Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tiểu luận môn phân tích thiết kế hướng đối tượng đề tài quản lý đề tài nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.9 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
***

TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ HỆ THỐNG HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Đề bài: Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống
quản lý đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ sử dụng tại
Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế
Nhóm lớp 12ACNTT-PC:
STT
1
2
3
4

Họ và tên
Trần Xuân Đà
Nguyễn Thị Phương Tiến
Nguyễn Minh Thắng
Nguyễn Thanh Tùng

SHHV
CA120587
CA120628
CA120624
CA120638

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Bùi Thị Hòa



Hà nội, tháng 6 năm 2013

1


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo là tổ chức thuộc Bộ Y tế có chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện quản lý về nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực y
tế trong phạm vi cả nước.
Theo Quyết định số 4059/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo thì Cục có 2 mảng nhiệm
vụ quản lý lớn là Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong ngành y tế và công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực y tế. Trong đó
mảng về công tác quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong ngành y tế gồm:
- Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong
ngành y tế, thử nghiệm lâm sàng và đạo đức nghiên cứu y sinh học trong
lĩnh vực y tế;
- Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện kể hoạch phát triển khoa học
công nghệ trong ngành y tế; tổ chức xác định và tuyển chọn, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
2



công nghệ cấp Bộ; theo dõi, giám sát, bảo đảm chất lượng các nghiên cứu;
tổ chức thẩm định, đánh giá, nghiệm thu, phổ biến ứng dụng các kết quả
nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao kỹ thuật
công nghệ mới trong lĩnh vực y tế;
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan quản lý các hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật về y tế: lập quy
hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trình cấp có thẩm quyền công bố hoặc ban
hành; quản lý các tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thuộc lĩnh vực y tế;
hướng dẫn, theo dõi việc phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia thuộc lĩnh vực y tế;
- Tổng hợp, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hợp tác khoa
học công nghệ trong lĩnh vực y tế với nước ngoài; đề xuất với Bộ trưởng
điều chỉnh hoặc bổ sung các nội dung và hình thức hợp tác khoa học cho
phù hợp với tình hình thực tế và khả năng thực hiện trong kỳ kế hoạch;
- Chủ trì tổ chức thẩm định xét duyệt việc ứng dụng lần đầu tiên ở Việt
Nam các công nghệ tiên tiến, các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong lĩnh
vực y tế; chỉ đạo, tổ chức thẩm định, xét duyệt, hướng dẫn thực hiện, đánh
giá và nghiệm thu các nghiên cứu thử nghiệm y sinh học trên con người;
- Làm đầu mối tổ chức, phối hợp với các vụ, cục và các đơn vị liên
quan thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế và tham gia hệ thống hỏi đáp
về hàng rào kỹ thuật trong hội nhập kinh tế về y tế;

3


- Làm thường trực Ban Đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y

sinh học của Bộ Y tế; theo dõi, giám sát, hướng dẫn hoạt động của các Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở;
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với tổ chức nhận thử;
giấy chứng nhận thực hành lâm sàng tốt (GCP) đối với nghiên cứu viên
chính và nghiên cứu viên tham gia thử nghiệm lâm sàng trong lĩnh vực y tế
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp triển khai và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về quản
lý khoa học công nghệ của Nhà nước và các quy định của Bộ Y tế; phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan xét duyệt sáng kiến, sáng chế, giải thưởng
khoa học công nghệ trong ngành y tế;
- Tham gia quản lý các đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
công nghệ cấp Nhà nước.
Với lĩnh vực quản lý nghiên cứu khoa học ngành y tế, Cục Khoa học
công nghệ và đào tạo hàng năm đều tổ chức xét chọn các tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ Y tế từ khâu đề
xuất đề bài -> hội đồng duyệt đề bài -> đăng lên cổng thông tin điện tử của
Bộ (moh.gov.vn) -> tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn-> hội đồng thẩm
định họp để xét duyệt -> phê duyệt thành đề tài -> tổ chức, cá nhân trúng
thầu trong quá trình tuyền chọn được thông báo hoàn thiện đề cương nghiên
cứu,…… các khâu như vậy cần có một hệ thống phần mềm để quản lý và
lưu trữ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ từ khâu ra đầu bài đến
tuyển chọn và lưu trữ kết quả để tài NCKH cấp Bộ Y tế. Vì vậy nhóm
chúng em đã tiếp cận nhà quản lý để phân tích và thiết kế hệ thống quản lý

4


đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và tiến tới xây dựng phần mềm quản lý
thống nhất lĩnh vực này với các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu chung:

Khảo sát thực trạng công tác quản lý đề tài/dự án nghiên cứu khoa học
cấp Bộ của ngành y tế. Phân tích thiết kế hệ thống UML để đưa ra mô hình
quản lý giám sát tiến độ của đề tài/dự án, đánh giá nghiệm thu kết quả, lưu
trữ và phổ biến kết quả nghiên cứu.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Khảo sát thực trạng công tác quản lý đề tài/dự án nghiên cứu khoa
học của ngành y tế
2.2. Phân tích thiết kế đưa ra mô hình tập hợp đề xuất, tổ chức xét
duyệt các đề tài/dự án
Đề xuất mô hình quản lý giám sát tiến độ triển khai đề tài/dự án sử
dụng phần mềm tin học.
Đề xuất mô hình đánh giá nghiệm thu kết quả, lưu trữ và phổ biến kết
quả nghiên cứu sử dụng phần mềm tin học.

5


Phần 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ Y
TẾ
1. Thực trạng công tác quản lý đề tài/dự án nghiên cứu khoa học
Tình hình xây dựng và triển khai nghiên cứu khoa học:
- Các đơn vị đã chủ động xây dựng các đề tài NCKH (67,9%). Tuy
nhiên, có tới 25,3% số đề tài không sử dụng mẫu đăng ký và quy trình xây
dựng, thẩm định đề tài.
- 43% số đề tài NCKH không được chấp nhận với những lý do đăng ký
chậm, thiếu tính khả thi và trùng với các đề tài khác.
- Yếu tố khó khăn trong xây dựng đề cương và đăng ký đề tài NCKH:
yếu tố thời gian, quy trình thẩm định phức tạp, khó và không tìm được
thông tin tham khảo.
- Thông tin dùng tham khảo trong các đề tài NCKH vẫn chủ yếu lấy ở

các dạng truyền thống như sách, tạp chí. Chưa có sự quan tâm tìm kiếm,
trao đổi thông tin trên các dạng hiện đại: thư viện điện tử, website, thư điện
tử,...
* Thực trạng quản lý và lưu trữ kết quả đề tài nghiên cứu
- Phần lớn cơ quan y tế đều có đơn vị, bộ phận quản lý các đề tài
NCKH (94,3%).
- 24,1% đơn vị chưa có hệ thống quản lý các đề tài NCKH và mức độ
quản lý các đề tài NCKH còn thiếu chặt chẽ (19,1%).

6


- Kết quả đề tài chủ yếu lưu trữ dưới dạng giấy (90,1%), phần mềm,
file dữ liệu (69,2%). Rất ít đơn vị có phần mềm quản lý các đề tài NCKH.
- Tỷ lệ cán bộ NCKH biết và nộp lưu trữ các báo cáo kết quả NCKH
đối với đề tài từ cấp bộ trở lên còn thấp.
- Tỷ lệ đơn vị có thư viện, tủ sách lưu trữ chiếm khá cao (86,6%), thư
viện điện tử chỉ chiếm 21,8%. Tỷ lệ các đơn vị không có trang Web chiếm
56,6%.
- Nguồn ngân sách cho hoạt động NCKH từ nhà nước là 84,6%, vốn tự
có và từ viện trợ chiếm khoảng 31%. Tỷ lệ giải ngân không đúng tiến độ
đối với các đề án/dự án chiếm tỷ lệ khá cao (27,0%).
2. Tập hợp đề xuất, tổ chức xét duyệt các đề tài/dự án:
+ Nhu cầu thẩm định thông tin trước khi thông qua đề tài rất cao
(92,8%);
+ Thông tin cần thiết khi xây dựng đề cương nghiên cứu: tiến bộ khoa
học trong lĩnh vực nghiên cứu (95,0%), những công trình đã nghiên cứu
(83,4%).
+ Quản lý kết quả của đề tài NCKH theo phân cấp (41,9%), tổ chức hệ
thống quản lý (37,0%), tập trung (20,3%).

+ Công cụ để quản lý các đề tài NCKH: thủ công và phần mềm máy
tính (53,3%); phần mềm máy tính (42,2%).
+ Cách thức quản lý đề tài NCKH: quản lý toàn bộ tiến trình (59,1%),
quản lý đầu vào và đầu ra (33,7%).
7


+ Quản lý kinh phí đề tài: đơn vị đề xuất kinh phí của đề tài NCKH
(58,6%), khoán kinh phí (39,7%). Cơ sở để khoán kinh phí: dựa vào khối
lượng công việc (53,4%), dựa vào sản phẩm cuối cùng (43,9%).
+ Xây dựng chế độ báo cáo dựa vào khối lượng công việc, thời gian và
tiến độ của đề tài (60,0%). Lưu trữ báo cáo kết quả đề tài bằng phần mềm
(37,2%).
3. Mô hình quản lý đề tài/dự án NCKH
a. Quản lý về mặt nhà nước
* Cơ quan quản lý: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế.
* Công cụ và phương thức quản lý
- Quản lý trực tuyến:
+ Quản lý các đề tài cấp Bộ
+ Quản lý bằng một phần mềm thống nhất
- Quản lý theo cách truyền thống: Trên giấy, trên đĩa CD nộp về Cục
Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế và Viện Công nghệ thông tin Thư viện Y học TW.
* Các khâu quản lý: Quản lý tất cả các khâu của đề tài/dự án, bao gồm:
+ Quản lý khâu đăng ký
+ Quản lý khâu xét duyệt
+ Quản lý khâu đấu thầu

8



+ Quản lý quá trình triển khai: Cập nhật thông tin về tiến độ, thời gian
và công việc đã hoàn thành.
+ Quản lý về kinh phí
+ Quản lý kết quả nghiên cứu: quản lý theo đề mục, theo tóm tắt, theo
toàn văn. Quản lý các đề tài/dự án từ khi phần mềm được triển khai ứng
dụng.
* Thủ tục hành chính: Đầy đủ các mục theo quy định, bao gồm: cơ
quan chủ quản, chủ nhiệm đề tài, đơn vị tư vấn, cơ quan triển khai đề tài,
các thành viên tham gia, cơ quan phối hợp triển khai.
b. Quản lý về mặt thông tin
* Các đề tài/dự án đã triển khai, bao gồm: đề tài cấp nhà nước, cấp bộ,
cấp ngành, cấp cơ sở.
* CSDL tham khảo khác: các đề tài, luận văn, bài báo, sách, tạp chí.
Các nội dung có liên quan tới công tác NCKH: biểu mẫu, văn bản, thông tư,
hướng dẫn, tài liệu tham khảo,...
c. Quản lý giành cho cơ sở
* Đối tượng quản lý
- Quản lý các đề tài có kinh phí do Bộ chủ quản cung cấp
- Quản lý các đề tài cấp ngành, các dự án, các nghiên cứu, điều tra, báo
cáo,... có nguồn kinh phí từ các bộ ngành, đơn vị khác hoặc kinh phí tài trợ
từ tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước.

9


* Công cụ và phương thức quản lý
- Quản lý bằng phần mềm
- Quản lý trên giấy, trên đĩa CD nộp về Vụ khoa học và Đào tạo - Bộ Y
tế và Viện Thông tin Thư viện Y học TW.
* Các khâu quản lý:

Cập nhật thông tin cơ bản về đề tài/dự án được triển khai ở cơ sở, bao
gồm: tên đề tài/dự án, cơ quan chủ quản, chủ nhiệm đề tài, đơn vị tư vấn, cơ
quan triển khai đề tài, các thành viên tham gia, cơ quan phối hợp triển khai,
kinh phí và thời gian tiến hành đề tài/dự án,....
4. Văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý đề tài nghiên cứu
khoa học
- Thông tư số 37/2010/TT-BYT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Y tế
Quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử
nghiệm cấp Bộ Y tế;
- Các văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ.

10


Phần 2. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
Sau khi đã khảo sát và phân tích yêu cầu của Cục Khoa học công
nghệ và đào tạo – Bộ Y tế /người sử dụng, chúng em đã tiến hành mô hình
hóa toàn bộ qui trình này, để có một góc nhìn trực quan và tổng quát đối với
qui trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học.
Các bước trong qui trình này có thể được thực hiện tuần tự hoặc bất
kỳ, tùy thuộc theo ngữ cảnh và yêu cầu của người sử dụng và trạng thái dữ
liệu của hệ thống.

11


1. Bước 1: Xác định nhiệm vụ nghiên cứu

12



- Các đơn vị đăng ký đề xuất đề bài theo mẫu của bộ. Căn cứ vào form
mẫu này. Bộ sẽ họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ cấp bộ và đồng thời
xem xét các đề xuất và lập ra danh sách đề tài ưu tiên. Từ đó hội đồng tư
vấn sẽ xây dựng đề bài rồi trình lãnh đạo bộ phê duyệt.
- Trước khi tuyển chọn thì sẽ có thông báo cho các đơn vị mà có đề
xuất được đưa vào danh sách tuyển chọn và yêu cầu viết đề cương.
2. Bước 2: Tuyển chọn đề tài

13


- Việc tuyển chọn đề tài có hai loại: một là đề tài theo nguồn ngân sách
nhà nước là tuyển chọn. Còn đối với đơn vị tự lo kinh phí là xét chọn.
- Các đơn vị nộp đề cương, bộ thành lập hội đồng tư vấn tuyển chọn,
thẩm định kinh phí.
- Khi đề tài được thông qua thì có các tài liệu sau:

14




Quyết định phê duyệt.



Nội dung của đề cương được phê duyệt.




Các tài liệu của hội đồng như là: biên bản nhận xét, biên bản chấm
điểm….

15


3. Bước 3: Quá trình thực hiện đề tài

16


Các đơn vị này sẽ phải có các báo cáo thường quy để giải trình các nội
dung về thực hiện đề tài và về kinh phí cấp cho đề tài qua các gia đoạn. Bộ
sẽ lập hội đồng xem xét các báo cáo và đồng thời lập hội đồng giám sát
thực địa. Nếu kết quả của hai hội đồng này là không đạt thì yêu cầu ngừng
triển khai đề tài, nếu đạt thì quá trình giám sát sẽ thực hiện định kỳ cho đến
khi kết thúc đề tài.
4. Bước 4: Nghiệm thu đề tài: sẽ được nghiệm thu ở 2 cấp

17


18


- Cấp thứ nhất là cấp cơ sở: đạt hay không đạt? nếu đạt thì gửi lên cấp
trên còn nếu không đạt thì cấp cơ sở phải thực hiện thế nào đó để giải quyết
tiếp, có thể là làm lại hoặc bổ sung.
- Khi lên cấp trên gồm có công văn của đơn vị gửi lên, có quyển báo

cáo chụp thêm các đề cương gửi cho các thành viên hội đồng gồm có các
báo cáo chính và tất cả các tài liệu kèm theo.
- Hội đồng nghiệm thu cấp bộ sẽ đánh giá phân loại theo ABCD. Nếu
từ C trở lên thì đạt còn nếu không tạm thời có thể lưu lại để cho việc tận
dụng những phần mà người ta đã đạt được.
- Và cuối cùng là đưa vào lưu trữ.
5. Thống kê báo cáo

19


1.

Thống kê theo năm.

2.

Thống kê theo nguồn kinh phí.

3.

Thống kê theo đơn vị chủ trì.

20


4.

Thống kê theo cấp quản lý.


- Đối với thống kê theo năm: Có những báo cáo như có bao nhiêu đề
tài đang triển khai? có bao nhiêu đề tài được nghiệm thu trong năm?
- Đối với thống kê theo nguồn kinh phí: Có nguồn kinh phí sự nghiệp
khoa học từ Bộ khoa học công nghệ. Trong Bộ y tế cũng có những chương
trình như là chương trình tiêm chủng mở rộng và những nguồn kinh phí
khác.
- Thống kê theo đơn vị chủ trì: có bao nhiêu đề tài nào và mỗi đề tài
đấy thì đã nghiệm thu hay đã được duyệt hay đang triển khai? kinh phí bao
nhiêu? theo loại nghiệm thu?.
- Thống kê theo cấp quản lý: các đề tài được phân loại theo từng cấp:
cơ sở, Bộ, Nhà nước.
5.

Thống kê theo chủ đề của đề tài.

21


Phần 3. THIẾT KẾ USE-CASE

Căn cứ vào các bước phân tích yêu cầu của Cục Khoa học công nghệ
và Đào tạo – Bộ Y tế/người sử dụng, các tài liệu mô hình qui trình quản lý
thực tại của hệ thống, tài liệu phân tích thiết kế chức năng của hệ thống,
chúng ta tiếp tục xây dựng tài liệu thiết kế use case này, nhằm mục đích mô
hình hóa các chức năng sẽ xây dựng trong hệ thống phần mềm Quản lý
khoa học công nghệ.
1

Use case Đề xuất nghiên cứu


1.1

Tên
Đề xuất nghiên cứu.

1.2

Mô tả
Use case này được dùng cho nghiên cứu viên đề xuất nghiên
cứu lên Hội đồng khoa học.

1.3
1.3.1

Luồng sự kiện
Luồng sự kiện chính
Cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu chọn chức năng này và điền
các thông tin vào biểu mẫu đăng ký đề xuất nghiên cứu. Khi
điền đủ nội dung thì gủi các thông tin này về máy chủ.

1.3.2

Luồng sự kiện khác
Không có.

22


1.4


Yêu cầu đặc biệt
Không có.

1.5

Điều kiện trước
Không có.

1.6

Điều kiện sau
Không có.

1.7

Điểm mở rộng
Không có.

2

Use case Chọn và ra đề bài

2.1

Tên
Chọn và ra đề bài.

2.2

Mô tả

Use case này được dùng cho người sử dụng có quyền quản lý,
tuyển chọn từ các đầu bài đề xuất lên, sau đó đưa ra danh sách
đề tài tuyển chọn nghiên cứu.

Luồng sự kiện
2.3.1 Luồng sự kiện chính
2.3

Khi truy cập vào vùng này, sẽ có danh sách đầu bài mà các
nghiên cứu viên đề xuất lên, đầu bài nào thỏa mãn sẽ được
chọn, đầu bài nào không thỏa mãn sẽ xóa đi.
2.3.2 Luồng sự kiện khác
Không có.

23


2.4

Yêu cầu đặc biệt
Không có.

2.5

Điều kiện trước
Không có.

2.6

Điều kiện sau

Không có.

2.7

Điểm mở rộng
Không có.

3

Use case Đăng ký đề tài

3.1

Tên
Đăng ký đề tài.

3.2

Mô tả
Use case này được dùng cho nghiên cứu viên đăng ký đề tài.

24


Luồng sự kiện
3.3.1 Luồng sự kiện chính
3.3

Khi truy cập vào vùng “Đăng ký đề tài”, sẽ có danh sách đầu
bài tuyển chọn của Hội đồng khoa học cấp Bộ. Bên dưới là các

biểu mẫu đăng ký, gửi đề cương.
3.3.2 Luồng sự kiện khác
Không có.
3.4

Yêu cầu đặc biệt
Không có.

3.5

Điều kiện trước
Không có.

3.6

Điều kiện sau
Không có.

3.7

Điểm mở rộng
Không có.

4

Use case Nghiệm thu đề tài

4.1

Tên

Nghiệm thu đề tài.

4.2

Mô tả
Use case này được dùng cho người sử dụng có quyền quản lý
đề tài để tuyển chọn đề tài đáp ứng các yêu cầu.

25


×