Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm nguồn mở dspace tại thư viện trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực,
không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Lƣơng Văn Kiên


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ..........................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................4
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢ VIỆN SỐ VÀ PHẦN MỀM
NGUỒN MỞ DSPACE..................................................................................................14
1.1. Cơ sở lý luận chung về thư viện số ....................................................... 14
1.1.1. Khái niệm tài liệu số ....................................................................... 14
1.1.2. Khái niệm thư viện số ..................................................................... 16
1.1.3. Xu hướng phát triển thư viện số ..................................................... 19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thư viện số .................... 24
1.2. Phần mềm nguồn mở (Open source) .................................................... 32
1.2.1. Khái niệm phần mềm nguồn mở..................................................... 32
1.2.2. Lợi ích của phần mềm nguồn mở ................................................... 33
1.3. Khái quát về phần mềm nguồn mở Dspace .......................................... 34
1.3.1. Lịch sử ra đời Dspace ..................................................................... 34


1.3.2. Những đặc trưng chức năng của Dspace ........................................ 35
1.3.3. Tình hình ứng dụng Dspace trong các thư viện Việt Nam ............. 38
Tiểu kết ........................................................................................................ 39
Chƣơng 2: NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NGUỒN
MỞ DSPACE TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ....................40
2.1. Khái quát về Thư viện trường Cao đẳng Sơn La .................................. 40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 40
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Thư viện trường Cao đẳng Sơn La ........ 42
2.2. Sự cần thiết và điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace xây
dựng thư viện số tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La ............................. 44


2

2.2.1. Sự cần thiết xây dựng thư viện số tại Thư viện trường Cao đẳng
Sơn La ....................................................................................................... 44
2.2.2. Điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace xây dựng thư
viện số tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La .......................................... 49
2.2.3. Mục tiêu cần đạt được khi ứng dụng Dspace xây dựng thư viện số
tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La ...................................................... 54
2.3. Quy trình thử nghiệm phần mềm nguồn mở Dspace tại Thư viện trường
Cao đẳng Sơn La .......................................................................................... 55
2.3.1. Tạo lập các bộ sưu tập bằng Dspace ............................................... 55
2.3.2. Biên mục tài liệu lên Dspace .......................................................... 57
2.3.3. Duyệt xem thông tin và tìm tin trong Dspace ................................. 62
2.4. Đánh giá nhu cầu và điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace
xây dựng thư viện số tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La....................... 67
2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................... 67
2.4.2. Nhược điểm..................................................................................... 69
Tiểu kết ........................................................................................................ 71

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TRIỂN KHAI THƢ VIỆN
SỐ TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG DSPACE TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO
ĐẲNG SƠN LA ...............................................................................................................72
3.1. Giải pháp xây dựng kho tài nguyên thông tin số .................................. 72
3.1.1. Đầu tư kinh phí cho việc bổ sung nguồn tài liệu số ....................... 72
3.1.2. Tăng cường chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư viện ........... 73
3.2. Đào tạo cán bộ thư viện và hướng dẫn người dùng tin......................... 74
3.2.1. Đào tạo cán bộ thư viện .................................................................. 74
3.2.2. Hướng dẫn người dùng tin .............................................................. 76
3.3. Hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị .... 77
3.4. Một số kiến nghị ................................................................................... 79


3

3.4.1. Kiến nghị đối với lãnh đạo các bộ, ngành ...................................... 79
3.4.2. Kiến nghị đối với lãnh đạo trường Cao đẳng Sơn La ..................... 80
3.4.3. Kiến nghị đối với Thư viện trường Cao đẳng Sơn La .................... 81
Tiểu kết ........................................................................................................ 81
KẾT LUẬN.......................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................84
PHỤ LỤC .............................................................................................................................


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BST

Bộ sưu tập

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

NDT

Người dùng tin

PMNM

Phần mềm nguồn mở

Tiếng Anh

AACR2

Anglo-American Cataloguing Rules, 2nd edition
(Quy tắc biên mục Anh - Mỹ)

MARC21

Machine Readable Cataloging record 21
(Khổ mẫu biên mục đọc máy)

BSD

Berkeley Standard Distribution (mã nguồn phân phối)

GNU

General Public License (Giấy phép công cộng)

ICT

Information and Communication Thecnology
(Công nghệ thông tin và truyền thông)

MIT

Massachusetts Institute of Technology
(Viện Công nghệ Massachusetts)

OCR


Optical Character Recognition (Nhận dạng ký tự quang học)

OPAC

Online public Access Catalog (Mục lục công cộng trực tuyến)

ISBD

International Standard Bibliographic Description
(Tiêu chuẩn mô tả quốc tế)


5

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết đề tài
Thế giới đang bước vào xã hội thông tin với nền kinh tế dựa trên tri
thức, mà ở đó, thông tin đã và đang giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của đời sống xã hội, là yếu tố then chốt quyết định tới sự sinh tồn
và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Quốc gia, dân tộc nào, tổ chức nào
hay một cá nhân nào nắm bắt được thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh
chóng sẽ có một lợi thế to lớn trong quá trình phát triển bền vững của mình.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Information and Communication Tecnology) đã góp phần làm thay đổi sâu
sắc và toàn diện đến sự phát triển của nhiều ngành nghề trong xã hội nói
chung và ngành thông tin - thư viện nói riêng.
Trong hoạt động thông tin - thư viện, công nghệ thông tin và truyền
thông đã có tác động sâu sắc, làm biến đổi các quy trình công tác của thư
viện, đem đến sự thay đổi về chất trong hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện. Thư viện truyền thống đã và đang chuyển dần sang mô hình thư viện
lai, thư viện điện tử hay thư viện số. Để xây dựng thư viện số phù hợp với
trình độ phát triển của mỗi quốc gia, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ

quan thông tin - thư viện, cần có một quan điểm thống nhất, có cách tiếp cận
đúng, lựa chọn bước đi thích hợp và những giải pháp thiết thực.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra rất sôi động
trong tất cả các lĩnh vực, việc liên kết hoạt động giữa các cơ quan thông tin thư viện là một tất yếu và sự liên kết này đang vượt qua cả biên giới giữa các
quốc gia, châu lục, hình thành nên một mạng cung cấp thông tin toàn
cầu.Vấn đề đặt ra là, làm sao cho sự liên kết ấy ngày càng trở nên hữu ích
hơn. Sẽ là lãng phí, nếu như liên kết trong hệ thống thông tin - thư viện chỉ


6

đơn thuần để trao đổi các thông tin thư mục tài liệu, hay chia sẻ kinh nghiệm
trong quá trình xử lý kỹ thuật nghiệp vụ, giao tiếp, phục vụ người dùng tin
(NDT). Sự liên kết sẽ không đạt hiệu quả như mong đợi, nếu các cơ quan
thông tin - thư viện không chia sẻ được toàn văn tài liệu, vì chỉ có toàn văn
tài liệu mới mang lại giá trị tốt nhất cho NDT. Đây cũng chính là chứng
minh cho sự phát triển của khoa học công nghệ của một quốc gia, lãnh thổ.
Vấn đề đã từng làm đau đầu các nhà hoạt động thông tin là làm thế nào để
chia sẻ được toàn văn tài liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất; làm
thế nào để NDT ở mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập trực tiếp đến
nguồn thông tin họ cần mà không tốn bao công sức, thời gian để vượt qua
rào cản về khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển,…Một giải pháp được các
nhà thông tin - thư viện hướng tới là xây dựng thư viện số và tạo lập các bộ
sưu tập số toàn văn. Đây là giải pháp tối ưu và đang trở thành một xu hướng
phát triển chung của các thư viện trên Thế giới và Việt Nam, góp phần đưa
thông tin trở thành một dịch vụ xã hội trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế tri thức, Thư viện trường Cao đẳng Sơn La cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Việc xây dựng thư viện số tại trường Cao đẳng Sơn La
sẽ góp phần bổ sung thêm những phương tiện, công cụ hữu ích cho việc đổi
mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập của

cán bộ, giảng viên, sinh viên. Thư viện số thật sự bắt đầu cho một cuộc cách
mạng trong lĩnh vực thư viện, đã và đang góp phần thay đổi cách nhìn nhận
về vai trò, vị trí của nghề thư viện trong xã hội.
Hiện nay, ở Việt Nam, hầu hết thư viện các trường đại học, cao đẳng
đều sử dụng các phần mềm quản trị thư viện thương mại như Libol, Ilib,
Lacviet, VTLS,... Các phần mềm này được mua từ các công ty sản xuất phần
mềm và giá mua phần mềm cũng như chi phí bảo trì, nâng cấp không hề nhỏ.
Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều phần mềm nguồn mở có thể áp dụng cho


7

việc quản lý tài liệu trong các thư viện. Các phần mềm này là phần mềm sử
dụng tự do, không phải mất kinh phí mua phần mềm và đang được rất nhiều
thư viện trên thế giới đã áp dụng nhằm đảm bảo sự liên kết và chia sẻ thông
tin thống nhất, nhanh chóng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là với tiềm lực kinh phí hạn chế, các thư viện
trường đại học, cao đẳng, thậm chí là thư viện các trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông hoàn toàn có thể áp dụng các phần mềm quản trị thư viện
nguồn mở trong quản lý thư viện. Điều này tạo điều kiện thuận tiện đáp ứng
nhu cầu thông tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh và nâng cao hiệu
quả công tác giảng dạy, học tập trong nhà trường.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm mã nguồn mở được phát triển và ứng
dụng cho hoạt động thư viện như các hệ quản trị thư viện tích hợp KOHA,
PMB, Evegreen, Greentone, Dspace, trong đó, Dspace được nhiều cơ quan
thông tin - thư viện sử dụng để xây dựng thư viện số cho riêng mình, bởi các
lý do sau đây:
- Dspace là phần mềm dùng để quản lý các nguồn thông tin số, rất
thích hợp để quản lý các BST luận văn, luận án, đồ án tốt nghiệp, báo cáo
khoa học của giảng viên và sinh viên, các cuốn sách điện tử,…Việc sử

dụng Dspace giúp tạo sự thân thiện và phổ biến kiến thức rộng rãi đến mọi
đối tượng tham gia học tập và nghiên cứu, góp phần tăng cường tính cộng
tác, tham khảo và tham gia nghiên cứu khoa học trong toàn trường.
- Dspace sử dụng chuẩn mô tả siêu dữ liệu Dublin Core để mô tả và
phân loại các tài liệu số như sách điện tử, phim, hình ảnh, âm thanh, phần
mềm,… Dublin Core là một trong những chuẩn miêu tả siêu dữ liệu phổ
biến và được nhiều thư viện áp dụng. Ngoài ra, Dspace còn có nhiều ưu
điểm khác như dễ dàng cài đặt, khai thác, giao diện thân thiện, do vậy mà


8

phần mềm Dspace được nhiều thư viện trên thế giới cũng như trong nước
nghiên cứu và ứng dụng.
Nhận thức được những ích lợi của việc xây dựng thư viện số bằng phần
mềm nguồn mở Dspace, xét tới nhu cầu cấp thiết của Thư viện trường Cao đẳng
Sơn La cần có một phần mềm để quản trị các nguồn tài liệu điện tử của thư viện,
nâng cao năng lực phục vụ nhu cầu của NDT, tác giả đã mạnh dạn chọn hướng
nghiên cứu “ Nghiên cứu ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace tại Thư viện
trường Cao đẳng Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm mục đích
nghiên cứu các điều kiện, khả năng triển khai xây dựng thư viện số tại Thư viện
trường Cao đẳng Sơn La bằng phần mềm mã nguồn mở đáp ứng nhu cầu thông
tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên ngày càng nâng cao và đa dạng; thúc đẩy
chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề thư
viện số, tác giả nhận thấy trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát
triển thư viện số là một trong những vấn đề chủ đạo, thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như CNTT,
thông t37in - thư viện, lưu trữ, xuất bản,… Riêng trong lĩnh vực thông tin thư viện, đã có một số công trình nghiên cứu của các chuyên gia như:

* Các công trình công bố trên các tạp chí nước ngoài liên quan đến
thư viện số:
- Tác giả Marchionini G., trong công trình “Research and Development
on Digital Libraries”, cho rằng để xây dựng và phát triển thư viện số cần tập
trung vào 2 yếu tố then chốt là vấn đề công nghệ và vấn đề tạo lập bộ sưu
tập số, trong đó việc lựa chọn phần mềm quản lý tài liệu số là rất quan
trọng [37].


9

- Tamiki Masumura trong công trình “Thư viện số ở Nhật Bản” đã khái
quát các vấn đề lý luận cũng như quá trình xây dựng và phát triển thư viện số ở
Nhật Bản từ những dự án thí điểm đầu tiên vào tháng 6 năm 1993 nhằm số hóa
các tài liệu quý hiếm, đồng thời nêu lên những chính sách của Chính phủ Nhật
Bản nhằm quyết tâm chuyển đất nước sang xã hội thông tin [24].
* Ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng đã có một số bài viết của các
tác giả trong nước đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học của
ngành, mà tiêu biểu là các công trình sau:
Tác giả Nguyễn Minh Hiệp trong bài “ Thư viện số với hệ thống nguồn
mở” đã giới thiệu các tính năng của phần mềm nguồn mở Greenstone và một
số thao tác xây dựng bộ sưu tập số dựa trên Greenstone, phần mềm gặt hái
siêu dữ liệu Dlbox, phần mềm truy hồi và quản lý thông tin SiteSearch, phần
mềm chuyển đổi MARC- Dublin Core và Dublin Core - MARC: MarcEditt;
đồng thời giới thiệu việc biên mục trên Web nhằm tạo lập siêu dữ liệu, giúp
người dùng tin có thể truy cập tài liệu [4]
Tác giả Nguyễn Thanh Minh trong bài “ Ứng dụng phần mềm nguồn
mở thư viện số Greenstone trong việc tạo lập và phân phối kho tài nguyên số
hóa phục vụ giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học” [1] đã nghiên cứu
cách thức sử dụng phần mềm Greenstone để tạo các bộ sưu tập số trên các

khai cạnh như truy cập, chọn lọc và hiển thị tài nguyên số; xây dựng, phân
phối và tổ chức tài nguyên nguyên số cũng như phát triển khả năng ứng dụng
của phần mềm Greenstone.
TS. Nguyễn Hoàng Sơn trong bài viết “Thư viện số: Hai thập kỷ phát
triển trên thế giới, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt
Nam” [2], đã nghiên cứu quá trình nghiên cứu - đào tạo - triển khai thư viện
số trên thế giới, từ đó đưa ra những định hướng cho thư viện Việt Nam.


10
Trong thực tế, nhiều thư viện cũng đã triển khai các đề án xây dựng thư
viện số như Thư viện Quốc gia Việt Nam, đã triển khai dự án “ Tăng cường
năng lực thư viện số và bảo quản số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” nhằm
quảng bá và phổ biến tài liệu rộng rãi đến người dùng tin, chuyển đổi nội
dung các tài liệu quý hiếm sang dạng phiên bản số hóa nhằm bảo quản lâu dài
và tạo lập một hình mẫu thư viện Quốc gia số tại Việt Nam, Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia cũng đã xây dựng nhiều bộ sưu tập số như
bộ sưu tập số KQNC, STDOC,…
Từ khảo sát thực tế và thông qua tổng hợp phân tích tài liệu, cho thấy
các công trình nghiên cứu nêu trên đều rất có giá trị về lý luận và thực tiễn, đã
tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến thư viện số trong các cơ
quan thông tin - thư viện hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập
đến một cách toàn diện, bao quát đến vấn đề ứng dụng phần mềm nguồn mở
Dspace xây dựng thư viện số, xem xét một cách tổng thể các vấn đề lý luận về
tài liệu số, thư viện số, điều kiện ứng dụng, quy trình xây dựng thư viện số và
những giải pháp, kiến nghị để triển khai thư viện số.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thư viện số, đề tài cung cấp cái
nhìn tổng quan về thư viện số và việc xây dựng thư viện số trên cơ sở ứng

dụng phần mềm nguồn mở Dspace. Đặc biệt, luận văn sẽ khảo sát khả năng
và điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace tại Thư viện trường Cao
đẳng Sơn La để có những cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp thiết
thực cũng như kiến nghị để triển khai xây dựng thư viện số tại Thư viện
trường Cao đẳng Sơn La trong thời gian tới.


11

3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về tài liệu số,
phần mềm nguồn mở, thư viện số.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace trên
thế giới và ở Việt Nam.
- Tìm hiểu điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace triển khai

xây dựng thư viện số tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La.
- Đề xuất quy trình, giải pháp, kiến nghị nhằm triển khai xây dựng thư

viện số tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La bằng phần mềm nguồn mở
Dspace.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm mã nguồn mở Dspace và việc ứng dụng Dspace để xây
dựng thư viện số.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Thư viện trường Cao đẳng Sơn La
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến nay
5. Giả thuyết nghiên cứu

Thư viện trường Cao đẳng Sơn La hiện đang sử dụng phần mềm quản
trị thư viện tích hợp Ilib và phần mềm cập nhật dữ liệu số Dlib, tuy nhiên
nhiều tính năng của các phần mềm này chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
thực tế tại thư viện. Điều này dẫn đến việc thư viện chưa theo kịp đà phát
triển chung của các cơ quan thông tin - thư viện, hiệu quả phục vụ NDT vì thế
cũng bị ảnh hưởng. Đề tài “Ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace tại Thư
viện trường Cao đẳng Sơn La” nếu thành công sẽ xây dựng một thư viện số


12

với các BST số nhằm mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và học tập trong nhà trường.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử cũng như các quan điểm của Nhà nước ta về công tác thư viện,
thông tin.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu để làm rõ thêm cơ
sở lý luận về thư viện số và việc ứng dụng Dspace để xây dựng thư viện số.
- Phương pháp mạn đàm, quan sát, phỏng vấn chuyên gia để làm rõ
quy trình xây dựng thư viện số dựa trên Dspace.
- Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng các vấn đề lý luận đã
nghiên cứu.
7. Đóng góp về lý luận và thực tiễn
7.1. Đóng góp lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về
lý luận về thư viện số và ứng dụng phần mềm nguồn mở Dspace trong xây

dựng thư viện số.
7.2. Đóng góp về thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho những cơ quan thông tin - thư viện quan tâm đến ứng dụng phần mềm
nguồn mở Dspace trong xây dựng thư viện hiện đại, thân thiện với NDT.


13

8. Bố cục đề tài
Là công trình khoa học ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương có kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về thư viện số và phần mềm nguồn mở
Dspace
Chƣơng 2: Nhu cầu và điều kiện ứng dụng phần mềm nguồn mở
Dspace tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La
Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai thư viện số trên cơ
sở ứng dụng Dspace tại Thư viện trường Cao đẳng Sơn La


14

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƢ VIỆN SỐ
VÀ PHẦN MỀM NGUỒN MỞ DSPACE
1.1. Cơ sở lý luận chung về thƣ viện số
1.1.1. Khái niệm tài liệu số
Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của
CNTT đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội không chỉ trong
phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự phát triển của

CNTT, xã hội loài người đã phát triển lên một bước cao hơn, tiếp cận với loại
hình kinh tế mới - kinh tế tri thức, trong nền kinh tế mới này, tri thức nổi lên
như nguồn lực quan trọng nhất so với các nguồn lực truyền thống (lao động,
tài nguyên thiên nhiên, vốn,…). Tri thức quan trọng là vì nhờ có tri thức, con
người có thể sáng tạo ra tri thức mới, tạo ra của cải vật chất với nguồn lực
truyền thống hạn chế. Tri thức quan trọng còn ở chỗ, khi tri thức ngày càng
được sử dụng nhiều thì tri thức càng trở nên phong phú, tri thức không những
không bị hao mòn trong quá trình sử dụng như các nguồn lực truyền thống mà
lại được làm giàu thêm, sâu sắc thêm.
Cùng với tầm quan trọng của nguồn lực tri thức ngày càng được nâng cao,
vai trò của việc quản trị thông tin và tri thức càng trở nên quan trọng. Khi thông
tin tri thức ngày càng phong phú, đa dạng và phát triển mạnh mẽ theo thời gian,
khi nhu cầu của xã hội về thông tin ngày càng cao cấp hơn, việc lưu trữ, khai
thác, phân phối và tổ chức thông tin theo kiểu truyền thống trở nên không còn
phù hợp, tất yếu cần có hình thức mới quản trị thông tin để đáp ứng nhu cầu đó.
Cùng lúc đó, cách mạng CNTT, đặc biệt là sự bùng nổ của kỹ thuật số, làm cho
khả năng đáp ứng nhu cầu đang tăng lên chưa từng có về lưu trữ, khai thác, phân
phối và tổ chức thông tin trở thành hiện thực. Tài liệu số ra đời trong bối cảnh


15

trên, thực sự bắt đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thư viện, đã và
đang thay đổi hẳn cách nhìn về nghề thư viện trong tương lai.
Tài liệu số là loại hình tài liệu mới xuất hiện trong những năm gần đây
cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là ICT và
nhu cầu ứng dụng CNTT trong thực tiễn cuộc sống nói chung cũng như trong
hoạt động thông tin, thư viện. Hiện nay, có một số định nghĩa khác nhau về
tài liệu số đã được các tác giả đưa ra:
Theo tác giả Lê Thị Vân Nga:

Tài liệu số là tài liệu mà thông tin chứa đựng trong đó đã được biểu
diễn dưới dạng mã nhị phân, tức là mã chỉ gồm hai số 0 và 1. Những
thông tin về tài liệu, một phần hay toàn bộ nội dung của tài liệu đã
được chuyển thành các bit thông tin dữ liệu và được lưu trữ, khai
thác trên máy vi tính, với sự hỗ trợ của một hay vài thiết bị chuyên
dụng, phần mềm ứng dụng và hệ thống mạng máy tính [15, tr.11].
Theo tác giả Phạm Văn Hùng: “Tài liệu số (Digital document) là những
tài liệu được lưu giữ bằng máy tính. Tài liệu số có thể được tạo bởi máy tính
như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển
đổi sang dạng số từ những tài liệu khác (Scan, ghi âm,...)” [6, tr.19].
Tác giả Lê Văn Năng cho rằng: “Tài liệu số là vật mang tin mà thông
tin trong đó được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số hình thành trong
quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [13].
Như vậy, có thể thấy rằng, tài liệu số có thể được hình thành theo hai cách:
- Cách 1: Tài liệu số được tạo lập tài liệu bằng máy tính thông qua việc
xử lý các tệp văn bản, hình ảnh, bảng biểu,…


16

- Cách 2: Tài liệu số được tạo lập thông qua hình thức chuyển đổi định
dạng các tài liệu đã được tạo lập ở dạng khác (bằng cách sử dụng máy quét scaner, ghi âm)
Tựu trung lại, tài liệu số là tất cả những tài liệu được trình bày dưới
dạng số mà máy tính có thể đọc được, đó là tất cả các tài liệu được mã hóa
dưới dạng tín hiệu số, có thể được lưu trữ, truy cập qua máy tính, mạng máy
tính và được trao đổi, chia sẻ dễ dàng trong môi trường số.
1.1.2. Khái niệm thư viện số
Thư viện số đã trở thành chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu bao gồm
nhiều hoạt động lưu trữ thông tin, cũng như tổ chức và tìm kiếm thông tin và
các cơ chế truy cập từ xa. Những dự án mới về thư viện số thường tiếp cận tới

việc lưu trữ sách, báo, ấn phẩm định kỳ, bằng minh phát sáng chế,… Thành
công của các dự án thể hiện ở cách thức các tài liệu được lưu trữ, phân loại và
cách mà các thông tin này được tìm kiếm và khai thác. Thông tin mô tả về
một nguồn tin số được gọi là siêu dữ liệu (metadata), trong đó ngoài các yếu
tố đặc trưng như đường dẫn, định dạng, còn bao gồm một số yếu tố đang
được sử dụng trong các hệ thống thông tin hiện thời là tác giả, nhan đề, nhà
xuất bản, chủ đề,…
Thư viện số là một thuật ngữ thu hút sự quan tâm, chú ý rất nhiều học
giả và các tổ chức nghiên cứu thư viện số. Hiện nay trên thế giới và ở Việt
Nam tồn tại nhiều quan niệm về thư viện số.
Theo Arms.W.Y. “ Thư viện số là một kho thống tin có quản lý với các
dịch vụ liên kết, trong đó thông tin được lưu trữ ở dạng số và có thể truy cập
qua một mạng”[35].


17

Theo Ian H. Witten và Bainbridge (2003):
Thư viện số là tập hợp các đối tượng số bao gồm văn bản, hình ảnh,
video, âm thanh, cùng với những phương thức để truy cập, khai
thác, chọn lọc, tổ chức và bảo trì BST”, đồng thời nhấn mạnh một
thư viện số không thực sự nghĩa là “một thư viện được số hóa” mà
các thư viện số được hiểu với ý nghĩa là cách thức mới để làm việc
với tri thức; bảo quản, sưu tập, tổ chức, nhân bản và truy cập - chứ
không phải là việc phá bỏ những tổ chức thư viện hiện có và đặt
chúng lại với nhau trong chiếc hộp điện tử”. Định nghĩa thư viện số
như một kho thông tin có tổ chức, kho vật thể số tập trung gồm các
văn bản, tài liệu nghe, nhìn cùng với các phương thức truy cập, tra
cứu, lựa chọn, tổ chức và duy trì kho tài liệu [42].
Theo Liên đoàn thư viện số - The Digital Library Federation:

Thư viện số là những tổ chức cung cấp các nguồn lực gồm cả cán
bộ chuyên môn để lựa chọn, xây dựng, truy cập tri thức, giải thích,
phân phát, bảo tồn tính toàn vẹn và đảm bảo tính bền vững vượt
thời gian của các kho tài liệu số, do đó chúng luôn sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu sử dụng của một cộng đồng cụ thể hoặc của một nhóm
cộng đồng [3].
Ở Việt Nam, các chuyên gia thư viện cũng đã đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau về thư viện số:
Theo tác giả Vũ Văn Sơn:
Thư viện số là hình thức kết hợp giữa thiết bị tính toán, lưu giữ và
truyền thông số với nội dung và phần mềm cần thiết để tái tạo, thúc
đẩy và mở rộng các dịch vụ của cá thư viện truyền thống vốn dựa
trên các biện pháp thu thập, biên mục và phỏ biến thông tin trên
giấy và các vật liệu khác [23].


18
Tác giả Cao Minh Kiểm cho rằng “Thư viện số là một thực thể, là một
thư viện được tổ chức theo những phương thức mới với nguồn tài liệu ngày
càng đa dạng, có chất lượng phục vụ ngày càng cao, thời gian phục vụ ngày
càng lớn”[9, tr.5 - 11].
Tác giả Nguyễn Minh Hiệp (2004) cho rằng: “Thư viện số là nơi sử
dụng công nghệ để chuyển câu hỏi thành câu trả lời”[3, tr.12 - 13].
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Loan Thùy và Tiến sĩ Lê Văn Viết “Thư
viện số là thư viện chứa đựng các thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng
điện tử số trên các phương tiện khác nhau: bộ nhớ điện tử, đĩa quang, đĩa tử”
[28].
Qua các khái niệm trên, có thể nhận thấy các luận điểm về thư viện số
tuy chưa có sự thống nhất, nhưng tựu trung lại có thể nhận dạng một thư viện
số qua một số đặc điểm sau:

- Thư viện số bao gồm những BST có hệ thống của những đối tượng số
(là những tài liệu được lưu trữ dưới dạng số sao cho có thể truy nhập được
bằng các thiết bị xử lý dữ liệu). Thư viện số là một hệ thống thông tin trong
đó tất cả các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý, truy cập, khai
thác được bằng máy tính.
- Thư viện số là hình thức kết hợp giữa thiết bị tính toán, lưu trữ và
truyền thông số với nội dung và phần mềm cần thiết để tái tạo, thúc đẩy và
mở rộng các dịch vụ của các thư viện truyền thống.
- Thư viện số là một thư viện, trong đó các tài liệu của thư viện đó được
số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức để
NDT dễ dàng truy cập, tìm kiếm và khai thác được nội dung thông tin bằng
máy tính hoặc truy cập từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các
phương tiện truyền thông.


19

1.1.3. Xu hướng phát triển thư viện số
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai trò của thư
viện như một thiết chế xã hội đáp ứng nhu cầu thông tin, nhu cầu nghiên cứu,
học tập, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đóng góp một phần không nhỏ vào phát
triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí. Các quốc gia trên thế giới đều xây
dựng các khung pháp lý để bảo vệ và phát triển sự nghiệp thư viện như hệ
thống văn bản pháp quy liên quan đến thư viện, từ luật, pháp lệnh, nghị định,
chỉ thị, quy định,... về hoạt động thư viện. Các nước đều có chính sách đầu tư
xây dựng hệ thống thông tin và mạng lưới thư viện số theo hướng xây dựng
trung tâm thông tin, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ học
tập suốt đời, trung tâm lưu trữ và bảo quản di sản thư tịch; các thư viện công
cộng tiến tới sẽ trở thành các trung tâm văn hóa cộng đồng, là nơi truy cập
internet, là một mắt xích của chính phủ điện tử.

Qua nghiên cứu tài liệu có thể thấy được xu thế xây dựng và phát
triển thư viện số ngày càng được quan tâm đẩy mạnh cả trên Thế giới và
Việt Nam.
Trên thế giới
Từ đầu những năm 1990, cộng đồng thư viện số Thế giới bước vào một
thập kỷ bùng nổ về nghiên cứu và phát triển thư viện số dựa trên nền tảng
internet và công nghệ web.
Ở Mỹ, các thư viện số được coi như là lĩnh vực ứng dụng mang tính
thách thức quốc gia dưới sự điều phối của sáng kiến HPCC - High Performance
Computing Communication. Theo Borgman (2000), chúng còn là yếu tố then
chốt trong hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. Dự án Sáng Kiến thư viện số là


20
một sáng kiến nghiên cứu phát triển rất quan trọng của Mỹ. Giai đoạn 1 của dự
án từ 1994 đến 1998, giai đoạn 2 từ 1999 đến 2004 [27].
Ngày 29.4.2009, đại diện Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, James H. Billington
và phó giám đốc về thông tin liên lạc của UNESCO, Abdul Waheed Khan đã ký
kết một hiệp định tại trụ sở của UNESCO ở Paris đánh dấu những nỗ lực hợp tác
trong xây dựng website Thư viện số Thế giới (The World Digital Library). Dự
án này hướng tới số hóa những tài liệu quý hiếm và độc nhất từ những thư viện
và viện hàn lâm trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho người dùng tin có thể truy
cập miễn phí những tài liệu này thông qua internet. Phần chính yếu của dự án là
xây dựng những năng lực tiềm tàng cho thư viện số trong việc phát triển thế giới,
vì vậy tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới đều có thể tham gia và được
trình bày trong thư viện số thế giới (The World Digital Library)[27].
Tại Anh, Chính phủ Anh đã quan tâm đến việc xây dựng thư viện điện tử
từ những thập niên 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, dịch vụ phổ biến tài liệu điện
tử bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2003. Dự án tiêu biểu phải đề cập đến là các
thư viện Anh đã ký một hợp đồng với Microsoft để số hóa một lượng lớn sách

phục để vụ người dùng tin. Tháng 10 năm 2010, Thư viện Anh khánh thành
cổng thông tin các công trình nghiên cứu về quản lý và thương mại. Website
này được thiết kế để cung cấp truy cập băng thông kỹ thuật số tới 100 triệu tài
liệu (bao gồm 280.000 tên tạp chí, 50 triệu bằng sáng chế, 5 triệu báo cáo,
476.000 luận án và 433.000 kỷ yếu hội nghị) cho các nhà nghiên cứu và người
dùng tin trên toàn thế giới điều mà trước đây không thể thực hiện được[27].
Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu và thử nghiệm thư viện số bắt đầu
năm 1995, chỉ sau một vài năm, nhiều dự án đã được triển khai với sự tiến
triển đáng chú ý. Cụ thể như:


21

Dự án Thư viện số Trung Quốc thử nghiệm (CPDL - The Chinese Pilot
Digital Library) được phát triển bởi 9 thư viện công cộng danh tiếng ở Trung
Quốc, trong đó có Thư viện Quốc gia Trung Quốc (NLC), Thư viện Thành
phố Thượng Hải, Thư viện Thẩm Quyến,…Mục tiêu chính của dự án nhằm
tạo ra một Thư viện số Trung Quốc thống nhất và liên kết mà trong đó nhiều
thư viện có thể hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau[18].
Tại các nước Đông Nam Á, Cộng đồng các nước ASEAN đang mở
rộng mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các thư viện Hoa Kỳ (Thư viện
Quốc hội Mỹ ), Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,… để nhanh chóng xây
dựng cơ sở hạ tầng thông tin và tiếp cận các dịch vụ thông tin - thư viện hiện
đại nói chung và xây dựng thư viện số nói riêng. Từ năm 2002 đến nay, các
thư viện ASEAN đã thực hiện nhiều dự án quan trọng, trong đó phải kể đến:
- Dự án chia sẻ nguồn lực thông tin do Singapore chủ trì nhằm tạo điều
kiện truy cập các nguồn tài liệu quốc gia của các nước ASEAN, đặc biệt là
truyền thông số.
- Thư viện Quốc gia Thái Lan thực hiện Dự án số hóa các tác phẩm
được giải thưởng văn học Đông Nam Á cũng như sách hiếm, sách cổ, các bản

chép tay của Thái Lan.
- Thư viện Quốc gia Inđônêsia cũng có dự án chọn lọc số hóa các tư
liệu và hình ảnh các đền chùa ở các nước ASEAN.
Tại Việt Nam
Trong khoảng một thập niên gần đây, hoạt động thư viện Việt Nam
đang từng bước đổi mới, nhờ được quan tâm đầu tư của Nhà nước và đòi hỏi
của chính quá trình đổi mới. Cùng với chủ trương đổi mới kinh tế đất nước,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và quan tâm chỉ đạo, đầu tư
cả vật chất và con người để phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện nói chung


22

và hệ thống các thư viện đại học nói riêng. Những dự án xây mới, cải tạo,
nâng cấp các thư viện, trung tâm thông tin - thư viện được triển khai trong cả
nước. Nhiều thư viện đã được trang bị các thiết bị hiện đại, nhất là thiết bị về
CNTT để thực hiện mục tiêu tin học hoá các khâu nghiệp vụ, dịch vụ thông
tin - thư viện, nhiều thư viện đã tạo lập được mạng thông tin khoa học công
nghệ, có website để đăng tải thông tin, để trao đổi và phổ biến thông tin tài
nguyên thông tin tư liệu, điều đó đã làm thay đổi cách thức phục vụ và làm
cho hoạt động thông tin - thư viện trở lên sinh động và hiệu quả hơn, làm thay
đổi cách nhìn và nhận thức của xã hội đối với công tác thông tin - thư viện.
Xu hướng đẩy mạnh xây dựng thư viện hiện đại, thư viện số có thể được chia
thành các giai đọan cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1986 - 2006
Đây là giai đoạn các thư viện Việt Nam bắt đầu được trang bị các máy
tính điện tử nhằm tự động hóa các khâu công việc chuyên môn. Năm 1986,
Thư viện Quốc gia Việt Nam được trang bị những chiếc máy tính điện tử đầu
tiên. Những năm 1990 - 1995, các trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư Phạm Hà

Nội,…bắt đầu ứng dụng tính vào quản lý và tổ chức các hoạt động thư viện.
Giai đoạn này phần lớn các thư viện sử dụng các phần mềm CDS/ISIS
(Computer Documentation System/Interngreted Set of Informaition) để tạo lập
CSDL thư mục. Những năm 2001 - 2006 xu hướng tự động hóa hoạt động thư
viện ngày càng gia tăng tại các thư viện Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều
dự án lớn về xây dựng thư viện điện tử, xây dựng trung tâm học liệu được triển
khai. Tiêu biểu như dự án xây dựng thư viện điện tử trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng; Thư viện điện tử Đà Nẵng (nay là
Trung tâm học liệu Đại học Đà Nẵng) có mức đầu tư gần 10 triệu đô la Mỹ.
Các dự án trong giai đoạn này tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của thư viện
điện tử như trụ sở, tòa nhà, trang thiết bị, máy tính điện tử,…Nhiều công nghệ


23
mới của thế giới đã được các thư viện Việt Nam lựa chọn áp dụng nhằm tự
động hóa cao hơn các khâu công việc trong dây chuyền thông tin tư liệu; Để có
thể tự động hóa được nhiều khâu công việc trong thư viện điện tử, phần mềm
thư viện tích hợp (ILS) đã được các thư viện lựa chọn áp dụng trong giai đoạn
này. Bên cạnh các phần mềm thư viện tích hợp được phát triển ở Việt Nam,
một số phần mềm của Hoa Kỳ như bộ sản phẩm của VTLS cũng đã được một
số thư viện lựa chọn. Các hoạt động trong thư viện điện tử được tự động hóa ở
mức độ sâu và rộng hơn. Với sự hỗ trợ của phần mềm thư viện tích hợp trong
môi trường mạng internet ở giai đoạn này các thư viện đã thiết lập được mục
lục truy cập công cộng trực tuyến OPAC. Việc tra cứu, chia sẻ thông tin với
các thư viện nước ngoài đã được thực hiện. Các thư viện điện tử đã bước đầu
có sự liên kết trong việc trao đổi, chia sẻ các thông tin, biểu ghi thư mục.
+ Giai đoạn từ 2007 đến nay
Ở giai đoạn này, các thư viện tại Việt Nam vẫn đẩy mạnh quá trình tự
động hóa. Xu hướng chung của các thư viện tập trung hướng tới phát triển các
hệ thống thông tin số, thư viện số. Đây là bước phát triển mang tính tất yếu

đối với các thư viện, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ số, nhiều kênh cung cấp thông tin khác đang thu hút, chiếm
lĩnh thị phần NDT của thư viện. đặc biệt đối với hệ thống thư viện trong các
cơ sở giáo dục đại học với yêu cầu thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục đại
học đã trở thành nhu cầu cấp thiết phải có sự đổi mới trong chương trình
giảng dạy và phương pháp học tập của sinh viên. Điều đó là động lực cho các
thư viện Việt Nam hướng tới xây dựng các thư viện số cho riêng mình.Tính
đến thời điểm hiện nay, có hàng chục thư viện số đã được các trường đại học
đưa vào sử dụng phục vụ NDT. Tiêu biểu như tại Trung tâm Thông tin Thư
viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Đồng
Nai, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí
Minh; Đại học Duy Tân; Đại học An Giang; Đại học dân lập Hải Phòng,…


24

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thư viện số
Để xây dựng và phát triển một thư viện số, thư viện và các cơ quan thông
tin cần quan tâm tới các yếu tố có tác động trực tiếp như nguồn nhân lực của thư
viện, nguồn tin của thư viện, hạ tầng CNTT và phần mềm thư viện.
1.1.4.1. Nguồn nhân lực của thư viện
Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của xã
hội. Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực được coi là một “tài nguyên đặc
biệt”, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực hay
con người là chủ thể của mọi hoạt động trong xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp
và quyết định đến năng suất của mọi công việc. Bởi vậy, việc phát triển con
người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong
hệ thống phát triển các nguồn lực khác của xã hội. Đặc biệt, trong thời kỳ của
nền kinh tế tri thức, yếu tố nguồn nhân lực lại càng được coi trọng.
Trong lĩnh vực hoạt động thông tin - thư viện, nguồn nhân lực thư viện là

một trong bốn yếu tố cơ bản để hình thành nên một thư viện và đồng thời cũng là
linh hồn của thư viện. Thực tế, yếu tố nguồn nhân lực được coi là điều kiện tất
yếu cho sự hình thành, hoạt động và sự phát triển của thư viện. Bất cứ thư viện
nào dù hiện đại đến đâu, dù được trang bị tự động hóa hoạt động thư viện thì
nguồn nhân lực thư viện vẫn giữ vai trò chủ thể trong hoạt động thông tin - thư
viện. Thông qua cán bộ thư viện, NDT tiếp cận trực tiếp được tài liệu, khai thác
được những thông tin mình cần. Những vai trò tích cực đó được thể hiện ngay
trong những nghiệp vụ chuyên môn cũng như những hoạt động khác có tính xã
hội để đóng góp cho việc phát triển văn hóa, giáo dục,...
Trong thư viện số, tuy nhiều khâu trong hoạt động thông tin - thư viện
đã được máy móc hỗ trợ nhằm giảm sức lao động của cán bộ thư viện, nhưng
máy móc vẫn không thể thay thể hoàn toàn con người. Yếu tố nguồn nhân lực


×