Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Công việc của chuyên viên phòng Nghiệp vụ Du Lịch của sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.47 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ NAM..............................3
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NGIỆP VỤ DU LỊCH.............................................................18
2.1. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................................18
2.2. Các vị trí tại phòng Nghiệp vụ Du Lịch..................................................................................18
2.3. Kết quả hoạt động................................................................................................................19
2.3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu..................................................................................19
2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật...................................................................20
2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về du lịch............................................................................20
3.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập...........................................................................24
3.1.1. Vị trí...............................................................................................................................24
3.1.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................24
3.3. Tìm hiểu quy trình thực hiện công việc được giao................................................................25
3.4. Bài học kinh nghiệm.............................................................................................................28
3.5. Một số kiến nghị và giải pháp...............................................................................................29
3.5.1. Khoa Du lịch..................................................................................................................29
3.5. 2 Đối với đơn vị thực tập..................................................................................................30
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................30


PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ đời sống
của địa bộ phận người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là bộ phận dân
cư có thu nhập khá trở lên và kèm theo đó là sự phát triển của những nhu cầu
bổ sung ngoài những nhu cầu cơ bản tạo điều kiện cho sự phát triển của nhóm
ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch. Vai trò của du lịch trong ngành dịch
vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm
1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu


gần 4000 tỷ đô la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp.
Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên thế giới.
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người.Ngày nay, du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các
nước.Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển.Mạng lưới du lịch đã được thiết
lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch
là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với
các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các
hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu
nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn,…
Chính vì thế mà yêu cầu về sự quản lý và xúc tiến ngày càng quan trọng trong
sự phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội khoa Du
Lịch, sinh viên luôn được tạo cơ hội để tiếp cận với môi trường làm việc thực
tế qua các buổi học thực hành tại các tuyến, điểm du lịch, những buổi học
ngoại khóa, đặc biệt là thông qua các đợt thực tập tại các hãng lữ hành và các

1


doanh nghiệp du lịch giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, cọ xát với môi
trường làm việc thực tế và yêu cầu của các nhà tuyển dụng đồng thời có cơ
hội áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được tại trường vào thực tế.
Dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng để có được những nhìn nhận, phân
tích, đánh giá những nguồn lực du lịch để từ đó rèn luyện thêm kỹ năng nghề
nghiệp, hoàn thiện bản thân hơn trong môi trường làm việc thật sự.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển của ngành du lịch đối với sự
phát triển của đất nước, kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà

trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình
của các thầy cô trong khoa, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Sở, tôi đã
mạnh dạn chọn “Công việc của chuyên viên phòng Nghiệp vụ Du Lịch của sở
Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Hà Nam” cho chuyên đề thực tập của
mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Khái quát vè Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh Hà Nam
Chương 2: Hoạt động của phòng Nghiệp vụ Du Lịch .
Chương 3: Quá trình thực tập tại phòng Nghiệp vụ Du Lich.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thực hiện trong khoảng thời gian có
hạn nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhưng đây là những gì tôi ghi
nhận được trong thời gian thực tập và vốn kiến thức hạn chế của mình.Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Qua đây tôi
xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Sở Văn hóa, Thể Thao và Du
Lịch Hà Nam đã giúp đỡ chỉ bảo để tôi hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hà Anh

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU
LỊCH TỈNH HÀ NAM
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung
SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ NAM
Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ - Phường Lê Hồng Phong - Thành phố Phủ Lý tỉnh HàNam
Điện thoại: 03513. 851795 - 03513. 852857; Fax: 03513.852565

Email:
Tổng số công chức, viên chức, người lao động: 210
Trong đó:
- Khối quản lý nhà nước: 39
- Khối các đơn vị sự nghiệp: 104
- Hợp đồng: 67
+ Hợp đồng 68: 10
+ Hợp đồng chuyên môn: 26
+ Hợp đồng khác: 31
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 1997, sau khi tỉnh Hà Nam được tái lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh
Nam Hà cũ, các ngành Văn hoá - Thông tin, Thể dục Thể thao, Thương mại
Du lịch đồng thời được tái lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số
204/QĐ-UB; 206/QĐ-UB ngày 07/4/1997.
Năm 2007 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch, Nghị định số 13/NĐ-CP của Chính phủ về quy định các
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trên cơ sở đó các địa phương trong cả nước đã thực hiện việc
thống nhất tổ chức bộ máy của ngành. Thực hiện Quyết định số 365/QĐUBND ngày 19/3/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc thành lập
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trên cơ sở sáp nhập Sở Văn hoá - Thông tin,
Sở Thể dục Thể thao, bộ phận Du lịch của Sở Thương mại Du lịch, bộ phận
Gia đình của Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em.

3


Ngày 01 tháng 4 năm 2008, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nam được
thành lập và đi vào hoạt động, với chức năng nhiệm vụ của ngành được mở
rộng, trở thành một Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ

1.2.1. Chức năng
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản
lý nhà nước về: Văn hoá, gia đình, thể thao, du lịch và quảng cáo (Trừ quảng
cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương;
các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của
pháp luật.
Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
1.2.2. Nhiệm vụ
Sở đã tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các
chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch về phát triển sự nghiệp văn hoá, thể
thao và du lịch, tổ chức được nhiều hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch có
chất lượng phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tạo ra điểm nhấn
trong hoạt động, quảng bá rộng rãi hình ảnh của Hà Nam trên các phương tiện
thông tin đại chúng, thu hút khách du lịch đến với Hà Nam, góp phần vào sự
phát triển chung của đất nước và của tỉnh.
1.3.
-

Các phòng ban của sở
Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch tỉnh Hà Nam có 7 phòng ban:
Phòng Nghiệp vụ Văn hóa và Gia đình
Phòng Nghiệp Vụ Thể dục, Thể thao
Phòng Nghiệp vụ Du lịch
Phòng Kế Toán- Tài chính


4


- Văn phòng Sở
- Thanh tra
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý
1.4.1. Mô hình tổ chức và quản lý

5


-LÃNH ĐẠO SỞ
+Ông: Lê Xuân Huy - Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở
• Chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch về điều hành công việc chung của toàn ngành, phụ trách
công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, công tác tuyên truyền, văn hóa
văn nghệ quần chúng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, công tác đối ngoại,
công tác tổ chức cán bộ, công tác kế hoạch tài chính, công tác thi đua khen
thưởng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
• Trực tiếp phụ trách phòng, đơn vị: Thanh tra Sở, Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm văn hoá tỉnh, Bảo tàng tỉnh.
+ Ông: Nguyễn Tâm Sơn - Phó giám đốc Sở
• Phụ trách: công tác quản lý nhà nước về văn hóa, công tác quản trị hành
chính, hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hoạt động mỹ thuật triển lãm, nhiếp
ảnh, văn học nghệ thuật, công tác gia đình.
• Trực tiếp phụ trách các phòng, đơn vị: Văn phòng Sở, Phòng Nghiệp vụ Văn
hoá và Gia đình, Nhà hát Chèo Hà Nam, Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu
bóng, phong trào của huyện Thanh Liêm, Thành phố Phủ Lý.
+ Ông: Trần Văn Tiến - Phó giám đốc Sở
• Phụ trách : công tác quản lý Nhà nước về du lịch, các hoạt động thông tin,

quảng bá, xúc tiến Du lịch, các dự án, chương trình mục tiêu về lĩnh vực du
lịch, thường trực Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Hà Nam.
• Trực tiếp phụ trách các phòng, đơn vị: Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm
xúc tiến Du lịch, Thư viện tỉnh, phong trào huyện Kim Bảng và Duy Tiên
+ Ông: Trần Quốc Toản - Phó giám đốc Sở

6


• Phụ trách: công tác quản lý Nhà nước về thể dục thể thao, hoạt động thể thao
thành tích cao, phong trào thể dục thể thao cơ sở, các hoạt động thể thao quần
chúng, công tác quản lý và khai thác các thiết chế thể thao, độ bóng đá nữ
Phong Phú Hà Nam, tổ chức và hoạt động của các Liên đoàn, các dự án,
chương trình mục tiêu về thể dục thể thao.
• Trực tiếp phụ trách các phòng, đơn vị: Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao,
Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT, phong trào huyện Lý Nhân và Bình
lục.
1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
 Phòng Nghiệp vụ Văn hoá và Gia đình
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh,
mỹ thuật, nhiếp ảnh, quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin
máy tính và xuất bản phẩm), thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, quyền
tác giả và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá.
- Công tác quản lý Nhà nước về Di sản Văn hoá trên địa bàn tỉnh (bao gồm Văn
hoá vật thể và phi vật thể).
- Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định, Chỉ thị về
quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá của tỉnh. Xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp văn hoá; về xây
dựng đời sống văn hoá cơ sở; về phòng chống bạo lực gia đình; về quảng cáo

ngoài trời, hệ thống cổ động chính trị, tượng đài và tranh hoành tráng.
- Cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép về hoạt động biểu diễn nghệ thuật,
karaoke, vũ trường, quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin
máy tính và xuất bản phẩm), triển lãm tại địa phương, hoạt động kinh doanh
dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định, kiểm tra việc sản xuất, phát hành các loại băng, đĩa ca múa nhạc,
sân khấu của tổ chức, các nhân; thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật

7


đối với các dự án xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng theo uỷ quyền của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện xây dựng phong trào nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng làng
văn hoá; giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban chỉ đạo
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của tỉnh.
- Xây dựnh kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo lực trong
gia đình; cung cấp các tài liệu cho cơ sở tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo
đức, lối sống và cách ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh; thu thập lưu trữ
thông về gia đình; chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động tuyên
truyền cổ động, triển lãm phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội.
- Hướng dẫn, tổ chức phát động các cuộc thi sáng tác mẫu tranh cổ động, cụm
cổ động, thi sáng tác về âm nhạc, thi sáng tác biểu trưng, biểu tượng…
- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, sưu tầm về văn hoá, nghệ thuật trên
địa bàn tỉnh. Thực hiện một số đề tài khoa học thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ
thuật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.

 Phòng Nghiệp vụ Thể dục, Thể thao
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng vµ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, đề
án phát triển thể dục, thể thao; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên,
cộng tác viên, trọng tài thể dục, thể thao hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt. Quản lý các Liên đoàn, Hiệp hội TDTT trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo phát triển thể thao thành tích cao, các môn thể thao trọng điểm, trọng
tâm. Nghiên cứu phát triển các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn
luyện sức khoẻ của quần chúng nhân dân.
- Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh, đại hội thể dục thể thao

8


các cấp; quản lý Nhà nước đối với hoạt động thể thao giải trí trong các điểm
vui chơi, khu du lịch, điểm du lich, khu văn hoá thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên và các đối tượng
quần chúng khác tham gia hoạt động thể dục, thể thao; phối hợp với Sở Giáo
dục và Đào tạo, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh tổ chức thực hiện giáo
dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ
trang tại địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học
sinh, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh
doanh của câu lạc bộ thể thao nghiệp dư, chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt
động thể thao cho câu lạc bộ thể thao nghiệp dư, chuyên nghiệp và doanh
nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân
tỉnh và theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
 Phòng Nghiệp vụ Du lịch
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ:
- Trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; xây dựng
kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch, phối hợp tổ chức thực hiện chương
trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của tỉnh sau
khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch;
thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng, hợp lý và phát
triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của
tỉnh.

9


- Lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch của tỉnh;
công bố sau khi có quyết định công nhận.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn thu hồi giấy phép thành lập văn phòng
đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Quy định việc xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng
đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh
doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng
cho

khách


du

lịch

thuê,





lưu

trú

du

lịch

khác.

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; cấp,
cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận
thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
 Phòng Kế hoạch - Tài chính
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về chương trình công tác, về đầu tư xây

dựng cơ bản, các dự án chương trình phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao,
du lịch, gia đình, xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế của ngành; xây dựng kế
hoạch tài chính hàng năm, 5 năm và dài hạn của ngành; phối hợp với các
phòng chuyên quản của Sở Tài chính để đảm bảo nguồn kinh phí thường
xuyên cho hoạt động của ngành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giám sát, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở trong việc sử dụng nguồn kinh
phí hoạt động sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên; chỉ đạo kế toán các
đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh Luật ngân sách Nhà nước; đôn đốc các đơn vị

10


lập báo cáo thu, chi tài chính và duyệt báo cáo quyết toán tài chính hàng quý,
6 tháng và hàng năm của các đơn vị thuộc Sở; tổng hợp báo cáo tài chính toàn
ngành.
- Phân bổ, thẩm định dự toán kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, kinh
phí chương trình mục tiêu Quốc gia của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch theo
kế hoạch được phê duyệt;
- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của Nhà
nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
 Phòng Tổ chức cán bộ
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở các nhiệm vụ:
- Công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của Sở, tiền lương, chế độ chính
sách, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc Sở Văn hoá, thể thao và
du lịch;
- Xây dựng các đề án về tuyển dụng, về tổ chức bộ máy của ngành và các
phòng, đơn vị trực thuộc Sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ xem xét
giải quyết;

- Xây dựng các đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức ngành Văn hoá,
thể thao và du lịch Hà Nam;
- Tham mưu giúp lãnh đạo Sở về công tác Bảo vệ chính trị nội bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
 Văn phòng Sở
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở các công việc:
- Công tác tổng hợp, thi đua, khen thưởng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,
đột xuất và các báo cáo chuyên đề của ngành với Tỉnh và Bộ Văn hoá, thể
thao và du lịch về tình hình quản lý, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, gia
đình trên địa bàn tỉnh;

11


- Công tác pháp chế, xây dựng và thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật
của ngành Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nam trình lãnh đạo Sở ban hành;
- Công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của Nhà nước; thực hiện công tác
quản lý tài sản, phương tiện hoạt động, điều hành phương tiện phục vụ lãnh
đạo Sở theo nhiệm vụ của ngành; tổ chức điều hành công tác hành chính,
quản trị, hậu cần, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan; quản lý điều hành hoạt
động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở;
- Chỉ đạo các hoạt động nội vụ của ngành thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh
phí hoạt động của khối Văn phòng Sở theo đúng quy đinh của pháp luật hiện
hành;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
 Thanh tra
- Tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ thanh tra Nhà nước và

thanh tra chuyên ngành văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình trên địa bàn tỉnh
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình;
các hoạt động dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh; tham mưu
giúp lãnh đạo Sở giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, công dân
liên quan đến hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình; chống tham
nhũng, tiêu cực và xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm pháp luật về văn
hoá, thể thao, du lịch, gia đình ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch
giao.
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc
 Thư viện tỉnh
Là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động
ngắn hạn, dài hạn trong lĩnh vực thư viện ở địa phương.

12


- Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
văn hoá, xã hội của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện. Thu thập,
lưu trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địa phương và viết
về địa phương; tiếp nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu do Sở Thông tin và
truyền thông chuyển giao, các bản sao khoá luận, luận văn tốt nghiệp của sinh
viên các trường đại học, cao đẳng ở địa phương.
- Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị; tăng cường
nguồn lực thông tin qua việc trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính.
- Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng
theo quy định của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch.
- Tổ chức phục vụ cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với quy

định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền,
giới thiệu vốn tài liệu thư viện tại địa phương. Tham gia các hoạt động về thư
viện trong khu vực và toàn quốc.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách báo, nói chuyện chuyên
đề, trưng bày giới thiệu sách báo, tạp chí.
- Hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng tổ chức các hoạt động thư
viện và xây dựng phong trào đọc sách ở cơ sở; Tổ chức luân chuyển sách, báo
về thư viện cấp huyện, thư viện cấp xã và tủ sách cơ sở. Tổ chức thư viện lưu
động phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn tư vấn tổ chức thư viện
cho hệ thống thư viện khác.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ở địa
phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệ
thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh.
 Bảo tàng tỉnh
Là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hoá dân gian liên
quan đến di sản văn hoá, truyền thống cách mạng của địa phương (trừ lịch sử
Đảng);

13


- Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng đề cương, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác sưu tầm, kiểm kê,
bảo quản di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở dịa phương theo quy định của pháp
luật và tổ chức hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật bảo tàng phục vụ khách
tham quan.
- Phối hợp với các Bảo tàng Trung ương, Bảo tàng chuyên ngành, Bảo tàng các
địa phương và các cơ quan, tổ chức của Trung ương và địa phương tổ chức

các đợt trưng bày chuyên đề, triển lãm nhất thời tại Bảo tàng tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động thám sát, khai quật khảo cổ học.
- Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hoá
phi vật thể trên địa bàn tỉnh; đồng thời thực hiện việc hướng dẫn về nghiệp vụ
tu bổ, tôn tạo, lập hồ sơ xếp hạng di tích và danh thắng ở địa phương theo quy
định của pháp luật.
 Trung tâm Văn hoá
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền,
tổ chức sự kiện, hoạt động nhà văn hóa, văn hóa nghệ thuật quần chúng, triển
lãm,… Có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá
chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động văn hoá
văn nghệ, hoạt động nhà văn hóa cấp huyện; kế hoạch, chương trình, liên kết
giúp đỡ nhà văn hoá các ngành, đoàn thể trong thực hành nghiệp vụ; trình
Giám đốc Sở và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Nghiên cứu thể nghiệm mẫu hình nghiệp vụ văn hoá văn nghệ ở cơ sở, tổng
kết các phương pháp công tác tiên tiến, phổ biến hướng dẫn vận dụng các
mẫu hình, phương pháp trong nghiệp vụ văn hoá văn nghệ ở cơ sở (xây dựng
đội văn nghệ, đội thông tin, CLB…).
- Cụ thể hoá các tài liệu thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Cục
Văn hoá cơ sở phù hợp với địa phương; biên soạn các chương trình, tài liệu

14


huấn luyện nghiệp vụ, nội dung tuyên truyền cổ động, chương trình biểu diễn
văn nghệ quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ; biên tập, phổ biến tác phẩm thuộc
các loại hình nghệ thuật quần chúng (thơ ca, hò vè, tấu nói, sân khấu, âm
nhạc, hội hoạ và các loại hình nghệ thuật khác).
- Khai thác kế thừa phát huy vốn văn nghệ dân gian truyền thống, gìn giữ bản

sắc văn hoá dân tộc; tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội diễn nghệ
thuật quần chúng, hội thi thông tin tuyên truyền; tổ chức các lễ hội truyền
thống và hiện đại.
- Tổ chức và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức của đơn vị và cán bộ văn hoá cấp huyện, thành phố, nhà văn hoá,
các hạt nhân phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng, thông tin, cổ động,
triển lãm ở cơ sở; mở lớp năng khiếu về văn hoá - nghệ thuật, hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng quần chúng về sáng tạo và hưởng
thụ văn hoá nghệ thuật;
- Tổ chức hoạt động văn hoá nghệ thuật tại trung tâm và lưu động để định
hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, trình độ cảm thụ văn hoá nghệ thuật,
tiếp nhận thông tin mới và đa dạng đáp ứng nhu cầu văn hoá nghệ thuật của
nhân dân.
- Tổ chức khảo sát trao đổi nghiệp vụ, giao lưu văn hoá văn nghệ quần chúng
với các đơn vị có liên quan trong toàn quốc; tổ chức sinh hoạt của các loại
hình câu lạc bộ và các loại hình câu lạc bộ tại Trung tâm.
- Thực hiện một số dịch vụ văn hoá nghệ thuật, thông tin, quảng cáo; liên kết
với các cơ quan, đoàn thể, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế nhằm đổi mới
nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đảm bảo tính giáo dục tư tưởng, gìn giữ bản
sắc văn hoá dân tộc, tăng nguồn thu bổ sung kinh phí cho hoạt động nghiệp
vụ và góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công chức trong đơn vị theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện công tác xuất bản Tập san Văn hoá Hà Nam và các ấn phẩm văn
hoá khác.

15


- Về cơ cấu tổ chức: Trung tâm Văn hoá có 3 Phòng chuyên môn trực thuộc:
Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Nghiệp vụ Văn hoá văn nghệ quần

chúng; Phòng Nghiệp vụ thông tin cổ động.
 Đoàn Nghệ thuật Chèo
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trên lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật
chuyên nghiệp, có nhiệm vụ:
- Xây dựng các chương trình, tiết mục nghệ thuật sân khấu biểu diễn phục vụ
nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân
địa phương.
- Khai thác, phát huy vốn nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống và ca múa
nhạc dân gian của tỉnh.
- Tham gia các cuộc hội diễn, hội thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp trong
khu vực và toàn quốc.
 Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trên lĩnh vực điện ảnh, có nhiệm vụ:
- Tổ chức khai thác chiếu phim nhựa, khai thác và phát hành phim video phục
vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
điện ảnh nhằm nâng cao trình độ dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân địa
phương.
- Quản lý, điều hành hoạt động chiếu bóng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn về nội
dung, quy chế hoạt động chiếu bóng và băng đĩa hình cho các tổ chức, cá
nhân trong tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức các hoạt động dịch vụ
khác theo quy định của pháp luật .
 Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao
Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng Kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên năng
khiếu và vận động viên của các bộ môn.
- Quản lý và khai thác thiết chế thể thao cấp tỉnh, phục vụ cho công tác huấn
luyện và thi đấu Thể dục thể thao.

16



- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên;
Kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Tổ chức việc huấn luyện, thành lập các đội tuyển và cử vận động viên tham
gia thi đấu các giải thể thao trong khu vực, trong nước và quốc tế.
- Tổ chức các giải thi đấu trong hệ thống thi đấu giải tỉnh theo kế hoạch hàng
năm của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch, đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể
thao khu vực, trong nước và quốc tế.
- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các trung tâm thể thao các huyện,
thành phố, xây dựng các câu lạc bộ tuyến II.
- Tổ chức thực hiện các chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận
động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể thao sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật. Tổ chức quản lý hoạt
động của các câu lạc bộ thể thao cơ sở tuyến II.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, đề án về phát triển thể thao
thành tích cao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tham gia đóng góp vận động viên vào các đội tuyển thể thao quốc gia phục
vụ công tác đối ngoại;
- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những kết quả nghiên
cứu khoa học vào công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên theo kế hoạch
được phê duyệt.
- Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình thể thao của tỉnh; triển khai thực
hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực thể dục, thể thao.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Trung tâm Xúc tiến du lịch
Là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá du lịch, có nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, các phương án hoạt động xúc tiến quảng bá
du lịch Hà Nam trình cấp thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm triển khai

thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án một cách có hiệu quả;

17


- Xây dựng các kênh thông tin, thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác tuyên
truyền quảng bá du lịch Hà Nam; cung cấp thông tin du lịch địa phương, du
lịch trong và ngoài nước cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch và khách du lịch.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch: In ấn các ấn phẩm du lịch; các sản
phẩm nghe nhìn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, chủ động tổ chức và
phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, hội chợ, triển lãm, hội thảo tại
Hà Nam, trong nước và nước ngoài với mục đích thúc đẩy phát triển du lịch
Hà Nam.
- Cung ứng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch, hướng dẫn các đoàn, khảo sát
tuyến điểm du lịch để xây dựng chương trình, tuor du lịch trong tỉnh; thực
hiện các chương trình quảng cáo tiếp thị.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và du
lịch hoặc UBND tỉnh giao.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NGIỆP VỤ DU LỊCH
2.1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Nghiệp vụ Du lịch bao gồm 4 nhân viên:
o
o

Trưởng phòng : Ông Tạ Hồng Kỳ
3 chuyên vên: Đồng chí Tạ Thu Hằng
Đinh Thị Ngân
Nguyễn Thị Nga
2.2. Các vị trí tại phòng Nghiệp vụ Du Lịch

-Đồng chí Tạ Hồng Kỳ - Trưởng phòng:

+ Trực tiếp phụ trách công tác xây dựng và tổ chức các quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch, thẩm định cơ sở lưu trú du lịch.
+ Tham mưu Lãnh đạo Sở thường trực ban chỉ đọa phát triển du lịch tỉnh Hà
Nam và Ban chỉ đạo phát triển du lịch, thẩm định cơ sở lưu trú du lịch.
+ Thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo Sở phân công.

18


- Đồng chí Tạ Thu Hằng-Chuyên viên
Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ:
+ Công tác quản lý về lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh: Quản lý, hướng dẫn,
đôn đốc, tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến
công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch, tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú
du lịch, ban hành, thu hồi quyết định công nhận loại, hạng cơ sở lưu trú du
lịch.
+ Tham gia công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch.
+ Theo dõi các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
- Đồng chí Đinh Thị Ngân-Chuyên viên
Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tổng hợp các số liệu, xây dựng các báo cáo tuần, tháng, quý, năm, báo cáo
+
+
+

chung các lĩnh vực của phòng.

Cấp mới, cấp đổi, thu hồi các loại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
Đồng chí Nguyễn Thị Nga- Chuyên Viên
Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ:
Công tác quản lý nhà nước về Lữ hành: Quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, tổ
chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công

tác quản lý nhà nước về Lữ hành.
+ Theo dõi, thống kê, phân loại, đánh giá tài nguyên du lịch.
+ Theo dõi hoạt động du lịch tại các tuyến, khu, điểm du lịch; hoạt động tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
+ Ghi chép biên bản, xây dựng báo cáo kỳ sinh họat chuyên môn của phòng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.
2.3. Kết quả hoạt động
2.3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu
- Năm 2015, tổng lượt khách: 770 000 lượt khách (đạt 109,7% kế hoạch)
- Trong đó:
+ Khách nội địa: 754 800 lượt khách (đạt 109,8 % kế hoạch)
+ Khách nước ngoài: 15 200 lượt khách ( đạt 105,6 % kế hoạch)

19


-

Công suất sử dụng phòng: 49,2 %
Thời gian lưu trú trung bình :1,29 ngày
Doanh thu du lịch: 172 tỷ đồng (đạt 110,3 % kế hoạch)
Tổng số khách sạn :16 khách sạn(496 phòng) trong đó : 2 khách sạn 3 sao


(101 phòng), 4 khách sạn 2 sao (161 phòng), 10 khách sạn 1 sao (234 phòng).
- Tổng số nhà nghỉ: 63 (717 phòng) với doanh thu 110,85 tỷ đồng.
- Tổng số đơn vị kinh doanh Lữ hành nội địa: 10 với tổng số vốn điều lệ 13,45
tỷ đồng.
2.3.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Triển khai tốt Luật du lịch và các văn bản dưới luật mới ban hành, sửa đổi;
hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch tuân thủ
du lịch.
- Ban hành văn bản, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ
tích cực hưởng ứng các chương trình do tổng cục du lịch phát động và các
công tác du lịch thường xuyên như: chương trình kích cầu du lịch, nâng cao
chất lượng phục vụ khách, đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ, an
ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bình ổn giá, bảo vệ môi trường,…
2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
- Quản lý quy hoạch, dự án du lịch đã được phê duyệt theo đúng quy định.
Triển khai lập Quy hoạch khu du lịch Long Đọi Sơn, Tiếp tục triển khai dự án
hạ tầng khu du lịch Tam Chúc.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu Ban chỉ đạo phát triển du lịch Hà Nam, Ban
chỉ đạo phát triển khu du lịch Tam Chúc như: Tham mưu xây dựng báo cáo
tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Số 07-NQ/TU ngày
06/09/2011 của tỉnh ủy Hà Nam về tiếp tục triển khai phát triển khu du lịch
Tam Chúc-Ba Sao đến năm 2015; Quy chế hoạt động của ban chỉ đạo phát
triển du lịch tỉnh Hà Nam; tờ trình về thu hồi và giao đất để doanh nghiệp
Xuân Trường đầu tư xây dựng khu đón tiếp thuộc dự án khu du kịch Tam
Chúc.

20


- Tham mưu UBND tỉnh ban hành: Kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển

du lịch Hà Nam và các chiến lược, Nghị quyết, chương trình phát triển du lịch
Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2016; kế hoạch triển khai
chỉ thị số 14/CT-TT ngày 02/07/2015 của thủ tướng chính phủ về tăng cường
hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển
du lịch, báo cáo tổng kết thi hành Luật du lịch năm 2005.
- -Ban hành kế hoạch: Kế hoạch thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa
với chủ đề: “ Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam-Mỗi chuyến đi thêm yêu
tổ quốc”; Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 55 năm thành lập ngành du
lịch Việt Nam.
- Ban hành báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện Dự án điểm du lịch sinh thái
và vui chơi giải trí hồ Ba Hang; Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội và phát huy giá trị di tích; Báo cáo tình hình
quản lý tàu khách du lịch; phương tiện vui chơi giải trí và nhà hàng nổi trên
đường thủy nội địa; Báo cáo kết quả triển khai kế hoạch số 1836 của Ban chỉ
đạo Nhà nước về du lịch; Báo cáo kêt quả công tác Hội nhập kinh tế quốc tế,
Phối hợp báo cáo tiến độ đầu tư xây dụng khu du lịch Tam Chúc.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành như: Phối hợp Tổng cục Du lịch và đoàn các
doanh nghiệp Lữ hành khảo sát một số vấn điểm gắn với du lịch tâm linh trên
địa bàn tỉnh nhằm phát triển du lịch các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hưởng ứng cuộc thi “ Du lịch có trách
nhiệm với môi trường và xã hội”; Phối hợp Phòng Văn hóa thông tin các
huyện, thành phố trong công việc quản lý cơ sở lưu trú du lịch , các hoạt động
du lịch trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện đề án xây dựng nhà vệ sinh đạt
chuẩn giai đoạn 2014-2016; Thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch trên địa
bàn tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo triển khai công tác quảng bá xúc tiến du lịch
năm 2015.

21



- Tham gia góp ý dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 92/NDCP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển
du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; góp ý kiến dự thảo và thuyết minh dự
thảo TCVN khách sạn – xếp hạng (soát xét TCVN 4391-2009); phối hợp điều
tra đánh giá việc áp dụng “ Nhân viên du lịch bền vững Bông sen xanh” cho
các cơ sơ lưu trú tại Việt Nam.
- Tham mưu tổ chức Hội nghị phổ biến, tập huấn chế độ báo cáo thống kê du
lịch cho cán bộ phụ trách công tác báp cáo thống kê du lịch tại Trung tâm xúc
tiến du lịch, phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố, trung tâm Văn
hóa, thể thao các huyện, thành phố và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa
bàn tỉnh.
- Chỉ dạo, đôn đốc các dơn vị kinh daonh lưu trú du lịch thực hiện tốt các quy
định của pháp luật; chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất,trang thiết bị , phương
tiện, đa dạng hóa các sản phấm, nâng cao chất lượng phục vụ khách trong dịp
tết dương lịch, tết Nguyên Đán Ất Mùi, nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương, 30-4,1-5
và trong mùa lễ hội;duy trì thường xuyên các điều kiện về cơ sở vật chất đã
được công nhận loại hạng, đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường, an ninh,
phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách du lịch. Triển
khai công tác thẩm định mới, thẩm định lại và ra nghị quyết công nhận loại
hạng cho 26 đơn vị.
- Phối hợp Thanh tra sở tiến hành kiểm tra các đơn vị kinh doanh du lịch trên
địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lữ hành chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất,nâng
cao chất lượng các sản phẩm du lịch, xây dựng các tour du lịch hấp dẫn,
phong phú để thu hút khách, thực hiện việc quản lý các đoàn khách theo đúng
quy định của nhà nước. Trong năm 2015, sở đã cấp 05 thẻ hướng dẫn viên du
lịch nâng số thẻ đã cấp lên 52 thẻ.
- Tổ chức các gian trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch và các ấn phẩm du
lịch Hà Nam tại 2 lễ hội lớn của tỉnh: Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, Lễ hôi phát

22



lương đền Trần Thương, đặc biệt giải bóng chuyền các câu lạc bộ nữ châu Á
năm 2015.
- Tham gia liên kết, xúc tiến, hội thảo, tọa đàm điểm đến với các tỉnh trong khu
vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, liên hoan Ẩm thực Sầm
Sơn hưởng ứng năm du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015, liên hoan du lịch, làng
nghề truyền thống tại Hà Nội.
- Phối hợp với trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Hải Dương, Thái Bình,
Ninh Bình trong chương trình Hội thảo “Nâng cao hiệu quả liên kết xây dựng
sản phẩm và xúc tiến quảng bá giữa du lịch Hải Dương với các tỉnh, thành
phố đồng bằng sông Hồng và phụ cận”, chương trình khảo sát điểm đến du
lịch Thái Bình, Ninh Bình,..
- In ấn hàng ngàn các loại ấn phẩm du lịch, đĩa VCD phục vụ công tác quảng
bá và cho các hoạt động lớn của tỉnh, ngànhnhư: Hội thảo khoa học văn hiến
Hà Nam truyền thống và hiện đại, giải bóng chuyền các câu lại bộ nữ châu Á,
đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
2.3.4.Công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực
- Cử cán bộ, chuyên viên tham gia các khóa tập huấn quản lý du lịch do Tổng
cục Du lịch tổ chức cũng như: Tham gia khóa tập huấn về quản lý sự kiện Du
lịch do Tổng cục Du Lịch tổ chức tại Thanh Hóa; Tập huấn về công tác thống
kê Du lịch tại Ninh Bình; tập huấn về E-Marketing do dự án EU tổ chức tại
Hà Nội, tham gia bồi dưỡng quản lý nhà nước về du lịch do Tổng cục Du lịch
tổ chức tại Nghệ An,…

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHÒNG NGHIỆP VỤ DU
LỊCH

23



3.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập
3.1.1. Vị trí
-Vị trí: Chuyên viên.
3.1.2. Nhiệm vụ
Trong quá trình thực tập tại phòng nghiệp vụ Du Lịch tôi làm công việc của
một chuyên viên với các nhiệm vụ cụ thể:
+Nắm rõ Luật Du Lịch, các thông tư, nghị định về Du lịch.
+ Thành thạo quy trình thẩm định, kiểm tra,đánh giá cơ sở kinh doanh du
lịch;, lưu trú du lịch,quy trình cấp mới, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du
lịch.
+ Theo dõi hoạt động du lịch của các tuyến , khu điểm du lịch, hoạt động
tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch.
+Biết cách tổng hợp các số liệu, ghi chép văn bản chuyên môn của phòng.
3.2 Mô tả công việc thực tập
-Thời gian làm viêc: Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30.
Buổi chiều: từ 13h đến 17h.
Tôi thường có mặt ở phòng lúc 7h15 để dọn dẹp, sắp xếp và chuẩn bị tài liệu
để bắt đầu làm việc tốt nhất.

Chuyên viên thực tập phòng Du lịch thực hiện các công việc như sau:
-

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh:
Quản lý, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật

24



×