Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài thuyết trình về Phủ Tây Hồ ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.03 KB, 4 trang )

Phủ Tây Hồ- Hà Nội
Khi đến với Phủ Tây Hồ ngoài việc tham quan, chiêm bái thì có thể thưởng thức
các món ăn đặc trưng nơi đây như Bún ốc hay Bánh tôm hoặc có thể dạo quanh
bờ hồ bằng xe đạp đôi để tận hưởng không khí trong lành của phố cổ.
NGUỒN GỐC – XUẤT XỨ – TÊN GỌI
Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Phủ cách trung tâm Thủ đô khoảng 4km về phía Tây. Phủ nằm trên bán đảo lớn
của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, trước là đất của một làng cổ của kinh
thành Thăng Long nằm ở phía Đông của hồ Tây. Giờ mở cửa: 05h00 – 19h00.
Phủ Tây Hồ được xây dựng vào năm 1598 – 1607 thờ mẫu Liễu Hạnh. Phủ
được công nhận là di tích lich sử – văn hóa năm 1996.
LỄ HỘI


Ngày 3/3 Âm lịch là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh, vào ngày này người dân rước kiệu
các Mẫu từ phủ Tây Hồ qua đường Yên Phụ, Thanh Niên, ngược lại đường
Quán Thánh tới đền Nghĩa lập (32 phố Hàng Đậu) lấy mã rồi quay lại.
KIẾN TRÚC
Tam quan vào cổng Phủ Tây Hồ đắp đao lửa, mái làm giả ngói ống, dưới diềm
khắc 4 chữ Hán “Phong đài nguyên các” (Đài gió gác trăng), câu đối hai bên trụ
nói về sự tích Phùng Khắc Khoan gặp Liễu Hạnh.Phủ chính có quy mô kiến trúc
lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”,
được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần
dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8
mái. Nhà tiền tế xây sát sau phương đình.
Phần thờ tự theo thứ tự từ ngoài vào: Lớp thứ nhất thờ Tam phủ công đồng, Tứ
phủ vạn linh và Hội đồng các quan, có tượng ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười, 3 đôi
câu đối ca ngợi chúa Liễu Hạnh. Lớp thứ hai, thờ Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc
Đẩu, có câu đối ca ngợi thắng cảnh Tây Hồ. Lớp thứ ba thờ Tam Tòa Thánh Mẫu
có cửa võng đề “Tây Hồ phong nguyệt” và đôi câu đối ca ngợi bà Liễu Hạnh.
Trên nóc mái giáp cửa hậu treo đại tự “Mẫu nghi thiên hạ”, hai bên có câu đối


bằng gỗ. Lớp trên cùng hậu cung là nơi đặt tượng của bà Liễu Hạnh và tượng
Chầu Quỳnh, Chầu Quế. Trên cao là bức đại tự “Thiên tiên trắc giáng” và “Mẫu
nghi thiên hạ”.
Sát Phủ chính là lầu Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên
thờ Quan Âm, tầng dưới là 3 động Sơn Trang chiếm 3 gian. Phía ngoài Phủ
chính xây 2 am thờ nhỏ thờ Cô và Cậu. Phía trước lầu có tháp nhỏ, dưới gốc si
là tấm bia Từ chỉ của xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5 (1845).
Di vật trong Phủ còn khá phong phú với nhiều câu đối, cửa võng, long ngai, bài
vị, sập thờ. Cửa cuốn, cửa võng được chạm khắc đẹp, mang nét nghệ thuật thế


kỷ

XIX

.

Ngoài ra còn có các loại tàn, tán, lọng, 3 quả chuông đồng, 1 bát hương đồng
ghi “Đông Cung Điêu”, bát hương đá, 10 đạo sắc phong (3 đạo phong chúa cho
Liễu Hạnh, 7 đạo phong cho thần Kim Ngưu), 50 pho tượng tròn lớn nhỏ.
ĐẶC ĐIỂM THU HÚT:
Khi đến với Phủ Tây Hồ ngoài việc tham quan, chiêm bái thì có thể thưởng thức
các món ăn đặc trưng nơi đây như Bún ốc hay Bánh tôm hoặc có thể dạo quanh
bờ hồ bằng xe đạp đôi để tận hưởng không khí trong lành của phố cổ.
Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ hơn 250 tuổi được công nhận là “Cây
di sản Việt Nam” vào ngày 20/10/2012.
THÁNH MẪU LIỄU HẠNH:
Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con
gái Ngọc Hoàng thượng đế, do đánh rơi chén ngọc nên đã bị xuống trần gian
đầu thai làm Giáng Tiên – con gái thường dân Lê Thái Công ở Vụ Bản – Nam



Định vào năm 1557. Lớn lên, Giáng Tiên có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ,
nàng lấy chồng và sinh con nhưng sau đó Giáng Tiên lại phải trở về thiên đình.
Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, lần hai hiển linh để cứu nhân
độ thế, giúp người dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan
và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ. Vào thời Nguyễn bà được
phong là “Mẫu nghi thiên hạ” và là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của Việt Nam
Với những công đức đó, Thánh mẫu Liễu Hạnh được thờ khắp từ Bắc đến Nam
với mấy trăm đền phủ, nơi được sùng kính nhất là ở Phủ Giầy (Nam Định) – Nơi
sinh Bà và phủ Tây Hồ (Hà Nội) – Nơi Bà hóa. Từ Đền Sòng phố Cát, vượt Đèo
Ngang vào Quảng Nam, Nha Trang, Bình Định, nơi nào cũng có phủ thờ Bà. Tục
thờ Mẫu đã phổ biến, thành một tín ngưỡng dân gian, chỉ đứng sau Mẹ Việt Nam
đầu tiên: Âu Cơ.
Cũng theo truyền thuyết, Phủ Tây Hồ là nơi hội ngộ lần thứ hai của công chúa
Liễu Hạnh và trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Trong một lần đi thuyền dạo chơi
trên hồ, thấy cảnh đẹp, trạng ghé vào quán Tiên chúa. Do tâm đầu ý hợp, họ
cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian.
Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở
lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm.



×