Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thực Trạng Nợ Công Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 34 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

------------

Đề tài:

NỢ CÔNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên thực hiện:

Th.S NGUYỄN THỊ HẢO

NHÓM 1
Tên các thành viên:
HÀNG NHẬT ANH
HUỲNH THỊ HỒNG HÀ
NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
HUỲNH NGỌC MỸ
MAI NGUYỄN HUYỀN TRANG
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG VY

Lớp HP: 1321101003211
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Bậc : Đại Học
Hệ : Chính quy
NIÊN KHÓA
2013 - 2017



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG ...........................................................2
1.1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................2
1.2. Tổng quan về nợ công ...........................................................................................2
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................2
1.2.2. Phân loại .........................................................................................................2
1.2.3. Các hình thức vay nợ của Chính phủ ........................................................3
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán nợ công ............................3
1.3. Cách tính nợ công ..................................................................................................4
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ công .............................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
2.1. Quy mô nợ công Việt Nam ..................................................................................7
2.2. Cơ cấu nợ công Việt Nam .....................................................................................11
2.3. Khả năng thanh toán và tính thanh khoản của nợ công Việt Nam ....14

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM ..17
3.1. Nguyên nhân trực tiếp ................................................................................17
3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn vay.................................................................17
3.1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước ..........................................................18
3.1.3. Cơ cấu khoản nợ ..................................................................................19
3.1.4. Yếu tố lãi suất .......................................................................................20
3.2. Nguyên nhân sâu xa ....................................................................................20


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ GIẢM NỢ CÔNG .....23
4.1. Chiến lược dài hạn về nợ công ..................................................................23
4.2. Chương trình quản lý nợ trung hạn .........................................................23
4.3. Kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hằng năm của Chính phủ .......................23
4.4. Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công .................................................24

4.5. Tổ chức giám sát về nợ công ......................................................................24
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VIỆT NAM ĐẾN SỰ
TĂNG TRƯỞNG ................................................................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài
chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng
nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách của mọi nền kinh tế,
trong đó tài chính công đóng vai trò quan trọng trong tài chính quốc gia. Đồng thời,
trong tài chính công luôn tồn tại các rủi ro, tiêu biểu là vấn đề nợ công. Nợ công
vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ
đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của
nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại
rơi vào tình trạng suy giảm. Nếu không có sự quản lý hiệu quả, nợ công có thể biến
thành khủng hoảng phủ bóng đe dọa toàn nền kinh tế. Do đó, nợ công đã trở thành
“vấn đề toàn cầu”. Xác định tình trạng, phân tích nợ công đã trở thành một tiêu chí
hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều quan tâm thực hiện.
Từ 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối, mức
nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP. Tại kỳ họp Quốc hội, Bộ Tài
chính đã báo cáo: nợ nước ngoài của Việt Nam bao gồm nợ của chính phủ trung
ương, địa phương và nợ của các tập đoàn kinh tế do chính phủ bảo lãnh trong năm
2010 đã tăng dần từ 27,43 tỉ USD lên 32,5 tỉ USD bằng 42,2% GDP. Nợ nước ngoài
trong năm 2011 sẽ bằng 44,5% GDP. Ngoài ra, chính phủ trung ương và địa phương
còn nợ trong nước 287.000 tỉ VNĐ. Tổng cộng hai khoản nợ công của chính phủ
Việt Nam hiện nay là 1.122.000 tỉ VNĐ, bằng 56,7% GDP.
Bài tiểu luận tìm cách phân tích và đưa ra một số nhận định cơ bản về vấn đề

nợ công tại Việt Nam liên quan tới các yếu tố hiệu quả, rủi ro và tính minh bạch của
nợ công. Đồng thời nguyên nhân dẫn đến việc tăng cao nợ công của Việt nam trong
những năm qua được tìm hiểu thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
nợ công Việt Nam. Từ đó sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý nợ công hiệu
quả tại Việt Nam và đưa ra đề xuất một số biện pháp cụ thể cho quản lý nợ công.

1


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG
1.1. Đặt vấn đề:
Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh
nghiệp. Đó là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong
kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho
thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,.. cũng
chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu
và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong
những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và chi tiêu
lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi
vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví
dụ. Đây cũng là vấn đề thời sự, đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Tổng quan về nợ công:
1.2.1. Khái niệm:
Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009 thì nợ công bao gồm: nợ Chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
Thước đo nợ Chính phủ thường là phần trăm so với GDP. Nợ thường
được tính tại từng thời kỳ, từng giai đoạn. So sánh tổng nợ nước ngoài với GDP
là nhằm so sánh nợ với những gì một quốc gia làm ra, để xác định khả năng trả

nợ của quốc gia đó.
Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách chính
phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các
năm. Về nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt ngân sách, các chính phủ phải đi vay
trong và ngoài nước chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra
lạm phát cao. Tuy nhiên, nợ công ở một số nước đang phát triển, chẳng hạn
như Việt Nam, còn do chính phủ vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư của
mình (thường là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) nên quy mô nợ công
thậm chí còn cao hơn nữa. Nguồn để trả nợ công là các khoản thu trong tương
lai bao gồm cả thu ngân sách và thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay
(nếu có).
1.2.2. Phân loại:
Việc phân loại nợ công dựa vào 2 tiêu chí: theo nguồn gốc và theo thời
hạn của khoản nợ.

2


a) Theo nguồn gốc:
Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước.
Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay nước ngoài.
b) Theo thời hạn của khoản nợ:
Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có kì hạn dưới 1 năm.
Nợ trung hạn: các khoản nợ có kì hạn từ 1 năm đến 10 năm.
Nợ dài hạn: các khoản nợ có kì hạn trên 10 năm.
1.2.3. Các hình thức vay nợ của Chính phủ: có 2 hình thức.
a) Phát hành trái phiếu Chính phủ:

Trái phiếu phát hành bằng nội tệ: được coi là không có rủi ro tín dụng vì
Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi.

Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ: có rủi ro cao hơn vì Chính phủ có
thể không đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái
khi đến thời hạn thanh toán. Ví dụ như bạn mượn bạn mình 1 cây vàng (tương
đương 1 lượng vàng). Khi đó, 1 cây vàng có giá là 31 triệu đồng nhưng sau 1
năm, khi bạn trả nợ, giá 1 cây vàng đã tăng lên là 44 triệu đồng. vì khi vay bạn
vay bằng vàng nên khi trả, bạn cũng phải trả bằng vàng bất kể giá vàng tăng
hơn trước như thế nào.
Hình thức này có độ tin cậy tín dụng thấp, do đó khả năng vay nợ bằng
phát hành trái phiếu không cao.
c) Vay trực tiếp:
Các quốc gia có thể vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất
thị trường hoặc có thể vay ưu đãi (ODA) từ Chính phủ các nước khác hay từ
các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF,… với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời
gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên hình thức vay ưu đãi
chỉ áp dụng cho những nước nghèo, có thu nhập thấp.
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán nợ công:
a) Lạm phát:
Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống, trong đó mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc tính lãi vay do
Chính phủ trả những khoản lãi vay theo lãi suất danh nghĩa (lãi suất danh nghĩa

3


là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = r + π). Theo phương trình Fisher,
tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%.
b) Tài sản đầu tư:
Các nhà kinh tế cho rằng nên trừ tổng tài sản của tài sản Chính phủ trong
tính toán nợ công. Tuy nhiên, rất khó để xác định đâu là tài sản Chính phủ và
giá trị của chúng là bao nhiêu.

d) Các khoản nợ tiềm tàng:
Bao gồm các khoản chi trả trợ cấp cho hưu trí, bảo hiểm xã hội,… hay các
khoản vay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh nếu trong tương lai không có khả
năng thanh toán. Những khoản chi này cũng cần được tính vào nợ công. Bởi lẽ
suy cho cùng đó cũng là các khoản tiền mà Chính phủ phải chi ống.

1.3. Cách tính nợ công
Nợ công theo định nghĩa của WB và IMF là rộng hơn so với nợ nhà nước.
Các tổ chức quốc tế hiện nay khuyến khích các nước tính toán và theo dõi nợ
công, chứ không chỉ nợ nhà nước. Vì nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, có khu vực quốc doanh lớn. Về nguyên tắc luật
pháp, trong trường hợp quốc doanh hay tư doanh đã được chấp nhận là công
ty trách nhiệm hữu hạn, thì khi phá sản, người chủ sở hữu không chịu trách
nhiệm gì về nợ nần của các công ty này ngoài tài sản đã góp. Thực tế khác hẳn.
Thứ nhất, nhiều công ty quốc doanh không phải là công ty trách nhiệm hữu
hạn. Thứ hai, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, về mặt chính trị, nhà nước
không thể thoái thác trách nhiệm nợ.
Số liệu nợ mà Bộ Tài chính Việt Nam phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứ
không phải là nợ công. Nợ công chắc sẽ lớn hơn nhiều.

Nợ nhà nước năm 2009

4


Bảng nợ nhà nước cho thấy nợ của các nước năm 2009. Bảng này cho thấy
nợ của Việt Nam cao hơn tỷ lệ đưa ra, sự khác biệt có thể là phương pháp tính,
nhưng con số Việt Nam đưa ra thì khá thấp (xem biểu đồ 1). Năm 2007, nợ của
Nhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo
IMF đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành

trái phiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007. Như vậy con số của CIA tính
ở mức 52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế.
Tuy nhiên, có thể nói cách tính của Việt Nam về nợ của chính phủ cũng
chưa phản ánh một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi
công chức về hưu. Phần này có thể rất lớn, thí dụ như ở Singapore nó lên tới
50% GDP. Theo nguyên tắc tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗi khi một
công chức nhận lương, họ phải đóng vào quỹ về hưu, còn một phần khác, có
thể bằng hoặc gấp đôi, chính phủ phải đóng vào quỹ này. Nhiều nước, không
thiết lập ra quỹ này, mà đem chi hết, như thế nhà nước hàng năm cứ lấy tiền
ngân sách ra chi trả và quên đi cái quỹ kia. Nguyên tắc là phải tính và cái quỹ
đó chính là nợ của nhà nước với công chức (bao gồm công chức, giáo viên và
nhân viên y tế trong khu vực công, quân đội, cảnh sát, và có thể cả những người
làm việc cho doanh nghiệp nhà nước). Phần nhà nước đóng góp đáng lẽ phải
có (dù không đóng) vẫn phải tính vào chi tiêu. Trong trường hợp dựa vào hợp
đồng đã ký về hưu trí, nếu đóng góp không đủ để chi trả trong tương lai thì
phải tính vào nợ.
Các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,
Philippines và Thái Lan. Trong các nước châu Á thì Singapore đã ghi theo đúng
chuẩn mực và vì thế tỷ lệ nợ của họ rất cao, xếp hàng thứ 6 thế giới
Hầu hết các nước phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật và các
nước trong khối Liên hiệp châu Âu (EU) đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của
Liên hiệp quốc. Ở EU, việc tính này đã thành luật. Đó là lý do các nước này đều
có tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn 50% nhiều. Tỷ lệ trên 100% đối với các nước này
là bắt đầu vượt ngưỡng an toàn. Còn đối với các nước đang phát triển, khi
không tính nợ hưu trí thì có lẽ là 50% (tất nhiên là tùy từng nước, tùy theo nước
đó có chính sách hưu trí cho công chức không và tỷ lệ nằm trong diện công
chức lớn như thế nào). Ở các nước phát triển, tỷ lệ nợ công có thể bằng hoặc
gần bằng với tỷ lệ nợ nhà nước vì khu vực quốc doanh không đáng kể, và do
đó họ vẫn chỉ tập trung vào nợ nhà nước.


5


1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ công
Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được
coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công
của một quốc gia, đánh giá mức an toàn của nợ công. Mức độ an toàn được thể
hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn
nào đó. Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí
sau làm giới hạn vay và trả nợ:
 Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP hoặc
không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu.
 Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu
và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách.
Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công
là 50% GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường
hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP.
Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh
tế; không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược
lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của
nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, Hoa Kỳ có tỉ
lệ nợ bằng 96% GDP, nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất
lao động cao nhất thế giới là cơ sở đảm bảo bền vững cho việc trả nợ. Nhật Bản
có số nợ tương đương với 200 % GDP vẫn được coi là ở ngưỡng an toàn. Trong
khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợ trên GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào
tình trạng khủng hoảng nợ như: Venezuela năm 1981 tỷ lệ đó là 15% GDP,
tương tự với Thái Lan năm 1996; trường hợp Argentina năm 2001 là 45% GDP;
Ukraina năm 2007 chỉ với 13 % GDP và Rumani là 20% GDP. Mới đây là trường
hợp của Hy Lạp với tỷ lệ nợ lên đến 113,5 % GDP, Ireland ước khoảng 98,5 %
GDP. Chính vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ

công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ
công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế,
năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ
thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh
đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời
gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ
công.

6


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
2.1. Quy mô nợ công Việt Nam
Việc vay nợ trong kinh doanh không phải là xấu nhưng nếu nợ công gia
tăng quá nhanh và không thể kiểm soát được trong dài hạn thì sẽ biến thành
một khoản nợ lớn khiến cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng bị châm
lại và còn khiến quốc gia bị tụt hạng tín nhiệm theo đánh giá của các tổ chức
quốc tế.
Từ sau cuộc khủng hoảng Đông Á 1997 – 1998, tỷ lệ chi tiêu của Chính
phủ so với GDP ngày càng tăng lên từ mức khoảng 21,6% năm 1998 lên mức
đỉnh 33,4% năm 2009 và 32,15% năm 2010. Tỷ lệ chi tiêu so với GDP tăng lên
cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu chi tiêu của chính phủ tăng nhanh hơn mức
tăng của GDP. Nói cách khác, nhu cầu chi tiêu của chính phủ đang có khuynh
hướng tăng nhanh hơn lượng của cải mà nền kinh tế có khả năng tạo ra. Trong
khi đó, các khoản thu ngân sách hàng năm của chính phủ luôn chiếm tỷ lệ thấp
hơn trong GDP so với chi tiêu. Điều này cũng có nghĩa là Chính phủ Việt Nam
luôn phải gánh chịu bội chi ngân sách triền miên, ít nhất là từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính Đông Á đến nay. Tỷ lệ bội chi ngân sách đạt mức đỉnh điểm

gần 8,9% GDP năm 2009 khi Việt Nam đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế
và buộc phải đưa ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn như đã giới thiệu ở phần
trên.
Tình trạng bội chi ngân sách cao và kéo dài trong nhiều năm trong khi
tăng trưởng kinh tế bình quân nhìn chung không cao đã dẫn đến hệ quả tất yếu
là tỷ lệ nợ trên GDP của Chính phủ cũng liên tục tăng lên. Hình 3 cho thấy tỷ
lệ nợ gộp trên GDP của Chính phủ Việt Nam tăng rất nhanh từ mức chỉ khoảng
31,6% GDP năm 2001 nay đã lên đến trên 50% GDP. Điều đáng nói là dường
như có một sự chủ quan nào đó được thể hiện qua các phát biểu của các quan
chức Chính phủ. Khi tỷ lệ nợ công khoảng 30% GDP thì người ta cho rằng 40%
mới đáng ngại nhưng khi tỷ lệ này lên trên 40% thì người ta lại nói rằng 50%
mới là chuẩn an toàn của thế giới, rồi một lần nữa khi cái chuẩn an toàn này bị
phá vỡ vào năm 2009 thì người ta lại đề xuất mức chuẩn an toàn của Việt Nam
phải là 60% GDP. Hình 3 cũng cho thấy tỷ lệ nợ ròng so với GDP của chính phủ
cũng tăng lên liên tục qua các năm nhưng quan trọng hơn tỷ lệ này có khuynh

7


hướng tăng nhanh hơn tỷ lệ nợ gộp từ năm 2008 trở lại đây do các tài sản và dự
trữ tài chính của Chính phủ liên tục sụt giảm.

Hình 1. Thu chi ngân sách và

Hình 2. Tỷ lệ nợ công trên GDP

vay ròng của Chính phủ Việt Nam (% GDP)

của Việt Nam (% GDP)


60

50.00 %

50

40.00 %

40

30.00 %

30

20.00 %

20

10.00 %

10

0.00 %

-10.00 %

0

-20.00 %


Nợ gộp của chính phủ

Thâm hụt vãng lai

Nợ ròng của chính phủ

Nợ nước ngoài

Tài sản và dự trữ của chính phủ

Nợ nước ngoài của chính phủ

Ngu ồn: IMF, WB
Hình 3. Tỷ lệ nợ gộp và nợ ròng của Chính phủ

Hình 4. Thâm hụt vãng lai và tỷ lệ nợ nước
ngoài của Việt Nam (% GDP)

8


So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Hình 5) cho thấy, tỷ lệ
nợ công gộp trên GDP của Việt Nam hiện chỉ đứng sau Singapore, Malaysia và
Lào, trong khi cao hơn rất nhiều so với các nước còn lại. Nếu như việc so sánh với
Singapore tỏ ra khiêng cưỡng vì đây là một nước đã phát triển có thu nhập đầu
người rất cao và năng lực tài chính khá bền vững thì tỷ lệ nợ công của Lào và
Malaysia cao hơn Việt Nam không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nợ công của Lào đang
có khuynh hướng cải thiện. Bức tranh cũng tương tự nếu so sánh với các nước và
nhóm nước khác (Hình 6). Năm 2010, tỷ lệ nợ công gộp trên GDP bình quân của
thế giới là 46,7%, của các nước đang phát triển và mới nổi là 35,09%, còn các nước

đang phát triển Châu Á chỉ là 31,03%, trong khi Việt Nam là 52,85%. Riêng đối với
Trung Quốc, một nước có thể chế chính trị tương đồng với Việt Nam và cũng có
quy mô khu vực công rất lớn nhưng tỷ lệ nợ công gộp trên GDP của nước này năm
2010 chỉ là 17,71%.

Hình 5. Nợ công của Việt Nam so sánh với
các nước ASEAN (% GDP)

Hình 6. Nợ công của Việt Nam
so với các nước khác (% GDP)

9


Tình trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng rất phức tạp.
Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) vừa công bố báo cáo nhận định
tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014.
Theo báo cáo, năm 2014 nợ công Việt Nam (không gồm nợ của các doanh
nghiệp nhà nước) sẽ tăng khoảng 11,5% lên mức gần 80 tỷ USD, tức là chiếm
khoảng 48% GDP.
Năm 2013, căn cứ vào số liệu trên Đồng hồ nợ công thế giới (Global debt
clock) thì Việt Nam ở mức 71,660 tỷ USD chiếm 49,6% GDP. Theo số liệu này thì
tỷ lệ nợ công của nước ta vẫn đang ở mức an toàn.
2009

2010

2011

2012


2013

Tổng nợ công của Việt Nam
(tỷ USD)

44,795

50,294

56,061

63,582

71,660

Nợ công/người (USD)

516,62

574,28

633,95

715.38

799.15

Nợ công/GDP (%)


50,7

51,7

50,9

50.7

49.4

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nếu tính cả nợ doanh nghiệp nhà nước không
được Chính phủ bảo lãnh và nợ đọng xây dựng cơ bản, thì con số thực tế nợ công
của Việt Nam đã lên tới xấp xỉ 98% GDP, vượt xa mức trần an toàn khuyến nghị
bởi WB (65%).
Theo các thống số như trên , có thể thấy điều đáng ngại nhất lại nằm ở các
khoản nợ lớn của tập đoàn, tổng công ty, vốn là danh nghiệp nhà nước đang làm
ăn thua lỗ, đứng trên bờ vực phá sản. Dù luật không hạch toán, không tính vào nợ
công, nhưng Ủy ban Kinh tế vẫn khẳng định: Nợ của khu vực này đang đe dọa
nghiêm trọng tới an ninh tài chính quốc gia.

10


2.2. Cơ cấu nợ công Việt Nam
Chỉ tiêu

2010

2011


2012

Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (%)

56,3

54,9

55 , 7

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP (%)

42,2

41,5

41 , 1

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung, dài hạn của
quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ (%)

3,4

3,5

3,5

Dư nợ chính phủ so với GDP (%)


44,6

43,2

43 , 3

Dư nợ chính phủ so với thu ngân sách (%)

157,9

162,0

172,0

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN
(%)

17,6

15,6

14 , 6

Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách (%)

5,5

6,7

9,8


2.000,0

3.500,0

3.500,0

Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh
vay nước ngoài của Chính phủ (triệu USD)

Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam
Nguồn: Bản tin nợ công số 2 – Bộ Tài Chính

Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam thì nợ nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn. Năm 2009, tỷ trọng nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt Nam
khoảng gần 62,58% và ước tính tỷ trọng của năm 2010 tăng lên gần 65%. Điều cần
nói thêm là trong cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam thì tỷ trọng nợ của khu vực
chính phủ chiếm đến trên dưới 80%, trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm khoảng
20%. Mặc dù tỷ trọng nợ của khu vực chính phủ đã có phần giảm đi nhưng tỷ
trọng này vẫn còn rất cao. Vấn đề quan trọng nằm ở năng lực quản lý nợ và hiệu
quả sử dụng nợ vay của các khu vực. Mặc dù niềm tin của thị trường thường đặt
trọng số lớn hơn vào khu vực chính phủ nhưng điều này không đồng nghĩa với

11


việc nợ vay sẽ sử dụng và quản lý tốt hơn ở khu vực công so với khu vực tư nhân.
Điều đáng lưu ý là trong cơ cấu tỷ lệ nợ nước ngoài của Chính phủ thì tỷ trọng nợ
do chính phủ bảo lãnh đang ngày càng tăng nhanh từ mức khoảng 7% năm 2006
lên 14,29% năm 2010. Trong cơ cấu của các khoản vay mới, các khoản nợ nước

ngoài do chính phủ bảo lãnh thậm chí còn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều và đạt
mức 18,5% năm 2010. Một điều cũng đáng lo ngại nữa là gánh nặng lãi vay đối với
các khoản nợ nước ngoài do chính phủ bảo lãnh thường rất cao, từ mức chỉ khoảng
13,08% trong cơ cấu trả lãi vay năm 2006 thì năm 2010 đã lên đến 32,07%. Điều này
một phần là do lãi suất đối với các khoản vay do chính phủ bảo lãnh thường rất
cao khoảng gấp 2 đến 3 lần mức lãi suất khoản vay của chính phủ.

Bảng 1. Lãi suất hiệu dụng của các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam.
2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

USD
Tổng cộng

1.95% 2.29% 1.90% 2.20% 2.18% 2.07% 1.95% 2.04%

Nợ của chính phủ


1.80% 2.16% 1.68% 2.05% 1.98% 1.68% 1.53% 1.62%

Nợ được chính phủ bảo lãnh

4.89% 4.12% 4.97% 4.44% 4.34% 4.94% 4.54% 4.59%

VND
Tổng cộng

1.94% 2.29% 1.90% 2.20% 2.19% 2.06% 1.95% 2.08%

Nợ của chính phủ

1.79% 2.17% 1.68% 2.05% 1.98% 1.67% 1.53% 1.65%

Nợ được chính phủ bảo lãnh

4.88% 4.13% 4.97% 4.43% 4.34% 4.92% 4.55% 4.67%

Nguồn: Tính từ số liệu Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 1 và số 7.

12


DƯ NỢ (1)

2010
USD
VND

11.935,00 225.953,42

2011
USD
VND
13.862,17
288.374,75

2012
USD
VND
16,454.02
342.704,30

Nợ nước ngoài

4.732,97

89.604,65

5.611,41

116.734,15

7.229,82

150.582,72

Nợ trong nước
7.202,03

RÚT
VỐN
3.896,81
TRONG KỲ
Nợ nước ngoài
1.044,89

136.348,77

8.250,76

171.640,60

9.224,20

192.121,58

72.378,45

3.896,55

82.204,72

5.058,08

105.345,49

19.536,45

1.257,31


25.892,40

2.283,95

47.569,32

Nợ trong nước

2.851,92

52.842,00

2.639,24

56.312,32

2.774,13

57.776,17

TỔNG TRẢ NỢ
1.844,25
TRONG KỲ

34.183,56

2.301,01

46.925,52


3.512,76

73.158,27

Nợ nước ngoài

527,50

9.765,36

616,55

12.533,13

876,41

18.251,79

Nợ trong nước

1.316,75

24.418,20

1.684,46

34.392,39

2.636,35


54.906,48

Tổng trả nợ gốc
1.191,18
trong kỳ

22.090,99

1.417,89

28.935,09

2.392,94

49.836,50

Nợ nước ngoài

337,52

6.256,68

415,78

8.465,12

644,38

13.419,63


Nợ trong nước

853,66

15.834,31

1.002,11

20.469,97

1.748,56

36.416,87

Tổng trả lãi và
653,08
phí trong kỳ

12.092,57

883,12

17.990,43

1.119,81

23.321,77

Nợ nước ngoài


3.508,68

200,77

4.068,01

232,03

4.832,16

189,98

Vay và trả nợ được chính phủ bảo lãnh (2010 – 2012)
Nguồn: Bản tin nợ công số 2 – Bộ Tài Chính

Tỷ trọng nợ nước ngoài lớn trong cơ cấu nợ công của Việt Nam còn đặt ra
một rủi ro lớn khác bên cạnh cạnh rủi ro lãi suất đó là rủi ro tỷ giá. Nếu tình trạng
này không được xử lý tốt sẽ đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan đối với
chính sách tỷ giá. Nghĩa là, nếu tiền đồng bị giảm giá sẽ làm tăng gánh nặng nợ
nước ngoài của Việt Nam nói chung và nợ nước ngoài của Chính phủ nói riêng
nhưng nếu níu kéo tỷ giá sẽ càng làm tăng áp lực lên cán cân thương mại vốn đã
thâm hụt kéo dài.

13


2.3. Khả năng thanh toán và tính thanh khoản của nợ công Việt Nam:
Khả năng thanh toán nợ của Việt Nam được Uỷ ban giám sát tài chính quốc
gia đánh giá theo những chỉ tiêu: quy mô của khoản nợ so với GDP; quy mô khoản

nợ so với tổng thu ngân sách Nhà nước và so với tổng giá trị xuất khẩu – cho thấy
đều đang giảm dần.
Cụ thể, nếu xét theo chỉ tiêu quy mô của khoản nợ so với GDP thì khả năng
thanh toán nợ của Việt Nam đang giảm rất nhanh kể từ năm 2008. So với tổng thu
ngân sách Nhà nước, năm 2010, tổng nợ công gấp gần hai lần (chưa bao gồm nghĩa
vụ trả nợ dự phòng – cho các doanh nghiệp Nhà nước). Còn tỷ lệ nợ công nước
ngoài với tổng giá trị xuất khẩu được tính xấp xỉ khoảng 44%.
Tính thanh khoản nợ công của Việt Nam, theo Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia hiện vẫn khá tốt vì các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp chiếm tới 80%
(nghĩa vụ trả nợ đến năm 2013 chiếm khoảng 10% dự trữ ngoại hối quốc gia và nợ
nước ngoài chiếm 20% dự trữ ngoại hối hiện nay). Mặc dù vậy, nợ công của Việt
Nam vẫn có thể xảy ra những rủi ro về tính thanh khoản, khi thời hạn trả nợ bị
xáo trộn (khoản nợ từ trung hạn và dài hạn có thể chuyển thành ngắn hạn – trong
trường hợp các chủ nợ gặp khó khăn hay khủng hoảng kinh tế trong nước). Đặc
biệt, cơ quan giám sát bày tỏ e ngại rủi ro về tính thanh khoản của những khoản
nợ nước ngoài trong ngắn hạn khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam/tổng dư nợ
ngắn hạn đã và đang sụt giảm với tốc độ rất nhanh, từ mức 100 lần năm 2007
xuống còn 28 lần vào năm 2008, còn 3 lần vào năm 2009 và chỉ còn gấp khoảng 2

14


lần trong năm 2010. Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ nội địa trong ba năm tới được
ước tính trên số lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành và sẽ đáo hạn trong
vòng 3 năm tới, ước khoảng 215.000 tỷ đồng, tương đương 20% dự toán thu ngân
sách Nhà nước của thời điểm đó (2014).
Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ công giai đoạn 2006 - 2012: Con số trả nợ cho
Chính phủ là rất cao (từ 42.440 tỷ đồng/2006 - 108.186 tỷ đồng/2012). Tỷ lệ bình
quân trả nợ Chính phủ, thu ngân sách nhà nước chiếm khoảng 15%.
Nếu cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ: nợ công ở nước ta chủ yếu được

vay bằng Việt Nam đồng, đồng yên, đồng đô la, điều này cũng đồng nghĩa với
việc rủi ro về tỷ giá, lãi suất. Vay nước ngoài lớn nhất chủ yếu là vay Nhật Bản
17%; thứ hai là vay World Bank (WB) thông qua nguồn vốn đặc biệt 13%; thứ ba
là vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 8%. Vay trong nước thì chủ yếu là
đầu tư trái phiếu 28%, bảo hiểm xã hội 5%, vay tạm ứng tồn ngân kho bạc 9%, vay
khác là 20%. Như vậy, cơ cấu dư nợ công chia theo chủ nợ thì sẽ liên quan nhiều
tới tỷ giá, lãi suất.
Các doanh nghiệp nhà nước nhận được nhiều ưu đãi, từ tiếp cận tín dụng,
đất đai, khai thác tài nguyên, bảo hộ độc quyền… đến nhiều hậu thuẫn khác,
nhưng lại làm ăn kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, lãng phí. Nguyên nhân, theo Ủy
ban Kinh tế do sự buông lỏng giám sát từ cấp trên và quản lý yếu kém của lãnh
đạo tập đoàn, tổng công ty. Các doanh nghiệp này vay nợ mới để trả nợ cũ, 15hem
vốn vay ngắn hạn để trả nợ dài hạn và thậm chí là sử dụng vốn lưu động để đầu
tư. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, dư nợ nước ngoài Chính phủ bảo lãnh cho khu
vực doanh nghiệp nhà nước vào năm 2010 khoảng 4,6 tỉ USD, tương đương với
14,3% tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam.
Đáng nói, nhiều doanh nghiệp không thuộc diện bảo lãnh nhưng Chính phủ
vẫn thường phải đứng ra hỗ trợ khi làm ăn thua lỗ, không thể trả nợ đúng hạn.
Điển hình nhất là các khoản vay ưu đãi của từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB). Nguồn vốn của VDB đến từ phát hành giấy tờ có giá và nhận vốn ODA
cho vay lại chiếm 72,4% trong năm 2009. Một phần lớn nguồn vốn này sau đó được
VDB cho các DNNN vay ưu đãi để đầu tư. Tuy nhiên, nợ quá hạn và khoanh nợ
của VDB đối với cho vay trung, dài hạn tín dụng đầu tư có thời điểm lên tới 8,9%
vào 2007 và 12,05% vào cuối 2010. “Phần nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến

15


các khoản vay của VDB, trong trường hợp khó khăn thì nhà nước vẫn phải đứng
ra thu xếp hoàn trả”, Ủy ban Kinh tế chỉ rõ.

Nếu xét đến cả các tác động gián tiếp thì tín dụng của khu vực doanh nghiệp
nhà nước đang nổi lên như là một mối đe dọa đối với nợ công của Việt Nam. Một
khi kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp này sẽ không thể trả nợ đúng hạn được
cho các ngân hàng, cho VDB và cho các chủ nợ nước ngoài. Do hầu hết các doanh
nghiệp nhà nước đều thuộc diện “quá lớn” nên các khoản nợ xấu này cuối cùng
sẽ phải do ngân sách nhà nước gánh trả.
Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV cho biết thêm, nợ công sẽ
càng thêm nan giải hơn trước vấn đề việc bội chi ngân sách ở mức 5,3% GDP.
Việt Nam cũng đã trải nghiệm trong thời gian qua khi nợ công gia tăng cùng
với việc quản lý lỏng lẻo và sử dụng kém hiệu quả là việc tụt hạng tín nhiệm theo
đánh giá của các tổ chức quốc tế. Điều này thực sự đáng lo ngại. Mặc dù theo Bộ
trưởng Bộ Tài Chính Vũ Văn Ninh thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới
hạn an toàn và Bộ Tài Chính hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này, bởi trong
cơ cấu nợ, các khoản vay trung và dài hạn chiếm đến 86,5% với thời hạn vay lên
tới 40 năm trong khi chỉ phải trả lãi suất 0,75% - 1,0%/năm. Nhưng quốc gia đi vay
nợ khi đã mất uy tín thì ngay lập tức các khoản nợ dài hạn 30 - 40 năm trở thành
ngắn hạn phải trả ngay lập tức nên theo Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính
quốc gia Lê Xuân Nghĩa, những khoản vay dài hạn này chưa chắc đã an toàn một
khi đánh mất lòng tin của chủ nợ.
Nợ công nhìn dưới góc độ chỉ số tín nhiệm quốc gia: Nợ công của Việt Nam
bắt đầu tham gia vào bảng xếp hạng tín nhiệm quốc gia từ năm 2005. Giai đoạn
2005 - 2007, chúng ta đã thăng hạng, từ 2007 - 2011 đi xuống và năm 2011 - 2012
lại đi lên. Chỉ số xếp hạng quốc gia đánh giá thực trạng khả năng trả nợ quốc gia
và đánh giá mức độ uy tín quốc gia. Nếu được xếp hạng cao, chúng ta sẽ đi vay
trên thị trường quốc tế với lãi suất và chi phí thấp hơn. Nếu so sánh với các nước
trong khu vực như Indonesia, Philippin, Mông Cổ, Sri Lanka, thì chỉ số tín nhiệm
của chúng ta cao hơn.

16


Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng về lý thuyết mức nợ công của Việt Nam
“không có vấn đề gì” nhưng Việt Nam phải tính tới “phần chìm của tảng băng”,
tức là những khoản nợ ngầm, các khoản nợ ngân hàng, nợ doanh nghiệp của Nhà
nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro
đối với kinh tế Việt Nam, nếu Việt Nam “lơ là”.


CHƯƠNG 3:
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nợ công của Việt Nam mang đầy
“rủi ro”. Rủi ro này đến từ nhiều nguyên nhân.

3.1. Nguyên nhân trực tiếp:
3.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn vay:
STT

Quốc gia

Tổng nợ công
(USD)

Tỷ lệ nợ công/GDP

1

Mỹ

11,839,557,377,049

53,7%


2

Nhật

12,553,347,540,984

191,9%

3

Tây Ban Nha

1,018,214,754,098

62,1%

4

Đức

2,794,955,737,705

79,6%

5

Hy Lạp

394,985,245,902


99,6%

6

Việt Nam

71,660,655,738

51,7%
Nguồn: The Economist, 2013

Nhìn vào số liệu bảng trên, câu hỏi đặt ra là: Mỹ và Đức có nợ công khá lớn,
còn nếu nhìn vào tỷ lệ nợ công tính trên GDP thì Nhật bản là nước có tỷ lệ cao nhất
nhưng tại sao các tổ chức và chính phủ các nước không lo ngại nợ công tại Đức
mà lại rất lo ngại nợ công tại Hy Lạp và Tây Ban Nha? Tương tự như vậy, quy mô
nợ công của Việt Nam cũng nhỏ hơn nhiều so với những nước đó nhưng tại sao
ta lại bị “rung chuông cảnh báo” về nợ công. Như vậy, để đánh giá tính an toàn
của nợ công của một nước, ta không chỉ đơn giản nhìn vào quy mô nợ công của
nước đó. Điều này cũng dễ hiểu, đối với một người đi vay nợ thì quy mô của khoản
nợ mà anh ta vay không quan trọng bằng hiệu quả sử dụng đồng vốn vay và khả
năng thanh toán nợ trong tương lai lâu dài của anh ta.
Nói đến hiệu quả sử dụng đồng vốn vay ta nghĩ ngay đến chỉ số ICOR.
ICOR càng cao thì chứng tỏ hiệu quả đầu tư càng thấp. Chất lượng tăng trưởng
thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Riêng
năm 2009, chỉ số ICOR chung của nền kinh tế Việt Nam là 8, thì ICOR của khu vực
kinh tế nhà nước lên tới 12 – thuộc hạng cao nhất thế giới.

17



8
8
6.15

7
6

5.24

5.04

5

Chỉ số ICOR

4
3
2
1
0
2001-2003

2004-2006

2007-2008

2009

Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2001-2009

Chỉ số ICOR năm 2010 là 6,9; nói đơn giản là phải bỏ ra 6,9 đồng vốn đầu tư
mới được 1 đồng tăng trưởng; trong khi đó Trung Quốc là 4,1, Nhật là 3,2, Hàn
Quốc là 3,2, Đài Loan là 2,7. Chỉ số này cao hơn nhiều so với khuyến cáo của World
Bank: đối với một nước đang phát triển, chỉ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả
và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu
vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi.
3.1.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước:
Thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 đã tăng mạnh cả về số
tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP so với giai đoạn trước. Hiện nay, Việt Nam vẫn sử
dụng hai khái niệm bội chi ngân sách: Bội chi theo tiêu chuẩn quốc tế và Bội chi
theo tiêu chuẩn Việt Nam (gồm bội chi theo chuẩn quốc tế cộng thêm phần chi trả
nợ gốc). Nếu theo chuẩn quốc tế thì thâm hụt ngân sách Nhà nước đã tăng vọt từ
dưới 10 ngàn tỷ năm 2006 lên hơn gấp đôi vào năm 2007 và hơn 8 lần vào năm
2009. Theo đó, thâm hụt ngân sách Nhà nước đã tăng từ 0,9% GDP năm 2006 lên
4,51% GDP năm 2009 và giảm xuống còn 3,03% GDP năm 2010. Hiện tượng này
cho thấy xu hướng gia tăng thâm hụt ngân sách Nhà nước đã xuất hiện trước khi
có khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng chỉ làm cho thâm hụt ngân sách

18


Nhà nước thêm nặng nề hơn. Hơn nữa, thâm hụt ngân sách Nhà nước năm 2009
tăng tới 44,1% so với dự toán do yếu tố tác động khủng hoảng đã không được tính
đến khi xây dựng dự toán. Thâm hụt ngân sách Nhà nước trong các năm còn lại
trong giai đoạn 2006-2010 cơ bản theo đúng dự toán, thậm chí còn thấp hơn dự
toán mặc dù thu chi ngân sách Nhà nước đều vượt dự toán như đã nêu ở phần
trên chứng tỏ kỳ vọng nới lỏng chính sách tài khoá thông qua tăng thâm hụt ngân
sách Nhà nước còn cao hơn khi thực hiện.
Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài.
Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi

trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân
sách Nhà nước Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ
Chính phủ ngày càng lớn.
3.1.3. Cơ cấu khoản nợ:
Tính rủi ro của nợ công Việt Nam còn đến từ cơ cấu của khoản nợ. Như đã
nói ở trên, trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao.
Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Trên lý thuyết, điều
này được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi
có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Nhìn vào biểu đồ 2, tỷ trọng của
các khoản vay bằng USD và JPY rất cao (USD chiếm 22,95% còn JPY chiếm 38,25%).
Điều này gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VND luôn có
xu hướng tăng còn JPY thì đang lên giá so với USD.
Bên cạnh đó, mặc dù các điều khoản ưu đãi của ODA (nguồn cung cấp nợ
nước ngoài chủ yếu của Việt Nam) giúp Việt Nam giảm bớt được áp lực nợ công
nhưng tỷ trọng nợ nước ngoài tăng cao làm tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ công
trong tương lai. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử cho thấy,
khi tỷ trọng nợ nước ngoài quá cao, Chính phủ sẽ mất đi tính chủ động khi ứng
phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm soát các món nợ vay phụ thuộc
vào tỷ giá hối đoái và tâm lý các nhà đầu tư quốc tế. Khủng hoảng nợ của
Argentina (2001) và Hy Lạp hiện nay là minh chứng điển hình cho tác động tiêu
cực của nguồn nợ công từ nước ngoài. Trong khi đó,mặc dù Nhật có mức nợ công
trên GDP rất cao nhưng nợ công của Nhật vẫn được đánh giá là bền vững do nợ
công chủ yếu được tài trợ từ các nhà đầu tư trong nước.

19


3.1.4. Yếu tố lãi suất:
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong

đó chủ yếu ở mức 1% - 2,99%. Tuy nhiên so với các năm trước, cùng với việc Việt
Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, năm 2010, các khoản vay của
Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổi ngày càng tăng lên,
gây áp lực nợ cho Chính phủ. Trong 25,097 tỷ USD tổng nợ nước ngoài của Chính
phủ có 19,313 tỷ USD có lãi suất thấp như trên; trên 1,678 tỷ USD chịu lãi suất từ
3 – 5,99% (tăng 176 triệu USD so với năm 2009) và có tới 1,888 tỷ USD ở mức lãi
suất 6 – 10%, tăng hơn gấp đôi so với năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay với lãi
suất thả nổi cũng tăng 6,66 triệu USD so với 2009. Theo Cục quản lý nợ và tài chính
đối ngoại, lãi suất trung bình nợ Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006
lên 1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm. Với tình hình này, rõ
ràng áp lực chi phí trả lãi đang ngày một lớn dần.

3.2. Nguyên nhân sâu xa:
Thứ nhất, khả năng quản lý nợ công của ta còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém.
Việt Nam hiện chưa có một ủy ban chuyên trách quản lý về nợ công đã dẫn
đến việc thiếu tập trung, thậm chí thiếu minh bạch trong việc quản lý, sử dụng
vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham nhũng. Điều này làm gia tăng lo ngại
về việc nợ công có thể trở thành “mối đe dọa thứ 2”, sau lạm phát.
Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong vấn đề nợ công còn chưa
rõ ràng. “Ở Việt Nam có cái rất đặc biệt, là đôi khi người đi vay không phải người
trả nợ, và người trả nợ không phải người đi vay” nên “Các đầu mối về quản lý nợ
công không có, dẫn đến tình trạng trách nhiệm trong quản lý nợ công vẫn chưa
rõ” (Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Đặng Văn Thanh).
Khu vực Chính phủ chưa được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của
khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế. Chính sách và vai trò quản lý của
khu vực công chưa được công khai cụ thể.
Do quản lý nợ công chưa chặt chẽ nên tỷ lệ thất thoát của các công trình đầu
tư nhà nước được thừa nhận chính thức đến không chính thức là từ 15% đến 45%.
Với số nợ nước ngoài thống kê chính thức là 29 tỷ USD, có thể thấy phần thất thoát
tài sản nhà nước là không nhỏ, từ 4 tỷ USD đến khoảng 10 tỷ USD.


20


Thứ hai, con số nợ công do Bộ Tài chính nêu ra chưa hoàn toàn chính xác bởi
cách tính nợ công của Việt Nam chưa phản ánh đúng thực trạng và cũng khác xa
so với thông lệ quốc tế1. Do đó gây nên tranh cãi về những con số được công bố
về tình hình nợ công của Việt Nam. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (Học viện Tài
chính) cho rằng khi không tính đúng, tính đủ nợ công, có thể đưa đến nhìn nhận
lạc quan thái quá về ngưỡng an toàn nợ. Hệ quả là nợ có thể tăng nhanh khó kiểm
soát.
Nhiều người cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều và phần chênh lệch giữa
những con số đó đa phần nằm ở khoản nợ mà Nhà nước phải bảo lãnh cho những
doanh nghiệp Nhà nước. Theo ước tính, khoản vay của doanh nghiệp hiện chiếm
khoảng 10% tổng dư nợ công và là khoản đáng lo ngại nhất bởi phần lớn là vay
với kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, Chính phủ
đương nhiên sẽ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người bảo lãnh. Thực tế cho
thấy, các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Sự kém cỏi đó thể hiện qua
tính toán đơn giản của TS. Lê Kim Sa (Trung tâm Châu Á - Thái Bình Dương) dựa
trên báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lãi 6,6%.
Nghe đến đây khiến ta nghĩ rằng các tập đoàn Nhà nước làm ăn cũng có hiệu quả
nhưng trong cùng thời gian này, lãi suất huy động trên thị trường là 11%. Như
vậy, “Chẳng phải làm gì, chỉ cần gửi tiền vào ngân hàng cũng có lời thêm 4% và
đó là vấn đề. Nếu chúng ta không tạo ra được giá trị thực thì nền kinh tế rất rủi
ro”.
Theo ước tính của ông Nguyễn Đình Hòa (kiểm toán Nhà nước), nếu chỉ
cộng phần nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cách tính của UNCTAD thì nợ
công của Việt Nam hiện không dưới 72% GDP, tức là vượt khá xa so với mức bình
quân của thế giới. Theo số liệu tổng hợp từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ước
tính đến hết năm 2009, chỉ tính riêng tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty

Nhà nước là trên 300.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 22% GDP của năm 2009. Báo cáo điểm
lại của Ngân hàng Thế giới, đến cuối năm 2010, khoản nợ được gọi là nghĩa vụ dự phòng

1

Theo cách tính nợ công của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) được nhiều nước
trên thế giới sử dụng thì nợ công còn bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của
công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước sử dụng để mua
trái phiếu hay đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia.

21


×