Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KP6, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.77 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


Đề cương nghiên cứu
chi tiết
NGHIÊN CỨU VÀ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI KP6, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Nhóm thực hiện:
Trịnh Quang Hà – 11127084
Lê Đức Lộc–11127131
Lê Thị Thuỳ Nhung - 11127304
Ngô Thị Cẩm Huyền - 11127101
Hồ Mạnh Cường – 11127058
Bùi Thị Thúy Ngọc – 11127020
Châu Thị Lý – 09149110

TP. HỒ CHÍ MINH, 11/2012


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều các đô
thị với quy mô và mức độ khác nhau. Đặc điểm của các đô thị nói chung là nền kinh
tế phát triển và dân cư tập trung đông. Chính vì vậy, đi kèm với sự phát triển kinh tế
xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, trong đó chất thải rắn sinh hoạt luôn
là vấn đề bức xúc ở mọi đô thị.
Trong một thời gian dài, việc quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ở nước ta là do các cơ
quan nhà nước đảm nhiệm. Người dân không hề có ý thức và trách nhiệm đối với
vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Cố gắng của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các
Công ty môi trường đô thị (MTĐT), trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô
thị đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường của các thành
Trang2


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

phố, đô thị. Tuy nhiên, trong tương lai các biện pháp này sẽ không bền vững và nảy
sinh nhiều vấn đề. Nguyên nhân là do mức sống của người dân ngày càng cao làm
cho lượng rác sinh hoạt luôn tăng, vượt quá khả năng thu gom của các Công ty
MTĐT. Nhận thức rõ điều này, chính phủ Việt Nam đang cố gắng tập trung mọi nỗ
lực nhằm giải quyết vấn đề bằng cách phối hợp các biện pháp chính sách tài chính
và các hoạt động nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân. Ý tưởng
và phương pháp phát huy vai trò của cộng đồng nhằm tăng cường quyền làm chủ và
trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường được gọi là “Xã hội hoá
công tác vệ sinh môi trường”.
Để phát huy tối đa những lợi ích từ việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, cụ
thể là công tác thu gom chất thải sinh hoạt chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “NGHIÊN
CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI

KP6, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC” nhằm nghiên cứu và phân
tích một mô hình xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường ở địa bàn này.

1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng mô hình mô hình thu gom rác thải sinh hoạt cho địa bàn KP6, phường
Linh Trung, quận Thủ Đức.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả mô hình mô hình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa
bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
- Cải thiện được tình hình rác thải nói chung và đi sâu hơn rác thải sinh hoạt hiện
nay trên địa bàn này.

1.3 Ý nghĩa của việc thu gom rác thải sinh hoạt
a) Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom

chất thải (CT) sinh hoạt cho địa bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.

Trang3


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

b) Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CT sinh hoạt trên địa bàn KP6,

phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
c) Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CT phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại,

tái sử dụng CT.
d) Nâng cao hiệu quả quản lý CT và xử lý rác thải tại nhà máy góp phần giảm chi


phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

1.4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Tổng quan về rác thải sinh hoạt.
- Thực trạng và đặc điểm rác thải của địa bàn KP6, P.Linh Trung, quận Thủ Đức.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Đề xuất xây dựng mô hình thu gom rác thải sinh hoạt tại địa bàn KP6, phường Linh
Trung, quận Thủ Đức.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: chất thải sinh hoạt tại KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
- Địa bàn: KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1. Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được
nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện
cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Với tốc độ
dân số diễn ra mạnh mẽ là tiền đề cho nguồn phát sinh CT sinh hoạt ngày càng gia
tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, CT sinh hoạt đã và
đang xâm phạm vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây tiêu cực đến vẻ mỹ

Trang4


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN


quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người một cách nghiêm trọng,
nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp.
Với khối lượng phát sinh lớn, CT sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là
nguồn gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí. Tại các bãi đổ CT, nước rò rỉ
và khí bãi CT là mối đe doạ đối với nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm và hệ sinh
thái môi trường trong khu vực.
Địa bàn KP6, phường linh trung, quận Thủ Đức là khu vực sinh sống với mật độ
dân số cao và gia tăng nhanh (chủ yếu là sinh viên). Vì vậy, lượng CT sinh hoạt
cũng tăng lên đáng kể, đây là vấn đề môi trường mà các nhà quản lý đô thị luôn
quan tâm và tìm cách giải quyết.
Một trong những phương pháp phục vụ cho công tác quản lý và xử lý CT thải hiệu
quả hơn đó chính là xây dựng mô hình thu gom hợp lý để góp phần tiết kiệm nguồn
tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý CT, giảm quỹ đất dành cho chôn lấp
CT, từ đó ngăn ngừa các vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường.

2.2 Tổng quan về rác thải sinh hoạt
2.2.1 Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc phân loại
rác tại nguồn
Thuận lợi:
Do khối lượng rác sinh ra tại hộ gia đình thường có khối lượng nhỏ, hơn nữa tính
đại diện của một số thành phần có trong rác thải sinh hoạt thường chiếm tỷ lệ cao,
đáng kể nhất là thành phần rác hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm tỷ lệ từ 60-90%.
Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có thể mang lại những lợi ích
tích cực như sau :

Trang5


Phương pháp nghiên cứu KHMT


GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

- Tạo được ý thức cho chính người phát sinh chất thải trong việc bảo vệ môi trường,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn chất thải. Tránh tình trạng xử lý
cuối cùng bằng biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn phát sinh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản
lý chất thải của thành phố.
- Giảm đáng kể chi phí dành cho công tác quản lý chất thải đô thị và giải quyết triệt
để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp.
- Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế
liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế.
Khó khăn:
-Bên cạnh những mặt thuận lợi trong quá trình phân loại nhằm phục vụ tốt cho công
tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên với những mặt thuận lợi đã
đạt được, thì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng gặp không ít khó khăn
như:
- Thói quen của người dân sử dụng một thùng hay bao ni lông để chứa tất cả thành
phần rác thải sinh hoạt.
- Công đoạn phân loại và lưu trữ rác tại nguồn sẽ tăng số thùng chứa để chứa các
loại rác đã tách ra. Mặc dù có sự gia tăng thùng chứa, tuy nhiên điều kiện về phát
tán của các chất ô nhiễm từ rác vẫn như cũ và có thể được kiểm soát tốt hơn nên
vấn đề về ô nhiễm tại nguồn không xảy ra.
- Mật độ phân bố dân cư không đồng đều, nhiều nơi dân cư còn thưa thớt. Việc dân
cư phân bố không đồng đều ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc quản lý và thu
gom rác. Ở những khu đông dân cư thì mật độ thu gom phải nhiều hơn, số người
quản lý cũng nhiều hơn. Còn ở những nơi dân cư thưa thớt, việc thu gom sẽ khó
khăn vì thường đó là những nơi giao thông không thuận lợi, hoặc xa nơi tiếp nhận.
Mặt khác ở những nơi dân cư thưa thớt, việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân về
phân loại rác tại nguồn cũng gặp nhiều khó khăn.


Trang6


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

2.2.2 Khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt (rác thải) là những thành phần tàn tích phục vụ cho hoạt động
sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường.
2.2.3 Nguồn gốc phát sinh
Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt:
- Chất thải rắn sinh ra từ các khu nhà ở (biệt thự, chung cư, hộ gia đình…).
- Chất thải sinh ra từ khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, quán ăn, nhà
hàng…).
- Chất thải sinh ra từ khu cơ quan (trường học, khu cơ quan hành chính nhà nước,
văn phòng, công ty…).
- Chất thải từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn đường phố, tỉa cây…).
- Chất thải từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh...).

2.2.4 Thành phần của rác thải sinh hoạt

Thành phần chất thải
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dể
phân hủy

Khối lượng (%)
64,7


Cây gỗ

6.6

Giấy, bao bì giấy

2.1

Plastic khó tái chế

9.1

Cao su, giày dép

6.3

Vải sợi, vật liệu sợi

4.2

Đất đá

1.6

Thành phần khác

5.4

(Nguồn:HOWADICO.06.2002)
Trang7



Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

2.2.5 Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm toàn diện tới môi trường sống: không khí, đất,
nước…
+ Gây hại sức khỏe: Rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, là môi trường tốt
cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, dán…sinh sống, cư ngụ. Thông qua
các trung gian đó có thể lây lan các kí sinh trùng, vi rút, vi khuẩn… qua cơ thể
người và từ đó phát thành dịch bệnh. Rất khó kiểm soát.
+ Ô nhiễm nước: Rác thải sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông,
hồ… gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm
tắc nghẽn đường lưu thông. Rác nhẹ làm đục nước, gây mất mỹ quan, chất hữu cơ
phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
+ Ô nhiễm không khí: bụi trong quá trình vận chuyển và lưu trữ rác thải gây ô
nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học sinh ra co2, so2, CH4…
+ Ô nhiễm đất: nước rò rỉ trong bãi rác (nước rỉ rác) gây ô nhiễm đất.
2.2.6 Đặc tính, tính chất của rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, do đó nó có chứa nhiều
các hợp chất như Protein (40-50%), Hydrocacbon (40-50%), chất béo (5-10%).
Chúng rất dễ bị phân huỷ sinh học. Ngoài ra CT sinh hoạt còn có một số chất vô cơ,
vi sinh vật, vi trùng rất nguy hiểm.
2.3 Vị trí địa lí, khí hậu
2.3.1Vị trí địa lý

Trang8



Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Hình 1. KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức
Diện tích rộng 643.7ha
2.3.2 Đặc điểm khí hậu
Thời tiết, khí hậu tại địa điểm nhóm khảo sát nói riêng và toàn khu vực thành phố
Hồ Chí Minh nói chung, có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa, nhưng nhìn chung là kiểu
khí hậu ẩm nóng (nhiệt độ trong ngày cao nhất có thể lên đến 40 oC). Đây là điều
kiện lý tưởng cho các sinh vật kí sinh, vi khuẩn… sinh sôi, nảy nở.
2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.4.1 Dân số
Theo thống kê lượng sinh viên của các trường đại học trong làng ĐHQG nhập học
hằng năm và căn cứ số dân có hộ khẩu tại KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
ước tính khoảng 1 triệu người/năm.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VÙNG
3.1 Hiện trạng thu gom, vận chuyển, phát sinh chất thải sinh hoạt của KP6,
phường Linh Trung, quận Thủ Đức
3.1.1 Nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng
- Nguồn phát sinh của chất thải sinh hoạt tại địa bàn chủ yếu phát sinh từ các thức
ăn dư thừa, các phế phẩm, bao nilon,... của các hộ dân sống xung quanh.
- Thành phần: chủ yếu là thành phần hữu cơ.
- Khối lượng: Rác thải ước tính trung bình mỗi ngày tại địa bàn khảo sát thải ra
ngoài môi trường khoảng 1 tấn rác sinh hoạt.

Trang9



Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

3.1.2 Hiện trạng phân loại và thu gom chất thải sinh hoạt tại KP6
Sơ đồ tổng quát mô hình quản lý chất thải sinh hoạt KP6 được trình bày tóm tắt
trong hình 3.1

NGUỒN PHÁT SINH
LƯU TRỮ TẠI NGUỒN
THU GOM, VẬN CHUYỂN
PHÂN LOẠI SƠ BỘ
BÃI CHÔN LẤP

Hình 3.1

Trang10


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Hiện nay tại KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức đã có mô hình thu gom rác
thải sinh hoạt. Tuy nhiên năng lực thu gom còn rất thấp so với nhu cầu thực tế,
phương tiện thu gom và vận chuyển rác hết sức thô sơ (công nhân chưa có bảo hộ
lao động, chưa có xe chuyên dụng thu gom rác), do đó hiệu quả thu gom thấp, biện
pháp xử lí chủ yếu là đổ đống tự nhiên gây ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường.
Hiện tại trên địa bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức chỉ có một hợp tác xã

thu gom rác. Vì tổ chức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn hiện nay chủ yếu ở dạng
đơn vị hợp tác xã, không có đơn vị chuyên ngành quản lí trực tiếp. Theo phản ánh
của người dân cũng như khảo sát hiện trường thì chất lượng thu gom rác hiện nay
còn rất thấp, mặc dù người dân nộp phí đổ rác hàng tháng nhưng nhiều lúc vẫn
không có công nhân đến thu gom trong nhiều ngày liên tiếp, dẫn đến tình trạng ứ
đọng rác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

3.1.3 Hiện trạng phương tiện và nguồn lao động thu gom rác thải tại KP6
- Phương tiện thu gom chủ yếu là các xe tải nhẹ hoặc xe lam (không phải xe chuyên
dụng). Công nhân trực tiếp làm công việc thu gom không được trang bị bảo hộ an
toàn (mũ, ủng, găng tay, khẩu trang chống độc, quần áo chuyên dụng…).
- Nguồn lao động chủ yếu là nguồn lao động địa phương, hầu hết công nhân thu
gom rác tại đây chưa được đào tạo qua, cũng như trình độ nhận thức tính nguy hại
của từng loại rác khác nhau và phân loại rác của họ chưa cao.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn
tài liệu (sách vở, giáo trình, internet,...). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau:
-

Thành phần và tính chất của CTSH.
Trang11


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

-


Các mô hình thu gom CTSH được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới.

-

Điều tra, khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn KP6, P.Linh Trung, quận Thủ Đức.

-

Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học.
4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát tại hiện trường, quan sát và chụp lại các hình ảnh sẽ cung cấp cho
đề tài những hình ảnh sống động và cần thiết. Từ đó có thể đánh giá hiện trạng thu
gom, quản lý CTSH trên địa bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
4.3 Quá trình tổng hợp tài liệu
Từ những thông tin, dữ liệu đã lựa chọn tiến hành phân tích, xử lý, tìm ra các chứng
cứ khoa học đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý CTSH.

4.4 Kỹ thuật mô hình hóa
Phương pháp mô hình hóa được sử dụng trong đề tài để dự báo dân số và tốc độ
phát sinh CTSH trên địa bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức từ nay đến
năm 2020 thông qua mô hình toán học.
Công thức như sau: (Nguồn: Tổng cục dân số)

N T = N 0 * e r *t
Trong đó :
NT : Năm cần tính (người)
N0 : Năm hiện tại (người)
r : Tốc độ gia tăng dân số (%)

t : Khoảng thời gian năm cần tính và năm hiện tại

Trang12


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU GOM
RÁC THẢI SINH HOẠT
5.1 Các mô hình được đã ứng dụng thành công trong nước cũng như tại địa
bàn KP6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức và đề xuất mô hình mới
5.1.1 Các mô hình được đã ứng dụng
(Nguồn:

/>
hieu-qua-can-duoc-nhan-rong-.html)
Mô hình tổ tự quản thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư tại xã Nam Cường, thành
phố Yên Bái là một mô hình điểm của dự án "Nâng cao nhận thức kiến thức bảo vệ
môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân" do Trung tâm Môi trường nông thôn –
TƯ hội nông dân Việt Nam thực hiện tại xã Nam Cường từ tháng 11 năm 2010.
Mới chỉ đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng cho đến nay đã trở thành
hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực, góp phần xây dựng môi trường nông thôn
xanh - sạch - đẹp tại địa phương.

Thu gom rác tại thôn Đồng Tiến - xã Nam Cường.
Trong đó, hội nông dân xã điều hành trực tiếp mọi hoạt động của tổ tự quản. Tổ tự
quản thu gom rác thải của xã Nam cường được chia thành 5 nhóm nhỏ hoạt động tại
4 thôn của xã Nam cường, gồm các ông bà trưởng thôn, cán bộ y tế thôn bản, hội

Trang13


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

viên phụ nữ của thôn làm công tác tuyên truyền, giám sát và 5 người trực tiếp đi thu
gom rác thải đều là hội viên nông dân.
Để tổ thu gom rác hoạt động thuận tiện, TƯ hội nông dân Việt Nam đã cho xây
dựng 4 bể đựng rác tại 4 thôn Nam Thọ, Đồng Phú, Cầu Đền, Đồng Tiến và hỗ trợ
10 chiếc xe chở rác chuyên dụng cùng quần áo bảo hộ lao động cho thành viên trực
tiếp làm việc. Thời gian làm việc sáng từ 4h30 – 6h và buổi chiều từ 4h – 6h. Trung
bình mỗi ngày, mỗi nhóm thu gom khoảng 1 khối rác thải trên 6 km đường làng,
ngõ xóm nơi mà không có công nhân của công ty vệ sinh môi trường làm việc. Sau
đó rác được tập kết ra khu vực thuận tiện để công ty công trình môi trường đô thị
Yên Bái thu gom và vận chuyển về bãi rác.
Dưới đây là mô hình mà xã Nam Cường, thành phố Yên Bái đã ứng dụng thành
công.
Thu gom rác tại nhà và đường làng bằng xe chở rác chuyên dụng
vận chuyển
4 bể đựng rác tại thôn
Công ty công trình môi trường đô thị Yên Bái
vận chuyển

Trang14


Phương pháp nghiên cứu KHMT


GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Mô hình thu gom rác tại xã Nam Cường, thành phố Yên Bái
5.1.2 Đề xuất mô hình mới
Để thực hiện tiêu chí xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, thì mỗi khu trọ sinh
viên nên đóng góp để mua thùng chứa rác di động (chứa rác cho từ 10-20 phòng
trọ), để tiện cho xe ép rác chuyên dụng thu gom. Và đồng thời chính quyền nơi đây
cần đóng góp, trích quỹ để mua mới một số cơ số xe ép rác chuyên dụng, mua mới
trang thiết bị bảo hộ cho công nhân, và đồng thời đào tạo, nâng cao kiến thức cho
đội ngũ công nhân làm công tác thu gom.
- Mô hình đề xuất: Quy định thời gian thu gom rác từ 9-12h và từ 16-17h hằng
ngày, rác được công nhân đến từng hẻm, khu trọ sinh viên, nhà dân lấy rồi cho vào
xe đẩy chuyên dụng. Sau đó xe đẩy được tập kết tại 1 vị trí nhất định (1 điểm tập
kết cố định), và xe ép rác chỉ việc lấy rác từ các xe đẩy. Điều này sẽ tránh được tình
trạng nước rỉ rác rơi vãi nhiều nơi do đi từng khu thu gom, do đó giảm tác động đến
môi trường không khí. Sau đó rác thải được phân loại một phần, tiếp đến sẽ vận
chuyển đến bãi chôn lấp, phần rác thải được phân loại sẽ được vận chuyển đến nơi
tái chế hoặc sản xuất phân compost.
5.1.3 Đề xuất các phương án quản lý hiệu quả quá trình thu gom
Thu gom rác thải phát sinh, phân loại tại nguồn và xử lý tập trung các chất thải hữu
cơ tại nhà máy xử lý rác tập trung của huyện, những chất không thể tái chế, xử lý
thì sẽ được chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Ở phương án này, tại mỗi hộ
gia đình, rác sẽ được phân loại và thu gom. Những chất thãi có thể tái chế sẽ được
đưa đi tái chế, những chất thải hữu cơ sẽ được đưa đến nhà máy chế biến phân,
những chất vô cơ không thể tái chế sẽ được đưa đến bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.
NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI
THU GOM TẬP TRUNG
PHÂN LOẠI RÁC SƠ BỘ
THẢI BỎ


Trang15


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

PHÂN LOẠI XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ
TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN

- Tại hộ gia đình tiến hành phân loại rác thải, để riêng rác hữu cơ có thể tái chế và
rác vô cơ.

Mô hình tổng quát về quản lý rác thải sinh hoạt
- Thu gom và vận chuyển rác thải tập trung tại địa điểm tập kết rác của quận Thủ
Đức, sau đó rác thải được đưa tới khu xử lý chất thải chung của toàn thành phố Hồ
Chí Minh để chế biến phân compost (khu xử lý chất thải rắn của công ty TNHH xử
lý chất thải rắn Việt Nam VWS nằm tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố

Trang16


Phương pháp nghiên cứu KHMT
Hồ

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN
Chí

Minh


Bản đồ địa chỉ khu xử lý chất thải rắn của Cty TNHH VWS

Bản đồ trụ sở chính Cty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam VWS
(Bản đồ tham khảo nguồn trang web )
- Chôn lấp rác thải vô cơ (đất, cát, sỏi....) tại các ô chôn lấp.
Trang17


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

RÁC THẢI SINH HOẠT
PHÂN LOẠI SƠ BỘ

Phần rác thải còn lại sau khi đã phân loại sơ bộ
Chai nhựa, bì nilon, bìa giấy lớn, vật dụng kim loại lớn…
Bãi chôn lấp
Nhà máy sản xuất phân compost
Nhà máy tái chế bao bì nilon, nhựa , kim loại

Mô hình đề xuất thu gom rác thải sinh hoạt
Để việc thu gom và xử lý thành công, giảm thiểu ô nhiễm đem lại hiệu quả hiện
thực và bền vững, cần phải có những phương pháp như sau:

1. Nâng cao nhận thức
Để nâng cao nhận thức của người dân sống xung quanh địa bàn khảo sát, chúng ta
cần thực hiện những công việc sau:
Trang18



Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

-Có sự liên lạc giữa những người lãnh đạo của khu phố, phường, quận
-Mở chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng tại khu phố
-Nâng cao nhận thức của người dân bằng hình thức phát trên loa phóng thanh hàng
tuần.
-Giáo dục các tầng lớp người dân thông qua hội thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến
binh.
2. Tổ chức thu gom rác
Để thực hiện tốt việc thu gom rác chúng ta cần thực hiện những điều sau:
- Có bản hợp đồng giữa những người lãnh đạo, các hộ gia đình và những người thu
gom.
- Tổng hợp tài liệu về thu thập và xử lý rác, các tổ chức sẽ tập huấn cho các nhóm
và đội thu gom rác.
- Thoả thuận về số lượng người thu gom và thời gian thu gom quy định cho khu
vực
3. Mối liên quan với cộng đồng
Để thực hiện tốt công việc thu gom, mỗi hộ gia đình cần thực hiện những quy tắc
sau:
- Rác thải được thu gom và phân loại ngay tại hộ gia đình.
- Mỗi hộ gia đình sẽ được trang bị các thùng rác, những người thu gom phải thu
gom riêng từng loại. Nhóm vệ sinh sẽ thu gom và vận chuyển rác tới điểm thu gom.
5.1.4 Đề xuất các tuyến thu gom
- Hiện nay địa bàn KP6 đã có các tuyến đường chính lớn, thích hợp cho các xe ép
rác loại lớn. Tại các ngõ hẻm, các khu dân cư tập trung đề xuất sử dụng các xe đẩy
tay (hoặc xe tải nhẹ) có kích thước nhỏ, phù hợp với địa hình khu vực.
- Các xe ép rác có nhiệm vụ thu gom rác từ các xe đẩy tay để vận chuyển đến khu

xửlý.
- Các xe thu gom thô sơ thu gom rác từ các hộ gia đình sẽ tập trung tại các điểm
tập kết dọc các tuyến đường chính để thuận lợi cho việc lấy tải của xe ép rác. Các
điểm tập kết rác sẽ phải nằm cách xa khu dân cư và các khu hành chính, bệnh viện.
Trang19


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Dưới đây là sơ đồ vạch tuyến đề xuất của nhóm:
(Dựa trên nguồn )
Chú giải:

5.1.5 Quy trình thu gom
Rác thải chứa trong thùng chứa ở từng hộ dân
Xe đẩy
Công nhân trực tiếp thu gom và phân loại sơ bộ

Di chuyển
Điểm tập kết cố định trước
Bãi chôn lấp
Nhà máy, xí nghiệp chế biến phân COMPOST compost
Nhà máy tái chế vật liệu

Trang20


Phương pháp nghiên cứu KHMT


GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Quy trình thu gom
Qua những phân tích về thành phần nguồn rác tại địa bàn KP6, phường Linh Trung,
quận Thủ Đức, ta thấy chủ yếu là thành phần hữu cơ, do đó nếu tận dụng được
nguồn chất thải này tạo ra phân compost, sẽ góp phần bảo vệ môi trường và lại
không gây áp lực lớn cho các bãi chôn lấp đã quá tải hiện nay trên địa bàn thành
phố. Vì vậy nhóm định hướng quy trình thu gom có điểm cuối tập trung vào việc
đưa rác thải sinh hoạt đến nhà máy sản xuất phân compost. Và quy trình thu gom
được diễn giải cụ thể như sau:

- Ban đầu rác sau khi được thu gom, phân loại sơ bộ tại KP6, phường Linh
Trung, quận Thủ Đức sẽ được vận chuyển đến bãi tập kết rác chung của quận
Thủ Đức.

- Tiếp đến, rác thải sẽ được vận chuyển đến nhà máy xử lý rác của thành phố.

CHƯƠNG 6: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN

Trang21


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

6.1 Dự kiến kết quả đạt được
Xác định được tầm quan trọng của việc thu gom ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình

xử lý. Từ đó giúp chính quyền cơ sở và các hộ dân (sinh viên) sinh sống tại đây
nhận thức được tầm quan trọng của việc thu gom, phân loại rác thải.
Xây dựng được mô hình thu gom rác thải sinh hoạt cho địa bàn KP6, phường Linh
Trung, quận Thủ Đức.
Tổng số hộ dân đang cư ngụ trên địa bàn là khoảng 1000 hộ, trong đó, số hộ tham
gia dịch vụ thu gom là 892 hộ, đạt 89.2%. được đa số nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
Khối lượng rác thải rắn sinh hoạt bình quân 5,7 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom đạt 91,5%.
Rác đã được tập trung thu gom đúng nơi quy định. Tình hình môi trường đã được
cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, còn tới 10.8% hộ trong các hẻm sâu chưa tham gia vào dự án.
Mức thu phí sau 1 tháng thí điểm:
+ Mỗi hộ gia đình: 15000đ/ tháng
+ Hộ kinh doanh hàng ăn: 30.000đ/tháng
+ Trường học, trạm y tế, UBND: 50.000đ/tháng
+ Chợ: 500.000đ/tháng.
Tổng tiền thu được:16.760.000đ/tháng

6.2 Kế hoạch thực hiện:
NGƯỜI

THỜI
STT

1

2

NỘI DUNG

GIAN


12/10/2012

14/10/2012
15/10/2012

THỰC

ĐỊA ĐIỂM

HIỆN
Họp nhóm chọn đề tài nghiên
cứu

Cả nhóm

Thư viện

Từng thành
Tìm tài liệu về đề tài

viên trong

Thư viện

nhóm
Trang22


Phương pháp nghiên cứu KHMT


3

16/10/2012

4

26/10/2012

Lập đề cương và phân công
nhiệm vụ
Hoàn thành đề cương chi tiết

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

Cả nhóm

Thư viện

Cả nhóm

Thư viện

Cả nhóm

Thư viện

Tổng hợp ý kiến đóng góp của
5


7/11/2012

người hướng dẫn, chuẩn bị đi
khảo sát thực tế

7

8

8/11/2012

9/11/2012

Thu thập số liệu, điều tra
khảo sát
Thống kê số liệu, biện luận
kết quả

KP6, phường
Cả nhóm

Linh Trung,
quận Thủ Đức

Cả nhóm

Thư viện

Cả nhóm


Thư viện

Nhóm trưởng

Thư viện

Cả nhóm

Thư viện

Cả nhóm

Thư viện

Xem lại bài nghiên cứu,
9

10/11/2012

chỉnh sửa. Hoàn thành bài
nghiên cứu

10

23/11/2012

Nộp bài word

11


22/11/2012

12

26/11/2012

Hoàn thành bài powerpoint

13

27/11/2012

Báo cáo đề tài trước nhóm

14

30/11/2012

Tiến hành làm bài
powerpoint

Trình bày đề tài trước người
hướng dẫn

Từng thành
viên
Thành viên

Thư viện


PV315

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Lê Quốc Tuấn, bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường.

Trang23


Phương pháp nghiên cứu KHMT

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN

2. Trịnh Ngọc Đào - Nguyễn Văn Phước, 2006. Quy hoạch mô hình thu gom
và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại
cho các KCN – KCX tại TP.HCM, tạp chí phát triển KH & CN, tập 10, số 07
– 2007.

3. Một số trang web tham khảo:
/> /> (Dự án nhà máy xử lý chất thải VWS)
(thông
tin về nhà máy xử lý chất thải VWS)
(thông tin về nhà máy xử lý chất thải VWS)
(Công suất nhà máy xử lý VWS)

4. Tổng cục dân số (), Dân số học cơ bản
Link: />
Trang24




×