnh viêm da cơ địa
1.1.2.1. Theo y học hiện đại
- VDCĐ đã được biết đến từ lâu và có nhiều tên gọi [14],[15]: Prurigo
like condition (Robert William, 1808). Disseminated neurodermatitis (Brocq và
Jaquet, 1891); để nhấn mạnh yếu tố xúc động trong sinh bệnh học. Prurigo de



Besnier (Besnier, 1892); để nhấn mạnh các yếu tố kết hợp với sốt mùa cỏ khô
(fever) và hen, có tính chất cơ địa gia đình, ngứa có vai trò đầu tiên trong sinh
bệnh học. Thuật ngữ atopy (Coca và Cooke, 1923); để mô tả một số biểu hiện
lâm sàng của sự quá mẫn cảm ở người, biểu hiện bằng hen xuyễn và sốt mùa
cỏ khô kết hợp với ban ngứa. “Atopic Dermatitis” (Sulzberger, 1930); để nhấn
mạnh mối liên quan giữa biểu hiện ngoài da với hen xuyễn và viêm mũi dị ứng.
- Thuật ngữ VDCĐ được sử dụng nhiều ở Việt Nam, nhưng chưa thống
nhất, được gọi với các tên như: viêm da thể tạng, viêm da atopy, chàm thể
tạng… Trong luận án này, chúng tôi sử dụng từ “Viêm da cơ địa” hay
“Atopic Dermatitis”.
1.1.2.2. Theo y học cổ truyền
- VDCĐ được mô tả đầu tiên ở sách “Ngoại Khoa Đại Thành”. Bệnh có
tên gọi “Tứ loan phong” (Theo sách “Ngoại Khoa Đại Thành” và sách “Y
Tông Kim Giám. Ngoại Khoa Tâm Pháp Yếu Quyết”) [16]. Bệnh phát sinh ở
tuổi nhỏ; gọi là “Thai liễm sang” [13], “Nải tiên” [13],[17],[18]. Bệnh phát
sinh ở thời kỳ thanh thiếu niên; gọi là “Thấp sang”, “Huyết phong sang” [13].
Bệnh danh “Huyết phong sang” được sử dụng trong các bệnh da [19],
[20]. Nguyên nhân gây bệnh thường do kết hợp của phong, thấp, nhiệt; trong
đó vai trò của phong là nổi bật; ở thể mạn tính thường do phong và huyết táo
phối hợp với nhau gây bệnh [21]. Huyết táo bì phu thất dưỡng; da không được
nhu nhuận dẫn đến da khô. Da khô dễ gây ngứa; ngứa nhiều, bệnh nhân (BN)
phải gãi; gãi nhiều, tổn thương xuất hiện (sang). Bệnh danh là khái quát toàn
bộ quá trình bệnh lý, quy luật diễn biến của bệnh [22]; sử dụng bệnh danh
“Huyết phong sang” đã phần nào nói lên nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của
VDCĐ, cũng tương đồng với triệu chứng da khô và ngứa theo y học hiện đại
(YHHĐ). Đề tài này, chúng tôi nghiên cứu VDCĐ ở BN trên 12 tuổi, do vậy
dùng bệnh danh “Huyết phong sang” là phù hợp.



×