Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Ebook vietnam (dành cho du học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 43 trang )

Ngày này năm sau,
tôi du học

globaleducationfairs.net/vietnam


M ụ c Lụ c
n  Giới thiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
n  8 chữ sướng bên ngoài chữ S. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
n  Xách gì lên mà đi?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
12 tháng lập trình đường bay. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Bay về đâu? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
Học gì? Được gì?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
Học ngoại ngữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
Cao học, cao tới đâu?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
n  Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
7 hạt sạn trong thư xin học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Thần chú hóa giải “Why this school?”. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
Chọn mặt gửi vàng cho thư giới thiệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
10 điều nên biết về GRE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
IELTS hay TOEFL?.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
n  Du học = Du + học!. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
Tăng tốc học Tiếng Anh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
10 tuyệt chiêu tiết kiệm cho du học sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Du học sinh, đừng khóc!. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
Thực tập quốc tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
n  Du học sinh nói gì?. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Trải nghiệm du học của Alex. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
Sống xa nhà - Nico . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
Sống, học và yêu ở London - Amarat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38


BIên dịch và hiệu đính: Kew Phạm và cộng sự ()
Cảm ơn Global Education Fair Vietnam đã tài trợ xuất bản cuốn sách này
2


Giới thiệu

Bạn đang cân nhắc việc đi du học, nhưng chưa thể chắc chắn liệu quyết
định đầu tư này có thu về những thành quả xứng đáng với chi phí đắt
đỏ và thời gian mình bỏ ra? Nếu hỏi bất cứ ai đã từng đi du lịch, họ sẽ
không do dự cho bạn biết rằng đó là một trải làm nghiệm thay đổi cuộc
đời, giúp bạn trưởng thành hơn trong mọi mặt và sẽ là một trong những
khoảnh khắc đáng giá nhất của cuộc sống.
Trước khi bắt đầu chuyến đi ra khỏi đất nước hình chữ S này, bạn sẽ có
nhiều boăn khoăn và lo lắng, nhưng mình đảm bảo với bạn rằng tất cả
những mối lo âu này sẽ chẳng đáng là gì so với nhiều lợi ích và những kỷ
niệm tuyệt đẹp mà bạn sẽ góp nhặt được khi du học.

3


8 c h ữ s ướ ng b ê n ng oà i c h ữ S

Hãy xem du học có gì sướng nhé
1. Nhìn ra Thế Giới
Khi đi du học, bạn sẽ có cơ hội để nhìn ra thế giới. Bạn sẽ được trải nghiệm ở một đất nước hoàn
toàn mới, khám phá truyền thống và văn hóa tuyệt vời và độc đáo ở đấy. Ngoài ra, khi ở nước
ngoài, bạn sẽ không bị hạn chế đi du lịch chỉ trong quốc gia mà bạn đang theo học - mà bạn còn
có thể đến thăm các nước láng giềng! Ví dụ như, nếu bạn học ở Pháp, sẽ rất dễ dàng để du ngoạn
các thành phố ở châu Âu như London, Berlin, Barcelona và Rome.

2. Bước vào Nền Văn Hóa Mới
Sống ở một đất nước mới là một cơ hội tuyệt vời để được đắm mình trong một góc nhìn văn hóa
mới mẻ và khác biệt. Du học còn giúp bạn thưởng thức các món ăn mới lạ, các truyền thống và bầu
không khí của cộng đồng địa phương. Bạn sẽ nhận ra mình hiểu nhiều hơn và nhờ đó, trân trọng
hơn con người và lịch sử dân tộc. Bạn sẽ có cơ hội chứng kiến một cuộc sống hoàn toàn khác.
3. Học Tập
Các quan điểm và góc nhìn mới cũng sẽ xuất hiện trong quá trình học của bạn. Ở nước ngoài, bạn
có thể trải nghiệm nhiều phương pháp học khác nhau. Bạn sẽ có cơ hội để khám phá thế mạnh của
chính mình vốn chưa được bộc lộ khi còn ở quê nhà.
4. Cải thiện các kỹ năng ngoại ngữ
Cách tốt nhất để học hỏi, nâng cao và tinh lọc kiến thức của bạn về một ngoại ngữ nào đó là sống
ngay tại nước đó. Bằng cách sống trong một đất nước mà ở đó ngôn ngữ trở thành tiếng bản xứ,
bạn sẽ liên tục luyện nghe và nói ngoại ngữ trong nhiều hoàn cảnh tự nhiên.
4


A Guide to Study Abroad

8 Chữ sướng bên ngoài chữ s

5. Cơ Hội Nghề Nghiệp
Khi bạn hoàn thành chương trình học của mình ở nước ngoài và trở về nhà, bạn sẽ có một cái nhìn
mới về nền văn hóa, các kỹ năng ngôn ngữ, một nền tảng giáo dục tuyệt vời, và lòng ham học hỏi.
Khỏi phải nói, tất cả những yếu tố này thu hút các nhà tuyển dụng tương lai dường nào.
6. Kết bạn trên toàn thế giới
Một trong những lợi ích lớn nhất khi đi du học, đó là cơ hội để gặp gỡ những người bạn mới từ
các nền văn hóa khác nhau. Trong thời gian học ở nước ngoài, bạn sẽ được học và sống với những
người bản địa. Điều này giúp bạn có cơ hội để hiểu rõ và tạo những mối quan hệ lâu dài với mọi
người.
7. Phát Triển Bản Thân

Sống một mình ở nước ngoài sẽ là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt với bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng du
học thực sự giúp bạn xây dựng tính tự lập. Một lợi ích khác của việc du học là cơ hội để khám phá
chính bản thân mình trong khi tìm hiểu một nền văn hóa mới. Sống ở một xứ sở mới có thể là một
thử thách với bạn lúc đầu, nhưng nó giúp bạn rèn luyện khả năng để thích ứng với các tình huống
khác nhau khi cố gắng giải quyết vấn đề.
8. Trải Nghiệm Cuộc Sống
Nếu bạn đang có kế hoạch đi du học, đây có thể là cơ hội hiếm hoi trong cuộc đời mà bạn có để
đi du lịch trong một khoảng thời gian dài. Rồi cũng đến lúc bạn tìm thấy một công việc và bắt
đầu sự nghiệp của mình, lúc đó việc du học không thể thực hiện nữa. Trước khi bị ràng buộc bởi
những thứ này, hãy tận dụng cơ hội du học để đi du lịch thế giới và tìm hiểu về các nền văn hóa
mới. Du học là một trải nghiệm sống độc nhất, nó không giống như bất kỳ thứ gì khác bạn từng
có trong đời.

5


X ác h g ì l ê n m à đ i?

Cách lập kế hoạch du học thành công
Nếu trình độ ngoại ngữ của bạn khá tốt, thì toàn bộ quá trình nộp hồ sơ và chuẩn bị sẽ
mất khoảng mười hai tháng. Hãy xem lộ trình các bước bạn nên thực hiện theo từng
tháng như thế nào trước ngày cất cánh du học nhé!

12 tháng lập trình đường bay
Tháng 1
Điều đầu tiên bạn cần làm là bắt đầu tìm kiếm thông tin về các trường đại học/học viện và các
chương trình mà họ giảng dạy. Trước khi bắt đầu, bạn nên tự hỏi mình:
●● Tôi muốn theo đuổi khóa học loại nào?
●● Tôi muốn sống và học tập ở đâu?
●● Tôi muốn sống trong một thành phố lớn hay thị trấn nhỏ?

●● Bên cạnh việc học, còn có các mục tiêu nào khác mà tôi muốn có đạt được thông qua du học
(như khám phá Châu Âu chẳng hạn)?
●● Điều quan trọng nhất tôi muốn đạt được trong trải nghiệm này là gì (nâng cao khả năng
ngoại ngữ, hay có bằng cấp quốc tế, hoặc có được kinh nghiệm chuyên môn)?
Trong suốt giai đoạn này, bạn cũng nên xem xét:
●● Hệ thống giáo dục tại quốc gia bạn sẽ du học.
6


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

●● Trọng tâm của các chương trình đào tạo mà bạn quan tâm.
●● Các khóa học bắt buộc và tùy chọn.
●● Các giáo sư tham gia giảng dạy khóa học này.
●● Có phải viết luận án hay không
●● Hệ thống điểm số
Một khi bạn đã hoàn thành việc tìm hiểu các chương trình học mà bạn quan tâm và xác định khóa
học mình muốn đăng ký, bạn cần đảm bảo một sự hiểu biết rất rõ ràng về:
●● Các yêu cầu nộp hồ sơ
●● Quá trình nộp hồ sơ
●● Thời gian nộp hồ sơ và Ngày hết hạn nhận đơn.
●● Học phí
Tháng 2
Một trong những yêu cầu đối với nhiều chương trình (đặc biệt nếu chương trình được giảng dạy
bằng tiếng nước ngoài) là bạn phải hoàn thành một bài kiểm tra khả năng ngoại ngữ hoặc một bài
kiểm tra kiến thức đầu vào. Như vậy, tháng này là lúc bạn sẽ:
●● Đăng ký tham dự kỳ thi bắt buộc đối với chương trình học của bạn. Điều quan trọng là bạn
phải biết rõ lịch thi diễn ra tại thành phố mình, bởi vì các kì thi thường chỉ được tổ chức một

vài lần mỗi năm, và không ai muốn bỏ lỡ lịch thi này cả!
●● Bắt đầu học luyện thi: Các khóa học luyện thi rất hữu ích vì chúng giúp bạn làm quen với cách
thức làm bài kiểm tra.
●● Thi thử: Bạn có thể tìm thấy nhiều bài thi mẫu ngay ở các học viện luyện thi hoặc các nguồn
đề thi trực tuyến.
●● Nếu bạn cần phải thực hiện nhiều kỳ thi, thì lời khuyên hữu ích dành cho bạn là chỉ nên tập
trung vào một kỳ thi trong một lúc mà thôi.
Tháng 3
Ngay sau khi bạn đã thực hiện các bài kiểm tra ngoại ngữ/kiến thức, bạn có thể bắt đầu tập trung
vào việc đáp ứng những yêu cầu khác trong hồ sơ:
●● Bắt đầu nhờ các thầy cô/giáo sư của bạn viết thư giới thiệu. Thông thường, để nộp hồ sơ đăng
ký vào một khóa học nước ngoài, các trường đại học sẽ yêu cầu bạn nộp từ 2-3 thư giới thiệu
của các giáo sư mà bạn đã công tác trong suốt khóa học trước đây.
Tháng 4
●● Một khi bạn đã nhận được bảng điểm chính thức và các lá thư giới thiệu, bạn phải kiểm tra
xem có cần đưa thư đi dịch hay không. Nếu cần thiết, bạn phải dùng dịch vụ từ một trung
tâm dịch thuật chuyên nghiệp.
●● Hãy kiểm tra xem có bất kỳ trường nào mà bạn đăng ký yêu cầu bạn phải công chứng bảng
điểm và bằng tốt nghiệp hay không. Nếu vậy, hãy tìm hiểu cách thức công chứng các văn
bằng cần thiết ở các cơ quan chính phủ của đất nước bạn.
●● Tháng này cũng là lúc bạn viết bài luận cho hồ sơ đăng ký của mình. Hầu hết các trường đại
học sẽ yêu cầu bạn viết một bài luận mà trong đó bạn phải nhấn mạnh những lý do thuyết
phục trường tin bạn là ứng viên lý tưởng cho chương trình.
Tháng 5
●● Kiểm tra tất cả các tài liệu, giầy tờ trong hồ sơ đăng ký của bạn (định dạng tập tin, bảng điểm,
chứng chỉ, bằng tốt nghiệp, tiểu luận, thư giới thiệu, điểm thi, chứng minh tài chính)
7


A Guide to Study Abroad


Xách gì lên mà đi?

●● Tìm hiểu về các gói hỗ trợ tài chính và học bổng được cung cấp bởi các trường Đại học bạn
đang đăng ký, cũng như thời gian hạn nhận đơn.
●● Gửi hồ sơ của bạn đến trường.
Tháng 6
Một khi bạn đã gửi hồ sơ, đây là lúc bạn có thể bắt đầu phân tích về các vấn đề tài chính trong du học:
●● Lên một ngân sách thực tế, đủ để đảm bảo cho bạn có thể theo đuổi chương trình học mong
muốn, bao gồm: học phí, chi phí sinh hoạt, vé máy bay, chi phí chuẩn bị và chi phí đồ dùng
cá nhân.
●● So sánh giữa số tiền bạn đã tiết kiệm được, so với số tiền bạn cần.
●● Tìm kiếm các thông tin về học bổng và các nguồn hỗ trợ tài chính sẵn có. Quan trọng là bạn
cũng cần nhớ đến các yêu cầu cho việc nộp đơn và thời hạn đăng ký.
●● Liên lạc với các trường mà bạn đã nộp hồ sơ, để cập nhật tình hình xét duyệt hồ sơ của bạn.
THÁNG 7
●● Đây là tháng để bạn bắt đầu tìm kiếm trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của quốc
gia mà bạn chọn du học, tìm hiểu các yêu cầu xin cấp thị thực du học (các văn bản bắt buộc
từ trường đại học, khả năng kinh tế, khả năng ngoại ngữ, bảo hiểm y tế và các tài liệu khác)
●● Bạn cũng nên kiểm tra ngày hết hạn hộ chiếu của mình. Nếu nó gần hết hạn (trong vòng một
năm), bạn nên xin cấp hộ chiếu mới.
THÁNG 8
●● Một khi bạn đã được nhận vào khóa học, bạn có thể bắt đầu đăng ký các hỗ trợ tài chính từ
trường Đại học. Một số trường đại học cho phép bạn đăng ký xin học bổng ngay từ quá trình
nộp hồ sơ xin học, nhưng số khác lại chỉ cho phép các sinh viên sau khi có thư nhập học của
trường mới được xin hỗ trợ tài chính.
●● Hỏi trường về các lựa chọn và thời hạn chi trả học phí và lệ phí. Nếu bạn phải chuyển tiền ra
quốc tế, thì hãy tìm hiểu chi phí thực hiện giao dịch này tại ngân hàng của bạn.
●● Kiểm tra kỹ ngày hẹn xin visa của bạn.
●● Nghiên cứu loại bảo hiểm y tế áp dụng cho sinh viên tại quốc gia nơi bạn sắp theo học. Nếu

không có chính sách bảo hiểm cho sinh viên, thì đây là lúc để bạn tìm hiểu về phí mua bảo
hiểm và chọn mua dòng bảo hiểu thích hợp với nhu cầu cá nhân.
●● Hoàn thành việc kiểm tra tất cả các tài liệu cần thiết cho hồ sơ xin thị thực (visa) du học. Nếu
bạn phải dịch một số tài liệu, thì đây là thời điểm để hoàn thiện nhiệm vụ này (Hãy nhớ, luôn
luôn sử dụng dịch vụ của một dịch thuật viên chuyên nghiệp).
THÁNG 9
●● Nộp đơn xin thị thực du học của bạn tới Đại sứ quán/Lãnh sự quán của quốc gia bạn sẽ du học.
●● Bắt đầu tìm kiếm chỗ ở. Tham khảo giá tại ít nhất ba nơi khác nhau.
●● Bắt đầu làm quen với cộng đồng du học sinh. Hỏi thăm bạn bè và gia đình có biết ai đang
sống ở quốc gia mà bạn sắp du học. Khi đến nơi, những người quen này có thể giúp bạn gặp
gỡ thêm nhiều người khác, hoặc có thể cho bạn một nơi lưu trú tạm thời trong suốt thời gian
bạn ở nước ngoài.
THÁNG 10
●● Ngay sau khi bạn nhận được thị thực du học, hãy nhanh tay mua vé máy bay và tìm kiếm các
mức giảm giá cho sinh viên.
8


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

●● Quyết định nơi bạn sẽ lưu trú trong ít nhất một tháng đầu tiên ở nước ngoài. Kiểm tra các
khoản phí được bao gồm trong giá thuê phòng và chuẩn bị thanh toán.
●● Nộp tiền đặt cọc cho chỗ ở mới. Bạn phải đảm bảo là mình có thể tin tưởng được người nhận
tiền đặt cọc.
THÁNG 11
●● Hãy đi khám sức khỏe tổng quát, bao gồm cả nha khoa và thị lực của bạn.
●● Nếu bạn cần đến loại thuốc đặc biệt nào đó, hãy nhờ bác sĩ kê các đơn thuốc mà bạn sẽ dùng
ở nước ngoài.

●● Nếu bạn cần hoàn thành bất kỳ gói tiêm chủng đặc biệt nào, hãy tìm hiểu cách thực hiện nó
ở Việt Nam hay ở tại quốc gia bạn sắp đến.
THÁNG 12
●● Tìm hiểu tỷ giá hối đoái, và mua trước ngoại tệ mà bạn cần mang theo ra nước ngoài.
●● Hỏi ngân hàng của bạn về lệ phí rút tiền mặt ở nước ngoài, cũng như các chi phí cho việc sử
dụng thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card).
●● Đi thăm bạn bè và gia đình để chào tạm biệt.
●● Nghiên cứu về đất nước và nơi bạn sẽ sống. Tìm thông tin về văn hóa và truyền thống của họ,
các lễ hội quốc gia và danh thắng nổi tiếng.
●● Hủy bỏ hoặc ngưng các hợp đồng dịch vụ của bạn ở nhà (như internet, điện thoại di động,
đặt báo dài hạn)
THÁNG 13
Trước khi đi:
●● Đóng gói hành lý theo trọng lượng cho phép theo quy định của hãng hàng không, cũng như
loại bỏ các đồ vật bị cấm.
●● Hãy sao chép và scan các tài liệu quan trọng như hộ chiếu, visa của bạn, thư chấp nhận của
trường đại học, thẻ tín dụng, bảo hiểm sức khỏe và giấy chứng nhận chỗ ở của bạn. Hãy để
lại mỗi thứ một bản ở nhà của bạn và mang theo 2 bản (một bản để trong hành lý xách tay)
●● Thông báo cho ngân hàng của bạn là bạn sẽ sống ở nước ngoài để họ không chặn thẻ ghi nợ
hoặc thẻ tín dụng của bạn trong khi mua sắp ở nước ngoài.
●● Viết ra các địa chỉ và số điện thoại quan trọng như chỗ ở và trường đại học. Ngoài ra, mang
theo các số khẩn cấp, bản đồ của thành phố nơi bạn sẽ sống và tiền mặt để trả tiền xe khi
bạn đến sân bay.
Khi đến nơi:
●● Bạn nên cố gắng đến sớm một tuần trước khi nhập học để làm quen với thành phố mới.
●● Sử dụng thẻ sinh viên của bạn để được giảm giá.
●● Đăng ký với các cơ quan chính quyền (như cảnh sát và các trung tâm y tế)
●● Mở một tài khoản ngân hàng để giữ tiền của bạn an toàn.
●● Mua một chiếc điện thoại di động để giữ liên lạc với gia đình và bạn bè.
Xin chúc mừng, bạn đã bắt đầu đi du học rồi! Bây giờ là lúc để học tập và tận hưởng những trải

nghiệm tuyệt vời khi du học!
9


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

BAY VỀ ĐÂU?
Bây giờ bạn hiểu rõ du học là một sự đầu tư cho cuộc sống và sự nghiệp của chính mình,và bạn đã
biết qua tất cả các bước cần thiết chuẩn bị du học, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn đưa ra một số
quyết định và lời khuyên để thời gian du học của bạn được hoàn hảo nhất có thể.
Chắc hẳn bạn đã xem qua nhiều bảng xếp hạng các trường tốt nhất để đi du học. Bạn nên thay đổi
chiến lược này và chọn lựa thành phố trước tiên, danh sách dưới đây sẽ giúp bạn cân nhắc thêm.
Danh sách này dựa trên nghiên cứu “Các Thành Phố Lý tưởng nhất cho Sinh Viên” do Quacquarelli
Symonds (QS) đánh giá các tiêu chí như số trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới, chất lượng
cuộc sống, chi phí sinh hoạt, sự đa dạng của sinh viên và việc làm tại mỗi thành phố. Với tất cả
những yếu tố được kết hợp trong nghiên cứu này, bạn sẽ dễ dàng tìm ra ngôi trường tương lai phù
hợp cho mình hơn và đảm bảo sự thành công của chuyến du học này.
1. Paris

Thành phố này có tới 17 trường đại học xuất hiện trong bảng xếp hạng các trường đại học uy tín
của QS, và hai trong số đó nằm trong top 100 trường tốt nhất. «Kinh Đô Ánh Sáng” – Paris vẫn luôn
mến mộ bởi kho tàng di sản lịch sử của nó cùng các hoạt động văn hóa tại đây – không chỉ có gần
hai ngàn bảo tàng và di tích ở thủ đô nước Pháp - mà thành phố này còn là nhà của nhiều học viện
danh giá và các công ty trong lĩnh vực khoa học và kinh doanh. Tại đây, sinh viên được hưởng lợi
từ các lớp học quy mô nhỏ và chất lượng giảng dạy chuyên sâu, và học phí thấp cũng là một ưu
điểm lớn.
2. London
Tại một trong những thành phố quốc tế nổi tiếng nhất thế giới, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô


10


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

đơn vì ở đây có hơn 100.000 sinh viên quốc tế khác. Với 18 trường đại học nằm trong bảng xếp hạng
QS và 4 trường ở trong top 10 trường danh tiếng nhất, thành phố này sở hữu một trong những bộ
sưu tập tư liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới - Thư viện Anh (The British Library) – thư viện này
luôn thu hút nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh quốc tế. Khó khăn duy nhất ở thành phố trung tâm
tài chính và nghệ thuật này, có lẽ là học phí và giá thuê nhà đắt đỏ hơn so với các thành phố khác
ở châu Âu và Vương quốc Anh.
3. Singapore

Nó có thể chưa nổi tiếng như các thành phố trên, nhưng thành phố quốc đảo ở châu Á này được
xếp hạng là một trong những nơi thịnh vượng nhất và có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Vì thế
nên không quá ngạc nhiên khi biết hệ thống giáo dục tại đây đã tạo nên tiếng vang trong những
năm gần đây. Sinh viên tốt nghiệp tại đây thường được săn đón trong thị trường lao động quốc tế.
Singapore rất đông dân cư; sự đa dạng được thể hiện ở cả 4 ngôn ngữ được sử dụng chính thức tại
đây và những ảnh hưởng, giáo dục từ các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Với hai trường đại học
nằm trong top 50 trên thế giới, điều bất lợi duy nhất là Singapore có chi phí sinh hoạt cao.
4. Sydney

Thành phố đông dân nhất và được xếp hạng giáo dục tốt nhất nước Úc này, còn được đánh giá là
nơi có chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới. Sự tập hợp nhiều cộng đồng sinh viên quốc tế
và một loạt các trường đại học giúp cho thành tích nghiên cứu của sinh viên được công nhận trên
toàn thế giới. Sydney là trung tâm tài chính của nước Úc, với năm trường đại học có tên trong bảng
xếp hạng QS danh tiếng.

11


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

5. Zurich

Zurich là thành phố lớn nhất ở Thụy Sĩ, và còn là một trong những thành phố giàu có nhất hiện nay
ở châu Âu. Bạn đừng vội lo lắng khi biết điều này, vì Zurich vẫn luôn được vinh danh là một trong
những thành phố đáng sống nhất trên thế giới, không chỉ vì sự an toàn và tổ chức tốt của nó, mà
còn nhờ vào các chính sách thuế tương đối thấp tại đây. Vì vậy, thành phố này trở thành một điểm
đến hấp dẫn với sinh viên muốn tiết kiệm tiền học phí. Đối với một thành phố giàu sang như thế
này, nhược điểm nằm ở chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà cao. Zurich có hai học viện được QS xếp
hạng trong top 100 của thế giới.
6. Melbourne

Thành phố này được xếp hạng là thành phố «dễ sống» nhất trên thế giới, chủ yếu là nhờ vào sự ổn
định kinh tế, hệ thống y tế, các sự kiện văn hóa đa dạng và tất nhiên là nhờ cả chất lượng giáo dục
tốt. Giống như Sydney, Melbourne mang trong mình lối sống đặc trưng của nước Úc và được coi là
trung tâm văn hóa của đất nước. Thành phố được xếp hạng cao nhất về sự đa dạng trong cơ cấu
sinh viên, và nổi bật bởi các hoạt động tuyển dụng dành cho sinh viên. Melbourne chỉ trở nên kém
lý tưởng hơn đôi chút, khi sinh viên suy tính đến yếu tố học phí và các chi phí sống khác.
7. Hong Kong
Nằm trên bờ biển phía nam của Trung Quốc, thành phố đông dân cư này được xem như là nơi hội
tụ người Châu Á ở cả phía Đông và phía Tây. Là một đặc khu tài chính cao cấp, Hồng Kông mang lại
cơ hội nghề nghiệp lớn và kinh nghiệm làm việc trong bối cảnh toàn cầu. Với bốn trường đại học
được QS xếp hạng trong top 40, bất lợi của việc học tập tại Hồng Kông là giá thuê nhà cao. Các chi
phí còn lại thì không quá khó khăn.

12


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

8. Boston

Nơi đây là nhà của hầu hết các trường đại học hàng đầu trong bảng xếp hạng QS uy tín. Trong thực
tế, Boston tập hợp một số lượng lớn các trường đại học - một số trường luôn có thứ hạng trong
nhóm dẫn đầu ở các bảng xếp hạng giáo dục trong nhiều năm – thành phố này còn được thế giới
biết đến với các giá trị văn hóa và lịch sử của nó. Boston là trung tâm của nhiều cơ hội nghề nghiệp
tại Mỹ, nhưng nó đang bị mất điểm trong mắt sinh viên do chi phí sinh hoạt và học phí cao, mặc dù
một số trường đại học có hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
9. Montreal

13


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

Montreal là thành phố Canada đầu tiên được đưa lên bảng xếp hạng QS, và cũng nên lưu ý rằng
tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi ở đây với một cộng đồng lớn người nhập cư và sinh viên quốc tế.
Vì thế nó toát lên một sự đa dạng văn hóa lớn, giúp sinh viên tận hưởng nhiều lễ hội, các buổi hòa
nhạc và các sự kiện nghệ thuật khác diễn ra ở khắp mọi nơi. Mặc dù không thực sự là một thành
phố giá rẻ, nhưng Montreal vẫn rẻ hơn nhiều so với các thành phố khác được đề cập trong nghiên
cứu này.

10. Munich

Thủ đô của bia và cũng là thành phố lớn thứ ba của Đức, đứng trong top 10 Những Thành Phố Lý
Tưởng Nhất Cho Sinh Viên do QS công bố. Tại sao ư? Bởi vì, ngoài thực tế rằng Đức là một trong
những quốc gia không nói tiếng Anh hấp dẫn nhất cho sinh viên quốc tế, thành phố này chứa đựng
nhiều điểm thu hút mạnh mẽ hơn cả thứ hạng của các trường đại học, chẳng hạn như: chất lượng
cuộc sống cao, lối sống về đêm nổi tiếng, giá cả hợp lý và, dĩ nhiên, là cả một vị trí đặc biệt thuận
tiện.

Học gì? Được gì?
Bạn đã chọn được điểm đến cho mình chưa? Giờ là lúc
bạn nên quyết định mục đích của chuyến du học này
là gì. Nhiều người dành thời gian của họ ở nước ngoài
để học một ngoại ngữ mới. Du học là một sự đầu tư lớn
bởi vì nó cho bạn cơ hội để hoàn toàn đắm mình trong
một ngôn ngữ mới, mà không có cách học nào tốt hơn
thế.
Học ngoại ngữ
Ngôn ngữ mong muốn nhất của sinh viên đi du học là
tiếng Anh. Điều này là rất quan trọng vì tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giao dịch thương mại và
việc nói tiếng Anh gần như trở thành một điều kiện cần thiết cho những người đi làm. Nghiên cứu từ
khắp nơi trên thế giới cho thấy giao tiếp kinh doanh quốc tế chủ yếu được thực hiện bằng tiếng Anh.
Tiếng Anh còn là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong các cuộc hội họp xã hội. Tiếng Anh trở nên
thông dụng trên thế giới nhờ sự bành trướng của Vương quốc Anh trong thời kỳ thuộc địa. Người dân
14


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?


ở Australia, New Zealand, Canada, các nước châu Phi, Ấn Độ, và nhiều quốc đảo nhỏ nói được ngôn ngữ
này. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được thông qua tại Đức, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan. Nói
tiếng Anh giúp bạn mở mang tri thức và văn hóa từ nhiều nước.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thông thạo được tiếng Anh, bạn có thể muốn học một ngôn ngữ mới. Ở Mỹ, các
ngôn ngữ dưới đây được xem là “Ngôn Ngữ Quan Trọng”, vì không có nhiều chương trình học được
thiết kế để dạy ngoại ngữ này, nhưng thị trường lao động đòi hỏi kỹ năng này rất nhiều. Mặc dù chúng
có thể rất khác với tiếng mẹ đẻ của bạn, học những ngoại ngữ này vẫn là một thách thức rất đáng giá.
1. Tiếng Nga
có hơn 150 triệu người trên thế giới nói tiếng Nga. Những
người này chủ yếu sống ở Đông Âu, Trung Á và dĩ nhiên
là Nga nữa. Tiếng Nga thuộc dòng ngôn ngữ Xla-vơ, sử
dụng bảng chữ cái Cyrillic. Nó là một trong những 6 ngôn
ngữ chính thức ở Liên Hợp Quốc và là ngôn ngữ phổ biến
thứ 8 trên thế giới.
2. Tiếng Trung
đây là ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới với hơn một tỷ người sử dụng (gồm cả người bản
xứ và người nước ngoài biết tiếng Trung). Nó cũng là ngôn ngữ có nhiều biến thể nhất, thể tiếng
thông dụng nhất là tiếng Quan Thoại (Mandarin) - ngôn ngữ chính thức tại Trung Quốc. Do tầm quan
trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, nên việc thông thạo ngôn ngữ này sẽ cho bạn rất
nhiều cơ hội nghề nghiệp. Vì tiếng Trung không có bảng chữ cái, nên bạn phải tập làm quen và nhận
biết ký hiệu đại diện cho mỗi từ tượng hình.
3. Tiếng Ả Rập
Người học thường bắt đầu bằng học tiếng Ả Rập theo chuẩn Hiện
Đại (Modern Standard Arabic) và sau đó, họ phải chọn chuyên về một
phương ngữ (Vì tiếng Ả Rập ở mỗi vùng khách nhau nên có tới hơn 30
phương ngữ!), như tiếng Ai Cập hay tiếng Lebanon. Nó là ngôn ngữ được
nói nhiều thứ 5 trên thế giới. Tiếng Ả Rập Cổ (Classical Arabic) vẫn được
dùng trong nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là ở vùng Vịnh Ba Tư.

4. Tiếng Nhật
một số người tin rằng người ngoại quốc phải dành hơn hai năm học
tiếng Nhật mới có thể đọc một tờ báo địa phương, nhưng việc học ngôn ngữ này sẽ đảm bảo cho bạn
một công việc trong ngành dịch thuật, du lịch, kỹ thuật hoặc quan hệ quốc tế. Ngôn ngữ này chịu rất
nhiều ảnh hưởng của tiếng Trung, nghĩa là bạn có khi phải học một vài ký tự tiếng Trung để có thể hiểu
được ký hiệu tượng hình trong tiếng Nhật. Tiếng Nhật được hơn 100 triệu người ở nhiều nước khác
ngoài Nhật Bản sử dụng.
5. Tiếng Thụy Điển
Ngôn ngữ chính thức của Thụy Điển cũng được sử dụng ở Đan Mạch và
Phần Lan. Vì có nguồn gốc từ Đức, nên nó có nhiều điểm chung với tiếng
Anh và tiếng Đức – và bạn sẽ dễ dàng học tiếng Thụy Điển nếu đã biết
sẵn một trong hai thứ tiếng kia! Ngoài ra, Thụy Điển cũng nổi tiếng với
hệ thống y tế, các tiến bộ kỹ thuật và âm nhạc, nên thu hút nhiều sinh
viên từ khắp nơi trên thế giới. Có khoảng 8 triệu người nói tiếng Thụy
Điển trên toàn cầu.
15


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

6. Tiếng Hindi
Có hơn 260 triệu người nói ngôn ngữ này ở Nam Á, Châu
Phi, Úc, Canada, Mỹ và Anh. Đây là ngôn ngữ phổ biến thứ
4 trên thế giới, chỉ xếp sau tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha
và tiếng Trung. Nguồn gốc của ngôn ngữ này xuất phát
từ tiếng Phạn cổ (vẫn được sử dụng ngày nay trong các
nghi thức tôn giáo của Ấn Độ giáo, Phật giáo và đạo Jain).
Ấn Độ có một nền kinh tế mới nổi với tốc độ phát triển

mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành viễn thông và công
nghệ, nên có thêm ngôn ngữ này vào trong hồ sơ xin việc
của bạn sẽ tạo điểm nhấn quan trọng.
7. Tiếng Bengali: Có Nguồn gốc từ Bangladesh, đây là
ngôn ngữ chính thức thứ hai của Ấn Độ và được dùng bởi 200 triệu người trên toàn thế giới. Vì có
nguồn gốc Indo-Aryan nên tiếng Bangali giống với tiếng Anh hơn là các thứ tiếng khác ở các nước
Phương Đông. Nếu bạn ước mơ làm việc tại Nam Á trong một doanh nghiệp xã hội hay tổ chức
phi chính phủ, thì khả năng nói tiếng Bengali sẽ cực kì
hữu ích.
8. Tiếng Hàn: tiếng Hàn là một ngôn ngữ rất độc đáo
có bảng chữ cái riêng của nó được gọi là Hangul. Nó
được hơn 66 triệu người sử dụng và có nguồn gốc từ
Nam Hàn, nó cũng phổ biến ở Trung Quốc và Đông
Nga. Học tiếng Hàn mang đến bạn cơ hội tuyệt vời để
tìm hiểu thêm về nền văn hóa Hàn Quốc và rất nhiều cơ
hội nghề nghiệp trong các cơ quan Chính Phủ của Hàn
Quốc (ở Mỹ chẳng hạn)
9. Tiếng Tây Ban Nha: Tiếng Tây Ban Nha là một trong
3 ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, với
500 triệu người dùng, chỉ phổ biến sau tiếng Mandarin
của Trung Quốc và tiếng Anh. Có đến 25 quốc gia khác
nhau dùng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính
thức. Tiếng Tây Ban Nha đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong kinh doanh. Học tiếng Tây
Ban Nha sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn với các nhân viên hoặc đồng nghiệp nói tiếng Tây Ban Nha.
10. Tiếng Bồ Đào Nha: Khoảng 208 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha là
người bản xứ nên ngôn ngữ này được xếp hạng phổ biến thứ sáu trên thế
giới. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của không chỉ Bồ Đào Nha
và Brazil, mà còn ở Angola, Cape Verde, Guinea-Bissau, Macau (Trung Quốc),
Mozambique, São Tomé và Príncipe, Đông Timor, và Goa (Ấn Độ). Tiếng Bồ
Đào Nha cũng là một ngôn ngữ chính thức của Liên Minh Châu Âu. Học tiếng

Bồ Đào Nha giúp mở ra cơ hội ở một số quốc gia và thị trường việc làm (đặc
biệt ở Brazil là một nền kinh tế đang phát triển rất nhanh).
Cao học, cao tới đâu?
Nếu bạn đã thông thạo một ngoại ngữ, bạn có thể quyết định ra nước ngoài
để tiếp tục sự nghiệp học thuật nghiên cứu của mình. Nếu bạn đang học đại
học, bạn nên liên hệ với phòng quan hệ quốc tế của trường bạn, để tìm hiểu
về việc chuyển tiếp đến các trường đại học đối tác nước ngoài. Cách này sẽ
giúp bạn không làm trì hoãn ngày tốt nghiệp của mình.
Mặt khác, nếu bạn đã tốt nghiệp đại học, du học cao học có thể là hướng đi
tiếp theo. Nhưngbạn có biết khóa cao học nào phù hợp với bản thân? Các
16


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

khóa chuyên ngành, hoặc Thạc sĩ hay Tiến sĩ? Trước khi
bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sự nghiệp của mình ở
nước ngoài, hãy chắc chắn rằng bạn nhận thức đầy đủ
sự khác nhau giữa các loại bằng cấp.
Dưới đây là một số lời giải thích cho các chương trình
khác nhau, để giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho
sự nghiệp và mục tiêu học thuật:
1. POSTGRADUATE - SAU ĐẠI HỌC
Chứng Chỉ (Postgraduate Certificate) và Văn Bằng
(Postgraduate Diploma) Sau Đại Học là những chương
trình ngắn hạn hơn, so với các chương trình Thạc Sĩ,
nhưng có thể rất hữu ích nếu bạn không muốn tham
gia vào toàn bộ chương trình cao học, hoặc chỉ muốn

tập trung sâu vào một số học phần cụ thể mà thôi. Các khóa học này cũng tương đối rẻ hơn so với
bậc học Thạc Sĩ toàn thời gian.
Chứng Chỉ Sau Đại Học (Postgraduate Certificate - PgCert)
PgCert thường có ít môn học hơn so với PgDip, và thường dao động trong khoảng thời gian từ 3
đến 9 tháng. Nói chung, những khóa học này tạo cơ hội nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể, nhằm
đạt được các kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc. Không giống như một chương trình Thạc Sĩ, khóa
học này không yêu cầu bạn phải viết luận văn hoặc luận án.
Văn Bằng Sau Đại Học (Postgraduate Diploma - PgDip)
Thời lượng học PgDip rất khác nhau và tùy thuộc vào các ngành học, nhưng nó thường kéo dài
trong 1 năm. Sự khác biệt giữa chương trình học này và một chương trình Thạc sĩ là không có yêu
cầu nộp một luận văn hoặc luận án. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chuyển sang học Thạc sĩ trong khi
đang học chương trình này, bạn có thể học bổ sung thêm các môn và học phần khác, và viết một
luận án để hoàn thành toàn bộ chương trình Thạc sĩ.
2. THẠC SĨ
Học vị: Học vị cho người hoàn thành chương trình này
là Thạc Sĩ (Master) trong lĩnh vực họ nghiên cứu.
Thời lượng chương trình: Một tới hai năm (toàn thời
gian)
Các ngành Thạc Sĩ phổ biến nhất là MA - Thạc Sỹ Khoa
Học Xã Hội (đặc biệt là trong lĩnh vực như Nghệ thuật,
Nhân văn, Khoa học Xã hội và Tín ngưỡng Tôn giáo) và MSc -Thạc Sĩ Khoa Học Tự Nhiên cho ngành
khoa học thuần túy và ứng dụng.
Thạc Sỹ Khoa Học Xã Hội (MA), Thạc Sĩ Khoa Học Tự Nhiên (MSc), Thạc Sĩ Kỹ Thuật(MEng)
Ngoài các học vị MA (Thạc Sỹ Khoa Học Xã Hội), MSc (Thạc Sĩ Khoa Học Tự Nhiên) và MEng (Thạc Sĩ
Kỹ Thuật), còn có thêm một số học vị Thạc Sĩ khác nữa, như MArch (Thạc Sĩ Kiến Trúc), MEd (Thạc Sĩ
Giáo Dục), MMus (Thạc Sĩ Âm Nhạc) và MTh (Thạc Sĩ Thần Học).
Chương trình Thạc Sĩ bao gồm các cuộc hội thảo, các bài giảng, buổi hướng dẫn, các dự án, các kỳ
thi nói và viết, nghiên cứu, và làm luận án. Sự phân bổ các học phần thay đổi tùy thuộc vào từng
ngành nghiên cứu và trường đại học.
17



A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

Trong một số trường hợp học Thạc sĩ, bạn có thể bỏ qua luận án và nhận một PgDip - Văn Bằng Sau
Đại Học hoặc một PgCert - Chứng Chỉ Sau Đại Học; phương án này sẽ hữu ích trong trường hợp bạn
muốn chuyên về một lĩnh vực cụ thể và không có thời gian cho các dự án nghiên cứu.
Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA)
Một bằng MBA hay Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh được thiết kế cho những người đã có kinh nghiệm
làm việc trong lĩnh vực này. Khóa học tập trung kiến thức chuyên sâu, đỏi hỏi khắt khe và được thiết
kế để tạo ra các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công.
Thạc Sĩ Luật (LLM)
Thạc Sĩ Luật hoặc LLM thường là chương trình học toàn thời gian trong suốt một năm. Trong hầu
hết các trường hợp, bạn không nhất thiết phải có bằng cấp ngành luật để được nhận học và chương
trình này cũng không cung cấp một chứng chỉ hành nghề luật. Nếu bằng Cử nhân Luật cung cấp
một cái nhìn tổng quan về tất cả các kỹ năng cơ bản cần
thiết để trở thành một luật sư, thì LLM sẽ cho các ứng
viên có cơ hội để chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Thạc Sĩ Nghiên Cứu (MRes)
Thạc Sĩ Nghiên Cứu hoặc MRes được thiết kế đúng như
tên gọi của nó, tức là đào tạo ứng viên trở thành một
nhà nghiên cứu. Chương trình này yêu cầu làm nghiên
cứu nhiều hơn các chương trình MSc hoặc MA, nhưng
nó thường có các bài thuyết trình. MRes sẽ là một lợi thế
nếu bạn muốn theo đuổi bằng tiến sĩ (PhD) hoặc một sự nghiệp nghiên cứu xa hơn. Như đã nói, các
chương trình MRes đang trở nên phổ biến hơn và dễ nhận ra nó là các khóa học chủ yếu dựa vào
việc nghiên cứu.
Thạc Sĩ Triết Học (MPhil)

Tương tự như MRes, MPhil hay Thạc Sĩ Triết học chú trọng chỉ làm nghiên cứu và thường phát triển
lên bậc Tiến Sĩ. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu sinh đăng ký Thạc Sĩ Triết Học trong 12-18 tháng đầu
của việc nghiên cứu và phải viết một báo cáo vào cuối kì, để xin chuyển lên làm nghiên cứu sinh
Tiến sĩ. Ngoài việc giúp các trường đại học giảm tỷ lệ rớt ở bậc nghiên cứu Tiến sĩ, cách này còn là
cứu cánh cho sinh viên không có khả năng trang trải cho chi phí nghiên cứu, hoặc những ai nhận
thấy việc làm nghiên cứu Tiến Sĩ không phù hợp với họ. MPhil thường được nhà tuyển dụng coi
trọng tương đương như bất kỳ bằng Thạc sĩ các ngành khác, nhưng bản chất của nó là thuần về
nghiên cứu.
3. TIẾN SĨ
Tiến Sĩ Thực Hành (Professional Doctorate - PhD)
Học vị Tiến Sĩ Thực Hành (PhD) hoàn toàn tương đương với Tiến Sĩ Nghiên Cứu (PhD). Nếu một Tiến
Sĩ Nghiên Cứu được phong hàm dựa trên thành tích nghiên cứu học thuật, thì Tiến Sĩ Thực Hành
là những người học bán thời gian, kết hợp thực hành nghiên cứu ngay trong lúc hành nghề trên
thực tế. Tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ - đặc biệt như Tiến Sĩ Kỹ Thuật (PhDEng) – khóa học
này thường là toàn thời gian và nhắm vào sinh viên mới tốt nghiệp. Không giống như phần lớn các
dạng tiến sĩ khác, khóa Tiến sĩ Thực hành được hướng dẫn nghiên cứu rất nhiều trong suốt thời
gian học.
18


A Guide to Study Abroad

Xách gì lên mà đi?

Tiến Sĩ Thực Hành thường dành cho các chuyên viên trong các lĩnh vực như Giáo Dục (PhDEd),
Tâm Lý Học Lâm Sàng (PhDClinPsy), Kinh Doanh (PhDBA), Y khoa (PHDM), Điều Dưỡng và Y Tế
(PhDHealth), Công Tác Xã Hội (PhDSW) và Kỹ Thuật (PhDEng).
Tiến Sĩ Nghiên Cứu (Doctorate - PhD)
Tiến Sĩ Nghiên Cứu làm nhiều nghiên cứu sâu về một chủ đề lĩnh vực đã lựa chọn và thường về
những thách thức chuyên ngành rất phức tạp; dưới sự giám sát của một học giả có chuyên môn cao

về lĩnh vực đó trong nhiều năm. Mặc dù hầu hết các giáo sư đại học thường buộc phải có một bằng
Tiến Sĩ Nghiên Cứu, chương trình này vẫn được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp,
thương mại và quản lý nhà nước.
Học vị: Học vị của nghiên cứu sinh sau khi hoàn thành chương trình là Tiến Sĩ Nghiên Cứu (PhD)
Thời lượng chương trình: 3-4 năm (toàn thời gian) hoặc 5-6 năm (bán thời gian)
Chương trình kết thúc với một luận án 100.000 từ và thường có một bài thuyết trình.

19


H ồ s ơ: nh ặt r a , g ó i l ạ i , g ử i đ i !

Du học là giấc mơ của nhiều người, tuy nhiên bạn phải chắc rằng mình
đáp ứng đầy đủ tất cả điều kiện ban đầu để đảm bảo được nhập học.

7 hạt sạn trong thư xin học
Bạn đang chuẩn bị nộp đơn vào trường đại học, và giờ bạn rất hoang mang khi giới thiệu về bản
thân? Đừng hoảng sợ: viết một lá thư xin học (cover letter hoặc personal statement) thật ra khá dễ
dàng, nhưng vẫn có một số sai lầm phổ biến cần tránh, nếu bạn muốn tăng cơ hội được nhận vào
khóa học mơ ước.
1. Sao chép thư của một ai đó, hoặc dùng một lá thư duy nhất cho nhiều đơn
xin học khác nhau
Viện lý do không đủ thời gian để sáng tạo ý tưởng cho bức thư không thể là cái cớ để bạn sử dụng
thư của người khác, bởi vì chính điều này có thể phá hỏng toàn bộ hồ sơ xin học của bạn. Các
phòng ban tuyển sinh luôn có công nghệ để phát hiện sao chép, nên họ sẽ nhanh chóng chú ý và
loại thư của bạn ra.
Nếu bạn dùng cùng một lá thư xin học duy nhất, trong bộ hồ sơ gửi đến tất cả các trường và
chương trình - ngay cả khi bạn rất thận trọng sửa chữa lại nội dung cho phù hợp, thì vẫn có nguy
cơ rất cao bạn bị mất điểm và bị đánh giá là cẩu thả hoặc không coi trọng người nhận đơn. Bạn
chỉ cần tạo ra một danh sách gồm các ý chính bạn muốn nhắc tới trong tất cả lá thư xin học của

mình, và rồi, hãy sáng tạo và đa dạng hóa ý văn khi kết hợp chúng với các chi tiết phụ cụ thể khác.
2. Sử dụng tiếng lóng hay từ ngữ thông tục
Bạn cần luôn nhớ rằng: đây không phải là đơn xin việc tại một công ty tài chính, và cũng không
phải một cuộc thi giữa bạn và nhóm bạn bè. Nếu bạn chỉ nói về những thứ hiển nhiên và sáo rỗng
dễ bắt gặp trong các thư xin học của số đông ứng viên khác, bạn sẽ không còn cơ hội làm mình nổi
bật giữa đám đông. Tình hình còn tồi tệ hơn, nếu bạn sử dụng tiếng lóng hay ngôn ngữ quá thông
tục; hãy nghĩ mà xem: làm sao người đọc có thể đánh giá bạn nghiêm túc trong khi văn phong của
bạn rất không phù hợp? Như vậy, một lần nữa, bạn sẽ bị xem là một học sinh cẩu thả và không coi
trọng chương trình đó.
20


A Guide to Study Abroad

Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!

3. Quá trang trọng
Không dùng mỹ từ quá ít, và cũng không quá nhiều: ngôn từ tinh tế không nên bị áp đặt đến nhàm
cần chán. Giữ ý tứ câu trôi chảy và chỉ áp dụng những con chữ phản ánh đúng suy nghĩ của bạn.
Không sử dụng các thành ngữ phức tạp để thể hiện kỹ năng: chỉ cần bạn biết đa dạng hóa ngôn từ,
tránh lặp đi lặp lại các từ, và giữ giọng văn trò chuyện - tức là, cố gắng không biến đổi từ giọng điệu
trang trọng sang thân mật, ngay cả lúc bạn chuyển chủ đề. Hãy giữ trí tưởng tượng rằng bản thân
bạn đang trong bầu không khí thuận lợi của một cuộc phỏng vấn trực tiếp, nơi bạn có thể thoải mái
bày tỏ suy nghĩ của mình với một giọng điệu nhã nhặn và tự nhiên.
4. Nịnh hót, khoe khoang
Trở lại với ý trên, lạm dụng từ ngữ trang trọng có thể bị đánh giá là “khoe khoang”. Việc giới thiệu
bản thân, các kỹ năng và cách bạn có thể cống hiến cho ngôi trường là những điểm mấu chốt,
nhưng hãy luôn nhớ tránh xa tính kiêu ngạo: thay vào đó hãy trở nên khách quan, mô tả công việc
và thành tích học tập của bạn thật rõ ràng, hãy viết ra những kỹ năng cụ thể và cách bạn thành thục
những kỹ năng này qua các ví dụ riêng.

Mặt khác, việc ca ngợi ngôi trường đó quá mức sẽ trở nên vô vị, vì bản thân các học viện đó vốn đã
hiểu họ xuất sắc như thế nào và ra sao. Nếu bạn muốn nói về ngôi trường, hãy chú trọng đến các
thế mạnh cá nhân mà bạn sẽ đóng góp cho công tác giáo dục và nghiên cứu của trường nếu như
bạn được nhận học.
5. Thư quá dài
Dù nhà trường không có giới hạn về độ dài của thư, thì bạn cũng không nên cố gắng viết dài như
cả một cuốn tiểu thuyết. Bạn có hiểu cảm giác các cán bộ tuyển sinh khi xem thư xin học của bạn
giữa một biển các lá thư khác hay không? Họ có thể loại bạn ra ngay khi nhìn vào kích thước bức
thư. Điểm mấu chốt là chỉ nên viết những gì liên quan đến các câu hỏi trong chương trình học và
ngôi trường mà thôi. Bạn được phép đề cập về sở thích cá nhân hoặc những mối quan tâm đặc biệt
nếu chúng có đóng góp lớn cho con đường học tập của bạn, nhưng đừng quá lan man nhé. Hãy
nhớ đến quy tắc KISS trong tiếng Anh: Keep it Simple and Short (Hãy thật đơn giản và ngắn gọn,
nhưng cũng đừng quá ngắn!).
6. Trình bày thư cẩu thả và lộn xộn
Bất kì sai lầm nào trong đơn xin học cũng sẽ không bao
giờ được tha thứ. Ngày nay, bức thư xin học nào đều
cũng có thể được đánh máy, hoặc sao chép trực tiếp
vào mẫu đơn đăng ký. Với nhiều chương trình phần
mềm và công cụ chỉnh sửa có sẵn trong máy tính, bạn
có thể thoải mái viết đi viết lại, kiểm tra phông chữ,
điều chỉnh văn bản, sửa đoạn văn, làm nổi bật tiêu đề,
thêm ghi chú hoặc thậm chí dùng một mẫu thiết kế văn
bản khác lạ.
Ngoài ra, nhìn vào một khối văn bản dài dòng, không được phân ý chia đoạn, sẽ chẳng hấp dẫn
người đọc tí nào và cán bộ tuyển sinh cũng thấy ngán ngẩm. Vì thế hãy sắp xếp ý tứ khôn khéo,
nếu các kỹ năng sáng tạo là một phần trong lĩnh vực học của bạn và bạn thấy tự tin vào khả năng
cá nhân, thì hãy vận dụng kĩ năng này để sáng tạo nên một bức thư xin học thật khác biệt nhưng
vẫn rất rõ ràng của riêng bạn.
7. Không kiểm tra lại thư trước khi gửi
Cảm giác của phần lớn sinh viên là: bạn chỉ muốn viết cho xong, gửi thư đi và chờ đợi phản hồi từ

trường. Tuy nhiên, phản hồi có thể không mấy khả quan nếu bạn quên duyệt lại từng đoạn văn
trong thư trước khi gửi đi, bởi vì nhiều lỗi ngữ pháp có khả năng tiềm ẩn trong câu từ. Hãy chắc
21


A Guide to Study Abroad

Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!

chắn công cụ kiểm tra chính tả và rà soát lỗi hỗ trợ bạn hiệu quả. Hơn hết, hãy xem lại từng ý văn,
đảm bảo sự mạch lạc và dùng những ngôn từ diễn đạt rõ ràng thay cho những con chữ mơ hồ. Nếu
thư xin học được viết bằng ngoại ngữ, không phải tiếng mẹ đẻ của bạn và khiến bạn cảm thấy rất
không tự tin về các thuật ngữ được sử dụng trong thư, thì bạn nên nhờ một người bản xứ duyệt lại
nó giúp bạn.

Thần chú hóa giải “Why this school?”
Nếu bạn nộp đơn đi du học, chắc chắn bạn sẽ được hỏi
rằng tại sao bạn lại chọn trường này, mà không phải
các trường khác. Hãy ghi nhớ những hướng dẫn dưới
đây để gây ấn tượng với trường bằng một câu trả lời
xuất sắc và giúp bạn tiến gần hơn đến ước mơ được
học tập trong ngôi trường tốt nhất.
Bước đầu tiên: Chủ động tìm hiểu
Cập nhật thông tin từ ngôi trường mơ ước của bạn
bằng cách đăng ký nhận bản tin, xem các đoạn video,
đọc nhận xét từ các sinh viên khác và tìm kiếm tất cả thông tin có thể có được trên website của
trường. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi trường bạn đăng ký và có thể trả lời bất cứ câu hỏi
nào về việc tuyển sinh của trường. Nếu có cơ hội, bạn nên giữ liên lạc với những người có liên quan
đến trường và giới thiệu đôi dòng về cách họ ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường của
bạn.

Hiểu rõ các đặc điểm của trường
Ban tuyển sinh sẽ muốn tìm hiểu xem liệu bạn hiểu biết gì về tầm nhìn và sứ mệnh của trường.
Bạn nên nghĩ về lĩnh vực nghiên cứu, các khóa học, đội ngũ giảng viên, hoạt động ngoại khóa, cơ
hội thực hành chuyên môn và tôn chỉ đào tạo của trường, để từ đó trả lời được câu hỏi: trường này
thuộc loại nào?
Sử dụng trí tưởng tượng và ví dụ
Thử tưởng tượng bạn đang ở trong khuôn viên trường,
là một sinh viên tại đây, được học các môn mình chọn và
giữ một vị trí nhất định trong hội sinh viên của trường.
Hiện tại bạn có các hoạt động nào tương tự như vậy
không? Hãy viết về những thứ này: sử dụng nhiều ví dụ
từ kinh nghiệm sống của bản thân và chia sẻ những dự
định bạn muốn thực hiện khi sau này là sinh viên của
trường.
Tránh nói chung chung, hãy đi vào cụ thể
Không trường nào muốn được sinh viên lựa chọn, chỉ vì danh tiếng hay đội ngũ giáo viên được nổi
tiếng thế giới. Các trường còn muốn thấy ứng viên đặc biệt hứng thú với các cơ hội và tài nguyên
học tập của họ. Bạn nên tránh trả lời kiểu như “ngôi trường này là nguồn cảm hứng to lớn cho tôi”
hay “cơ sở vật chất tốt” – ai ai cũng nói được như vậy, mà bạn thì muốn mình phải thật khác biệt so
với số đông chứ?
Nghĩ về các phẩm chất chính của bản thân
Bây giờ, chắc bạn thắc mắc “Tại sao lại nghĩ về mình?”. Vì trường cũng muốn hiểu được họ quan
trọng với cá nhân bạn và tương lai sau này của bạn ra sao. Hãy cho họ biết các phẩm chất trong việc
học và tính cách của bạn sẽ phát triển hơn nhờ được học tập tại ngôi trường đó
22


A Guide to Study Abroad

Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!


Hãy thành thật
Đừng vờ như bạn biết tất cả về trường, hãy chỉ tập trung vào những gì thực sự quan trọng với bạn.
Hãy cư xử đúng mực và đừng dùng lời xu nịnh quá đáng, khiến bạn bị hiểu lầm là đang tang bốc
người khác. Nên nhớ rằng, ban tuyển sinh nhận được hàng trăm hồ sơ đăng ký mỗi ngày, cho nên
họ rất dễ nhận ra những điều “bịa đặt” đó.
Hãy xem mỗi trường như là mong muốn hàng đầu và duy nhất
Hãy viết đơn xin học với lòng nhiệt huyết, nhưng đừng tỏ ra quá khẩn thiết với bất kỳ trường nào:
hãy xem mỗi trường bạn đăng ký đều là lựa chọn hàng đầu đầu và duy nhất bạn muốn cho nghiệp
học của mình. Hãy thể hiện rằng quyết định này được cân nhắc kĩ càng và dựa trên sự tìm hiểu thấu
đáo, và vì thế bạn rất mong mỏi được học ở trường của họ. Quan trọng hơn cả là bạn đừng bao giờ
dùng cùng một thư xin học/cùng một lý do cho tất cả các trường/ hồ sơ đăng ký. Ban tuyển sinh
các trường dễ dàng nhận ra các “câu trả lời chung chung” và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hình
ảnh cá nhân của bạn.
Đi thẳng vào vấn đề và đừng lòng vòng
Đôi khi, một bài viết dài lại chỉ là sự lặp đi lặp lại của một vài ý tưởng do người viết không thực sự
biết mình nên viết gì và chỉ loanh quanh một vài ý, thay vì suy nghĩ một cách khách quan. Độ dài
thường khuyến cáo của câu trả lời nằm ở khoảng 150 từ, tuy nhiên một số trường cũng sẽ có các
quy định riêng về giới hạn từ.

Chọn mặt gửi vàng cho thư giới thiệu
Một trong các yêu cầu tuyển sinh là bạn sẽ cần đính
kèm các thư giới thiệu học thuật cho các chương trình
du học nước ngoài. Hãy nhớ rằng thư giới thiệu là một
trong các tài liệu quan trọng nhất đối với ban tuyển
sinh trong quá trình đưa ra quyết định của họ. Vì vậy,
nếu bạn không chắc mình nên viết gì trong thư giới
thiệu, thì hãy những gợi ý dưới đây sẽ là cứu cánh.
1. Thư giới thiệu là gì?
Thư giới thiệu là các tài liệu tham khảo bằng văn bản

được yêu cầu trong quá trình tuyển sinh ở chương trình
du học, cho dù đó là chương trình đại học hay cao học
thì các bức thư này sẽ phán ánh một phần về bạn tại
ngôi trường bạn đăng ký. Thư giới thiệu có thể là yếu
tố thành-bại quyết định trong hồ sơ đăng ký của bạn, vì đối với Ban tuyển sinh, đây là cách họ hiểu
hơn về bạn, về cả tính cách và các thành tích học tập và các khía cạnh khác liên quan đến quá trình
học tập trước đây của bạn nữa. Thư giới thiệu cũng rất hữu ích khi bạn muốn xin học bổng.
2. Nên có bao nhiêu thư giới thiệu?
Thường thì các trường quốc tế sẽ yêu cầu 2-3 thư giới thiệu. Mỗi thư giới thiệu nên là một cái
nhìn riêng lẻ và khác biệt so với nhau. Dù các bức thư có thể gồm một số thông tin giống nhau,
chẳng hạn như hoàn cảnh học tập của bạn, thì mỗi thư cần phải có sự độc đáo để toát lên quan
điểm của người giới thiệu về chuyên môn làm việc của bạn và cả dẫn chứng cho các kĩ năng đó.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng nếu bạn đăng ký vào nhiều khóa học cùng một lúc, bạn phải đảm bảo
rằng các thư giới thiệu này sẽ thể hiện các kỹ năng của bạn có liên quan đến các yêu cầu đầu vào
của khóa học.
23


A Guide to Study Abroad

Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!

3. Ai nên là người giới thiệu?
Đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất của thư giới thiệu. Chúng ta thường lầm tưởng rằng,
thư giới thiệu tốt nhất phải do những người có chức vụ cao viết, mà không cần biết họ có hiểu gì về
công việc hay quá trình học tập của cá nhân mình hay không. Nhưng sự thật là các trường quốc tế
không đánh giá cao loại thư này, cái họ muốn là thư giới thiệu học thuật từ quý thầy cô hay các nhà
chuyên môn trực tiếp làm việc với bạn, và nhờ vậy có thể giới thiệu về các công trình nghiên cứu
mà bạn đã cộng tác cùng họ, còn chức vụ của họ như thế nào không phải là thứ quan trọng nhất.
Do đó, người viết thư giới thiệu cho bạn có thể là người hướng dẫn bạn viết khóa luận, giáo viên

hướng dẫn bạn làm dự án nghiên cứu hay các công tác thực nghiệm khác. Trong vài trường hợp,
trường cũng cho phép thư giới thiệu được viết bởi đồng nghiệp hay sếp của bạn.
4. Nên viết gì trong thư?
Một điểm tối quan trọng nữa trong thư giới thiệu là nội dung thư. Ngoài việc giới thiệu rằng bạn là
sinh viên tốt với nhiều thành tích học tập xuất sắc, thư giới thiệu còn phải nêu được các phẩm chất
cá nhân và kỹ năng học tập của bạn, để chứng minh bạn là ứng cử viên sáng giá cho chương trình
mà bạn đang ứng tuyển. Thư phải được viết bằng một giọng văn tích cực và nhiệt thành, và cần có
một số thông tin cơ bản về bản thân người giới thiệu và
phải giải thích bối cảnh nghiên cứu mà bạn và người đó
từng công tác chung. Trở lại phần mô tả về bạn, người
giới thiệu cần chú trọng đến các phẩm chất cá nhân, kỹ
năng xã hội – trí tuệ, thói quen làm việc, và nhấn mạnh
sự chuẩn bị mà bạn đã thực hiện trong suốt 1 thời gian
dài để trở thành ứng cử viên xuất sắc của chương trình
tuyển sinh. Nhờ các yếu tố này, Ban tuyển sinh sẽ có cái
nhìn cụ thể về kiến thức, kinh nghiệm, tiềm năng của
bạn, những gì bạn có thể đóng góp cho chương trình
và nhà trường.
5. Thư nên dài bao nhiêu là đủ?
Thư quá ngắn sẽ không được Ban tuyển sinh đánh giá
cao. Như bạn đã biết, thư giới thiệu phải bao gồm các
thông tin có thể giúp ích được cho việc ứng tuyển của bạn và thể hiện rằng bạn đã trang bị thế
nào để nhận thử thách mới từ chương trình và giành lấy thành công trong tương lai. Vì vậy, thư giới
thiệu nên thật chi tiết và rõ ràng; người giới thiệu cho bạn cần đủ tự tin rằng họ hiểu rõ về bạn và
khả năng của bạn. Hãy nhớ rằng, dù nội dung thư quan trọng hơn rất nhiều so với độ dài bức thư,
thì thư giới thiệu tốt nhất nên có độ dài từ 1 trang rưỡi trở lên.
6. Thư nên được viết bằng ngôn ngữ nào?
Một trong những mối quan tâm của sinh viên quốc tế khi ứng tuyển vào các chương trình du học là
nên viết thư giới thiệu bằng ngôn ngữ nào. Điều quan trọng là phải tìm được giáo viên, giảng viên
nào biết rõ về bạn và có thể cung cấp nhiều thông tin về bạn và cụ thể nhất. Nếu người giới thiệu

cho bạn không thể viết thư bằng ngoại ngữ, thì bạn cũng đừng quá lo, hãy cứ nhờ họ viết bằng
tiếng mẹ đẻ và bạn sẽ đưa thư đến một dịch giả chuyên nghiệp để dịch lại. Hãy hiểu rằng việc bạn
tự viết thư giới thiệu cho chính mình là sai nguyên tắc, và trong quá trình tuyển sinh, nhiều trường
có thể liên hệ với người giới thiệu học thuật để xác thực thông tin. Tương tự, cũng không nên tự
dịch thư giới thiệu, mà hãy nhờ dịch giả làm việc này.
7. Nên nộp hồ sơ như thế nào?
Một khi đã quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển vào một chương trình du học, điều quan trọng là bạn
phải làm rõ với trường về việc trường có yêu cầu bạn nộp kèm thư giới thiệu trong hồ sơ hay không,
và nếu có thì nộp kèm bao nhiêu thư. Sau khi biết rõ điều này, hãy bắt đầu suy nghĩ để lựa chọn
24


A Guide to Study Abroad

Hồ sơ: nhặt ra, gói lại, gửi đi!

người giới thiệu thích hợp nhất với bạn. Khi đã lựa chọn
xong, hãy liên lạc với họ để nhờ viết thư. Hãy nói cho
những người giới thiệu về chương trình mà bạn đang
ứng tuyển và những gì bạn mong đợi. Tương tự, hãy
thảo luận với họ về những nghiên cứu bạn đã cộng tác
với họ, và tầm quan trọng của chúng đối với quá trình
ứng tuyển này. Dù bạn không nên yêu cầu chính xác về
những gì người giới thiệu phải viết trong thư, nhưng
hãy gợi ý cho họ các chủ đề mà bạn muốn họ nhấn
mạnh. Cần nhớ rằng quý thầy cô hay các chuyên gia là
những người cực kỳ bận rộn, vì vậy, nên nhờ họ sớm và cung cấp cho họ tất cả các thông tin có liên
quan, để giúp họ cảm thấy thuận lợi hơn trong việc viết thư giới thiệu cho bạn. Tất cả nỗ lực này sẽ
giúp bạn không quá căng thăng vào những phút cuối trước hạn nộp hồ sơ.


10 điều nên biết về GRE
GRE (Graduate Examination Exam) là một kỳ thi nhằm đánh giá khả năng của bạn trong lý luận
bằng ngôn ngữ, lý luận định lượng, và các kỹ năng của bạn trong suy nghĩ và viết luận phân tích.
Bài thi GRE Tổng Quát đánh giá các khả năng này qua các chủ đề chung và không liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào.
1. GRE là gì?
GRE (Graduate Examination Exam) là một kỳ thi nhằm đánh giá khả năng của bạn trong lý luận
bằng ngôn ngữ, lý luận định lượng, và các kỹ năng của bạn trong suy nghĩ và viết luận phân tích.
Bài thi GRE Tổng Quát đánh giá các khả năng này qua các chủ đề chung và không liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào. Thông thường, kỳ thi này là một yêu cầu bắt buộc để xin nhập học
vào các chương trình sau đại học tại Mỹ và các nước khác, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Anh. Với
kết quả đạt được trong kỳ thi, ban tuyển sinh của các trường nhìn nhận rõ hơn về cách suy luận của
một ứng cử viên và cách phản biện về các chủ đề khoa học, và có sự đánh giá tốt hơn về khả năng
ứng viên này có thể thành công trong môi trường cao học đầy cạnh trạnh.
2. Phân loại kỳ thi GRE
Hiện nay có hai loại GRE. Kỳ thi GRE trên máy tính và GRE trên giấy. Kỳ thi GRE trên máy tính có thể
thực hiện được ở hầu hết các quốc gia. Vì vậy, bạn chỉ được phép làm bài thi GRE trên giấy, nếu bạn
sống trong một đất nước không có đủ nguồn lực công nghệ để tham gia kỳ thi thông qua máy tính.
Bên cạnh bài thi GRE tổng quá, các ứng viên có thể tham dự kỳ thi GRE chuyên ngành tập trung vào
các lĩnh vực cụ thể. Chỉ lĩnh vực sau đây mới có bài thi trên giấy:
●● Hóa sinh và Phân tử và Sinh học tế bào
●● Sinh học
●● Hóa học
●● Văn học Anh
●● Toán học
●● Vật lý
●● Tâm lý
3. Cấu trúc bài thi GRE
Bài thi GRE gồm ba phần chính. Phần đầu tiên của bài thi là Lý Luận Phân Tích (Analytical Writing).
Mục đích chính là để đánh giá khả năng của bạn trong việc phân tích và hỗ trợ ý tưởng phức tạp,

xây dựng và đánh giá các luận cứ, và duy trì bài thảo luận tập trung và mạch lạc về một vấn đề
25


×