Tải bản đầy đủ (.pdf) (325 trang)

Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực sông Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.02 MB, 325 trang )

Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

.................................................................................................................. 1

CHƢƠNG I: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
I. 1.

CÁCH TIẾP CẬN ................................................................................................... 23

I. 2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNG ............................. 24

CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 29
II. 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................. 29
II.1.1.

Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ...................................................................... 29

II.1.2.

Đặc điểm địa hình vùng nghiên cứu ........................................................... 31

II.1.3.

Đặc điểm các yếu tố khí hậu ....................................................................... 32



II.1.4.

Đặc điểm thủy văn lƣu vực sông Đồng Nai ................................................ 42

II.1.5.

Đặc điểm về địa chất................................................................................... 49

II.1.6.

Đặc điểm tai biến địa chất........................................................................... 58

II.1.7.

Đặc điểm hệ sinh thái lƣu vực sông Đồng Nai............................................ 60

II. 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................................ 67
II.2.1.

Phát triển kinh tế ......................................................................................... 67

II.2.2.

Văn hóa- xã hội........................................................................................... 69

CHƢƠNG III:
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT VÙNG HỒ TRỊ
AN VÀ LƢU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI ............................................... 72
III. 1. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT VÙNG HỒ

TRỊ AN VÀ LƢU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI ...................................................... 72
III.1.1.

Đặc điểm khí hậu và đặc điểm sinh vật tại vùng hồ Trị An và lƣu vực
sông Đồng Nai ........................................................................................... 72

III.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên toàn lƣu vực sông Đồng Nai ....... 78

III.1.3.

Đặc điểm thủy văn của hồ Trị An, và lƣu vực sông Đồng Nai (đặc điểm
thủy thạch động lực, chế độ dòng chảy, địa hình đáy, các trầm tích đáy,
các dạng vật liệu lơ lửng và lắng đọng) ...................................................... 85


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

III.1.4.

Đặc điểm địa hình, địa mạo, mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất và
các dạng địa hình. ....................................................................................... 92

III.1.5.

Đặc điểm cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu. ........................................... 101

III.1.6.


Đặc điểm địa chất thủy văn vùng nghiên cứu. .......................................... 124

III.1.7.

Ảnh hƣởng của hệ thống thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Đồng
Nai và sông La Ngà đến hồ thủy điện Trị An. .......................................... 139

III. 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT ..................................................... 141
III.2.1.

Các quá trình xâm thực, xói lở, bồi tụ, vùng hồ Trị An và hạ lƣu sông
Đồng Nai. ................................................................................................. 141

III.2.2.

Hiện tƣợng nhiễm mặn của sông Đồng Nai, đánh giá vai trò của hồ Trị
An đối với vấn đề này. ............................................................................. 156

III.2.3.

Động thái nƣớc dƣới đất vùng hồ Trị An và lƣu vực sông Đồng Nai, mối
quan hệ thủy lực giữa hồ Trị An và các tầng chứa nƣớc trong vùng. ....... 159

III.2.4.

Các quá trình địa động lực hiện đại, các đứt gãy trẻ, hoạt động động đất.
Phân tích mối quan hệ của các quá trình trên với hoạt động của hồ Trị
An............................................................................................................. 177


CHƢƠNG IV:
BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT DO HOẠT
ĐỘNG CỦA HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN ........................................... 199
IV. 1. DIỄN BIẾN XÓI LỞ VÀ BỒI TỤ ...................................................................... 199
IV.1.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 199

IV.1.2.

Vùng hồ .................................................................................................... 201

IV.1.3.

Vùng hạ lƣu sông Đồng Nai ..................................................................... 204

IV.1.4.

Vùng ven biển Cần Giờ: ........................................................................... 214

IV. 2. DIỄN BIẾN VỀ NƢỚC DƢỚI ĐẤT, MỐI QUAN HỆ THỦY LỰC GIỮA
HỒ TRỊ AN VÀ CÁC TẦNG CHỨA NƢỚC TRONG VÙNG ..................... 217
IV.2.1.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Holocen .......... 217

IV.2.2.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen trên 218


IV.2.3.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen giữa
- trên ......................................................................................................... 218

IV.2.4.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Pleistocen dƣới218

IV.2.5.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Pliocen giữa.... 218

ii


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

IV.2.6.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất tầng Pliocen dƣới ... 219

IV.2.7.

Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất trong bazan
Kainozoi ................................................................................................... 219

IV.2.8.


Tƣơng quan mực nƣớc hồ Trị An với nƣớc dƣới đất trong đới nứt nẻ các
thành tạo Mesozoi .................................................................................... 220

IV.2.9.

Kết quả quan trắc của Đề tài ..................................................................... 220

IV. 3. DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN ......................................................................... 223
IV.3.1.

Xâm nhập mặn nƣớc mặt .......................................................................... 223

IV.3.2.

Xâm nhập mặn nƣớc dƣới đất ................................................................... 229

IV. 4. CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN DẠNG KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI ........................... 231
IV.4.1.

Lịch sử và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 231

IV.4.2.

Vận tốc biến dạng theo số liệu chuyển dịch GPS...................................... 232

IV.4.3.

Biến dạng chính ........................................................................................ 234

IV.4.4.


Độ lớn biến dạng ...................................................................................... 235

IV.4.5.

Biến dạng trƣơng nở hai chiều .................................................................. 237

IV.4.6.

Biến dạng cực đại ..................................................................................... 238

IV.4.7.

Đánh giá chung về biến dạng .................................................................... 239

IV. 5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN TRỊ AN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
ĐỘNG ĐẤT LƢU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI ................................................... 239
IV.5.1.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh động đất kích thích ở vùng hồ chứa 240

IV.5.2.

Tình hình nghiên cứu động đất kích thích ở Việt Nam ............................. 250

IV.5.3.

Đánh giá động đất kích thích ở vùng hồ Trị An và lƣu vực sông Đồng
Nai ............................................................................................................ 251


CHƢƠNG V: DỰ BÁO CÁC NGUY CƠ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH ................................................. 254
V. 1. DỰ BÁO CÁC NGUY CƠ TAI BIẾN ĐỊA CHẤT ......................................... 254
V.1.1.

Dự báo về xói lở và bồi tụ........................................................................ 254

V.1.2.

Dự báo về động thái nƣớc dƣới đất ........................................................... 258

V.1.3.

Dự báo về tân kiến tạo và chuyển động hiện đại (thông qua hoạt động
động đất kích thích và biến dạng kiến tạo hiện đại).................................. 286

iii


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

V.1.4.

Dự báo về xâm nhập mặn ......................................................................... 290

V. 2. CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................................. 292
V.2.1.

Các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên .... 292


V.2.2.

Các giải pháp giảm nhẹ tác động của tai biến địa chất nhằm đảm bảo an
toàn cho hoạt động của công trình thủy điện Trị An và phát triển bền
vững lƣu vực sông Đồng Nai. .................................................................. 296

KẾT LUẬN

.............................................................................................................. 305

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 307

iv


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng II.1.Nhiệt độ tối cao và tối thấp tuyệt đối (0C) ........................................... 33
Bảng II.2. Biên độ nhiệt độ trung bình tháng (0C) ............................................. 34
Bảng II.3. Tần suất tháng nóng, lạnh nhất (%) .................................................... 34
Bảng II.4. Lƣợng mƣa ứng với suất bảo đảm 75% ............................................. 35
Bảng II.5. Tần suất xuất hiện tháng mƣa lớn nhất, đỉnh mƣa năm (%) .............. 36
Bảng II.6. Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối (%) trong các tháng ............... 37
Bảng II.7. Tần suất các hƣớng gió trong năm (%) .............................................. 38
Bảng II.8. Tốc độ gió trung bình năm của tám hƣớng chính (m/s) ...................... 38
Bảng II.9. Tốc độ gió mạnh nhất và hƣớng (m/s) ............................................... 39
Bảng II.10 . Lƣợng mƣa từ ngày 21 - 31/8/1978 một số nơi ở Đồng Nai ........... 41

Bảng II.11. Tần suất xuất hiện các loại hạn (%) ................................................. 42
Bảng II.12. Các đặc trƣng mực nƣớc sông Đồng Nai ......................................... 47
Bảng II.13. Hiện trạng sử dụng đất tại Cần Giờ năm 2000 ................................. 62
Bảng II.14. Diện tích trồng rừng từ 1978 - 2000 ................................................. 63
Bảng III.1. Ngày bắt đầu, kết thúc trung bình mùa mƣa ở Đồng Nai và vùng phụ cận72
Bảng III.2.Phân bố dân cƣ theo địa giới hành chính ........................................... 79
Bảng III.3.Trữ lƣợng cát theo kết quả thăm dò (tính đến tháng 7/1995) ............ 83
Bảng III.4. Trữ lƣợng cát đƣợc xét duyệt (tính đến 7/1995) ............................... 83
Bảng III.5. Khối lƣợng khai thác trong giai đoạn 1995-1999, 1999-2004 (m3).. 84
Bảng III.6. Mực nƣớc quan trắc lòng hồ Trị An trong các ngày đo dòng chảy .. 86
Bảng III.7. Lƣu lƣợng phù sa, lớn nhất và nhỏ nhất............................................ 91
Bảng III.8. Số liệu thủy văn và bùn cát tại các mặt cắt trong lòng hồ Trị An vào
tháng VII năm 1995. .......................................................................................... 151
Bảng III.9. Số liệu thủy văn và bùn cát tại các mặt cắt trong lòng hồ Trị An vào
tháng IX năm 1995. ........................................................................................... 152
Bảng III.10. Biên độ triều tại các trạm đo trên sông Đồng Nai ......................... 157
Bảng III.11. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm của nƣớc mặt (m) 171
Bảng III.12. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Holocen (m) 171

v


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

Bảng III.13. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Pleistocen trên
(m)...................................................................................................................... 172
Bảng III.14. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Pleistocen giữa
- trên (m) ............................................................................................................ 173
Bảng III.15. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Pleistocen dƣới

(m)...................................................................................................................... 173
Bảng III.16. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Pliocen giữa
(m)...................................................................................................................... 174
Bảng III.17. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng Pliocen dƣới
(m)...................................................................................................................... 175
Bảng III.18. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm tầng bazan kainozoi
(m)...................................................................................................................... 175
Bảng III.19. Độ cao mực nƣớc trung bình tháng nhiều năm đới chứa nƣớc ms
(m)...................................................................................................................... 176
Bảng III.20. Đặc trƣng cơ bản của các đứt gãy hoạt động chính khu vực Nam Bộ185
Bảng III.21. Đặc trƣng cơ bản của các đứt gãy hoạt động chính khu vực Nam
Bộ ....................................................................................................................... 186
Bảng IV.1. Vị trí các giếng quan trắc nƣớc ngầm ............................................. 221
Bảng IV.2. Thống kê kết quả tính cân bằng nƣớc nhạt ..................................... 230
Bảng IV.3. Vận tốc chuyển dịch tuyệt đối các điểm đo GPS trong vùng nghiên
cứu ..................................................................................................................... 232
Bảng V.1. Phân cấp mức độ tƣơng quan ........................................................... 273

vi


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình II.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ................................................................ 30
Hình II.2. Bản đồ địa hình lƣu vực sông Đồng Nai .............................................. 32
Hình III.1. Sơ đồ phân bố bãi cát mỏ Bắc cầu Đồng Nai ..................................... 81
Hình III.2 Hƣớng và tốc độ dòng chảy mặt trong lòng hồ .................................... 87
Hình III.3. Hƣớng và tốc độ dòng chảy tầng giữa lòng hồ ................................... 87

Hình III.4. Hƣớng và tốc độ dòng chảy tầng đáy lòng hồ..................................... 88
Hình III.5. Địa hình đáy hồ Trị An thể hiện bằng đƣờng đồng mức.................... 89
Hình III.6. Hình thái địa hình lƣu vực hồ Trị An.................................................. 93
Hình III.7. Bản đồ địa mạo khu vực hồ Trị An, tỷ lệ 1:50.000 (thu nhỏ) ............. 97
Hình III.8. Bản đồ địa chất khu vực lòng hồ Trị An ........................................... 104
Hình III.9. Bản đồ địa chất vùng hạ lƣu sông Đồng Nai, tỷ lệ 1: 200.000 (thu nhỏ)105
Hình III.10. Qui hoạch hệ thống bậc thang sử dụng nƣớc trên sông Đồng Nai-La
Ngà tới thủy điện Trị An .................................................................................... 140
Hình III.11. bản đồ hiện trạng xói lở - bồi tụ ha ̣ lƣu sông Đồ ng Nai.................. 144
Hình III.12. bản đồ xói lở - bồi tụ vùng hồ Tri ̣An............................................. 146
Hình III.13. bản đồ hiện trạng xói lở - bồi tụ khu vƣ̣c ngã ba sông Sài Goǹ ...... 148
Hình III.14. bản đồ xói lở - bồi tụ khu vƣ̣c cƣ̉a sông Đồ ng Nai-Sài Gòn .......... 150
Hình III.15. Tốc độ và cơ chế bồi lắng lòng hồ Trị An trung bình sau 1 năm khai
thác ..................................................................................................................... 155
Hình III.16. Sơ đồ lắng đọng trầm tích lòng hồ Trị An ...................................... 155
Hình III.17. Đồ thị mực nƣớc công trình Q09902E và lƣợng mƣa trạm Tân Sơn
Hoà ..................................................................................................................... 160
Hình III.18. Dao động triều của mực nƣớc sông Sài Gòn (trạm Thủ Dầu Một) . 161
Hình III.19. Dao động mực nƣớc sông Sài Gòn và công trình Q00202A ........... 161
Hình III.20. Đồ thị dao động mực nƣớc bán nhật triều ....................................... 163
Hình III.21. Chu kỳ dao động nửa tháng ............................................................ 163
Hình III.22. Xu hƣớng dâng mực nƣớc CT Q00102F do ảnh hƣởng của các kênh
tƣới của hồ Dầu Tiếng. ....................................................................................... 165

vii


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”


Hình III.23. Mực nƣớc dƣới đất tại công trình Q011340 Tân Chánh Hiệp, Quận
12, TP HCM: Các thời kỳ 1991-1995, 1996-2000 và 2001-2005....................... 166
Hình III.24. Mực nƣớc hồ Trị An phía trên (Htrian-Up) và dƣới (Htrian-Down)
đập...................................................................................................................... 168
Hình III.25. Mực nƣớc hồ Trị An phía trên (Htrian-Up) và mực nƣớc các lỗ khoan170
Hình III.26. Bản đồ kiến tạo địa động lực vùng nam Trung bộ và lân cận ......... 179
Hình III.27. Bản đồ kiến tạo - Địa động lực khu vực hồ thủy điện Trị An và lân
cận ...................................................................................................................... 187
Hình III.28. Bản đồ kiến tạo – địa động lực khu vực hồ Trị An ......................... 188
Hình III.29. Bản đồ các vùng phát sinh động đất vùng Nam Trung Bộ và lân cận197
Hình IV.1. Bản đồ diễn biến đƣờng bờ vùng hồ Trị An giai đoạn1989-2011 .... 202
Hình IV.2. Đoạn đƣờng bờ thuộc xã Tân Gia 1 giáp với thị trấn Vĩnh An ......... 202
Hình IV.3. Phân vùng bồi lắng lòng hồ Trị An .................................................. 203
Hình IV.4. Bản đồ diễn biến đƣờng bờ khu vƣ̣c ngã ba sông Sài Gòn (1965-2011)205
Hình IV.5. Điểm sạt lở thuộc phƣờng Long Phƣớc ............................................ 205
Hình IV.6. Xói lở trên sông Lòng Tàu ............................................................... 207
Hình IV.7. Biến đổi tuyến lạch sâu giai đoạn 2005-2010, sông Đồng Nai ......... 208
Hình IV.8. Biến đổi tuyến lạch sâu giai đoạn 2005-2010, sông Sài Gòn............ 208
Hình IV.9. Biến đổi tuyến lạch sâu giai đoạn 2005-2010, s. Nhà Bè – Lòng Tàu208
Hình IV.10. Biến đổi tuyến lạch sâu giai đoạn 2005-2010, s. Nhà Bè – Soài Rạp209
Hình IV.11. Vị trí và phạm vi nghiên cứu khu vực thành phố Biên Hòa............ 209
Hình IV.12. Mô phỏng bồi xói bờ tả khu vực Biên Hòa sau lũ tƣơng tự 2000 .. 210
Hình IV.13. Mô phỏng bồi xói bờ hữu khu vực Biên Hòa sau lũ tƣơng tự 2000 210
Hình IV.14. Biến đổi địa hình đáy sông khu vực Biên Hòa sau trận lũ tƣơng tự
2000 ................................................................................................................... 211
Hình IV.15. Mô hình độ sâu sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa và vị trí
mặt cắt tính toán ................................................................................................. 212
Hình IV.16. Kết quả tính toán xói lở bờ tả (bên trái hình) và hữu (bên phải hình)
sau năm lũ tƣơng tự 2000 ................................................................................... 213
Hình IV.17. Biến đổi địa hình đáy sông sau trận lũ tƣơng tự 2000 tại mặt cắt ... 213

Hình IV.18. Xói lở năm 2010 theo tính toán mô hình Mike 21C, khu vực Thanh

viii


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

Đa ....................................................................................................................... 214
Hình IV.19. Bản đồ diễn biến đƣờng bờ khu vực cửa sông Đồng Nai -Sài Gòn
(1965-2011)........................................................................................................ 215
Hình IV.20. Đƣờng bờ khu vực cửa sông Đông Tranh ...................................... 216
Hình IV.21. Mực nƣớc hồ Trị An phía trên (Htrian-Up) và dƣới (Htrian-Down)
đập...................................................................................................................... 217
Hình IV.22. Mực nƣớc hồ Trị An phía trên (Htrian-Up) và mực nƣớc các lỗ khoan220
Hình IV.23. Diễn biến mực nƣớc ngầm tại 4 giếng quan trắc ............................ 221
Hình IV.24. Lƣợng mƣa trung bình trên hồ Trị An (7/2010-3/2011) ................. 222
Hình IV.25. Diễn biến mực nƣớc hồ Trị An và các giếng quan trắc .................. 222
Hình IV.26. Diễn biến độ mặn trung bình tháng từ tháng 2 đến tháng 7 ............ 224
Hình IV.27. Diễn biến độ mặn cực đại và trung bình từ tháng 2 đến tháng 7 hàng
năm..................................................................................................................... 225
Hình IV.28. Diễn biến mặn năm 2005 trên sông Đồng Nai (đơn vị độ mặn g/l). 226
Hình IV.29. Diễn biến xâm nhập mặn tại thời điểm ngày 10/2/2005 ................. 226
Hình IV.30. Đƣờng mặn MAX dọc sông Sài gòn từ rạch Tra đến Bình Khánh . 227
Hình IV.31. Đƣờng mặn MAX dọc sông Đồng Nai từ Biên Hoà đến Lòng Tàu 228
Hình IV.32. Bản đồ ranh giới mặn nhạt các tầng chứa nƣớc .............................. 229
Hình IV.33. Vận tốc chuyển dịch tuyệt đối của các điểm đo GPS đƣợc sử dụng để
tính biến dạng. .................................................................................................... 233
Hình IV.34. Vận tốc biến dạng tính từ vận tốc chuyển dịch nội suy. ................. 235
Hình IV.35. Độ lớn biến dạng” tính từ vận tốc chuyển dịch nội suy. Giá trị này

này tính theo đại lƣợng bất biến thứ hai của tenxơ biến dạng............................. 236
Hình IV.36. Độ lớn biến dạng trƣơng nở 2D (nền màu) tính từ vận tốc chuyển
dịch nội suy. ....................................................................................................... 237
Hình IV.37. Độ lớn biến dạng trƣợt cực đại (thể biện bằng nền màu-biểu diễn giá
trị dƣơng và kích thƣớc dấu cộng) tính từ vận tốc chuyển dịch nội suy. ............ 238
Hình IV.38. Động đất vùng Nam Trung bộ và lân cận trƣớc năm 1987 ............. 252
Hình IV.39. Động đất vùng Nam Trung bộ và lân cận sau năm 1987 ................ 252
Hình IV.40. Chấn tâm động đất miền Nam Việt Nam quan sát đƣợc bởi mạng lƣới
trạm động đất địa phƣơng từ tháng 11-2006 đến 11-2008 .................................. 253

ix


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

Hình V.1. Tốc độ và phân bố bồi lắng lòng hồ Trị An trung bình sau 10 năm khai
thác ..................................................................................................................... 255
Hình V.2. Tốc độ và phân bố bồi lắng lòng hồ Trị An trung bình sau 50 năm khai
thác ..................................................................................................................... 256
Hình V.3. Lƣới thời gian .................................................................................... 260
Hình V.4. Miền mô hình dòng chảy và dạng biên .............................................. 264
Hình V.5. Lƣới phần tử hữu hạn miền lớn ......................................................... 265
Hình V.6. Phân bố các tầng chứa nƣớc-cách nƣớc ............................................. 266
Hình V.7. Mực nƣớc hồ Trị An 1988-2010 ........................................................ 268
Hình V.8. Mực nƣớc sông Đồng Nai tại Biên Hòa 1988-2010 .......................... 268
Hình V.9. Tƣơng quan mực nƣớc tại Biên Hòa và Nhà Bè (1999-2010) ........... 273
Hình V.10. Mực nƣớc sông Nhà Bè tại Nhà Bè 1988-2010 ............................... 274
Hình V.11. Mực nƣớc biển trạm Vũng Tàu 1988-2010 ..................................... 274
Hình V.12. Mực nƣớc ở 3 trƣờng hợp mực nƣớc hồ bằng 50m, 56m và 62m... 275

Hình V.13. Mực nƣớc dƣới đất ổn định trƣớc khi hồ Trị An hoạt động ............. 276
Hình V.14. Mực nƣớc dƣới đất sau 20 năm hồ Trị An hoạt động (năm 2010) ... 277
Hình V.15. Mực nƣớc dƣới đất trƣớc và sau 21 năm hồ Trị An hoạt động ........ 278
Hình V.16. Lƣới miền mô hình: 8934 nút và 8715 phần tử ................................ 280
Hình V.17. Phân bố mực nƣớc trên mặt cắt bắc nam giữa miền mô hình .......... 281
Hình V.18. Mực nƣớc dƣới đất trƣớc và sau 21 năm hồ Trị An hoạt động khu vực
hạ lƣu sát hồ Trị An............................................................................................ 282
Hình V.19. Dâng mực nƣớc dƣới đất trƣớc và sau 21 năm hồ Trị An hoạt động 283
Hình V.20. Mực NDĐ mô hình (cách hồ 200m) và mực nƣớc hồ Trị An năm
2010 ................................................................................................................... 284
Hình V.21. Mực NDĐ mô hình (cách hồ 200m) và mực nƣớc hồ Trị An năm
2010-4/2011 ....................................................................................................... 284
Hình V.22. Động đất vùng Nam Trung bộ và lân cận trƣớc năm 1987 .............. 288
Hình V.23. Động đất vùng Nam Trung bộ và lân cận sau năm 1987 ................. 289
Hình V.24. Chấn tâm động đất miền Nam Việt Nam quan sát đƣợc bởi mạng lƣới
trạm động đất địa phƣơng trong thời gian 11-2006 đến 11-2008 ....................... 289
Hình V.25. Sơ đồ minh họa vị trí các trạm đo .................................................... 291

x


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AKT
BKHCN
BR-VT
BTCG

CSDL
CSĐNSG
CTĐĐL
ĐB – TN
ĐBNB
ĐCKS VN
ĐCTV
ĐCTV-ĐCCT
ĐL
ĐN
ĐTĐL
FDI
GDP
GPS

HDSĐNSG
ISC
IUCN
KH&CN
KHTLMN

KTTV
LA TS
LK
LMTB
MKN
MNC
MNDBT
NDĐ
NMTĐ


SĐN
SR
SSG
SVC

Á kinh tuyến
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bãi triều Cần Giờ
Cơ sở dữ liệu
Cửa sông Đồng Nai-Sài Gòn
Cấu trúc - địa động lực
Đông bắc - Tây nam
Đồng bằng Nam bộ
Địa chất khoáng sản Việt Nam
Địa chất thủy văn
Địa chất thủy văn - Địa chất công trình
Độc lập
Đông Nam
Đề tài độc lập
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Thiết bị định vị vệ tinh
Hợp đồng
Hạ du sông Đồng Nai-Sài Gòn
Trung tâm địa chấn Quốc tế
Tổ chức quốc tế bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên
Khoa học và Công nghệ
Khoa học thủy lợi Miền nam

Khí tƣợng thủy văn
Luận án tiến sĩ
Lỗ khoan
Lƣợng mƣa trung bình
Mất khi nung
Mực nƣớc chết
Mực nƣớc dâng bình thƣờng
Nƣớc dƣới đất
Nhà máy thủy điện
Quyết định
Sông Đồng Nai
Soài Rạp
Sông Sài Gòn
Sông Vàm Cỏ

xi


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

TB - ĐN
TBNN
THTKT
TN
TP
TPHCM
UBND
VLĐC


Tây bắc - Đông nam
Trung bình nhiều năm
Tổ hợp thạch kiến tạo
Tây Nam
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân
Vật lý địa cầu

xii


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hầu hết các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam trƣớc khi xây dựng các
nhà máy thủy điện hoặc hồ thủy lợi có quy mô trung bình đến lớn đều tiến hành
nghiên cứu lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của dự án. Các dự án lớn sau
khi hoàn thành đều có các nghiên cứu, đánh giá và dự báo những biến đổi môi
trƣờng khu vực hồ chứa và toàn lƣu vực sông đặc biệt là phần lƣu vực từ hồ chứa về
hạ lƣu. Trong các công trình nêu trong phần tổng quan cho thấy lƣu vực sông Đồng
Nai cũng nhƣ lƣu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (vùng Đông Nam Bộ)
đƣợc quan tâm và nghiên cứu tƣơng đối đồng bộ trong nhiều năm gần đây, nhiều
vấn đề về môi trƣờng nói chung và môi trƣờng địa chất nói riêng đã đƣợc đề cập
đến, song vẫn còn những vấn đề tồn tại dƣới đây:
Mặc dù trong các công trình nêu trên đặc điểm địa chất khu vực đã đƣợc
nghiên cứu với nhiều mức độ khác nhau (bản đồ địa chất tỷ lệ 1/25.000 đến
1/200.000) tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức làm cơ sở nền cho nghiên cứu môi trƣờng

địa chất khu vực, chƣa có công trình nào thể hiện rõ nét mối tƣơng tác qua lại giữa
các hoạt động địa chất với sự xuất hiện và hoạt động của hồ Trị An có dung tích tới
2.765 km³, trên một diện tích là 323km2. Cũng chƣa có kết quả nghiên cứu phân
đoạn đứt gãy theo mức độ hoạt động, mức độ dập vỡ, nứt nẻ; trạng thái ứng suất
hiện đại, khả năng phát sinh động đất của chúng. Do vậy, với các khu vực nhƣ khu
hồ - đập Trị An, nơi giao nhau của các đới đứt Tuy Hòa - Ốc Tai Voi, Bình Long Chứa Chan cùng với các đứt gãy phƣơng kinh tuyến, vĩ tuyến, hiện vẫn chƣa đủ cơ
sở để đánh giá ảnh hƣởng thấm thoát nƣớc, trƣợt lở đất, gây biến dạng nền đất của
các đứt gãy, nguy cơ tai biến địa chất do chúng gây ra đối với hồ - đập Trị An và
những tác động của hồ mang tính kích thích gây ra các tai biến địa chất cho khu vực
hồ cũng nhƣ vùng hạ lƣu hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn.
Trong các công trình nêu trên, mối quan hệ giữa hoạt động của các hồ chứa
trên thƣợng nguồn (Trị An, Dầu Tiếng, Đa Mi…) với các hoạt động địa chất gây
biến đổi môi trƣờng vùng cửa sông ven biển (vịnh Gành Rái, cửa Soài Rạp…) chƣa
đƣợc giải quyết. Vùng cửa sông ven biển là nơi chịu ảnh hƣởng của chế độ thuỷ hải văn, do vậy các quá trình địa chất - địa mạo phần đất liền và biển cần đƣợc đặc
biệt quan tâm. Trong nghiên cứu biến động cửa sông và môi trƣờng trầm tích
Holocen - hiện đại (từ 5.000 năm trở lại đây) mối quan hệ này phải đƣợc nghiên cứu
không chỉ theo không gian mà còn theo thời gian.
- Các hoạt động của con ngƣời (xây dựng công trình, khai thác nƣớc mặt và
nƣớc ngầm, khai thác cát, nuôi trồng và đánh bắt hải sản…) ở vùng hồ và dọc lƣu
1


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

vực sông đƣợc coi nhƣ một tác nhân gây ra tai biến địa chất và cũng chịu sự tác
động qua lại với các hoạt động của hồ chứa. Vấn đề này chƣa đƣợc tổng hợp và
đánh giá một cách đầy đủ theo hƣớng tác động tích lũy và cộng hƣởng.
- Ngoài ra, vấn đề dự báo xu thế biến động môi trƣờng địa chất khu vực
nghiên cứu theo chu kỳ ngắn hạn và dài hạn cũng nhƣ vấn đề dự báo tính an toàn của

đập dƣới tác động của các tai biến địa chất cũng cần đƣợc làm sáng tỏ trong đề tài
này. Đây là những vấn đề mang tính cấp thiết, phục vụ cho công tác quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng khu vực.
Những vấn đề tồn tại nêu trên là những nội dung cần đƣợc giải quyết trong Đề
tài này. Kết quả nghiên cứu về những vấn đề trên sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng
các giải pháp hợp lý và phù hợp để giảm thiểu các tác động do tai biến địa chất và
đảm bảo an toàn cho đập thủy điện Trị An. Ngoài ra kết quả của Đề tài sẽ là những tài
liệu quý giá góp phần vào nghiên cứu các biến đổi môi trƣờng địa chất do xây dựng
và vận hành các hồ thủy điện, thủy lợi khác trên cả nƣớc.
Xuất phát từ những điều nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho triển
khai Đề tài: “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”, mã số ĐL-T4/09.
2. Tính pháp lý của đề tài
Đề tài mã số ĐL-T4/09đƣợc thực hiện theo các văn bản pháp lý sau:
- Quyết định số 1472/QĐ-BKHCN ngày 16/07/2007 của Bộ trƣởng Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì đề tài, dự
án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nƣớc thực hiện trong kế hoạch năm 2009.
- Quyết định số 1991/QĐ-BKHCN ngày 12/09/2008 của Bộ trƣởng Bộ
KH&CN về việc phê duyệt kinh phí các đề tài KH&CN độc lập cấp nhà nƣớc thực
hiện trong kế hoạch năm 2009.
- Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số: 04/2009/HĐĐTĐL ngày 02 tháng 03 năm 2009 ký giữa Bộ Khoa học & Công nghệ và Viện
KH&CN Việt Nam với Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì - Viện Địa chất.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá được tác động của hồ Trị An sau 20 năm hoạt động đến môi trường
địa chất lưu vực sông Đồng Nai.
2


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực

sông Đồng Nai”

- Xác định được các nguy cơ tai biến địa chất lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tai biến địa chất, đảm bảo an toàn cho
hoạt động của công trình thủy điện và phát triển bền vững khu vực hạ lưu.
Nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu hiện trạng môi trường địa chất vùng hồ Trị An và lưu vực sông
Đồng Nai
-

Nghiên cứu biến động môi trường địa chất về xói lở, bồi tụ, nhiễm mặn,

động thái nước dưới đất, động đất vùng hồ Trị An và lưu vực sông Đồng Nai
Nghiên cứu, dự báo các nguy cơ tai biến địa chất (động đất, trượt đất, xói lở,
bồi tụ, nhiễm mặn) tại vùng hồ Trị An và lưu vực sông Đồng Nai.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tai biến địa chất, đảm bảo an toàn cho
hoạt động của công trình thủy điện Trị An và phát triển bền vững khu vực hạ lưu
sông Đồng Nai
4. Khu vực nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài bao gồm vùng hồ Trị An và hạ lƣu sông
Đồng Nai tính từ hồ ra đến vùng ven biển, thuộc địa bàn các tỉnh Bình Dƣơng,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Ba vùng trọng điểm
nghiên cứu của đề tài là những vùng nhậy cảm về môi trƣờng địa chất dƣới tác động
của hồ Trị An và các tác nhân khác nhƣ hồ thủy lợi Dầu Tiếng, sông Sài Gòn, vùng
cửa sông ven biển…, chúng gồm: Vùng hồ Trị An, khu vực ngã ba sông Đồng Nai
và sông Sài Gòn, vùng ven biển từ Vũng Tàu đến Cần Giờ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hầu hết các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam trƣớc khi xây dựng các
nhà máy thủy điện hoặc hồ thủy lợi có quy mô trung bình đến lớn đều tiến hành
nghiên cứu lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của dự án. Các dự án lớn sau

khi hoàn thành đều có các nghiên cứu, đánh giá và dự báo những biến đổi môi
trƣờng (trong đó có môi trƣờng địa chất) khu vực hồ chứa và toàn lƣu vực sông đặc
biệt là phần lƣu vực từ hồ chứa về hạ lƣu. Các kết quả nghiên cứu với các nội dung
nêu trên của đề Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu
vực sông Đồng Nai có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao.
- Về ý nghĩa khoa học:
3


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

- Góp phần hoàn thiện hệ phƣơng pháp nghiên cứu địa chất môi trƣờng và tai
biến địa chất.
- Thiết lập mối quan hệ tƣơng tác hai chiều (nhân – quả) của các quá trình
hoạt động địa chất với việc xây dựng, vận hành và hoạt động của các công trình
thủy điện thủy lợi ở các vùng địa lý khác nhau.
- Về ý nghĩa thực tiễn:
Các sản phẩm của đề tài góp phần định hƣớng quy hoạch phát triển vùng,
giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa học để xây dựng chiến lƣợc ngắn hạn cũng nhƣ
dài hạn phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
6. Tồng quan về tình hình nghiên cứu
Tổng quan vùng nghiên cứu :
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ vùng núi cao của cao nguyên Liangbian thuộc
dãy Trƣờng Sơn Nam với độ cao 1770m. Dòng chính sông Đồng Nai dài 628km từ
thƣợng lƣu Đa Nhim đến cửa Xoài Rạp. Lòng sông rộng từ 60-150m, về mùa lũ có
thể tới 200m. Độ sâu trung bình 3-5m trong mùa kiệt và 8-12m trong mùa lũ. Biên
độ mực nƣớc trong năm dao động từ 6-10m. Ở hạ lƣu, nƣớc sông chịu ảnh hƣởng
của thủy triều, tại đây chiều rộng lòng sông biến đổi từ 200-500m, gần biển từ
1000-2000m. Độ sâu trung bình từ 8-15m. Biên độ triều dao động từ 2-3m.

Lƣu vực sông Đồng Nai có diện tích 38.600km2, thuộc các tỉnh Lâm Đồng,
Bình Phƣớc, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa –
Vũng Tàu và Bình Thuận. Độ dốc trung bình tƣơng ứng là 0,46%, trải dài theo
hƣớng Đông Bắc – Tây Nam.
Vùng thƣợng lƣu kéo dài từ đầu nguồn đến Liên Khƣơng, dài 110km, có chênh
lệch độ dốc khá lớn. Vùng trung lƣu từ Liên Khƣơng đến Tân Uyên dài 300km,
sông chảy qua các cao nguyên Di Linh và Bảo Lộc, có độ cao trung bình 1000m, và
qua vùng đồi Xuân Lộc, Phƣớc Lộc có độ cao trung bình 200m, sông quanh co, uốn
khúc, có nhiều ghềnh thác.
Vùng hạ lƣu từ Tân Uyên đến cửa sông dài khoảng 70km, gồm vùng gò
đồi, đồng bằng và cửa sông, độ cao trung bình 50m, phần đất thấp có độ cao trung
bình 1-3m và chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Vị trí địa lý lƣu vực sông từ
105o30‟21” đến 109o01‟20” kinh độ Đông và từ 10o19‟55” đến 12o20‟38” vĩ độ Bắc
Hồ Trị An (Nhà máy thủy điện Trị An) đƣợc xây dựng ở phần cuối trung lƣu
sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 50km theo đƣờng chim bay. Hồ Trị
An phục vụ phát điện và tƣới nƣớc theo yêu cầu nông nghiệp, tham gia đẩy mặn ở

4


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

hạ lƣu, cấp nƣớc cho dân sinh và công nghiệp, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trong
vùng hồ. Thủy điện Trị An đƣợc xây dựng từ năm 1984 và bắt đầu đi vào hoạt động
từ năm 1987.
Các thông số chính của hồ Trị An nhƣ sau:
Mực nƣớc dâng bình thƣờng (MNDBT): 62m
Mực nƣớc gia cƣờng:


63,9m

Mực nƣớc chết (MNC)

50m

Chiều dài hồ theo lòng sông:

35km

Chiều rộng trung bình:

8km

Chiều sâu lớn nhất:

28m

Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT:

323,4km2

Diện tích mặt hồ ứng với MNC:

63km2

Dung tích toàn bộ:

2,765km3


Dung tích chết:

0,218km3

Cũng nhƣ các hồ khác trên thế giới và ở Việt Nam, sau khi xây dựng và đi vào
hoạt động, hồ Trị An đã tác động rõ nét đến các yếu tố môi trƣờng địa chất của lƣu
vực sông Đồng Nai nhƣ xói lở, bồi tụ, nhiễm mặn, động thái nƣớc dƣới đất, đứt gãy
và địa động lực hiện đại, đồng thời làm phát sinh các nguy cơ tai biến địa chất nhƣ
tái tạo bờ hồ, trƣợt đất, xói lở, bồi tụ, nhiễm mặn, động đất (nhất là động đất kích
thích) tại vùng hồ, các khu vực lân cận hồ, và đặc biệt là ở vùng hạ du hồ Trị An.
Các tai biến địa chất này sẽ gây mất ổn định cho công trình thủy điện và ảnh hƣởng
lớn đến việc phát triển bền vững khu vực hạ lƣu sông Đồng Nai.
Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc:
Việc nghiên cứu xói lở, bồi tụ và chỉnh trị sông trong suốt lịch sử phát triển
của xã hội loài ngƣời thì khó có thể thống kê đầy đủ. Ngay từ thế kỷ thứ 15, Le-ona-đơ-vanh-xi đã nổi tiếng là một kỹ sƣ thiết kế về các công trình thủy công ở
Milan, là ngƣời quy hoạch kênh nối giữa sông Seine với sông Loire (Pháp). Galie
Galileo (1564-1642) ở Italia đã chỉ ra đƣợc sự phân bố vận tốc không đều theo
chiều sâu và đánh giá độ dốc lòng sông, độ sâu dòng nƣớc có quan hệ rất lớn đối
với quá trình xói lở - bồi tụ lòng dẫn sông ngòi cũng nhƣ lực xói phải lớn hơn sức
cản của đất. P.Duboi (1734-1809), ngƣời sáng lập ra trƣờng phái thủy lực Pháp đã
đề ra những luận thuyết về thủy lực. Những đóng góp của Pascal (1646-1716),

5


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

Becnuli (1700-1782) và Lagrange (1736-1813) vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18
có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu xói lở, bồi tụ sông ngòi. Năm 1753, Bram đã

đƣa ra các công thức dòng đều và sau này đƣợc xác lập bởi Chesy với quan điểm độ
dốc là thành phần trọng lực cân bằng với sức cản của đáy.
Vào thế kỷ 19, nhiều công trình bằng tiếng Đức của Lamayơ (1845), Hagen
(1871), tiếng Pháp của Đarxi (1865), Bazin (1897) và tiếng Anh của Humphơ, Abơt
(1861), Manning (1890), Dupuy (1904-1866) đã có những đóng góp đáng kể về vấn
đề chuyển tải bùn cát. Năm 1879, Duboi (Pháp) đã tìm ra quy luật chuyển động bùn
cát đáy ở trạm thực nghiệm biến dạng lòng sông Mitsissipi. Năm 1895, Loktin công
bố luận án “Kết cấu lòng sông” làm cơ sở cho môn học Động lực sông ngòi ở Nga.
Giữa thế kỷ 19, Hakison, Lauren đã tính toán khả năng xói lở - bồi tụ lòng sông dựa
vào sự chuyển động của bùn cát đáy và tổng lƣợng cát bùn sông.
Sang thế kỷ 20, các nhà khoa học Pháp, Ý, Đức, Anh (Einstein H.A, Meyer
Peter E, Muller.P, Schields A, Schmidt W … ), nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc
(Altumin S.I, Kolmogorov A, Loktin V.M, Taylor G.I … ) đi sâu nghiên cứu bản
chất và cơ chế dòng chảy trong các hệ thống sông ngòi. Từ thập niên 50 của thế kỷ
XX, các nhà khoa học Mỹ và Nga (Bercovich K.M, Brown C.P, Chalov R.S,
Goncharov A.N, Grisanin K.V, Kennedy J.F, Knoroz V.S, Kumin I.A, Richardson
E.V… ) đã chú trọng đến việc nghiên cứu tác động của các công trình thủy công đối
với quá trình diễn biến xói lở - bồi tụ lòng sông thông qua các mô hình tính toán có
xét tới cân bằng dòng bùn cát. Công tác nghiên cứu các mô hình tính toán lý thuyết,
sử dụng máy tính điện tử trong tính toán dòng chảy, dự báo biến động các thung
lũng sông ngày càng thu đƣợc nhiều thành quả hơn (Allen J.R, Holly F.M, Karim
M.F … )
Từ các quan sát, nghiên cứu riêng lẻ trong các ngành địa chất học, vào thập
niên 80 của thế kỷ XX, địa chất môi trƣờng [Donald R.Coastes (1985), Edward A.
Keller (1996), Lawrence Lundgren] với tƣ cách là một ngành khoa học đã đƣợc ra
đời nhằm nghiên cứu các yếu tố và các quá trình địa chất trong mối liên quan với
các hoạt động của con ngƣời, lợi ích kinh tế - xã hội và phát triển bền vững:
- Động đất:
Đƣợc xác định là một hiện tƣợng có thể gây tai biến địa chất với sức tàn phá
lớn đến vô cùng lớn. Theo cƣờng độ, động đất càng mạnh, sức phá hủy càng lớn,

gây tai biến kể từ M = 5, gây tai biến nghiêm trọng cho vùng dân cƣ từ M = 6. Kèm
theo động đất thƣờng phát sinh các đới phá hủy, nứt đất, trƣợt lở đất, nâng hạ, sụt
6


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

lún, hình thành các hang hốc ngầm hoặc tích lũy ứng suất dọc theo đứt gãy. Các
công trình nhân tạo, trong đó có các hồ đập thủy điện có thể bị phá hoại ngay khi
động đất hoặc tiềm ẩn các nguy cơ mất nƣớc, trƣợt lở đất, vỡ đập sau động đất
[Alan E. Kehew (1998)]. Trận động đất M = 7,8 năm 1968 ở Nhật Bản đã làm vỡ
93 đập, trong đó có 85 đập cao trên 10m. Nhƣng trƣợt phá hủy hồ Baldwin Hills ở
Nam Califonia, Hoa Kỳ năm 1963 lại do chuyển dịch dọc theo đứt gãy ở bên dƣới
hồ. Sự chuyển dịch này đã phá hoại hệ thống cống ngầm và lớp asfan chống thấm
của hồ chứa. Nƣớc rò rỉ qua đáy hồ và qua đập cuối cùng đã phá huỷ hoàn toàn đập
và làm cạn kiệt hồ nƣớc.
Hồ dung tích lớn có thể phát sinh động đất kích thích. Độ sâu hồ càng lớn,
nguy cơ động đất kích thích càng lớn. Theo thống kê, 0,3% các hồ trên thế giới có
độ sâu trên 10m có thể gây ra động đất.
Gần đây nhất (tháng 4/2008) trận động đất mạnh 7,9 độ richter tại Tứ Xuyên
Trung Quốc làm chết hàng chục nghìn ngƣời, về chính thức đƣợc quy là do hoạt
động kiến tạo, các chuyên gia vẫn cho rằng trữ đầy nƣớc vào hồ chứa khổng lồ của
đập Tam Hiệp có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm động đất. Trong một bài
đăng trên tạp chí Scientific American, các nhà khoa học giải thích rằng hồ chứa
nƣớc Tam Hiệp nằm trên hai đứt gãy chính, gồm Cửu Hoàn Tây và Tử Quỷ - Bát
Động. Theo Phan Tiêu, nhà địa chất học thuộc Ủy ban Khai thác và Thăm dò Địa
chất nguồn Khoáng sản ở tỉnh Tứ Xuyên, thay đổi mực nƣớc trong hồ sẽ khiến các
đứt gãy bị căng ra: “Khi thay đổi trạng thái cơ học của đƣờng đứt gãy, hoạt động
của đứt gãy sẽ gia tăng và đến một giới hạn nào đó, sẽ dẫn đến động đất”. Chính các

kỹ sƣ Trung Quốc cho rằng các đập nƣớc phải chịu trách nhiệm về ít nhất 19 trận
động đất trong năm thập kỷ qua, từ những rung động nhỏ cho đến trận động đất xảy
ra gần đập Tín Phong Giang của tỉnh Quảng Đông năm 1962 với biên độ 6,1 trên
thang độ richter, đủ để làm đổ sập nhà cửa. Kể từ khi hồ Tam Hiệp bắt đầu trữ nƣớc
vào năm 2003, đập Tam Hiệp gây ra hàng loạt hoạt động địa chấn trong khu vực hồ
chứa. Tháng 10/2006, khi nƣớc ở hồ chứa đạt cao trình 156 m so với mực nƣớc biển
thì xảy ra một trận động đất mạnh nhất ở tỉnh Hồ Bắc trong vòng hai thập kỷ qua,
làm rung chuyển cả những vùng gần đập Tam Hiệp với độ mạnh 4,7 độ richter,
khiến 5.860 ngƣời phải rời nhà lánh nạn. Khoảng bảy tháng sau khi tăng mực nƣớc
hồ chứa năm 2006, theo học giả Lý Vƣơng Bình, Viện Hàn Lâm Công nghệ Trung
Quốc, khu vực đập Tam Hiệp ghi nhận đƣợc 822 rung động tuy vẫn chƣa gây hại gì
cho đập. Năm 2008, khi mực nƣớc dâng lên đến mức 175 m, áp lực nƣớc tăng lên,
khiến cho khả năng gây rung động tăng lên rõ rệt.
7


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

- Nứt đất ngầm:
Nứt đất ngầm phát triển từ dƣới sâu, lan tỏa lên bề mặt đất do sự trƣợt êm của
đứt gãy tạo ra. Trƣợt êm không gây động đất nhƣng gây nứt đất ngầm trong các lớp
đá cứng, có thể dẫn đến sụt lún hoặc nâng trồi trên mặt đất [Alan E. Kehew (1998)].
Theo Ủy ban điều phối hạt nhân của Mỹ, những đứt gãy có khả năng hoạt động là
những đứt gãy đã từng hoạt động trong khoảng 35.000 năm qua. Theo thuyết giãn
nở [Alan E. Kehew (1998)], đất đá trong quá trình căng kéo dọc đứt gãy đã bị giãn
nở đáng kể, xuất hiện trong chúng các vi khe nứt trƣớc khi chúng bị phá hoại. Cùng
với sự xuất hiện các vi khe nứt, khí Radon đƣợc giải phóng khỏi đá, thể tích khối
đất đá dƣới sâu tăng lên, có thể tạo vòm và thoát khí Radon trên mặt đất. Vồng
Palmdale dọc đứt gãy San Andres gần Los Angeles, kích thƣớc 233 x 132 km đã

đƣợc coi là một thí dụ của thuyết giãn nở, dấu hiệu báo trƣớc một trận động đất
trong tƣơng lai.
- Thay đổi mực nƣớc và chế độ thủy văn trên và dƣới đập:
Các hoạt động khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế trong lƣu vực sau khi hồ
đập đƣợc hình thành có thể làm biến đổi lớp phủ thực vật, dòng chảy mặt và làm
tăng mức độ xói mòn, mức độ bồi lắng lòng hồ và khả năng dự trữ nƣớc ngầm, điều
hoà nguồn nƣớc mặt theo mùa của lƣu vực. Nhƣ hồ Shihmen ở Đài Loan, dự kiến
hoạt động 70 năm, chỉ sau 5 năm vận hành đã mất 45% sức chứa vì bồi tích.
Ví dụ rõ rệt nhất là ở vùng cửa sông Hoàng Hà, một trong những con sông lớn
nhất thế giới. Lƣu lƣợng nƣớc và trầm tích của sông này giảm mạnh từ những năm
1950 do 200 hệ thống nƣớc tƣới và 8 đập lớn nƣớc tƣới và thủy điện dọc sông. Tại
trạm thuỷ văn Lijin cách cửa sông 105km, tải lƣợng nƣớc 49,1km3/năm vào những
năm 50 chỉ còn 15,4km3/năm vào những năm 90. Tải lƣợng trầm tích 1,3 x 109
tấn/năm vào những năm 50 giảm xuống chỉ còn 0,287 x 109 tấn/năm vào những
năm 90. Nƣớc trên lƣu vực sông Hoàng Hà dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt 12,2 km3 vào những năm 50 tăng lên 30 km3 vào những năm 90. Sự suy
giảm nƣớc và trầm tích của sông mạnh vào đầu những năm 70 chủ yếu do xây đập
chứa Sanmenxia, mạnh nhất vào những năm 90 khi đập chứa Xiaolangdi lớn nhất
trên sông đƣợc xây dựng với dung tích chứa 12,7 tỉ m3 nƣớc và chúng giữ lại hồ
9,75 tỉ tấn bùn cát.
Nhiều đập khác cũng làm giảm đáng kể nƣớc và bùn cát lơ lửng xuống hạ lƣu
sông và ven bờ. Đập Farakka trên sông Hằng ở Ấn Độ làm giảm 75% dòng chảy
xuống Bangladesh. Sự bồi tụ chậm của châu thổ sông Nin vẫn đƣợc duy trì sau khi
8


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

đắp đập chứa nƣớc Delta vào năm 1968. Hiện nay, đập Aswan làm giảm một lƣợng

nhỏ nƣớc sông, nhƣng lại giữ lại lƣợng trầm tích rất lớn. Đập này cùng các đập khác
đã gây xói lở 5-8m/năm, có chỗ đạt 240m/năm trên phần lớn bờ châu thổ. Bờ biển
Togo và Benin đang bị xói lở 10-15m/năm do đập Akosombo trên sông Volta ở
Ghana bẫy giữ trầm tích đƣa ra biển. Trên sông Rhone ở Pháp, các đập nƣớc đã làm
giảm bồi tích đƣa ra Địa Trung Hải từ 12 triệu tấn/năm vào thế kỷ XIX, nay chỉ còn
4-5 triệu tấn/năm, gây xói lở 5m/năm cho bãi biển vùng Camargue và Longuedoc,
gây tốn phí rất lớn cho công tác bảo vệ bờ biển.
- Các sự cố của đập và hồ chứa trên thế giới:
Những sự cố về đập đã đƣợc ghi nhận từ những từ thế kỷ 18, năm 1799 xảy ra
sự cố đập cao đá xây Tare Gesko trên sông Goadarama ở Tây Ban Nha. Những sự
cố về đập càng xảy ra nhiều hơn ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Trong đó những trƣờng
hợp nặng nhất gồm có vụ vỡ đập lớn Puentet trên sông Gvadakendity ở Tây Ban
Nha năm 1802 hậu quả làm chết 680 ngƣời; vụ vỡ đập Xao Foc bang Penxivania ở
Mỹ năm 1889 làm chết 2.500 ngƣời.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, đã có một loạt các công trình nghiên cứu về sự
cố của đập. Trên tạp chí nguyệt san về điện học của Mỹ (Journal of Electricity) năm
1920 đã đăng một bảng thống kê về các sự cố đập và những hậu quả của chúng.
Năm 1928 trong bản tin xây dựng (Engineering news records) đã đăng vắn tắt tình
hình hƣ hỏng của 18 đập. Năm 1923, tập san của Hội công chính Mỹ (Transaction
of ASCE) có đăng bảng tóm tắt về sự cố hƣ hỏng của 64 đập. Năm 1931, nhà địa
chất học Lomsom trong báo cáo của Hội Công chính Mỹ (Proceeding of ASCE,
quyển 95) đã trình bày tóm tắt ý nghĩa của những yếu tố địa chất trong xây dựng
đập đầu cao nƣớc. Tháng 1 năm 1932, M.E.Kinđơliđơ đã có bài thống kê tóm tắt về
sự cố của đập từ năm 1799 đến năm 1931 (chủ yếu những vụ xảy ra ở Mỹ), đăng
trên tạp chí nguyệt san về điện (Journal of Electricity). Năm 1936, A.A Genfe (Liên
xô cũ) đã tiến hành chỉnh lý và phân loại các tài liệu có liên quan về vấn đề hƣ hỏng
và tổn thƣơng công trình thuỷ công, viết thành quyển “Nguyên nhân và trạng thái
hƣ hỏng các công trình thuỷ công”. Cuốn sách này ngoài việc thống kê các sự cố
xảy ra còn phân tích trên 200 sự cố trong đó có 180 sự cố đối với đập. Năm 1938,
Hainei và Kennedi (Mỹ) trong quyển “Thiết kế công trình đập” đã dành riêng

chƣơng nói về vấn đề hƣ hỏng của các loại đê đập, trong đó có lập biểu thống kê
các sự cố về đập. Năm 1947, J.Justin (Mỹ) trong quyển “Công trình đập đất” cũng
có một chƣơng giới thiệu về sự cố 29 đập đất và tài liệu thống kê 87 đập đất xảy ra

9


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

sự cố. Năm 1961, nƣớc Mỹ đã tiến hành phân tích các tình hình hƣ hỏng của đập
đất đã quan trắc và nêu những biện pháp cải tiến sự bảo vệ. Năm1963 - Thảm họa
hồ chứa nƣớc phía sau đập Vajont phía bắc Italia đã bị một trận lở đất lớn lao
xuống. Một cơn sóng thần phát sinh quét qua đỉnh đập (nhƣng không làm vỡ nó) lao
xuống thung lũng bên dƣới, gần 2.000 ngƣời thiệt mạng.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc:
Các vấn đề nghiên cứu về đồng bằng Nam Bộ cũng nhƣ lƣu vực sông Đồng
Nai và sông Sài Gòn đã đƣợc nhiều các nhà khoa học Việt Nam quan tân nghiên
cứu từ lâu. Đặc biệt là từ khi xuất hiện các công trình xây dựng hồ thủy điện, thủy
lợi nhƣ Trị An, Dầu Tiếng ,… Trƣớc giải phóng có một số nghiên cứu của các nhà
khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài liên quan đến khu vực, nhƣ Saurin (1935, 1692,
1697); Donbrush WK, May JK, Kowey WP về đặc điểm trầm tích; Fontain H và
Delibras về mực nƣớc biển trong Đệ tứ (1974), Hồ Mạnh Trung về cấu trúc - kiến
tạo của đồng bằng sông Mê Kông (1969), Trần Kim Thạnh (1973). Sau ngày giải
phóng một loạt các công trình nghiên cứu về địa chất nói chung; nghiên cứu tai biến
địa chất nói riêng đã đƣợc thực hiện. Các cơ quan tiến hành nghiên cứu là Viện Địa
chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên đoàn Địa chất Miền nam,
Trƣờng Đại học KHTN TP.HCM, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam,…Một số
luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ về mảng đề tài địa học và tai biến địa chất cũng đƣợc thực
hiện nhƣ Hà Quang Hải (LA TS 1996), Nguyễn Thị Ngọc Lan (LA TS 2005), Đinh

Văn Thuận (LA TS 2004), Đậu Văn Ngọ (LA TS 2001)… Gần đây nhất là các
nghiên cứu về động lực, biến đổi môi trƣờng trầm tích vùng cửa sông đồng bằng
sông Cửu Long do Viện Địa Chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì
thực hiện. Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu địa chất môi trƣờng ở nƣớc ta và lƣu
vực sông Đồng Nai theo các hƣớng sau:
- Kết quả điều tra cơ bản về địa chất là cơ sở, nền tảng cho các nghiên cứu về
môi trường và tai biến địa chất:
Cho đến nay, toàn bộ phần đất liền trên lãnh thổ Việt Nam đã đƣợc điều tra
cơ bản về địa chất ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000; phần lớn lƣu vực sông Đồng Nai
đã đƣợc điều tra cơ bản về địa chất ở tỷ lệ 1/50.000. Các đô thị trong lƣu vực cũng
đã đƣợc điều tra tổng thể các vấn đề địa chất, kiến tạo, địa mạo, điạ chất thủy văn,
địa chất công trình và địa chất môi trƣờng ở tỷ lệ 1/25.000. Ngoài các công trình
này còn có các công trình nghiên cứu về kiến tạo, nứt trƣợt lở đất, quan trắc quốc
gia động thái nƣớc dƣới đất, … Các công trình này chứa một khối lƣợng lớn các
thông tin một cách có hệ thống về đặc điểm địa chất, địa mạo, kiến tạo, vỏ phong
hoá, địa chất thủy văn, khoáng sản tƣơng ứng với tỷ lệ điều tra, nghiên cứu. Đó là

10


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

những thông tin quan trọng, phản ánh những yếu tố cơ bản, những vấn đề cơ bản
của môi trƣờng địa chất, làm nền tảng cho các nghiên cứu địa chất ứng dụng, địa
chất môi trƣờng, địa chất chuyên đề, địa lý môi trƣờng, bao gồm cả các hoạt động
điều tra, nghiên cứu môi trƣờng địa chất, tai biến địa chất trƣớc và sau khi xây dựng
các hồ - đập thủy điện, trong đó có các hồ - đập thủy điện Trị An.
Các nghiên cứu từ những năm 1975 đến năm những năm 2000 chủ yếu tập
trung vào địa chất, địa vật lý hàng không, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, khoáng

sản, nƣớc dƣới đất, địa chất công trình, địa chất đô thị. Đo vẽ bản đồ địa chất và
khoáng sản ở tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000 đến chi tiết ở tỉ lệ 1/50.000, 1/25.000.
Trong những công trình này đáng quan tâm là bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ
1/500.000 năm 1988 do Trần Đức Lƣơng và Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên. Các
công trình do Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam thực hiện, nhƣ lập bản đồ địa
chất và tìm kiếm khoáng sản các loạt tờ Bến Khế - Đồng Nai, tỉ lệ 1/200.000 xuất
bản năm 1999, Nguyễn Đức Thắng chủ biên; Đồng bằng Nam Bộ, tỉ lệ 1/200.000
xuất bản năm 1995, Nguyễn Ngọc Hoa chủ biên; Đông TP Hồ Chí Minh tỉ lệ
1/50.000 hoàn thành năm 1994, Ma Công Cọ chủ biên; Báo cáo “Nghiên cứu kiến
tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam”, Nguyễn Xuân Bao chủ biên hoàn thành vào
năm 2000. Công trình biên hội 7 sơ đồ địa chất TP Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000 do
Đặng Hữu Ngọc và Bùi Phú Mỹ chủ biên đƣợc hoàn thành năm 1983. Các công
trình lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản TP Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000 do
Liên đoàn Địa chất 6 (nay là Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam) thực hiện, Hà
Quang Hải và Ma Công Cọ làm chủ biên. Nghiên cứu thành lập bản đồ địa chất
thủy văn, địa chất công trình cùng tỷ lệ trên địa bàn thành phố do Liên đoàn 8 Địa
chất Thủy văn (nay là Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam) thực hiện do Đoàn Văn
Tín làm chủ biên.
Cho đến nay, chúng ta có thể thấy đƣợc về cơ bản toàn bộ khung cảnh địa
chất của vùng Đông Nam Bộ: các tầng đất đá, các tầng chứa nƣớc, các khoáng sản
rắn, các yếu tố địa hình, đặc điểm và sự phân bố của chúng đƣợc thể hiện trên các
bản đồ và nhiều mặt cắt địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa mạo, vỏ
phong hóa. Các kết quả này là cơ sở quan trọng cho nhiều công trình nghiên cứu địa
chất chuyên đề, địa chất ứng dụng, nghiên cứu và điều tra các hiện tƣợng tự nhiên,
các loại hình tai biến địa chất hiện nay.
- Nghiên cứu về môi trường, tai biến địa chất đã có chuyển biến quan trọng ở
Việt nam từ năm 1992 :
Trƣớc tháng 11/1992, các vấn đề, các yếu tố địa chất môi trƣờng đã đƣợc tiến
hành ở nhiều lĩnh vực nhƣng rải rác, chƣa thành hệ thống, chƣa thu hút đƣợc sự chú
ý, quan tâm của toàn xã hội. Tháng 11 năm 1992, thành công của Hội nghị Địa chất

11


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

Môi trƣờng đƣợc tổ chức tại Hà Nội đã khẳng định tính cấp thiết, ý nghĩa kinh tế xã hội, tính tất yếu và khả thi của việc nghiên cứu địa chất môi trƣờng ở Việt Nam.
Các nghiên cứu chuyên đề khác nhƣ: xói lở, bồi tụ, động đất, nứt đất, trƣợt lở đất; ô
nhiễm, động thái nƣớc dƣới đất, cũng đƣợc tiến hành ở nhiều nơi trong cả nƣớc và
trong lƣu vực sông Đồng Nai, trong đó có các tỉnh nằm trong lƣu vực sông Đồng
Nai và lân cận nhƣ Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé đã tiến
hành nghiên cứu địa chất môi trƣờng trên toàn tỉnh.
Từ những số liệu ban đầu, công trình "Địa chất và môi trƣờng TP Hồ Chí
Minh” năm 1998 của Trần Kim Thạch đã cho thấy phải quan tâm đến các yếu tố địa
chất đã chi phối đặc điểm môi trƣờng và tác động của con ngƣời đối với môi
trƣờng. Chỉ trong vài thế kỷ xây dựng và phát triển thành phố, con ngƣời đã biến 5
khu vực môi trƣờng tự nhiên của thành phố thành 9 khu vực môi trƣờng đô thị khác
nhau. Đào Văn Thịnh và nnk (2005) trong báo cáo „„Hƣớng dẫn tạm thời về điều tra
Địa chất Môi trƣờng và Tai biến Địa chất‟‟ các tác giả đã xây dựng và giới thiệu nội
dung nghiên cứu, điều tra địa chất môi trƣờng và tai biến địa chất. Trong đó các tác
giả có trình bày nét chung nhất những khái niệm, thuật ngữ về địa chất môi trƣờng
và tai biến địa chất và nội dung chính của công tác điều tra - nghiên cứu địa chất
môi trƣờng và tai biến địa chất liên quan đến các hiện tƣơng nhƣ: sụt lún đất, trƣợt
đất - đá, lở đất - đá, hiện tƣợng karst, động đất, đứt gãy hoạt động, lũ quét - lũ ống,
hiện tƣợng phóng xạ, địa hóa sinh thái và hoạt động khai thác - chế biến khoáng
sản. Công trình này đã bƣớc đầu là tài liệu hƣớng dẫn các nghiên cứu địa chất môi
trƣờng và tai biến môi trƣờng theo một hệ thống khoa học đồng thời cũng đánh giá
đƣợc mức độ quan trọng của nghiên cứu địa chất môi trƣờng và tai biến địa chất
trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đã có thêm các dữ liệu khoa học và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá

đầy đủ hơn các vấn đề môi trường địa chất, tai biến địa chất trong lưu vực sông
Đồng Nai và khu hồ - đập Trị An:
Trƣớc năm 1988 (sát trƣớc thời gian đập Trị An đi vào hoạt động), thông tin
về đứt gãy, cấu trúc địa chất, địa mạo, kiến tạo hiện đại, động đất trong lƣu vực
sông Đồng Nai còn ở mức khái quát, ứng với mức điều tra cơ bản về địa chất ở tỷ lệ
1/200.000. Từ năm 1988 đến nay, các thông tin trên đã đƣợc chi tiết hơn, cụ thể và
định lƣợng hơn, tƣơng ứng với mức điều tra cơ bản về địa chất ở tỷ lệ 1/50.000,
1/25.000, thậm chí có nơi tƣơng ứng với tỷ lệ 1/10.000, 1/5.000. Ngoài ra, cũng đã
có nhiều công trình điều tra nghiên cứu riêng, chuyên sâu hơn về kiến tạo, động đất,
địa chất thủy văn, địa chất công trình, xói lở, bồi tụ, nứt trƣợt lở đất,… Các kết quả
nghiên cứu đã cung cấp thêm rất nhiều thông tin khoa học có giá trị, nhƣng cũng đặt
ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, trong đó có những vấn đề liên quan

12


Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tác động của hồ Trị An đến môi trường địa chất lưu vực
sông Đồng Nai”

với môi trƣờng địa chất, tai biến địa chất, sự an toàn của hồ đập Trị An.
+ Đã định rõ hơn về cấp độ, định lượng hơn về qui mô, tính chất, phạm vi có thể
ảnh hưởng của các đới đứt gãy, đứt gãy lớn, nhưng vẫn chưa chưa đủ cơ sở đánh
giá ảnh hưởng, nguy cơ gây tai biến địa chất của chúng đối với lưu vực và khu vực
hồ - đập Trị An.
Lƣu vực sông Đồng Nai nằm trong đới kiến tạo Đà Lạt, đƣợc khống chế bởi
3 hệ đứt gãy thạch quyển cấp 3 (đứt gãy cấp 2 Việt Nam), chịu ảnh hƣởng bởi tác
động của 4 trƣờng ứng suất kiến tạo trong khu vực. Các trƣờng ứng suất này đều
có tác động mạnh mẽ vào lãnh thổ Việt Nam, làm xuất hiện nhiều ứng suất cục bộ
cấp 2, 3 và hàng loạt các đứt gãy thuận - trƣợt bằng trong khu vực nghiên cứu và
đứt gãy nghịch cục bộ có tuổi Kanozoi. Ngoài các hệ đứt gãy nêu trên, các hệ đứt

gãy phƣơng vĩ tuyến nhƣ hệ đứt gãy Sa Đéc - Phan Thiết, hệ đứt gãy Đắc Min Nha Trang cũng có thể gây ảnh hƣởng ít nhiều đến khu vực nghiên cứu, lƣu vực
sông Đồng Nai và hồ - đập Trị An.
Trong giai đoạn tân kiến tạo, liên quan với các đứt gãy, trong lƣu vực sông
Đồng Nai đã hình thành các cao nguyên, đồng bằng núi lửa ở Đắk Nông, Di Linh Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bình Phƣớc, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Long khánh Xuân Lộc (Đồng Nai); các dãy và khối núi khối tảng, vòm khối tảng, các hố sụt ở
thƣợng lƣu và trung lƣu, các dải đồng bằng sụt lún dạng bậc ở vùng hạ lƣu. Các
trung tâm phun trào đƣợc xác định hoặc dự đoán có liên quan với các đới đứt gãy,
phát triển ở nơi giao nhau của chúng. Trong những năm gần đây, ảnh hƣởng của đứt
gãy, hoạt động của đứt gãy đối với các hiện tƣợng nứt trƣợt lở đất đã đƣợc thấy ở
nhiều điểm trong lƣu vực. Năm 1992, nứt đất đƣợc xác định có nguồn gốc kiến tạo,
liên quan với các đứt gãy đã xảy ra ở nhiều điểm thuộc Sông Bé, Đồng Nai, Đắk
Lắc, Lâm Đồng, Bà Rịa –Vũng Tàu. Tây Nam đập Trị An khoảng 25 km có điểm
nứt đất Tân Uyên. Đông Nam đập Trị An khoảng 40 km có điểm nứt đất Cẩm Mỹ.
Nhiều điểm nứt đất, trƣợt lở đất ở Đắk Nông từ năm 1992 - 2002 có liên quan với
các đứt gãy phƣơng kinh tuyến, Đông Bắc - Tây Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam.
Cách đập Trị An khoảng 45 km theo hƣớng Đông Bắc, sụt lún đất năm 2005 ở Phú
Lợi - Định Quán có thể liên quan với sự trƣợt êm của đứt gãy phƣơng kinh tuyến ở
nơi giao nhau của chúng với đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
Hiện tƣợng sủi bọt, chao đảo mực nƣớc ở hồ Thác Cạn (suối Sấu) phía dƣới đập Trị
An khoảng 2 km ngày 26/12/2004 có liên quan kiến tạo với trận động đất xảy ra
cùng ngày, M = 9 ở Summatra, Indonesia.
Cũng chƣa có kết quả nghiên cứu phân đoạn đứt gãy theo mức độ hoạt động,
mức độ dập vỡ, nứt nẻ; trạng thái ứng suất hiện đại, khả năng phát sinh động đất
của chúng. Do vậy, với các khu vực nhƣ khu hồ - đập Trị An, nơi giao nhau của các
13


×