Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bài tập lớn du lịch: Nghiên cứu chiếc nón lá của các vùng khác nhau trên đất nước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 31 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam.Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài
vẫn thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh
tao của người phụ nữ Việt.Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh
thần lâu đời của Việt Nam.Có thể thấy rằng đề tài chiếc nón lá Việt Nam đã trở nên
rất quen thuộc không chỉ đối với học giả, những nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, mà còn là đề tài khá phổ biến cho các bạn sinh viên. Vì vậy, tôi chọn đề tài
nghiên cứu này với mong muốn mang lại một cái nhìn toàn diện hơn cho những ai
chưa hoàn toàn am hiểu về lịch sử cũng như sự phát triển của chiếc nón lá.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được
chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500- 3000
năm trước công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiên diện trong đời sống hằng ngày
của người Việt Nam trong những cuộc chiến đấu dựng và giữ nước, qua nhiều
chuyện kể và truyền thuyết.Bài tổng kết này sẽ đem đến nhiều kiến thức cụ thể hơn
về chiếc nón lá từ thời phong kiến cho đến nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Chiếc nón lá được coi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.Nghiên cứu
về chiếc nón lá và những nét đặc trưng cơ bản của chiếc nón lá có thể quảng bá
1


hình ảnh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, duyên dáng, cùng với đó
mang lại cảm giác về quê hương Việt Nam đang hiện ra trước mắt.

4. Đối tượng- phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:


Chiếc nón lá của các vùng khác nhau trên đất nước.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về chiếc nón ở những nơi tiêu biểu từ Bắc vào Nam, cụ thể là từ
thời phong kiến cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để xác định mục đích, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa các lý luận. Để làm rõ đề tài thì
phương pháp phân tích dữ liệu, so sánh, thống kê, tổng hợp đã được áp dụng.
6. Bố cục đề tài:
Gồm 3 phần chính:
1. Vài nét về chiếc nón lá Việt Nam
2. Chiếc nón lá của 3 miền
3. Giá trị của chiếc nón lá trong đời sống Việt

2


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Vài nét về chiếc nón lá
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và
Đông NamÁ như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan... trong đó có Việt Nam.
Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao... chiếc nón được coi
làmột thứ phục trang phục, vì thế chiếc nón được xem là một trong những biểu
tượngtruyền thống của người Việt Nam, gắn bó với người Việt, không phân biệt
giới tính,tuổi tác, địa vị...
1.1 Lịch sử chiếc nón lá ở Việt Nam
Có lẽ từ ngàn xưa, do đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với thời tiết
nắng lắm mưa nhiều, người Việt xưa đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng
đội lên đầu để che nắng che mưa, qua năm tháng dần dần nó được cải tiến thành
những chiếc nón có hình dạng khác nhau và hình ảnh chiếc nón đã hiện diện trong

đời sống thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua
nhiều câu chuyện kể và tiểu thuyết.Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống
đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần
với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con
gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở
Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cưỡi
ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
3


Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ
Hoạ sĩ Đặng Mậu Tựu – Phó chủ tịch Hội Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế cho
biết: “Lịch sử nón Việt Nam qua nhiều giai đoạn, có những biến thiên, từ nón hình
tròn (nón miền Bắc xưa), nón tròn dẹt (nón quai thao) đến nón hình chóp (nón
Huế).Về mặt tạo hình, hình chóp tạo khối vững vàng trong không gian, nâng hiệu
quảthẩm mỹ lên cao, nón có chiều sâu nên vừa che được nắng nhiều hơn, lại vừa
tạo sự gọn gàng, duyên dáng”.
Về thời điểm ra đời, nhiều tài liệu cho rằng Chiếc nón lá xuất hiện ở Việt nam vào
thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc
trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 - 3000 năm

về trước.
Như vậy, có thể thấy chiếc nón đã xuất hiện ở Việt nam từ xa xưa dưới nhiều hình
thức khác nhau.
1.2 Cấu tạo chiếc nón lá
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón lá ở Việt Nam có nhiều
biến đổivề kiểu dáng và chất liệu. Ban đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón
được tết đan, sau đó từ khi có sự ra đời của chiếc kim, vào thời kỳ con người chế
4


luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên), chiếc nón khâu như ngày
nay ra đời.
Trước kia, chiếc nón được phân thành 3 loại với tên gọi nón mười (hay nón ba
tầm),nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm.
Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như
cáichiêng.Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu
người đội.Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi
chơi hộihay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh
cũng thấp nhất.
Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón.
Cácloại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ
em,nón cho lính tráng, nón nhà sư...
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón
lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm. ? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền
nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng
cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt
vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một
cách công phu ; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì
chằm nức vành .Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu
xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng.Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo

léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và
mỏng.Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng
quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón.
Vật dụng làm nón gồm: lá, chỉ và khung nón. Vật liệu làm nón tuy đơn sơ nhưng
khó tìm loại lá làm nón, lá mọc ở những vùng núi, sau nầy người ta đem giống về
trồng ở vườn, có tên Du Qui Diệp là lá làm tơi thời gian văn minh chưa phát triển,
5


người ta dùng loại lá nầy làm cái tơi để mùa đông chống mưa gió. Một loại khác là
Bồ Qui Diệp là loại mỏng và mền hơn để làm nón lá.Lá thì có vùng lấy từ hai loại
cây giống như cây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi.Một loại có tên là
lá tơi (tên chữ là du quy diệp), mềm và mỏng hơn.Ngày nay dù đã phát triển nhưng
trên những cánh đồng lúa xanh tươi ngoài Bắc, trong những trưa hè nắng gắt, người
ta còn dùng lá tơi để che nắng, giống như con công đang xòe cánh.Ngoài ra, nón có
thể được đan bằng các loạilá khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ chuyên làm
nón v.v. Sợi chỉ khâu lángày xưa người dân dùng sợi nón – một loại sợi rất dai lấy
từ bẹ cây móc, ngày nay người ta thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi
chỉ đoác). Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương
đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng,
dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải
nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy
dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần
ngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, có 6
cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tròn lớn nhỏ khác
nhau lên khung. Cái khung nầy phải do thợ chuyên môn làm kích thước đúng cỡ
khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Nón thường chỉ 16 vành tròn
làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong
chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong
lót thêm loại lá đót, (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm

chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón
rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong
suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc
nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn
vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ...Mỗi chiếc nón cóhoặc không có dây đeo làm
bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.
6


Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một
miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm giẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ,
nếunóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như
cũ.Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không để
chokhô quá, rồi đem ủi cẩn thận.Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đem
hơtrên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đường
gân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng.
Nón thường có hình chóp nhọn hay hơi tù, tuy vẫn có một số loại nón rộng bản
vàlàm phẳng đỉnh. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn
thànhhình vòng cung. Thường thì có 16 vòng xếp thành 16 tầng mỗi tầng có bán
kính khácnhau.16 vòng tạo cho chiếc nón dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không
xùm xụp.Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm
sẵn.
Ở Huế chiếc nón lá được thi vị hoá thêm bằng những bài thơ bên trong lớp lá.
Muốn đọc ta đưa chiếc nón lá lên cao, nhìn xuyên qua ánh nắng mặt trời. Thơ sẽ
hiện ra bên trong nón...
1.3 Phân loại
Nón được phân làm hai loại: dựa vào chất liệu và dựa vào đặc điểm cấu tạo.
Dựa vào chất liệu gồm có: nón lá dừa và nón lá cọ. Dựa vào đặc điểm cấu tạo gồm
có: nón thúng và nón chóp. Nón thúng có các loại như: nón ngang, nón dấu, nón

mười. Nón chóp ra đời sau nón thúng ở làng Chuông (Hà Tây).
Ngoài ra, nón lá còn có nhiều loại khác như nón ngựa hay nón Gò Găng (sản xuất ở
Bình Định, làmbằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao
(người miền BắcViệt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế, là thứ nón
7


lá trắng và mỏngcó lộng hình hoặc một vài câu thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn
của lính thú thời phong kiến); nón rơm (nón làm bằng cọng rơm ép cứng); nón cời
(loại nón xé te tuaở viền); nón gõ (nón làm bằng tre, ghép cho lính thời phong
kiến); nón lá sen (còngọi là nón liên diệp); nón thúng (nón là tròn bầu giống cái
thúng, thành ngữ "nón thúng quai thao"); nón khua (nón của người hầu các quan lại
thời phong kiến); nón chảo (nón mo tròn trên đầu như cái chảo úp, nay ở Thái Lan
còn dùng), v.v...
1.4 Một số làng nghề làm nón nổi tiếng
Làng nghề nón làng Chuông, Thanh Oai, Hà Nội:
Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội là làng nghề nổi
tiếng với truyền thống làm nón lâu đời.Nơi mà mỗi du khách khi đến đây đều mong
muốn sở hữu chiếc nón lá xinh xắn, bền đẹp về làm quà.
Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba
tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và
những người đàn ông sang trọng.
Nghề làm nón ở xứ sở này xuất phát từ đâu, trong làng không ai biết, họ chỉ biết
nghề nón phát triển mạnh mẽ nhờ vào ông Hai Cát – một nghệ nhân giờ đã hơn 80
tuổi, là người có công mang nón Xuân Kiều còn gọi là nón Ba Đồn về làng sản
xuất thay thế cho các loại nón cổ.
Lúc bấy giờ, trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng, cả làng rơi vào tình trạng sa
sút, người làng bỏ đi hết, làng Chuông với gần một trăm nóc nhà vậy mà chỉ còn
lưa thưa mấy ông bà già, chẳng ai còn tha thiết với nghề làm nón quai thao mặc dù
chính nghề này đã nuôi cả làng hơn 500 năm có lẻ.

Ông Hai Cát quyết tâm ra chốn kinh kì tiếp tục theo nghiệp làm nón quê nhà. Lúc
bấy giờ, nón Huế lên ngôi và được ưa chuộng ở chốn kinh thành. Với đôi bàn tay
8


của người thạo nghề cùng với chút sáng tạo của tuổi trẻ, chàng trai Hai Cát dốc
toàn bộ vốn liếng mua nguyên liệu về làm nón Huế.
Thời điểm ấy không có lá gồi, ông dùng lá cọ, vốn làng Chuông vẫn dùng để làm
nón quai thao từ xa xưa.Sau bao lần thí nghiệm thất bại, chiếc nón ông làm tuy đã
đẹp nhưng vẫn có một màu vàng so với nón Huế.Không ngần ngại, ông đã vào tận
Quảng Trị để mua lá gồi rồi mang ra làm lại từ đầu.Và lòng kiên trì đã dẫn tới
thành công.
Năm 1930, ở hội chợ Trường Đấu Xảo- Hà Đông, nón của ông Hai Cát đã được
đánh giá rất cao và chính quyền sở tại đã cấp giấy hành nghề, hiệp hội làm nón
chứng nhận chất lượng cao. Ông đã trở về quê hương với nghề làm nón mới cùng
với 6 giấy phéo dạy nghề làm nón xuyên suốt từ Hà Đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng.
Nhờ tài năng và danh tiếng của ông Hai Cát, sau một năm, số người làng quay về
ngày một đông, hồi sinh lại làng Chuông sau 30 năm tưởng sẽ không bao giờ làm
nón nữa.
Làng Chuông với nghề làm nón giờ đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Ngôi
làng nhỏ bé luôn tấp nập khách ra vào. Khách đến làng không chỉ để đặt hàng mà
còn muốn tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón.
Ngày nay, cùng với xu thế cách tân trang phục truyền thống, chiếc nón cũng được
đa dạng hóa thêm, thị trường nón cũng được mở ra một hướng khác.Bất cứ du
khách nào tới Việt Nam đều yêu thích chiếc nón.Chính vì vậy, người làng Chuông
làm những chiếc nón đủ kích cỡ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khắp mọi
miền.
Chợ làng Chuông họp một tháng sáu phiên chính, vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và
30 hàng tháng.

9


Làng nghề làm nón Tây Hồ, Huế:
Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là
mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Nằm bên dòng sông Như Ý, làng Tây Hồ (xã
Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng với nghề
chằm nón lá truyền thống.
Người dân Tây Hồ luôn tự hào vì quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế.
Chiếc nón bài thơ ra đời ở Tây Hồ như một sự tình cờ: Đó là vào khoảng năm
1959-1960, ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người
yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ bằng cách, ép những
câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón (lúc đó, nón lá ở
Huế chủ yếu được bán vào thị trường của các tỉnh phía nam). Hai câu thơ đầu tiên
được ông Bặc ép vào chiếc nón là: “Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài
thơ làm quà”.
Con gái làng Tây Hồ chừng mười tuổi thì đã tự học chằm nón và có người suốt đời
chỉ theo nghề chằm nón. Còn đàn ông, ngoài việc đồng áng, họ cũng phụ giúp phụ
nữ làm công việc ủi lá hay chẻ tre để làm vành nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng
sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa
và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá.Để có được lá đẹp, người thợ
thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và
láng.Khi xây và lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị
chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng.Khâu (chằm) nón là công
đoạn quyết định đến sự hình thành và vẻ đẹp của cả chiếc nón.Người thợ sẽ khâu từ
trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước
trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng.
10



Khi nón chằm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm
bằng chỉ bóng láng để làm duyên, sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để
nón vừa đẹp vừa bền.Điều làm nên nét đặc biệt nhất của nón lá Tây Hồ so với sản
phẩm cùng loại của nhiều làng nón khác ở xứ Huế chính là dáng thanh mảnh, độ
mỏng, màu nón nhã nhặn và đặc biệt nhất là những bài thơ chất chứa tâm hồn xứ
Huế được cài trong chiếc nón.
2. Chiếc nón lá của 3 miền
Ở Việt Nam, cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi
tiếng vàmỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của
đồngbào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20
vành;nón Ba Ðồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng
(BìnhÐịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng
Chuông(Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
Một số đặc trưng của chiếc nón lá ở một số tỉnh/thành phố:
Huế
Nón lá có ở 3 miền nhưng với Huế thì chiếc nón đã trở thành biểu trưng cho vẻ
đẹp,sự dịu dàng, thanh mảnh, duyên dáng của người phụ nữ Huế.
Nghề nón ở Huế xuất hiện từ bao giờ, ai là tổ của nghề này... những câu hỏi ấy
ngaycả các bậc cao tuổi nhất trong nghề ở Huế hiện nay cũng đều không
biết.Nhưng cómột điều có thể khẳng định là nghề nón ở Huế có từ rất lâu và đã đi
vào ca dao, tụcngữ của xứ này. Nhiều người dân Huế đã thuộc nằm lòng những câu
thơ phổ biến:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
11


Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”
Hay:
“Mát mặt anh hùng khi nắng hạ

Che đầu thôn nữ lúc mưa sa”
Nghề nón ở Huế có ở khắp nơi với những làng nghề nổi tiếng như: làng Đồng Di –
Tây Hồ - La Ỷ - Nam Phổ (huyện Phú Vang) - Phủ Cam - Đốc Sơ (thành phố
Huế).Mỗi làng chuyên về một loại nón: làm nón 3 lớp thì có La Ỷ, Nam Phổ, Đốc
Sơ; làm nón bài thơ nổi tiếng có Đồng Di - Tây Hồ - Phủ Cam. Trong cấu tạo hình
dáng và độ thanh mảnh thì nón Huế có những điểm khác biệt so với nón ở các vùng
miền khác. Cho nên, dẫu đều là nón lá nhưng với những đặc điểm riêng của mình:
“Áo trắng hỡi thuở tìm em chẳng thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Trường Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng”
Nói về Làng Đồng Di (Thôn Di Đông – xã Phú Hồ - huyện Phú Vang), đây là
lànglàm nón bài thơ nổi tiếng từ xưa đến nay của Huế. Nón bài thơ Đồng Di nổi
tiếngđẹp nhờ màu lá xanh, mũi kim chằm dày mà đều tăm tắp, chiếc nón nhẹ thênh,
sáng trong, thấy rõ những vần thơ, những hoạ tiết ẩn chìm trong nón. Vào mùa thì
ngườilớn ra đồng làm lúa, trẻ em ở nhà làm nón, hết vụ mùa thì cả gia đình cùng
lao vào nghề. Vào năm học, trẻ em một buổi đi học, một buổi về nhà chằm nón, tuy
thu nhập thấp nhưng cũng góp phần giúp bố mẹ lo khoản sách vở cho năm học
mới. Một tuần,mười ngày, nón Đồng Di được người làng đem bán tại chợ Dạ
Lê.Những ngày chợquê vẫn còn là dịp trẻ em háo hức với những món quà mẹ mua,
người phụ nữ sắmvật dụng cần thiết cho gia đình.
12


Nón Huế ngày nay không chỉ có nón bài thơ, nón 3 lớp, nón quai găng như ngày
xưa mà theo thị hiếu của người tiêu dùng, nón Huế bây giờ còn có thêm nón thêu,
nón lákè. Và cũng do cuộc sống phát triển, phương tiện giao thông bằng xe gắn
máy khôngthích hợp cho việc đội nón nên bây giờ nhiều phụ nữ trẻ Huế đã không
còn cơ hội“nghiêng nón làm duyên”.
Quảng Nam

Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón và mũ
lạiđược dùng như nhau, chẳng hạn: nón rơm - mũ rơm, hay nón nỉ - mũ nỉ.
Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lá nón trên
đây, tùy theo chất lá: lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón; còn lá già, dày và
cógân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước.
Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vành
vàđặt ở trong khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón
xếphai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên
trong.Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày.Những chiếc nón lá người đi
cày ởquê ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này.Vành nón cũng phải
chuốt mỏng hơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm
nón: dùngchỉ cước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn
nhất thì ngườichằm nón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào
giữa cho chắc,cho lá khỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng
này, người làmnón gọi là nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn,
thật đều, màngười trong nghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ
tai, nhất làvới các bạn trẻ ngày nay.
Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao công dụng.
Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bà mẹ
quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nước
13


uống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm
chút hơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên
một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng
nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa
hiền hòa.
Nón chuông - Hà Tây
Nằm ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, làng Chuông là một làng nghề được nhiều

dukhách trong và ngoài nước biết đến, với sản phẩm chính là nón. Ngôi làng nghề
này luôn tấp nập khách ra vào không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận
mắt chứng kiến công việc làm nón.
Nguyên liệu chính để làm nón đó là lá cọ, những chiếc nón được chọn là búp trắng
của cây cọ mua từ Phú Thọ, hay lá nội mua từ Hà Tĩnh, vòng nón bằng mây tre
cũng phải mua từ những nơi khác...
Chiếc nón quai thao với vẻ đẹp độc đáo, quai nón màu hồng, được gắn thêm 2
chùm dây tua chỉ sợi tơ, nhuộm màu vàng đỏ, dành riêng cho thiếu nữ làng quê đi
Hội xuân, Hội làng, hát chèo và hát quan họ...
Nhiều người làng Chuông rất giỏi làm nón quai thao, chiếc nón độc đáo đặc
trưngvăn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người làm nón quai thao phải tỷ mỉ, khéo
tay vàcó nhiều kinh nghiệm vì phải thực hiện nhiều khâu như: chọn, xếp, khâu lá
vào vòngnón, khâu mũ nón trong vòng nón, thêu chỉ màu trang trí vành nón. Để có
một chiếc nón quai thao đẹp có khi người thợ phải làm đến cả ngày.
Nón quai thao không chỉ được nhiều đoàn nghệ thuật đặt mua, mà còn là một vật
lưu niệm được du khách nước ngoài rất ưa thích.Nhiều du khách đến từ Đức, Pháp,
Anh... thường mua nón Chuông về để làm món quà lưu niệm.

14


Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng
được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề.
Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn
ngoài nước.
Công đoạn làm nón buộc những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và
thờigian.Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến
khimàu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ,
dùnglưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách.Vòng nón
làm bằngcật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không

gợn.
Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm
mại.Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá
nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi phải đảm bảo lá không bị rách
nhưng từng mũi khâu phải thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài.Khi chiếc nón
được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt
và giúp nón không mốc.
Làm nón cũng là một cách làm kinh tế.Người dân làng Chuông từ người già đến
em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập, cải thiện
cuộcsống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một
nghềtruyền thống có giá trị.
Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: "Nón
chuông,khua lụa, quai thao làng Đơ". Chiếc nón quai thao đã được các bà, các cô
(tầng lớp trung lưu trở lên) ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ
hội của phụ nữ mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhất. ở Hà Nội xưa, các "cô
ả" mười lăm,mười sáu - cái tuổi bắt đầu làm duyên, thường đi sắm chiếc nón Nghệ.
Về cái nónNghệ, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy mô tả: "nón rộng đến 80 cm, sâu 10
15


cm, lần lótđan bằng sợi tre rất nhỏ, đằng sau cài những mảnh gương vào. Nón Nghệ
nặng lắmvì thế, cái "khua" phải cứng, sơn quang dầu. Lên Hàng Bạc sắm một bộ
"chiên, thẻ".Chiên là miếng bạc vuông, trong đó có vòng tròn, chạm hai rồng chầu
mặt nguyệt.Hai chiếc thẻ cũng bằng bạc, to như quân bài tam cúc, chạm hoa lá, ở
giữa có cáivòng để buộc quai thao.Cắm hai cái thẻ vào bên trong nón, đặt cái chiên
vào đáykhua, rồi chờ phiên chợ hàng tơ, các bà làng Triều Khúc ra bán quai
thao.Một bộquai thao gồm tám sợi bằng tơ, mỗi sợi gồm nhiều sợi tơ, ngoài bọc tơ
dệt liên tục,như bấc đèn con.Quai thao dài độ 1,5m. Hai đầu mỗi sợi thao là một
quả găng, từ đórủ xuống những chỉ tơ, dài độ 20 cm. Phải đưa thao mộc đi nhuộm
thâm, nhuộm kỹ".Chỉ như thế cũng đủ biết chiếc nón được làm công phu đến mức

nào.
Về cái quai thao của nón, có hẳn một làng giữ nghề làm thao, đó là làng Triều
Khúc(Thanh Trì - Hà Nội) nổi tiếng dệt quai thao nón dẹt nên còn có tên là Làng
ĐơThao. Làng này còn có đền thờ, tượng, và sự tích tổ sư nghề Thao là Vũ úy, thời
Lê -Trịnh (thế kỷ 17-18) được cử sang sứ Trung Hoa và học được nghề dệt Thao,
khi vềvua phong làm "Cục trưởng cục Thao" và tổ chức dạy nghề này cho dân làng
TriềuKhúc - Đơ Thao. Bây giờ người làng vẫn còn truyền tụng câu ca như một
niềm tựhào:
“Làng tôi công nghệ đâu bằng
Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao dệt khéo vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho”...
Chiếc nón lá miền Tây Nam Bộ
Khác với xứ Huế có chiếc nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở
miền Tây Nam bộ này chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để
16


làm nón. Lá mật cật là loại cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh,
Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên
cọng của tàu lá đầy gai nhọn.
Mỗi cây mật cật chỉ có một lá non và được người ta chọn để làm nón. Muốn làm
nón, người ta cần có cái khung chằm hình chóp có kích thước bằng chiếc nón lá mà
dân gian miệt đất Chín Rồng thường gọi là cái mô (khuôn).Trước đây mô có 15
vành.Sau thập niên 80 của thế kỷ XX, thị hiếu của người đồng bằng thay đổi.Họ
bắt đầu chuộng nón lá kiểu xứ Huế có 16 vành.
Vật liệu để làm ra chiếc nón lá ngoài lá mật cật còn phải dùng kim may tay có mũi
lớn, chỉ màu, dây gân, giấy báo dùng để lót nón và các nan nón được vót từ trúc.
Khác với cách làm nón lá ở Tây Ninh là vừa chằm vừa gác nan tre lên khuôn để
làm sườn nón lá. Ở Cần Thơ, Cà Mau, người thợ sẽ kiềng vành lên mô nón trước

rồi kế đến là kết lá.Bước kế tiếp là xoay lá trên khuôn. Công đoạn này, đòi hỏi
người thợ phải có kinh nghiệm mới xoay lá đều, đẹp: Đầu tiên là xoay lớp lá bên
trong trước, rồi đến lớp giấy báo, cuối cùng là xoay lớp lá bên ngoài. Sau khi xoay
đầu nón xong, người thợ sẽ dùng một cái vành, chụp lên bên ngoài mô để giữ cho
lá nằm cố định, giúp người chằm được dễ dàng.
Chằm nón là dùng các kim may cho đều là được. Cuối cùng là nức vành, người làm
nón sẽ vót một cọng nan có thân dẹp gọi là cây tiến, cặp vào vành nón phía dưới
cùng rồi dùng dây gân nứt lại cho cứng. Làm vậy cho vành nón được tròn và chắc
chắn, nón sử dụng được lâu bền. Ngoài ra, người thợ còn trang trí bên trong của
chóp nón bằng chỉ thêu màu đỏ, xanh, hồng,... hình ngôi sao hay hình cái bông để
tăng thêm nét đẹp cho sản phẩm của mình.
3. Giá trị của chiếc nón lá trong đời sống người Việt
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là
người bạnthủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Chiếc
17


nón Việt Namkhông chỉ được làm ra để che mưa, che nắng, nó còn được dùng thay
quạt trong những trưa hè nóng bức, làm cơi đựng trầu khi gặp bạn, làm quà tặng,
vật kỷ niệmcho nhau. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở
thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những
phút nghỉ ngơikhi làm đồng, ngồi bên rặng tre người ta có thể dùng nón quạt cho
ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành
chiếc cốc vại khổng lồbất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt
vào đó cho giải bớt nhiệt.Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo
trăng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã
làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ.
3.1 Ứng dụng với môi trường tự nhiên
Trước hết, nón là một đồ dùng rất "thực dụng".Có thể thấy rằng, Việt nam có
khíhậu nhiệt đới, nắng mưa quanh năm, chính vì vậy chiếc nón được làm phương

tiệnđội đầu, dùng để che mưa nắng. Nón chóp nhọn đầu, nón thúng rộng vành, nón
batầm như nón thúng nhưng mảnh dẻ hơn... tất cả đều để che chắn cho những
conngười sống trên một dải đất nắng lắm mưa nhiều. Dù nón có nhiều loại, song
nét đặcthù chung của nó là rộng vành (để chống nóng) và có mái dốc (để thoát
nước nhanh,che mưa).
3.2 Các công dụng thực tiễn khác
Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, trong khi dùng người
Việt còn"sáng tạo" ra bao nhiêu là công dụng khác.Chiếc nón được sử dụng để quạt
mát mồhôi mỗi khi nóng, dùng làm những chiếc “cốc” bất đắc dĩ để thõa mãn cơn
khát.
Mỗi khi có gió, thì chiếc nón có thể được che diêm mà hút thuốc lào, mỏi thì
lótxuống ngồi,... mà túng nữa thì làm cái rổ đựng đồ mua chợ cho mẹ...
18


Bên một cánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng
vậy,dùng nón che mặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc
ngủ trưa hiền hòa...
3.3 Dùng làm trang trí
Hình ảnh chiếc nón cũng được sử dụng nhiều trong cuộc sống.Nón lá xuất
hiện nhưlà vật trang trí duyên dáng trong các khách sạn, nhà hàng, trong các dịp lễ
hội.Không chỉ ở các cửa hàng phục vụ chủ yếu cho người Việt, những cửa hàng
thườngcó khách hàng nước ngoài, chiếc nón cũng được trang trí ở những vị trí
trang trọngnhất, nó không chỉ có vai trò trang trí, tô điểm thêm vẻ đẹp của cửa hàng
mà cònthay lời giới thiệu về một đất nước Việt nam với nhiều danh lam thắng cảnh,
nhiềunét truyền thống với những con người thân thiện, mến khách.
3.4 Thể hiện tước vị, giai tầng xã hội
Bước chân vào một cửa hàng ở phố Hàng Nón - Hà Nội xưa, người ta có thể
nhìnqua chiếc nón mà thấy đủ thứ "tước vị", "giai tầng" trong xã hội.Có nón "mũ
chảo",nón "nông dân xứ Đoài". Các anh chạy xe ba gác thì có một cái "nón cu li"

ba xu.Các cậu lính lệ, phục dịch cửa quan thì có "nón lính" làm bằng thanh tre ken
lại,giống như cái đĩa úp lên đầu, trên có chỏm đồng, sau có lưỡi vải che gáy. Trong
"nón lính" thì gồm nhiều loại, có nón lính ma tà, rồi khố đỏ, khố xanh. Các bà ngồi
chợbao giờ vào hàng cũng tìm nón Nghệ, nón "nhị thôn", nón "ba tầng" treo đung
đưa trên mái nhà... Đấy là các loại nón dành cho "dân đen" còn các "quan phụ mẫu"
dung kiểu khác: tổng lý ưa nón lông quạ, bông bèo đồng, các quan nhỏ chuộng nón
chop và bông bèo bạc, các cụ lớn thì dùng nón lông trắng, bông bèo vàng. Các tao
nhân nữ sĩ thì lùng cho kỳ được nón dứa Huế, Gò Găng, những chiếc lá nhẹ và
thanh.

19


3.5 Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất
códuyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam, người phụ nữ
Việt Nam đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng
tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét
duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ...
Và có lẽ không ở nơi đâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả
phủkín bờ vai, với tà áo dài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế.
Mỗibuổi tan trường, các cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp
nhô,làm đẹp các ngả đường và tạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc
qua dòng sông Hương xanh biếc. Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che
nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồn phải bâng khuâng:
“Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón?
Chiều mùa thu mây che có nắng đâu”.
Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đã từng phải say lòng:
“Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”.

Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng:
“Tình yêu còn nép sau vầng trán.
Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa?”
Chiếc nón lá đôi khi còn là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình.Người
tagắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên
kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay
20


những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới
thấy được gọi là nón bài thơ.
Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu
dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc
Ninh,chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay
chiếc nónba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát
những lờibóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo
ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Chiếc nón lá còn thể hiện được nét tính cách trong công việc của người phụ nữ Việt
Nam với bàn tay khéo léo của người thợ. Người thợ khâu nón được ví như người
thợ thêu.Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc
của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi
móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì
gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làm nón là các múi nối
sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi
khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón
duyên dáng đã thành hình.
3.6 Biểu hiện nét đặc trưng sắc Việt
Nón lá đã có từ lâu lắm trong dòng lịch sử Việt. Nó có mặt khắp nơi từ thành
thị đến thôn quê không phân biệt sang hèn, nam nữ, nghề nghiệp... Nón lá theo
người nông dân ra đồng một nắng hai sương mùa mưa cũng đặng, mùa nắng cũng

xong cốt để làm mát, tránh mưa cho một đời lam lũ. Còn gì thú vị khoan khoái khi
nghỉ tay cấy, tay cày lấy nón làm quạt dưới lũy tre làng.
Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn
hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng
nữa.
21


Từ trong thơ ca, âm nhạc, hội hoạ cho đến điện ảnh, chiếc nón đã trở thành một
thứngôn ngữ riêng giúp biểu đạt hình tượng và cả tâm tư của người phụ nữ.
So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc hoạ nhiều
nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên
tay,khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ rất lâu rồi, khi
nghe nhắc đến nón bài thơ, người ta liền nghĩ ngay đến Huế. Trong chiếc nón bài
thơ cóbiểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá. Chiếc nón bài thơ thanh
mảnh,cầm trên tay nhẹ tênh, từ đường kim, cho đến vành nón tất cả đều thanh tao,
nhỏ màsắc nét. Và những vần thơ đề trên nón là một cách sáng tạo của người thợ
làm nón ở Huế. Những câu thơ không phải đề bằng mực mà được cắt từ giấy, khéo
léo ẩn dấu giữa hai lớp lá xanh, phải đưa nón lên dưới ánh mặt trời mới đọc được.
Tâm tình củangười Huế luôn kín đáo như vậy đấy.Có tình thôi chưa đủ mà phải có
sự kiên trì, thửthách mới giải đáp được tâm hồn người con gái Huế.Và đó chính là
điều bí mật củanón bài thơ xứ Huế. Dù chỉ là một chiếc nón bài thơ bé nhỏ nhưng
người Huế cũng gửi vào đó một triết lý, một quan niệm sống sâu sắc.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, người phụ nữ Huế khi ra đường, trang
phụcnhất thiết phải là chiếc áo dài và chiếc nón lá để đội đầu. Dù trời sáng sớm hay
immát, chiếc nón như là vật bất ly thân. Cuộc sống khép kín cùng những ảnh
hưởngcủa lối sống cung đình kín đáo, chiếc nón đã giúp người phụ nữ Huế dấu
khuôn mặtmình cùng những biểu hiện tình cảm một cách lịch sự với người lạ.Và
trong sự khéoléo của chủ nhân, chiếc nón đã trở thành vật làm duyên hết sức kín
đáo mà cũng đầy ý nhị.

Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà
áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng
trưng của Huế. Hình ảnh ấy đã tác động đến đời sống nghệ thuật của mảnh đất này.
Với vài nét phác hoạ hình chiếc dải nón hay dáng hình chóp màu trắng xa mờ, vành
22


nón nghiêng nghiêng là người xem đều hiểu ấy là hình tượng người con gái, ấy là
nónHuế…
Càng đi sâu vào tìm hiểu càng thấy trong đời sống nghệ thuật, nón Huế đã có một
sức sống mạnh mẽ, tạo những trường liên tưởng phong phú.Sự thăng hoa ấy của
nón Huế được xuất phát từ một yếu tố cơ bản đó là sự gắn bó với cuộc sống. Chiếc
nóncó mặt khắp nơi trong đời sống, từ cung cấm cho đến chốn thôn quê, từ trường
học,đường phố đến ruộng đồng; thời hiện đại bây giờ nón lá còn được xuất ngoại,
có mặtở bầu trời Âu, Mỹ, có trên các sàn diễn lớn của những cuộc thi sắc đẹp tầm
quốc tếcó người Việt Nam tham dự. Dù xuất hiện ở khoảng không gian nào, chiếc
nón Huế vẫn mang đậm hồn quê, vẫn mang đậm hương đồng, gió nội của những
làng nghề truyền thống, nơi đã sản sinh ra nó.
Những vần thơ về nét đẹp nón Huế, người phụ nữ Huế vẫn mãi là những vần thơ
gây xúc động trong lòng bao người. Nón Huế bây giờ, bên cạnh yếu tố cổ truyền
mà các làng nghề đang gìn giữ, cũng đã bắt đầu có những phát triển để thích nghi
với đời sống mới. Cuộc sống là sự vận động, nón Huế cũng đang bắt đầu bước ra
khỏi không gian của Huế, của Việt Nam để đến với bạn bè quốc tế.
Người ta đội nón làm đồng, đi chợ, chơi hội. Tiễn cô gái về nhà chồng, bà mẹ
đặtvào tay con chiếc nón thay cho bao nhiêu lời nhắn gửi yêu thương... Chiếc nón
gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: "Nón bài
thơ,em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở"... Giữa những kênh rạch, sông nước
chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì: "Nón lá đội nghiêng
tóc dài em gái xõa".
Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần:

"Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che..."
23


Trong những năm chiến tranh, khi tiễn người yêu ra chiến trường, các cô gái
thường đội nón với cái quai màu tím thủy chung. Chỉ như vậy thôi đã hơn mọi lời
thề non hẹn biển, làm yên lòng người ra trận...
Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, má lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy
trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không
kém phần quyến rũ.
Con người Việt Nam có tình cảm sâu sắc và gắn bó với chiếc nón lá giản dị dù gặp
nó ở bất cứ đâu trên trái đất này.
Chiếc nón đã gắn bó mật thiết với người Việt Nam nên chẳng thế mà khách nước
ngoài khi kết thúc chuyến hành trình ở Việt Nam ai cũng muốn mang theo vài cái
nón trong hành trang về nước.

PHẦN III: KẾT LUẬN
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ
vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Đó là lời của cố học giả Nguyễn
Hiền Lê mà tôi muốn gửi đến bạn đọc và những ai quan tâm đến việc bảo vệ truyền
thống văn hóa dân tộc của người Việt nam ta. Từ xưa, chiếc nón và áo dài duyên
dáng đã làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc.Nón lá tự bao giờ đã trở thành nét đặc
thù riêng của người phụ nữ Việt Nam, không ai phủ nhận được.
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống của người Việt Nam. Nó là
người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Chính vì
thế, chiếc nón đã trở thành biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ
biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất
Việt Nam,mỗi khi nhìn thấy chiếc nón trắng, như nhìn thấy tín hiệu Việt Nam.Nón
lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình, NamĐịnh,

24


Hải Dương... Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có
rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy,nhưng
trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất
hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp
văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.
Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫn thuần túy nguyên
hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo
chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay.

25


×