Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần SKKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.92 KB, 55 trang )

Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT SỐ 3 PHÙ CÁT
----------  ---------

SÁNG KIẾN – KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI :

ĐA DẠNG HÓA NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN

Thực hiện: Lê Thị Mỹ Lượng
Đơn vị : Trường THPT Số 3 Phù Cát

Phù Cát, tháng 01 năm 2016
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 1


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

MỤC LỤC:
A. MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Vai trò của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và thực trạng cần phải đổi mới trong giờ
sinh hoạt lớp hiện nay..................................................................................3


2. Ý nghĩa và tác dụng của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.......................3
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 4
II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.......................5
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp......................................... 6
B.NỘI DUNG :
I. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................6
II. Mô tả giải pháp của đề tài................................................................................. 7
1. Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp....................................................7
2. Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh họat lớp ..........................................8
3. Xây dựng một số giờ sinh hoạt lớp theo hướng đa dạng hóa về nội dung và
hình thức theo chủ điểm từng tháng.................................................................... 10
3.1. Chủ đề tháng 8: Học sinh với nội quy nhà trường...........................................10
3.2. Chủ đề tháng 9: Học sinh với văn hóa giao thông...........................................13
3.3. Chủ đề tháng 10: Học sinh với vốn văn học dân gian ....................................17
3.4. Chủ đề tháng 11: Truyền thống tôn sư trọng đạo............................................26
3.5. Chủ đề tháng 12: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam....................29
3.6. Chủ đề tháng 1: Tuổi trẻ và mùa xuân ............................................................31
3.7. Chủ đề tháng 2: Mừng Đảng mừng xuân.........................................................34
3.8. Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đàng............................................................36
3.8. Chủ điểm tháng 4: Hòa bình hữu nghị.............................................................40
4. Khả năng áp dụng...................................................................................................50
5.Lợi ích kinh tế-xã hội của đề tài............................................................................51
C. KẾT LUẬN ..........................................................................................................52

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 2



Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Vai trò của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và thực trạng cần phải đổi mới
trong giờ sinh hoạt lớp hiện nay.
Trong công tác giáo dục học sinh (HS) ở nhà trường, việc dạy kiến thức
và bồi dưỡng đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ chính và toàn diện của
người giáo viên (GV). Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” (chương 1, mục 2, trang 1).Vì vậy không chỉ truyền thụ kiến thức,
người giáo viên còn hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, kỹ năng
sống cho học sinh. Cho nên công tác chủ nhiệm là hết sức quan trọng mà
đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Thế nhưng trên thực tế giáo viên chưa chú trọng giờ sinh hoạt lớp. Hầu
hết sinh hoạt lớp chỉ qua loa, đại khái. Thời gian sinh hoạt chỉ khoảng 15
đến 20 phút/ 45 phút với những nội dung đơn điệu. Lớp nào có vi phạm thì
la rầy, nhắc nhở, nặng thì xử phạt…, nội dung hết sức khô cứng, lặp đi lặp
lại, hình thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS thậm
chí là học sinh rất sợ tiết sinh hoạt lớp đặc biệt là những tuần và những học
sinh có vi phạm. Vì vậy một nhu cầu cấp thiết là cần đẩy mạnh và thay đổi
triệt để nội dung và hình thức sinh hoạt lớp để tiết sinh hoạt góp phần tích
cực vào rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Ý nghĩa và tác dụng của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
Để thấy được ý nghĩa và sự cần thiết của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp

cuối tuần, chúng ta cùng điểm lại những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp.
Trong đợt tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT
giáo viên đã cùng nhau thảo luận và thống nhất học sinh không thích giờ
sinh hoạt lớp là do những nguyên nhân cơ bản sau:
- HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 3


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
- Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với
nhu cầu của HS. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề
là vấn đề của chính mình phải giải quyết mà là vấn đề của thầy,cô.
- Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú
với HS
- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình
vào vị trí của HS để hiểu các em…
Vì vậy mà chúng ta cần đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức
tiết sinh hoạt lớp. Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự
hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV chủ nhiệm sẽ giúp cho giờ sinh hoạt lớp
đạt được hiệu quả cao, học sinh sẽ tích cực tham gia, cùng trải nghiệm
những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tạo ra môi
trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng
giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa
GV và HS, giữa các em với nhau được hình thành và củng cố. Đây cũng là
dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các

em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải
được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được
rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Đó là Ý
nghĩa và tác dụng to lớn của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Thế nhưng một thực tế đang tồn tại nữa là, giáo viên làm công tác chủ
nhiệm thuộc tất cả các môn và rất nhiều lứa tuổi. Cho nên dù được tập huấn
về lý thuyết thì khả năng tổ chức tiết sinh hoạt theo hướng đa dạng hóa nội
dung và hình thức, phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi của học sinh
cũng là vấn đề hết sức hạn chế. Vì vậy nên chăng cần có nhiều giờ sinh hoạt
mẫu theo chủ đề hàng tháng để giáo viên có thể tham khảo . Đó cũng là lý
do chính để tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong bài viết này, tôi đi vào nghiên cứu hình thức và nội dung tổ chức
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần . Trên cơ sở tóm lược lại những vấn đề chính về
tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp đối với học sinh và nêu một số yêu
cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp theo tinh thần đổi mới, từ đó tiến hành
xây dựng một số giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 4


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự quản, tích cực của học sinh
theo chủ đề từng tháng.
II.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

Trước thực tế hiệu quả của công tác chủ nhiệm còn hạn chế và “chất
lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi, giáo viên
chủ nhiệm gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh” [3,
tr.2], vào tháng 01 năm 2011, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và đào
tạo đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở
trường THPT tại Đà Lạt và báo cáo viên của từng tỉnh tập huấn lại cho giáo
viên trong toàn tỉnh nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên chủ
nhiệm .
Hội thảo đã xác định: tiết sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập
thể, là một hình thức tổ chức tự quản của học sinh và là một trong những
biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, tạo nên sự
gần gũi, vui vẻ. Qua tiết sinh hoạt lớp, giúp các em giải quyết những vướng
mắc, khó khăn, tăng cường sự đoàn kết của một tập thể lớp và đây cũng là
dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các
em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải
được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau … Từ đây ”các em sẽ lĩnh hội được
rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS, tức là phát triển
mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất … của
học sinh” [3].
Trong suốt thời gian qua, chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao
cho học sinh học thật giỏi mà quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi
với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được
cung cấp những kỹ năng sống, không được tham gia sinh hoạt tập thể, kỹ
năng hòa nhập cộng đồng cũng như tính tự quản. Ngoài việc học văn hóa,
thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực, số còn lại thì
không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ
biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo, báo chí, dư luận lên
tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn
sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em
chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode,… Tất cả

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 5


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm
công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đổi mới tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
theo hướng phát huy sự chủ động của học sinh, tạo môi trường thân thiện,
vừa học vừa chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống cho học sinh.
2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp
Để thực hiện đề tài này, bắt đầu từ năm học 2011-2012 tôi đã vận dụng
hướng đổi mới này vào trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Qua hơn bốn
năm áp dụng (năm học: 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015, và
học kì I năm học 2015-2016) đã đem đến những kết quả rất tích cực. Từ
thực tế thành công của bản thân, tôi rút ra những kinh nghiệm để viết và
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa về nội dung và hình thức
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần .
Để tiến hành viết sáng kiến, kinh nghiệm này tôi đã áp dụng các biện
pháp sau:
- Phương pháp thực nghiệm trong thực tế giảng dạy để rút ra những kinh
nghiệm từ thực tế giáo dục.
- Khảo sát, lấy ý kiến từ học sinh.
- Tham khảo các tài liệu dạy học có liên quan .
- Sưu tầm, tra cứu trong sách vở, trên thông tin đại chúng và cả học hỏi từ
đồng nghiệp.

Đó là những phương pháp chính để tôi hoàn thành sáng kiến kinh
nghiệm (SKKN) này.

B.NỘI DUNG
I.Mục tiêu của đề tài:
Qua SKKN này, tôi muốn đổi mới toàn diện tiết sinh hoạt lớp. Giúp HS
làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Dưới sự hướng dẫn của
GVCN, các em trực tiếp lựa chọn, thiết kế và tổ chức chương trình, cùng nhau
trải nghiệm để từ đó giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết
cho bản thân, các em sẽ lĩnh hội được giá trị sống, tạo tinh thần tự giác, tự
quản, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Cũng qua đề tài này, tôi cũng muốn góp một số nội dung và hình thức
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 6


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
tổ chức tiết sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng để đồng nghiệp tham khảo và
cùng nhau thảo luận để công tác chủ nhiệm, giáo dục học sinh ngày càng có
hiệu quả hơn.

II.Mô tả giải pháp của đề tài:
1. Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp:
Yêu cầu đầu tiên là phải đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức
tiết sinh hoạt lớp. Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú
riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ
chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu

đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích
cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình
thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ
ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh, phải phù hợp với kinh
nghiệm và trình độ hiểu biết của các em, huy động đến mức cao nhất trí tuệ
và tình cảm tập thể của HS.
Thứ hai, phải thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng
dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh,
tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực,
tăng cường giao lưu giữa các em, tạo không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở,
sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia
sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. Nói cách khác, học sinh phải là
chủ thể của giờ sinh hoạt lớp.
Thứ ba, phải tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các
công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh: Mỗi
lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây
dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình
huống nảy sinh trong tập thể lớp…., vì thế cần để cho HS tự thảo luận, trao
đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh
thần trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với
từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt
nhất cho từng học sinh. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá
trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng các
em có vị trí nhất định trong lớp, vì vậy sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với các

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 7



Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
thành viên khác để hoàn thành công việc được giao, và có ý thức xây dựng
tập thể lớp vững mạnh.
Thứ tư, đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa HS
có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục. Chính thông qua giao
lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây
dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự
ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các
em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc
cảm...và từ đó có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu biết về
nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu
không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện.
Thứ năm, để tạo sức lôi cuốn, tránh đơn điệu, nhàm chán, giáo viên cần
phải hướng dẫn HS đa dạng về nội dung và hình thức theo chủ đề hàng
tháng, điều này sẽ giúp các em chủ động, sáng tạo và tạo được bầu không
khí náo nức mong chờ, mỗi tiết sinh hoạt là một sự thú vị, bất ngờ chờ khám
phá.
Trong quá trình bàn bạc các công việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt
cuối tuần dưới hình thức giao lưu, đối thoại, hình thức trò chơi, cuộc thi sẽ
phát triển được bầu không khí thuận lợi cần thiết cho giáo dục, giúp mọi HS
tin tưởng và không sợ hãi về mặt tâm lí. Các em sẵn sàng đưa ra những quan
điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của
người khác một cách tôn trọng...Giao lưu- đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS
lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ phê bình đối với bản thân, sự
tôn trọng đối với các bạn, tính sẵn sàng giải quyết có sáng tạo các vấn đề đặt
ra và niềm tin vào khả năng giải quyết chúng.
2.Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới
Nếu tiết sinh hoạt theo kiểu cũ luôn rập khuôn theo kiểu: tổng kết thi

đua hàng tuần, nhắc nhở công việc tuần đến, và mỗi tiết sinh hoạt chỉ
khoảng 10 phút là hết nội dung thì sinh hoạt theo hướng đổi mới vừa đảm
bảo nội dung trên, vừa sinh hoạt trò chơi theo chủ đề. Trong đó giành hơn
2/3 thời gian (khoảng 35 phút) cho sinh hoạt chủ đề.
2.1. Tổng kết thi đua và triển khai công việc tuần tới
Tổng kết thi đua và triển khai công việc tuần tới nên tiến hành nhanh
gọn, khoảng 10 phút, để tranh thủ thời gian tổ chức hoạt động theo chủ đề. Để
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 8


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
không mất thời gian thì phần này giáo viên thống nhất tiêu chí thi đua, mẫu
theo dõi. Các tổ trưởng đối chiếu sổ thi đua của mình với sổ của lớp trưởng,
của cờ đỏ trước tiết 5 (trước tiết sinh hoạt) để điều chỉnh, sửa chửa cho chuẩn
xác, không để xảy ra tranh cãi, mất uy tín cán bộ lớp và tốn thời gian.
GV có thể yêu cầu 5 phút giải lao, 4 tổ trưởng lên bảng ghi tổng kết thi
đua của tổ mình ( điểm cộng, điểm trừ của các thành viên trong tổ và tổng
điểm thi đua của tổ), lớp trưởng đối chiếu với sổ thi đua của mình để hoàn
thiện. Khi đánh trống vào lớp, lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về
các hoạt động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức...
Lớp phó phụ trách văn thể, lao động: nhận xét từng mảng hoạt động do
mình phụ trách.
GV tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của
lớp, của nhà trường. Phê bình, nhắc nhở những em không học bài, không làm
bài tập ở nhà, vi phạm nội quy nhà trường; tuyên dương tổ đạt điểm cao nhất
trong tuần.

Lưu ý : Dù tổng kết chỉ trong khoảng 10 phút nhưng giáo viên phải tổ chức
khoa học, hiệu quả. Khen, chê phải nghiêm khắc nhưng phải có tác dụng giáo
dục cao, khách quan, công bằng.
Thông báo những công việc chính trong tuần tới, phân công học sinh phụ
trách từng công việc.
2.2.Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 30 phút):
Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với
những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới, ... Hình thức sinh hoạt cũng
đa dạng, có thể tổ chức theo các hình thức như:
-Thảo luận chuyên đề hay chủ điểm:
Giáo viên giao lần lượt chủ điểm cho tổ phụ trách chuẩn bị, chủ trì, các
tổ khác hỗ trợ, tham gia.
- Tổ chức cho các tổ thi với nhau
Hội thi là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, tạo ra sân chơi
hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các
em có cơ hội thể hiện vẻ đẹp, tài năng, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những
kiến thức liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 9


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
hoạt động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu,
nên giáo viên phải tư vấn, hỗ trợ tích cực cho học sinh.
-Hát theo chủ đề: Đối với tuần có ngày lễ lớn các em có thể tổ chức sinh

hoạt văn nghệ theo chủ điểm. Chẳng hạn ngày Nhà giáo Việt Nam, tổ chức
cho học sinh hát về thầy, cô; Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
các em hát những ca khúc cách mạng đi cùng năm tháng,…
2.3.Tổng kết, đánh giá và xây dựng kế hoạch cho hoạt động trong
tuần tiếp theo ( khoảng 5 phút) .
GVCN nhận xét, đánh giá sự thành công và đóng góp của từng thành
viên trong tiết học. Phân công chủ đề và nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động
cho tuần tuần tiếp theo .
Đó là những yêu cầu cơ bản, những nội dung và hình thức tổ chức một
giờ sinh hoạt lớp theo hướng tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự
quản của học sinh.
3. Xây dựng một số giờ sinh hoạt lớp theo hướng đa dạng hóa về nội
dung và hình thức theo chủ điểm từng tháng
3.1. Chủ đề tháng 8: HỌC SINH VỚI NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
*Mục tiêu:
-Tuyên truyền, kiểm tra và nhắc nhở việc nắm nội quy và thực hiện theo nội
quy của Nhà trường đối với các học sinh trong lớp.
-Giúp cho học sinh trong lớp tăng cường tinh thần đoàn kết, hiểu biết, quan
tâm, chia sẻ cho nhau nhất là học sinh lớp 10 còn bỡ ngỡ, chưa biết nội quy,
chưa quen bạn bè.
-Rèn kỹ năng giao tiếp, sự tự tin trình bày trước đám đông.
*Nội dung hoạt động:
-Nội quy thi đua của nhà trường.
-Tìm hiểu về thầy cô, bạn bè.
*Hình thức tổ chức: Bốn tổ thi với nhau
*Công tác chuẩn bị:
-Thành lập ban tổ chức, phân công trách nhiệm:
+Tổ 1 chuẩn bị khâu trang trí.
+Người phụ trách văn nghệ: lớp phó văn thể mỹ
+Vì là tiết sinh hoạt đầu tiên nên giáo viên sẽ đứng ra tổ chức, dẫn chương


GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 10


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
trình để làm mẫu (nếu không có khả năng dẫn chương trình, giáo viên có
thể chọn một học sinh làm MC).
*Tổ chức hoạt động:
-MC: Các em HS thân mến, sau những ngày nghỉ hè vui vẻ,chúng ta lại bắt
đầu năm học mới với năng lượng tràn đầy. Và để tăng thêm niềm vui, sự
hứng thú cho năm học mới, đồng thời giúp chúng ta nhớ được những nội
quy của nhà trường, hôm nay lớp ta sẽ sinh hoạt với chủ đề “Học sinh với
nội quy nhà trường”.
-Lớp phó văn thể bắt nhịp một bài hát “ lớp chúng mình rất rất vui…” để tạo
thêm không khí. (5 phút)
a.Hoạt động 1: trò chơi ghép tên: (6 phút)
- Chia lớp thành 4 đội thi với nhau. Phần này gồm hai lượt thi
- Luật chơi: Mỗi đội cử hai đại diện lên bảng ghép tên quý thầy,cô giáo
trong trường và các bạn học sinh trong lớp thành từ có nghĩa. Ví dụ: Hoa
Hồng, Tiến Quân, Minh Quân, Nhân Nghĩa, Phú Qúy, Tình Nhân,…
Lưu ý: Từ có nghĩa, ghép tên nhân vật không có điểm.
-Thời gian mỗi lượt thi là hai phút, mỗi từ ghép đúng và có nghĩa được 10
điểm
Lượt 1: Ghép tên thầy cô.
Lượt 2: Ghép tên các bạn học sinh trong lớp.
-Công bố điểm

b.Hoạt động 2: Ai là học sinh ngoan.(7 phút)
-Luật chơi: MC đọc các câu hỏi về nội quy nhà trường. Các đội giành quyền
trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Hệ thống câu hỏi:
-Ồn trong giờ chào cờ trừ bao nhiêu điểm? –TL: -50đ.
-Vắng học có phép trừ bao nhiêu điểm? –TL: -3đ.
-Vắng học không phép trừ bao nhiêu điểm? –TL: -5đ.
-Cúp cua,bỏ tiết trừ bao nhiêu điểm? –TL: - 30đ.
-Vệ sinh bẩn và không đúng thời gian trừ bao nhiêu điểm?-TL-20đ
-Hút thuốc lá, uống rượu bia, đánh bài, mang điện thoại đến trường… trừ
bao nhiêu điểm? Ngoài ra còn chịu hình phạt gì? TL -50đ, đạo đức loại yếu
vì đó là những điều cấm.
Công bố điểm
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 11


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
c.Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống –Tư vấn tình yêu (12 phút)
Mỗi tổ sẽ có một tình huống để xử lí. Bốc xăm tình huống, 30giây thảo
luận trong đội, trình bày không quá hai phút.
Thang điểm tối đa cho phần này là 30 điểm.
Tình huống 1 :
Nhân dịp sinh nhật của bạn, một người bạn khác giới cùng học trong
lớp mang một bó hoa hồng và một món quà tặng bạn. Người đó muốn nhờ
hoa và quà nói hộ tình yêu. Tuy nhiên, bạn xem người đó chỉ là một người
bạn tốt và muốn duy trì mối quan hệ này ở mức tình bạn. Bạn sẽ phải làm thế

nào ?
Tình huống 2 :
Sau giờ giải lao, bước vào lớp, bạn tình cờ phát hiện có lá thư trong
cuốn sách của bạn. Bạn đọc thấy nội dung bức thư nói rằng người viết rất
“mến và yêu bạn”. Bạn phải làm thế nào ?
Tình huống 3:
Một người bạn thân của bạn hỏi và cần ý kiến tư vấn của bạn: “Hiện
giờ mình rất băn khoăn về một vấn đề chưa có lời giải đáp là : có nên yêu ở
lứa tuổi học trò hay không ? mình biết rằng yêu ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến
học tập, nhưng mình có cảm tình với người ấy và mình luôn dành tình cảm đó
cho bạn ấy. Mình nghĩ bạn ấy cũng có cảm tình với mình. ...”. Bạn cho mình
lời khuyên nên làm thế nào?
Tình huống 4:
Mẹ bạn một lần lấy điện thoại của bạn kiểm tra tin nhắn thì phát hiện
có rất nhiều tin nhắn từ một số điện thoại với nội dung tỏ tình, yêu thương.
Mẹ rất giận, bạn sẽ giải quyết ra sao?
GV sẽ nhận xét, đánh giá, cho điểm: điểm của GV 50%; điểm của ban
giám khảo từ HS 50 %
Công bố điểm
MC: Tình bạn khác giới là một nhu cầu tự nhiên đối với lứa tuổi
THPT. Đó là những rung động đầu đời, nếu yêu đúng sẽ giúp chúng ta hoàn
thiện nhân cách, nhưng hầu hết khi yêu các bạn thường xao nhãn học hành.
Cần cư xử đúng mức trong quan hệ giữa hai giới để duy trì tình bạn đẹp.
Nhưng ở lứa tuổi học trò không nên bước vào quan hệ yêu đương vì lúc này
các em chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về các mặt tâm lí. Không nên vội vã ngộ
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 12



Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
nhận cảm xúc yêu đương và tình yêu vì có thể mang lại nhiều hậu quả sau
này cho bản thân.
Cô hy vọng sau buổi sinh hoạt này lớp chúng ta càng đoàn kết hơn,yêu
thương nhau hơn, và cùng cố gắng xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Chúc
cả lớp sẽ gặt hái được nhiều thành công trong năm học này.
GVCN nhận xét, đánh giá sự thành công và đóng góp của từng thành
viên trong tiết học. Phân công chủ đề và nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động
cho tuần tuần tiếp theo (4 phút)
3.2. Chủ đề tháng 9: HỌC SINH VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
*Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu biết hơn về luật an toàn giao thông đường bộ.
- Phát triển khả năng làm việc tập thể của học sinh, kỹ năng phản ứng
nhanh, phát biểu, hùng biện trước đám đông.
- Tạo tinh thần đoàn kết, hiểu biết, quan tâm, chia sẻ cho nhau .
*Nội dung hoạt động:
-Luật giao thông đường bộ.
*Hình thức tổ chức: Thi trả lời trắc nghiệm và hùng biện.
*Công tác chuẩn bị:
-Thành lập ban tổ chức, phân công trách nhiệm:
+Tổ 2 chuẩn bị nội dung, trang trí và tổ chức.
+Cố vấn chương trình: GVCN.
Lưu ý: Nội dung hoạt động trước một tuần để giáo viên kiểm tra độ chính
xác và điều chỉnh cho phù hợp.
*Tổ chức hoạt động:
MC: Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Trên thực tế,
tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày,từng giờ và có thể cướp đi mạng
sống của người tham gia giao thông bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn

30 người chết vì tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn không ít nạn nhân của
tai nạn giao thông là học sinh chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ
và hành động như thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông ?
Buổi ngoại khóa hôm nay sẽ giúp chúng ta có thêm những hiểu biết về
luật an toàn giao thông để bảo vệ bản thân mình và những người khác trước
lưỡi hái của thần chết khi tham gia giao thông.
a.Hoạt động 1: Hiểu biết về luật giao thông đường bộ
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 13


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
-Luật chơi: chia lớp thành 4 đội (mỗi tổ là một đội). Mỗi câu trả lời đúng
được 10 điểm. Kết thúc cuộc thi đội nào cao điểm nhất sẽ giành chiến thắng
và được quyền yêu cầu đội thấp điểm nhất làm một việc gì đó (ví dụ như
hát-múa phụ họa, hoặc một hình phạt bằng trò chơi…)
Hệ thống câu hỏi và câu trả lời (câu trả lời là câu in đậm):
LƯỢT 1: Mỗi đội trả lời lần lượt trả lời gói câu hỏi của đội mình
Câu hỏi 1: Người điều khiển xe đạp đi như thế nào là đúng quy tắc giao
thông?
A.Đi xe đạp dàn hàng ngang
B.Đi xe đạp vào phần đường người đi bộ
C. Cho xe đi hàng một
Câu hỏi 2: Người điều khiển xe đạp chỉ được chở mấy người?
A.Chỉ được chở một người
B.Được chở 2 người
C.Được chở một người, trừ trường hợp trở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi

Câu hỏi 3: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc
giao thông?
A.Đi bên phải theo chiều đi của mình
B.Đi đúng phần đường quy định
C.Chấp hành hệ thống báo hiệu đèn bộ
D.Tất cả các ý trên đều đúng
Câu hỏi 4: Những hành vi nào ghi dưới đây bị nghiêm cấm?
A.Đua xe, tổ chức đua xe trái phép
B.Lạng lách, đánh võng
C.Tất cả các hành vi trên bị nghiêm cấm
Câu hỏi 5: Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh phải đội mũ bảo hiểm
khi đi trên các tuyến đường nào ?
A. Khi đi trên các tuyến đường trên thi xã, thị trấn
B. Khi đi trên đường quốc lộ
C. Khi đi trên đường làng, đường nhỏ
D. Tất cả các tuyến đường trên
Câu 6 : Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao
thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông
phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 14


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
A. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
C. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 7 : Người đi xe đạp máy có phải đội mũ bảo hiểm không ?
A. Không cần đội mũ bảo hiểm
B. Có thể đội hoặc không cần đội mũ bảo hiểm
C. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
Câu 8 : Trên đường giao nhau không có vòng xuyến, xe đạp phải nhường
đường từ bên nào ?
A. Bên trái
B. Bên phải
Câu 9 : Nơi nào quy định người điều khiển xe đạp không được phép đi
qua ?
A. Nơi cấm xe ô tô
B. Nơi cấm xe máy
C. Nơi có biển báo cấm xe đạp
Câu 10: Những hành vi nào sau đây bị cấm khi tham gia giao thông?
A. Cấm đua xe
B. Cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông
C. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 11 : Bạn hãy cho biết những trường hợp sau đây, trường hợp nào vi
phạm luật giao thông ?
A. Đi xe đạp chở một người đằng sau
B. Đi xe đạp đèo ba người
C. Đi xe đạp đèo hai người
Câu 12 : Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những loại nào ?
A. Xe máy
B. Xe ô tô
C. Xe đạp
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 13 : Bạn hãy cho biết luật giao thông quy định bao nhiêu tuổi mới được
điều khiển mô tô, xe máy ?
A. 17 tuổi

B. 18 tuổi
C. 19 tuổi
Câu 14 : Bạn hãy cho biết trong những trường hợp sau trường hợp nào
không vi phạm luật giao thông ?
A. Đi xe đạp đèo 3 người
B. Đi xe đạp chở một người đằng sau
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 15


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
C. Đi xe ngược chiều vào đường một chiều
LƯỢT 2: GIÀNH QUYỀN TRẢ LỜI
Có 10 câu hỏi MC lần lượt đọc câu hỏi, các đội sẽ giành quyền trả lời
ngay sau khi MC đọc hết câu hỏi. Đội nào trả lời đúng sẽ được 10 điểm.
Câu 1 : Khi đi học về học sinh có được đi hàng hai, hàng ba không ?
A. Có
B. Không
Câu 2 : Mọi người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải ?
A. Đội mũ
B. Đội nón
C. Đội mũ bảo hiểm
Câu 3 : Khi đi học về các bạn phải thực hiện luật giao thông như thế nào ?
A. Đi về phía bên tay phải của mình
B. Không được tụ tập gây ách tắc giao thông
C. Không được đi hàng ba, hàng tư
D. Tất cả các ý trên.

Câu 4 : Đèn hiệu để điều khiển các loại xe đi đúng có mấy màu ?
A. Hai màu
B.Ba màu
C. Bốn màu
Câu 5 : Điều gì có thể xảy ra khi một người uống nhiều rượu, bia lái xe trên
đường ?
A. An toàn
B. Không an toàn
Câu 6 : Khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn thì phải đi như thế nào là đúng ?
A. Đi tốc độ nhanh
B. Đi bình thường không cần giảm tốc độ
C. Giảm tốc độ quan sát kỹ hai hướng
Câu 7 : Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai ?
A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải
B. Là trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội
C. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông
Câu 8 : Ở những nơi không có vạch đi bộ qua đường, khi sang đường các
em phải làm gì ?
A. Chạy thật nhanh đi qua bên kia đường
B. Quan sát kỹ từ hai phía khi không thấy xe mới qua đường
C. Cả hai ý trên
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 16


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
Câu hỏi 9: Chúng ta có được thả trâu bò ở hai bên đường quốc lộ không?

A. Được phép
B. Không được phép
Câu 10: Người điều khiển xe môtô trên 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ
gì ?
A. Giấy phép lái xe
B. Chứng nhận đăng kí xe
C. Bảo hiểm dân sự
D.Tất cả những giấy tờ trên
b.Hoạt động 2: Thi hùng biện với chủ đề: học sinh với văn hóa giao
thông (13 phút)
-Mỗi đội có 3 phút trình bày bài hùng biện của đội mình về: học sinh với an
toàn giao thông
-Ban giám khảo là giáo viên chủ nhiệm và một số cán bộ lớp.
-Thang điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm.
*Kết thúc hoạt động
-Tổng kết điểm của các đội qua 2 phần thi.
MC: kết thúc phần thi “ Học sinh với văn hóa giao thông” hôm nay tôi hy
vọng các bạn sẽ hiểu thêm về luật giao thông để tuyên truyền và giúp đỡ
mọi người tham gia giao thông đúng luật.
GVCN nhận xét, đánh giá sự thành công và đóng góp của từng thành
viên trong tiết học. Phân công chủ đề và nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động
cho tuần tuần tiếp theo .
3.3. Chủ đề tháng 10: HỌC SINH VỚI VĂN HỌC DÂN GIAN
*Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu biết hơn về văn học dân gian, để từ đó thêm yêu và giữ
gìn văn học dân gian nước nhà.
- Phát triển khả năng làm việc tập thể của học sinh.
- Tạo tinh thần đoàn kết, thi đua học tập và rèn luyện.
*Nội dung hoạt động:
- Kiến thức văn học dân gian đã học ở lớp 10.

*Hình thức tổ chức: Cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia
*Công tác chuẩn bị:
+Tổ 2 chuẩn bị nội dung, ghi bảng ô chữ vào bảng phụ, trang trí và tổ chức.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 17


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
+Cố vấn chương trình: GVCN, ban cán sự lớp. Tùy vào môn dạy của
GVCN, lựa chọn nội dung cho phù hợp.
*Tổ chức hoạt động:
Chia lớp làm bốn đội, thi kiến thức về văn học dân gian Việt Nam với hình
thức như cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia
-Lời giới thiệu: Văn học dân gian là những viên ngọc lấp lánh trong nền
văn học nước nhà . Tiết sinh hoạt hôm nay bốn tổ sẽ thi với nhau dưới hình
thức cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia để xem ai thuộc được nhiều văn học
dân gian hơn. Chúc các đội thi bình tĩnh chinh phục những kiến thức để đạt
được vòng nguyệt quế.
-Thể lệ: mỗi tổ sẽ là một đội thi, tức là bốn tổ sẽ thi với nhau, sau ba vòng
thi dựa vào số điểm của mỗi tổ sẽ phân định nhất, nhì , ba , tư.
Lần lượt các vòng thi là:
+Khởi động.
+Vượt chướng ngại vật.
+Về đích.
Trước hết mời lớp trưởng, lớp phó lên bàn thư kí. Bốn tổ kiểm tra lại bút
lông, bảng học tập.
Cuộc thi bắt đầu:

a. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG:(12 phút)

Thi trắc nghiệm kiến thức. Mỗi đội sẽ có một gói câu hỏi gồm 4 câu .
Các đội sẽ lần lượt chọn gói câu hỏi của mình. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được
10 điểm. Điểm tối đa của phần thi này là 60 điểm, chúc các đội đạt số điểm
tối đa của phần thi này.

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 18


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

GÓI
SỐ 1
1. Phương thức truyền miệng đã tạo ra đặc điểm nào của văn học dân gian?
A. Tính nguyên hợp.
B. Tính đa nghĩa.
C. Tính phi ngã.
D. Tính dị bản.
2.Trong những nhận định sau, nhận định nào khái quát chưa chính xác về
giá trị của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc.
B. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ nhưng chỉ nhằm mục đích
giáo dục con người.
C. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của
các dân tộc.

D. Văn học dân gian có tác dụng to lớn tới văn học viết.
3.Thể loại nào của văn học dân gian "kể lại những sự kiện và biến cố lớn
lao, có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng"?
A. Thần thoại.
B. Sử thi.
C. Truyền thuyết.
D. Truyện thơ.
4. Điểm nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân
gian?
A. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.
B. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.
C. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy
trở thành tiếng nói riêng của người trí thức.
D. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
5. Tại sao trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây, Đăm Săn phải nhờ vào
thần linh mới giành được chiến thắng?
A. Tài năng của Đăm Săn còn chưa nhiều.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 19


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
B. Vì Mtao Mxây có thần ác hỗ trợ nên Đăm Săn cũng phải có thần linh
giúp đỡ mới cân bằng.
C. Sử thi vẫn còn dấu vết kiểu tư duy thần thoại: giải thích mọi hiện
tượng bằng những lực lượng siêu nhiên, bằng tưởng tượng.
D. Nhân dân vì tôn sùng nên đã thần thánh hoá người anh hùng của mình.

6. Dòng nào dưới đây nói không đúng về đặc điểm truyền thuyết?
A. Phản ánh lịch sử.
B. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời
sống con người.
C. Nói lên "tâm tình tha thiết" của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật
lịch sử.
D. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.

GÓI
SỐ2
1. Đặc điểm nào dưới đây nói rõ nhất sự khác nhau của truyện thơ đối với ca
dao?
A. Tác phẩm được viết bằng văn vần.
B. Tác phẩm giàu chất trữ tình.
C. Tác phẩm có sự việc, cốt truyện được kể bằng văn vần.
D. Tác phẩm phản ánh thế giới tình cảm, nội tâm của con người.
2. Tầm vóc sử thi của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thể hiện rõ nhất
trong
A. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh hoành
tráng của lễ ăn mừng chiến thắng.
B. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và khung cảnh thiên nhiên
hùng vĩ.
C. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và hình tượng của kẻ thù.
D. Mối quan hệ giữa hình tượng người anh hùng và các lực lượng siêu
nhiên.

GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát


Trang: 20


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
3. Hai bài ca dao Làm trai cho đáng sức trai... và Chồng người đi ngược về
xuôi... có ý nghĩa gì?
A. Ca ngợi những người đàn ông khỏe mạnh.
B. Cười những người đàn ông lười biếng.
C. Ca ngợi những người đàn ông có chí lớn.
D. Nói lên chí làm trai.
4. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ được lưu truyền từ
đời này qua đời khác nhằm mục đích gì?
A. Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương.
B. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.
C. Giải thích sự hình thành của nước Âu Lạc.
D. Kể về một mối tình đẹp trong lịch sử.
5. Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám?
A. Miếng trầu tiêm cánh phượng.
B. Xương cá bống.
C. Sự biến hoá của Tấm.
D. Bụt.
6.Câu: "Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "xấu hay làm
tốt, dốt hay nói chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt" có ý nghĩa gì
trong toàn bộ câu chuyện Tam đại con gà?
A. Chỉ ra mâu thuẫn trái tự nhiên, đáng cười trong nhân vật chính.
B. Phơi bày ra ngay bản chất của nhân vật chính.
C. Giới thiệu thói đời "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ".
D. Mở đầu truyện một cách hấp dẫn.

GÓI

SỐ 3
1. Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... phê phán
A. những người phụ nữ tham ăn.
B. những người ưa nịnh.
C. những người chồng lười nhác.
D. những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 21


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ để lại cho chúng ta
bài học gì?
A. Bài học về việc xây Loa Thành.
B. Bài học về tình yêu.
C. Bài học về sự cảnh giác.
D. Bài học về sự chủ quan.
3. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, Trọng Thuỷ
đối với Mị Châu như thế nào?
A. Một tên xâm lược gian manh, xảo quyệt không hơn kém.
B. Một kẻ đa tình, sau khi gặp được người con gái khác liền rũ bỏ Mị Châu.
C. Một người chồng hết mực yêu thương vợ.
D. Vừa là một tên xâm lược vừa là một người có tình cảm vợ chồng son
sắt.
4.Truyện Tam đại con gà phê phán điều gì?
A. Bọn quan lại tham lam.
B. Thói sĩ diện hão của kẻ dốt hay nói chữ.

C. Thầy đồ tham ăn.
D. Bọn trọc phú học đòi thói khoe chữ.
5.Nhận định nào trong các nhận định dưới đây không phải là đặc trưng của
truyện cổ tích thần kì?
A. Thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người về một xã hội công
bằng, hạnh phúc.
B. Kể về một số nhân vật lịch sử bằng những câu chuyện có yếu tố thần kì.
C. Kể về số phận của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
D. Sử dụng những yếu tố hoang đường, kì ảo.
6.Chi tiết nào trong truyện Tam đại con gà chứng tỏ thầy đồ ý thức được sự
dốt nát của mình?
A. Thầy nghĩ thầm: mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn.
B. Thầy đồ lấy làm đắc chí lắm, bảo học trò đọc to lên.
C. Thầy đồ thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối.
D. Thầy đồ xin ba đài âm dương để xem chữ.
1.Thơ ca dân gian bao gồm:
A.Tục ngữ, ca dao.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

GÓI
SỐ 4

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 22


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
B.Vè, câu đố.
C. Câu đố, ca dao.

D.Ca dao, vè.
2. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, việc An
Dương Vương chém đầu Mị Châu thể hiện điều gì?
A. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.
B. Sự trừng phạt thích đáng với kẻ phản bội.
C. Sự tàn nhẫn, tuyệt tình.
D. Sự tỉnh ngộ muộn màn nhưng cần thiết.
3.Thái độ của tác giả dân gian với nhân vật Mị Châu như thế nào?
A. Trách cứ, oán giận.
B. Phê phán và lên án mạnh mẽ.
C. Cảm thông, thương xót.
D. Vừa đáng giận, vừa đáng thương.
4.Bài ca Trèo lên cây khế nửa ngày ... là lời của nhân vật trữ tình nào?
A. Chàng trai đang yêu.
B. Người chồng tình nghĩa.
C. Người vợ thủy chung.
D. Cô gái đang yêu.
5.Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của ca dao?
A. Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.
C. Nói về tình cảm gia đình.
D. Nói lên nỗi đau của con người trong xã hội cũ.
6. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:
A. Là vua của một nước.
B. Có ý thức đối với sự an nguy của đất nước.
C. Là vị vua chăm lo việc cúng tế, thờ phụng thần linh.
D. Không có cách để xây cung điện.
b.VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT:(10 phút)

GV:Lê Thị Mỹ Lượng


Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 23


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

Luật chơi: Trò chơi ô chữ
Phần thi này có 11 hàng ngang và một hàng dọc. Mỗi hàng ngang sẽ có một
gợi ý để mở. Mỗi hàng ngang được mở, bốn đội thi sẽ được một từ chìa
khóa.
-Mỗi đội sẽ có hai lượt lựa chọn từ hàng ngang, còn lại ba hàng ngang giáo
viên sẽ đọc 4 đội giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
-Trả lời ô hàng dọc khi đã trải qua hai lượt lựa chọn của 4 đội, tức là có đến
8 hàng ngang đã được mở. Nói đúng hàng dọc sẽ được 50 điểm.
Hàng ngang:
1. Có 5 chữ cái: Đây là sai lầm của Mị Châu trong Truyện An Dương
Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là gì?
Cả tin.
2. Có 6 chữ cái: Đây là thể thơ được ca dao sử dụng nhiều nhất?
Lục bát.
3. Có 7 chữ cái: Cấp độ của tiếng cười trong truyện Tam đại con gà là gì?
Phê phán.
4. Có 10 chữ cái: Hình ảnh "sao Mai", "sao Hôm" trong câu ca dao: "Sao
Hôm sánh với sao Mai chằng chằng” gợi lên đặc điểm gì về tình cảm của
lứa đôi?
Sự vĩnh hằng.
5. Có 9 chữ cái: Mị Châu đã dùng vật này để làm dấu chỉ đường cho
Trọng Thuỷ?

Lông ngỗng.
6. Có 10 chữ cái: Loại truyện dân gian này có nội dung chủ yếu nhằm mục
đích giải trí và phê phán?
Truyện cười.
7. Có 12 chữ cái: Thể loại văn học dân gian nào có chứa đựng các yếu tố
của lịch sử?
Truyền thuyết.
8. Có 3 chữ cái: Sử thi Đăm Săn của dân tộc nào?
Ê-đê.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát

Trang: 24


Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
9. Có 7 chữ cái: Ca dao thường sử dụng phương thức biểu đạt nào nhất?
Biểu cảm.
10. Có 9 chữ cái: Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn voi ...có hình thức là
gì?
Lời đối đáp.
11. Có 9 chữ cái: Trong câu: "Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng",
nói "hai hạt vừng" là cách nói
Cường điệu.
Hàng dọc: Có 11 chữ cái: Đây là một trong những đặc trưng của văn học
dân gian Vệt Nam?
TRUYỀN MIỆNG
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

T

Hàng học:
T
R

S
L
T
R

L
P

Ô
R
U

C


H
V
N
U
Y

C

B
L
Ư

I



U

Y


C
Ê
Ĩ
G
Y

Ê

I

N



T
B
P
N
N

N
Đ
U
Đ
G

N

I
Á
H
H
G
N
T
Ê
C

Đ


M

N
T
Á
H

C
H

N

N
Ư
U

N
G

Y

G


I
I

M
Đ



Á
U

P

I



N

I


G

c.VỀ ĐÍCH:(13phút)

VỀ ĐÍCH

Các đội lựa chọn câu hỏi, mỗi đội có hai lượt lựa chọn.(chọn số thứ tự, thư
kí ghi thứ tự 12 câu lên bảng, đánh dấu những câu đã chọn để các đội biết
lựa chọn không trùng).Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
1. Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" trong Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thuỷ nói lên ý nghĩa gì?
Đáp án: Biểu trưng cho sự hoá giải của một mối oan tình.
GV:Lê Thị Mỹ Lượng

Trường THPT số 3 Phù Cát


Trang: 25

T


×