Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.36 KB, 7 trang )

Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Khúc hát ru … mẹ” là tượng đài tráng lệ về bà mẹ
Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống đề quốc Mĩ cứu nước.
Em hiểu điều đó như thế nào ? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý nghĩa đã
giải thích được.

Dàn ý
1. Mở bài: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống đề quốc Mĩ cứu nước. Sáng tác thơ của ông thường chan chứa chất trữ tình.
Bài thơ “Khúc hát …. mẹ”là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Đọc bài thơ này
có ý kiến cho rằng :Nguyễn Khoa Điềm đã dựng được bức tượng đài tráng lệ về bà
mẹ Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.
Lời nhận xét đánh giá trên là hoàn toàn đúng bởi lẽ nói tới “tráng lệ” là nói tới
đẹp lộng lẫy, còn nói tới bức tượng đài là nói tới một hình ảnh 1 bức chân dung
nào đấy được khắc tả để trường tồn cùng với thời gian . Do vậy ngoài nhận định
Nguyễn Khoa Điềm dựng được bức tượng đài “tráng lệ” của người mẹ được hiểu
là nhà thơ đã xây dựng được hình tượng.
b. Phân tích để làm rõ cho nhận định:


* LĐ1: Trước hết vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy của hình tượng người mẹ. được thể
hiện ở lòng yêu thương con tha thiết.
- Điều đó được thể hiện ở chỗ dù là giã gạo, tỉa bắp hay chuyển lán đạp rừng người
mẹ vẫn địu con ở sau lưng:
“Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em say
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”
Những câu thơ trên đã biểu đạt tình thương con chan chứa của người mẹ, vai gầy
của mẹ làm gối, lưng của mẹ làm nôi, tim mẹ hát thành lời để đưa em vào giấc
ngủ.


“Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”
-Đối với mẹ em là tất cả cuộc đời với mẹ:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ nhất chỉ thiên thể phát ra ánh sáng lòa, từ “mặt
trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ để chỉ em Cu Tai - đứa con cảu mẹ,
hai hình ảnh thơ rất đẹp song đôi nhau không chỉ tạo nên vẻ đẹp cân đối cho bài
thơ mà còn diễn tả ý nghĩa của người mẹ. Nếu như mặt trời phát ra ánh sáng đem
sự sống cho bắp cho cây cỏ thì em Cu Tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của đời
mẹ nhưng mặt trời của bắp nằm mãi trên đồi chứ em Cu Tai mặt trời của mẹ nằm


ngay sau lưng mẹ là một phần cơ thể của người mẹ, cùng mẹ lao động chiến đấu.
Bởi thế em còn là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh và ý trí cho mẹ để vượt qua
mọi khó khăn, như vậy hình ảnh mặt trời không những chỉ là một hình ảnh thơ đẹp
mà còn giàu sức khơi gợi ẩn chứa tình yêu thương con sâu nặng của mẹ trong trái
tim của người mẹ hình ảnh em Cu Tai lúc nào cũng lung linh rực rỡ tỏa sáng như
mặt trời.
-Cũng xuất phát từ tình yêu thương con người mẹ Tà – Ôi đã mơ ước những gì
tốt đẹp nhất để giành cho con.
“Mai sau con lớn vung chày lún sân
Mai sau con lớn phát mười Ka – lưu
Mai sau con lớn làm người tự do..
Cụm từ “mai sau con lớn “được nhắc lại nhiều lần như thế để nhấn mạnh thêm
khắc sâu niềm mong muốn tha thiết cháy bong của người mẹ. Mẹ mong muốn em
Cu tai trở thành một chàng trai Tà – ÔI cao lớn khỏe mạnh có thể “vung chày lún
sân”, “phát mười ka – lưu” tức là có sức khỏe phi thường để lao động sản xuất để
đạt bằng mọi khó khăn, cuộc sống của em sẽ có đầy đủ vật chất. Không những vậy
mẹ còn mong muốn em Cu Tai là người dân tự do được sống trong độc lập hòa
bình. Rõ ràng cũng giống như bao người mẹ khác người mẹ Tà – Ôi muốn dành

cho con mình những gì tốt đẹp nhất bởi trong ý nghĩ của người mẹ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ


Suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
Chế Lan Viên
*Vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy của hình tượng người mẹ còn được thể hiện ở tình yêu
đất nước, yêu kháng chiến cũng như người mẹ trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Người mẹ Tà – ÔI ở đây yêu con mình nhưng cũng yêu bộ đội, yêu dân
làng, yêu đất nước.
“Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.”
Từ “mẹ thương được nhắc lại nhiều lần tỏng câu thơ, 2 vế của câu thơ ngang bằng
nhau về số chữ theo nhụp 4:4 không chỉ tạo nên sự cân đối của lời thơ mà còn góp
phần diễn tả trong trái tim cảu người mẹ có 2 thứ tình yêu đan xen nhau, ngang
bằng nhau đó là yêu con hòa quyện trong yêu đất nước. Cái “tôi” hòa trong cái
“ta”. Tình riêng đan xen tình chung. Tình yêu của người mẹ cứ được mở rộng nâng
cao dần từ tình thương con, mẹ thương bộ đội những người chiến sĩ ngày đêm vất
vả giáp mặt với kẻ thù để dành độc lập tự do cho đất nước. Rồi mẹ thương buôn
làng những người cùng với mẹ phải chịu vất vả gian lao. Mẹ thương cả đất nước vì
đất nước mình phải chịu cảnh chiến tranh ác liệt, phải chịu đói nghèo gian khổ bởi
thế niềm mơ ước của mẹ không chỉ là cho con khỏe mạnh mà niềm mơ ước ấy còn
gắn với cả cộng đồng, với đất nước.


“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”
“Hạt gạo trắng ngần”, “Hạt bắp lên đều” là những hình ảnh cụ thể để nói tới cuộc
sống vật chất ấm no, mẹ mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ để nuôi quân cho dân

làng no đủ. Còn mơ được thấy bác Hồ tức là mơ cho đất nước thống nhất BắcNam xum họp một nhà. Đó là niềm khát khao cháy bỏng của người mẹ với độc lập
tự do. Đó chính là biểu hiện cảu người yêu đất nước, yêu cách mạng.
*Đọc bài thơ ta còn thấy yêu đất nước, yêu kháng chiến của người mẹ còn được
thể hiện qua hành động, qua việc làm cụ thể. Xuất phát từ lòng yêu nước người mẹ
vừa địu con vừa giã gạo tỉa bắp để lấy gạo lấy bắp nuôi quân.
“Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em Cu Tai ngủ trên lưng nóng hổi”.
Đọc các câu thơ ta có thể thấy rõ công việc giã gạo của người mẹ vất vả biết chừng
nào, hai từ “nghiêng” trong câu thơ đã gợi tả cảnh tay giã gạo của người mẹ cứ
nghiêng sang bên phải rồi lại xoay sang bên trái, đặc biệt từ láy “nhấp nhô” giúp
cho người đọc hình dung rõ vai gầy của người mẹ lên xuống theo nhịp chày mặc
cho mồ hôi tơi lăn trên khuôn mặt mẹ, mẹ vẫn cố gắng nhánh nhịp chày để có được
mẻ gạo trắng ngần gửi ra chiến khu nuôi quân ăn no đánh thắng giặc.
- Xong công việc giã gạo mẹ lại địu em lên núi Ka – lưu để tỉa bắp.
“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”


Câu thơ đã gợi ra khoảng không gian mênh ông của núi rừng, sườn núi Ka – lưu
rộng lớn cheo leo còn bóng dáng của người mẹ thì lại nhỏ bé . Hai vế của câu thơ
tương phản cho ta thấy rõ sự vất vả nhọc nhằn của người mẹ trong công việc lao
động bao mồ hôi của mẹ đã thấm xuống núi rừng mới có được hạt bắp lên đều để
nuôi quân đánh giặc như vậy người mẹ không chỉ làm tròn nhiệm vụ thiên chức
của người phụ nữ trong gia đình mà còn làm tròn nhiệm vụ của người ở hậu
phương chăm lo sản xuất phục vụ tiền tuyến để góp sức mình vào sự nghiệp chung
của đất nước. Nhưng chiến tranh trở nên ác liệt hơn thằng Mĩ đuổi ta phải rời con
suối, anh trai cầm súng, chị gái cầm chông mẹ cũng trở thành chiến sĩ.
“Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đập rừng
Mẹ địu em đi để giành trận cuối”
Mẹ đã tham gia trực tiếp chiến đấu chuyển lán đạp rừng cùng với anh trai chị gái
trong đội ngũ của những người khởi nghĩa giành chính quyền. Như vậy mẹ không

chỉ làm tròn nhiệm vụ của người hậu phương mà con đứng ở mũi nhọn cuộc chiến
đấu để giành chính quyền để bảo vệ đất nước độc lập tự do, đây chính là điểm mới
trong tình yêu của người phụ nữ mang dấu ấn của thời đại cách mạng, người phụ
nữ trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đã sát cánh cùng chống con
đánh giặc để giành độc lập. Đó chính là biểu hiện của người yêu đất nước, yêu
kháng chiến.


- Như vậy trong bài thơ của người mẹ Tà – Ôi đó là người mẹ bên bỉ quyết công
chân dung tinh thần của người mẹ Tà – Ôi, đó là người mẹ bền bỉ quyết tâm trong
công việc kháng chiến hàng ngày. Người mẹ ấy thắm thiết, yêu con và cũng nặng
tình thương buôn làng quê hương khát khao đất nước được độc lập tự do. Bởi thế
lời khẳng định Nguyễn Khoa Điềm đã khắc được bức tượng đài tráng lệ về người
mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước là hoàn toàn đúng.



×