Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.01 KB, 2 trang )

Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạp mới xẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình cuổi nhỏ”.
Trong khổ thơ thứ sáu, điệp từ "nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang
những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ bồi đắp cao dần những nét kỳ lạ và thiêng liêng
của bếp lửa. Từ "nhóm" đầu tiên : "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" là động từ thể
hiện một hành động làm cho lửa bén, cháy lên ngọn lửa và một bếp lửa hoàn toàn
có thật có thể cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa đó để xua tan đi cái giá lạnh của
mùa đông khắc nghiệt, để luộc chín nồi khoai, nồi sắn làm ấm lòng cháu trong
những ngày đông tháng giá. Và đó là một bếp lửa rất bình dị có ở mọi gian bếp của
làng quê Việt Nam. Thế nhưng từ "nhóm" trong những câu thơ sau thì lại mang ý
nghĩa ẩn dụ. Có nghĩa là bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những ký
ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người. Bà đã truyền hơi ấm tình người,
khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm sẻ chia tình đoàn
kết với hàng xóm láng giềng và rộng ra nữa là tình yêu quê hương đất nước. Và
cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà khơi dậy cả những ký ức, kỷ niệm tuổi ấu thơ
trong cháu để cháu luôn nhớ về nó cũng có nghĩa là nhớ về cội nguồn, nhớ về đất
nước quê hương, nhớ về dân tộc mình. Và như vậy hình ảnh bếp lửa đơn sơ giản dị


đã mang ý nghĩa khái quát trở thành ngọn lửa trong trái tim – một ngọn lửa ẩn
chứa niềm tin và sức sống của con người.
- Ta thấy, đằng sau mỗi lời thơ đều ẩn hiện hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp
lửa. Trong bài thơ, có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp
lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thưở với vẻ đẹp tảo tần,
nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm
chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ đời bà. Ngày ngày, bà nhóm lên
bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho
con cháu và mọi người.





×