Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xác định hiệu quả của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo vào khẩu phần của gà thịt giống lượng phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- ---------

NGUYỄN VĂN LỰC

XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÁCH THỨC
BỔ SUNG BỘT CỎ STYLO VÀO KHẨU PHẦN
GÀ THỊT GIỐNG LƯƠNG PHƯỢNG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TỪ QUANG HIỂN

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của NCS Từ Quang Trung,
chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã được sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chưa được bất kỳ tác giả nào
công bố trước đó. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Lực



ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào
tạo sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Trại Giống gia
cầm Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên; Viện Chăn nuôi Quốc gia; Viện Khoa học
sự sống, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên cùng các em sinh viên
Khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn khoa học, GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và gửi tới thầy lời chúc tốt đẹp nhất.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí
Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội - nơi tôi
đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và công việc để tôi hoàn thành tốt
chương trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong
Hội đồng chấm luận văn Trường Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành
và lời chúc sức khỏe, thành đạt.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Lực


iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Giới thiệu về cây cỏ Stylo ....................................................................................3
1.1.1. Tên, nguồn gốc phân bổ của cỏ Stylo ...........................................................3
1.1.2. Năng suất chất xanh ......................................................................................4
1.1.3.Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylo ...............................6
1.2. Sắc tố trong thực vật, tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi.................................9
1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố ............................................................................9
1.2.2. Sắc tố trong thực vật .....................................................................................9
1.2.3. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi ...................................................................11
1.2.4. Ảnh hưởng của sắc tố đối với vật nuôi .......................................................12
1.3. Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein trong thức ăn đối với gia cầm .14
1.3.1. Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong thức ăn đối với gia cầm ...........14
1.3.2. Ảnh hưởng của protein trong thức ăn đối với gia cầm ...............................17
1.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ năng lượng / protein đến đến sinh trưởng của gia cầm .... 18
1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt và tiêu tốn thức ăn
của gia cầm. ...............................................................................................................20
1.4.1. Khả năng sinh trưởng..................................................................................20
1.4.2. Khả năng cho thịt ........................................................................................21
1.4.3. Tiêu tốn thức ăn ..........................................................................................24
1.5. Nguồn gốc và vài nét về giống gà Lương Phượng ............................................25
1.6. Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trong chăn nuôi tại Việt Nam và
trên thế giới. ..............................................................................................................26



iv

1.6.1. Nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trên thế giới ...........................................26
1.6.2. Nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trong nước .............................................27
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................29
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.3.1. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................29
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................33
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..............................................................33
2.3.4. Xử lý số liệu ................................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................37
3.1. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến khả năng sinh trưởng
của gà.........................................................................................................................37
3.1.1. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến tỷ lệ nuôi sống ....37
3.1.2. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến sinh trưởng tích lũy
của gà ....................................................................................................................38
3.1.3. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến Sinh trưởng tuyệt
đối của gà qua các giai đoạn .................................................................................41
3.1.4. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến sinh trưởng tương
đối của gà qua các giai đoạn. ................................................................................44
3.2. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến thu nhận và chuyển hóa thức ăn46
3.2.1. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến khả năng thu nhận thức
ăn của gà quan các giai đoạn ................................................................................46
3.2.2. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến mức độ tiêu tốn thức ăn
cho 1kg tăng khối lượng của gà. ...........................................................................48
3.2.3. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến mức độ tiêu tốn năng

lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) cho 1 kg tăng khối lượng của gà. ........51
3.3. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến năng suất và chất lượng thịt gà. ... 55
3.3.1. Khả năng cho thịt của gà. ...........................................................................55
3.3.2. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của thịt gà. .......................................................56


v

3.4. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ đến hiệu quả kinh tế kỹ thuật của đàn gà. . 60
3.4.1. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) Chỉ số kinh tế EN (Economic
Number) của đàn gà . ............................................................................................60
3.4.2. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc bổ sung bột cỏ stylo vào khẩu phần
thịt gà ....................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

AA/ME

: Tỷ lệ axit amin trên năng lượng trao đổi

Cs

: Cộng sự


CP

: Protein thô

ĐC

: Đối chứng

KL

: Khối lượng

KLTB

: Khối lượng trung bình

KPCS

: Khẩu phần cơ sở

KPTN

: Khẩu phần thí nghiệm

ME

: Năng lượng trao đổi

ME/P


: Tỷ lệ năng lượng trao đổi trên protein

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTA

: Tiêu tốn thức ăn

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

VCK

: Vật chất khô


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Thành phần một số axit amin của cỏ Stylo CIAT 184 (g/kg) .......... 8
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 31
Bảng 2.2. Công thức và giá trị dinh dưỡng của KPCS và KPTN1 ................. 32

Bảng 2.3. Công thức và giá trị dinh dưỡng KPTN2 ....................................... 33
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của các lô gà qua các giai đoạn (%) ..................... 37
Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của các lô gà qua các giai đoạn (g/con)......... 39
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn (g/con/ngày) ..... 41
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà TN qua các giai đoạn (%) ............... 44
Bảng 3.5. Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ... 46
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà (kg/kg) ............ 49
Bảng 3.7. Tiêu tốn ME cho 1 kg tăng khối lượng (kcal) ................................ 52
Bảng 3.8. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng (g) ............................... 54
Bảng 3. 9. Khả năng cho thịt của các lô thí nghiệm ....................................... 55
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của thịt ngực ..................................... 57
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của thịt đùi và hàm lượng Caroteniod
trong gan .......................................................................................................... 58
Bảng 3.12. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của các lô gà ............ 60
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc bổ sung bột cỏ stylo vào khẩu
phần thịt gà ...................................................................................................... 62


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng
tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào
tạo sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Trại Giống gia
cầm Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên; Viện Chăn nuôi Quốc gia; Viện Khoa học
sự sống, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên cùng các em sinh viên
Khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của

thầy giáo hướng dẫn khoa học, GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và gửi tới thầy lời chúc tốt đẹp nhất.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí
Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội - nơi tôi
đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và công việc để tôi hoàn thành tốt
chương trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong
Hội đồng chấm luận văn Trường Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành
và lời chúc sức khỏe, thành đạt.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Lực


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sử dụng bột lá trong chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cách
thức bổ sung bột lá vào khẩu phần còn ít được nghiên cứu.
Bột lá thường có năng lượng trao đổi (ME) thấp hơn so với tiêu chuẩn
ME trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt. Ví dụ: Tiêu chuẩn ME/1 kg thức ăn
hỗn hợp của gà thịt lông màu khoảng từ 3000 - 3100 kcal/kg. Trong khi đó,
năng lượng trao đổi của bột lá chỉ có khoảng từ 1600 - 2200 kcal/kg. Tiêu
chuẩn protein thô trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt lông màu khoảng từ 19 21%, còn tỷ lệ protein trong bột lá có thể cao hơn (22 - 29%), cũng có thể
thấp hơn (16 - 20%). Vì vậy, bổ sung bột lá vào khẩu phần theo các cách khác
nhau thì khẩu phần sẽ có giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein khác

nhau. Thông thường có hai cách phối hợp bột lá vào khẩu phần như sau:
Cách thứ nhất: Xây dựng công thức thức ăn, trong đó bột lá là một
trong các thành phần nguyên liệu; công thức thức ăn này bảo đảm khẩu phần
có chứa năng lượng trao đổi và tỷ lệ protein đúng theo tiêu chuẩn. Cách này
tuy bảo đảm được dinh dưỡng cho gà nhưng lại bất cập trong điều kiện sản
xuất nông hộ. Mặt khác, việc dùng dầu thực vật để bù đắp năng lượng cho bột
lá sẽ làm cho giá thành thức ăn tăng lên.
Cách thứ hai: Thay thế một phần thức ăn hỗn hợp (khẩu phần cơ sở)
bằng bột lá với khối lượng tương ứng. Trong trường hợp này, khẩu phần mới
thường có ME thấp hơn khẩu phần cơ sở, còn tỷ lệ protein có thể cao hơn
hoặc thấp hơn.
Thay thế một phần thức ăn hỗn hợp (khẩu phần cơ sở) bằng bột lá thì
năng suất của gà thịt có thể chỉ ngang bằng so với gà được ăn KPCS. Tuy
nhiên, cách phối hợp này sát với thực tiễn sản xuất và nó mang lại các lợi ích
sau: i) Đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng trong điều kiện nông hộ, ii) Vẫn làm tăng


2

độ đậm màu của da và thịt gà, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hiện
nay, iii) Do không phải bổ sung dầu thực vật để bù đắp sự thiếu hụt năng
lượng của bột lá nên giá thành thức ăn hỗn hợp thấp hơn so với thức ăn ở cách
bổ sung thứ nhất.
Để làm rõ các vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định
hiệu quả của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo vào khẩu phần của gà thịt
giống Lượng Phượng”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định được hiệu quả của hai cách bổ sung bột cỏ stylo vào khẩu
phần đối với gà thịt, từ kết quả thu được, khuyến cáo cách bổ sung bột cỏ
stylo thích hợp vào khẩu phần của gà thịt.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ bổ sung thêm kiến thức về sử dụng bột cỏ stylo trong chăn
nuôi gà. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho giảng viên, sinh viên,
cán bộ nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu các đề tài tương tự.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tạo cơ sở để đưa ra khuyến cáo cho người chăn nuôi gà thịt nên bổ
sung bột cỏ Stylo theo cách nào là phù hợp nhất, cách nào cho hiệu quả chăn
nuôi cao nhất.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây cỏ Stylo
1.1.1. Tên, nguồn gốc phân bổ của cỏ Stylo
* Tên gọi
Stylo là cây cỏ thuộc Bộ Đậu (Fabales), họ đậu (Fabaceae), thuộc phân
họ Faboideae, chi Stylosanthes và được APGII (2003) [42] phân loại như sau:
Giới (regnum):

Plantae

(không phân hạng)

Angiospermae

(không phân hạng):


Eudicots

(không phân hạng)

Rosids

Bộ (ordo):

Fabales

Họ (familia):

Fabaceae

Phân họ (subfamilia):

Faboideae

Tông (tribus):

Aeschynomeneae

Chi (genus):

Stylosanthes Sw.

Stylosanthes đến nay là cây thức ăn thô xanh họ đậu nhiệt đới thành
công nhất trên toàn thế giới. Stylosanthes có ý nghĩa trong hệ thống sản xuất
nông nghiệp và môi trường (Cameron và cs, 2004) [51].

Bốn loài Stylosanthes là S. Scabra (cây lâu năm), S. Hamata (cây hàng
năm), S. Humilis (cây hàng năm) và S. Guianensis (cây lâu năm) được sử dụng
rộng rãi làm thức ăn gia súc ở các vùng nhiệt đới (Kazan và cs, 1993) [67].
Trong chi Stylosanthes có Stylo CIAT 184 là loài đậu lưu niên ngắn,


4

được chọn tạo từ Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT). Chúng
mọc thành bụi nhỏ với vài cành hóa gỗ, có tiềm năng năng suất chất xanh và
hàm lượng protein cao. Stylo CIAT 184 thích nghi rộng với các loại đất và khí
hậu, mọc tốt trên đất cằn cỗi, axit nhưng sẽ không mọc trên đất quá kiềm (pH
> 8). Stylo CIAT 184 có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh nấm cổ rễ ở
Đông Nam Á. Một đặc điểm nổi bật của Stylo CIAT 184 là có ít lông và mềm
hơn so với các loài Stylosanthes trước đây. Cỏ là thức ăn bổ sung tốt cho hầu
hết động vật, bao gồm gia cầm, lợn và cá (Guptan và Singh, 1983) [61].
Ngoài ra, nó còn có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn và ngăn chặn cỏ dại
một cách hiệu quả (Horne và Stür, 1999) [65].
* Nguồn gốc
Là một loại cỏ thuộc bộ đậu, có nguồn gốc từ Châu Mĩ La Tinh. Cỏ
được trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawaii, và một số nước Châu Phi như:
Kenya, Uganda, Nigieria. Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ,
từ Brasil nhập vào Australia năm 1930. Đây là loại cây được sử dụng làm
thức ăn cho gia súc được phát triển đáng kể ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
đã được nhập vào nhiều nước như: Malaysia, Công Gô, Nam Trung Quốc. Ở
Việt Nam cây cỏ stylo nhập vào lần đầu vào năm 1967 từ Singapore,
Australia.
1.1.2. Năng suất chất xanh
Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên một
đơn vị diện tích. Những điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố khác ảnh hưởng

đến chất lượng của cỏ như khí hậu, vị trí địa lí, điều kiện phân bón…
Trong điều kiện nhiệt đới, môi trường đất là yếu tố quyết định năng
suất và chất lượng cỏ. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng,
do đó nó ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát triển của các
hệ vi sinh vật có trong đất và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Ở Việt Nam, Stylosanthes cũng được nghiên cứu từ những năm trước


5

đây. Từ các nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào vùng chăn nuôi, vào mức
phân bón và nước tưới, đất đai... khác nhau Stylosanthes sẽ cho năng suất
khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Ngoạn (2007) [21], Sản lượng
chất xanh của cỏ Stylo đạt từ 25 - 60 tấn/ha/năm (5 - 14,5 tấn chất
khô/ha/năm), Stylo là nguồn thức ăn bổ sung rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ,
đặc biệt là có khả năng chế biến thành bột cỏ để bổ sung cho các loài khác
như gia cầm; Tại Đắk Lắk, năng suất chất xanh của cỏ stylo CIAT 184 đạt
12,34 tấn/ha/lứa; cho năng suất 3,08 VCK/ha/lứa (tương ứng với 21,56
tấn/ha/năm) cao hơn so với trồng ở các vùng sinh thái khác của Việt Nam (Lê
Hòa và cs (2009) [7]).
Lượng phân bón cung cấp cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân
bón khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, quá trình
trao đổi chất của cây trồng. Từ đó dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản
lượng, thành phần dinh dưỡng. Theo Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [26], cho
biết Stylosanthes CIAT 184 trồng tại Nghĩa Đàn đạt sản lượng thức ăn xanh từ
52,5 đến 65,2 tấn/ha ở 2 mức phân bón hóa học và 3 mức phân hữu cơ khác
nhau. Cùng nghiên cứu này trên cỏ Stylo Plus, Hoàng Văn Tạo và cs (2010)
[26] cho biết năng suất chất xanh đạt từ 49,70 đến 62,00 tấn/ha; năng suất
chất khô đạt từ 11,70 đến 14,92 tấn/ha; năng suất protein từ 1,99 đến 2,53

tấn/ha ở 2 mức phân bón hóa học và 3 mức phân hữu cơ khác nhau.
Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay
cả ở vùng đất đồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất
lượng cao cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống
xói mòn.
Năng suất xanh đạt 40-50 tấn/ha/năm. Năng suất chất xanh của cỏ
Stylo đạt từ 25 - 60 tấn/ha (5 - 14,5 tấn chất khô/ha/năm). Hàm lượng các chất
dinh dưỡng: vật chất khô 23 - 24%, đạm thô 17 - 18%, xơ thô 28 - 31%,
khoáng tổng số 8 - 10%, lipit 1,55%. Với thành phần dinh dưỡng như vậy cây
Stylo là nguồn thức ăn bổ sung protein rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ, đặc


6

biệt là có khả năng chế biến thành bột cỏ. Cỏ Stylo (Stylosanthes
hamata): trồng một lần có thể thu hoạch 4 - 5 năm. Năng suất có thể đạt 90 100 tấn/ha/năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt (Lê Đức Ngoan và cs,
2006) [20].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs (2008) [19] cho biết cỏ
Stylo Plus cho năng suất VCK từ 13,6 đến 19,2 tấn/ha/năm, cao hơn năng suất
của giống Stylo.Cook (12,5 tấn VCK/ha/năm) trong nghiên cứu của Trương
Tấn Khanh (1999) [12], tương đương với giống cỏ Stylo.Cook trồng trên đất
xám Bình Dương của Lê Hà Châu (1999) [1].
Các giống Stylosanthes khác nhau cũng được nghiên cứu ở Thái Lan.
Satjipanon và cs (1995) [86], Hare và cs (2007) [62] cho biết: Stylo CIAT 184
cho năng suất 12 - 17 tấn VCK/ha/năm. Stylo Ubon và Stylo CIAT 184 sản
xuất 13; 18 và 17 tấn VCK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, thứ hai và
năm thứ ba. Trong khi đó Stylo Seca có khả năng sản xuất thấp hơn trong 3
loài Stylosanthes lâu năm, nó đạt 4,7; 10,6 và 6,7 tấn VCK/ha/năm, tương ứng
cho năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
1.1.3.Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylo

1.1.3.1. Thành phần hóa học của cỏ Stylo
* Protein:
Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa, tương
đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.
Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009) [7] cây đậu stylo có năng suất
không cao như một số giống hòa thảo, nhưng có giá trị dinh dưỡng cao, tỉ lệ
protein thô đạt 16,86%, tỉ lệ sử dụng cỏ stylo cũng tương đối cao (87,6%).
Theo Nguyễn Thị Mùi và cs (2008) [19]: trên cả 3 vùng nghiên cứu (Thái
Nguyên, Ba Vì, Lâm Đồng) hàm lượng protein bình quân ở cỏ stylo Plus đạt
17%. Theo Đặng Thuý Nhung (2008) [23] cho biết: Hàm lượng protein của
thân lá cỏ Stylo khô là 16,3%.


7

Stylo CIAT 184 trồng tại Thái Lan có chứa protein thô 17,1%
(Kiyothong và cs, 2004a) [68]. Còn ở Lào cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40 - 45
ngày có 20,2% VCK, protein thô tính theo VCK là 19% (Phengsanvanh,
2003) [83]). Theo Chanphone Keoboualapheth và cs (2003) [53], Stylo CIAT
184 có 22,3% VCK, protein thô 19,3%. Hàm lượng VCK đạt từ 20 - 28%,
protein thô 13,3% tính theo VCK (Toum Keopaseuht, 2004 [91]).
Theo Satjipanon và cs, 1995 [86]. Thành phần hóa học của cỏ Stylo
CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo VCK dao động từ 16,7 - 18,1% protein thô.
* Lipit
Hàm lượng lipit 1,55%. Với thành phần dinh dưỡng như vậy cây Stylo
là nguồn thức ăn bổ sung protein rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ đặc biệt là có
khả năng chế biến thành bột cỏ (Lê Đức Ngoan và cs) [20].
Omole và cs (2007) [92] cho biết cỏ Stylosanthes guianensis trồng
tại Nigeria có 1,34% lipit thô. Cỏ Stylosanthes guianensis, khi trồng - các
nước, các vùng sinh thái khác nhau, thời gian thu mẫu, phương pháp phân

tích khác nhau thì hàm lượng lipit trong cỏ cũng khác nhau: lipit dao động
từ 1,34% - 2,7%.
* Chất xơ
Theo Chanphone Keoboualapheth và cs (2003) [53], Stylo CIAT 184 có
hàm lượng xơ thô chiếm 30% VCK. Hàm lượng VCK đạt từ 20 - 28%;
protein thô 13,3%; xơ trung tính 16,9% tính theo VCK (Toum Keopaseuht,
2004 [91]). Theo Kiyothong và cs (2004a) [68] hàm lượng xơ trung bình
39,1% và xơ axit 56,8%.
Thành phần hóa học của cỏ Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo chất
khô dao động từ 49,1 - 61,5% xơ trung tính; 33,41 - 47,3% xơ axit
(Kiyothong và cs, 2004b) [69].
Cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40 - 45 ngày tại Lào có 20,2% VCK; tỷ lệ chất
xơ trung tính tính theo VCK là 64,2% (Phengsanvanh, 2003) [83]).


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Giới thiệu về cây cỏ Stylo ....................................................................................3
1.1.1. Tên, nguồn gốc phân bổ của cỏ Stylo ...........................................................3
1.1.2. Năng suất chất xanh ......................................................................................4
1.1.3.Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylo ...............................6

1.2. Sắc tố trong thực vật, tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi.................................9
1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố ............................................................................9
1.2.2. Sắc tố trong thực vật .....................................................................................9
1.2.3. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi ...................................................................11
1.2.4. Ảnh hưởng của sắc tố đối với vật nuôi .......................................................12
1.3. Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi và protein trong thức ăn đối với gia cầm .14
1.3.1. Ảnh hưởng của năng lượng trao đổi trong thức ăn đối với gia cầm ...........14
1.3.2. Ảnh hưởng của protein trong thức ăn đối với gia cầm ...............................17
1.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ năng lượng / protein đến đến sinh trưởng của gia cầm .... 18
1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt và tiêu tốn thức ăn
của gia cầm. ...............................................................................................................20
1.4.1. Khả năng sinh trưởng..................................................................................20
1.4.2. Khả năng cho thịt ........................................................................................21
1.4.3. Tiêu tốn thức ăn ..........................................................................................24
1.5. Nguồn gốc và vài nét về giống gà Lương Phượng ............................................25
1.6. Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trong chăn nuôi tại Việt Nam và
trên thế giới. ..............................................................................................................26


9

Proline
Glycine
Alanine
Valine
isoLeucine
Leucine
Tyrosine
Phenylalanine
Lysine

Histidine
Arginine
Tryptophan
Cystine
Methionine

9,67
9,81
10,73
9,90
8,42
15,44
6,74
9,92
10,54
4,59
12,31
3,23
2,71
4,73

10,83
9,68
10,25
9,86
8,35
15,12
6,49
9,79
10,40

4,54
11,62
3,38
2,69
4,01

9,62
8,71
9,33
8,81
7,32
13,40
5,72
8,80
9,45
4,11
10,37
2,82
1,93
3,07

Nguồn: Kopinski và cs, 2011 [71]
Omole và cs (2007) [92] công bố nghiên cứu về cỏ Stylosanthes
guianensis CIAT 184 tại Châu Phi cho rằng trong cỏ tươi có thành phần hóa
học như sau: VCK chiếm 19,75% các chất tính theo %VCK như sau CP:
19,91%; xơ thô 13,38%; lipit 1,34%; khoáng tổng số 9,38% và NFE 56,03%.
1.2. Sắc tố trong thực vật, tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi
1.2.1. Giới thiệu chung về sắc tố
Sắc tố trong thực vật gồm có bốn nhóm (chlorophyll, carotenoid,
flavonoid và betalain). Rất khó đánh giá vai trò sinh học của sắc chất ở trong

thực vật, nhưng người ta đã biết chlorophyll là sắc chất quan trọng nhất đối
với thực vật. Chlorophyll và carotenoid là những chất quan trọng cho chức
năng quang hợp; Flavonoid có vai trò chủ yếu trong tương tác giữa thực vật
và động vật như tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt.
1.2.2. Sắc tố trong thực vật
Sắc tố trong thực vật được chia thành các nhóm sau: Chlorophyll,
carotenoid (carotene và xanthophyll), flavonoid (chalcone, anthocyanin,
flavone, flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Người ta đã phát
hiện được khoảng 750 loại caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500


10

anthocyanin (Davies, 2004 [55]). Sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác nhau của
thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật như lá, củ,
hoa, quả và hạt nhưng anthocyanin hay chlorophyll chỉ tồn tại ở một số bộ
phận nhất định.
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyll a màu xanh nhạt và
chlorophyll b màu vàng xanh. Số lượng loại này phụ thuộc vào loài thực vật,
điều kiện ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng khoáng magie. Hàm lượng
chlorophyll a thường gấp từ 2 - 4 lần so với chlorophyll b (Dzugan, 2006 [94]).
Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Chỉ có
một vài loại carotenoid là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt
tính như vitamin A. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh rằng chúng có khả
năng chống oxy hóa rất mạnh (Britton và cs, 2004 [49]). Ngoài ra, trong thực
vật còn có các tiền chất của axit abscisic (ABA), phytohormone; các chất này
có khả năng điều chỉnh sinh trưởng và quá trình stress của con vật
(Koornneef, 1986 [70]).
Sắc tố trong carotenoid được chia thành 2 nhóm: carotene màu đỏ da
cam và xanthophyll vàng da cam.

Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chưa bão hòa, chỉ tan trong
dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, γ
caroten và kriptoxantin. Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta có 2 phân tử vitamin
A, nên β caroten được xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn
Diên, 1976 [36]). Trong đó β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các
carotenoid ở thực vật. Các carotenoid không chỉ cung cấp tiền vitamin A, mà
còn có tiềm năng chống oxy hóa, chống ung thư. Hàm lượng β caroten trong
cỏ tươi tự nhiên: 150 - 250 mg/kg VCK, cây ngô già: 15-60 mg/kg VCK, của
cà rốt: 150 - 200 mg/kg VCK, rơm rạ: 4 mg/kg VCK (Từ Quang Hiển và cs,
2001 [5]). Tác giả Scott và cs (1969) [87] cho biết β caroten trong bột lá keo
giậu từ 227-248 mg/kg VCK.


11

Xanthophyll là nhóm sắc tố vàng sẫm. Công thức hóa học của chúng là
C40H56On (n từ 1-6). Vì số lượng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có nhiều
loại xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin
(C40H56O4),... (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [36]). Trong đó
violaxanthin và lutein chủ yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa
thu (Davies, 2004 [55]).
Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcone, aurone, flavone và
flavonol. Chúng đều tan trong nước, tồn tại ở trong không bào. Flavonoid là
chất hóa học hoạt động với nhiều chức năng: như tạo màu cho cánh hoa, quả,
chống tia UV, chống oxy hóa, kháng khuẩn và sự hoạt động của virus. Trong
các sắc tố thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra các
màu đỏ tươi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả và thân cây. Màu của
anthocyanin bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Một trong các nhân tố đó là
số lượng nhóm hydroxyl và methoxyl. Nếu nhiều gốc OH thì màu sắc có màu
xanh. Nếu xuất hiện nhiều gốc OCH3 thì màu sắc chủ yếu là đỏ (Grotewold,

2006 [59]). Các loại sắc tố này có màu đỏ khi ở pH axit và có màu xanh khi ở
môi trường kiềm. Ngoài ra, màu sắc còn phụ thuộc vào các nguyên tố khoáng
như Al, Fe, Mg ở một số loài thực vật.
Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllale.
Chúng cũng có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ
tyrosine. Chúng được chia thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và
betacyanin có màu đỏ, màu tím.
1.2.3. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi
Trong thức ăn chăn nuôi chỉ đề cập đến một trong bốn nhóm sắc tố thực
vật nói trên, đó là carotenoid. Khi nói đến hàm lượng sắc tố trong thức ăn, có
ý nghĩa là nói đến carotenoid tổng số. Nó gồm hai nhóm là xanthophyll và
caroten.


12

Xanthophyll còn có tên gọi là oxy - carotenoid. Nó cũng có hai nhóm là
carotenoid không màu và có màu. Carotenoid không màu có các đại diện
chính



cryptoxanthin,

violaxanthin,

citranaxanthin,

capxanthin


(capsorubin), và astaxanthin. Chính vì vậy, khi nói đến hàm lượng
xanthophyll trong thức ăn, có nghĩa là nói đến xanthophyll tổng số, chứ không
phải là sắc tố cụ thể nào trong nhóm này.
Carotenoid có đại diện là anpha (α), beta (β), gama (γ), caroten,
lycopen và phytofluen. Vì vậy, khi nói tới hàm lượng caroten trong thức ăn,
có nghĩa là nói đến caroten tổng số chứ không phải là một sắc tố cụ thể.
1.2.4. Ảnh hưởng của sắc tố đối với vật nuôi
Người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm,
do đó màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó.
Ở một số nước và một số dân tộc, người tiêu dùng quan tâm đặc biệt tới màu
sắc của da, thịt và lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [63]). Chính sở thích này đã
khiến cho các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi bổ sung sắc tố vào khẩu
phần của gà thịt cũng như gà trứng để làm tăng độ đậm của da, lòng đỏ trứng
gia cầm và làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm (Hencken, 1992 [63], Liufa và
cs, 1997 [78], Vũ Duy Giảng, 2007 [3]). Sắc tố dùng để làm thức ăn bổ sung
hầu hết thuộc nhóm carotenoid.
Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt
buộc phải được cung cấp từ thức ăn (Liufa và cs, 1997 [78]). Đối với khẩu
phần ăn thông thường thì nguồn carotenoid sử dụng để tạo màu da và lòng đỏ
trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid của ngô, gluten ngô và bột lá
thực vật (Latscha, 1990 [73]). Khi cho gia cầm ăn thức ăn giàu xanthophyll
thì có thể tìm thấy xanthophyll ở trong máu, cơ, gan, chất béo, da, lông của
chúng (Goodwin, 1986 [57]). Ở gà đẻ, xanthophyll tích trữ ở cơ, da sẽ được
huy động mạnh mẽ vào buồng trứng khi thành thục và một phần được chuyển
vào lòng đỏ (Goodwin, 1986 [57] ). Sau khi thu nhận được sắc tố có từ thức


13

ăn thì gà đẻ có thể huy động từ 20 - 60 % tổng lượng sắc tố thu nhận vào lòng

đỏ (Bornstein và Bartov, 1966 [48]). Do đó màu sắc tự nhiên của lòng đỏ
chính là màu sắc của xanthophyll (Sirri và cs, 2007 [88). Ngày nay, các
oxycarotenoid được phân lập từ thực vật, tảo và nấm được sử dụng nhiều
trong khẩu phần ăn của gia cầm và được đánh giá là rất tốt, còn các loại sắc tố
tổng hợp thì ít được sử dụng và thậm chí còn bị cấm ở một số nước. Khi sử
dụng ngô đến 50 % khẩu phần thì sắc tố có trong ngô có thể cho màu sắc lòng
đỏ đạt từ 5,6 - 7 điểm và tương đương với lòng đỏ ở mức bình thường theo
thang điểm màu của Roche. Nhưng yêu cầu của các nước châu Mỹ thì màu
sắc lòng đỏ phải đạt thang điểm từ 7-10, còn châu Âu và châu Á là 10-14 theo
thang điểm của Roche (1988) [85]. Như vậy, nếu chỉ sử dụng khẩu phần tự
nhiên để cung cấp sắc tố cho lòng đỏ thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu nêu
trên, ngoài ra oxycarotenoid còn dễ bị biến tính do tác động của các nhân tố
gây oxy hóa như ánh sáng, nhiệt độ hay quá trình khử hydro và điều kiện bảo
quản, nên việc thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và trong sản phẩm chăn nuôi là
khó tránh khỏi.
Đối với gà thịt, sắc tố apocarotenoic acid ethyl ester là một carophyll
có màu vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990
[73]). Khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì hương vị của thịt tăng, do đó làm
tăng chất lượng của thịt gà (Josephson, 1987 [66]), cải thiện độ vàng da ngực
và thành phần axit béo của thịt (Mourão và cs, 2008 [81]). Nhưng trong chăn
nuôi gà công nghiệp, gà bị nuôi nhốt và được ăn thức ăn hỗn hợp không đủ
lượng sắc tố nên đã làm giảm màu sắc da và thịt gà, làm mất đi hương vị
thơm ngon của thịt gà (Latscha, 1990 [73]).
Aquis và cs (2001) [43] cho biết: Trong khẩu phần ăn của cá hồi không
có sắc tố astaxanthin thì thịt của chúng sẽ xuất hiện màu xám. Thị hiếu người
tiêu dùng thì lại thích màu thịt hồng đậm. Vì vậy, khi nuôi nhiều loài thủy
sản, sắc tố astaxanthin được đưa vào khẩu phần ăn của chúng với mục đích


iv


1.6.1. Nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trên thế giới ...........................................26
1.6.2. Nghiên cứu sử dụng bột cỏ Stylo trong nước .............................................27
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................29
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.3.1. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................29
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................33
2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..............................................................33
2.3.4. Xử lý số liệu ................................................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................37
3.1. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến khả năng sinh trưởng
của gà.........................................................................................................................37
3.1.1. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến tỷ lệ nuôi sống ....37
3.1.2. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến sinh trưởng tích lũy
của gà ....................................................................................................................38
3.1.3. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến Sinh trưởng tuyệt
đối của gà qua các giai đoạn .................................................................................41
3.1.4. Ảnh hưởng của các cách thức bổ sung bột cỏ stylo đến sinh trưởng tương
đối của gà qua các giai đoạn. ................................................................................44
3.2. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến thu nhận và chuyển hóa thức ăn46
3.2.1. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến khả năng thu nhận thức
ăn của gà quan các giai đoạn ................................................................................46
3.2.2. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến mức độ tiêu tốn thức ăn
cho 1kg tăng khối lượng của gà. ...........................................................................48
3.2.3. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến mức độ tiêu tốn năng
lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) cho 1 kg tăng khối lượng của gà. ........51
3.3. Ảnh hưởng của các cách bổ sung bột cỏ Stylo đến năng suất và chất lượng thịt gà. ... 55
3.3.1. Khả năng cho thịt của gà. ...........................................................................55

3.3.2. Một số chỉ tiêu lý, hóa học của thịt gà. .......................................................56


15

hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất
giảm ở gia cầm sinh sản.
Mức năng lượng trong khẩu phần cao hay thấp có ảnh hưởng đến hiệu
suất lợi dụng thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu phần, nhiệt độ môi trường
và lượng thức ăn thu nhận có mối quan hệ chặt chẽ. Gia cầm trước hết ăn để
thỏa mãn nhu cầu năng lượng, khi nhu cầu năng lượng được thỏa mãn thì gia
cầm sẽ không thu nhận thêm thức ăn mặc cho nhu cầu các chất như proteinaxit amin, vitamin và chất khoáng còn thiếu.
Nồng độ năng lượng của khẩu phần là yếu tố quan trọng chi phối thu
nhận thức ăn hàng ngày. Khẩu phần có nồng độ năng lượng cao thì gia cầm
sẽ ăn ít hơn khẩu phần có nồng độ năng lượng thấp. Nếu nồng độ các axit
amin trong thức ăn là không đổi thì khẩu phần có nồng độ năng lượng cao,
lượng thức ăn thu nhận giảm, nhu cầu về axit amin có thể không được thỏa
mãn. Vì thế, khi khẩu phần có nồng độ năng lượng tăng thì cũng cần tăng
hàm lượng axit amin.
Nồng độ năng lượng của khẩu phần thấp hơn so với nhu cầu cơ thể thì
trước tiên cơ thể gia cầm sẽ huy động glucose trong cơ thể, tiếp theo là lipit,
cuối cùng là protein để bù đắp lượng năng lượng thu nhận còn thiếu.
Lượng ăn vào của gà tương quan nghịch với mức năng lượng trao đổi
trong khẩu phần, chẳng hạn gà sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn với khẩu phần
thấp năng lượng, ngược lại gà tiêu thụ ít thức ăn hơn với khẩu phần cao năng
lượng (Summers, 2000) [90]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Brue và cs
(1985) [50] cho thấy gà giò nuôi thịt tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi ăn
khẩu phần năng lượng cao so với gà được nuôi bằng khẩu phần năng lượng từ
thấp tới vừa. Bên cạnh đó, gà có thể tự điều chỉnh năng lượng ăn vào nhưng
không chính xác, nên khi ăn khẩu phần cao năng lượng gà sẽ tích lũy mỡ

trong cơ thể, từ đó lượng ăn vào giảm dẫn đến thiếu dưỡng chất khác và giảm
tăng trọng (NRC, 1994) [82]. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [17] cho


16

biết, năng lượng không bị bài thải ra ngoài khi lượng tiêu thụ năng lượng của
gà dư thừa mà nó được tích lũy vào cơ thể dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, gà thịt
điều hòa lượng ăn vào chính xác hơn khi được nuôi bằng khẩu phần năng
lượng thấp (Latshaw và cs, 1990) [74].
Theo khuyến cáo của Trần Công Xuân và cs (1999) [38] thì khẩu phần
của gà nuôi thịt chăn thả vườn là 3.100 kcal/kg thức ăn đã cho năng suất tốt
nhất. Đồng thời, tác giả Nguyễn Bá Thuyên (1998) [28] đề nghị sử dụng khẩu
phần có hàm lượng dinh dưỡng cho gà Tàu Vàng nuôi ở thành phố Hồ Chí
Minh với năng lượng trao đổi là 3.000 kcal/kg thức ăn.
Nhu cầu năng lượng của gà thịt trên 44 ngày tuổi là trên 3.200 kcal
ME/kg, vì khi năng lượng khẩu phần ở mức 3.400-3.600 kcal/kg thì lượng ăn
vào cũng tăng (Araújo và cs, 2005 [44]). Khi gà được nuôi bằng khẩu phần
năng lượng thấp (3.300 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn) đã cho tăng
trọng thấp, mặc dù hiệu quả chuyển hóa của năng lượng vào cơ thể cao hơn
(Summers và cs, 1984) [89]. Hơn nữa, lượng ăn vào của gà thịt giai đoạn vỗ
béo giảm, nhưng chuyển hóa thức ăn được cải thiện khi năng lượng trao đổi
của khẩu phần tăng từ 2.700 lên 3.300 kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn
(Leeson, 1996) [75]. Tương tự, năng suất gà thịt không bị ảnh hưởng khi tăng
năng lượng khẩu phần từ 2.600 lên 3.200 kcal/kg, mặc dù lượng ăn vào giảm
nhưng khi năng lượng tăng lên đã cải thiện chuyển hóa thức ăn (Waldroup và
cs, 1990) [93]. Holsheimer và Veerkamp (1992) [64] cho rằng gà tăng trọng
cao hơn 4,2 % và chuyển hóa thức ăn cải thiện 12,1 % khi tăng năng lượng
trao đổi.
Ngoài ra trong nghiên cứu của Holsheimer và Veerkamp (1992) [64]

cũng chỉ ra, khi tăng năng lượng trong khẩu phần thì năng suất ở các phần
thân thịt không tăng, nhưng tỉ lệ mỡ bụng tăng. Leeson (1996) [75] cũng cho
rằng gà tiêu thụ năng lượng thấp hơn có khuynh hướng tích lũy mỡ trong thân
thịt ít hơn. Mabray và Waldroup (1981) [79] đã giải thích rằng lượng mỡ cao


×