Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại xã nậm lầu, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.47 KB, 55 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành khóa học 2010 – 2013, em được nhà trường, khoa Nông
Lâm nhất trí cho em thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu và hoàn thiện hệ
thống phòng cháy, chữa cháy tại xã Nậm Lầu, Huyện Thuận Châu, Tỉnh
Sơn La”
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn học và ban ngành trong xã Nậm
Lầu. Đặc biệt là thầy hướng dẫn Nguyễn Lương Thiện.
Sau 2 tháng thực tập em đã hoàn thành được đề tài này. Qua đây em xin
gửi lời tới các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn, bạn học và các ban
ngành trong xã Nậm Lầu đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài.
Do năng lực bản thân còn hạn chế và trong qua trình điều tra còn gặp một
số vấn đề khó khăn về thời gian, nên kết quả của đề tài không thể tránh khỏi một
số thiếu xót kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn đọc góp ý kiến để cho đề
tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 14 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lò Văn Hoan

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến thường xuyên xảy ra ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới, gây thiệt hại to lớn về kinh tế, làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường sống, làm giảm hoặc hủy hoại tính đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng
xấu như: lũ lụt, hạn hán, xói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt núi gây tác hại nhiều mặt
đến đời sống con người.
Trong những năm gần đây ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã xảy ra
nhiều vụ cháy lớn. Người ta đã thống kê được trên thế giới hàng năm cháy rừng


đã thiêu hủy trung bình 10 – 15 triệu ha, đặc biệt có những năm con số còn tăng
gấp đôi. Ở nước ta mỗi năm có hàng ngàn ha rừng bị cháy. Ở nhiều tỉnh còn xảy
ra nhiều vụ cháy lớn với diện tích hàng trăm ha như: Đắc Lắc, Con Tum, Lâm
Đồng, Sơn La, Lai Châu … Gây thiệt hại ước tính hàng trăm tỉ đồng. Cháy rừng
xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do nhân dân chưa ý thức đầy đủ về
công tác bảo vệ rừng. Mặc dù Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ủy
ban nhân dân các cấp đã quan tâm đến phòng cháy chữa cháy, hầu hết các địa
phương đã có phương án phòng cháy chữa cháy, nhưng chưa có sự phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan với nhân dân. Vì vậy công tác phòng cháy
chữa cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý bảo vệ rừng ở
nước ta cũng như trên thế giới.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do cháy rừng gây ra tại khu vực
nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng tại
xã Nậm Lầu, Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết cháy rừng gây tổn thất lớn về tài nguyên rừng và còn
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người. Do vậy từ lâu người ta đã
tìm cách để ngăn chặn nó.
1.1. Trên thế giới.
Lịch sử phát triển của phòng cháy chữa cháy rừng gắn liền với sự phát
triển của ngành Lâm nghiệp. Từ thời sơ khai con người đã biết dùng lửa để phục
vụ cuộc sống của mình, lửa chưa gây hại gì đối với rừng cho đến thời kỳ lửa là
nguyên nhân làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng, đã buộc con người
phải tìm biện pháp phòng chống lửa rừng. Sự phát triển khoa học về phòng
chống cháy rừng được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn dùng lửa
Bao gồm một thời kỳ từ khi con người biết dùng lửa đến thế kỷ 19. Ở giai
đoạn này rừng che phủ phần lớn diện tích đất liền, con người chưa ý thức về
việc mất rừng và con người mới chỉ đơn thuần sử dụng lửa cho nhu cầu đời sống
sinh hoạt.
Giai đoạn 2: Phòng chống lửa rừng.
Đến thế kỷ 19 diện tích rừng đã giảm một cách nhanh chóng với nhiều
nguyên nhân trong đó có nạn cháy rừng. Lúc này con người mới nhận thức đúng
đắn về hậu quả của cháy rừng gây ra. Từ đó mới tìm mọi biện pháp để bảo về
rừng nói chung và khống chế sự phát của lửa rừng nói riêng. Thời kỳ này kéo
dài từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1960. Con người đã bắt đầu đưa ra các biện pháp
như dự báo cháy rừng, các biện pháp lâm sinh, chế tạo các dụng cụ và thiết bị
chữa cháy rừng ...
Trong đó dự báo cháy rừng là một nội dung quan trọng của công tác
phòng cháy chữa cháy rừng. Dự báo chính xác nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng
như quy mô của nó, để từ đó đưa ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng
một cách chủ động và hiệu quả cao. Công tác dự báo cháy rừng đã được nhiều
nước trên thế giới nghiên cứu tiêu biểu là Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc ... Năm
1914 E. A. Beal và C. B. Shon người Mỹ đã đưa ra phương pháp dự báo thông
3


qua việc xác đinh thảm mục trong rừng. Họ cho rằng độ ẩm của thảm mục rừng
nói đến mức độ khô hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao thì xảy ra cháy rừng
càng lớn. Từ năm 1929 các nhà khoa học về lửa rừng không ngừng nghiên cứu
và hoàn thiện công tác dự báo cháy rừng. Theo giáo sư N. G. Nesterop chỉ tiêu
tổng hợp để đánh giá mức độ nguy hiểm của lơar rừng chính là tổng hợp của
tích số giữa độ chênh lệch bão hòa của độ ẩm không khí với nhiệt độ không khí
lúc 13 giờ địa phương của tất cả những ngày sau trận mưa cuối cùng có lượng
mưa ≥ 3mm. Công thức chung như sau:

n

Pi  k  T130 xDn13
i 13

Trong đó:
Pi là chỉ tiêu tổng hợp về dự báo cháy của một ngày nào đó.
K: là hệ số điều chỉnh có hai giá trị 0 và 1 phụ thuộc vào mưa ngày a. Nếu
a ≥ 3mm thì k=0, nếu a <3 mm thì k=1.
T13o: là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13 giờ.
Dn13: là độ chênh lệch bão hòa lúc 13 giờ.
n: là số ngày khô hạn không mưa kể từ ngày có trận mưa cuối cùng a <
3mm.
Nhìn chung công tác dự báo cháy rừng ngày càng được nghiên cứu và
hoàn thiện hơn. Nhiều công thức dự báo cháy rừng đưa ra đã được áp dụng vào
thực tế phù hợp với từng điều kiện cụ thể, với từng quốc gia. Đã góp phần lớn
đến việc hạn chế hậu quả của cháy rừng gây ra.
Ngoài ra còn có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được ứng dụng khá
rộng rãi ở các nước như Nga, Mỹ, Trung Quốc, ... Biện pháp này rẻ tiền, dễ làm,
tiết kiệm lao động, vật tư và mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác phòng cháy
rừng. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được đưa ra là: xây dựng đường băng cản
lửa, đai cây xanh phòng cháy, kênh phòng cháy, các hồ chứa nước, ...
Khi cháy rừng xảy ra để ngăn chặn sự lan chàn và dập tắt đám cháy. Một
loạt các công chữa cháy đã ra đời từ thô sơ đến hiện đại. Thô sơ là sử dụng dao

4


phát, cuốc, câu liêm, bình phun nước ... Để chữa cháy. Hiện đại là sử dụng các
phương tiện máy móc như máy đào rãnh, máy bay, ... để chữa cháy.

Giai đoạn 3: giai đoạn sử dụng lửa.
Từ năm 1970 đến nay. Ngoài việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp
phòng cháy chữa cháy rừng có hiệu quả còn nghiên cứu các mặt có lợi của cháy
đối với rừng. Dùng lửa an toàn lấy lửa làm biện pháp hữu hiệu cho kinh doanh
và bảo vệ rừng. Như dùng lửa làm giảm nguồn vật liệu cháy trước mùa cháy,
thúc đẩy tái sinh và thúc đẩy sinh trưởng của các loài cây ưa nhiệt độ cao.
1.2. Ở Việt Nam.
Công tác phong cháy chữa cháy rừng phát triển khá muộn so với thế giới,
mới được bắt đầu từ năm 1981. Đứng trước thực trạng diện tích rừng suy giảm
một cách nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó diện tích rừng bị mất do
cháy rừng gây ra khá lớn, nhà nước đã ban hành luật bảo vệ và phát triển rừng
(trong đó dành một chương quy định về công tác phòng cháy chữa cháy rừng),
các chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn xây dựng các biện pháp phòng cháy
chữa cháy rừng cho cả nước. Tuy công các phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt
Nam phát triển muộn nhưng nó đước tiếp cận kế thừa thành quả của công tác
phòng cháy chữa cháy rừng trên thế giới. Hầu hết các tỉnh trong cả nước đã tiến
hành xác định mùa cháy rừng với các phương pháp biểu đồ lượng mưa trung
binh tuần của nhiều năm và chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng: X =
S.A.D (trong đó: X là chỉ số khô hạn, nói lên mức độ và thời gian khô hạn, S là
số tháng khô, với tháng có lượng mưa trung bình, A là số tháng hạn với các
tháng có lượng mưa trung bình, t là nhiệt độ bình quân của các tháng đó, D là số
tháng kiệt với các tháng có lượng mưa bình quân. Trong công tác dự báo cháy
rừng đã áp dụng chỉ số tổng hợp của GS. V. G. Nesterop để tính toán các cấp
cháy (những lượng mưa của trận mưa cuối cùng được nâng lên . các biện pháp
về kỹ thuật lâm sinh, quy hoạch vùng nương rẫy, xây dưng chòi canh lửa rừng,
các biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy, các biện pháp chữa cháy rừng ... đã
được nghiên cứu và đề xuất để phòng và chữa cháy rừng tùy theo điều kiện cụ
thể của từng địa phương đã góp phần làm hạn chế nạ cháy rừng.
5



CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Phòng cháy chữa cháy rừng.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Tại xã Nậm Lầu- Thuận Châu – Sơn La
2.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tình hình thực trạng của hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng
hiện có, nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống phòng
cháy, chữa cháy rừng cho xã Nậm Lầu.
2.4. Nội dung nghiên cứu:
2.4.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu:
- Các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây bụi thảm tươi.
- Trữ lượng vật liệu cháy (VLC).
2.4.2. Điều tra hiện trạng hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng ở khu vực
nghiên cứu:
2.4.3. Đề xuất một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho khu vực địa
bàn xã Nậm Lầu:
2.4.3.1. Phương án phòng cháy:
a) Xây dựng bản đồ phòng chống cháy rừng cho khu rừng.bản đồ thể hiện
rõ vùng dễ cháy,các công trình phòng chống cháy rừng …
b) Thành lập ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng, để thực hiện các
biện phát tuyên truyền,giáo dục cho nhân dân ý thức được trách nhiệm và quyền
lợi của mình trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
c) Xây dựng các công trình phòng cháy chữa cháy rừng cho khu vực
nghiên cứa .
- Những chướng ngại tự nhiên và công trình nhân tạo có thể lợi dụng cho
công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

+Trạm dự báo cháy rừng
6


+ Băng trắng cản lửa.
+Bể nước.
+Xây dựng chòi quan sát lửa rừng.
2.4.3.2. Phương án chữa cháy rừng:
- Công tác chuẩn bị chữa cháy rừng.
- Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng.
- Biện pháp chữa cháy rừng.
- Quy tắc phòng cháy chữa cháy rừng.
- Các việc giải quyết sau khi cháy rừng.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.5.1. Công tác ngoại nghiệp:
2.5.1.1. Kỹ thuật lập ô tiêu chuẩn:
+ Với ô mẫu hình vuông, hình chữ nhật:
Có 2 phương pháp thường được sử dụng trong điều tra là:
- Sử dụng địa bàn cầm tay + cọc tiêu + thước dây để lập ô bằng phương
pháp này trước tiên ta phải xác định được hướng cưa ô định lập sau đó dùng địa
bàn xác định góc phương vị của cạnh thứ nhất, tiếp theo sử dụng cọc tiêu và
thước dây để định độ dài của cạnh này. Tiếp theo dùng địa bàn hoặc thước đo độ
xác định các cạnh vuông góc sử dụng cọc tiêu và thước dây để xác định chiều
dài của cạnh này. Làm tương tự cho các góc và các cạnh còn lại ta sẽ xác định
được ô tiêu chuẩn tiếp theo.
- Sử dụng cọc tiêu + thước dây và áp dụng định lý Pitago; sau khi chọn
được hướng lập ô ta lập cạnh thứ nhất của ô bằng cọc tiêu và thước dây. Để xác
định được góc vuông của ô ta áp dụng định lý Pitago trong toán học bằng cách
lập một tam giác vuông với 3 cạnh lần lượt là 3m, 4m, 5m trong đó cạnh 3m và
4m nằm trên 2 cạnh của ô tiêu chuẩn.

Lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 trong đó tiến hành lập 5 ô dạng bản
có diện tích 1m2 và điều tra khối lượng vật liệu cháy.

7


25m

20m

Làm tương tự cho các cạnh còn lại ta sẽ lập được ô tiêu chuẩn.
Chú ý: Sai số khép góc khi lập ô mẫu hình chữ nhật hay hình vuông là <
1/200 chu vi của ô.
+ Với ô hình tròn sau khi chọn được vị trí lập ô ta sử dụng 1 cọc tiêu đóng
vào tâm ô, sau đó sử dụng dây thừng có độ dài bằng bán kính của ô chăng ra 8
hướng ta sẽ xác định được gianh giới của ô mẫu.
2.5.1.2. Nghiên cứu trạng thái tài nguyên rừng:
* Xác định các loại rừng và tuổi rừng chủ yếu dựa vào bản đồ hiện trạng
tài nguyên rừng kết hợp với điều tra thực địa.
* Đặc điểm cấu trúc lâm phần.
Ở các đối tượng rừng chủ yếu tiến hành điều tra 3 ô tiêu chuẩn (OTC) có
diện tích mỗi ô là 500m2 (25 x 20) tại 3 vị trí chân, sườn và đỉnh đồi. Sau khi lập
được OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao như:
Chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính ngang ngực
(D1.3), đường kính tán (Dt), mật độ và độ tàn che. Dùng thước dây và sau đó đo
Hvn, Hdc, D1.3, Dt, độ tàn che xác định theo phương pháp quan sát 100 điểm,
nếu điểm ở trong tán ghi 1, rìa tán ghi 0,5, ngoài tán ghi 0, tính trung bình các
điểm đó được độ tàn che tính theo (%). Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu
sau:


8


Mẫu biểu 01: Điều tra chỉ tiêu sinh trƣởng tầng cây cao
STT OTC:

Độ tàn che:

Loài cây:

Vị trí:

Hướng dốc:

Độ dốc:

Tuổi cây:

Ngày điều tra:

STT

D1.3 (cm)

Hvn (m)

Hdc (m)

Dt (m)


Ghi chú

Điều tra cây bụi thảm tươi: Để điều tra cây bụi thảm tươi tiến hành lập ô
dạng bản có diện tích 5m2 (5x5m). Trong ô dạng bản xác định tố thành loài cây
chính, chiều cao trung bình bằng thước dây, độ che phủ tính bằng tỷ lệ diện tích
che phủ cây bụi thảm tươi so với diện tích ô dạng bản. Kết quả ghi vào mẫu
biểu:
Mẫu biểu 02: Kết quả điều tra cây bụi thảm tƣơi
STT OTC:

Độ tàn che:

Loài cây:

Vị trí:

Hướng dốc:

Độ dốc:

Tuổi cây:

Ngày điều tra:

STT ODB

Chiều (cm)

Độ che phủ (%)


Loài cây chủ yếu

Ghi chú

Điều tra xác định khối lượng các loài vật liệu cháy.
Trong OTC lập 5 ô dạng bản mỗi ô có diện tích 1m2 (1x1m)
Gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản, phân loài, đem cân. Kết quả
ghi vào mẫu biểu 03:
Mẫu biểu 03: Điều tra vật liệu cháy
STT OTC:

Độ tàn che:

Loài cây:

Vị trí:

Hướng dốc:

Độ dốc:

Tuổi cây:

Ngày điều tra:

STT ODB

Vị trí ODB

Thành phần VLC


Trọng lượng

Ghi chú

2.5.2. Công tác nội nghiệp:
Từ số liệu thu nhập được, tính các giá trị trung bình theo phương pháp
bình quân cộng:
9


- Chiều cao vút ngọn trung bình
n

H

H
i 1

ivn

(m)

n

- Chiều cao dưới cành trung bình
n

H dc 


H
i 1

idc

(m)

n

- Đường kính ngang ngực trung bình
n

D

D1.3 

i 1

i1.3

(cm)

n

- Đường kính tán trung bình
n

Dt 

D

i 1

it

(m)

n

- Khối lượng vật liệu cháy
n

M vlc 

M
i 1

k

vlc

(tấn/ha)

Trong đó: Hivn; Hidc; Pi1.3; Dit ; mivlc lần lượt là chiều cao vút thứ i, chiều
cao cành dưới thứ i, đường kính ngang ngực thứ i, khối lượng vật liệu cháy ô
thứ i, n là số cây điều tra, k là số ô điều tra.
2.5.3. Nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy đã có ở khu
vực.
Để thu thông tin về vấn đề này, căn cứ vào bản đồ, kết hợp với phỏng vấn
chính quyền địa phương và điều tra ngoài thực địa.
2.5.4. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho xã Nâm Lầu .

a. Xây dựng bản đồ phòng cháy ở khu vực nghiên cứu căn cứ vào:
- Diện tích rừng dễ cháy có khả năng cháy.
- Vật liệu cháy.
- Diện tích rừng dễ cháy căn cứ vào loài cây, còn vật liệu cháy căn cứ vào
trữ lượng và thành phần vật liệu cháy.
10


b. Thành lập ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng:
Căn cứ vào quyết định số 517-NN/TCCP/QĐ ngày 29/4/1996 của Bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thành lập ban chỉ huy
phòng cháy chữa cháy rừng và yêu cầu thực tế về công tác bảo vệ rừng ở địa
phương.
c. Xây dựng các công trình kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng.
- Xây dựng trạm dự báo.
- Xây dựng đường băng trắng.
- Bể nước, hồ dự trữ nước.
- Xây dựng chòi quan sát lửa.
Căn cứ vào đơn giá của nhà nước quy định, đồng thời căn cứ vào đường
đi lại của người dân, nơi tập trung dân cư, các công trình đã có của khu vực
nghiên cứu.

11


CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:
3.1.1. Vị trí địa lý
Nậm Lầu là xã vùng 3 của Huyện Thuận Châu xã cách tâm Huyện lỵ

khoảng 22 km có bán kính khoảng 33 km có tổng diện tích tự nhiên 15.575,5 ha,
xã Nậm Lầu nằm ở phía đông của Huyện Thuận Châu.
- Phía Tây giáp với xã púng Tra, Huyện Thuận Châu.
- Phía Đông giáp với xã Bản Lầm, Huyện Thuận Châu.
- Phía Nam giáp với xã Chiềng Phung, Huyện Sông Mã.
- Phía Bắc giáp với xã Bon Phặng , Huyện Thuận Châu.
Xã có 27 bản và 1.199 hộ, có 7.063 nhân khẩu có 3 dân tộc cùng sinh
sống. Sống đoàn kết hòa thuận tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Gồm dân tộc Thái chiếm 75% , dân tộc H. Mông chiếm 14%, dân tộc Khơ Mú
chiếm 11%.
3.1.2. Địa hình:
Là xã có địa hình tương đói phức tạp, độ cao trung bình 400m so với mực
nước biển. cao nhất là đỉnh chom cúp 1.3379m, phân bố về độ cao như vậy đã
tạo nên sự đa dạng về sinh thái và các loại đông vật rừng, địa hình bị cắt bởi
nhiều hệ thống núi đá, đất,độ dốc lớn, hệ thống các khe phức tạp hình thành nên
các vùng lòng chảo.
3.1.3. Khí hậu thủy văn:
Xã nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa đông lạnh (hay còn gọi là mùa khô) ít mưa, mùa này bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau và hình thành gió mùa đông Bắc. Ngoài ra, từ
cuối tháng 12 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau thường xen kẽ gió tây
Nam(gió lào) khô và nóng và thương xuất hiện sương muối.
- Mùa hè ( hay con gọi là mùa mưa),bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
này thịnh hành gió đông Nam, mưa nhiều lương mưa trung bình đạt tới 200mm/
tháng.
12


- Số giờ nắng trung bình đạt 1900 giờ - 1960 giờ/ năm.
- Nhiệt độ trung bình năm: 220 c.

- Độ ẩm không khí đạt: 79%.
Khí hậu của vùng khá thuận lợi cho tập đoàn cây nhiệt đới và á nhiệt đới
phát triển tạo ra sự phong phú các mạt hàng nông sản. tuy nhiên, cần khắc phục
một số yếu tố là lượng mưa phân bố không đồng đều và mùa mưa thường gây ra
sạt lở đất đá, gây ách tắc giao thông. Ngoài ra, ở vùng gió mùa tây nam cũng có
ảnh hưởng xấu tới quá trình ra hoa kết trái của một số loại cây ăn quả.
3.1.4 Tài nguyên đất.
- Địa chất thổ nhưỡng : chủ yếu các loại đất sau.
+ Đất Feralit phát triển đá chiếm thạch anh trầm tích Gownai.
+ Đất có tính chất tầng dầy phổ biến (0,5-1cm). ở những vùng có rừng tự
nhiên.
+ Đất lúa nước thung lũng chua.
3.1.5. Thảm tươi, cây bụi.
Thảm tươi cây bụi là nhân tố quan trong hình thành nên vật liệu cháy
thông qua sự phát triển của chúng.
Do địa hình khí hậu khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất nên thảm
thực vật tự nhiên phát triển gần giống nhau.
3.2. Tình hình phát triển kinh tế trong những năm qua:
Qua số liệu thống kê cho thấy những năm gần đây quá trình phát triển
sản xuất có sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, diện tích, sản lượng, sản phẩm
chính bao gồm:
- Trồng trọt: Lúa, ngô, cà phê, sắn. Trong đó diện tích trồng ngô,sắn lớn
nhất. Sản lượng đạt thu nhập cao nhất hay nói cách khác ngô,sắn là cây trồng
chính của xã.
- Chăn nuôi: Lợn, gà, dê, trâu, bò.
Trong những năm gần đây nhân dân trong xã đã có những đầu tư cho
chăn nuôi nhưng còn phát triển kém. Do xã chưa có động cơ để chăn nuôi loại

13



gia súc do vậy việc chăn nuôi chủ yếu để phục vụ cày kéo là chủ yếu. Chưa chú
trọng về khâu chế biến thức ăn cho gia cầm và phòng dịch.
* Tình hình sản xuất đời sống thu nhập.
Tình hình sản xuất chủ yếu bằng trồng trọt như, lúa, ngô, sắn và chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Nhìn chung sản xuất nhỏ tiểu thủ công năng suất lao đọng
thấp. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn vì còn lệ thuộc vào tự nhiên, năm
được mùa, năm mất mùa. Hiện tượng sống du canh, du cư, phá rừng làm nương
rẫy vẫn còn xảy ra nhiều, năng suất cây trồng thấp, chưa biết áp dụng kỹ thuật
thâm canh cây trồng vật nuôi, sản xuất theo hướng hành hóa vẫn còn tự cung, tự
cấp,tự túc. Thu nhập bình quân đầu người mới đạt 250kg thực/người/năm.
So vơi trước tuy nhiên đã được cải thiện nhiều hơn trước . Hệ thống điện
lưới đã được lắp đặt đến trung tâm xã, các bản nhờ có điện mà mọi hoạt động
sinh hoạt, sản xuất cũng như trình độ dân trí của người dân nơi đay dần được
nâng cao.
Tuy nhiên một số bản điện chưa đến được do ở xa trung tâm vì còn thiếu
nhiều kinh phí mua thiết bị, dây, cột điện đưa đến các bản gia đình, hệ thống
giao thông gặp nhiều khó khăn chỉ xe máy đi được , do chưa được mở rộng gặp
rất nhiều khó khăn nhất là mùa mưa.
3.2.2. 3Cơ sở hạ tầng:
* về giao thông.
Xã Nậm Lầu là xã vùng 3 cánh đường quốc độ 6 là 16 km đến trung tâm
xã, hệ thông giao thông đến trung tâm xã vẫn rất phức tạp chủ yếu là đường đất,
gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.
Từ trung tâm đến các bản liên bản, do được sự hưởng ứng của nhân dân
nên đã được thông suất, đặc biệt là 2 tuyến đường 2 bản, Xa Hòn và Huổi Kép,
xã cũng đã vận động nhân dân mở đường từ bản đến trung tâm xã từ 17 đến
20km, xe máy đi được tuy nhiên hệ thống giao thông vẫn là đường đất, việc đi
lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã hình thành 3 khu vực rõ rệt là:

- vùng 1: có tuyến đường từ đầu xã đến cuối xã theo đường 108.
14


- Vùng 2: có tuyến đường từ trung tâm đến các bản.
- Vùng 3: là tuyến đường mòn ở các bản ranh giới xã Chiềng Bôm, Co
Mạ, Chiềng Phung.
* Về thuỷ lợi: Có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, xây dựng các
tiểu dự án, nước sạch đến nhà, hệ thống mương, phai, đảm bảo cho nước cho
ruộng lúa trong toàn xã. Tuy nhiên các công trình chất lượng chưa được cao và
phá hoại do lũ lụt về mùa mưa.
* Các công trình văn hoá phúc lợi: Xã có trụ sở uỷ ban, trạm xá, trường
trung học, tiểu học, mầm non, nhà văn hóa xã. Nhìn chung có chất lượng tương
đối tốt đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hoá xã hội của nhân dân.
3.3. Tài nguyên.
Với diện tích rừng tự nhiên là 15.471ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên
Copia, phân bố từ độ cao 800m đến 1800m so với mực nước biển, hệ động thực
vật rừng trên địa bàn xã Nậm Lầu vô cùng phong phú:
Hệ thực vật rừng
Có 5 ngành thực vật, với 156 họ, 424 chi và 639 loài.
Hệ động vật rừng
+ Lớp thú có: 21 loài.
+ Lớp chim có: 22 loài.
+ Lớp bò sát có: 10 loài.
+ Lớp ếch nhái có: 1 loài.
Theo nghị định 48/2002/NĐ - CP của Chính phủ có 46 loài đặc hữu quý
hiếm chiếm 18,25%.

15



CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Điều tra hiện trạng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu:
4.1.1. Phân bố các đối tượng rừng:
Khu vực rừng xã Nậm Lầu có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành
chính 364 là 7.821ha bao gồm:
Trong đó có các đối tượng rừng sau:
+ Rừng già là: 3220ha
+ Rừng tái sinh:2560ha
Còn lại là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và các loài rừng khác
Các khu rừng phần nhiều được phân bố cạnh các tuyến đường, nương rẫy.
Nên chỉ cần một hạnh động vô ý của người dân hay của người qua đường cũng
có thể xảy ra cháy rừng.
4.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng chủ yếu:
4.1.2.1. Tầng cây cao:
Thành phần vật liệu cháy của trong rừng tái sinh sẽ hình thành nhanh hơn
so với các khu rừng già. Vì ở rừng tái sinh các tầng cây bụi thảm tươi có khả
năng hình thành và phát triển nhanh do độ tán che của tầng cây cao còn thấp nên
vào mùa khô các khu rừng tái sinh sẽ rễ xảy ra cháy rừng hơn. Còn ở các khu
rừng già thì đã có sự tán che lớn hơn cây bụi thảm tươi bị kìm hãm, phát triển
kém, nguồn vật liệu cháy chủ yếu được hình thành từ các cành, lá dụng và sự
biến đổi vật liệu cháy chậm hơn. Điều tra tầng cây cao rất cần cho công tác
nghiên cứu khả năng cháy và đánh giá mức độ nguy hiểm của rừng. Biểu dưới
đây là kết quả điều tra tầng cây cao:
Biểu 4.1. Kết quả điều tra tầng cây cao trong ô tiêu chuẩn
OTC

Mật độ

D1.3


Độ tàn Độ dốc

(tb)

che

(độ)

5,42

13,01

0,98

17,3

5,90

5,22

9,82

0,92

20,3

4,10

3,73


7,50

0,71

19,5

Hvn

Hdc

(Cây/ha) (tb)

(tb)

Chân đổi

900

10,34

6,55

Giữa đổi

840

8,70

Đỉnh đổi


820

7,91

Dt(tb)

16


Theo số liệu điều tra ta thấy rừng trong lâm mật độ lâm phần cây còn khá
lớn (900 cây/ha) nhìn chung cây mọc tự nhiên nên mọc rất nhanh và khi mọc lên
cây thường mọc thẳng không sâu bệnh hại và không có loại này gây hại cho sự
phát triển của rừng trừ sự tác hại của con người .Trong khu rừng thường có rất
nhiều loài có vỏ dầy nhiều nước và lá thường tươi tắn ít khi xảy ra cháy rừng ở
địa bàn. Độ tán che của cây rất cao (0,98) kết hợp với sự giao tán của nhiều cây
với nhau, lại phân bố ở nơi độ dốc cao nên có thể gây ra cháy rừng với mức độ
rất nguy hiểm và có thể gây ra cháy tán.
Tuy nhiên ở một số khu vực cây còn mọc thưa thớt lại có sự phát triển của
cây bụi nên có thể có rất nhiều vật liệu cháy. Do vậy cũng có nguy cơ xảy ra
cháy.
4.1.2.2 Tầng cây bụi thảm tươi:
Dưới đây là kết quả điều tra cây bụi thảm tươi.
Biểu 4.2. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi
OTC

Htb(cm)

Độ che


Loại cây chủ yếu

phủ(%)
Chân

25,31

19,61

đổi

Dương xỉ,chó đẻ, dây leo,cỏ lá tre, sim, cỏ
tranh...

Giữa đổi 24,80

32,23

Cúc kim, trinh nữ, dây leo,cỏ tranh,chó
đẻ,cỏ lao,trinh nữ, ràng ràng...

Đỉnh đổi 28,17

35,26

Chó đẻ, cỏ lá tre, sim, cỏ lao,trinh nữ, ...

Có thể nhận thấy, cây bụi thảm tươi dưới các lâm phần nghiên cứu gồm
các loài chủ yếu như: Cúc kim, cỏ lào, ràng ràng, bồ cu vẽ, gió liết, cỏ tranh,
sim, mua, cỏ lá tre, chó đẻ... phần lớn cây bụi thảm tươi ở đây là cây thân thảo,

chúng sinh trưởng rất nhanh. Vào mùa sinh trưởng chúng phát triển khá tốt tạo
nên độ che phủ lớn. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy cây bụi thảm tươi có chiều
cao tương đôi ổn định (trung bình 25,31cm) độ che phủ ổn định. Một phần do
tầng cây cao lớn, chúng khép tán một phần nữa bây giờ là thời điểm ban đầu
vào mùa sinh trưởng của chúng nên chỉ còn sót lại một phần cây từ mùa sinh
trưởng trước. Ngoài ra, ở một số rừng tầng dưới tán có lớp cây bản địa phát
17


triển khá tốt có chiều cao hơn tầng cây bụi thảm tươi nên đã kìm hãm sự phát
triển của nó. Còn ở một điạ điểm tầng cây bụi thảm tươi phát triển mạnh hơn.
phần lớn rừng,ở đỉnh caocây bụi thảm tươi phát triển mạnh chủ yếu là cỏ lá tre,
cúc kim với độ tán che của tầng cây cao thấp, lại phân bố trên độ dốc (19,5
độ) vào những mùa ngày thời tiết khô hanh chúng rất dễ bén lửa.
4.1.2.3. Vật liệu cháy:
Vật liệu cháy là những vật để gây cháy nó có thể bao hàm cả cây gỗ, cây
bụi thảm tươi, phần thân cành khô lá rụng của cây rừng. Tuy nhiên chỉ có vật
liệu khô là có khả năng bắt cháy lớn hơn, nên khả năng xuất hiện và mức độ
nguy hiểm của đám cháy chịu sự chi phối trực tiếp của khối lượng và thành phần
loại vật liệu này. Một số loài cây bụi thảm tươi dễ cháy như cỏ tranh, trinh nữ,
ràng ràng... còn phần lớn ít có khả năng cháy, phần lớn cây bụi thảm tươi vào
cuối mùa sinh trưởng (mùa khô) chết khô đi và trở thành vật liệu cháy rất dễ gây
cháy. Biểu 3.2 là kết quả điều tra vật liệu cháy trong ô tiêu chuẩn.
Biểu 4.3. Kết quả điều tra vật liệu cháy trong ô tiêu chuẩn
OTC
Chân đổi

Giữa đổi

Đỉnh đổi


Thành phần vật liêu cháy

Khối lƣợng(tấn/ha)

Thảm khô

3,86

Thảm tươi

7,75

Tổng

11,61

Thảm khô

2,92

Thảm tươi

6,60

Tổng

9,52

Thảm khô


2,05

Thảm tươi

5,14

Tổng

7,19

Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy khối lượng thảm khô ở các đối tượng rừng
nghiên cứu khá thấp. Sở dĩ như vậy là do khu vực nghiên cứu thường xuyên có người
vào kiếm củi, vỏ cành khô lá rụng đã làm giảm nguồn vật liệu cháy và làm giảm nguy
cơ cháy rừng. Ở khu rừng nghiên cứu có khối lượng cao nhất là 11,61 tấn/ha.

18


4.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy rừng:
Khu vực xã Nậm Lầu khu nghiên cứu về cơ bản chưa xây dựng các biện
pháp phòng cháy chữa cháy có thể do việc trồng rừng trên những diện tích nhỏ,
không tập trung vào một thời điểm nên việc xây dựng các biện pháp phòng cháy
chữa cháy rừng chưa được quan tâm ở đây. Qua điều tra được biết ở khu vực
nghiên cứu có các đợt mới trồng rừng như thông vào những năm 2002 do sự chỉ
đạo của các UBND đã triển khai trồng rừng thông cho đến nay rừng đang được
phát triển. Do có sự tham gia bảo vệ rừng và phòng cháy cho mỗi khu vực rừng
riêng của mỗi hộ gia đình nên ai cũng có ý thức bảo vệ. Hàng năm người dân ở
xã cũng tổ chức trồng thêm các loại cây rừng và tổ chức phát dọn thực bì để tạo
điều kiện thuận lợi cho cây bản địa trồng dưới tán rừng.

Tuy mục đích không phải nhằm mục đích cho những hoạt động đó làm
giảm hạn chế sự phát triển cây bụi thảm tươi và giảm nguồn vật liệu cháy. Từ
khi trồng rừng đến nay chưa xảy ra vụ cháy nào và chưa gây ra thiệt hại gì nên
chúng ta chưa đề cập đến biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho đến hiện
giờ rừng đã được trồng hết diện tích trong khu vực quy hoạch. Nếu xảy ra cháy
thì sẽ gây thiệt hại lớn đến kinh tế cũng như môi trường xung quanh, cảnh quan
toàn khu vực. Vì vậy việc quan tâm xây dựng các biện pháp phòng cháy chữa
cháy là rất cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất do cháy rừng gây ra. Qua quá
trình kiểm tra đốt thử có nhiều khả năng xảy ra cháy rừng là rất lớn phần lớn là
rừng cây dẻ vào những mùa khô hanh, nắng nóng gió thổi mạnh vật liệu cháy
khô rất dễ bắt cháy, gây nguy hiểm cho loại cháy mặt đất.
Trong địa bàn xã chính quyền đã giao cho những đồng chí bên Đảng uỷ
theo dõi về vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng, nhưng thực tế công tác phòng
cháy chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức, kiến thức về phòng cháy chữa
cháy chưa được tuyên truyền sâu rộng đến người dân và chưa cho người dân
hiểu biết về sự tác hại của việc cháy rừng nên cần phải yêu cầu các đồng chí
tuyên truyền thêm cho người dân. Nhìn chung công tác phòng cháy chữa cháy ở
khu vực còn rất nhiều hạn chế thể hiện qua một số vấn đề sau:

19


- Chưa có phương án cụ thể cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng cho
khu vực.
- Chưa xác định mùa cháy và thực hiện các biện pháp dự báo cháy rừng.
- Trang thiết bị cho phòng chống cháy rừng hầu như chưa có.
Để công tác phòng cháy chữa cháy ở đây đạt hiệu quả cao ngoài công tác
tuyên truyền giáo dục nhân dân, cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật
phòng cháy, chữa cháy rừng cho toàn bộ khu vực.
4.3. Đề xuất một số biện pháp phòng cháy chữa cháy cho khu vực địa bàn

xã Nậm Lầu.
Những căn cứ để xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng:
Những văn bản quy định của nhà nước.
Công văn số 129 KL/QLBVR ngày 13/5/1997 của Cục kiểm lâm, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thiết kế chòi canh lửa.
Công văn số 156/VPTT-PCCC ngày 14/5/1998 của Cục kiểm lâm Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về việc thống nhất quản lý chỉ đạo xây dựng trạm
khí tượng dự báo cháy rừng. Biển cấm lửa là một hình thức tuyên truyền giáo dục
cho người dân về PCCCR gọn nhẹ đơn giản. Biển báo hình tam giác đều có kích
thước (50x50x50cm) được làm bằng sơn màu trắng, trong bảng vẽ ngọn lửa màu
đỏ, hai gạch chéo màu đen trên ngọn lửa, dưới bảng ghi chữ “CẤM ĐỐT RỪNG”
màu đen (như hình 1). Biển được lắp đặt trên trụ bê tông kích thước 10x15cm, dài
3m, được chôn sâu 1m phần đầu trụ có lỗ để vít ốc gắn biển và tiện thay thế khi bị
hỏng. Qua quan sát thực địa cần phải làm 4 biển báo cấm lửa có thể đặt ở những
nơi có người dân nhận thức thấy được gần nhất.
Dự trù kinh phí cho mỗi biển và trụ là 150.000đ.
Tổng: 4 x 150.000 = 600.000đ

20


CẤM ĐỐT RỪNG

Hình 01: Biển báo cấm lửa rừng
4.3.1 Xây dựng bản đồ phòng chống cháy rừng:
Bản đồ phòng chống cháy rừng thể hiện:
+ Vị trí rừng có nhiều khả năng cháy.
+ Vùng dân cư và ruộng nương phân bố.
+ Hệ thống các công trình phòng chống cháy: Chòi canh lửa, biển báo,
trạm dự báo cháy rừng, các chướng ngại tự nhiên và công trình nhân tạo có thể

lợi dụng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bản đồ phong cháy,chữa cháy rừng giúp cho công tác quản lý và điều
hành công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thuận lợi, đạt hiệu quả cao cho khu
vực cần bảo vệ có thể xác định độ nguy hiểm dễ có khả năng xuất hiện cháy
trong từng khu vực rừng. Từ đó có các biện pháp tác động thích hợp đạt hiệu
quả cao cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Để xác định vùng trọng điểm dễ cháy ở khu vực nghiên cứu căn cứ vào:
21


- Diện tích rừng có khả năng cháy và dễ cháy.
- Nguồn vật liệu cháy.
Những diện tích rừng có khả năng cháy và dễ cháy là trên đó trồng những
loại cây có chứa nhiều dầu nhựa như (bạch đàn, dẻ) và những loại cây nhỏ tuổi
khác. Rừng thổ lộ là những rừng khó cháy. Tuy nhiên ở những diện tích rừng có
chiều cao thấp, độ tán che nhỏ tạo điều kiện cho cây bụi thảm tươi phát triển
mạnh, tạo ra trữ lượng lớn vật liệu cháy vào nguồn vật liệu cháy khô nó rất dễ
bén lửa cộng thêm độ dốc lớn, khi cháy ngọn lửa thấp nhưng lan nhanh, khó dập
gây khó khăn lớn cho công tác chữa cháy. Qua nghiên cứu ngoài thực địa tôi
thấy rừng ở các lô 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 18 khoảnh lô 1, 8, 9, 11, 12, 14 thuộc
khoảnh 2 lô 1, 2, 3, 5, 6, 8, 13 khoảnh 4 lô 2, 4 khoảnh 5 có nhiều nguy cơ xảy
ra cháy trong mùa cháy hơn cả. Căn cứ vào loại cây, thành phần và trữ lượng vật
liệu cháy ở từng khu vực đề tài xác định nhưng khu rừng có các mức độ nguy
hiểm đối với cháy lần lượt như sau:
Thứ nhất là khu vực rừng thổ lộ tô màu đỏ.
Thứ hai khu vực rừng dẻ và bạch đàn và cây cỏ cây bụi tô màu xanh.
Thứ ba là rừng cây lát trên bản đồ được thể hiện màu vàng.
4.3.2. Dự báo cháy rừng cho khu vực nghiên cứu:
* Lập trạm dự báo cháy rừng.
Do dự báo khả năng cháy rừng dựa trên cơ sở mối quan hệ đa chiều giữa

các yếu tố thời tiết, khí hậu thuỷ văn có liên quan chặt chẽ tới vật liệu cháy để
tính toán dự báo cháy rừng. Để bảo vệ được tài nguyên rừng một cách chủ động
có hiệu quả cần phải lập trạm dự báo, dự báo khả năng xuất hiện lửa rừng. Từ đó
đề ra các phương án kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời đạt hiệu quả
cao nhất.
* Xác định mùa cháy.
Để có biện pháp đầu tư lao động, phương tiện, xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho phòng cháy, chữa cháy rừng một cách chủ động, cần phải xác định
mùa cháy rừng, số liệu thu thập về nhiệt độ lượng mưa trung bình của các tháng
trong 5 năm liên tục từ 2005 - 2010 ở biểu sau.
22


Biểu 4.4. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình (2005 - 2010) của xã Nậm Lầu,
Thuận Châu, Sơn La
Thán
g
Nhiệ
t độ
Lượ
ng
mưa

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

20,5 19,6 22,6 27,8 30,6 33,7 33,8 34,1 30,6 29,5 22,7 20,1

120, 190, 186, 200, 330, 500, 600, 610, 600, 200, 190, 126,
9

2

2

1

6


2

2

2

5

8

7

5

Xác định chỉ số khô hạn là X: 2.1.0 như vậy mùa cháy rừng ở khu vực
nghiên cứu gồm 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau ) trong đó có hai
tháng khô, một tháng hạn và không có tháng kiệt. Trong tháng tháng 11 không
thuộc vào mùa cháy nhưng có năm lượng mưa rất thấp, thời tiết khô hanh nên
khả năng xảy ra cháy rất lớn cho nên tuỳ theo thời tiết của mỗi năm mà điều
chỉnh công tác phòng cháy cho phù hợp vào khoảng thời gian đầu tháng 5 - 6
thường có các đợt gió thổi từ lào sang rất nóng làm cho vật liệu cháy trở nên khô
nó rất dễ bắt cháy. Vì vậy cần phải theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, bố trí lực
lượng canh phòng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy
rừng.
Trong những tháng mùa cháy phải chú ý hướng dẫn bà con xử lý thực bì,
làm nương và trồng rừng theo đúng kỹ thuật đề ra. Từ đầu mùa khô ban chỉ đạo
phòng chống cháy rừng ở xã cùng với tổ bảo vệ của xã điều tra các loại rừng
trọng điểm dễ cháy để bố trí lực lượng theo dõi bám sát địa bàn sẵn sàng làm
nhiệm vụ phát hiện lửa rừng sớm nhất khi xảy ra cháy rừng.
Dự báo cháy rừng hàng ngày.

Hàng ngày dự báo của các cơ quan có liên quan số liệu về nhiệt độ không
khí, lượng mưa và độ chênh lệch bão hoà rồi tính P theo công thức:
n

Pi  K.


i  13

T130 .D n13

23


Trong đó:
Pi: Là chỉ tiêu tổng hợp về dự báo cháy của một ngày nào đó.
K: Là hệ số điều chỉnh có hai giá trị 0 và 1 phụ thuộc lượng mưa ngày a.

a  5mm thì K = 0
a  5mm thì K = 1
T130 : Là nhiệt độ không khí tối cao lúc 13 giờ.

Dn13: Là độ chênh lệch bão hoà lúc 13 giờ.
n: Là số ngày khô hạn không mưa kể từ ngày có trận mưa cuối cùng a <
5mm.
Sau đó dựa vào chỉ số P đã được tính toán tra bảng để suy ra cấp cháy như
biểu 4.5
Biểu 4.5. Cấp dự báo cháy rừng
Cấp cháy Chỉ tiêu tổng hợp P


Đặc trƣng về khả năng cháy rừng

I

100 < 10000

Ít có khả năng xuất hiện cháy rừng

II

1001 – 2500

Có khả năng xuất hiện cháy rừng

III

2501 – 5000

Có khả năng xuất hiện cháy nhiều

IV

5001 – 10000

Nguy hiểm về cháy rừng

V

> 10000


Cực kỳ nguy hiểm về cháy rừng

Sau khi tính được cấp cháy tuỳ theo mức độ nguy cơ cháy lớn hay không
mà chuẩn bị phương tiện, tuần tra sẵn sàng chữa cháy. Trong thực tế nhiều ngày
không mưa liên tục chỉ số P tăng lên vô hạn có phần nào không phù hợp với
thực tế độ ẩm vật liệu cháy phát sinh trong rừng cho nên việc tính toán cấp cháy
muốn được chính xác ngoài tính chỉ số P cần phải căn cứ vào độ ẩm vật liệu
cháy, kiểm tra đốt thử rồi tính toán cấp cháy hoặc nghiên cứu mối quan hệ của
độ ẩm với điều kiện thời tiết từ đó dự đoán độ ẩm vật liệu cháy trên cơ sở số liệu
quan trắc thời tiết và tiến hành dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy.

24


4.3.3.Xây dựng các biện pháp kỹ thuật và công trình phòng cháy chữa cháy rừng:
Những chướng ngại tự nhiên và công trình có thể lợi dung cho phòng
cháy chữa cháy rừng.
* Xây dựng đƣờng băng trắng.
Trong công tác phòng cháy,chữ cháy, biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã
được nhiều nước trên thế giới áp dụng và cho thấy hiệu quả cao trong việc ngăn
cản sự lan tràn của đám cháy. Căn cứ vào điều kiện thực tế khu vực, ở khoảnh 4
và 5 thuộc khu vực núi suốt có đường dây điện cao thế đi qua đỉnh chia khu
rừng thành 2 phần. Qua điều tra chiều dài của đoạn đường dây đi qua hai khoảnh
rừng sau này 900m và chiều rộng 20m, cây bụi thảm tươi khá dày chiều cao
trung bình 40cm. Ta có thể lợi dụng nó làm đường băng cản lửa cho khu vực.
Ngoài ra khu vực còn có hệ thống đường lên đỉnh. Đường băng bê tông chiều
rộng con đường 4m, được coi như là băng trắng phủ.
Trên đường băng trắng, hàng năm vào đầu mùa cháy chúng ta phải phát
dọn hết vật liệu cháy để ngăn không cho cháy lan mặt đất đi qua theo định mức
phát dọn thực bì là 35,7 công/ha và đơn giá 20.000đ/công ta tính ra chi phí phát

dọn đường băng hàng năm là: 35,7 x 20.000 x 1,8ha = 1.285.200đ.
* Xây dựng bể nƣớc.
Nước có tỷ nhiệt cao, muốn nung nóng 1kg nước từ 200C - 1000C cần
phải mất 80Kcal/Kg và muốn cho nó bay hơi phải tốn một nhiệt lượng
590Kcal/Kg khi bốc hơi, nước có thể tích gấp 1750 lần thể tích ban đầu do đặc
điểm trên nên khi tưới nước vào vật liệu cháy nước sẽ bao phủ bề mặt cháy hấp
thụ nhiệt của chất cháy làm loãng oxi trong không khí nên hạn chế quá trình oxi
hoá rồi đi chỉ sự cháy. Việc xây dựng bể nước rất quan trọng và cần thiết và đạt
được hiệu quả cao trong công tác chữa cháy rừng trong khu vực nghiên cứu. Tại
vị trí đỉnh (90m) của khoảnh 4 có một bể chứa nước sinh hoạt, bể nước có thể
tích 403m2, kích thước 15,5x10,4x2,5m. Với khối lượng nước chứa lớn như vậy
có thể cung cấp nước chữa cháy cho 2 khoảnh vậy khi cần thiết có thể sử dụng
ống dẫn từ bể tới các đám cháy phía dưới thấp nhất thuận lợi. Trong mùa cháy
lượng nước trong bể luôn đảm bảo lớn hơn 2/3 thể tích bể. Để có thể sử dụng bể
25


×