Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu rệp muội (rhopalosiphum padi l ) hại ngô vụ hè thu năm 2011 tại mai sơn, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.63 KB, 36 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây ngũ cốc quan trọng nhất trên thế
giới, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, làm thức ăn chăn nuôi và ủ chua rất tốt
cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Ngô còn là cây lương thực cao cấp: ngô bao
tử, quà ăn tươi. Ngoài ra nó còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực
phẩm: bia, rượu, tinh bột, bánh kẹo.
Diện tích trồng ngô ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt cả
về chất lượng và số lượng. Các nhà tạo giống hiện nay đã chọn tạo ra rất nhiều
loại giống ngô mới có năng suất cao và chịu thâm canh tốt hơn để thay thế các
loại giống ngô cũ và đã được bà con nông dân đưa vào sản xuất. Bên cạnh
những ưu điểm vượt trội thì vẫn còn nhiều nhược điểm đó là khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại của giống ngô lai mới lại kém hơn
so với các giống ngô cũ địa phương. Mặt khác do nước ta có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mưa nhiều cây phát triển xanh tốt dẫn đến tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh vật phát triển. Ngoài ra còn một vấn đề khó khăn nữa là trình độ hiểu biết
của người dân còn thấp, họ đã sử dụng nhiều loại thuốc độc hại khác nhau làm
ảnh hưởng đến sự mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người, đồng thời xuất hiện chủng nòi mới có tính
kháng thuốc cao và rất khó khăn trong công tác phòng trừ chúng.
Những năm trở lại đây, tỉnh Sơn La cùng với sự chỉ đạo của nhà nước và
phối hợp với các cán bộ kỹ thuật Bảo Vệ Thực Vật đã mở những lớp tập huấn
cho bà con nông dân nâng cao được trình độ hiểu biết trong việc chăm sóc và
bảo vệ cây ngô. Người dân đã dần dần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp
(IPM) vào công tác chăm sóc và bảo vệ cây ngô. Do vậy việc nghiên cứu sâu hại
ngô, quy luật phát sinh – phát triển của sâu hại chính và thiên địch có vai trò rất
quan trọng trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm ngăn
chặn sự gây hại của sâu hại trên ngô. Khuyến khích và lợi dụng các loài thiên
địch phát triển tạo hệ cân bằng sinh thái đồng thời bảo vệ môi trường và sức
khỏe con người.


1


Từ những yêu cầu trong thực tiễn và được sự phân công của bộ môn
KHCT – khoa Nông lâm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rệp
muội (Rhopalosiphum padi L.) hại ngô vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn,
Sơn La”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Rệp muội là loài sâu hại quan trọng trên các loài cây trồng ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới. Cho nên rệp muội được nghiên cứu từ lâu cả về
thành phần loài cũng như sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ chúng. Năm
1568 các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và đã xây dựng được bảng thành
phần rệp theo cây ký chủ, sự liên quan của rệp và cây ký chủ là cơ sở cho việc
phân loại rệp muội trên một số cây trồng quan trọng ở các nước trên thế giới.
Các nước xung quanh ta Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc đã có
những bước tiến nhất định trong việc nghiên cứu thành phần rệp muội hại và
thiên địch của chúng.
Woon Hah Paik (1965)[30] đã phát hiện được 170 loài rệp muội gây hại ở
Triều Tiên.
Khi nghiên cứu quần thể rệp muội trên cây cà chua tại Brazil Bergman
(1984) [29] đã dùng bẫy màu vàng để bẫy rệp vào khoảng thời gian từ giữa
tháng 4 tới tháng 8 và đã phát hiện được 18 loài rệp muội bay tới ruộng cà chua
trong đó phổ biến nhất là M. persicae ngoài ra còn có A. gossypii,
Rhophalosiphum sp, Macrosiphum euphorbiae.
Trên cây ngô tại Ai Cập Heneidy và CTV (1984)[22] đã thông báo ngô
của Ai Cập bị Rhopalosiphum maidis hại là chính và sau đó là A. gossypii.
Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) với tên tiếng Anh là corn leaf
aphid được Fitch phát hiện vào năm 1885. Trước đó rệp mang tên Aphis maidis
Fitch, 1856.

Ban đầu rệp ngô thường chỉ gây hại ở Châu Á, nhưng tới nay nó đã phân
bố trên toàn cầu. Tuy vậy trong điều kiện mùa đông giá lạnh của Châu Âu tỷ lệ
sống sót của chúng rất thấp. Chúng thường phá hại mạnh trên các cây thuộc họ
hòa thảo, trong đó cây ngô là ký chủ ưa thích nhất. Ngoài ra rệp còn phá hại trên
30 giống cỏ khác nhau như Avena sativa, Secale cercale… Rệp ngô là môi giới
2


truyền bệnh theo kiểu sinh học với 1 số bệnh virus như (Barley yellow dwarf,
Maiz leaf fleck và Millet red leaf) và cũng có thể truyền theo kiểu cơ học 1 số
bệnh virus (Abaca musaic) và khảm mía (Dicke, 1989[18]; Jamornmarm,
1989[23] cho rằng khi cây ngô còn nhỏ nếu bị rệp gây hại sẽ làm cho bắp ngô
rất ít hạt (Bing và CTV, 1991)[16]
Tại tất cả các nơi rệp ngô phân bố người ta đều thấy rệp chỉ có hình thức
sinh sản đơn tính, tuy rằng thỉnh thoảng có bắt gặp rệp ngô đực sống trên các
loài cỏ, nhưng chưa bao giờ thấy trứng và sự qua đông ở giai đoạn trứng của rệp
ngô. Chúng thường đẻ nhiều nhất ở nhiệt độ 30oC và đẻ ít ở 15oC (Behura và
CTV, 1983)[14]. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của rệp
ngô Elliott và CTV (1988)[19] đã tính được ngưỡng sinh học là 6,1oC và
ngưỡng nhiệt độ cao 26,3oC.
Rệp ngô thường tấn công cây lúa mạch vào giữa tháng 7 và kéo dài tới
cuối tháng 10. Số lượng rệp nhiều nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 khi lúa
mạch đã trổ hoa, sau đó mật độ rệp giảm dần (Lazzari và CTV, 1983)[26]. Trên
cây mía tại Cu Ba Gomez và CTV (1984)[20] thấy rằng rệp ngô xuất hiện với
mật độ cao sau đó khi làm cỏ mía đợt 1 và rệp phát triển mạnh khi nhiệt độ
khoảng 26oC.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng các giai đoạn phát triển của cây trồng đến sức
sinh sản của rệp, Kieckhefer và CTV (1988)[25] cho rằng cây ngô non dường
như miễn dịch đối với rệp ngô. Rệp thường có mật độ rất cao ở giai đoạn sắp trỗ
cờ, phun râu.

Cũng như các loài rệp khác rệp ngô bị nhiều loài kẻ thù tự nhiên tiêu diệt
như loài bọ rùa Coccinella septempunctata, Coccinella undecimpunctata, Orius
spp (Heneydy và CTV, 1984)[22]. Ngoài ra rệp ngô còn bị nấm Beauveria
bassiana gây hại khi mật độ rệp trên nõn và cờ ngô cao.
Các nghiên cứu ở Liên Xô cũ cho thấy, thiên địch có thể hạn chế được số
lượng rệp muội loài Rhopalosiphum padi ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế. Do lợi
dụng được quần thể thiên địch tự nhiên mà đã làm giảm diện tích cây trồng phải
dùng thuốc trừ loài rệp muội này. (Pukinskaya et al, 1981)[27].
Một hướng đi khác trong phòng chống rệp ngô là tìm ra giống chống rệp.
Bing và CTV (1992)[17] đã công bố kết quả nghiên cứu sự di truyền tính kháng
3


của 10 dòng ngô đối với rệp ngô và cho rằng tác động tổng hợp của các gen cao
hơn tác động riêng rẽ của từng gen. Kieckhefer (1984)[24] cho rằng trồng luân
phiên một số loài cỏ (là ký chủ phụ của rệp ngô) và lúa mạch sẽ làm giảm rõ rệt
mật độ rệp ngô trên lúa mạch.
Ở Bỉ đa tuyển chọn giống ngô kháng rệp muội Rhophalosiphum padi.
Trong dòng ngô lai thì dòng Parisis nhiễm nhất và ít nhiễm rệp nhất là dòng
Magda (Hance et al, 1996)[21].
Để phòng trừ rệp ngô một số tác giả đã cho rằng nên sử dụng các loại thuốc như
Cacbofuran, Metaphos, Metathion, Phosphamidon và Disulfoton sẽ có hiệu lực
phòng trừ rệp cao và thời gian tồn tại có hiệu lực dài (Vidya và CTV, 1983[28].
Việc phòng chống rệp bằng dịch chiết từ rễ cỏ tranh có thể diệt được 76,6%
(Abdul và CTV, 1985)[13].
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Rệp muội hại cây trồng đã được một số tác giả nhắc tới. Theo kết quả
điều tra côn trùng của viện BVTV từ năm 1967 – 1968 đã phát hiện được 9 loài
rệp muội gây hại cây trồng ở Việt Nam [12].
Đến năm 1996 khi điều tra trên 30 loại cây trồng tại các vùng ngoại thành

Hà Nội, Quách Thị Ngọ đã thu được 25 loài rệp muội và đã xác định được tên
18 loài thuộc họ phụ, chủ yếu là Aphididae. Trong đó có một số loài phổ biến:
Aphis craccivora Koch phân bố nhiều trên cây họ đậu, điền thanh, muồng;
Aphis gossypii Glover trên nhiều loại cây như: dưa chuột, bông, cam, quýt, bầu
bí…; Brevicoryne brassicae Linnacus trên các loại rau họ hoa thập tự, khoai tây,
thuốc lá, cỏ…(Quách Thị Ngọ, 1996)[4]
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996[9] thành phần rệp muội hại cây
trồng phổ biến vùng Hà Nội đã thu thập được khá phong phú gồm 14 loài thuộc
2 họ phụ. Trong 2 họ phụ này, họ phụ Aphidinae có số loài rệp muội gây hại
nhiều nhất (13 loài), họ phụ Lachninae chỉ có 1 loài. Trong số 14 loài rệp muội
kể trên có 4 loài thường xuyên có mặt trên các loại cây trồng đó là rệp bông A.
gossypii; rệp đen A. craccivora, rệp ngô R. maidis; rệp xám hại cải B. brasicae,
chúng được coi là rệp muội hại quan trọng trên cây bông, đậu, ngô, cải, khoai
tây và một số cây trồng khác. Sau 4 loài kể trên về tầm quan trọn còn phải kể
đến tới loài rệp đào Myzus persicae và loài rệp rễ khoai tây Rhopalosiphum
4


rufiabdominalis. Hai loài này gây hại khá lớn trên thuốc lá, khoai tây và một số
cây trồng khác, tác hại của chúng ngày một tăng trong sản xuất. Các loại rệp
muội còn lại được ghi nhận lần đầu tiên gây hại trên cây trồng vùng Hà Nội và
trong cả nước.
Theo kết quả điều tra từ năm 2003 đến năm 2006 trên nhiều loài cây trồng
và cỏ dại đã thu được 56 loài rệp muội thuộc 5 họ phụ: Anoeciinae, Aphidinae,
Greeideinae, Homaphidinae, Pemphiginae. Hầu hết thuộc họ phụ Aphidinae (30
loài, xác định được trên 16 loài) (Quách Thị Ngọ và CTV, 2008)[6].
Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1992)[10] thì rệp muội là nhóm côn
trùng chích hút có tác hại to lớn ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của
nhiều loại cây trồng thông qua sự gây hại trực tiếp cũng như vai trò môi giới
truyền bệnh virus của chúng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm sâu hại này

khá phổ biến. Rất hiếm có loại cây trồng nào không bị rệp muội gây hại. Một số
loài như rệp đào, rệp bông, rệp xám hại cải, rệp đen hại đậu, rệp gốc hại khoai
tây đã được ghi nhận là những dịch hại nguy hiểm cho mùa màng nước ta.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1993[8] nghiên cứu về thành phần rệp
hại trên ngô cho biết: cây ngô có 4 loài rệp muội gây hại đó là Rhopalosiphum
maidis, Rhopalosiphum padi, Aphis gossypii, Mezus persicae. Nhưng gây hại chủ
yếu trên các vùng trồng trên cả nước vẫn là Rhopalosiphum maidis.
Theo Nguyễn Viết Tùng, 1993[11]; Nguyễn Thị Kim Oanh, 1992[7]. Rệp
ngô: Rhopalosiphum maidis (Fitch) là loài có mặt trên nhiều loại cây trồng và cỏ
dại thuộc họ hòa thảo song gây hại quan trọng nhất trên ngô. Rệp xuất hiện trên
tất cả các thời vụ ngô từ lúc ngô mới có 3 – 4 lá cho đến thời kỳ chín sáp. Ở
thời kỳ đầu rệp phân bố chủ yếu trong loa kèn, thời kỳ trổ cờ phun râu rệp phân
bố chủ yếu có mật độ cao nhất trên ngô, áo bắp non và mặt trong của bẹ lá. Đây
là thời kỳ rệp có mật độ cao nhất trên ngô.
Trên cây ngô đã phát hiện được 4 loài: Rhopalosiphum maidis (Fitch),
Rhopalosiphum padi (Linnaeus), Schizaphiss graminum (Rondani) và Myzus
persicae (Sulzer). Trong đó Rhopalosiphum maidis phát sinh với số lượng lớn,
đông đặc ở mọi thời vụ ngô, phân bố rộng từ đồng bằng đến trung du, miền núi
và miền trung. Loài rệp này thường phát sinh gây hại mạnh từ khi cây ngô vươn
cao đến khi cây ngô phun râu. Đầu tiên rệp nằm trong lá nõn, chúng phát triển
5


rất nhanh, khi cờ vừa nhú ra khỏi nõn thì rệp gần như đông đặc. Rệp hút dinh
dưỡng làm những lá nõn nhiều khi bị biến màu, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng ngô. Khi phát sinh tạo mật độ quần thể rệp cao, rệp thải ra dịch mật
làm phát sinh bệnh muội đen. Sau loài Rhopalosiphum maidis

là loài


Schizaphiss graminum, chúng phát sinh gây hại muộn hơn, kéo dài hơn. Loài
này phân bố không rộng và thường xuyên gây hại cục bộ, có thể phát sinh, gây
hại đồng thời với Rhopalosiphum maidis, nhưng đôi khi cũng phát sinh với số
lượng lớn và gây hại cục bộ. Loài S. graminum thường phát sinh ở vụ ngô hè,
hại ở phía trong bẹ bắp ngô, có thể phát sinh, gây hại đồng thời với R. maidis
(Quách Thị Ngọ, 2000)[5].
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1996)[9] khi nghiên cứu về rệp muội
Rhopalosiphum maidis cho biết thường gặp loài rệp này trên tất cả các thời vụ
trồng ngô khác nhau từ khi cây ngô bắt đầu nhú lá nõn đầu tiên đến thời kỳ cây
ngô chín sáp. Rệp thường sống trong loa kèn và cờ ngô. Mật độ rệp cao nhất khi
cây ngô bắt đầu trổ cờ, mật độ rệp giảm nhanh sau giai đoạn tung phấn, sau đó
rệp lại chuyển qua râu ngô để vào lá bao bắp.
Thành phần cây ký chủ của rệp ngô: ngô, cao lương, cỏ chỉ nhỏ, cỏ lá tre,
cỏ lông, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực nước, sậy. Trên tất cả các cây ký chủ mật
độ rệp thường thấp ở giai đoạn cây nhỏ, số lượng rệp được nhân lên và tích lũy
lại trong quá trình cây phát triển. Mật độ rệp thường cao khi cây ký chủ ra hoa
kết quả.
Vòng đời và đời của rệp ngô ở nhiệt độ nuôi 30oC có ngắn hơn nhiệt độ
nuôi 25oC. Thời gian sống trung bình của một rệp ngô từ 18 – 20 ngày.
Tỷ lệ sống của rệp ngô ở nhiệt độ 30oC và 25oC sai khác nhau không
nhiều. Xong điều sai khác cơ bản là khả năng sinh sản. Ở nhiệt độ 30 oC số lượng
rệp non được đẻ trung bình trong một ngày của một rệp mẹ cao ngay từ ngày sinh
sản thứ 2 và số lượng này được duy trì cho tới ngày tuổi thứ 15. Điều này có ý
nghĩa vì trong thời gian này tỷ lệ sống của rệp đang đạt rất cao từ 97 – 100%.
Tuy tỷ lệ sống tự nhiên hay tuổi thọ không sai khác nhau nhiều giữa hại
mức nhiệt độ nuôi xong ở nhiệt độ 30oC rệp đẻ với số lượng lớn hơn và tập
trung hơn nên có tỷ lệ tăng tự nhiên ở nhiệt độ 30oC cao hơn ở 25oC.

6



Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1996)[9] rệp ngô R. maidis ở giai
đoạn cây ngô trước trỗ cờ sống chủ yếu trong nõn ngô chiếm 74,8% và ở giai
đoạn ngô sau trỗ cờ chúng sống ở giữa lớp lá bao bắp thứ 2 và 3.
Rệp muội có kích thước cơ thể nhỏ và sống nổi trên bề mặt các bộ phận
của cây nên thường bị rửa trôi sau các trận mưa. Mật độ rệp hại giảm sau các
trận mưa có sự khác nhau tùy theo lượng mưa, vị trí phân bố của rệp trên cây và
một phần ảnh hưởng của đặc tính ký chủ. Trên cùng một loài cây ký chủ mật độ
rệp ngô thường không giảm sau khi mưa ở giai đoạn trước, khi cây ngô trỗ cờ (do
giai đoạn này rệp thường sống sâu trong nõn ngô) và mật độ rệp giảm mạnh khi
giai đoạn ngô trỗ cờ gặp mưa lớn vì thời kỳ này rệp thường sống nổi trên cờ ngô.
Trên các giống khác nhau thì sự gây hại của rệp ngô cũng khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, trong tập đoàn 8 giống ngô ngắn ngày được
trồng tại viện ngô năm 1994 thì giống LD-7 bị rệp gây hại ở giai đoạn ngô trổ cờ
nặng nhất, giống DQ 2 bị rệp gây hại trên bắp ngô nặng hơn. Giống LVN20 tuy
ở giai đoạn trỗ cờ có mật độ rệp ở mức trung bình xong ở giai đoạn ngô chín sáp
mật độ rệp lại thấp nhất.
Theo nghiên cứu năm 1992 – 1993 tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh còn
điều tra trên tập đoàn 13 giống trung ngày, 16 giống dài ngày trồng trong vụ
xuân và giống ngắn ngày trồng trong vụ thu, kết quả cho thấy trong nhóm giống
ngắn ngày LDHN8 có mật độ rệp rất thấp, nhóm giống trung ngày giống P11,
LDHN3, Q1 và giống dài ngày DK888, Q63 là các giống tỏ ra có khả năng
chống rệp cao.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996[9] với lượng phân bón khác
nhau thì số lượng rệp muội gây hại ngô cũng khác nhau. Rệp ngô cũng như đa
số các loài rệp muội khác rệp trưởng thành có cánh thường thích bay tới các
ruộng xanh tốt để đẻ con, rồi từ đây các ổ rệp mới được sinh sôi và phát triển.
Mật độ rệp còn tăng khi cây ký chủ còn xanh tốt, khi cây ký chủ thiếu dinh
dưỡng hoặc già đi rệp thường phát tán di cư sang ký chủ khác để sống. Với 2
nền phân bón khác nhau mức bón 128 kg N/ha là mức bón cao hơn, cây ngô sinh

trưởng tốt hơn, cao to hơn và nền phân bón 64 kg N/ha. Ở giai đoạn ngô tung
phấn mật độ rệp ở nên phân 64kg N/ha mật độ rệp là 53,38 con/cây. Trong khi

7


đó cây ngô trồng ở nên phân bón cao bị rệp gây hại nặng mật độ rệp 136
con/cây.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật đến thành phần và
số lượng các loài thiên địch của rệp muội trên ngô, Nguyễn Thế Mạnh, 2009 [3]
đã cho biết trên ngô có 2 loài rệp muội chính là Rhopalosiphum maidis, Myzus
persicae và 3 loại thiên địch có khả năng phòng trừ hạn chế số lượng rệp ngô là
bọ rùa đỏ Micraspis discolor Farbricius, bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
và bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata.
Rệp muội thường có khả năng bùng phát số lượng rất nhanh nếu gặp điều
kiện sống thuận lợi. Trong những trường hợp như vậy chỉ có thuốc hóa học mới
có thể hạn chế nhanh chóng sự phát triển số lượng quần thể của chúng. Theo
Nguyễn Thị Kim Oanh (1996)[9]. Việc phòng trừ rệp ngô R.madis bằng thuốc
hóa học rất khó khăn vì chúng sống trong nõn ngô. Nhưng rệp ngô tích lũy từ
lúc cây còn nhỏ đạt mật độ cao nhất lúc ngô trỗ cờ để chuyển sang gây hại bắp
ngô. Hiệu lực diệt rệp ngô cao nhất phun vào lúc sau trỗ cờ (96,9%) và kết quả
cho thấy phun ở thời điểm này có thể khống chế được cả sự gây hại của rệp trên
bắp. Tuy nhiên việc phun thuốc ở thời điểm này có thể sẽ ảnh hưởng tới sự thụ
phấn của ngô vì vậy cần chọn thời gian phun thuốc trong ngày cho thích hợp để
tránh ảnh hưởng xấu tới cây ngô.
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và diễn biến mật độ của các
loài thiên địch của rệp muội hại ngô để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm hạn chế
tác hại của rệp muội trên ngô là yêu cầu cấp bách của sản xuất hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thành phần rệp muội hại ngô và đi sâu nghiên cứu đặc

điểm sinh học, sinh thái học của loài rệp muội (Rhopalosiphum padi) tại Mai
Sơn, Sơn La trong vụ hè thu năm 2011 để làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp
quản lý tổng hợp rệp hại ngô đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra thu thập thành phần, mức độ phổ biến các loài rệp muội hại ngô vụ hè
thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.
- Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên các giống ngô, thời vụ
trồng ngô, chân đất trồng ngô.
8


- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp muội (R. padi) hại ngô (Thời gian
phát dục các pha, vòng đời, đời và sức sinh sản, khi nuôi rệp bằng thức ăn là
giống ngô lai NK54 được trồng chủ yếu ở Sơn La).
- Thử nghiệm biện pháp quản lý rệp ngô (cắt cờ ngô) và mức độ hại của rệp với
năng suất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài đồng
5.1.1. Phương pháp điều tra thành phần các loại rệp muội hại ngô vụ hè thu
năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
- Sử dụng phương pháp điều tra tự do, số điểm điều tra càng nhiều càng
tốt, mỗi tuần điều tra 1 lần trên ruộng ngô. Thu bắt toàn bộ các loài rệp hại ngô
có trên cây điều tra [1].
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Các loài rệp hại ngô
+ Tần suất xuất hiện các loài rệp qua các kỳ điều tra
5.1.2. Phương pháp điều tra diễn biến số lượng rệp muội hại ngô vụ hè thu
năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La
- Điều tra trên địa bàn xã Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La theo phương
pháp 5 điểm chéo góc (các điểm cách bờ ít nhất 1m), mỗi điểm điều tra 5 cây,

đếm toàn bộ số rệp có trên cây. Định kỳ 7 ngày 1 lần. Việc điều tra tiến hành
trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô [1].
- Điều tra trên các ruộng đại diện cho ngô về giống, thời vụ trồng, chân đất.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô bioseed
và giống NK 54 vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô NK54
trong chính vụ và vụ muộn vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô NK54
ở chân đất dốc và đất bằng vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Mật độ rệp trên cây (con/cây)
+ Tỷ lệ cây có rệp (%)

9


5.1.3. Phương pháp cắt cờ ngô
- Các thí nghiệm được thực hiện trên ruộng ngô giống NK54 thuộc xã
Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCB) nhắc lại 3 lần với diện tích 25 m2/1 ô.
- Thời điểm cắt cờ:
+ CT1: Sau khi cây ngô trỗ cờ 15 ngày
+ CT2: Sau khi cây ngô trỗ cờ 22 ngày
+ CT3: Đối chứng: không cắt cờ
- Thời điểm điều tra: Điều tra khi ngô bắt đầu trỗ cờ cho đến khi thu hoạch.
- Để theo dõi mật độ rệp trên ô thí nghiệm: mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây,
đếm toàn bộ số rệp trên cây.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Mật độ rệp trên cây (con/cây)
+ Tỷ lệ cây bị rệp (%)

+ Mức độ ảnh hưởng rệp tới năng suất các ô.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp muội (R.padi) gây hại trên ngô
* Phương pháp nuôi sinh học rệp muội
- Bắt 50 con rệp muội tuổi lớn ngoài ruộng ngô cho vào 50 hộp petri trong
có sẵn lá ngô, dưới đáy hộp được lót bằng giấy thấm để giữ cho lá ngô được
tươi, nuôi cho đến khi rệp đẻ con.
- Chọn 30 hộp có rệp non được đẻ ra trong cùng một đêm (1 rệp/1 hộp),
dùng bút lông nhẹ nhàng bắp rệp mẹ ra khỏi hộp và giữ lại rệp non để tiếp tục
nuôi sinh học (có kèm theo 10 hộp bổ sung để có thể thay thế khi cần thiết). Đặt
số thứ tự các thể rệp muội ở đáy và nắp hộp Petri.
- Hàng ngày vào 9 giờ sáng, mở hộp ra để bổ sung nước và lá ngô non.
Xác định xác lột của rệp để tính tuổi của rệp ở giai đoạn non.
- Theo dõi thời gian phát dục qua các tuổi của rệp non và rệp trưởng
thành, để xác định thời gian phát triển đời, vòng đời của rệp muội
- Tiếp tục nuôi trưởng thành rệp muội để xác định sức sinh sản.

10


+ Hằng ngày đếm số rệp được đẻ ra của 1 mẹ để xác định sức sinh sản của
rệp muội. Toàn bộ số liệu quan sát được ghi vào bảng nuôi sinh học.
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Thời gian phát triển của các pha, đời, vòng đời của rệp muội (ngày).
6. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các loài rệp muội hại ngô.
- Vật liệu nghiên cứu: Các giống ngô trồng phổ biến tại Mai Sơn – Sơn La
(Bioseed, NK54)
7. Phạm vi nghiên cứu
Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La

- Thời gian T5/2011 – T6/2012 tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
- Nghiên cứu trên giống ngô (bioseed, NK 54) chân đất (đất dốc, đất
bằng) thời vụ (vụ muộn, chính vụ),
- Các loại rệp hại ngô.
8. Cấu trúc của đề tài
Gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Nội dung
- Kết luận và kiến nghị
9. Kế hoạch thời gian (Tính từ tháng 15/8 năm trƣớc đến 15/5 năm sau)
STT

Nội dung c ng việc

Thời gian

1.

Xây dựng đề cương

T8

2.

Điều tra thành phần

T5 – T10

3.


Điều tra diễn biến

T5 – T10

4.

Nuôi sinh học

T5 – T10

5.

Viết tổng quan

T11 – T1

6.

Xử lý số liệu

T2 - T3

7.

Viết báo cáo

T4 – T5

11


t đầu

ết thúc


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Các loài rệp muội đều có nguồn gốc ôn đới. Chính vì vậy khu hệ rệp muội
vùng ôn đới thường phong phú hơn nhiều so với vùng nhiệt đới.
Tại vùng ôn đới rệp muội có chu kỳ phát triển hàng năm phức tạp. Chúng
thường trải qua 5 loại hình:
Rệp mẹ nguồn mùa xuân
Rệp di cư mùa xuân
Rệp trinh nữ đẻ con mùa hè
Rệp đực và rệp cái sinh sản hữu tính đẻ trứng qua đông.
Trong điều kiện khí hậu vùng Hà Nội các loài rệp muội thấy xuất hiện có
chu kỳ phát triển rất đơn giản, chỉ có một loại hình rệp trinh nữ không cánh và
có cánh đẻ con.
Rệp ngô là một trong những loài sâu hại ngô quan trọng. Rệp ngô còn
được coi là một loài môi giới truyền virus gây bệnh khảm lá mía và bệnh đốm lá
ngô ở Califonia.
Rệp ngô sinh sản chủ yếu theo lối đơn tính, đẻ con. Trong quần thể rệp
thường thấy nhiều loại hình: rệp cái không cánh, rệp cái có cánh và rệp con.
Rệp ngô sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ lá, nõn ngô,
hoa cờ, lá bao, có chỗ lẻ tẻ 5 – 7 con, có chỗ phát triển thành từng đám dày đặc.
Đầu vụ đông xuân, rệp cái có cánh từ các ký chủ dại bay tới ruộng ngô. Ở
đây rệp cái có cánh đẻ ra rệp con. Những rệp con này về sau trở thành rệp cái
không cánh và tiếp tục sinh sản theo kiểu đơn tính. Khi quần thể rệp ở một bộ
phận nào trên cây đã phát triển tương đối dày đặc thì xuất hiện rệp có cánh.
Những rệp có cánh này lại bay tới những cây ngô khác, đẻ con và hình thành

quần thể rệp ở đó. Đến cuối vụ ngô, khi cây đã già, điều kiện thức ăn không còn
thích hợp với rệp nữa thì trong quần thể rệp xuất hiện nhiều loại hình có cánh.
Rệp ngô (R.maidis) có màu xanh nhạt, cơ thể mảnh và khá dài. Mép trước
trán phẳng, râu có 6 đốt, độ dài phần ngọn đốt râu cuối dài gấp 2,5 lần phần gốc
của nó. Ống bụng tối hơn màu cơ thể có hình vòi dài gấp 1,5 lần phiến đuôi,
phiến đuôi có mầu sẫm hơn màu cơ thể.[9]
12


Rệp ngô (R.maidis) gặp trên tất cả các thời vụ trồng ngô khác nhau từ khi
cây ngô bắt đầu nhú lá nõn đầu tiên đến thời kỳ cây ngô chín sáp. Rệp thường
sống trong loa kèn và cờ ngô. Mật độ rệp giảm rất nhanh sau giai đoạn ngô tung
phấn, sau đó rệp lại chuyển qua râu ngô để vào lá bao bắp. Tại các vùng chuyên
trồng ngô như Viện nghiên cứu ngô Trung ương hoặc Vùng bãi Từ Liêm thường
xuyên có mặt rệp ngô trên đồng ruộng, xong rệp gây hại nặng nhất trên vụ ngô
đông xuân ở giai đoạn ngô tung phấn và ngô giai đoạn ngô có bắp.
Trên đồng ruộng tháng 6, tháng 7, tháng 8 thường vắng mặt cây ngô. Lúc
này rệp ngô (R.maidis) di chuyển sang sống trên các cây cỏ tre, cỏ lồng vực cạn.
Tuy nhiên thời gian này lác đác vẫn có cây ngô mọc tự nhiên trên đồng ruộng
nhưng chúng xuất hiện với mật độ không cao [9].
Rệp ngô thường xuất hiện trên đồng ruộng vào khoảng tháng 10 – 11,
phát triển nhiều trong tháng 1, 2 lúc ẩm độ không khí cao. Từ tháng 4 trở đi số
lượng rệp giảm dần. Trong mùa hè thường xuất hiện lẻ tẻ. Rệp thường phá hại ở
ngô từ giai đoạn 8 – 9 lá cho tới khi ngô chín sáp. Những ruộng gieo dày, rệp
thường phát triển mạnh.

13


CHƢƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều tra thành phần mức độ phổ iến các loài rệp muội hại ng vụ hè
thu năm 2011 tại Mai Sơn Sơn La.
- Sử dụng phương pháp điều tra tự do, số điểm điều tra càng nhiều càng
tốt, mỗi tuần điều tra 1 lần trên ruộng ngô. Thu bắt toàn bộ các loài rệp hại ngô
có trên cây điều tra [1].
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Các loài rệp hại ngô
+ Tần suất xuất hiện các loài rệp qua các kỳ điều tra.
2.2. Điều tra diễn iến mật độ của rệp muội (R. padi) trên các giống ng
thời vụ trồng ng

chân đất trồng ng .

- Điều tra trên địa bàn xã Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La theo phương
pháp 5 điểm chéo góc (các điểm cách bờ ít nhất 1m), mỗi điểm điều tra 5 cây,
đếm toàn bộ số rệp có trên cây. Định kỳ 7 ngày 1 lần. Việc điều tra tiến hành
trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô [1].
- Điều tra trên các ruộng đại diện cho ngô về giống, thời vụ trồng, chân đất.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô bioseed
và giống NK 54 vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô NK54
trong chính vụ và vụ muộn vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
+ Điều tra diễn biến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô NK54
ở chân đất dốc và đất bằng vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Mật độ rệp trên cây (con/cây)
+ Tỷ lệ cây có rệp (%)
2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp muội (R. padi) hại ng
Nuôi rệp bằng thức ăn là giống ngô lai NK54 được trồng chủ yếu ở Sơn La.
* Phương pháp nuôi sinh học rệp muội

- Bắt 50 con rệp muội tuổi lớn ngoài ruộng ngô cho vào 50 hộp petri trong
có sẵn lá ngô, dưới đáy hộp được lót bằng giấy thấm để giữ cho lá ngô được
tươi, nuôi cho đến khi rệp đẻ con.

14


- Chọn 30 hộp có rệp non được đẻ ra trong cùng một đêm (1 rệp/1 hộp),
dùng bút lông nhẹ nhàng bắp rệp mẹ ra khỏi hộp và giữ lại rệp non để tiếp tục
nuôi sinh học (có kèm theo 10 hộp bổ sung để có thể thay thế khi cần thiết). Đặt
số thứ tự các thể rệp muội ở đáy và nắp hộp Petri.
- Hàng ngày vào 9 giờ sáng, mở hộp ra để bổ sung nước và lá ngô non.
+ Xác định xác lột của rệp để tính tuổi của rệp ở giai đoạn non.
- Theo dõi thời gian phát dục qua các tuổi của rệp non và rệp trưởng
thành, để xác định thời gian phát triển đời, vòng đời của rệp muội
- Tiếp tục nuôi trưởng thành rệp muội để xác định sức sinh sản.
+ Hằng ngày đếm toàn bộ số rệp được đẻ ra của rệp mẹ để xác định sức
sinh sản của rệp muội. Toàn bộ số liệu quan sát được ghi vào bảng nuôi sinh
học.
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Thời gian phát triển của các pha, đời, vòng đời của rệp muội (ngày).
2.4. Thử nghiệm iện pháp quản lý rệp ng (c t cờ ng ) và mức độ gây hại
của rệp với năng suất.
- Các thí nghiệm được thực hiện trên ruộng ngô giống NK54 thuộc xã
Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh (RCB) nhắc lại 3 lần với diện tích 25 m2/1 ô.
- Thời điểm cắt cờ:
+ CT1: Sau khi cây ngô trỗ cờ 15 ngày
+ CT2: Sau khi cây ngô trỗ cờ 22 ngày
+ CT3: Đối chứng: không cắt cờ

- Thời điểm điều tra: Điều tra khi ngô bắt đầu trỗ cờ cho đến khi thu hoạch.
- Để theo dõi mật độ rệp trên ô thí nghiệm: mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây,
đếm toàn bộ số rệp trên cây.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Mật độ rệp trên cây (con/cây)
+ Tỷ lệ cây bị rệp (%)
+ Mức độ ảnh hưởng của rệp tới năng suất của ngô.

15


CHƢƠNG III. SẢN PHẨM CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần và mức độ phổ iến các loại rệp muội hại ng vụ Hè Thu
năm 2011 tại Mai Sơn - Sơn La.
Để tìm hiểu thành phần và mức độ phổ biến các loại rệp muội hại ngô
chúng tôi tiến hành điều tra trên ngô vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.1:
Bảng 3.1: Thành phần và mức độ phổ iến các loại rệp muội hại ng
vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
STT

Loài rệp muội hại
Rhopalosiphum

1.

maidis (Fitch)
Rhopalosiphum

2.


padi (Linnaeus)

Ghi chú:

Họ

Bộ

Mức độ phổ iến
T6

Aphididae Homoptera ++
Aphididae Homoptera

+

T7

T8

T9

+

+

+

+++ ++


+

+: Xuất hiện ít (Tần suất xuất hiện <25%)
++: Xuất hiện trung bình (Tần suất xuất hiện: 25 – 50%)
+++: Xuất hiện nhiều (Tần suất xuất hiện: >50%)

Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy thành phần rệp muội hại cây ngô ở vùng Sơn
La đã thu thập gồm 2 loài thường xuyên xuất hiện gây hại đó là: Rhopalosiphum
maidis (Fitch), Rhopalosiphum padi (Linnaeus).
Loài rệp R.madis thường xuất hiện sớm tập trung vào tháng 6 và thường
sống chủ yếu trong nõn ngô khi cây ngô còn non, sau đó rệp chu chuyển lên
sống trên cờ và lá bao cờ ở giai đoạn cây ngô trước trổ cờ và sống ở lá bao bắp
thứ 2 và 3 ở giai đoạn cây ngô mang bắp. Vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 rệp ngô
R.madis xuất hiện với tần xuất ít hơn. Loài rệp R. padi là loài gây hại khá phổ
biến trên cây ngô ở vùng Sơn La. Loài này thường xuất hiện với mật độ cao vào
tháng 7, tháng 8 lúc giai đoạn cây ngô trỗ cờ và có bắp. Rệp thường nằm ở cờ
ngô sau đó chuyển xuống bắp, nếu mật độ nhiều rệp thường nằm phủ bao quanh
phía râu bắp ngô. Mật độ các loài rệp cao ở giai đoạn cây ngô non thường làm
cho cây sinh trưởng còi cọc. Nếu mật độ rệp ở cờ ngô cao làm cho cờ ngô khô
và bắp ít hạt, hạt lép. Ở giai đoạn ngô mang bắp nếu mật độ cao làm cho bắp
nhỏ ít hạt, hạt nhỏ, lá bao bắp bị úa vàng và có lớp muội đen phát triển.
16


Rhopalosiphum padi L.

Rhopalosiphum maydis F.

Rhopalosiphum padi L.


Rhopalosiphum padi L.

Hình 3.1 Một số hình ảnh về rệp muội hại ng vụ Hè Thu năm 2011
tại Mai Sơn – Sơn La

17


3.2. Diễn iến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ng

ioseed và

giống NK 54 vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Giống là một yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất ngô, giống có
năng suất cao chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh là mục tiêu mà các nhà
khoa học đang vươn tới, công tác giống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bố
trí cơ cấu mùa vụ. Hiện nay, ở Mai Sơn, Sơn La có trồng rất nhiều giống ngô
mới như: NK54, NK66, Bioseed… Để đánh giá sự gây hại của rệp R. padi trên
các giống ngô được trồng phổ biến ở Mai Sơn, Sơn La chúng tôi tiến hành điều
tra mật độ rệp hại trong suốt quá trình sinh trưởng của 2 giống ngô NK54 và
giống Bioseed. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng

ioseed và

giống NK 54 vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Ngày

Giai đoạn


điều tra sinh trƣởng

Giống ioseed

Giống NK54

Mật độ rệp Tỷ lệ cây có Mật độ rệp

Tỷ lệ cây

(con/cây)

rệp (%)

(con/cây)

có rệp (%)

31/5

4- 5 lá

0

0

0

0


7/6

5- 7 lá

0.6

12

1.8

48

14/6

7- 9 lá

1.16

24

3.16

64

21/6

9 - 11 lá

2.72


44

8.72

84

28/6

Xoắn nõn

2.96

88

9.24

88

5/7

Trỗ cờ

11.6

92

32.6

96


12/7

Tung phấn

6.8

64

22.72

92

19/7

Phun râu

5.4

52

12.6

84

26/7

Thâm râu

4.6


40

9.2

72

2/8

Chín sữa

3.2

28

15.32

80

9/8

Chín sáp

1.56

16

11.2

76


16/8

Chín sáp

1.16

12

6.12

68

23/8

Chín sáp

0.6

8

3

28

30/8

Chính chắc

0.36


4

1.4

16

6/9

Chính chắc

0.2

4

0.8

8

18


Giống ngô DK54
Giống ngô Bioseed

Mật độ rệp hại (con/cây)

35
30
25

20
15
10
5

6/
9'

2/
8'
9/
8'
16
/8
23
/8
30
/8

5/
7'
12
/7
'
19
/7
26
/7

7/

6'
14
/6
21
/6
28
/6

31
/5

0

Ngày điều tra

Hình 3.2: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng

ioseed và

giống NK 54 vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Qua bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy ở thời kỳ trỗ cờ cả 2 giống NK54 và
giống Bioseed đều có mật độ rệp cao nhất. Do giai đoạn này rất thích hợp cho
rệp phát triển xong chúng tôi nhận thấy giống NK54 bị rệp hại nặng hơn so với
giống Bioseed. Giống ngô NK54 có cây phát triển xanh tốt hơn, cây cao hơn
làm cho rệp có cánh thường bay sang để đẻ trứng và đẻ con. Giống NK54 rất
thích hợp cho rệp sinh trưởng và phát triển. Mật độ lúc cao nhất đạt 32.6 con/cây
vào giai đoạn trỗ cờ, giống Bioseed cũng vào giai đoạn trỗ cờ có mật độ rệp cao
nhất với mật độ 11.6 con/cây. Tỷ lệ rệp hại vào giai đoạn trỗ cờ cũng lớn nhất
96% đối với giống NK54 và 92% đối với giống Bioseed. Vào giai đoạn tung
phấn mật độ rệp có giảm nhưng vẫn ở mức cao, với giống NK54 mật độ 22.72

con/cây và 6.8 con/cây với giống Bioseed.
Sau khi ngô ở giai đoạn trỗ cờ thì mật độ rệp hại cũng giảm dần theo giai
đoạn phát triển của cây ngô. Đặc biệt với mật độ thấp nhất vào giai đoạn ngô
chín chắc, giống NK54 là 0.8 con/cây và giống Bioseed là 0.2 con/cây. Nguyên
nhân là vào các giai đoạn sau cây ngô vào giai đoạn chín, thân, bắp, lá ngô đã
chuyển sang màu vàng, khô cây nên thức ăn đó không thích hợp với rệp.
Tóm lại: Trên các giống khác nhau và giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của ngô khác nhau thì sự phát triển của rệp hại cũng khác nhau. Trong suốt thời
19


kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô thì lúc nào cũng có rệp gây hại, nhưng
gây hại mạnh nhất là khi cây ngô trỗ cờ.
3.3. Diễn iến mật độ của rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 trong trà
chính vụ và trà muộn vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Rệp muội có khả năng gây hại khá lớn và chúng thường xuyên xuất hiện
với mật độ cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của
ngô.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện canh tác, thời vụ gieo trồng đến mật
độ rệp hại trên ngô chúng tôi đã chọn 2 ruộng ngô giống NK54 có thời vụ khác
nhau, đó là ngô trồng ở trà chính vụ và trà vụ muộn. Thời vụ khác nhau thì diễn
biến và mật độ rệp hại cũng khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3:
Qua bảng 3.3 và hình 3.3 ta thấy rệp hại xuất hiện trong suốt quá trình
sinh trưởng của ngô.
Biến động của mật độ rệp có sự khác nhau ngay trong cùng một vụ, do
thời gian trồng sớm hơn hoặc muộn hơn cũng làm ảnh hưởng tới mật độ rệp trên
cây. Theo dõi trên giống ngô NK54 chúng tôi nhận thấy với trà chính vụ mật độ
rệp thấp ở giai đoạn trỗ cờ mật độ rệp là 32.96 con/cây so với trà vụ muộn ở giai
đoạn trỗ cờ mật độ rệp là 31.6 con/cây. Với các giai đoạn khác mật độ rệp cũng
cao hơn so với trà chính vụ, sự sai khác này có thể là do vào thời gian sau lượng

mưa trong vùng ít hơn, thời tiết thuận lợi hơn cho rệp phát triển. Chính vì vậy,
khuyến cáo người nông dân nên trồng đúng thời vụ, lúc này điều kiện thời tiết
thuận lợi và các loài dịch hại cũng khó phát triển.

20


Bảng 3.3: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 trong
trà chính vụ và trà muộn vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Ngày

Trà chính vụ

ĐT

Giai đoạn
sinh trƣởng

Trà muộn

Mật độ

Tỷ lệ cây

Giai đoạn

Mật độ

Tỷ lệ


rệp hại

có rệp

sinh

rệp hại

cây có

(con/cây)

(%)

trƣởng

(con/cây) rệp (%)

21/6

9 - 11 lá

8.72

84

4- 5 lá

0


0

28/6

Xoắn nõn

9.24

88

5- 7 lá

2.16

20

5/7

Trỗ cờ

32.6

96

7- 9 lá

3.6

32


12/7

Tung phấn

22.72

92

9 - 11 lá

9.52

60

19/7

Phun râu

12.6

84

Xoắn nõn

14.68

84

26/7


Thâm râu

9.2

72

Trỗ cờ

31.6

92

2/8

Chín sữa

15.32

80

Tung phấn

28.4

100

9/8

Chín sáp


11.2

76

Phun râu

15.36

76

16/8

Chín sáp

6.12

68

Thâm râu

9.4

64

23/8

Chín sáp

3


28

Chín sữa

12.48

64

30/8

Chính chắc

1.4

16

Chín sáp

9.52

52

6/9

Chính chắc

0.8

8


Chín sáp

7.24

32

13/9

Thu hoạch

0

0

Chín sáp

4.56

20

Chính vụ
Mật độ rệp hại (con/cây)

Vụ muộn

35
30
25
20
15

10
5
0
21/6 28/6 5/7'

12/7' 19/7 26/7

2/8'

Ngày điều tra

9/8'

16/8 23/8 30/8

6/9'

Hình 3.3: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 trong
trà chính vụ và trà muộn vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
21


3.4. Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 ở 2 chân đất
vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Địa hình đất có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây ngô, vì vậy cũng ảnh hưởng nhất định đến tình hình phát triển của rệp muội
trên cây ngô. Ngô là cây lương thực có khả năng trồng nhiều trên địa hình khác
nhau, nhưng ở mỗi địa hình khác nhau thì khả năng sinh trưởng của ngô và sâu
hại ngô cũng khác nhau.
Vì vậy ở 2 địa hình đất khác nhau (đất dốc và đất bằng) sự phân bố của

rệp muội cũng có sự khác nhau. Để hiểu rõ chúng tôi tiến hành điều tra các giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô NK54 trên vùng đất dốc và đất
bằng. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 ở đất
dốc và đất ằng vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Ngày

Giai đoạn

điều tra

sinh trƣởng

31/5

Đất ằng

Đất dốc

Mật độ rệp

Tỷ lệ cây

(con/cây)

có rệp (%)

(con/cây)

rệp (%)


4- 5 lá

0

0

0

0

7/6

5- 7 lá

1.8

48

1.4

36

14/6

7- 9 lá

3.16

64


1.78

48

21/6

9 - 11 lá

8.72

84

3.68

60

28/6

Xoắn nõn

9.24

88

4.48

64

5/7


Trỗ cờ

32.6

96

12.84

96

12/7

Tung phấn

22.72

92

19.4

88

19/7

Phun râu

12.6

84


10.52

84

26/7

Thâm râu

9.2

72

7.4

72

2/8

Chín sữa

15.32

80

13.2

76

9/8


Chín sáp

11.2

76

8.68

60

16/8

Chín sáp

6.12

68

3

32

23/8

Chín sáp

3

28


0.88

20

30/8

Chính chắc

1.4

16

0.48

12

6/9

Chính chắc

0.8

8

0.2

4

22


Mật độ rệp Tỷ lệ cây có


Đất bằng
Đất dốc
35

Mật độ rệp hại

30
25
20
15
10
5
0
31/5 7/6' 14/6 21/6 28/6 5/7' 12/7' 19/7 26/7 2/8' 9/8' 16/8 23/8 30/8 6/9'
Ngày điều tra

Hình 3.4: Diễn iến mật độ rệp muội (R. padi) trên giống ng NK54 ở đất
dốc và đất ằng vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn – Sơn La.
Qua bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy ở đất bằng rệp gây hại mạnh hơn so
với ở đất dốc. Mật độ rệp hại ở đất bằng vào giai đoạn trỗ cờ là 32.6 con/ cây
trong khi đó mật độ rệp ở đất dốc là 12.84 con/cây. Nguyên nhân là do ở vùng
đất bằng khả năng giữ nước tốt, nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến cây ngô sinh
trưởng phát triển tốt, là nơi thích hợp cho rệp phát triển mạnh. Tỷ lệ rệp hại trên
cây vào giai đoạn cây trỗ cờ cũng lớn nhất 100% đối với trà muộn và 96% đối
với trà chính vụ. Vào các giai đoạn sau mật độ rệp ở 2 địa hình đất đều giảm dần
và mật độ thấp nhất vào giai đoạn cây ngô chín chắc. Mật độ rệp ở đất dốc là 0.2

con/cây, mật độ rệp ở đất bằng là 0.8 con/cây. Do cây ngô lúc này đã chuyển
sang giai đoạn chín, cây khô, các chất dinh dương trong cây còn rất thấp không
phù hợp cho rệp sinh trưởng và phát triển.
Diễn biến mật độ của rệp ngoài phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của
cây ký chủ, địa hình đất, giống. Ngoài ra chúng tôi thấy lượng mưa có ảnh
hưởng rất lớn đến mật độ của rệp, thường sau những trận mưa lớn thì mật độ rệp
giảm đáng kể.

23


3.5. Thời gian các pha phát triển của rệp ng (R. padi).
Thời gian các giai đoạn phát triển của rệp ngô (R. padi) trên thức ăn là lá
ngô NK45 được trình bày ở bảng 3.5:
Bảng 3.5: Thời gian các pha phát triển của rệp ng (R. padi)
Các tuổi rệp non

Chỉ

Rệp trƣởng

Vòng

Tuổi

tiêu

T1

T2


T3

T4

thành

đời

thọ

x

1.77

1.40

1.57

1.53

11.73

6.27

17.67

Sx

0.09


0.10

0.12

0.11

0.66

0.28

0.75

n

30

30

30

30

30

30

30

Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy rệp ngô (R. padi) có vòng đời tương đối ngắn từ

6.27 ngày nhưng lại có thời gian sinh trưởng dài từ 11.73 ngày, do vậy tuổi thọ khá
dài từ 17.67 ngày. Rệp trưởng thành có thời gian sống dài nên khả năng sinh sản để
duy trì số lượng loài lớn, vì vậy nó làm ảnh hưởng rất lớn đến cây ký chủ.
Bảng 3.6: Bảng sống của rệp ng (R. padi)
Ngày tuổi

Tỷ lệ sống (mx) Sức sinh sản (lx)

mx.lx

0-6

1

0.07

0.07

7

1

0.33

0.33

8

1


1.76

1.76

9

1

2.3

2.3

10

1

2.97

2.97

11

0.93

2.78

2.59

12


0.87

3.92

3.41

13

0.83

2.04

1.69

14

0.8

1.96

1.57

15

0.73

1.5

1.10


16

0.67

1.4

0.94

17

0.57

1.24

0.71

18

0.47

1

0.47

19

0.33

1.6


0.53

20

0.2

1.33

0.27

21

0.1

0.67

0.07

24


Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy tỷ lệ sống của rệp ngô đạt rất cao, từ ngày thứ
nhất đến ngày thứ 10 đạt 100%, sau đó tỷ lệ sống giảm dần đến ngày 21. Số lượng
rệp non được đẻ ra trung bình trong một ngày của rệp mẹ nhiều. Rệp mẹ đẻ ngay từ
ngày sinh sản thứ 2 và sinh sản đến lúc chết. Sức sinh sản mạnh nhất vào ngày tuổi
thức 12 với 3,92 con/1 mẹ. Vào những ngày sau thì sức sinh sản có giảm dần. Điều
này rất có ý nghĩa vì với tỷ lệ sống cao và sức sinh sản mạnh thì rệp có thể bùng
phát số lượng một cách nhanh chóng gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản
phẩm.


25


×