Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TUYỂN CHỌN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.06 KB, 5 trang )

Đề 1: Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi miêu tả những tội các tày trời của giặc
Minh với nhân dân ta đến mức: “ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ! Nheo nhóc
thay kẻ goá bụa khôn cùng”, khiến “ trời đất” cũng không thể “dung tha”. Nhưng
khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha chết cho giặc, hơn
nữa lại còn “cấp cho năm trăm chiếc thuyền”, “ phát cho vài nghìn cỗ ngựa” để
chúng về nước.
Từ việc cảm nhận tư tưởng cao đẹp đó, em hãy nêu suy nghĩ của mình về
lòng khoan dung của mỗi con người.
Gợi ý.
1. Mở bài:

- Nhân ái, khoan dung chính là một nét đẹp phẩm chất của dân tộc ta.
- Truyền thống tốt đẹp ấy như một suối nguồn trong trẻo chảy qua các tác phẩm
văn học từ thế hệ này đến thế hệ khác.
- Đến với “ Bình Ngô đại cáo”, chẳng những ta sống lại những năm tháng hào
hùng của dân tộc mà còn cảm nhận được một cách sâu sắc về lòng khoan dung
trong cuộc sống.
2. Thân bài:
a. Cảm nhận tư tưởng cao đẹp trong Bình Ngô dại cáo:


- Đại cáo bình Ngô vừa là “ áng thiên cổ hùng văn”, vừa là bản tuyên ngôn độc lập
lần thứ hai của nước ta. Bài cáo đã lớn tiếng khẳng định nhân quyền, đầu tranh và
bảo vệ quyền sống của con người.
- Tác phẩm đã tái hiện những năm tháng rất đau thương trong lịch sử dân tộc, khi “
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoaj” cho nhân dân,làm “ Tàn hại cả giống côn
trùng cây cỏ”…Nhưng Bình Ngô đại cáo cũng là những trang văn đẹp nhất nói về
lòng nhân ái bao dung khi ta “ mở đường hiếu sinh” tha chết cho lũ giặc bạo tàn….
- Tư tưởng đó chính là đạo lí làm người cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b. Suy nghĩ về lòng khoan dung trong cuộc sống.
* Khoan dung là gì? Là sự tha thứ, rộng lượng với kẻ khác, nhất là những kẻ gây


đau khổ cho bàn thân mình.
* Biểu hiện của lòng khoan dung.
- Đó là cách ứng xử độ lượng đối với người khác, là biết hi sinh, nhường nhịn...
- Cao hơn, khoan dung là tha thứ cho khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác
gây ra cho mình hoặc xã hội.
- Khoan dung đối lập với sự ích kỉ, với lòng đố kị, với định kiến, thành kiến.
- Trong một số trường hợp, khoan dung đôi khi cũng đi cùng với hành động xử lí
nghiêm khắc như Nguyến Đình Chiểu từng nói “ Bởi chưng hay ghét cũng là hay
thương”.


- Người có lòng khoan dung cũng là người không nhận xét người khác khi chưa
tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo, kĩ càng.
* Tại sao phải khoan dung:
- Đó là thái độ, lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người.
- Đây là cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi.
- Cha ông ta có câu “ nhân vô thập toàn”, con người đều có thể mắc sai lầm, vì vậy
cần được đối xử một cách rộng lượng và nhân bản.
- Biết khoan dung, tha thứ cho sai lầm của người khác đem lại rất nhiều lợi ích:
- Lợi ích cho ta: Tha thứ là khi ta đã loại đi trong đầu mình một mối bận tâm, phiền
muộn. Làm cho đầu óc và lương tâm ta được thanh thản hơn. Hãy thử nghĩ đến
những ngày đầu óc ta luôn phải chìm trong bao nhiêu là những sự bận tâm đến lỗi
lầm của một người khác, suy nghĩ thật nhiều về nó, có thể sẽ là những điều đau
khổ cho chúng ta. Vậy tại sao những lúc đó ta nghĩ đến một khía cạnh ẩn sâu trong
đó là lòng khoan dung luôn ẩn chứa trong mỗi con người, tha thứ lỗi lầm khi người
đó biết sai và sửa đổi. Sự tha thứ và cẩm thông luôn làm cho tâm hồn ta luôn nhje
nhàng và cảm thấy nhẹ nhõm. Bớt đi một nỗi lo, một sự phiền muộn là tăng thêm
cho mình một niềm hạnh phúc.
- Lợi ích cho người khác: một ngưòi khi đã biết sai và sửa thì đã biết tìm ra được
cho mình 1 lói đi đúng đắn, biết ăn năn về việc lỗi lầm mà mình đã gây ra. Lúc đó,

sự khoan dung luôn là điều tuyệt vời nhất đối với họ. Vì vậy, sự khoan dung luôn


là ánh sáng le lói dẫn đường cho con người ta tìm về được với con đường mà
người ta muốn đến.
=> Khoan dung cho người khác, đem đến cho mỗi người sự bình yên, thanh thản,
nhẹ nhõm nơi tâm hồn và đem đến cho người khác một niềm hạnh phúc lớn lao
- Đối với xã hội: Trở nên tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.
* Liên hệ - mở rộng:
- Khoan dung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đã trở thành
sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ trong những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc:
“Thương người như thế thương thân”
-

Nguyễn Du: Thương những người phụ nữ bị chà đạp:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

-

Hồ Chí Minh: Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

* Trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống phát triển thì lòng khoan dung càng phải
được chú trọng, vì:
- Xu thế hội nhập đặt ra nhiều thách thức với nhiều mối quan hệ đa chiều, phức tạp
nên con người dễ bị cuốn theo công việc mà dễ quên đi những điều tốt đẹp..
- Nghiệm trọng hơn là hiện tượng vô cảm đang phổ biến trong xã hội.
- Khoan dung không đồng nghĩa với việc bao che, dung túng cho những việc làm
sai trái.



- Lòng khoan dung không chỉ đặt ra trong mối quan hệ với người khác mà còn đặt
ra với chính bản thân mình.
* Làm thế nào để trở thành người có lòng khoan dung:
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá, tri thức. Có tri thức, văn hoá con
người sẽ sống bao dung hơn.
- Lòng khoan dung được thể hiện ngay từ những việc làm nhỏ, với những người
xung quanh mình ( d/c).
- Luôn có ý thức tham gia vào các hoạt động xã hội, nâng cao trách nhiệm bản thân
trong các hoạt động của cộng đồng. Có như vậy ta mới rèn luyện cho mình cách
nhận xét, đánh giá đúng mức người khác – một yếu tố giúp ta sống khoan dung.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của lòng khoan dung.
- Cảm nhận sâu sắc nhất của em.



×