Phân tích khổ 3 của bài thơ ( Bút pháp lãng mạn khoa trương-> H/a con người lớ lao kì vĩ,
chủ động – cảnh đánh bắt cá trên biển)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lướt vây giăng
1. Mở bài: Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Giới thiệu, khái quát giá trị của đoạn thơ ( viết
lại đoạn thơ)
2. Thân bài
a. Khái quát: Đây là khổ thơ thứ 3 của bài thơ. Sau khi giới thiệu đoàn thuyền đánh cá ra khơi
trong khung cảnh tráng lệ, kì vĩ, nhà thơ đã đặc tả cảnh đánh cá người khơi. Khổ thơ là một nét
vẽ tài hoa về biển trời, sông nước, một khung cảnh biển đêm đẹp sống động, khoáng đạt, rực rỡ
sắc màu. Trong đó, con người hiện lên trong tư thế chủ động dạt dào niềm tin, niềm lạc quan yêu
đời. Đến khổ thơ này, bút pháp lãng mạn của Huy Cận đã phát huy hết sinh lực để vẽ lên một
khung cảnh kì vĩ, phóng khoáng mà con người là tâm điểm của bức tranh ấy.
b. Phân tích
- Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Hai tiếng “thuyền ta" vang lên một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Xa rồi những ngày áp
bức, bóc lột làm thân nô lệ, làm kiếp ngựa trâu, bị coi như thứ tài sản, bị bóc lột đến kiệt quệ sức
lao động. Ta có làm mà không được hưởng. Còn giờ đây, ta thực sự trở thành một công dân của
đất nước. Ta được làm chủ đất nước, biển trời và làm chủ công việc của mình. Âm hưởng của
câu thơ giống với âm hưởng trong thơ của Nguyễn Đình Thi:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rằng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ lặng phù sa.
Trong không không khí hào hứng phân khởi, say mê người ngư dân đưa con thuyền vào
cuộc chinh phục mới. Bút pháp lãng mạn khoa trương đã biến con thuyền không phải chạy bằng
động cơ máy móc mà bằng sức mạnh của tự nhiên. Con thuyền ấy có gió làm bánh lái, trăng làm
buồm. Trong phút chốc, tầm vóc con thuyền trở lên lớn lao, kì vĩ sánh ngang cùng thiên nhiên
vũ trụ. Hình ảnh con thuyền hay chính là con người lao động với tầm vóc cũng rất lớn lao. Con
thuyền ấy không phải đi trên mặt biển mà như "lướt" giữa không gian rộng với trời xanh bát
ngát. Động từ "lướt" diễn tả đoàn thuyền không chỉ chạy nhanh mà còn rất nhẹ nhàng. Vẻ đẹp
của con thuyền chính là vẻ đẹp của người lao động. Đoàn thuyền chạy nhanh diễn tả khí thế phơi
phới của những con người lần đầu tiên làm chủ cuộc đời. Họ không chỉ có sức mạnh mà tâm hồn
họ còn vô cùng vui tươi phấn khởi. Hình ảnh con thuyền mang kích thước khổng lồ đang hòa
nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh tượng kì vĩ. Dường như đây không phải là đoàn thuyền
trong cuộc đánh bắt cá mà đang trong cuộc du ngoại giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Nếu hai câu thơ trên miêu tả bằng bút pháp tả thực thì hai câu dưới miêu tả bằng bút pháp
hiện thực. Cảnh lao động trở về t/c quyết liệt của nó:
Ra đầu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Những người ngư dân với tâm hồn phơi phới đang làm chủ phương tiện của mình. Họ lái
những con thuyền ra khơi đâu còn quẩn quanh đánh bắt ven bờ. Đâu còn những ngày chỉ có
những trang thiết bị thô sơ thiếu thốn.Giờ đây họ đã có trong tay những tranh thiết bị hiện đại để
đánh bắt xa bờ.Với những phương tiện ấy,họ tự tin tìm đến những nơi xa để "dò bụng biển".
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ đã biến lòng biển bao la trở thành "bụng biển". Nơi ấy chất chứa bao
điều kì lạ, bí hiểm đòi hỏi sự khám phá của con người. Nơi ấy cũng chứa đựng tài nguyên
khoáng sản để phục vụ cho công việc làm giàu đất nước. Bằng một động từ mạnh được sử dụng
liên tiếp nhà thơ đã giúp người đọc hình dung cảnh đánh bắt cá. Những ngư dân giờ bước vào
cuộc chiến mới. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Tất cả
trong tư thế hoàn toàn chủ động để dàn đan thế trận tấn công vào cuộc chinh phục thiên nhiên.
Và kết quả cuối cùng là:
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi
*Đánh giá nâng cao: Khổ thơ ngắn gọn nhưng đã vẽ lên bức tranh khoáng đạt, rực rỡ sắc
màu của biển Hạ Long. Hình ảnh thơ thật lãng mạn, bay bổng và con người có tâm hồn cũng thật
vui vẻ, phơi phới. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm
vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.
3.Kết bài :
……………………………………………….