Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Giáo Trình Sinh Lý Trẻ Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.45 KB, 119 trang )

1

Giáo trình Sinh lý trẻ Mầm non
Hoàng thị khuyến= ĐHSP Đồng Tháp
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng và phát triển của
cơ thể. Trên cơ sở đó nhận thức và phân tích các hiện tượng trong tâm lý học, giáo dục học,
dinh dưỡng học và các bộ môn phương pháp và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ.


Vận dụng vệ sinh các hệ cơ quan, phòng tránh bệnh tật

Chương 1. CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên biết được một số vấn đề cơ bản:


Tầm quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo.



Chương trình môn học, nội dung, phương pháp học tập bộ môn.



Cơ sở việc chăm sóc nuôi dạy trẻ.

BÀI 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ MÔN

I. Khái niệm về giải phẫu, sinh lý người
1. Giải phẫu người.
Là một môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và các qui luật phát triển của cơ thể


người, cũng như các cơ quan trong cơ thể.
Nghiên cứu mối tương quan của các bộ phận với nhau, trong cơ thể, thấy được sự thống nhất
trong cơ thể; và thấy được sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường nhờ hệ thần kinh. Từ đó tìm ra
những biện pháp tác động đến môi trường làm ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể.
2. Sinh lý người.
Là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động chức năng của các cơ quan, các hệ cơ quan và toàn
cơ thể.
Nghiên cứu các qui luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể.
Giải phẫu và sinh lý người có liên quan mật thiết với nhau. Muốn hiểu được chức phận của một
cơ quan nào đó trong cơ thể, thì phải biết cấu tạo cơ quan đó.


2
Ngày nay với những thành tựu của sinh học phân tử, sinh lý học còn đề cập đến hoạt động chức
năng của tế bào, của phân tử.
II. Tầm quan trọng của bộ môn trong trường CĐSP nhà trẻ – mẫu giáo.
1. Mục đích của bộ môn giải phẫu sinh lý trẻ
- Giúp sinh viên hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn. Về cấu tạo và
chức phận của từng cơ quan trong cơ thể.
- Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi trong các giai đoạn tuổi khác nhau của trẻ.
- Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cho cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo chăm sóc và giáo dục trẻ một
cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển cơ thể trẻ.
- Cung cấp những kiến thức cơ sở, để tiếp thu kiến thức của các môn khác như: Tâm lý học,
giáo dục học, các bộ môn phương pháp…
2. Mối quan hệ giữa giải phẫu sinh lý trẻ với các môn khoa học khác.
- Giải phẫu sinh lý trẻ em có liên quan đến nhiều khoa học khác nghiên cứu về con người như:
Y học, tâm lý học, thể dục thể thao…
- Y học: giúp người thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị và ngăn ngừa phù hợp.
Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và sinh lý
của nó, đặc biệt trên cơ sở sự phát triển của não bộ và của hệ thần kinh. Giải phẫu “sinh lý trẻ là cơ sở

của tâm lý trẻ em, tâm lý học xây dựng thượng tầng của hoạt động thần kinh”
Paplop.
- Giải phẫu, sinh lý trẻ em còn là môn cơ sở cho các môn cơ sở cho các khoa học khác như
giáo dục học, giáo dục thể chất, phương pháp toán, văn học tiếng Việt v.v…
- Những kiến thức về giải phẫu sinh lý được xây dựng dựa trên một số qui luật hoá. Hiện tượng
trao đổi khí, tính chất đệm của máu, sự vận chuyển máu trong tim…
Tóm lại: giải phẫu sinh lý trẻ là một môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều môn khoa
học khác trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ. Nắm vững những kiến thức về giải phẫu sinh lý trẻ sẽ
giúp cho người học, cô giáo mầm non học tốt hơn và làm tốt nhiệm vụ của mình.


3
BÀI 2. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM.

I. Giới thiệu chung về cơ thể trẻ em
- Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và trưởng thành.
+ Lớn: Sự phát triển về thể chất.
+ Trưởng thành: Sự phát triển về tinh thần vận động.
Sự phát triển về thể chất và tinh thần vận động có liên quan chặt chẽ với nhau, làm cho cơ thể
trẻ, dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.
- Điều kiện môi trường có ảnh hưởng đến cơ thể trẻ.
Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, cơ thể còn yếu. Những thay đổi của môi
trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
- “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Mọi đặc tính giải phẫu sinh lý của trẻ em không
phải của người lớn thu nhỏ lại.
II. Các thời kỳ phát triển của cơ thể trẻ em
Sự phát triển cơ thể trẻ em chia làm 6 thời kỳ.
1. Thời kỳ phát triển trong tử cung.
Bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời (270 – 280 ngày)
Chia 2 Giai đoạn:

- Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu) là giai đoạn hình thành thai nhi.
- Giai đoạn phát triến sau thai (6 tháng cuối) thai nhi lớn nhanh cả về cân nặng và chiều cao.
Đặc điểm:
- Sự hình thành và phát triển của thai nhi.
- Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, tinh thần tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của người mẹ khi
có thai đều ảnh hưởng trực tiếp của thai nhi.
Vì vậy bảo vệ sức khoẻ các bà mẹ có thai là thiết thực bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
2. Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh).
- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ.
- Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động và thích nghi dần.
+ Trẻ bắt đầu thở bằng phổi.
+ Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.
+ Bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh.
+ Hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày.


4
Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý: Bong da, vàng da, sụt cân,
rụng rốn.
Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu.
3. Thời kỳ bú mẹ: (1-12 tháng)
- Cơ thể lớn nhanh.
Trẻ 12 tháng: cân nặng 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần lúc đẻ. Do đó nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Tinh thần vận động phát triển nhanh lúc mới đẻ chỉ có một phản xạ bẩm sinh cuối thời lý này
trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện, trẻ nói và hiểu được nhiều điều.
- Hệ thống cơ xương phát triển nhanh 1 tuổi trẻ đã đi được.
- Chức năng các hệ cơ quan còn yếu: Hệ tiêu hoá, hệ thống miễn dịch còn kém.
4. Thời kỳ răng sữa ( 12 – 60 tháng )
Chia 2 giai đoạn

Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi.
Tuổi mẫu giáo: 3 -6 tuổi .
- Trẻ chậm lớn hơn thời ký bú mẹ chức năng các bộ phận hoàn thiện dần.
- Chức năng vận động phát triển nhanh.
- Hệ thống thần kinh phát triển mạnh các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, phong phú, tốc
độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh.
Hệ thống ngôn ngữ phát triển nhanh.
5. Thời kỳ thiếu niên (7-15 tuổi)
Chia 2 giai đoạn:
Tuổi học nhỏ: 7-12 tuổi
Lớn: 12-15 tuổi
Cấu tạo và chức phận các bộ phận hoàn chỉnh:
Hệ thống cơ phát triển mạnh.
Hệ thần kinh hoàn thiện về cấu tạo.
Chức phận não phát triển mạnh, phức tạp, vỏ não chiếm ưu thế dần.
Răng sữa, được thay bằng răng vĩnh viễn.
6. Thời kỳ dậy thì:
- Giới hạn khác nhau tuỳ theo giới môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Nữ 13, 14 – 17, 18 tuổi.
Nam 15, 16 – 19, 20 tuổi.
- Cơ thể trưởng thành nhanh, các bắp thịt phát triển mạnh.


5
Có biến đổi nhiều về sinh lý và tâm lý.
Hệ thống nội tiết có nhiều biến đổi. Bộ phận máy sinh dục bắt đầu hoạt động.
Hệ thống thần kinh có nhiều biến đổi không ổn định dễ mất thăng bằng


6

BÀI 3. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Ở TRẺ EM

Để đánh giá sự phát triển về thể chất cơ thể dựa vào một chỉ số thông thường: Cân nặng, chiều
cao, vòng đầu, vòng ngực, tỉ lệ các phần của cơ thể.
I. Sự phát triển cân nặng
Trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình 2800g – 3000g.
1. Thời kỳ bú mẹ: 1- 12 tháng.
Cân nặng tăng rất nhanh. 6 tháng đầu tăng nhanh hơn 6 tháng sau (100g/tháng), tăng trung bình
(500 – 600g/tháng).
P = Pss + 500 ( 600 )g x n
Pss: Trọng lượng sơ sinh
n: số tháng tuổi.
500 – 600g: Trung bình mỗi tháng trẻ tăng.
2. Trẻ trên 1 tuổi:
Trẻ 1 tuổi có trọng lượng trung bình là 9 kg. Trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg.
P = 9 + 1,5 ( N – 1 ) (kg)
N: số tuổi
II. Sự phát triển chiều cao
Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình: 48 – 50 cm.
1. Trẻ dưới 1 tuổi
Trong năm đầu chiều cao phát triển nhanh, nhưng không đồng đều từng tháng.
Trẻ 1-3 tháng tăng 3,5 cm/tháng
Trẻ 3-6 tháng tăng 2,0 cm/tháng
Trẻ 6-9 tháng tăng 1,5 cm/tháng
Trẻ 9-12 tháng tăng 1 cm/tháng
Trẻ 1 tuổi có chiều cao trung bình là 75 cm
2. Trẻ 1-6 tuổi.
Chiều cao tăng nhanh nhưng so với trẻ bú mẹ thì chậm hơn nhiều. Trung bình mỗi năm tăng 5
cm…
H = 75 cm + 5 cm (N-1)



7
N: số tuổi.
III. Sự phát triển vòng đầu, vòng ngực.
1. Vòng đầu:
Trẻ mới đẻ vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1-2 cm.
Vòng đầu tăng nhanh trong năm đầu: những năm sau tăng chậm.
Trẻ sơ sinh:

32-24 cm

1 tuổi:

46 cm

2 tuổi

48 cm

3 tuổi

49 cm

7 tuổi

51 cm

2. Vòng ngực:
- Trẻ sơ sinh vòng ngực nhỏ hơn vòng đầu 1-2 cm.

Sau khi sinh vòng ngực tăng rất nhanh. Trẻ 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu: Sau đó vòng
ngực lớn dần và vượt vòng đầu.
Trẻ 2-6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm.
IV. Tỷ lệ các phần của cơ thể
1. Chiều cao đầu so với chiều cao cơ thể
Trẻ sơ sinh bằng1/4 chiều cao cơ thể.
Trẻ 2 tuổi bằng 1/5 chiều cao cơ thể.
Trẻ 6 tuổi bằng 1/6 chiều cao cơ thể
Trẻ 12 tuổi bằng 1/7 chiều cao cơ thể.
Người lớn bằng 1/8 chiều cao cơ thể.

2. Chiều cao của thân
Chiều cao của thân so với chiều cao toàn thân của trẻ nhỏ tương đối cao. Tỉ lệ này giảm dần
theo lứa tuổi.


8
Trẻ sơ sinh chiều cao thân bằng 45% chiều cao cơ thể, đến tuổi dậy thì chỉ còn 38%.
3. Tỉ lệ các chi so với chiều cao cơ thể.
Chi của trẻ em tương đối ngắn so với chiều cao cơ thể.
Càng lớn tỉ lệ này càng giảm dần. Trẻ sơ sinh có chiều dài chi bằng 1/3 chiều cao cơ thể. Đến
tuổi trưởng thành chi dưới bằng 50% chiều cao; chi trên bằng 45% chiều cao.
V. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trẻ em.
1. Yếu tố bên trong:
-

Các yếu tố nội tiết như vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận…

-


Vai trò của hệ thần kinh.

-

Yếu tố di truyền.

-

Các tật bẩm sinh đều làm cơ thể trẻ chậm lớn.

2. Yếu tố bên ngoài:
-

Vai trò của dinh dưỡng: Nuôi dưỡng tốt trẻ sẽ phát triển nhanh và ngược lại.

-

Các yếu tố bệnh tật: Trẻ mắc bệnh tật sẽ chậm lớn, chậm phát triển.

-

Vai trò giáo dục, luyện tập, làm cho trẻ phát triển cân đối.

-

Ảnh hưởng của khí hậu và môi trường sống.

3. Bảo vệ sức khoẻ trẻ em:
Để làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe trẻ em cần thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ

em:
1. Theo dõi, biểu đồ tăng trưởng.
2. Bù nước, bằng đường uống.
3. Bảo đảm cho trẻ bú mẹ đầy đủ
4. Tiêm chủng phòng bệnh mở rộng
5. Kế hoạch hoá gia đình
6. Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em.
7. Giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ.
VI. Theo dõi sự phát triển thể chất bằng biểu đồ tăng trưởng
Biểu đồ tăng trưởng
1. Biểu đồ tăng trưởng là gì?


9
- Biều đồ tăng trưởng (biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi) là đồ thị thể hiện chiều hướng
phát triển cân nặng của một đứa trẻ tương ứng với độ tuổi của nó.
Cân nặng là là một phản ứng tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của em.
2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng.
- Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng.
- Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Theo dõi tình trạng sức khoẻ chung của trẻ, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, điều chỉnh chế độ
ăn và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp khi cần thiết.
3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng.
- Cân đều đặn cho trẻ hàng tháng bằng một loại cân nhất định.
- Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng (trục ngang là tuổi, trục dọc là cân nặng)
- Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, nếu đường biểu diễn đi lên là tốt, nằm ngang (-) trẻ
không lên cân là nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời.
- Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó.



10
BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN TINH THẦN VÀ VẬN ĐỘNG TRẺ EM

I. Khái niệm tâm vận động (tinh thần và vận động)
Tâm – vận động bao gồm sự vận động, phối hợp vận động, khả năng nghe nói, sự nhận thức xã
hội.
Sự phát triển tâm – vận động của trẻ diễn ra song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh và
của cả cơ thể.
Để đánh giá sự phát triển tâm – vận động của trẻ căn cứ vào 4 tiêu chuẩn:
- Các động tác vận động của trẻ.
- Sự khéo léo kết hợp các động tác.
- Sự phát triển về lời nói.
- Quan hệ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh.
II. Sự phát triển tâm – vận động của trẻ.
1. Trẻ sơ sinh:
- Vận động là những cử động tự phát, không chủ động, không phối hợp hai bên.
- Có các phản xạ tự nhiên: bú, mút tay.
- Trẻ ngủ nhiều, nhưng đã biết:
+ Nghe: có tiếng động to trẻ giật mình.
+ Nếm: không thích chất đắng, khi bị ép nhắm mắt lại, thích ngọt.
+ Ngửi: có thể ngửi mùi sữa mẹ, tìm vú mẹ khi được bế.
2. Trẻ 3 tháng:
- Lấy được từ ngửa sang nghiêng, nhắc được cằm khi nằm sấp, có thể đón được vật khi người
lớn đưa và tự cầm đồ chơi đưa vào miệng.
- Chưa tự điều chỉnh được các động tác.
- Chú ý nhìn vào vật và nhìn theo vật di động.
- Thể hiện sự vui thích: cười khi được hỏi chuyện .
3. Trẻ 6 tháng:
- Ngồi vững, trườn ra phía trước và xung quanh.
- Giơ tay lấy đồ chơi nhanh, giữ trong tay lâu, có thể chuyển từ tay này sang tay kia, nhặt một

vật nhỏ bằng cả 5 ngón tay.
- Bập bẹ hai âm thanh rõ a, ạ.
- Biết lạ, quen; phân biệt được bố mẹ và người lạ.


11
4. Trẻ 9 tháng:
- Tự ngồi vững, bò giỏi, có thể đứng lên khi có thanh vịn.
- Nhặt vật nhỏ bằng hai ngón tay (cái và trỏ), đập hai tay vào nhau.
- Biết phát âm: “bà, bà” “má, má”.
- Có cảm xúc vui mừng, sợ hãi.
5. Trẻ 12 tháng:
- Đứng vững, bắt đầu tập đi, dùng tay giữ thăng bằng.
- Sử dụng các ngón tay dễ dàng.
- Hiểu đựơc lời nói đơn giản, phát được hai âm: “bà ơi”, mẹ đâu”. Nhắc lại được những âm
người lớn dạy nhưng chưa rõ.
- Thể hiện ý thích rõ: chỉ tay, đòi những vật mình thích.
6. Trẻ 18 tháng:
- Đi nhanh, chạy được
- Tự cầm bát, thìa khi ăn, xếp đồ chơi (xếp khối vuông thành nhà)
- Nói được câu ngắn.
- Phân biệt, nhận biết một số bộ phận trên cơ thể.
- Điều chỉnh được một số phản xạ: gọi người lớn khi đi tiểu.
7. Trẻ 24 tháng:
- Lên được cầu thang một mình nhảy được một chân.
- Tự mặt quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về.
- Vẽ được hình tròn, đường thẳng.
- Nói được câu dài, có thể hát được bài hát ngắn.
8. Trẻ 3 tuổi:
- Đi nhanh, chạy leo được bậc cửa.

- Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo hơn, trẻ có thể tập múa, vẽ.
- Lời nói phát triển, vốn từ phong phú có thể tới 1000 từ.
- Trẻ thích sống sinh hoạt tập thể.
9. Trẻ 4-6 tuổi:
- Vận động khéo léo, nhanh nhẹn.
- Tinh thần phát triển nhanh, tiếng nói phát triển mạnh, trẻ nói đúng ngữ pháp.


12
- Thích tìm hiểu môi trường xung quanh thích sinh hoạt tập thể.
- Trẻ có khả năng học tập, tiếp xúc sự giáo dục.


13

Chương 2: HỆ THẦN KINH
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên phải nắm được một số vấn đề cơ bản về:


Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh



Phản xạ, các loại thần kinh, giấc ngủ.
BÀI 1. GIỚI THIỆU HỆ THẦN KINH

I. Một số khái niệm
1. Tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh.

Tế bào thần kinh là những tế bào được biệt hoá cao thích nghi với chức năng phát sinh xung
động dẫn truyền xung động.

a. Thân:
Có hình dáng và kích thước khác nhau: Hình sao, hình tháp, hình que, hình cầu…
Thân có chứa các thể Niss là những hạt màu xám, chứa ARN có chức năng tổng hợp Prôtêin
Thân tế bào thần kinh tạo nên chất xám của hệ thần kinh.
b. Đuôi gai (đột nhánh)
Là những tua bào tương ngắn và phân nhánh nhiều ở gần thân mỗi tế bào thần kinh có nhiều
đuôi gai.
c. Sợi trục
Là một tua bào tương dài từ vài µ đến vài chục cm, đầu tận cùng chia nhiều nhánh.
Bọc quanh sợi trục là vỏ Schwann các tế bào Schwann xếp cạnh nhau và cuốn quanh sợi trục.
Giữa các tế bào Schwann là eo Ranvier
Giữa các lớp của tế bào Schwann có chất myelin (là một phótpho lipit màu trắng, có tính cách
điện) đó là sợi có myelin.


14
Các sợi có myelin tập trung lại tạo thành chất trắng của hệ thần kinh.
d. Xy nạp:
Là nơi tiếp xúc giữa các đầu tận cùng sợi trục của một tế bào thần kinh với đuôi gai hoặc thân
của tế bào thần kinh khác.
Cấu tạo của Xynap gồm:
-

Nhánh tận cùng (thuộc đốt trục một tế bào thần kinh)

-


Cúc tận cùng

-

Khe Xynap

-

Màng sau xy nap (thuộc đuôi gai hoặc của tế bào thần kinh khác)

e. Sự dẫn truyền xung động thần kinh ở tế bào thần kinh.
Trên sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều.
Từ sợi trục xung động thần kinh được dẫn truyền theo 2 chiều.
-

Từ sợi trục tới đuôi gai của chính tế bào ấy (chiều nghịch).

-

Ở sợi không myelin: Xung động thần kinh được dẫn truyền liên tiếp.

-

Ở sợi có myelin xung động được dẫn truyền theo lối nhảy cách qua các eo ranvire.

-

Trong một bó sợi trục, xung động được dẫn truyền riêng trong từng sợi.

- Tại xynap: Xung động chỉ được dẫn truyền theo chiều thuận: từ cúc qua khe xynap tới

màng sau xynap.
2. Phản xạ
a. Khái niệm
Phản xạ là một phản ứng của cơ thể qua trung ương thần kinh để trả lời lại kích thích nhận
được.
Ví dụ: Sờ tay vào lửa rụt tay lại, thức ăn vào miệng chảy nước bọt.
b. Cung phản xạ
- Cung phản xạ là con đường mà luồng xung động thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua
trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

Một cung phản xạ gồm 5 khâu


15
1. Cơ quan thụ cảm
2. Dây thần kinh hướng tâm
3. Trung ương thần kinh
4. Dây thần kinh li tâm.
5. Cơ quan phản ứng.
- Một cung phản xạ thường gồm: 3 tế bào thần kinh: Hướng tâm, trung gian, li tâm.
c. Vòng phản xạ
- Sau khi trả lời kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy ngược
về hệ thần kinh trung ương (đường liên hệ ngược). Từ trung ương thần kinh, có quá trình phân tích và
đưa ra lệnh mới bổ xung, điều chỉnh
Đường đi của phản xạ là một đường vòng xoay trôn ốc.
II. Vai trò của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh giúp cho cơ thể tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra ở môi trường bên
trong bên ngoài cơ thể.
- Điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Điều chỉnh sự hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự thống nhất hoạt động của các cơ quan

trong cơ thể.
- Trên cơ sở đó giúp cho cơ thể thích nghi với những điều kiện biến đổi của môi trường.
- Riêng đối với con người nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh (bán cầu đại não, đặt biệt là vỏ
não), con người có tư duy và tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con
người.
III. Giới thiệu đại cương cấu tạo – chức phận từng phần của hệ thần kinh
Căn cứ vào chức năng thì gồm:
- Hệ thần kinh động vật (có xương): Điều khiển hoạt động của các cơ xương và một số cơ
quan: lưỡi, hầu, tiêu hoá, bài tiết, sinh dục.
- Hai hệ thần kinh này đều gồm: Trung ương thần kinh và bộ phận ngoại biên.
+ Trung ương thần kinh: Tuỷ sống và não bộ.
Tuỷ sống và não bộ có chung một màng bọc gọi là mạng não tuỷ. Màng não tuỷ có 3 lớp:
màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
Lớp màng nhện có dịch não tuỷ.
+ Bộ phận bên ngoài biên: gồm 12 đuôi dây thần kinh não, 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
Hạch thần kinh: mỗi hạch lớp nằm trong khoang bụng và 2 chuỗi hạch nằm 2 bên cột sống.
1. Tuỷ sống:


16

Vị trí và hình dạng của tuỷ sống
I.Tuỷ sống trong cột sống: 1.Vị trí đốt sống cổ; 2.Vị trí đốt thắt lưng
II.Tuỷ sống nhìn trước và các dây thần kinh tuỷ: 3.Phình cổ; 4.Phình thắt lưng.
Nằm trong cột sống, từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2 (người lớn), thắt lưng 3 (trẻ sơ sinh),
gồm 31 đốt tuỷ xương.
- Cắt ngang tuỷ sống: có 2 miền.
+ Chất xám:
Là tập hợp thân và tua ngắn của tế bào thần kinh
Là trung khu của các phản xạ không điều kiện đơn giản, cơ thân, chi, một số cơ quan bài tiết

mồ hôi, sinh dục…
+ Chất trắng:
Cấu tạo bởi các sợi thần kinh có bọc myelin, tao nên đường dẫn truyền xung động thần kinh
nối liền các trung khu thần kinh với nhau; từ các trung khu tới các cơ quan, từ các cơ quan tới trung
khu.
- Dây thần kinh tuỷ
+ Có 31 đôi dây thần kinh tuỷ.
+ Mỗi dây thần kinh tuỷ gồm rễ sau (rễ cảm giác) và rễ trước (rễ vận động). Gần nơi 2 rễ họp
lại có một chỗ phình to (thuộc rễ sau) đó là hạch gai.
- Tuỷ sống mang tính chất phân đoạn, mỗi đốt tuỷ chi phối cảm giác và vận động của một vùng
nhất định của cơ thể…
2. Thân não (trụ não)
Gồm hành tuỷ, cầu não, não giữa và não trung gian
Tính chất phân đốt còn nhưng không rõ.
- Cấu tạo miền trắng và chất xám.
+ Chất xám: là các trung khu thần kinh
+ Chất trắng làm thành các đường dẫn truyền thần kinh.


17
Thân não: Là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng liên quan đến sự sống còn của cơ thể liên
quan chức năng điều hoà các quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
- Ở thân não có các đường dẫn truyền thần kinh, đảm bảo mối liên lạc giữa tuỷ sống và các
phần khác của não
- Dây thần kinh não:
Có 12 đôi dây thần kinh não xuất phát từ mặt dưới của bộ não tới các cơ quan đầu, mặt, cổ.
+ Gồm các dây cảm giác: I ( khứu giác) II (Thị giác) VIII (thính giác).
+ Các đôi dây vận động: III, IV, VI (dây vận động mắt, XI (cơ gai sống cổ), XII (cơ lưỡi)
+ Dây pha: đôi…V (vận động và cảm giác mắt hàm), VII (vận động và cảm giác hầu, thanh
quản các cơ quan ở khoang ngực, bụng).

3. Tiểu não:
- Nằm sau cầu não và hành tuỷ.
- Tiểu não ở người là phát triển và hoàn thiện nhất.
- Cấu tạo: gồm: thuỳ giun ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên.
+ Chất trắng nằm trong
+ Chất xám nằm ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não nhiều thuỳ và tiểu thuỳ.
- Chức năng:
+ Điều hoà, phối hợp những trạng thái vận động của cơ thể, đảm bảo tính chính xác của các cử
động.
+ Điều hoà trạng thái tế bào thần kinh ở võ não.
4. Bán cầu đại não.
Mặt ngoài của bán cầu đại não có nhiều rãnh, bề mặt vỏ não có 4 thùy, nếp nhăn.
Diện tích bề mặt lớp vỏ bán cầu đại não của người lớn chừng 2500cm 2.
- Cấu tạo:

+ Vỏ não: gồm lớp chất xám dày 2-4 mm gồm 14-17 tỉ tế bào thần kinh. Các tế bào này có
nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Các tế bào vỏ não sắp xếp thành 6 lớp khác nhau. Mỗi loại tế


18
bào vỏ não có những chức năng khác nhau: cảm giác, vận động, liên lạc. Căn cứ vào câu trúc và chức
năng của các tế bào, nhiều tác giả đã xác định được trên vỏ não có khoảng 50 vùng khác nhau (Theo
Bradman). Trong đó có những vùng chỉ có ở người mới có: vùng hiểu chủ viết, hiểu tiếng nói.
+ Dưới vỏ não: chất trắng nằm dưới lớp vỏ tạo thành những đường dẫn truyền thần kinh hướng
tâm, ly tâm, các đường dẫn truyền liên hợp cùng bên dẫn truyền chéo.
- Chức năng:
Bán cầu đại não có các chức năng cảm giác, vận động, thực vật. Trung tâm của những hoạt
động tình cảm, tâm lý, trí khôn v.v… được gọi chung là hoạt động thần kinh cấp cao
5. Hệ thần kinh thực vật
- Chức năng:

+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng: tim, phổi, dạ dày, gan, ruột, bàng quan, nội
tiết…
+ Điều khiển quá trình trao đổi chất trong cơ xương, trong tế bào thần kinh
- Cấu tạo:
Gồm 3 bộ phận trung ương: nằm trong tuỷ sống và thân não.
+ Từ trung ương các dây thần kinh qua các hạch thần kinh tới các cơ quan.
+ Các hạch thần kinh hai bên tuỷ sống, hoặc ở thành cơ quan.
+ Các sợi thần kinh từng bộ phận trung ương tới hạch thần kinh tới các cơ quan gọi là sợi sau
hạch.
- Cung phản xạ thực vật 3 tế bào thần kinh:
+ Tế bào cảm giác: từ các cơ quan về trung tâm
+ Sợi trước hạch: từ các trung tâm tới hạch thực vật (có bao mielin mỏng).
+ Sợi sau hạch: từ hạch thực vật tới các cơ quan.
- Dựa vào một số đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý chia hệ thần kinh thực vật thành 2 bộ
phận: hệ giao cảm:
+ Hệ giao cảm:
Trong bộ phận trung ương nằm trong tuỷ sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3.
Các hạch thần kinh nằm hai bên cột sống và ở cổ có đám rối tim . Ngực có đám rối mặt trời.
Sợi trước hạch ngắn, có bọc mielin.
+ Hệ phó giao cảm :
Bộ phận trung ương nằm ở thân não, và đoạn cung của tuỷ sống.
Các hạch thần kinh nằm gần hoặc ngay trên thành các cơ quan, sợi trước hạch dài, sợi sau hạch
ngắn .
Từ đoạn của tuỷ sống có các sợi đi tới đám rối hạ vị, rồi tới các hạch nằm trên thành của cơ
quan hố chậu bé.
+ Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập nhau.
Ví dụ: hệ giao cảm có tác dụng tăng nhịp và lực co của tim, hệ phó giao cảm có tác dụng
ngược lại .



19


20
Bài 2. SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THẦN KINH
Trong bào thai hệ thần kinh được phát triển rất sớm
Khoảng 3 tháng trước khi ra đời hệ thần kinh đã có cấu tạo đầy đủ để đảm bảo thực hiện các
chức phận đối với cơ thể .
1. Sự biến đổi về hình thể, trọng lượng của não và tuỷ sống .
Não bộ và tuỷ sống được phát triển từ lúc mới sinh.
a. Trọng lượng
Trẻ sơ sinh có trọng lượng não 380 – 400 g chiếm khoảng trọng lượng cơ thể, (người lớn 1/40
-1/50 ).
Tuỷ sống trẻ sơ sinh: 3- 4 g
Trẻ 1 tuổi

3 tuổi

6 tuổi

Não bộ tăng 2 lần

3 lần

1250g

Tuỷ sống tăng 3 lần

4 lần


16g.

Từ 7 tuổi trọng lượng của não tăng lên chậm. 9 tuổi 1300g
b. Cấu tạo
* Não bộ
- Hình thể: trẻ sơ sinh về hình thái giải phẫu của não tương tự như người lớn.
Sự phát triển thể hiện chủ yếu ở sự biến đổi về tế bào học và chức năng tinh vi cầu não.
+ Số lượng các tế bào thần kinh tăng lên không đáng kể. Các tế bào lớn lên và phân hoá nhanh
tạo nên các lớp ở vỏ não bán cầu đại não, đồng thời làm cho diện tích của lớp vỏ bán cầu đại não tăng
lên nhanh. Tới 2 tuổi vỏ não tăng lên 2,5 lần
+ Trẻ sơ sinh vỏ não đã có các rãnh lớn chia bề mặt vỏ não thành các tuỳ.
+ Sau khi cùng với sự tăng diện tích bề mặt của lớp vỏ, xuất hiện thêm nhiều rãnh nhỏ, các
rãnh lớn dần dần đạt độ sâu như người lớn. 7- 14 tuổi bề mặt cũa vỏ não tương tự như người lớn.
- Các tế bào vỏ não phân hoá tạo nên các lớp tế bào vỏ não, các vùng, các miền. Sự phát triển
của các lớp tế bào vỏ não song song với sự phát triển của các hệ cơ quan làm xuất hiện một số vùng
mới trên vỏ não: vùng hiểu tiếng nói , hiểu chữ viết.
* Tiểu não : phát triển muộn hơn bán cầu đại não nhưng với tốc độ nhanh hơn
1-2 tuổi có cấu tạo, khối lượng, kích thước tương tự như người lớn.
* Tuỷ sống:
Sự phân bố của tuỷ sống trong cột sống biến đổi theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh tuỷ sống kết thúc ở
đốt thắt lưng thứ 3 (chiếm 30% chiều cao cơ thể; đến 1 tuổi chiếm 27%, 5 tuổi 21%). Người lớn tuỷ
sống kết thúc ở đốt thắt lưng thứ 2 (dài khoảng 50 cm).


21
2. Sự myelin hoá các sợi thần kinh:
- Sự myelin hoá các dây thần kinh, não và tuỷ bắt đầu từ tháng thứ 4 giai đoạn thai.
- Các dây thần kinh não hoạt động sớm hơn thì được myelin hoá trước, theo sự phức tạp hoá
của hoạt động thần kinh.
- Não bộ. Đường dẫn truyền hướng li tâm và miền thụ cảm myelin hoá trước, tiếp theo là các

đường dẫn truyền li tâm, miền vận động. Các sợi dẫn truyền liên kết và phối hợp myelin hoá muộn
nhất. 12-18 tháng sự myelin hoá dây thần kinh não kết thúc.
- Tuỷ sống:
Rễ thần kinh vận động được myelin hoá trước, tiếp là các dây thần kinh pha, muộn nhất là rễ
thần kinh cảm giác. Sự myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ 3. Khi trẻ 3 tuổi quá trình myelin hoá kết
thúc, các màng myelin tiếp tục phát triển nhiều năm nữa.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi của hệ thần kinh.
- Sự biến đổi cấu tạo của hệ thần kinh phụ thuộc theo lứa tuổi, liên quan tới 2 yếu tố chủ yếu:
+ Sự phát triển của các chức năng vận động. Cuối tuổi thứ nhất đầu tuổi thứ 2 vùng vận động
trên não phát triển mạnh, 2,5 -3 tuổi tốc độ phát triển chậm lại rõ.
+ Sự tri giác những biến đổi của môi trường bên ngoài và bên trong.
- Sự phát triển về chức năng của hệ thần kinh liên quan tới đặc điểm cấu tạo của chúng theo
lứa tuổi.
- Đồng thời đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh lại được quyết định bởi đặc điểm hoạt động của
nó trong từng lứa tuổi khác nhau.


22
BÀI 3: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
I.Hưng phấn và ức chế:
1. Hưng phấn:
- Hưng phấn là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
- Tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn: tích cực đáp ứng với kích thích.
- Tế bào thần kinh của võ não hưng phấn: tham gia xây dựng phản xạ có điều kiện.
2. Ức chế:
- Ức chế là một trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh.
- Tế bào thần kinh ở trạng thái ức chế: tạm thời mất hoặc giảm khả năng đáp ứng kích thích.
- Tế bào thần kinh võ não ức chế: giảm hoặc xoá bỏ những phản xạ đã được hình thành.
Làm thay đổi phản ứng của cơ thể phù hợp với điều kiện biến đổi của môi trường.
3. Một vài quy luật diễn biến của hưng phấn và ức chế:

a. Khuyếch tán và tập trung
- Mỗi kích thích tác động vào cơ thể đều có điểm đại diện trên vỏ não.
- Mỗi kích thích tác động làm xuất hiện một điểm hưng phấn hoặc ức chế.
- Khi hưng phấn hoặc ức chế xuất hiện tại một điểm trên vỏ não, đều không tồn tại một cách
cố định, mà sẽ lan toả ra xung quanh điểm xuất phát rời lại thu trở về điểm xuất phát và sau cùng sẽ
lặn mất.
Quá trình toả ra: Khuyếch tán.
Quá trình thu trở về: tập trung.
- Cường độ hưng phấn hoặc ức chế mạnh hay yếu sẽ làm cho quá trình khuyếch tán nhanh
hay chậm.
- Khi có 2 điểm hưng phấn gần nhau thì điểm hưng phấn yếu hơn bị hút về điểm hưng phấn
mạnh.
b. Hiện tượng cảm ứng:
* Hiện tượng cảm ứng trong không gian khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm
trên vỏ não, ở các điểm quanh đó đều xuất hiện quá trình ức chế (hoặc hưng phấn).
* Hiện tượng cảm ứng trong thời gian: khi hưng phấn (hoặc ức chế) xuất hiện tại một điểm,
ngay sau khi hưng phấn (hoặc ức chế) kết thúc thì ức chế (hoặc hưng phấn) sẽ xuất hiện.
- Ức chế gây hưng phấn: là hiện tượng cảm ứng dương tính.
- Hưng phấn gây xuất hiện ức chế là hiện tượng cảm ứng âm tính.


23
II. Phản xạ có điều kiện:
1. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện.
a. Thí nghiệm của Paplop.

Cho chó ăn: con chó tiết nước bọt.
Bật đèn rồi cho ăn: con chó tiết nước bọt lặp lại nhiều lần.
Bật đèn (chưa cho ăn) con chó tiết nước bọt (đây là phản xạ có điều kiện).
b. Cơ chế:

- Khi cho chó ăn thức ăn chạm vào lưỡi xuất hiện một xung động thần kinh về trung khu ăn
uống tại hành tuỷ, làm trung khu ăn uống hưng phấn. Từ trung khu ăn uống hưng phấn đựơc truyền
về tuyến nước bọt gây tiết nước bọt, phản xạ không điều kiện. Đồng thời từ trung khu ăn uống ở
thành tuỷ có một xung động gởi lên điểm đại diện trên vỏ não làm điểm đại diện hưng phấn
- Khi có ánh đèn, bộ phận nhận cảm ở mắt tiếp nhận kích thích và cũng gây hưng phấn tại điểm
đại diện thị giác trên vỏ não.
- Kết hợp bật đèn và cho ăn: Trên vỏ não củng xuất hiện hai điểm hưng phấn
Do hiện tượng lan tỏa hưng phấn ở hai điểm đại diện này sẽ lan tỏa sang nhau
Hưng phấn ở điểm đại diện ăn uống có ý nghĩa sinh học lớn hơn điểm đại diện thị giác. Vì vậy
hưng phấn ở điểm ăn uống hút hưng phấn ở điểm đại diện thị giác về phía mình. Qua nhiều lần bật
đèn + cho ăn đường liên lạc thần kinh giữa hai điểm đại diện được hình thành và củng cố
Vì vậy sau đó chỉ cần bật đèn chưa cho ăn, hưng phấn ở điểm đại diện thị giác theo đường liên
lạc tạm thời lang tỏa sang điểm đại diện ăn uống làm điểm đại diện ăn uống hưng phấn kết quả nước
bọt được tiết ra.
Nhưng nếu cứ bật đèn mà không cho ăn nhiều lần thì phản xạ này sẽ mất đi
c. Khái niệm
- Phản xạ có điều kiện là một phản xạ mới được thành lập trong quá trình sống, dựa trên cơ sở
một đường liên lạc thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não
- Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường
d. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện


24
- Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện.
Tác nhân tín hiệu đi trước tác nhân củng cố, tác nhận tín hiệu có cường độ nhỏ hơn tác nhân
củng cố.
- Vỏ não nguyên vẹn, các bộ phận nhận cảm phải lành mạnh
- Tránh tác nhân phá rối
- Muốn phản xạ có điều kiện duy trì cần thường xuyên củng cố bằng tác nhân củng cố.
2. So sánh phản có điều kiện và phản xạ không có điều kiện

* Phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện điều là những phản ứng của cơ thể với
môi trường, giúp cho cơ thể thích ghi với môi trường điều là hoạt động của hệ thần kinh
* Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm sai khác nhau như sau.
- Phản xạ không điều kiện: mang tính chất + bẩm sinh. Đó là di sản của loài để lại cho mỗi cá
thể, giúp cho cơ thể bước đầu có thể chống đỡ với những thay đổi chủ yếu của môi trường để tồn tại.
+ Bền vững: khó thay đổi, không phụ thuộc vào ý muốn.
+ Tác nhân kích thích xác định: phản xạ chỉ xảy ra khi có tác nhân kích thích đúng và tác nhân
đúng chỗ.
+ Cung phản xạ đã có sẵn và có trung ương nằm ở thân não và tuỷ sống.
- Phản xạ có điều kiện:
+ Tập nhiễm: phản xạ có điều kiện được thành lập ngay trong đời sống cá thể.
+ Không bền vững: phản xạ có điều kiện là phản ứng thích nghi với một nhân tố mới mất đi thì
phản xạ có điều kiện mất đi.
+ Tác nhân kích thích: không cần thích đáng mỗi thay đổi của môi trường đều có thể trở thành
tác nhân gây phản xạ.
+ Cung phản xạ đóng mở ở phần cao nhất của hệ thần kinh: vỏ bán cầu đại não.
3. Phân loại phản xạ có điều kiện:
* Dựa vào phản xạ không điều kiện:
+ Phản xạ có điều kiện tiêu hoá.
+ Phản xạ có điều kiện tự vệ.
+ Phản xạ có điều kiện sinh dục ……..
* Dựa vào điều kiện xuất hiện và tính chất của kích thích có điều kiện.
a. Phản xạ có điều kiện tự nhiên:
Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững, tồn tại suốt đời. Do kích thích có điều kiện và
kích thích không điều kiện luôn đi với nhau làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên
được củng cố.
b. Phản xạ có điều kiện nhân tạo:


25

- Là những phản xạ có điều kiện không bền vững, thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất
định của đời sống.
- Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện không thường xuyên đi đôi với nhau.
Đường liên lạc tạm thời ít được củng cố.
c. Phản ứng có điều kiện cảm thụ ngoài và cảm thụ trong:
Kích thích có điều kiện tác động lên các bộ phận cảm thụ ngoài (hoặc cảm thụ bên trong) được
củng cố bằng kích thích không điều kiện.
d. Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian:
Tác nhân thời gian trở thành tác nhân gây phản xạ có điều kiện.
Loại phản xạ này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở sinh lý của việc sắp xếp trật tự trong sinh hoạt
hàng ngày, cơ sở của thói quen đúng giờ.
e. Phản xạ có điều kiện nhiều cấp.
- Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện: đó là phản xạ có
điều kiện cấp 1.
- Phản xạ có điều kiện cấp 1 làm cơ sở để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 2 và dùng phản
xạ có điều kiện cấp 2 để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 3 v.v … cứ như vậy ta có thể xây dựng
được các phản xạ cấp 5, cấp 6.v.v…
Ví dụ:
Vắt chanh vào lưỡi, tiết nước bọt (phản xạ không điều kiện )
Thấy vắt chanh vào cốc – tiết nước bọt – phản xạ có điều kiện cấp 1
Nhìn thấy chanh – Tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 2.
Hình vẽ quả chanh – tiết nước bọt – Phản xạ có điều kiện cấp 3.
……..
Có thể xây dựng được phản xạ có điều kiện cấp 3 ở động vật. Riêng ở con người (em bé) có thể
xây dựng phản xạ có điều kiện cấp 5 hay cấp 6.
Nhờ có các phản xạ có điều kiện cấp cao mà vỏ não có thể tổng hợp, khái quát, trừu tượng
hoá… các sự vật cụ thể, học nói, học viết, học ngoại ngữ và nhiều hoạt động tinh thần khác.
4. Động hình - cơ sở của thói quen.
- Các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện trong vỏ não sau khi kết thúc đều để lại dấu
vết ở vỏ não.

- Các phản xạ, trình tự diễn biến của các phản xạ cũng để lại dấu vết trên võ não.
- Các phản xạ liên tiếp diễn ra trong một thời gian nhất định, để lại trên vỏ não những dấu vết
của trình tự diễn biến liên hệ chặt chẽ với nhau thành một khối dấu vết (đó là định hình).
- Khối dấu vết không cố định mà rất linh hoạt do đường liên lạc tạm thời luôn thay đổi, mang
tính chất động. Theo Paplop: Định hình đó là định hình động học - gọi tắt là động hình.


×