Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và đồng chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.87 KB, 5 trang )

Hình ảnh người lính trong BTTĐXKK và Đồng Chí
1. MB: - Hình ảnh người lính (2 cuộc chống Pháp và Mĩ)
- Vị trí của họ trong lòng độc giả…
- Họ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ. Có nhiều nhà văn
thành công khi viết về người lính. Một trong số đó phải kể đến Đồng Chí của CH và
BTVTĐXKK của PTD.
2. TB: Đồng Chí và BTTĐXKK là 2 tác phẩm của 2 thế hệ thi nhân nối tiếp nhau trong cuộc
chiến tranh của dân tộc. Đặc biệt tác giả của 2 bài thơ đều là những người lính từng trực tiếp
tham gia chiến đấu.
- Đồng Chí được sáng tác năm 1948 giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ còn bài thơ
về tiểu đội xe không kính ra đời sau đó 20 năm(18 năm) giữa thời kì ác liệt nhất kháng chiến
chống Mĩ.
- Tuy ra đời 2 thời địa điểm khác nhau nhưng 2 nhà thơ đều viết chung 1 đề tài: hình tượng anh
bộ đội Cụ Hồ. Đó cũng chính là hình tượng tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

a. Nét chung của hình tượng người lính trong bài thơ
* Lòng yêu nước
- Dù là người lính trong kháng chiến chống Pháp hay chống Mĩ thì ở họ đều có lòng yêu quê
hương, đất nước nồng nàn, đều có chung ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
- Người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp vốn là những người dân gắn bó máu thịt với
ruộng đồng
Ruộng nương …….
Nhớ người đi lính


- Dù tài sản chỉ có một gian nhà không, dù ruộng nương phải giữ bạn thân cày cấy những người
lính vẫn kiên quyết dứt khoát ra đi chiến đấu. -> Họ đã gác tình riêng vì nghĩ lớn. Họ ra đi để
lại sau lưng mái đình, giếng nước, gốc đa và tình thương nỗi nhớ của người thân. Lòng yêu quê
hương, đã thôi thúc họ ra trận.
- Cũng chính từ lòng yêu quê hương đất nước mà người lính trong kháng chiến chống Mĩ đã có
mặt ở tuyến đường Trường Sơn ác liệt, nơi mưa bom bão đạn để rồi lòng yêu nước nở hoa,


khiến cho họ có đủ sức mạnh để làm nên điều kì diệu: biến những chiếc xe tồi tàn cũ nát, trơ trụi
trở nên hữu ích, đã khiến nó chạy băng băng trên đường ra trận, góp phần tiếp tế sức người, sức
của cho MN ruột thịt -> Góp phần lớn vào thắng lợi của dân tộc. Dường như xe không phải chạy
bằng động cơ, máy móc mà chạy bằng trái tim người lính. Trái tim là hình ảnh hoán dụ sâu sắc,
là biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa cho lòng yêu nước nồng nàn, khát vọng giải phóng miền Nam
ruột thịt.
* Bản lĩnh vững vàng, bất chấp mọi khó khăn gian khổ.
- Người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ = chính bản lĩnh, nguồn lực của mình. Họ đã vượt
qua sự khắc nghiệt của thời tiết ; căn bệnh sốt rét quái ác nơi chiến trường
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
- Họ phải khắc phục cả những thiếu thốn, trang thiết bị đời thường nhất.
Áo anh rách vai, ……..
Không giày.
- Họ điều khiển những chiếc xe tồi tàn đến trơ trụi : không kính, không đèn, không mui, thùng
xe có xước.. Dù khó khăn nguy hiểm, dù thiên tai, dù phải đối diện với chết chóc hi sinh, những
người lính vẫn giữ được bản lĩnh vững vàng. Khó khăn chỉ là cơ hội để họ khẳng định bản lĩnh


và ý chí của mình. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên
nhiên.
Đầu súng trăng treo ( Phân tích khái quát)
+ Họ vẫn nghĩ rằng: Lại đi, lại đi trời xanh thêm
-> Nếu không có một bản lĩnh can trường, lòng tự tin thì người lính không thể nhìn cuộc chiến
với cái nhìn nên thơ như vậy.
* Tinh thần lạc quan yêu đời
+ Đặc điểm chung của 2 người lính của 2 cuộc kháng chiến là tinh thần luôn lạc quan yêu
đời.
+ Giữa giá rét núi rừng Việt Bắc, người lính vẫn nở nụ cười dù đó là nụ cười gượng gạo vì
giá rét, hành động ‘ phì phèo châm điếu thuốc” tiếng cười “ha ha” giữa nơi mưa bom bão

đạn là biểu hiện cao nhất cho sự yêu đời, lòng lạc quan, cho bản lĩnh vững vàng của người
lính.
* Tình yêu thương đồng chí, đồng đội keo sơn.
- Với người lính chống Pháp thì: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ( phân tích khái quát)
- Với người lính trong cuộc k/c chống Mĩ:

Những chiếc xe từ trong bom rơi.
Đã về đây họp thành tiểu đội
Bếp Hoàng…đấy”

=> Tình yêu thương đồng đôi cũng là yêu nước nồng nàn là cội nguồn tạo nên sức mạnh giúp
cho người lính có bản lĩnh vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đi đến đích cuối cùng.

b. Điểm riêng :
- Đồng chí: Khắc họa hình tượng người lính. Họ là người nông dân chưa biết chữ. Cách mạng
chính là sự giải thoát cho số phận đau khổ tối tăm của họ.Họ bước vào cuộc chiến gay go, thiếu


thốn, không phải từ sự lãng mạn bay bổng mà chính cuộc chiến biến họ trở nên lãng mạn, oai
hùng.
- Bài thơ tiểu đội xe…:Người lính trong TDXKK đều là những thanh niên sinh viên tri thức, có
học vấn vì họ đã được học tập 20 năm dưới XHCN. Họ bước vào cuộc chiến với tinh thần “ Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Người lính đi vào cuộc chiến
đấu với ý thức giác ngộ về lý tưởng độ lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội. Họ ý thức sâu sắc về
trách nhiệm của thế hệ mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin. Hình ảnh của họ được
thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là một thế hệ anh hùng, hiên
ngang, mạnh mẽ.
- Họ đều có những khó khăn thiếu thốn nhưng người lính trong kháng chiến chống Pháp thiếu
thốn hơn, gánh nặng hậu phương trên vai họ trĩu nặng hơn.
-> Có lẽ vì thế người lính trong bài Đồng Chí, dù yêu thương sâu sắc, thương nhau chân tình thì

tình đồng đội của họ luôn lặng thầm, không ồn ào khoa trương.
- Còn người lính trong bài BTVTĐXKK bước vào cuộc chiến với tâm trạng nhẹ nhàng thanh
thản, hồn nhiên đến ngang tàng, tình cảm của họ sôi nổi, trẻ trung.
* Đánh giá nâng cao:
- Tạc vào thế kỉ XX bức tường đài sông về hình ảnh bộ đội Cụ Hồ
- Tuy viết về những người lính nhưng chính là viết về đồng đội của mình nên vô cùng chân thực
và sống động.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc
sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác
giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng


chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần
dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
- 2 bài thơ với 2 phong cách khác nhau => góp phần tô đậm và hoàn thiện hình ảnh anh bộ đội
Cụ Hồ.
3. Kết bài:
Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai
thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên
bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của
cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân
đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào
dâng mạnh mẽ.

…………………………………………………………



×