Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề án thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.57 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN
(Thai Center)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2014


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

PSG. TS. VÕ VĂN SEN
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2


BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN
(Thành lập theo Quyết định số 26/QĐ – XHNV – TCCB của Hiệu trưởng
Trường ĐHKHXH và NV, ngày 13 tháng 1 năm 2014)

1. PGS. TS. Hoàng Văn Việt

Trưởng ban

(Giảng viên Khoa Lịch sử)
2. ThS. Bàng Anh Tuấn
(Trưởng phòng HTQT)


P. Trưởng ban

3. ThS. Lê Trần Mạc Khải
(Giảng viên Khoa Đông phương học)

Ủy viên Thư ký

4. ThS. Trần Thị Kim Anh
(P. Trưởng phòng QLKH và DÁ)

Ủy viên

5. TS. Hồ Minh Quang
(Trưởng Khoa Đông phương học)

Ủy viên

6. ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Ủy viên

(P. Trưởng Khoa Đông phương học)

3


MỤC LỤC

Phần Một – CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM ..... 5
1. Nhu cầu xã hội ..................................................................................... 5

2. Nhu cầu đào tạo, nghiên cứu ............................................................... 7
3. Thực lực và tiềm năng ......................................................................... 8
Phần Hai – KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM .............................................. 12
1. Tên gọi ............................................................................................... 12
2. Tính chất ............................................................................................ 12
3. Tầm nhìn và sứ mạng ........................................................................ 12
4. Mục đích ............................................................................................ 13
5. Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................... 13
6. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 14
7. Nhu cầu đầu tư và nguồn tài chính .................................................... 14
Phần Ba – NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA
TRUNG TÂM ............................................................................. 16
1. Nội dung hoạt động ........................................................................... 16
2. Lộ trình thực hiện .............................................................................. 18
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120

4


Phần Một – CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM
1. Nhu cầu xã hội
Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6
tháng 8 năm 1976. Tháng 8 năm 1978 chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng
nước CHXHCN Việt Nam Phạm Văn Đồng đã khai thông và đặt nền tảng cho
mối quan hệ lịch sử giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Từ đó đến nay, quan hệ hợp
tác hai nước không ngừng phát triển vững chắc, toàn diện, sâu sắc trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, giáo dục …. Gần đây, tháng 6
năm 2013, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư BCH Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước nhất trí cao nâng tầm quan hệ lên đối tác
chiến lược, trở thành hai quốc gia đầu tiên trong ASEAN thiết lập mối quan hệ

đặc biệt này – một trong những trụ cột quan trọng hỗ trợ tích cực cho việc hình
thành Cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015.
Trên lĩnh vực kinh tế, kim ngạch trao đổi buôn bán hai nước ngày càng
tăng mạnh, từ 1 tỉ USD (năm 2000) lên 9,4 tỉ USD (năm 2013) và riêng 4 tháng
đầu năm 2014 đạt 3 tỉ USD. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của
Thái Lan trong khu vực Đông Nam Á và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của
Thái Lan trên thế giới. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, con số này sẽ đạt 20 tỉ
USD, tăng 20% hàng năm.
Trong quan hệ đầu tư, Thái Lan là nước đứng hàng thứ 10 trong nhóm các
nước đầu tư hàng đầu vào Việt Nam và đứng thứ 3 trong các nước ASEAN với
hơn 300 dự án, có tổng giá trị lên 6,4 tỉ USD. Nhiều nhà đầu tư tên tuổi lớn
đang nới rộng vốn, mở rộng các lĩnh vực hoạt động như tập đoàn Amata, Siam
Cement, Berli Jucker…, tập đoàn dầu khí quốc gia Thái Lan (PTT) dự kiến đầu
tư khu hóa lọc dầu ở Bình Định với số vốn 20 tỉ USD.
Ngay từ năm 1994, giữa hai nước đã ký kết Hiệp định về hợp tác du lịch.
Các đơn vị chức năng Việt Nam và Thái Lan đã xây dựng những đề án nhằm
tăng cường, củng cố, mở rộng toàn diện nội dung và các loại hình hoạt động du
lịch. Số lượng khách du lịch đến mỗi nước ngày càng tăng. Việt Nam đứng thứ
3 trong các nước ASEAN có lượng khách du lịch đến Thái Lan; đứng thứ 10
trên thế giới có khách du lịch Thái Lan đến Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan là
hai điểm đến hấp dẫn và thị trường du lịch giàu tiềm năng trong chiến lược phát
triển hợp tác du lịch giữa hai nước. Lúc này, hoạt động du lịch giữa hai nước
đang diễn ra rất sôi nổi, gặt hái nhiều thành công rực rỡ.
5


Quan hệ hợp tác văn hóa – xã hội Việt Nam – Thái Lan trong thời gian
qua phát triển vượt bậc. Nhiều nét tương đồng về văn hóa giữa hai dân tộc đã
tạo tiền đề thuận lợi cho nhân dân hai nước tích cực đẩy mạnh và tham gia các
hoạt động giao lưu văn hóa – nghệ thuật. Nhiều đoàn nghệ thuật truyền thống

Thái Lan và Việt Nam đã tiến hành các hoạt động biểu diễn; xây dựng các làng
văn hóa Việt Nam tại Thái Lan; cùng hợp tác, củng cố, tôn tạo các di tích lịch
sử ở mỗi nước. Những hoạt động này đã góp phần phác họa những hình ảnh
đậm chất nhân văn, giàu cảm xúc, đẹp đẽ và thiết thực trong lòng nhân dân hai
nước.
Trên lĩnh vực giáo dục, sự hợp tác đào tạo, học thuật và quản lý giáo dục
giữa các đơn vị trường học, viện nghiên cứu của hai nước trong những năm gần
đây trở nên sôi nổi và đạt nhiều thành công. Hằng năm, hàng trăm thanh niên
Việt Nam sang học tập trong các trung tâm đại học, các viện nghiên cứu của
Thái Lan. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện việc giảng dạy ngôn ngữ Thái
và đào tạo Thái Lan học. Ở Thái Lan, trong một số trường đại học tiến hành
giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt. Chính phủ Thái Lan giúp Việt Nam xây
dựng các trường đào tạo nghề nhằm tạo nguồn lao động chất lượng cao cho xã
hội. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học Thái Lan và Việt Nam diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tháng 2 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam Phạm Vũ Luận đã đề nghị chính phủ Thái Lan giúp Việt
Nam đào tạo tiếng Anh cho các cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam nhằm đáp
ứng yêu cầu của Cộng đồng chung ASEAN; xây dựng mới chương trình và mở
rộng việc giảng dạy tiếng Thái ở Việt Nam, tiếng Việt ở Thái Lan trong các
trường đại học hai nước; thúc đẩy mạnh mẽ các giao lưu văn hóa, học thuật
giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai nước.
Sự đồng thuận cao về lợi ích chung quốc gia và khu vực đã gắn bó hai
quốc gia, hai nhà nước trên các lĩnh vực an ninh – chính trị, ngoại giao và quốc
phòng. Hai nước phối hợp chặt chẽ, tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt
động của các hội nghị tổ chức quốc tế và khu vực : Hội nghị cấp cao ASEAN,
Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF),
APEC, ASEM, Tiểu vùng Mekong (GMS)…
Việc đẩy mạnh và mở rộng quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan có ý
nghĩa hết sức quan trọng: thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã
hội hai quốc gia đang trong giai đoạn quyết liệt tiến hành công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đất nước; thứ hai, tăng cường, củng cố sự hiểu biết, chia sẻ sự cảm
6


thông và xích lại gần nhau giữa hai dân tộc Việt Nam, Thái Lan; thứ ba, góp
phần củng cố sự đồng thuận và thống nhất cao của ASEAN, thúc đẩy sự tiến
bộ, phát triển thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; thứ tư,
hướng đến xây dựng một kiểu mẫu quan hệ hợp tác song phương trong khu vực
và trên thế giới; cuối cùng, nâng cao vị thế của Thái Lan và Việt Nam trong các
quan hệ quốc tế và khu vực.
Tuy nhiên, những thông số khả quan trên chưa thể hiện và phản ánh đầy
đủ khả năng tiềm tàng của hai quốc gia và nguyện vọng tha thiết của hai dân
tộc trong việc thúc đẩy mạnh mẽ và nâng cao quan hệ hợp tác chiến lược của
hai nước. Vì vậy, việc thành lập trung tâm chuyên biệt và xây dựng chương
trình hoạt động khoa học hợp lý của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI
LAN sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa giữa Việt
Nam và Thái Lan, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội về việc mở rộng nâng cao sự
hiểu biết về đất nước Thái Lan, dân tộc Thái; cung cấp các phương tiện, các sản
phẩm, kỹ năng cho việc tham gia các hoạt động hợp tác toàn diện với các đối
tác Thái Lan.
2. Nhu cầu đào tạo, nghiên cứu
Việc nghiên cứu và đào tạo về Thái Lan đã bắt đầu từ lâu ở Việt Nam. Cột
mốc đánh dấu việc nghiên cứu một cách hệ thống về các nước ASEAN nói
chung, Thái Lan nói riêng, là sự ra đời của Ban Đông Nam Á thuộc UBKHXH
Việt Nam vào năm 1973. Nhưng mãi đến năm 1993, trong bối cảnh thế giới,
khu vực và Việt Nam thay đổi một cách thuận lợi nhanh chóng, việc nghiên
cứu về Thái Lan và giảng dạy tiếng Thái bắt đầu trở nên phổ biến trong các
trung tâm giáo dục và nghiên cứu ở Việt Nam, trước hết là ở hai trường Đại
học KHXH và NV Hà Nội và TPHCM. Đến nay, ở Việt Nam, có 7 đơn vị đại
học đang giảng dạy tiếng Thái và các chương trình về Thái Lan học, với đội

ngũ giáo viên Việt Nam và bản ngữ tương đối hùng hậu và số lượng sinh viên
ngành học Thái Lan ngày càng tăng.
Trong kế hoạch chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Đại học
Quốc gia – HCM giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020, cũng như chiến
lược phát triển của trường Đại học KHXH và NV, nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng là xây dựng Đại học Quốc gia nói chung, trường Đại học KHXH và NV
nói riêng thành các trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu hiện đại.
Mục đích của hoạt động nghiên cứu là phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã

7


hội của đất nước, góp phần thay đổi diện mạo nền khoa học – công nghệ tiên
tiến nước nhà; tham gia định hình nền giáo dục Việt Nam hiện đại để hội nhập
thành công vào khu vực và thế giới; đồng thời góp phần vào việc thực hiện
chính sách ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Sự ra đời của
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN sẽ góp phần đáp ứng việc thực hiện
các nhiệm vụ trên.
Tuy nhiên, sự bất cập và bất tương ứng thể hiện rất rõ giữa nhu cầu xã hội
ngày càng lớn về nguồn lực dồi dào và khả năng đáp ứng hạn chế của các trung
tâm đào tạo, giáo dục; giữa yêu cầu cung cấp nguồn tri thức trình độ cao của xã
hội về Thái Lan với năng lực nghiên cứu thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và chưa
thường xuyên của các trung tâm nghiên cứu, các đơn vị giảng dạy; giữa các
hoạt động quan hệ kinh tế và hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch sôi nổi của xã
hội với sự tham gia đóng góp hạn chế của các đơn vị đào tạo.
Hoạt động của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN sau khi được
thành lập sẽ góp một phần vào việc khắc phục hạn chế này; đồng thời sẽ là một
nhân tố củng cố và gia tăng vị thế, uy tín khoa học của trường Đại học KHXH
và NV trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, khu vực cũng như đối với xã
hội.

3. Thuận lợi và tiềm năng
3.1. Trên phạm vi cả nước
Hiện nay ở Việt Nam, như đã nói, có 7 đơn vị giảng dạy và đào tạo Thái
Lan học ở bậc đại học: Học viện Khoa học quân sự (1982); Trường Đại học
KHXH và NV, Đại học Quốc gia TPHCM (1993); Trường Đại học KHXH và
NV, Đại học Quốc gia Hà Nội (1995); Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học –
HUFLIT (2001); Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (2003);
Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (2003); mới đây, Đại học Hà Nội (2009).
Đội ngũ giảng viên: 17 người trong đó có 9 người tốt nghiệp cao học ở
các trường đại học Thái Lan; 03 – tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và 03 giảng
viên bản ngữ.
Bên cạnh đó có hàng chục giảng viên trong các trường đại học và nghiên
cứu viên các viện, trung tâm nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu
Thái Lan. Nhiều công trình khoa học liên quan đến Thái Lan và các mối quan
hệ khu vực được xuất bản.

8


Số sinh viên học tiếng Thái hay Thái Lan học, tốt nghiệp ra trường, hầu
hết (khoảng 80%) có việc làm trong các cơ quan Ngoại giao (Bộ Ngoại giao,
Sở Ngoại vụ, Đại sứ quán Thái Lan, các cơ quan đại diện như Tổng cục Du
lịch, Hội doanh nghiệp…); các công ty liên doanh Việt Nam – Thái Lan hay
các công ty 100% vốn Thái Lan; các công ty du lịch, báo chí truyền thông…
Họ là những nhân tố tích cực cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội Việt
Nam – Thái Lan và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
3.2. Thái Lan học ở trường Đại học KHXH và NV, Đại học Quốc
gia TP. HCM
Việc giảng dạy tiếng Thái và nghiên cứu Thái Lan học trong khoa Đông
phương học, trường Đại học KHXH và NV bắt đầu từ năm 1993 với tư cách

một chuyên ngành. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, chuyên ngành Thái
Lan học đạt được những kết quả tích cực:
Thứ nhất, việc đào tạo không bị gián đoạn, hằng năm, duy trì mỗi lớp với
khoảng 20 sinh viên. Đến nay có hơn 400 sinh viên chuyên ngành này đã tốt
nghiệp.
Thứ hai, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáng kể phục vụ các
hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao của Việt Nam và đối tác Thái
Lan. Họ có việc làm ổn định trong các cơ quan ngoại vụ, ngoại giao, trường
học, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp Thái Lan và các liên doanh Việt
Nam – Thái Lan…
Thứ ba, hình thành hệ thống đào tạo và nghiên cứu về Thái Lan: các luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các khóa luận tốt nghiệp, các bài viết nghiên cứu,
các sách và một số công trình nghiên cứu Thái Lan.
Thứ tư, trở thành địa chỉ quen thuộc và cần thiết của người Việt và những
công dân nước ngoài trong việc cung cấp, trao đổi những thông tin, tìm hiểu
những kiến thức và tìm kiếm những khả năng về học tập, nghiên cứu và những
hoạt động khác liên quan đến Thái Lan, quan hệ hợp tác Việt Nam – Thái Lan.
Thứ năm, xây dựng mối quân hệ rất chặt chẽ thường xuyên với các cá
nhân, tổ chức chính phủ, phi chính phủ của Thái Lan: các trường đại học Thái
Lan, thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và giao lưu văn hóa (Đại học
Chulalongkorn, Srinakharinwirot, Surindra Rajabhat, Pibulsongkhram
Rajabhat, Payap, Burapha, Lampang Rajabhat); tổ chức TICA (Thailand

9


International Cooperation Agency) thuộc Bộ Ngoại gia Thái Lan giúp đỡ giáo
viên bản ngữ, cùng các học bổng thạc sĩ, tiến sĩ, cử nhân và trang bị khá hoàn
hảo các thiết bị kỹ thuật, tài liệu học tập, nghiên cứu; tập đoàn doanh nghiệp
Thái Lan; Tổng lãnh sự Vương quốc Thái Lan tại TP. HCM; Văn phòng Tổng

cục Du lịch Thái Lan…
3.3. Cơ sở vật chất
Hoạt động của Trung tâm sau khi thành lập có thể dựa vào nguồn thông
tin tư liệu và các thiết bị kỹ thuật phong phú và rộng rãi:
- Phòng Thông tin Thái Lan của Khoa Đông phương học do TICA hỗ trợ
xây dựng
- Phòng Tư liệu (Tủ sách) của Khoa Đông Phương học
- Thư viện trường Đại học KHXH và NV
- Thư viện Trung tâm ĐHQG – HCM
- Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện KHXH vùng Nam bộ
- Thư viện Quốc gia II
- Thư viện Thành phố HCM
- Phòng máy tính, phòng tra cứu dữ liệu qua mạng Internet của trường
3.4. Về nhân lực
Bao gồm nhóm cán bộ cơ hữu của khoa, của trường và các cộng tác viên
STT

Họ và tên

Học vị /

Đơn vị công tác

Học hàm
1

Võ Văn Sen

PGS. TS.


Hiệu trưởng, ĐHXH&NV

2

Hoàng Văn Việt

PGS. TS.

Khoa Lịch sử, ĐHXH&NV

3

Đào Minh Hồng

TS.

Khoa QHQT, ĐHXH&NV

4

Nguyễn Ngọc Dung

PGS. TS.

Khoa Lịch sử, ĐHXH&NV

5

Đỗ Thị Hạnh


TS.

Khoa Lịch sử, ĐHXH&NV

6

Trương Văn Chung

PGS. TS.

TT Tôn giáo, ĐHXH&NV

7

Trịnh Doãn Chính

PGS. TS

Khoa Triết học, ĐHXH&NV

8

Ngô Văn Lệ

GS. TS.

Khoa Nhân học, ĐHXH&NV

9


Nguyễn Văn Tiệp

PGS. TS

Khoa Nhân học, ĐHXH&NV

10

Ngô Phương Lan

TS.

P. Hiệu trưởng, ĐHXH&NV

11

Nguyễn Khắc Cảnh

TS.

P. Hiệu trưởng, ĐHXH&NV

10


12

Nguyễn Ngọc Thơ

TS


Phòng QLKH&DÁ, ĐHXH&NV

13

Phan Thu Hiền

PGS. TS

BM Hàn Quốc học, ĐHXH&NV

14

Lê Thị Ngọc Điệp

TS.

Khoa Văn hóa học, ĐHXH&NV

15

Phạm Đức Mạnh

PGS. TS.

Khoa Lịch sử, ĐHXH&NV

16

Đặng Văn Thắng


PGS. TS.

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV

17

Nguyễn Văn Huệ

PGS. TS.

Khoa Việt Nam học, ĐHXH&NV

18

Hồ Minh Quang

TS.

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV

19

Trần Đình Lâm

TS.

TT NC VN – ĐNÁ, ĐHXH&NV


20

Nguyễn Tiến Lực

PGS. TS.

BM Nhật Bản học, ĐHXH&NV

21

Trần Thị Mai

PGS. TS

Phòng Sau ĐH, ĐHXH&NV

22

Nguyễn Thanh Tuấn

NCS

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV

23

Mai Ngọc Chừ


GS. TS.

ĐHQG Hà Nội

24

Phan An

PGS. TS.

Viện KHXH vùng Nam Bộ

25

Phú Văn Hẳn

TS.

Viện KHXH vùng Nam Bộ

26

Trần Nam Tiến

PGS. TS.

TT Biển – Đảo, ĐHXH&NV

27


Nguyễn Thu Cúc

ThS.

Khoa Địa lý, ĐHXH&NV

28

Đào Thị Diễm Trang

ThS.

Khoa Ngữ văn, ĐHXH&NV

29

Nguyễn Văn Lịch

PGS. TS.

Đại học Phan Thiết

30

Văn Kim Hoàng Hà

ThS.

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV


31

Lê Trần Mạc Khải

ThS.

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV

32

Ng. T. Kim Châu

ThS.

Khoa Đông phương học,
ĐHXH&NV

33

Phan T. Yến Tuyết

PGS. TS.

Khoa Việt Nam học,
ĐHKHXH&NV

34


Lê Khắc Cường

PGS. TS.

Khoa Việt Nam học,
ĐHKHXH&NV

35

Ngô Thanh Loan

TS.

Bộ môn Du lịch, ĐHKHXH&NV

36

Trương T. Kim Chuyên

TS.

Khoa Địa lý, ĐHKHXH&NV

37

Huỳnh Quốc Thắng

PGS. TS.

Khoa Văn hóa học, ĐHKHXH&NV


11


38

Nguyễn Văn Hiệu

TS.

Khoa Văn hóa học, ĐHKHXH&NV

39

Nguyễn Văn Huệ

PGS. TS.

Khoa Việt Nam học,
ĐHKHXH&NV

12


Phần Hai – KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM
1. Tên gọi
- Tên chính thức:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN
- Tên giao dịch tiếng Anh:
THAILAND CENTER

- Tên tiếng Thái:

2. Tính chất
- TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN là một tổ chức thuộc loại
đơn vị nghiên cứu, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tiếng Thái,
tiếng Việt và thực hiện các dịch vụ văn hóa – học thuật, do Hiệu trưởng Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, quyết định
thành lập, trực thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, hoạt động
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng Nhà trường.
- TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN hoạt động theo cơ chế tự thu
– chi và sự hỗ trợ kinh phí từ phía Chính phủ Thái Lan.
3. Tầm nhìn và sứ mạng
3.1. Tầm nhìn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN trở thành trung tâm hàng đầu
ở phía Nam về giảng dạy tiếng Thái, nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, cung
cấp dịch vụ khoa học – đào tạo – văn hóa; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp
phát triển đất nước và tăng cường mối quan hệ, hiểu biết giữa hai dân tộc Việt
Nam – Thái Lan.
3.2. Sứ mạng
- Trở thành trung tâm giảng dạy tiếng Thái lớn ở Việt Nam (trong tương
lai lớn ở khu vực)
- Trở thành trung tâm nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu về
Thái Lan và các vấn đề liên quan

13


- Trở thành trung tâm cung cấp các dịch vụ khoa học, văn hóa cho xã hội,
góp phần phát triển giáo dục, khoa học và kinh tế – xã hội
4. Mục đích

- Mở rộng và củng cố tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết giữa hai dân tộc
Việt Nam và Thái Lan trong các lĩnh vực đào tạo, khoa học, văn hóa.
- Mở rộng mối liên kết học thuật của trường Đại học KHXH và NV với
các trung tâm, trường đại học, các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước Thái
Lan.
5. Chức năng và nhiệm vụ
5.1. Chức năng: 4 chức năng
- Đào tạo (tiếng Thái, tiếng Việt, chuyên đề về Thái Lan, Việt Nam)
- Nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
- Tư vấn (các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học)
- Dịch vụ, học thuật – văn hóa (chuyển giao dịch vụ khoa học, văn hóa)
5.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức việc giảng dạy tiếng Thái ở mọi cấp độ cho mọi đối tượng làm
việc trong các lĩnh vực khác nhau
- Tổ chức và giảng dạy tiếng Việt cho công dân nước ngoài (người Thái,
đối tác của Thái Lan)
- Tổ chức, thực hiện các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm khoa học về Thái
Lan và các vấn đề liên quan đến Thái Lan
- Tổ chức các chương trình nghiên cứu về Thái Lan và các mối quan hệ
bên trong và bên ngoài Thái Lan
- Chuẩn bị in ấn và phổ biến các tài liệu học trình về ngôn ngữ, văn hóa,
lịch sử Thái Lan
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa sinh viên Việt Nam và sinh
viên Thái Lan, giữa các đoàn du lịch hai nước với sinh viên các trường đại học
hai nước
- Phổ biến tiếng Thái, văn hóa Thái Lan thông qua các lớp học, các cuộc
thi tìm hiểu về Thái Lan, các buổi chiếu phim, các hoạt động văn hóa

14



- Tư vấn các hoạt động du lịch, tham quan – học tập ở Thái Lan cho mọi
đối tượng
- Tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Thái cho các giáo viên tiếng Thái
- Đầu mối cho các đơn vị thành viên ĐHQG – HCM với các trung tâm,
trường Đại học Thái Lan
6. Cơ cấu tổ chức
- 01 giám đốc phụ trách chung
- 02 nhân viên có trình độ tốt về tiếng Thái
- Các cộng tác viên
Tùy thuộc sự gia tăng về hiệu quả hoạt động, nhu cầu mở rộng hoạt động
và khả năng tài chính, Trung tâm sẽ tuyển bổ sung các cán bộ và nhân viên
chuyên trách các mảng hoạt động.
7. Nhu cầu đầu tư và nguồn tài chính
7.1. Nhu cầu đầu tư
Để bắt đầu hoạt động, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN cần
được trang bị một số công cụ làm việc tối thiểu tương đối thông dụng như sau:
Phòng làm việc: 03 phòng (01 ở cơ sở Đinh Tiên Hoàng: là cơ sở giao
dịch; 02 ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức – Phòng học đa năng và Phòng Bảo tàng
– Tư liệu)
Riêng phòng giao dịch ở cơ sở Đinh Tiên Hoàng cần đầu tư ngay:
- Một số máy tính có khả năng xử lý multimedia cùng một số phần mềm
chuyên dụng
- Máy photocopy
- Máy chiếu projecter
- Máy laptop
- Đồ gỗ nội thất (bàn ghế làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách…)
- Máy in, máy lạnh (điều hòa nhiệt độ)
- Sách vở tài liệu, hiện vật trưng bày, tranh ảnh
7.2. Nguồn tài chính


15


Tài chính đảm bảo hoạt động của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI
LAN bao gồm các nguồn sau đây:
1. Kinh phí từ Chính phủ Thái Lan cấp (tiền lương cho 02 nhân viên, chi
phí các hoạt động khác)
2. Kinh phí từ việc giảng dạy tiếng Thái, tiếng Việt các dịch vụ chuyển
giao học thuật, văn hóa – du lịch
3. Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp trong và
ngoài nước
4. Nguồn kinh phí khác, bao gồm:
- Tiền tài trợ, viện trợ
- Tiền biếu, tặng từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài
nước
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

16


Phần Ba – NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
CỦA TRUNG TÂM
1. Nội dung hoạt động
Theo tính chất, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm, nội dung hoạt
động là khá phong phú và bao quát:
1.1. Nhóm nội dung 1: Đào tạo và tổ chức đào tạo
- Giảng dạy tiếng Thái:
 Trình độ: Sơ – Trung – Cao cấp
 Đối tượng: mọi đối tượng (sinh viên, học sinh, giảng viên, nghiên cứu

viên, doanh nhân, hoạt động đối ngoại, văn hóa – nghệ thuật…)
 Giáo trình: biên soạn, của các trường đại học Thái Lan
 Địa điểm học: cơ sở Đinh Tiên Hoàng, cơ sở Linh Trung (Thủ Đức),
theo yêu cầu
 Kinh phí: theo quy định thu chi nội bộ của Nhà trường
- Giảng dạy tiếng Việt cho người Thái, công dân nước ngoài là đối tác của
Thái Lan:
 Trình độ: Sơ – Trung – Cao cấp
 Đối tượng: người Thái, công dân nước ngoài có nhu cầu hiểu biết về
Thái Lan
 Giáo trình: biên soạn, của Khoa Việt Nam học
 Địa điểm học: theo yêu cầu
 Kinh phí: theo qui định thu chi nội bộ của Nhà trường
- Tổ chức giảng dạy các chuyên đề liên quan đến Thái Lan:
 Ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, du lịch, luật pháp, chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế
 Đối tượng: mọi đối tượng có nhu cầu
 Giáo trình: biên soạn
 Địa điểm: theo yêu cầu

17


 Kinh phí: theo quy định thu chi nội bộ của Nhà trường
- Tổ chức giảng dạy các chuyên đề liên quan đến Việt Nam:
 Ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, du lịch, luật pháp, chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế
 Đối tượng: mọi đối tượng có nhu cầu
 Giáo trình: biên soạn
 Địa điểm: theo yêu cầu

1.2. Nhóm nội dung 2: Tổ chức nghiên cứu và các hoạt động học thuật
- Đăng kí các chương trình nghiên cứu về Thái Lan và các vấn đề liên quan:
 Nội dung: ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế, môi
trường, y tế….
 Cấp độ: cơ sở, ĐHQG, Bộ
 Kinh phí: theo ngân sách
- Tổ chức hoạt động học thuật:
 Tổ chức, phối hợp tổ chức các Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo khoa học về Thái
Lan và các vấn đề liên quan đến Thái Lan
 Cấp độ: cấp trường, liên trường, quốc gia, quốc tế
- Biên soạn và tổ chức các tài liệu khoa học: giáo trình, tài liệu tham khảo,
hợp tuyển, chuyên đề, dịch sách…
1.3. Nhóm nội dung 3: Tư vấn đào tạo và học thuật:
- Tư vấn du học:
 Đối tượng: mọi đối tượng có nhu cầu
 Trình độ: Đại học, sau Đại học
- Tư vấn liên kết đào tạo và học thuật:
 Đối tượng: các khoa đào tạo của trường Đại học KHXH và NV, các trường
thành viên của ĐHQG – HCM
 Nội dung: học tập, nghiên cứu, giao lưu văn hóa – giáo dục
 Đối tác: các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu Thái Lan

18


1.4. Nhóm nội dung 4: Tổ chức các hoạt động dịch vụ:
- Cung cấp thông tin, tư liệu:
 Nội dung: các hoạt động du lịch, kinh doanh, đào tạo, nghiên cứu, giao lưu
văn hóa, sức khỏe
 Đối tượng: mọi đối tượng (cá nhân và các tổ chức)

- Dịch thuật:
 Nội dung: các tài liệu liên quan (sách, đơn từ, công văn…)
 Đối tượng: các cá nhân và tập thể
1.5. Nhóm nội dung 5: Hỗ trợ tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa –
nghệ thuật
- Nội dung: chiếu phim, sinh hoạt văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, tham
quan bảo tàng
- Đối tượng: trường học, công ty du lịch, đoàn nghệ thuật…
2. Lộ trình thực hiện
2.1. Lộ trình tổng quát
- Bước 1 (nửa đầu tháng 9 năm 2014): Ban Đề án (Theo Quyết định của
Hiệu trưởng) xem xét, bổ sung và sửa chữa hoàn chỉnh
- Bước 2 (nửa sau tháng 9 năm 2014): Ban Đề án làm việc với Tổng Lãnh
sự quán Vương quốc Thái Lan
- Bước 3 (Tháng 10 năm 2014): Thống nhất 2 phía: trường Đại học
KHXH và NV với phía Tổng Lãnh dự và xúc tiến thành lập Trung tâm.
- Bước 4 (tiếp theo): Trang bị các thiết bị cần thiết cho các văn phòng
2.2. Lộ trình cụ thể
- Ngay sau khi có quyết định thành lập Trung tâm, cần thiết nhanh chóng
đầu tư cho văn phòng giao dịch để bắt đầu hoạt động:
2.2.1. Về trang thiết bị
 Phía Trường Đại học KHXH và NV:
- Cung cấp 01 phòng giao dịch có diện tích khoảng 20m2 tại cơ sở
Đinh Tiên Hoàng, Quận 1

19


- Bàn ghế làm việc, tủ sách, tủ công văn
- Điện thoại bàn

- Điện, nước
 Phía Chính phủ Thái Lan:
- 02 máy tính có khả năng xử lý multimedia và một số phần mềm
chuyên dụng
- 01 máy photocopy
- 01 máy in
- 01 máy laptop
- 01 máy chiếu projector
- 01 máy ảnh
- 01 máy điều hòa nhiệt độ
2.2.2. Về nhân sự
 Phía Trường Đại học KHXH và NV:
- Cử 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc phụ trách
- Tuyển 02 nhân viên làm việc
 Phía Chính phủ Thái Lan:
- Cung cấp tài liệu tiếng Thái, giáo trình, tranh ảnh
- Hỗ trợ 01 giáo viên bản ngữ
2.2.3. Về hoạt động
- Tổ chức giảng dạy tiếng Thái, tiếng Việt
- Tổ chức các hoạt động quảng bá về Trung tâm
- Tổ chức, tham gia tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, dịch vụ
văn hóa – học thuật
- Tổ chức thực hiện các chuyên đề về lịch sử, văn hóa, giáo dục, du
lịch của Việt Nam, của Thái Lan cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu

20


KẾT LUẬN
Nhằm đảm bảo kết quả thành công công nghiệp hóa và sự nghiệp hiện

đại hóa đất nước, Việt Nam tích cực, khẩn trương đẩy mạnh sự tham gia sâu
rộng và toàn diện vào các hoạt động quan hệ quốc tế và khu vực. Thái Lan –
quốc gia láng giềng và là thành viên ASEAN trở thành đối tác chiến lược quan
trọng trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Những nét tương đồng về văn hóa, đồng cảm về lịch sử và kinh nghiệm
trong quan hệ quốc tế của Việt Nam và Thái Lan là cơ sở thuận lợi cho việc mở
rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hiệu quả của
mối quan hệ này là hết sức to lớn đối với sự phát triển tiến bộ và thịnh vượng
của hai quốc gia. Tuy nhiên, những hạn chế, thiếu hệ thống, tính gián đoạn
trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về Thái Lan ở Việt Nam đặt ra nhu cầu cần
thiết xây dựng những cơ sở học thuật đáp ứng đòi hỏi cao của xã hội.
Đối với ĐHQG – HCM và trường Đại học KHXH và NV trong chiến
lược xây dựng đại học trọng điểm và tham gia hợp tác quốc tế, việc thành lập
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THÁI LAN đáp ứng nhu cầu hợp lý, cần thiết
và bức bách.
Với kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu Thái Lan và tiềm năng thực lực
hiện có, bên cạnh việc chủ trương nhất trí cao của Ban lãnh đạo Nhà trường,
với sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của chính phủ Thái Lan, thông qua Tổng Lãnh
sự quán Thái Lan tại TP. HCM và các tổ chức khác, TRUNG TÂM NGHIÊN
CỨU THÁI LAN sẽ có đủ khả năng thực hiện tốt, có hiệu quả cao các nhiệm
vụ của mình, góp phần vào sự phát triển của Nhà trường, của ĐHQG – HCM
và xã hội, nói chung.

TP. HCM, ngày 9 tháng 9 năm 2014
Hiệu trưởng

PGS. TS. VÕ VĂN SEN

21




×