Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống đậu tương d912 trong vụ thu đông năm 2012 tại chiềng mung mai sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.86 KB, 44 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Kĩ sƣ. Nguyễn Thị Quyên
Bộ môn: Khoa học cây trồng

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG
LÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG D912
TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2012 TẠI CHIỀNG
MUNG – MAI SƠN”

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013

SƠN LA, THÁNG 04 NĂM 2012
1


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Kĩ sƣ. Nguyễn Thị Quyên
Bộ môn: Khoa học cây trồng

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LƢỢNG
LÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƢƠNG D912
TRONG VỤ THU ĐÔNG NĂM 2012 TẠI CHIỀNG
MUNG – MAI SƠN”


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013

CỘNG TÁC VIÊN: DƢƠNG THỊ THANH NGA
GIẢNG VIÊN KHOA NÔNG LÂM

SƠN LA, THÁNG 4 NĂM 2012
2


CHƢƠNG I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill là một cây trồng ngắn ngày có nguồn
gốc xa xưa từ Trung Quốc và được coi là cây thực phẩm cho đời sống con người từ
hơn 5000 năm trước, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 8,
nhiều thế kỷ sau có mặt ở các nước Á Châu như Thái Lan, Malaisia, Korea và Việt
Nam.
Hiện nay, đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng của nhiều quốc
gia trên thế giới bởi những giá trị quan trọng mà nó mang lại như giá trị kinh tế, y tế,
dinh dưỡng… Trong hạt đậu tương có chứa trung bình khoảng từ 38% - 40% protein,
18% - 20% lipit, đủ các loại amino axit cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. Quan
trọng hơn cả là trong đậu nành có chứa chất isoflavones với công thức hoá học gần
giống như kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất
tốt trong việc điều trị và phòng ngừa một số bệnh như suy dinh dưỡng ở trẻ em, người
già và có tác dụng hạn chế bệnh loãng xương ở phụ nữ, bệnh đái tháo đường, thấp
khớp…
Cây đậu tương thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như: Đất sét, đất thịt, thịt
pha cát… và có khả năng cải tạo đất tốt. Nhờ vào sự cộng sinh của bộ rễ cây họ đậu
với vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum. Vi khuẩn này có khả năng cố định đạm từ
khí trời, nguồn đạm đó có thể đáp ứng 40 – 70% nhu cầu đạm của cây đậu tương. Sau

khi thu hoạch cây đậu tương trả lại cho đất từ 50 – 80 kg đạm/ha/năm (Lê Hoàng Độ
và cộng sự, 1997). Vì vậy đậu tương còn là một mắt xích quan trọng trong hệ thống
luôn canh cây trồng.
Nguồn lợi từ đậu tương mang lại là vô cùng lớn nên từ nhiều năm qua Nhà
nước ta đã chú trọng phát triển bằng cách mở rộng diện tích, đầu tư nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất và sản lượng đậu tương. Tuy nhiên, kết
quả đạt được còn hạn chế, năng suất và chất lượng hạt chưa cao. Nguyên nhân là chưa
có bộ giống ổn định và chưa có kỹ thuật canh tác hợp lý. Vì vậy, để nâng cao năng
suất cũng như chất lượng đậu tương ngoài tạo ra những bộ giống ổn định, năng suất
cao, phù hợp với từng vùng sinh thái, thì việc sử dụng phân bón cân đối và hợp lý là
hướng rất được coi trọng. Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống đậu tương D912 trong điều kiện vụ Thu Đông năm 2012 tại Chiềng
Mung – Mai Sơn”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. T nh h nh nghiên cứu ở nƣ c ngoài
3


Song song với việc nghiên cứu chọn tạo giống, việc nghiên cứu về liều lượng bón
phân, kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu tương để cây sinh trưởng, phát triển và phát huy
hết tiềm năng năng suất của giống là vấn đề rất quan trọng.
Đối với dinh dưỡng đậu tương thì đạm là dinh dưỡng quan trọng nhất. Đậu tương
cần nhiều đạm để sinh trưởng, phát triển, và tạo năng suất. Tuy nhiên, người ta thường
bón ít đạm cho đậu tương mà sử dụng sự cố định đạm của vi khuẩn nốt sần để đáp ứng
nhu cầu đạm của cây.
Theo Harper (1974) cho rằng việc cố định đạm và sử dụng nitrat (NO 3 -) có tầm
quan trọng để thu được năng suất tối đa. Tuy nhiên, nếu bón dư thừa NO3- hoặc bón
không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển, và hoạt động của vi khuẩn nốt
sần và làm ảnh hưởng đến năng suất.

Đối với lân, nếu bón đầy đủ và cân đối thì lân có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng nụ,
rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và từ đó tăng năng suất. Tại Autralia, Dickson và CS
(1987) (Dickson, T.P, 1987) đã tiến hành những thí nghiệm về phân bón cho những
cánh đồng tại vùng Queen Sland đã chỉ ra rằng: Năng suất đậu tương tăng lên đáng kể
khi được bón phân, sự mẫn cảm của đậu tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua
của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất.
Tại Indolesia bón phân lân cho đất có hàm lượng lân dễ tiêu dưới 18 ppm đã làm
tăng năng suất đậu tương lên đáng kể. Thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với chua, hàm
lượng Fe, Al, Mn cao gây trở ngại lớn cho sinh trưởng, phát triển và hình thành năng
suất đậu tương (Tonson, H.W, 1997).
Nhiều tác giả cho rằng, đất nhiệt đới giàu Fe, Al thì super lân sẽ bị cố định thành
phốt phát sắt, phốt phát nhôm khó hòa tan nên cây trồng không sử dụng được. Như
vậy, trong đất chua khả năng giữ chặt lân thường cao, gây thiếu lân nghiêm trọng làm
cho khả năng hấp thụ các yếu tố dinh dưỡng của đậu tương bị hạn chế. Vì vậy, nâng
cao pH bằng cách bón vôi sẽ nâng cao hàm lượng dễ trong đất đối với cây trồng nói
chung và cây đậu tương nói riêng. Bên cạnh việc bón lân cũng cần phải bón thêm các
loại phân bón khác như: Đạm, kali, phân chuồng với liều lượng cân đối và thích hợp.
2.2. T nh h nh nghiên cứu ở trong nƣ c
Các nguyên tố đa lượng (N, P, K) có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ cho nhau trong việc
cung cấp dinh dưỡng cho cây đậu tương, thiếu 1 trong các yếu tố này đều làm cho cây
sinh trưởng và phát triển không bình thường.
Theo Lê Đinh Sơn (1988), (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2007) lân,
đạm có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số cấp cành hữu hiệu và số quả
trên cây.
Theo TS. Vũ Đình Chính (1998) bón kết hợp N:P:K trên đất bạc màu nghèo dinh
dưỡng, bón lân cho đậu tương với mức 90kg P 2O5 trên nền 40 kg N/ha làm tăng số
4


lượng nốt sần, số quả chắc trên cây và năng suất hạt. Cũng theo tác giả trong điều kiện

vụ hè trên đất bạc màu (Hiệp Hòa – Bắc Giang) bón cho giống đậu tương xanh lơ Hà
Bắc thích hợp nhất là 20kg N : 90kg P 2O5 : 90kg K2O.
Tuy đạm, lâm, kali có hiệu lực cao với đậu tương song việc bón phân liều lượng
cao đều làm giảm hiệu quả của phân bón. Nhìn chung mức bón tối đa cho đậu tương là
40 kg N + 60 kg P 2 O5 + 60 kg K2 O. Nhìn chung công thức bón phân cân đối cho đậu
tương thay đổi theo vùng. Mức bón 30kg N + 60 kg P 2O5 + 60 kg K2O cho đất bazan
và 20 kg N + 60 kg P 2O5 + 60 kg K2O cho đất bạc màu và 30 - 90 - 60 cho vùng đất
xám.
Theo tác giả Nhữ Thị Ngọc Anh (2003), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của mức
lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương đã xác định mức đầu tư
phân bón thích hợp nhất cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với sản xuất đậu
tương trên đất xám bạc màu là 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P 2O5 + 60 kg
K2O + 300 kg vôi bột cho một ha. Như vậy, lượng lân bón thích hợp cho đậu tương
trên đất xám bạc màu là 90 kg P 2O5 /ha.
Theo Trần Thị Trường, Trần Thị Thanh Bình (2005), tỷ lệ sử dụng phân đạm, lân,
kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1 : 2 : 2.
Theo Hội khoa học đât Việt Nam (2000) (Đất Việt Nam, NXBNN, Hà Nội) để
đánh giá khả năng cung cấp lân trong đất cho cây trồng màu nói chung và cây đậu
tương nói riêng người ta thường dựa vào hàm lượng lân dễ tiêu. Theo phương pháp
Olsen (tính theo P 2O5 dễ tiêu mg/100g đất) được chia làm 4 mức như sau:
- Nghèo lân: < 2,5 mg. Đất nghèo lân, rất cần bón lân, bón lân sẽ cho hiệu quả cao.
- Trung bình: 2,5 – 5 mg. Đất có lân trung bình cần bón, nếu bón lân có hiệu lực
khá
- Khá giàu: 5 – 9 mg. Đất có lân khá, bón lân cho hiệu quả thấp
- Giàu lân: > 9 mg. Đất giàu lân, bón lân ít hoặc không có hiệu lực.
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, người ta có thể xác định được lượng lân cần bón
vào đất là bao nhiêu để cây đậu tương sử dụng có hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa
tiềm năng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Mục đích nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

của giống đậu tương D912 trong vụ Thu Đông 2012 tại Chiềng Mung – Mai Sơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của các lượng phân lân khác nhau đến giống đậu
tương D912 và tìm ra mức phân lân thích hợp nhất làm tăng năng suất và hiệu quả
kinh tế của giống đậu tương D912.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5


5.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
5.1.1. Công thức thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 công thức, mỗi công thức có lượng lân khác nhau:
N

P 2O5

K2O

(kg/ha)

(kg/ha)

(kg/ha)

Công thức 1 (ĐC)

30

0


60

5

Công thức 2

30

30

60

5

Công thức 3

30

60

60

5

Công thức 4

30

90


60

5

Công thức 5

30

120

60

5

Công thức 6

30

150

60

5

Công thức

Phân chuồng (tấn/ha)

* Bón phân:
Lượng bón: Theo các công thức thí nghiệm nêu trên

Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.
- Bón thúc 2 lần:
+ Lần 1: Bón khi cây có 2 – 3 lá kép, bón 1/2N + 100% K2O.
+ Lần 2: Bón 15 ngày trước khi cây ra hoa (sau lần 1 khoảng 15 – 20 ngày) bón
1/2 N còn lại.
5.1.2. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm:10m2
- Tổng diện tích: (10m2 × 6) × 3 = 180 m2 (không kể dải bảo vệ)
Sơ đồ thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải

I

2

5

4

6

3

1

Dải


bảo

II

1

3

6

5

2

4

bảo

vệ

III

6

4

5

3


1

2

vệ

Dải bảo vệ
Ghi chú:

- I, II, III: Lần nhắc lại
- 1, 2, 3, 4, 5, 6: Công thức thí nghiệm.

5.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi
5.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
- Thời gian từ gieo đến khi được 50% số cây mọc (ngày).
- Tỷ lệ mọc (%)
- Thời gian từ mọc đến khi 50% số cây ra hoa (ngày)
6


- Động thái ra hoa: Tính từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi kết thúc ra hoa (đếm
số hoa nở/cây/ngày), theo dõi 5 cây/ô.
- Thời gian từ gieo đến thu hoạch (ngày)
- Chiều cao thân chính (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng (đo ngẫu
nhiên 5 cây cho 1 lần nhắc lại, bắt đầu từ khi cây có 2 – 3 lá thật, sau đó cứ 7 ngày đo
1 lần).
- Đường kính thân (cm): Đo ở vị trí cách cổ rễ 5 cm khi thu hoạch.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): Lấy mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên (lấy 3 cây/ô), tiến hành theo phương pháp cân nhanh ở 3 thời kỳ (cây bắt đầu ra
hoa, ra hoa rộ và thời kỳ quả mẩy). LAI được tính theo công thức:

Diện tích lá 1 cây × mật độ
(m 2 lá/m2 đất)

LAI =

1m2
- Đếm số lượng nốt sần: Theo dõi ở 3 thời kì (cây bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và
thời kỳ quả mẩy), mỗi ô tiến hành theo dõi 3 cây (kết hợp với theo dõi diện tích lá), đếm
tổng số nốt sần trên mỗi cây, số nốt sần hữu hiệu (là những nốt to có dịch màu hồng), và
nốt sần vô hiệu (nốt sần nhỏ màu thâm đen).
+ Phương pháp tiến hành: Trước khi nhổ phải tưới đẫm nước, sau đó khoảng 15
phút sau tưới lần 2 sau đó nhổ cây lên cho phần đất xung quanh rễ vào chậu nước để
lọc lấy nốt sần.
- Khối lượng cây tươi (g/cây): Cây ở 3 thời kì (cây bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và
thời kỳ quả mẩy), kết hợp đo diện tích lá, đếm số lượng nốt sần.
- Khối lượng khô (g/cây): Tiến hành sấy đến khi cây khô, phân tích ở cả 3 thời
kì trên.
- Sự phân bố của bộ rễ cây đậu tương (cm): Phương pháp tiến hành tương tự
như phương pháp lấy mẫu đếm nốt sần. Sau đó tiến hành đo chiều rộng của bộ rễ.
5.2.2. Khả năng chống chịu
* Khả năng chống đổ
- Đếm số cây đổ, tính tỷ lệ và phân cấp theo bảng:
Cấp 0: Không cây đổ
Cấp 1: 1- 5 % cây đổ
Cấp 2: 6 - 25 % cây đổ
Cấp 3: 26 - 50 % cây đổ
Cấp 4: 51 -70 % cây đổ
Cấp 5: > 75 % cây đổ
* Khả năng chống chịu sâu bệnh
Tính tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại (%), phân cấp.

7


- Sâu hại: Tính tỷ lệ cây bị nhiễm sâu/dòng, giống.
+ Sâu cuốn lá: Đếm số cây bị hại/số cây theo dõi, tính tỷ lệ (%).
+ Sâu đục quả: Đếm số quả bị hại/tổng số quả 5 cây sau thu hoạch, tính tỷ lệ (%).
- Bệnh hại: Tính tỷ lệ bệnh hại và phân cấp.
+ Bệnh phấn trắng: Tính số cây nhiễm/số cây theo dõi và phân cấp theo dõi theo
tiêu chuẩn 10TCVN 339 – 2006.
Cấp 1: Không bị bệnh
Cấp 3: 1 - 5 % cây bị nhiễm
Cấp 5: >5 - 25 % cây bị nhiễm
Cấp 7: > 25 - 50 % cây bị nhiễm
Cấp 9: > 50 % số cây bị nhiễm
+ Bệnh đốm vi khuẩn, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai: Đánh giá tương tự bệnh phấn
trắng
5.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất
Trước khi thu hoạch lấy ngẫu nhiên 10 cây trên mỗi ô, lấy 3 lần nhắc lại để xác
định:
- Tổng số cành cấp 1/cây
- Tổng số đốt hữu hiệu/thân chính (số đốt mang quả)
- Chiều cao đóng quả (đo từ cổ rễ đến đốt ra quả đầu tiên).
- Tổng số quả/cây
- Tỷ lệ quả chắc (%)
- Tỷ lệ quả 1,2,3 hạt (%)
- Xác định khối lượng 1000 hạt (g)
- Xác định khối lượng 10 cây mẫu từ đó tính ra năng suất cá thể (g/cây).
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = năng suất cá thể × mật độ × 10000m 2.
- Năng suất ô (kg/ô)
Năng suất ô

x 10000m 2 (tạ/ha)

- Năng suất thực thu =

10 m2
5.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất sử dụng phân bón ở các liều lượng
lân bón khác nhau
- Thu nhập thuần (đồng/ha): Tính giá trị đầu vào (chi phí sản xuất) tại thời
điểm gieo trồng và giá trị sản phẩm tại thời điểm thu hoạch.
Thu nhập thuần = Tổng thu - Tổng chi

8


kg đậu tương
-

Hiệu suất sử dụng phân bón =
1 kg P 2O5

5.3. Xử lý số liệu
Các kết quả được xử lý bằng chương trình EXCEL và phần mềm IRRISTAT
5.0.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Liều lượng lân bón cho Giống đậu tương D912
7. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn thực nghiệm trường Cao đẳng Sơn La,
Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La.
Thí nghiệm tiến hành trong vụ Thu Đông năm 2012.
Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố phân lân đến sự sinh trưởng, phát triển, khả

năng chống chịu và năng suất của một giống đậu tương.

9


CHƢƠNG II. NỘI DUNG

1.1. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho đậu tƣơng
* Cơ sở khoa học của việc sử dụng lân bón cho đậu tƣơng
Tỷ lệ lân trong đất thường biến động trong khoảng 0,03 – 0,12% và phụ
thuộc vào thành phần đá mẹ hình thành nên đất, chất hữu cơ có trong đất. Đất
được hình thành trên đá mẹ giàu lân (Basalt, đá vôi), đất giàu chất hữu cơ thì tỷ
lệ lân cao. Tuy nhiên, hàm lượng lân trong đất chủ yếu ở dạng khó tiêu cây trồng
không thể hấp thu được (Vũ Hữu Yêm, 1995). Mặt khác, lân là yếu tố đặc biệt
quan trọng của cây đậu tương và nhu cầu về lân của cây đậu tương cũng rất lớn
(lớn hơn dinh dưỡng đạm và kali), đặc biệt giai đoạn cây hút lân có ý nghĩa quan
trọng nhất là thời kỳ đầu sinh trưởng (Nguyễn Như Hà, 2006). Vì vậy, cần cung
cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng lân cho cây đậu tương để sinh trưởng, phát
triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
* Thực tiễn của việc sử dụng lân bón cho đậu tƣơng
Đậu tương là cây công nghiệp quan trọng có tầm chiến lược quốc gia.
Ngoài việc làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho con người, cung cấp thức ăn
cho chăn nuôi, từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, cây đậu tương còn
được đưa vào các công thức luân canh, gối vụ, rất quan trọng trong cơ cấu cây
trồng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng vụ sau và nâng cao hệ số sử dụng
đất. Đậu tương có khả năng cố định 60 – 80kg N/ha/vụ, tương đương 300 – 400
kg đạm sunphat nhờ vi khuẩn cộng sinh, chưa kể chất hữu cơ có trong thân lá
(Lê Hoàng Độ và cộng sự, 1977).
Điều kiện khí hậu của Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát
triển của đậu tương. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đậu tương ở nước ta

thì việc mở rộng diện tích và năng suất là việc làm thiết yếu. Tuy nhiên, do năng
suất đậu tương nước ta còn thấp, giá rẻ, thiếu giống năng suất cao, chống chịu
kém với điều kiện bất thuận và sâu bệnh cũng như thiếu các biện pháp kỹ thuật
canh tác dẫn đến việc phát triển cây đậu tương ở nước ta còn chậm.
10


Cây đậu tương ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp, nên đã được chú ý phát triển và mở rộng diện tích ở cả 3 vụ
trong năm. Tuy nhiên, do thực tiễn sản xuất ở nhiều nơi người dân còn sử dụng
các giống có tiềm năng năng suất thấp, chưa gieo đúng thời vụ, bón ít phân, nhất
là phân hữu cơ và phân lân dẫn đến năng suất thấp, sản xuất chưa có hiệu quả.
Do vậy, ngoài việc xác định được bộ giống đậu tương có tiềm năng năng suất
cao, còn phải xây dựng được quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc đậu
tương hiệu quả, khuyến cáo cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả
kinh tế góp phần nâng cao giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác.
1.2. Vai trò của lân đối v i cây trồng
- Lân đóng vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein
- Là thành phần của photphotit, axit nucleit, protein, photpholipit,, coenzim
NAP, NATP và ATP
- Là thành phần chủ yếu của amino axit
- Có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein
- Thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút
- Có vai trò đặc biệt trong việc hình thành mô phân sinh, hạt và phát triển của
quả, kích thích sự ra hoa
- Cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc biệt là rau và cỏ làm thức ăn gia súc
1.3. Đặc điểm của cây trồng và vệc bón lân
Thời kỳ khủng hoảng lân của hầu hết cây trồng là thời kỳ cây con. Lân
trong cây giai đoạn trước có thể chuyển hóa và tái sử dụng cho giai đoạn sau.
Lân lại rất cần cho sự ra rễ cho nên tất cả các loại phân lân đều phải được bón

lót đầy đủ cho cây ngay từ giai đoạn đầu. Một số giống do có những khuẩn căn,
hoặc nhờ vi sinh vật cộng sinh trong quyển rễ, hoặc do sự bài tiết các axit hữu
cơ mà có khả năng phát triển được trên đất nghèo lân mà không cần bón phân
lân, hoặc chỉ cần một ít lân nên cần được quan tâm phát triển khi xây dựng kế
hoạch bón phân lân.
Kết quả nghiên cứu đối với lúa cho thấy tỉ lệ lân trong hạt có ảnh hưởng
đến sức sống của giống và năng suất của thế hệ sau nên đối với ruộng giống
11


cần được đặc biệt chú ý cung cấp lân. Bón lân thúc đòng không làm tăng năng
suất lúa, song tăng được tỉ lệ lân trong hạt thóc, năng suất ruộng lúa thế hệ sau
cao hơn.

12


CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến sinh trƣởng và phát triển của giống
đậu tƣơng D912
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của giống
đậu tương D912

Thời gian mọc mầm của đậu tương được tính từ khi gieo đến khi mầm
nhô lên khỏi mặt đất và 2 lá mầm xoè ra. Thời kỳ từ gieo đến mọc dài hay ngắn
phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất hạt giống và điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng…
Trong vòng 1 tuần sau khi lá mầm nhô lên khỏi mặt đất nó có khả năng
quang hợp nhưng không đáng kể, chất dinh dưỡng dự trữ trong lá mầm là nguồn
cung cấp thức ăn chủ yếu cho cây để phát triển thân non và bộ rễ.

Đây là thời kỳ quan trọng với cây đậu tương, nó quyết định đến mật độ
quần thể và thời kỳ sinh trưởng của cây về sau, do đó ảnh hưởng đến năng suất
thực thu sau này. Vì vậy, cần chú ý cho hạt mọc đủ, đều, nhanh…. Trong các
khâu kỹ thuật ban đầu cần chú trọng đến lựa chọn phẩm chất hạt giống, đất trồng
tơi xốp, đủ ẩm, gieo hạt ở đậu sâu thích hợp, tránh gặp rét (vụ đông), hoặc mưa
to kết vón mà trẩm hạt (vụ hè).
Thí nghiệm tiến hành gieo vào 27/08/2012, trong điều kiện nhiệt độ ấm
áp, trước khi gieo có mưa phùn làm cho đất tơi xốp nên khá thuận lợi cho sự nảy
mầm. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1.

13


Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm
của giống đậu tƣơng D912
Thời gian từ

Tỷ lệ mọc

gieo - mọc (ngày)

(%)

0 (ĐC)

6

88,00

30


6

89,33

60

6

94,00

90

6

93,67

120

6

90,33

150

6

92,00

Liều lƣợng lân bón


Kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy: Thời gian mọc mầm ở các liều
lượng lân bón khác nhau là như nhau, tất cả các liều lượng đều mọc sau 6 ngày
gieo. Như vậy, liều lượng lân bón khác nhau không gây ảnh hưởng đến thời gian
từ gieo đến mọc của giống.
Các liều lượng lân bón khác nhau có tỉ lệ mọc mầm khác nhau. Liều
lượng 60 kg P2O5 có tỉ lệ mọc mầm lớn nhất (94%), liều lượng 0 kg P2O5 có tỉ lệ
mọc thấp nhấp là (88,00%). Tuy nhiên, sự khác nhau về tỉ lệ mọc mầm giữa các
liều lượng là không đáng kể. Như vậy, tỉ lệ mọc mầm chủ yếu phụ thuộc vào
phẩm chất hạt giống và điều kiện ngoại cảnh mà không phụ thuộc vào liều lượng
lân bón khác nhau.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển
qua các thời kì của giống đậu tương D912

Chu kỳ sống của các cây trồng nói chung và của cây đậu tương nói riêng
đều phải trải qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng là sự tạo mới
các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây dẫn
đến sự tăng lên về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển
là sự biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về
hình thái và chức năng của chúng. Hai quá trình này diễn ra song song và là hai
mặt của quá trình biến đổi chất và lượng luôn diễn ra trong cơ thể, chúng có biểu
hiện đan xen nhau và có mối quan hệ rất khăng khít không thể tách rời.
14


Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương được tính từ khi gieo đến
khi hạt chín hoàn toàn, trải qua nhiều gian đoạn phát dục khác nhau. Kết quả
nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển
qua các thời kì của giống đậu tương D912 được thể hiện ở bảng 3.2.


Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến thời gian sinh trƣởng và
phát triển của giống đậu tƣơng D912 (ngày)
Liều lƣợng

Thời gian từ

Thời gian từ

Tổng thời gian

lân bón

mọc - ra hoa

ra hoa – chín

sinh trƣởng

0 (ĐC)

46

56

102

30

45


57

102

60

46

58

104

90

45

59

104

120

45

59

104

150


46

58

104

* Thời gian từ mọc đến ra hoa:
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quan trọng của cây đậu tương,
quyết định đến mật độ cây, kích thước cuối cùng,số đốt, số cành, số lá, số hoa và
khả năng tích luỹ chất khô của cây, do đó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau
này. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của giống cũng
như điều kiện ngoại cảnh.
Cần chú ý đảm bảo mật độ cho quần thể ban đầu. Sau khi mọc 10 – 15
ngày nốt sần mới được hình thành và đi vào hoạt động, chất dinh dưỡng dự trữ
trong lá mầm chỉ đủ cung cấp cho cây trong một tuần đầu. Do đó, cần bổ sung
chất dinh dưỡng cho cây khi nốt sần chưa có khả năng cố định đạm. Để giúp bộ
rễ phát triển mạnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng lân
cho cây. Thiếu lân thời kỳ này sẽ làm cho cây con chậm phát triển, hút dinh
dưỡng kém, dẫn đến phân cành ít, chậm phân hoá mầm hoa. Sau khi cây phân
hoá mầm hoa, điều chỉnh để tránh sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh, dẫn đến
mất cân đối với sinh trưởng sinh thực tiếp sau, làm rụng hoa, rụng quả.

15


Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy: Thời gian từ mọc đến ra hoa của
các liều lượng biến động tử 45 – 46 ngày, liều lượng ra hoa sớm nhất là liều
lượng 30kg P2O5, 90kg P2O5 và 120kg P2O5, đều ra hoa vào 45 ngày sau gieo,
liều lượng đối chứng không bón lân và liều lượng bón 60kg P2O5, 15kg P2O5 có
thời gian ra hoa muộn hơn 46 ngày.

* Thời gian từ ra hoa đến chín
Đây là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây, tuy nhiên khác với các cây
trồng khác là cây đậu tương khi đã ra hoa thì các bộ phận khác như rễ, thân, lá
vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển vì vậy, thời kỳ này cây tiêu thụ rất nhiều
chất dinh dưỡng, cần chú ý đáp ứng đầy đủ phân bón và nước cho cây.
Giai đoạn này cây đậu tương rất mẫn cảm với những biến đổi của điều
kiện ngoại cảnh đặc biệt là nước và nhiệt độ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
quyết định tổng số hoa hữu hiệu, số quả trên cây…
Thời kỳ nở hoa của cây đậu tương thường kéo dài khoảng từ 3 – 4 tuần.
Đặc tính nở hoa kéo dài là đặc tính có lợi đối với cây đậu tương, vì khi nở hoa
gặp những điều kiện không thuận lợi làm rụng hoa thì những đợt hoa nở sau có
khả năng bổ sung. Tuy nhiên thời gian hoa nở quá dài, hoa nở không tập trung
sẽ làm qủa chín rải rác không đều dẫn đến năng suất và phẩm chất không cao.
Ở liều lượng 90kg P2O5 và liều lượng 120kg P2O5 có thời gian ra hoa đến
chín dài nhất (59 ngày), liều lượng đối chứng có thời gian từ ra hoa đến chín
ngắn nhất (56 ngày). Các liều lượng còn lại dao động trong khoảng 57 – 58
ngày.
* Tổng thời gian sinh trưởng:
Tổng thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo đến khi hạt chín hoàn
toàn. Thời kỳ này dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào bản chất di truyền giống.
Việc xác định tổng thời gian sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí
mùa vụ, cây trồng phù hợp.
Tổng thời gian sinh trưởng của các liều lượng lân bón dao động trong
khoảng 102 – 104 ngày. Nhìn chung các liều lượng lân bón khác nhau không
ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống. Liều lượng bón 90 kg
16


P2O5 có tổng thời gian sinh trưởng là 104 ngày, liều lượng đối chứng không bón
lân có tổng thời gian sinh trưởng 102 ngày.

Như vậy, việc bón lân đã làm đậu tương D912 phân hoá mầm hoa sớm
hơn, kéo dài thời gian ra hoa, nhưng lại ít ảnh hưởng đến tổng thời gian sinh
trưởng của giống.
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến thời gian ra hoa và tổng số hoa của
giống đậu tương D912

Đậu tương là cây tự thụ điển hình, tỷ lệ giao tạp tự nhiên là 0,5%. Hoa nở
vào khoảng 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, mùa hè nở sớm hơn mùa đông. Tỷ lệ đậu
quả của đậu tương thấp, hoa rụng nhiều, nguyên nhân rất phức tạp thường nhiệt
độ cao và khô gây rụng nhiều, hoa nở vào những đợt rộ thường có tỷ lệ đậu quả
cao, các hoa nở rải rác về sau thường rụng và lép. Một số lượng lớn hoa ra ở
giữa thân và gần gốc dễ bị tán lá che lấp ánh sáng, cần phải điều chỉnh mật độ
hợp lý cho ruộng thông thoáng để tăng lệ đậu quả cao.
Thời kỳ ra hoa là thời kỳ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất sau
này của giống. Trong thời gian nở hoa của cây đậu tương, thân, cành, lá vẫn tiếp
tục phát triển mạnh. Vì vậy, thời kỳ này cây tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng,
cần chú ý đáp ứng đủ phân bón và nước cho cây. Theo dõi động thái ra hoa của
các liều lượng lân bón khác nhau được kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và đồ thị 1.
Số hoa nở trên ngày tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến thời kỳ ra hoa
rộ và sau đó giảm xuống ở tất cả các liều lượng. Các liều lượng bón có số ngày
ra hoa biến động trong khoảng 25 – 28 ngày, liều lượng có thời gian ra hoa ngắn
nhất là liều lượng đối chưng không bón lân là 25 ngày, liều lượng bón 90 kg
P2O5/ha có thời gian ra hoa dài nhất 28 ngày. Về tổng số hoa, liều lượng lân bón
có tổng số hoa trên cây đạt cao nhất là liều lượng bón 90 kg P2O5/ha đạt 69,6
hoa/cây, liều lượng đối chứng không bón lân có tổng số hoa đạt ít nhất 52,2
hoa/cây. Các liều lượng còn lại đều cao hơn liều lượng đối chứng, biến động
trong khoảng 55,1 – 62,3 hoa/cây.
Như vậy, việc bón lân đã tác động đến quá trình hút dinh dưỡng, vận
chuyển vật chất đến các bộ phận của cây, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa
17



sớm và nhiều hơn. Bón lân có tác dụng kéo dài thời gian ra hoa và tổng số hoa
trên cây của giống tăng so với liều lượng đối chứng.

18


Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến số hoa nở trên cây và thời gian ra hoa của giống đậu tƣơng D912

Tổng hoa
Ngày theo dõi

Liều lƣợng

Tổng thời

(hoa/cây) gian (ngày)

Lân bón
4/4 5/4 6/4 7/4 8/4 9/4 10/4 11/4 12/4 13/4 14/4 15/4 16/4 17/4 18/4 19/4 20/4 21/4 22/4 23/4 24/4 25/4 26/4 27/4 28/4 29/4 30/4 1/5

0(đc)

0,0 1,1 1,9 1,3 2,7 2,8 3,6

3,4

3,4


4,2

4,1

3,8

3,6

3,0

2,7

2,6

1,5

1,8

1,3

0,9

1,0

0,5

0,4

0,2


0,3

0,3

0,1

0,0

52,2

25

30

0,1 1,3 1,5 0,8 1,8 3,3 3,0

4,9

3,8

4,4

3,7

4,2

4,9

3,3


3,7

2,3

1,3

1,3

0,8

0,8

0,7

0,7

0,4

0,5

0,7

0,8

0,3

0,0

55,1


27

60

0,0 0,3 1,6 1,3 3,0 2,5 2,1

4,4

4,1

4,7

4,5

4,3

4,6

4,3

3,8

3,1

1,8

1,7

1,2


0,6

0,7

0,4

0,4

0,3

0,5

0,3

0,0

0,0

56,2

26

90

0,4 0,6 0,8 1,7 2,2 2,9 3,4

4,9

5,6


4,5

5,4

4,3

5,6

4,3

4,8

4,0

2,6

2,9

1,9

1,4

1,2

0,9

1,3

0,6


0,6

0,7

0,2

0,1

69,6

28

120

0,3 0,9 2,1 1,4 2,9 1,8 3,1

4,3

5,1

5,0

4,8

4,1

4,3

3,8


4,1

3,3

2,3

2,3

1,8

1,7

0,7

0,8

0,7

0,3

0,5

0,3

0,0

0,0

62,3


27

150

0,0 1,1 1,5 1,6 2,1 2,4 3,6

4,1

5,1

4,8

4,5

4,7

3,7

3,4

4,0

3,6

1,5

2,4

1,9


1,2

0,4

0,7

0,4

0,4

0,6

0,4

0,1

0,0

60,2

26

19


3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến chiều cao thân chính của giống đậu
tương D912

Chiều cao cây là một trong các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển, khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất của

cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng trong cùng một điều kiện ngoại
cảnh. Sự tăng trưởng chiều cao cây liên quan đến sự hình thành số đốt mang
quả, khả năng phân cành, quyết định số hoa, số quả trên cây từ đó ảnh hưởng tới
năng suất.
Khác với một số cây trồng khác, cây đậu tương trong thời gian nở hoa thì
thân cành, lá, vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Chiều cao thân chính và tốc độ tăng
trưởng chiều cao thân chính phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật
canh tác… Trong điều kiện tối ưu thì cây sẽ tăng nhanh về chiều cao và đạt kích
thước tối đa.
Qua bảng số liệu thu được cho thấy: Chiều cao thân chính ở các liều
lượng lân bón khác nhau tăng dần qua các thời kỳ theo dõi và chiều cao đạt tối
đa vào tuần thứ 6 của thời kỳ theo dõi.
Giai đoạn khi cây có 2 – 3 lá thật chiều cao cây tăng trưởng chậm và khác
nhau không rõ giữa các công thức. Tăng nhanh nhất ở giai đoạn 30 – 44 ngày
sau khi gieo. Sự có mặt của phân bón đặc biệt là phân lân có tác dụng xúc tiến
bộ rễ phát triển, đẩy mạnh sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần. Do
đó, có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây giúp chiều cao
cây tăng nhanh.
Ở chiều cao cây cuối cùng liều lượng có liều lượng bón 150 kg P2O5/ha
có chiều cao đạt cao nhất 50,90 cm, liều lượng đối chứng không bón lân có
chiều cao thấp nhất 44,18 cm. Các liều lượng còn lại đều có chiều cao thân
chính cao hơn đối chứng, biến động trong khoảng từ 45,23 - 48,53 cm. Như
vậy, ở các mức liều lượng lân bón nghiên cứu thì việc tăng liều lượng lân bón đã
làm tăng chiều cao thân chính của cây đậu tương ở mức ý nghĩa 5%.

20


Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến chiều cao thân chính của
giống đậu tƣơng D912 (cm)

Liều lƣợng

Ngày theo dõi

lân bón

23/3

30/3

6/4

14/3

20/04

28/4

0(đ/c)

12,10

17,57

28,19

40,50

43,92


44,18b

30

12,08

17,59

28,60

43,05

44,10

45,50ab

60

12,35

17,73

29,17

40,69

48,80

48,23ab


90

11,91

17,56

26,38

42,80

47,00

48,37ab

120

12,34

18,18

28,17

42,00

49,40

49,53ab

150


11,89

17,81

28,48

42,87

48,13

50,90a

LSD5%

5,79

CV(%)

7,00

Chiều cao (cm)
60.00
50.00

CT1

40.00

CT2
CT3


30.00

CT4

20.00

CT5

10.00

CT6

0.00
23/3

30/3

6/4

14/3

20/04

28/4 Ngày theodõi

Đồ thị 1. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao thân chính của giống đậu tương D912

21



3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của
giống đậu tương D912

Lá là nơi tiếp nhận ánh sáng mặt trời và là nơi thực hiện chức năng quang
hợp để tạo ra chất hữu cơ, quyết định 90 – 95 % năng suất cây trồng vì thế hoạt
động quang hợp được coi là hoạt động sinh lý quan trọng nhất trong đời sống
của cây. vì vậy, về nguyên tắc điều chỉnh diện tích lá và chỉ số diện tích lá là
biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.
Ở các giai đoạn khác nhau diện tích lá cũng khác nhau. Diện tích lá tăng
nhanh dần từ giai đoạn ra hoa đến ra hoa rộ sau đó giảm dần vào giai đoạn quả
mẩy và giai đoạn thu hoạch. Diện tích lá cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố:
Đặc điểm di truyền của các dòng, giống, các biện pháp kỹ thuật (nước, phân
bón, mật độ) và điều kiện ngoại cảnh. Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu
rất quan trọng để đánh giá diện tích lá của quần thể cây trồng, là cơ sở cho việc
tăng diện tích lá. Nếu diện tích lá thấp thì lãng phí đất, còn nếu diện tích quá cao
thì các tầng lá sẽ che khuất nhau, tầng lá phía dưới tiếp nhận ánh sáng dưới điểm
bù làm tiêu hao chất dinh dưỡng. Trong sản xuất cần có biện pháp duy trì diện
tích lá ở mức tối ưu, trong đó việc bón phân hợp lý là một trong những biện
pháp quan trọng.
Bảng 3.5 cho thấy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng mạnh từ thời kỳ
bắt đầu ra hoa đến thời kì ra hoa rộ, sau đó có su hướng giảm dần ở thời kỳ quả
mẩy. Sự tăng trưởng diện tích lá và chỉ số diện tích lá đậu tương tăng rồi giảm
dần ứng với sự tăng trưởng về chiều cao thân chính. Bên cạnh yếu tố về giống,
quá trình sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện ngoại cảnh và phân
bón.
- Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Ở liều lượng bón 90 kg P2O5/ha có diện tích lá
(4,78 dm2lá/cây) và chỉ số diện tích lá (1,91) đạt cao nhất, và thấp nhất ở liều
lượng đối chứng không bón lân (diện tích lá 3,52 dm2lá/cây, LAI 1,41). Các liều

lượng còn lại đều có diện tích lá và chỉ số diện tích lá cao hơn đối liều lượng
chứng và biến động từ 3,99 - 4,73 dm2lá/cây, LAI 1,79 – 1,89.

22


Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá của giống đậu tƣơng D912

Liều lƣợng
lân bón

TK bắt đâu

TK ra hoa

TK quả

ra hoa

rộ

mảy

Diện tích

LAI

Diện tích


LAI



(m2 lá/



(m2 lá/

(dm2/cây) m2 đất) (dm2/cây)

m2 đất)

Diện tích lá
(dm2/cây)

LAI
(m2 lá/
m2 đất)

0(đ/c)

3,52

1,41

7,76

3,16a


7,45

2,98

30

3,99

1,60

8,19

3,28a

7,80

3,12

60

4,47

1,79

8,67

3,47a

8,32


3,33

90

4,78

1,91

8,73

3,49a

8,59

3,43

120

4,53

1,81

8,92

3,57a

8,82

3,53


150

4,73

1,89

8,36

3,14a

8,17

3,30

LSD5%

0,58

CV(%)

9,7

- Thời kỳ hoa rộ: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất ở thời kỳ
này. Liều lượng 120 kg P2O5/ha là liều lượng có diện tích lá và chỉ số diện tích
lá cao nhất đạt 8,92 dm2lá/cây, LAI 3,57. Liều lượng bón 150 kg P2O5 có diện
tích lá và chỉ số diện tích lá thấp nhất đạt 8,36 dm2lá/cây, LAI 3,14. Các liều
lượng còn lại biến động từ 8,19 – 8,73 dm2 lá/cây, LAI 3,16 – 3,49.
- Thời kỳ quả mẩy: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá có su hướng giảm
dần, liều lượng bón 120 kg P2O5/ha có diện tích lá và chỉ số diện tích lá lớn nhất

đạt 8,82 dm2lá/cây, LAI 3,53. Liều lượng đối chứng không bón lân đạt thấp nhất
7,45 dm2lá/cây, LAI 2,98.
Ở mức ý nghĩa 0,05 thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở các liều lượng
lân bón khác nhau là không khác nhau. Như vậy, ở các liều lượng lân nghiên
cứu thì việc tăng lượng lân bón không làm ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số
diện tích lá của giống đậu tương D912.

23


3.1.6. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khối lượng và số lượng nốt sần của
giống đậu tương D912

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ đậu tương là khả năng cố định đạm
do sự cộng sinh của vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum với rễ cây họ đậu,
điều này có ý nghĩa lớn đến năng suất đậu tương.
Sau khi cây mọc 10 – 15 ngày vi khuẩn này xâm nhập vào rễ, tạo miền
lông hút, tạo vành đai xâm nhiễm. Chúng xâm nhập vào lớp vỏ rễ, xâm nhập
nhu mô vỏ khiến các tế bào nhu mô chứa một lượng vi khuẩn lớn. Bị kích thích
bởi hàng triệu vi khuẩn các tế bào phản ứng bằng cách phát triển dị dạng tăng
vượt về kích thước, thường sẽ tạo thành tế bào sống lớn có nhân khổng lồ. Nốt
sần to, bên trong có dịch màu hồng (do sự có mặt của leghemoglobin là sắc tố
màu hồng) là những nốt sần hữu hiệu, những nốt sần nhỏ, dịch màu thâm đen là
những nốt sần vô hiệu. Nốt sần phân bố ở rễ chính và rễ bên, tại nốt sần hình
thành mối quan hệ giữa tế bào cây chủ và vi khuẩn.
Vi khuẩn Rhizobium Japonicum là vi khuẩn hảo khí, do đó đảm bảo tối đa
độ ẩm đất, độ tơi xốp đất, chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là lân sẽ là điều
kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Bón đủ lân sẽ làm tăng khối lượng rễ, tăng số
lượng nốt sần từ đó làm tăng khả năng đồng hoá nitơ, trao đổi chất, khả năng
quang hợp, hô hấp và cuối cùng là tăng năng suất.


24


Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến khối lƣợng và số lƣợng nốt
sần của giống đậu tƣơng D912
TK bắt đâu
ra hoa
Liều lƣợng
Số lƣợng
KL
lân bón
NS/cây
nốt sần
(nốt)
(g/cây)
0(đ/c)
10,00
0,05

TK ra hoa
rộ
Số lƣợng
KL
NS/cây
nốt sần
(nốt)
(g/cây)
24,00c
0,31


TK quả
mảy
Số lƣợng
KL
NS/cây
nốt sần
(nốt)
(g/cây)
20,33
0,31

30

14,33

0,07

33,00b

0,43

30,67

0,47

60

18,67


0,10

37,33ab

0,49

35,00

0,54

90

19,67

0,11

42,00a

0,55

38,33

0,59

120

20,00

0,12


39,3a

0,51

36,67

0,57

150

18,33

0,09

38,3a

0,50

37,33

0,58

LSD5%

4,76

CV(%)

7,5


Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Số lượng nốt sần tăng mạnh từ thời kỳ bắt đầu
ra hoa và đạt cực đại ở thời kỳ ra hoa rộ, nhưng do mới hình thành nên kích
thước còn bé nên khối lượng nhỏ, sau đó nốt sần đi vào hoạt động mạnh và tăng
nhanh về kích thước nên ở thời kỳ quả mẩy tuy số lượng nốt sần có giảm so với
thời kỳ hoa rộ nhưng khối lượng lại lớn hơn.
Trong cùng một thời kỳ sinh trưởng số lượng và khối lượng nốt sần có
biến động khác nhau ở các liều lượng lân bón nghiên cứu.
- Thời kỳ ra bắt đầu ra hoa số lượng và khối lượng của các liều lượng dao
động trong khoảng từ 10,00 – 20,00 nốt/cây và khối lượng từ 0,05 – 0,12 g.
Trong đó đạt cao nhất là liều lượng 120 kg P2O5/ha đạt 20,00 nốt/cây, khối
lượng 0,12 g. Liều lượng đối chứng không bón lân có số lượng và khối lượng
nốt sần thấp nhất đạt 10 nốt/cây và khối lượng 0,05 g.
- Thời kỳ hoa rộ số lượng và khối lượng của các liều lượng đạt cực đại
dao động trong khoảng từ 24,00 – 42,00 nốt/cây và khối lượng từ 0,31 – 0,55 g.
25


×