I. Vai trò, sự cần thiết của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
1. Thời giờ làm việc.
Thời giờ làm việc hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho con người:
• Hạn chế sự mệt mỏi xuất hiện sớm trong quá trình làm việc, các tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp không mong muốn.
• Hạn chế bỏ việc đi chơi trong giờ và cảm thấy thoả mãn nhất.
• Không xuất hiện sự kiệt quệ về thể lực và dễ mất khả năng lao động cùng một số
rối loạn chức năng khác.
• Không cảm thấy có sự đơn điệu trong công việc, căng thẳng, chán nản.
2. Thời giờ nghỉ ngơi.
Vai trò của thời giờ nghỉ ngơi:
• Bổ sung thêm năng lượng.
• Phục hồi cho các chức năng sinh lý, giúp người lao động có thể thư giãn.
• Tái tạo sức lao động, ít mệt mỏi hơn, tinh thần phấn chấn.
• Trong giờ nghỉ có thời gian để giải quyết các nhu cầu cá nhân.
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp là một nhu cầu thiết yếu của con
người, sự cần thiết phải có thời giờ nghỉ ngơi trở thành tất yếu.
Để người lao động có thể nghỉ ngơi, thư giãn, giảm sự mệt mỏi, nâng cao hiệu quả
hoạt động, tăng khả năng sáng tạo, tránh căng thằng, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có thể xảy ra, chúng ta nên xây dựng một thời giờ nghỉ ngơi thích hợp.
II.
Phân tích cụ thể vào từng nội dung
1. Tổ chức thời gian làm việc
Sự thay đổi về số giờ lao động có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cũng như chất
lượng của công việc. Khả năng thực hiện công việc của con người không phải là vô
hạn và trong quá trình hoạt động con người phải tiêu hao một lượng năng lượng
nhất định cho các hoạt động đó. Do vậy họ cần được bù đắp năng lượng đã mất đi
và có thời gian để phục hồi khả năng đó.
Ngoài ra, những dấu hiệu mệt mỏi, thay đổi rõ rệt trạng thái chức năng, vấn đề nghỉ
ốm hoặc tai nạn lao động thường có liên quan chặt chẽ với những công việc làm
quá giờ. Việc kéo dài thời gian lao động hoặc làm ngoài giờ có thể làm năng suất
không giảm song nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho
người lao động.
Vận dụng EG vào tổ chức công việc nhằm giúp người lao động lấy lại sức lao
động của mình tránh mệt mỏi, giảm sự hao phí sức lao động và tránh các bệnh
nghề nghiệp.
2. Tổ chức thời gian nghỉ ngơi
Lao động mà không có nghỉ ngơi, lao động triền miên thì sức khoẻ, thần kinh của
con người sẽ bị căng thẳng, hao hụt nhanh chóng và dẫn tới bệnh tật, từ đó sinh ra
tâm lý mệt mỏi, chán nản. Bên cạnh thời giờ làm việc hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi
phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng đối với con người.
Ecgonomi giúp các doanh nghiệp có các giải pháp để người lao dộng có thể
nghỉ ngơi hợp lý, lấy lại sức lao động của mình.
Ví dụ: Thay vì làm liên tục 8 tiếng thì nên chia thời gian làm việc ra sao cho có
khoảng thời gian ngắn người lao động có thể nghỉ ngơi
III. Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng
1. Thuận lợi
- Đảm bảo tốt về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động khi tổ
chức thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
- Phân bố thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để công việc đạt hiệu quả hơn,
nâng cao chất lượng công việc.
- Khi vận dụng Ecgonomi để thiết kế biểu đồ, phân chia các thời gian phù hợp,
không bị trùng lặp, tránh gây nhàm chán trong công việc, đỡ phần nào mệt mỏi
cho người lao động.
- Duy trì lao động của con người ở mức lâu dài.
- Xác định tính phù hợp với công việc, hệ thống máy móc thiết bị, sản phẩm và
môi trường với khả năng về thể lực và trí tuệ.
2. Khó khăn
- Nếu không vận dụng Ecgonomi tốt thì người lao động sẽ không phân bố được
thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Gây mệt mỏi,chán nản làm cho công việc không được duy trì lâu dài.
- Hiệu quả công việc thấp.
IV. Đặt ra những câu hỏi cần trả lời về vấn đề nghiên cứu
• Có nên chia thời gian làm việc thành các ca nhỏ để người lao động được nghỉ ngơi
nhiều hơn không?
• Làm thể nào để quản lý thời giờ làm việc của người lao động khi họ bất chấp làm
việc quá số giờ quy định?
V. Biện pháp khắc phục
• Bố trí các vị trí làm việc phù hợp.
• Đối với những loại hình công việc trong đó các thao tác lao động mang tính đơn
điệu cao cần tổ chức luân phiên công nhân làm việc ở những vị trí khác nhau để
tránh cảm giác nhàm chán, từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm và giảm tai nạn lao động.
• Thay đổi nhịp độ của các động tác trong băng chuyền theo quy luật của sức làm
việc. Sự thay đổi có điều chỉnh nhịp độ trong thời gian một ca sản xuất sẽ hạ thấp
tính đơn điệu, do đó sẽ làm giảm sự mệt mỏi và giảm tai nạn lao động.
• Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, đặc biệt quan tâm các
giờ giải lao ngắn của công nhân (nhằm đón trước sự mệt mỏi) và sử dụng thể dục
sản xuất.
• Sử dụng hợp lý, khoa học các phương pháp tác động thẩm mỹ khác nhau trong sản
xuất, nhất là màu sắc và âm nhạc.
VI. Phân tích ví dụ cụ thể thực trạng hiện nay
Hiện nay các khu công nghiệp, các nhà máy đang mọc lên với số lượng càng ngày
càng nhiều, nhưng việc các nhà sử dụng lao động quan tâm tới nơi nghỉ ngơi của
công nhân như căng - teen còn nhiều hạn chế. Thực tiễn cho thấy công nhân tại
nhiều nhà máy không có nơi nghỉ ngơi đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu
cầu của họ. Vậy lời khuyên ở đây là phải chăng bên cạnh việc xây dựng một môi
trường làm việc khoa học ta cũng nên quan tâm tới nơi nghỉ ngơi của công nhân
như căng-teen cần phải rộng rãi, thoáng mát, thực phẩm cần phải phong phú, đáp
ứng đủ dinh dưỡng cho công nhân. Có thể trong căng-teen cũng nên tích hợp cả
quán cafe để họ có thể ngồi trò chuyện, nghỉ giải lao sau những giờ làm việc căng
thẳng.