Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.58 KB, 6 trang )

Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
I. Mở bài
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi
thơ. Chính vì thế, thơ ông luôn gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là học sinh sinh viên.
“Bếp lửa” sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học tại Liên Xô và
mới bắt đầu đến với thơ. Thành công của bài thơ là sáng tạo ra hình ảnh bếp lửa
mang nhiều tầng ý nghĩa.

II. Thân bài
1. Khái quát: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ
đã thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà. Hình ảnh bà
luôn gắn bó hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa đã trở thành hình ảnh xuyên suốt, là linh
hồn của bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
2. Phân tích
* LĐ1: Bếp lửa tượng trưng cho hình ảnh người bà tần tảo, lam lũ.
- Hình tượng bếp lửa đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ, giúp ông sáng tác ra tác
phẩm đầu tay của mình. Bài thơ trước hết là dòng kí ức đẹp của Bằng Việt về tuổi
thơ một đi không trở lại. Hồi ức đó lắng sâu trong tiềm thức đứa cháu xa quê. Ở
nơi xa, nhớ về quê hương, hình ảnh bếp lửa và người bà hiển hiện tỏa sáng kì lạ trở


thành một điểm đi về trong nỗi nhớ của nhà thơ.
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm …”
“…….. khói hun nhèm mắt cháu”
- Tác giả đã hướng mọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm tuổi thơ. Trong bài
có tới 10 lần tác giả nói về bếp lửa. Hiển hiện cùng với bếp lửa là hình ảnh người
bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thủa tảo tần, nhẫn nại, giàu yêu thương và đức
hi sinh.
- Có thể nói bếp lửa gắn bó máu thịt với cuộc đời của bà. Vì thế khi nhắc đến "bếp


lửa" là cháu nghĩ đến bà. Cũng như khi cháu nhớ về bà là cháu nghĩ về "bếp lửa".
Bởi vì chính từ bếp lửa ấy, cháu đã được sưởi ấm trong lòng bà, được sống trong
tình bà cháu thiêng liêng. Cũng chính từ "bếp lửa" ấy, bà đã nhóm lên cho cháu
bao nhiêu niềm yêu thương, bao ước mơ hoài bão và khát vọng về tương lai. Hình
ảnh "bếp lửa" - người bà đã trở thành nguồn sáng thiêng liêng, nâng đỡ cháu trên
suốt bước đường đời.
- Cả cuộc đời bà gắn bó máu thịt với bếp lửa:
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.


- Không chỉ gắn bó máu thịt, không chỉ là hiện thân của người bà mà "bếp lửa" đã
trở thành một tứ thơ hay và mang ý nghĩa sâu sắc. Trong cảm xúc, trong kỉ niệm
của đứa cháu xa quê, hình ảnh bà và bếp lửa luôn hòa quyện, đồng nhất, tuy một
mà hai, tuy hai mà một. Đó chính là bếp lửa và bà kính yêu.

* LĐ2: Bếp lửa là hình ảnh tượng trưng cho tình bà cháu. Bếp lửa chính là hình
ảnh đầm ấm, thân thương để cháu nhớ về tuổi thơ của mình. Cả tuổi thơ được
sống bên bà, được gắn bó với bếp lửa:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
Cháu đã chứng kiến cảnh:
Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Cứ mỗi sớm, mỗi chiều bà lại nhóm lên ngọn lửa. Ngọn lửa đó tượng trưng cho
tình cảm của bà dành cho cháu. Suốt tám năm ròng: Mẹ cha công tác bận chưa về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

- Bố mẹ đi công tác, cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc, chăm sóc của bà. Bà
đã thay con nuôi cháu khôn lớn trưởng thành..


- Cấu trúc song hành góp phần khẳng định vai trò của bà với cuộc đời cháu. Đồng
thời còn nói lên tình yêu thương vô bờ mà bà đã dành cho đứa cháu bé bỏng.
Không chỉ chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ cháu khôn lớn trưởng thành mà bà còn là
người nâng đỡ, chắp cánh ước mơ cho cháu. Nếu cơm gạo của bà nuôi lớn cháu về
thể xác thì tình yêu thương của bà nuôi lớn cháu về tinh thần, vể ý chí, nghị lực
niềm tin. Để rồi, mỗi khi nhớ về bà, cháu lại nhớ về hình ảnh:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
- Tình cảm của bà được tượng trưng hóa với "ngọn lửa". "Ngọn lửa" ấy phải chính
là tình yêu thương bà dành cho cháu. Để rồi mỗi khi nhớ về bà, cháu nhớ về bếp
lửa và nhắc đến bếp lửa cháu lại thấy thấp thoáng bóng bà đang hiển hiện. Có thể
nói bếp lửa chính là hiện thân của bà, của tình bà cháu.

* LĐ 3: Bếp lửa tượng trưng cho hồn quê VN, cho đất nước, dân tộc VN.
- Đối với người VN, bếp lửa vốn là hình ảnh bình dị, quen thuộc. "Bếp lửa" biểu
hiện trong mỗi gia đình. Người con nào khi đi xa cũng khó có thể quên được hình
ảnh làng quê với những sợi khói lam chiều vấn vít trên mái nhà. Hình ảnh đó trở
nên quen thuộc, thân quen, đến nao lòng. "Bếp lửa" còn gắn với sự tích "Ông đầu


rau" kể về tình vợ chồng yêu thương sâu sắc. "Bếp lửa" không chỉ là hình ảnh bình
dị mà còn được nâng lên mang hồn quê VN, đất nước VN và dân tộc VN. Chính
vì thế, "bếp lửa" trở nên hình ảnh vừa gần gũi, vừa quen thuộc, vừa kì lạ, thiêng
liêng.

- Bếp lửa còn tượng trưng cho tình yêu thương, sự ấm cúng và niềm tin trong mỗi
gia đình trong những năm tháng gian khổ ác liệt của chiến tranh. Vượt lên trên mọi
mưa bom bão đạn, "bếp lửa" vẫn luôn bập bùng cháy sáng. "Bếp lửa" chính là nơi
hội tụ của biết bao tình cảm thiêng liêng. Đó là tình gia đình, tình quê hương, đất
nước. Những tình cảm cao đẹp đó chính là điểm tựa tinh thần, là tình cảm của mỗi
con người trong cuộc sống.
* Đánh giá nâng cao:
- Hình ảnh "Bếp lửa" trong bài thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa
tượng trưng. Bởi đó đâu chỉ là ngọn lửa cụ thể được nhóm lên bằng rơm, bằng rạ
mà nó là ngọn lửa kì lạ, thiêng liêng, được nhóm lên từ tình yêu thương, từ niềm
tin, từ sức sống thầm lặng và mãnh liệt của con người. Bởi vậy dù có đi bất cứ đâu,
dù có "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" thì cháu vẫn luôn nhớ về "bếp lửa". Nơi
ấy có người bà luôn chăm sóc, nâng đỡ cháu suốt những năm tháng tuổi ấu thơ.
III. Kết bài:
- “Bếp lửa” là bài thơ cảm động, tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một
giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp. Ấy là giọng nồng đượm của lửa, ấy là nhịp


bập bùng của lửa, giọng kể cứ tràn ra, dâng lên một ngày một nồng nàn, ấm
nóng…
- Bằng Việt đã khéo lựa chọn và sắp xếp để hình ảnh người và bà bếp lửa luôn
song đôi với nhau. Thành công của tác phẩm là sáng tạo hình ảnh bếp lửa độc đáo
vừa mang nghĩa tả thực, tượng trưng. Bếp lửa là điểm tựa khơi gợi kỷ niệm, cảm
xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
- Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm sự sâu nặng, dạt dào mà
nhà thơ còn muốn đề cao một điều rất đỗi giản dị: “Tình yêu quê hương đất nước
bắt nguồn từ những cái cụ thể gần gũi, thân thương với mỗi con người”. Và với
Bằng Việt tình cảm ấy được khơi nguồn cũng từ một hình ảnh rất đỗi bình dị thân
thương: Bếp lửa.
………………………………………………………….




×