Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đặc điểm kinh tế xã hội nam bộ thế kỷ 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.16 KB, 59 trang )

MỤC LỤC


DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, lãnh thổ và
biên giới của nước Việt Nam ngày càng được củng cố và từ lâu đã trở thành thực
thể thống nhất từ Bắc chí Nam, trong đó có vùng đất Nam Bộ. Với truyền thống
kiên cường, bất khuất và tinh thần lao động cần cù của cả dân tộc, các thế hệ người
Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng trong quá trình gây dựng, bảo vệ và
phát triển vùng đất Nam Bộ, góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, trở về thời kỳ mang gươm vào Nam mở cõi của cha
ông ta, khi những dấu chân đầu tiên của lưu dân khai phá mới đặt lên vùng đất
mới phía Nam. Cùng nhìn lại quá trình hình thánh và phát triển vùng đất Nam bộ
để từ đó có thể đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về vai trò và tầm ảnh
hưởng của nó.
Trong đó, việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Nam bộ là mọt trong
những yếu tố lớn góp phần thúc đẩy Nam bộ phát triển. Do đó tìm hiểu sâu và rộng
để rút ra những đặc điểm cơ bản của yếu tố kinh tế - xã hội ở Nam bộ là việc làm
cần thiết.
Bởi vậy chúng tôi thiết nghĩ chọn đề tài “Đặc điểm kinh tế xã hội vùng đất
Nam bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII” là việc thiết thực để tìm hiểu những đặc
điểm cơ bản nền kinh tế vùng đất Nam bộ thế kỷ XVII – XVIII và đặc điểm của xã hội
vùng đất Nam bộ lúc bấy giờ. Trên cơ sớ đó có thể đánh giá và nhận định về tầm
quan trọng và ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội đối với sự phát triển ổn định
của vùng đất mới trong đại thể nước Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhìn một cách tổng thể, các đề tài nghiên cứu về kinh tế xã hội vùng đất
Nam bộ tương đối nhiều. Trong tất cả các công trình về vùng đất Nam bộ có thể kể
đến như Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước năm 2008 về quá trình hình thành và
phát triển của vùng đất Nam bộ. Hội Khoa học lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh với


chuyên khảo Nam bộ đất và người đã ấn hành được 10 tập. Ngoài ra còn rất nhiều
cá nhân có nghiên cứu về vùng đất Nam bộ, tiêu biểu có thể kể đến như GS. Nguyễn
Đình Đầu, PGS. TS. Trần Thị Thu Lương, PGS. TS. Trần Thị Mai,…

2


Vì vậy có thể nói, về lịch sử nghiên cứu vùng đất Nam bộ nói chung và các
đặc điểm kinh tế xã hội ở vùng đất Nam bộ nói riêng đã có nhiều công trình được
công bố. Đó là nguồn tư liệu quý giá để khai thác.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục tiêu nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên nhóm tác giả chỉ đề ra mục tiêu rất thấp, không có
tham vọng lớn. Đề tài được thực hiện với mục tiêu làm rõ được các đặc điểm kinh
tế - xã hội của vùng đất Nam bộ trên cơ sở xử lý tư liệu từ các nhà nghiên cứu đi
trước để lại, qua đó chứng minh cho một số luận điểm của nhóm về các đặc điểm
kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài là:
- Thứ nhất là làm rõ được quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam
bộ trong thế kỷ XVII – XVIII
- Thứ hai cần đưa ra những phân tích, đánh giá khách quan và khoa học về
những dđặc điểm kinh tế - xã hội của vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII – XVIII.
- Thứ ba cần tổng hợp các yếu tố trên để rút ra nhận xét về tác động của
kinh tế - xã hội đến sự phát triển của vùng đất Nam bộ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài này bao gồm các yếu tố kinh tế,
xã hội của vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII – XVIII.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Đặc điểm kinh tế xã hội vùng đất Nam bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ

XVIII”” do thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên chúng tôi xác định rõ giới
hạn nghiên cứu.
Về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu vào thời gian từ năm 1623 đến năm
1802.
Về không gian, cần xác định rõ, đề tài chỉ nghiên cứu trên địa vực vùng đất
Nam bộ xưa qua các thời kì.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu.

3


Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để có cái nhìn lịch đại về quá trình hình
thành và phát triển của vùng đất Nam bộ, cũng như sự phát triển của các yếu tố
kinh tế - xã hội. Và cái nhìn đồng đại khi có một số so sánh, đối chiếu.
Đề tài sử dụng phương pháp logic để có cái nhìn biện chứng về vấn đề đặt
ra. Sử dụng phương pháp logic để có cái nhìn khách quan và nhận diện được
những đặc điểm riêng biệt của vùng đất Nam bộ.
Vì đây là một đề tài nghiên cứu về lí luận sử học nên phương pháp sử học sẽ
nắm vai trò chủ đạo, còn phương pháp logic sẽ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp lịch
sử để nêu lên cái logic khách quan của tiến trình lịch sử, văn hóa.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thu thập tài liệu phục vụ
nghiên cứu chủ yếu dựa trên việc tham khảo các luận văn, luận án, các công trình
nghiên cứu khoa học, các sách tham khảo, các tài liệu lưu trữ, sách báo, tạp chí.
Trong quá trình xử lí thông tin, chúng tôi sử dụng các thao tác xử lí như
tổng hợp, phân tích, hệ thống, so sánh trong quá trình khảo cứu.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung của đề tài được chia làm 3
chương với kết cấu như sau:
Chương I: Khái lược quá trình hình thành và phát triển vùng đất

Nam bộ trong thế kỷ XVII - XVII.
Ở chương này, chúng tôi khái lược về quá trình hình thành và phát triển
của vùng đất Nam bộ trong 2 thế kỷ XVII và XVIII với các tiểu mục sau:
1.1. Sơ lược về vùng đất Nam Bộ ngày nay
1.2 Quá trình khai phá vùng đất Nam bộ
1.3 Thực trạng kinh tế - xã hội Nam bộ trước thế kỷ XVII
Chương II: Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng đất Nam bộ thế kỷ XVII XVIII.
Ở chương này chúng tôi đi sâu phân tích các đặc điểm về kinh tế và xã hội
của vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII - XVIII, với các tiểu mục sau:
2.1 Đặc điểm kinh tế của vùng đất Nam Bộ
2.1.1 Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống mang màu sắc khẩn hoang

4


2.1.2 Thủ công nghiệp ra đời và phát triển mạnh dựa trên nền tảng kinh
tế nông nghiệp
2.1.3 Sự phát triển phồn thịnh của nền thương mại hàng hóa
2.1.4 Chế độ tư hữu ruộng đất
2.1.5 Đặc điểm của địa chủ Nam bộ
2.1.6 Sự xuất hiện những yếu tố kinh tế mang khuynh hướng tiền tư bản
chủ nghĩa
2.2 Đặc điểm xã hội
2.2.1 Sự đa dạng tộc người, đa dạng văn hóa vùng miền
2.2.2 Lối sống theo mô hình quần cư
2.2.3 Sự phân tầng, phân hóa xã hội lại diễn ra sớm và gay gắt
2.2.4 Sự điển hình của tính đa tôn giáo, tín ngưỡng
Chương III: Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển
của vùng đất Nam bộ .
Ở chương này chúng tôi đi sâu vào việc nêu ảnh hưởng của những yếu tố

kinh tế xã hội của vùng đất Nam bộ đến sự phát triển của nó.

5


Chương I: Khái lược quá trình hình thành và phát triển vùng đất
Nam bộ thế kỷ XVII - XVII.
1.1 Sơ lược về vùng đất Nam Bộ ngày nay

Không gian khu vực Nam Bộ phân chia rõ rệt thành hai tiểu vùng là miền
Đông và miền Tây.
Miền Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Tp.
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với
diện tích 23.545 km2, chiếm hơn 7,15% diện tích cả nước.
Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là nơi chuyển tiếp
từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, phía nam (nơi thấp
nhất) có độ cao trung bình 20-200m. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất là dầu
khí với trữ lượng lớn. Trên đất liền có các loại đá ốp-lát, sét gạch ngói, cát thuỷ tinh,
cao lanh, titan, puzlan. Địa hình này rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và phát
triển công nghiệp.
Phần lớn đất có chất lượng tốt (đó là đất nâu đỏ và nâu vàng trên nền bazan và
đất xám trên nền phù sa cổ). Thuộc vùng khí hậu tương đối điều hoà, ít thay đổi, ít có
thiên tai; lượng mưa dồi dào, trung bình khoảng 1.500-2.000 mm/năm. Đất này rất
thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.
Với sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam có trữ lượng nước
đủ cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho cả vùng; trữ lượng thuỷ điện có khả
năng cung cấp hàng năm gần 10 tỷ KWh. Với đường bờ biển dài gần 100m với nhiều
ngư trường lớn và bãi biển đẹp, vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng thuỷ sản và tiềm
năng du lịch rất phong phú1.
Miền Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh, và 1 thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng

Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà
Mau, An Giang, và Kiên Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.717,3 km 2, chiếm
12% diện tích cả nước. Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng châu thổ do sông Cửu Long
(Mê-kông) tạo nên, với độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ là 3-5m, độ dốc
trung bình là 1 cm/km. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu
của Đông Nam Á và thế giới (trong đó đất phù sa chiếm 29,7% diện tích toàn vùng,

1 Lê Thông (Cb) 2004: Lê Thông (cb), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. –
H.: NXB Đại học Sư phạm, tr. 507-512

6


đất phèn chiếm 40%, đất mặn chiếm 16,7%, đất xám và các loại đất khác chiếm
13.6%), là vùng cây ăn trái nhiệt đới, vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước.
Miền Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm là
24-27 C; lượng mưa trung bình từ 1.700-2.000 mm/năm. Ở đây có hệ thống kênh rạch
dày đặc, tổng lượng nước trong năm của hệ thống sông Cửu Long là 500 tỷ m 3, rất
thuận tiện cho giao thông đường thuỷ và cho nuôi trồng thuỷ sản. Cùng bờ biển dài
trên 736 km2 với nhiều đảo và quần đảo, Tây Nam Bộ trở thành vùng thuỷ sản lớn
nhất nước, có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước. Đây là vùng tận cùng
phía tây nam của Việt Nam, tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á (Singapor,
Thái Lan, Malaisia, Philipine, Indonesia), nằm trong khu vực có nhiều đường giao
thông hàng hải quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu Úc và các quần đảo
trong Thái Bình Dương2.
0

1.2 Quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ
Từ đầu thế kỉ XVII, đã có lưu dân ở vùng đất Thuận – Quảng của chúa
Nguyễn đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang lập ra

những làng người Việt đầu tiên ở Nam Bộ. Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
gả con gái của mình là công nữ Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II
làm hoàng hậu Vương triều Chân Lạp. Nhờ thế mà cư dân Việt vùng Thuận – Quảng
vào sinh sống làm ăn ở khu vực sông Đồng Nai ngày càng một đông thêm.
Trong giai đoạn này, cuộc khai phá được tiến hành theo hai hình thức: ở thời
kỳ đầu (cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) là công cuộc khai phá do nhân dân tự tiến
hành và trong giai đoạn sau (nửa cuối thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII) là công cuộc khai
phá do Nhà nước tổ chức.
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, việc khai phá vùng đất
Nam Bộ chủ yếu là do lưu dân khẩn hoang tự tiến hành chủ yếu là người dân nghèo.
Trong thời kì này, việc khẩn hoang của lưu dân thường diễn ra một cách tự phát, tự
động và hoàn toàn dựa vào sức mình là chính, công cuộc khai hoang ở thời kỳ này
thường diễn ra dưới hình thức tập thể, không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Những vùng
đất mới này hầu khắp đều là rừng hoang cỏ rậm, kênh rệch chằng chịt, vì vậy họ
thường chọn những khu đất cao ráo, tương đối thuận lợi cho canh tác và có đủ lượng
nước ngọt cung cấp cho người, gia súc, cây trồng để khai phá trước. Những khu đất
này lúc đầu thường nằm lọt giữa cả một vùng rộng lớn chưa được khai phá. Cách
thức mà những lưu dân này sử dụng để tiến hành khai phá vùng đất mới là:móc lõm
và quãng canh,tùy vào từng vùng đất mà những lưu dân này áp dụng dụng hình thức
khai phá.
2 Lê Thông, sđd, tr. 533 -539

7


Trong giai đoạn sau (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII), bên cạnh hình
thức khai phá của những lưu dân ở vùng đât mới này thì còn có những biện pháp khai
hoang của triều đình nhà Nguyễn được chúa Nguyễn chú trọng. Năm 1698, khi
Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Nam Kỳ thì cũng là lúc đánh dấu việc tổ chức
chính quyền của các chúa nguyễn trên vùng đất mới này. Nắm trong tay những vùng

đất mới phá, chúa Nguyễn đã có kế hoạch khẩn hoang vùng đất mới để mở rộng bờ
cõi cũng là vùng đất cai trị của mình. Điều này cũng nhằm cho những mục đích khẳng
định kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng và mở rộng diện tích canh tác của xứ Đàng
Trong.
Để thực hiện được những mục đích đã đề ra trên đây, các chúa Nguyễn đã sử
dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang:
Biện pháp thứ nhất là tiếp tục lợi dụng sức lao động và khả năng khai phá đất
đai của các tầng lớp nhân dân nghèo. Nhận thấy sức lao động của dân nghèo rất lớn
cộng với tính cách chăm chỉ, chịu khó của người Việt nên triều đình nhà Nguyễn đã áp
dụng chính sách cho dân khai phá tự do, lưu dân khai phá đến đâu thì được sở hữu đến
đó. Vì thế số người di dân vào vùng đất mới để khẩn hoang lập nghiệp mỗi ngày một
đông hơn.
Biện pháp thứ hai là các chúa Nguyễn sử dụng binh lính khai phá đất đai ở
khu vực cư trú và mộ dân lập đồn điền khẩn hoang. Do yêu tố chính tranh nên một lực
lượng lớn binh linh ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận bị đưa vào Nam Bộ để đảm
bảo an ninh lãnh thổ. Tuy nhiên, nhu cầu lương thực cũng giữ vai trò quan trọng trong
việc nuôi quân vì thế những khu vực nào có binh lính thì chính quyền cho lính đi khai
hoang để giải quyết nhu cầu thiếu lương thực. Có thể nói, biện pháp sử dụng binh lính
và mộ dân khai hoang lập đồn điền của các chúa Nguyễn đã góp phần thúc đẩy quá
trình khai phá đất đai ở Nam Bộ trong thế kỷ XVIII.
Biện pháp thứ ba mà các chúa Nguyễn sử dụng là lợi dụng những bộ
phận “địa chủ” ở miền Trung để đưa vào khai phá. Do những chính sách tạo điều kiện
thuận lợi của các chúa Nguyễn trong buổi đầu: cho phép tự do chiếm đất, lập làng…
cho nên lực lượng “đại chủ” này có mặt ở vùng đất Gia Định ngày càng đông. Biện
pháp này cũng mang lại hiệu quả khá lớn. Bởi trong điều kiện chiến tranh loạn lạc ở
Đàng Ngoài, những người này không thể mở rộng công việc làm ăn của họ được, cho
nên khi được biết đến một vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác như
Nam Bộ, lại được các chúa Nguyễn đứng ra khuyến khích, giúp đỡ như vậy, lực lượng
này tiến vào vùng đất mới ngày càng đông.
Sau hai thế kỉ đi khai phá vùng đất mới giàu tiềm năng này với đức tính cần

cù, nhẫn nại, chịu khó của cư dân Việt đã từng bước khai phá vùng Đồng bằng sông
Cửu Long ngày một rộng lớn, từ chỗ là một vùng đất hoang dã, đầy rừng rậm, lau

8


sậy… đã được mở mang khá nhiều, và ngay từ rất sớm đã trở thành một vựa lúa lớn,
sản xuất thóc gạo đã dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ. Lúa gạo sản xuất được
không chỉ đáp ứng được nhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ mà còn là nguồn
cung cấp thóc gạo chủ yếu cho cả xứ Đàng Trong, đặc biệt là vùng Thuận Hoá.
1.2 Thực trạng kinh tế - xã hội vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII
1.2.1 Về kinh tế
Trong thời kì Tiền Phù Nam, nền kinh tế trong thời gian này chủ yếu là nền
kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có
những hoạt động cả trong trồng trọt lẫn chăn nuôi, thế nhưng trồng trọt vẫn là hoạt
động chính yếu. Ở những vùng ven sườn đồi, gần suối trên các vùng đất xám ven
sông, lúa khô (lúa rẫy) được trồng phổ biến. Do đặc điểm cư trú và điều kiện tự nhiên
nên lúa khô là loại cây trồng chủ yếu của cư dân lúc bấy giờ. Trong quá trình sản xuất,
con người đã biết sử dụng công cụ lao động và không ngừng cải tiến các công cụ đó
để đem lại năng suất lao động cao hơn. Từ việc sử dụng những công cụ sản xuất bằng
đá như rìu đá phá rừng chặt cây; cuốc, mai, thuổng đá vỡ đất, san đất để gieo trồng;
dao, liềm đá dùng trong thu hoạch, con người đã tiến lên sử dụng các công cụ sản xuất
bằng đồng thau hoặc sắt như rìu, cuốc, thuổng, liềm. Hoạt động thủ công nghiệp đã
tạo ra một số lượng lớn các vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của
con người. Con người thời bấy giờ đã biết làm đồ đá, đồ gốm, nghề luyện kim với
trình độ kỹ thuật khá cao. Điển hình là những vật chứng được tìm thấy trong các di chỉ
khảo cổ học đặc biệt là nghề đúc đồng như: di chỉ Dốc Chùa, Suối Chồn với dáo, lao,
rìu, đục, vòng tay, tượng, khuôn đúc… và những di vật của nghề luyện sắt dùng làm
nông cụ và vũ khí.
Ở thời kì Phù Nam, nền kinh tế Phù Nam phát triển hoàn chỉnh với cơ cấu

kinh tế nhiều ngành nghề và trong mỗi ngành nghề hoạt động cũng có những bước
tiến nhất định. Kinh tế Phù Nam không chỉ có hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ
công nghiệp mà còn có sự phát triển rất mạnh của hoạt động thương mại với vai trò
quan trọng của hệ thống các thương cảng. Nông nghiệp thời kì Phù Nam thì trồng trọt
vẫn giữ vai trò chính bên cạnh đó còn có chăn nuôi, việc săn bắt thú rừng, đánh bắt
thuỷ hải sản cùng hoạt động thuần dưỡng vật nuôi vẫn được người dân duy trì và phát
triển. Voi, gà, lợn được thuần dưỡng để phục vụ cho thú vui tiêu khiển của con người.
Trong hoạt động sản xuất thủ công nghiệp, con người giỏi chế tác các đồ trang sức
bằng vàng, đồ mỹ nghệ bằng bạc, đá quý và thiếc. Con người còn chế tạo đồ đá, làm
đồ gốm, đồ kim loại (bằng đồng, sắt), sản xuất vật liệu xây dựng. Các sản phẩm được
sản xuất ra khá đa dạng và tinh xảo. Hoạt động trao đổi buôn bán của cư dân Phù Nam
diễn ra khá đa dạng vừa có hoạt động giữa các vùng miền nội địa của quốc gia vừa có
qua lại buôn bán với các nước trong khu vực, trao đổi buôn bán ở địa bàn cư trú, ở bến
cảng trên sông nước. Quan hệ giao lưu buôn bán cũng theo đó mà phát triển. Trong

9


hoạt động thương mại của cư dân Phù Nam, tiền có một vai trò khá quan trọng được
xem như là vật ngang giá - vật trung gian. Điều này cho thấy nền thương mại này đã
có sự phát triển vượt bậc. Trong quá trình trao đổi buôn bán giữa các khu vực nội địa
với các nước, tiền sử dụng cũng khác nhau. Tiền được sử dụng trong buôn bán nội địa
thường bằng chì, sử dụng đồng tiền cắt - tiền lẻ. Sự phát triển của thương mại gắn liền
với hệ thống thương cảng thời này.
Thời kì Thủy Chân Lạp, Dưới thời Phù Nam, Chân Lạp là một thuộc quốc của
vương quốc Phù Nam nhưng sang đầu thế kỷ VII, lợi dụng sự suy yếu của Phù Nam
bằng những cuộc chiến tranh, Chân Lạp đã chiếm lấy vùng đất trung tâm xưa của Phù
Nam. Vùng đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII là một bộ phận
lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp. Sự hoang hoá của vùng đất Thuỷ Chân Lạp là do
nhiều nhân tố cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trước hết là do những chuyển biến trong cơ

cấu dân cư, sự không thích ứng với những điều kiện chính trị, kinh tế văn hoá dưới
thời Chân Lạp. Do đó trong thời gian này, hoạt động kinh tế của nhà nước hầu như
không có mà chỉ có những hoạt động kinh tế riêng lẽ, đơn điệu của các cộng đồng cư
dân ở đây. Cư dân ở vùng này hầu như không khai thác sản xuất mà chỉ sử dụng các
hoa lợi tự nhiên như thú rừng, lâm sản làm lá lợp nhà, cây làm củi… Một số ít cư dân
cũng khai phá đất đai để làm ăn sinh sống. Họ khai phá những khu đất trũng để trồng
lúa nước, lên liếp lập vườn trồng cây ăn quả và cả khai thác các nguồn lợi về rừng núi,
sông hồ, làm nghề săn bắn, đánh cá và hái lượm. Thế nhưng đối với những vùng thấp
trũng, sình lầy kết quả khai phá còn rất hạn chế. Cư dân chỉ khai thác được diện tích
rất hạn hẹp còn lại phần lớn diện tích nằm trong tình trạng hoang hoá. Do đó kinh tế ở
Thuỷ Chân Lạp chỉ là kinh tế tự cung tự cấp của các cộng đồng cư dân lấy nông
nghiệp săn bắt, đánh cá làm chỗ dựa chính, còn các hoạt động thủ công nghiệp vẫn có
nhưng không phát triển như giai đoạn trước.
Tóm lại, trước thế kỷ XVII, nền kinh tế đồng bằng ở vùng đất Nam Bộ có
những bước phát triển nhưng cũng có những bước thụt lùi. Trải qua các giai đoạn mặc
dù khác nhau nhưng nhìn chung cư dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông trồng
lúa, khai thác các sản phẩm nguồn lợi tự nhiên phong phú bằng nghề săn bắt, hái
lượm. Nhìn chung nền kinh tế trước thế kỷ XVII ở đây chủ yếu vẫn mang đặc trưng
của nền kinh tế tự cung tự cấp.
1.2.1 Về xã hội
Vào buổi ban sơ, đời sống xã hội của con người rất đơn giản. trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày họ rất mộc mạc, giản dị. Cư dân Tiền Phù Nam rất ít sử dụng đồ
trang sức, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến những tác phẩm nghệ thuật ít được
trau chuốt, ít gia công và ít trang trí hoa văn. Lớp cư dân này sinh sống chủ yếu dựa
vào việc trồng lúa khô và hoạt động săn bắt hái lượm, hơn nữa địa bàn cư trú đông
nhất của họ là ở những vùng cao, vùng núi nên họ đã xây dựng được một nần văn
minh nông nghiệp nhưng không phải là nông trồng lúa nước mà là nông làm nương

10



rẫy (còn gọi là nền văn minh bán sơn địa). Vì vậy không những trong những dụng cụ
sản xuất sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các tác phẩm nghệ thuật đều mang đậm
dấu ấn đặc trưng của nền văn minh đó.
Xã hội Phù Nam thì từ tổ chức xã hội đến các mối quan hệ xã hội, tín ngưỡng,
phong tục tập quán, văn hoá có những bước tiến bộ vượt bậc. Hệ thống phong kiến
được hình thành với sự phân cấp của chính quốc, các thuộc địa với giai cấp thống trị
đứng đầu là vua và dưới là các đại vương, tiểu vương, lãnh chúa quý tộc và đẳng cấp
tăng lữ. Họ là những tầng lớp trên của xã hội, là chủ thể cùa luật pháp, đúc tiền, xây
dựng các công trình công cộng, những kiến trúc đền đài,....Như vậy, quan hệ xã hội
phù Nam khá phức tạp với nhiều giai tầng, trong đó hai giai cấp cơ bản là giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị. Mặt khác trong đời sống tinh thần của cư dân, những tín
ngưỡng, quan niệm về thế giới bên kia giữ vị trí quan trọng. Điều đó thể hiện qua việc
chú trọng xây dựng những ngôi mộ với những kiên trúc độc đáo như kiến trúc Nền
Chùa, kiến trúc gạch gò Cây Trâm, kiến trúc Linh Miếu Bà…
Sau sự tan rã của Phù Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thuỷ Chân Lạp
dần rơi vào tình trạng hoang hoá với cư dân sống rải rác ở vài nơi nên xã hội ở đây
được đề cấp đến là xã hội trong phạm vi mỗi tộc người sinh sống trong đó chủ yếu là
xã hội của cư dân Khmer. Những biểu hiện về văn hoá - nghệ thuật, tín ngưỡng cũng
như phong tục tập quán của các cư dân ở đây trong thời gian này rất mờ nhạt. Chúng
ta chỉ tìm thấy những hiện vật nói lên sự giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân ở
đây với các vùng, các nước trong khu vực.
Qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử từ trước Phù Nam, Phù Nam đến Thuỷ
Chân Lạp, thành phần cư dân ở đây đã có những biến đổi nhất định nhất là về địa bàn
cư trú. Chính những thành phần cư dân này đã xây dựng được một nền kinh tế và xã
hội khá phát triển, rực rỡ nhất là vào thời kỳ vương quốc Phù Nam với nền Văn hoá
Óc Eo. Nhưng sau giai đoạn Phù Nam, thời Thuỷ Chân Lạp là một bước thụt lùi so
với thời Phù Nam cả về kinh tế cho đến văn hoá - xã hội. Hầu như vùng đất Nam Bộ
đã rơi vào tình trạng hoang hoá, dân cư thưa thớt và được xem như là một vùng đất vô
chủ. Chính trong điều kiện đó, cư dân Việt đã đặt chân đến khai phá và trở thành dân

tộc chủ thể ở vùng đất này sau một thời gian dài định cư và khai phá.

11


Chương 2. Đặc điểm kinh tế -xã hội vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII XVIII
2.1 Đặc điểm kinh tế của vùng đất Nam Bộ
2.1.1 Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống mang màu sắc khẩn
hoang
Nền kinh tế nông nghiệp mang màu sắc “khẩn hoang”; với nhiều loại hình
kinh tế đa dạng, nhưng nổi bật vẫn là nông nghiệp trồng lúa. Với những nét đặt trưng
của vùng kinh tế khẩn hoang, cư dân trong vùng sớm hình thành thế ứng xử năng
động, sáng tạo đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trên vùng đất mới
ngay từ đầu khai phá. Cư dân ở đây không chấp nhận vòng luẩn quẩn của nền kinh tự
cung tự cấp, bảo thủ mà họ sẵn sàng đổi mới, linh hoạt trong sự cạnh tranh và hợp tác
để phát triển.
Khi lưu dân người Việt chưa vào khai khẩn, vùng đất đồng bằng sông Cửu Long
vẫn là một vùng đất hoang vu đầy thú dữ, côn trùng và cỏ lác, như Chu Đạt Quan đã
mô tả trong Chân Lạp phong thổ ký “kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo
um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở đó… trâu rừng họp thành từng đàn trăm
ngàn con, tụ tập ở đấy”3.
Khi tiến hành khai phá khu vực Nam Bộ, lưu dân ở đây đã biết thích ứng, lợi
dụng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này. Họ đã thấy được những thuận
lợi cũng như đã biết cải tạo môi trường tự nhiên ở vùng đất mới cho phù hợp với yêu
cầu canh tác. Bên cạnh đó do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ
rất rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của
người Việt đã được phát huy ở mức tối đa nhất.
 Vấn đề làm thủy lợi
Ban đầu, khi mới đặt chân đến vùng đất mới, người Việt thường định cư tại
những giồng đất ven sông và các vùng ven núi. Tại những địa điểm này tiện cho việc

cư trú của cư dân. Đồng thời thuận lợi cho họ trong việc khai thác các nguồn lợi sẵn
có từ tự nhiên. Ngoài ra, tại các vùng đất ven biển cũng là điểm mà những người đi
khai phá thường đặt chân đến đầu tiên, tại đây họ có thể khai thác các nguồn lợi sẵn có
từ biển như là làm ruộng muối, đánh bắt hải sản,... Trong sách Gia Định thành thông
chí có ghi lại sự hiện diện của người Việt từ rất sớm tại Vũng Dương, Cần Giờ….
Sau khi những điểm khai phá ban đầu đã cạn, bước chân người Việt đã dần dần
tìm đến những vùng đất xa hơn, đó là những vùng thấp trũng, sình lầy và ít nhiều bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn để tiến hành khai khẩn.
3 Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006, tr.45.

12


Bởi vì là một vùng đất sình lầy, ngập úng và cỏ lác, do vậy, để đảm bảo cho việc
canh tác có kết quả, những người khai hoang thuở ấy đã phải đối mặt với vấn đề tổ
chức việc tưới, tiêu, ngăn mặn và rửa phèn.
Nhưng trong bối cảnh tình hình xã hội và trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ cũng như
số lượng lưu dân tập trung còn chưa đông, lại thêm đa phần trong số họ là những nông
dân nghèo khổ, bị thiếu thốn đủ thứ từ vốn liếng, nông cụ đến sức kéo… vì thế, cách
thức làm thuỷ lợi của họ cũng chủ yếu là theo kiểu thuỷ lợi nhỏ.
Để kiểm soát được mực nước trong các thửa ruộng đồng đều ở mọi nơi và với
lượng nước tuỳ ý. Những người khai khẩn xưa đã tiến hành đắp bờ đất bao quanh
mảnh ruộng của mình, hoặc đắp bờ chia mảnh ruộng ra thành các ô nhỏ đối với các
mảnh ruộng không bằng phẳng. Các bờ đất này đã giúp nông dân giữ lại được nguồn
nước mưa quý giá. Ở một số nơi như ở vùng Biên Hòa, ngoài những bờ đất còn có
một hệ thống những rãnh nhỏ trong ruộng và cửa cống thông với mương, rạch giúp
điều chỉnh mực nước được dễ dàng. Khi nước trong ruộng dư thừa người nông dân lợi
dụng lúc mực nước ở các con sông, rạch xuống thấp để tháo nước ra và ngược lại, khi
cần đưa nước vào ruộng thì họ chờ cho mực nước ở các con sông, rạch dâng cao rồi
mở cửa cống cho nước vào. Chính nhờ có hệ thống thuỷ lợi này mà người nông dân

có thể trồng được nhiều vụ trong một năm và trồng xen canh các loại cây hoa màu
khác.
Tại những vùng trũng bị nhiễm phèn, mặn và ngập nước, những công trình thuỷ
lợi trên lại được sử dụng để làm hệ thống thoát nước dư thừa trong ruộng những khi
mưa nhiều. Đối với những nơi nước sông không bị phèn mặn, nông dân lại cho nước
sông vào ruộng. Đó là một trong những biện pháp cải tạo những vùng đất nhiễm phèn,
mặn hiệu quả nhất được lưu dân người Việt sử dụng trong quá trình khẩn hoang vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh những công trình thuỷ nông do nhân dân tự lập, thì vào những năm nửa
cuối thế kỷ XVII, các chúa nguyễn cũng đã cho tiến hành đào một số con kênh để
phục vụ cho sản xuất như kênh Bảo Định (1765); kênh Thương Mại (1785) nối liền
Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang…
Như vậy, người nông dân thuở trước, khi đi khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long
đã biết sử dụng hệ thống sông rạch chằng chịt tại vùng đất này như một “hệ thống
thuỷ nông lớn” sẵn có trong tự nhiên, đồng thời đã cố gắng bổ sung và cải tạo thêm
bằng những công trình thuỷ nông nhỏ.
 Sự dạng trong tập quán canh tác nông nghiệp của người Nam Bộ
Do những yếu tố tự nhiên quy định mà cư dân ở đây không có một sự định
cư cố định, họ rày đây mai đó đến khi có một nơi thích hợp hơn thì dừng chân để
sản xuất. Chính yếu tố đó đã tạo thành một tập quán canh tác nông nghiệp đặc

13


trưng của người Nam bộ với sự thoải mái trong tư duy sản xuất, họ cũng thường
xuyên chuyển vụ và xen canh, tùy theo thời tiết mà có cây trồng thích hợp. Từ đó
tạo ra một nguồn sản phẩm nông nghiệp đa dạng có thể cung cấp đủ cho nhu cầu
sinh hoạt của người dân tại chỗ. Đó chính là sự đa dạng về tập quán canh tác nông
nghiệp.
Hai phương thức canh tác chính:

+ Quy mô nhỏ: dùng quảng canh và thâm canh. Do quy mô không lớn, đất
không sâu nên ít đầu tư về vốn và kỹ thuật - chưa biết nhiều về nông nghiệp. Người
miền Bắc - Trung là bậc thầy về thâm canh nên đầu tư vào có năng suất cao. Theo
Lê Quý Đôn, những người khai thác đất đai theo quy mô nhỏ thường bắt dân tộc
thiểu số làm nô lệ.
+ Quy mô lớn: thuộc về “người có vật lực” (có 50 - 60 điền nô, 300 - 400 trâu
bò), gắn bó với nghề nông và dùng quảng canh thay cho thâm canh => kéo dài đến
thời Pháp thuộc.
Để đảm bảo cho việc canh tác có hiệu quả, năng suất lớn, bên cạnh việc làm
thuỷ lợi tốt, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, người dân còn phải biết áp dụng một
chế độ canh tác thích hợp với từng loại ruộng khác nhau. Cụ thể, người dân Nam Bộ
trồng lúa và hoa màu trên các loại ruộng chính: ruộng cao (sơn điền), ruộng trũng
(thảo điền), ruộng sâu (trũng nhiều).
Trong buổi đầu mới khai thác tại vùng Mỗi Xuy (Vũng Tàu) và Đồng Nai, là nơi
đất tương đối cao, ruộng ở đó được gọi là sơn điền. Loại ruộng này khi tiến hành khai
khẩn thì “Ruộng núi khi đầu khai khẩn thì phải đốn chặt cây cỏ, để khô đốt làm phân
tro đợi khi mưa thì trồng lúa, không cần cày bừa, đem sức ra ít mà lợi thì nhiều. Sau 3,
4 năm thì dời đi làm chỗ khác… mà đó cũng là ý xưa để lại cấy bằng đao, bừa bằng
lửa (tức chặt đốt cho cháy cây cỏ rồi trồng lúa)”4.
Tại những vùng đất thấp nơi lùng, lát, bùn lầy…, ruộng ở đây được gọi là thảo
điền. Thảo điền được chia làm hai loại: loại thứ nhất là ruộng thấp, dùng trâu cày, nơi
tốt nhất của loại ruộng này là ruộng ở Định Tường (Mỹ Tho) kế đến là ruộng Phiên
An (Gia Định) và ruộng Biên Hoà, loại ruộng này cứ “gieo một hộc lúa giống, thu
hoạch được 100 hộc lúa”5; loại thứ hai là ruộng bùn sâu. Loại ruộng này chủ yếu phân
bố ở vùng Định Tường, Vĩnh Thanh (ngày nay thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau…). Đối với loại ruộng này thì không cần phải cày
bừa, chỉ cần cắt bỏ lùng, lát (trảm thảo, trảm phạt), cào cỏ đắp bờ rồi cấy mạ xuống là
xong.
Để làm công việc trảm thảo/trảm phạt nhằm “cắt bỏ lùng lác” đó, cái phảng và
cái cù nèo là thứ nông cụ đắc dụng - thay cho cày và bừa và trở thành công cụ “đặc

Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí (quyển V, phần vật sản chí), Bản dịch Lý
Việt Dũng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2006
4

5

14


chủng” trong công cuộc khẩn hoang lập điền của người Việt. Do đặc điểm đó, trên các
loại ruộng sâu này việc khai hoang không quá vất vả và kỳ công, bình quân mỗi nông
dân có thể khai phá mỗi năm từ hai đến ba mẫu ruộng là chuyện thường. Đã thế, loại
ruộng này lại cho thu hoạch gấp ba lần loại ruộng thứ nhất, “Đất đây đúng là rất phì
nhiêu, cứ một hộc lúa giống ở đây thu hoạch được 300 hộc lúa”6.
Ngoài hai loại Sơn Điền và Thảo Điền thì còn có loại ruộng sớm và ruộng muộn.
theo Gia Định thành thông chí, ruộng ở chỗ thấp khi có mưa được dầm thấm trước,
gọi là ruộng sớm, còn ruộng chỗ cao khô ráo là ruộng muộn. Loại ruộng này hầu như
ở trấn nào cũng có, lại rất thích hợp cho việc trồng các loại cây trồng như: khoai, đậu,
bắp, khoai lang, đậu phộng, dưa, mía… Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương mà gieo cấy sớm hay muộn cho phù hợp.
Cho tới những năm cuối thế kỷ XVIII đã tạo ra được một diện tích canh tác khá
lớn, theo thống kê của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì vào những năm thập kỷ
bảy mươi của thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình có ruộng thực trưng hơn 1.454 mẫu;
huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn 787 mẫu, đó là chưa kể các khoảng
ruộng sơn điền, đất trồng hoa màu và một số loại cây khác cùng với rộng của họ tộc
và ruộng quan điền. Ở Mỹ Tho thì 2 thuộc Quy Nhân và Quy Hoá, ruộng mỗi nơi đều
ngoài 5000 sở; thuộc Tam Lạch có ruộng đất cũng ngoài 5000 sở; thuộc Ba Trại (bao
gồm cả Bả Canh, Bà Lài, Rạch Kiến) có ruộng đất ngoài 4000 sở; trường Giang Thảo
thuộc huyện Phước Long có ruộng đất ngoài 7000 sở. Đó là chưa kể số ruộng đã được
khai khẩn ở Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc, Châu Đốc. Trong khi đó tổng diện

tích khai phá của cả vùng Nam bộ lúc bấy giờ là 32.000 sở ruộng.
Về Lúa giống có hai loại: lúa canh và lúa thuật
+ Lúa canh: không dẻo, hạt nhỏ, mềm và thơm.
+ Lúa thuật: dẻo, hạt tròn và lớn.
Ngoài ra, người Nam Bộ còn sáng tạo nhiều loại lúa khác như lúa bắt chim,
lúa cà nhe, lúa trò cau, lúa Tàu, lúa nếp (nếp than, nếp cẩm), lúa Chiêm và lúa trảng
cao (trồng ở ruộng trũng). Ở Gia Định, là vùng đất tốt lại rộng, lúa được trồng rất
nhiều ở đây “Lúa đạo có rất nhiều loại, đại để có 2 loại lúa tẻ và lúa nếp hay còn gọi là
lúa canh và lúa thuật trong đó có xen thứ lúa dẻo; Lúa tẻ là thứ lúa không dẻo, hạt gạo
nhỏ mà mềm, mùi rất thơm, hạt lúa có cái mang; Nếp là thứ lúa dẻo, hạt tròn mà lớn.
Có loại lúa như lúa tàu, lúa sá, lúa móng tay, lúa móng chim, lúa mo cải, lúa cà dông,
lúa cà nhe, lúa tráng sẻ nhất, lúa chàng cô (co), tùy tên khác nhau, và sớm, muộn, dẻo
và xốp khác nhau, nhưng thứ thơm ngon nhất là lúa tàu, nhì là lúa cà nhe7”
Do có nhiều sáng tạo trong kỹ thuật, lúa được gặt hái tốt nên số vụ lúa tăng
lên nhiều, lúa đủ dùng trong ngày. Lúc trước, lúa cày 1 vụ => về sau tăng lên 2 - 3
vụ/năm; nhìn chung có hai vụ chính:
6 Trịnh Hoài Đức, sđd, quyển V.
7 Trịnh Hoài Đức, sđd, quyển V.

15


+ Vụ mùa (vụ chính): thu hoạch bông lúa chưa chính tới, nhưng năng suất lại
cao. Lúc đó, người ta dùng lúa làm bánh cho các lễ hội Ok Om Bok (Khmer, mừng
lúa mới).
+ Vụ chiêm (vụ phụ): thu hoạch chủ yếu là lúa chiêm (khó nấu thành gạo),
lúa nếp hương (có hoa vàng rất thơm, ăn rất ngon). Các loại lúa này khi thu hoạch
đều cho năng suất cao: 1 hộc giống gieo vào ruộng => thu được 300 hộc lúa; Pháp
thì 1 hộc = 6 hộc lúa, Mỹ thì 1 hộc = 3 hộc lúa.
Nam Bộ đã trở thành vựa lúa lớn của thế giới hồi đó. Về canh tác, người ta

căn cứ theo thời vụ và thời tiết để chọn giống thích hợp cho canh tác. Nhìn chung
thì như sau:
Gieo mạ (sạ)
Cấy
Gặt
Ruộng sớm
tháng 4
tháng 6
tháng 10
Ruộng muộn
tháng 5
tháng 7
tháng 11

Các hình thức người Nam Bộ canh tác ruộng lúa:
+ Đào kênh mương: để thau chua, rửa mặn => tạo nước ngọt, đưa nó về tưới
ruộng lúa
+ Bừa: cày đất bùn (có nước làm xốp, tạo thành bùn lỏng) thành những rãnh
nhỏ để gieo mạ.
+ Cấy: cầm mạ (mạ: bó lúa nhỏ, xén phía đầu để cây dễ mọc lên) cắm vào
những lỗ được người nông dân chọn sẵn (lỗ được đục bằng ngón tay), cắm thẳng hàng
khi ruộng sấp nước (10 - 15 cm nước) và cắm mạ vào bằng hai ngón tay.
Ngoài việc trồng lúa, thì các loại cây hoa màu như bầu, bí, cải, dưa, đậu, ngô,
khoai, sắn… cùng một số loại cây khác như cau, mía đường, lạc, dâu tằm… cũng
được người nông dân trồng nhiều. Tuy nhiên, như Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia
Định thành thông chí thì “các thứ đậu, dưa, khoai, rau cải chỉ dùng để điểm tâm hoặc
nấu canh bóp xổi mà thôi, chưa từng phơi khô mài bột dành khi đói kém. Bởi vì người
Gia Định mỗi ngày ăn cơm 3 bữa, cháo còn ít ăn huống chi là các thứ khác, vì lúa gạo
quá nhiều, mà không năm nào bị mất mùa”.
Ngoài ra, người dân Nam Bộ còn canh tác nhiều loại cây trồng khác có giá

trị về mặt kinh tế cao mà tiêu biểu là cau. Câu “nhất thóc nhì cau” đã chứng minh
điều này. Cau là mặt hàng bán rất chạy nhất là ở những nơi có đông người Hoa cư
trú. Cùng với lúa gạo cau cũng trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ở đây.
Cùng với người Việt, những tộc người khác trên vùng đất này cũng góp
phần vào sự khai phá vùng đất Nam Bộ và phát triển nền nông nghiệp khẩn hoang.
Người Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước trên đất giồng và vùng
chân giồng, nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu,
hoặc vùng đất giữa các giồng chính và giồng nhánh, nơi có đất tốt có thể trồng liên
tục các loại lúa, khoai lang, bắp, dưa hấu, rau đậu… Bên cạnh việc trồng lúa nước,
người Khmer còn trồng hoa màu trên đất rẫy. Ở vùng ven sông biển, người Khmer

16


cũng làm nghề đánh bắt cá mà chủ yếu là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật và ngư cụ
giống như người Việt. Nghề chăn nuôi nhìn chung còn gắn với nông nghiệp, mặc dù
đã hình thành được những đàn bò, trâu, vịt tàu... khá lớn.
Bên cạnh tập quán buôn bán ở thành thị thì Người Hoa ở nông thôn Nam
Bộ cũng làm các nghề nông, nghề rừng, nghề cá, nghề muối, nghề sắt. Người Chăm
Nam Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng tập trung ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long…
Tóm lại, nhờ biết lợi dụng vào điều kiện tự nhiên cũng như đức tính cần cù chịu
thương chịu khó của mình, các tộc người ở đây, kể từ khi đặt chân lên vùng đất này đã
biến nơi đây này từ một miền hoang vu trở thành một đồng bằng phì nhiêu, và là vựa
lúa lớn, nguồn cung cấp thóc gạo quan trọng cho cả nước. Nó phản ánh rõ nét một nền
kinh tế nông nghiệp mang đậm màu sắc khẩn hoang. Nhất là sự có mặt của người Việt
tại vùng đất Nam bộ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tập quán trồng lúa
tạo nên sự phát triển cho vùng đất này.
2.1.2 Thủ công nghiệp ra đời và phát triển mạnh dựa trên nền tảng
kinh tế nông nghiệp

Trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa khá phát triển, sản xuất lúa gạo có sự
dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng, trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân công lao
động, dẫn tới sự ra đời của nhiều ngành thủ công mới như mộc, chạm bạc, tiện,
nhuộm, vẽ, dệt…. Bước đầu thủ công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp. Một số
người thợ thủ công đã có sự chuyên môn hóa về tay nghề. Ở mỗi vùng đã xuất hiện
các nghề thủ công truyền thống, mặc dù chưa đạt tới trình độ chuyên môn hoá cao.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều nghề thủ công được phát triển ở Nam bộ như nghề
dệt, nhuộm, đúc đồng, chạm trổ gỗ, đóng ghe thuyền, gốm, đan lát, khai thác và rèn
sắt, chạm đá… tất cả những nghề thủ công đó đều do những người Việt ở Đàng Ngoài
mang vào trong quá trình đi đến vùng đất mới của mình, rồi từ đó mà truyền rộng ra.
Trong số những ngành nghề thủ công đó, thì có một số rất phát triển như nghề làm
đường, nghề ép dầu phộng, nghề dệt vải, nghề đóng thuyền, nghề khai thác mỏ sắt và
nghề làm đồ sắt. Đa số các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đều đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao ở trong xứ, thậm chí có một số mặt hàng còn được đem bán ra các hạt
phía ngoài và xuất khẩu ra ngoại quốc trong đó đặc biệt nhất là các mặt hàng như
trang sức bằng vàng bạc, vật dụng bằng đồi mồi, thuyền….
Chúng ta không thể đánh giá được một cách chính xác về sự phát triển của
tiểu thủ công nghiệp ở khu vực Tây Nam Bộ vào những năm của thế kỷ XVII - XVIII,
nhưng nếu tính từ khi có đấu chân người Việt đầu tiên đặt chân lên vùng đất này cho
đến “cuối thế kỷ XVIII (1791), chính quyền chúa Nguyễn đã đặt ở Gia Định các ty và

17


cho thu thuế. Riêng như hộ trừu thu thuế hàng trừu (trừu là một loại lụa) và một số hộ
thủ công khác nữa. Đây là một chỉ số báo cho thấy thủ công nghiệp ở đây đã phát triển
thành nghề chuyên môn độc lập… với nông nghiệp và số thợ thủ công chắc hẳn chiếm
tỉ lệ đáng kể”. Tuy chưa có thêm dữ liệu để biết thêm sản lượng hàng hóa và tỷ lệ dân
số làm công nghiệp nhưng với 62 ty cục thợ làm việc cho chính quyền chúa Nguyễn
chứng tỏ rằng số thợ thủ công chuyên nghiệp lúc đó đã chiếm một phần đáng kể. Cụ

thể ở một số Dinh, Trấn lớn như Gia Định, Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh Trấn đã đặt ra
nhiều ty như: có ty thợ mộc, thợ làm nhà, thợ chạm bạc, thợ cưa, ty thợ nhuộm, thợ
sơn, thợ thếp vàng, thợ làm mực, thợ sắt .v.v..
Quá trình phát triển các ngành nghề thủ công đã hình thành các khu vực sản xuất
tập trung, điển hình như: Trung tâm sản xuất đường cát tại huyện Phước Chánh thuộc
Biên Hòa, đây cũng là nơi trồng nhiều mía và là nơi duy nhất có thể sản xuất được
loại đường này. Chúng ta không có con số thống kê về lượng đường được làm ra,
nhưng nếu tính lượng đường bán cho các thuyền buôn thì mỗi năm lên đến trên
600.000kg. Điều đó cho thấy sản lượng mía được trồng tại đây là rất lớn. Theo Gia
Định thành thông chí ở trấn Biên Hòa có nhiều khoáng sản trong đó có mỏ sắt nguyên liệu dùng để làm đồ sắt (nông cụ và đồ gia dụng), còn có nhiều đá ong được
dùng trong việc xây dựng tường thành. Nghề dệt cũng được phát triển rất mạnh từ thế
kỷ XVIII. Thuở ấy, với sự khéo léo của đôi tay, cùng với bộ khung cửi thô sơ bằng gỗ,
những người thợ Việt đã tạo ra những sản phẩm từ tơ tằm rất đẹp và thanh nhã như
lụa, lĩnh, lãnh, trừu, nhiễu, gấm, sô, sa. Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là lụa ở Tân Châu
(Châu Đốc, An Giang) và “ở huyện Phước An trấn Biên Hòa có thứ lãnh thâm mềm
láng là tốt nhất trong cả nước” 8. Tơ lụa ở Gia Định - Đồng Nai không chỉ được trong
nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là vào các thị trường
châu Âu và Trung Quốc. Ngày nay, chúng ta có thể thấy ở thành phố Hồ Chí Minh
những địa danh nói lên sự hoạt động sôi nổi một thời của nghề dệt tại đây như là Xóm
Lãnh, Xóm Lụa, chợ Vải, chợ Đũi…
Bên cạnh cư dân người Việt, Các nghề thủ công của cộng đồng các dân tộc
ở Nam Bộ cũng rất phát triển.
Ở Đông Nam Bộ, hoạt động kinh tế của người Stiêng ngoài nông nghiệp thì
Nghề thủ công có đan lát, làm đồ gốm, dệt vải. Nghề thủ công của người Chrau
chưa phát triển lắm, mà chủ yếu là một số ít nghề phụ gia đình như đan, rèn, mộc.
Hay như nghề đan mây tre, đan đệm, dệt chiếu rất phổ biến và có tiếng của
người Khmer. Người Hoa ở những vùng đô thị thì hoạt động kinh tế chủ yếu là sản
8 Trịnh Hoài Đức, Sđd, quyển V

18



xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, vận tải. Còn Người Chăm
ngoài các nghề nông đánh cá, làm ruộng, thì dệt vải cũng không kém cạnh.
Tóm lại, việc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp là một bước tiến đáng
kể, tạo điều kiện cho sự phát triển độc lập của ngành nghề này. Thủ công nghiệp
không chỉ phục vụ cho nhu cầu tự cấp, tự túc trong các gia đình mà đã bắt đầu
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa trên thị trường, điều này cũng
thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Sự phát triển này dẫn đến những biến đổi về
đặc điểm kinh tế Nam Bộ xuất hiện những yếu tố mới tiền tư bản chủ nghĩa mà ta
sẽ nói ở sau.
2.1.3 Sự phát triển phồn thịnh của nền thương mại hàng hóa
Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp là dấu hiệu của sự tiến bộ về phân công
lao động. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp ở Nam Bộ đã thúc đẩy cho nền sản
xuất ở đây sớm mang tính chất thương phẩm, hàng hoá.
Do những đặc điểm riêng trong quá trình khẩn hoang, hình thức sở hữu tư nhân
về ruộng đất đã sớm hình thành và giữ vị trí chủ đạo ở nơi đây. Quá trình tích tụ, tập
trung ruộng đất vào tay các địa chủ đã giúp cho bộ phận này nắm được một số lượng
nông sản to lớn. Lượng nông sản đó được đưa ra thị trường và trở thành hàng hoá trao
đổi.
Nông sản được đem ra trao đổi trên thị trường Nam bộ nói riêng, thị trường trong
nước và nước ngoài nói chung nhiều nhất là lúa. Ở đây lúa được trồng ở hầu hết mọi
nơi, nhờ làm thuỷ lợi tốt, cộng với việc chọn nhiều giống lúa thích hợp, kết hợp với
kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác vốn có, năng suất sản xuất đạt rất cao, số lượng lúa
thu hoạch nhiều gấp ba trăm lần số lúa giống phải bỏ ra. Cũng nhờ vậy mà khu vực
đồng bằng sông Cửu Long đã sớm trở thành một vựa lúa lớn của cả nước và còn là nơi
xuất khẩu lúa gạo ra nước ngoài lớn nhất lúc bấy giờ.
Pierre Poivre trong nhật ký ngày 27/2/1749 viết: “Hiện nay, Đồng Nai (chỉ
chung vùng đồng bằng sông Cửu Long) là một vựa lúa của xứ Đàng Trong. Vùng này
đã cung cấp cho toàn xứ một khối lượng lớn về thóc”. Hay “vùng đồng bằng sông

Cửu Long, ngay từ rất sớm, đã là vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo dư thừa, so với nhu
cầu lương thực của nhân dân tại chỗ, còn được đem bán đi các nơi khác ở trong nước,
chủ yếu là các phủ phía ngoài của xứ Đàng Trong, nhất là xứ Thuận Hóa… Thóc gạo
từ Nam chuyển ra miền Trung là nhiều, nhưng không tính được số lượng cụ thể”.
Trong nghiên cứu của mình LiTana cho rằng, thóc gạo ở Nam Bộ không chỉ là nông
sản đơn thuần mà đã trở thành hàng hóa, được bán đi khắp nơi sớm nhất là từ đầu thế
kỷ XVIII. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục cũng cho biết: “Miền Gia Định có rất
nhiều thóc lúa... Hàng năm, cứ đến tháng 11 và tháng chạp, người ta thường xay, giã
thóc lúa thành gạo đem đi bán lấy tiền tiêu dùng vào những lễ tiết chạp…”.

19


Với việc thóc gạo trở thành mặt hàng kinh doanh lớn, giới thương buôn
chuyên kinh doanh thóc gạo cũng được hình thành nhanh chóng và ngày càng gia tăng
về số lượng. Những người này thường đi bằng các thuyền lớn từ miền Trung vào, sau
đó neo đậu tại các cửa biển hoặc tại các thương cảng, phố chợ lớn; từ đó dùng các
thuyền nhỏ hơn luồn lách khắp nơi sâu trong nội địa để thu mua thóc gạo. Theo tác giả
Lê Văn Năm thì thuyền buôn ở Nam Bộ chở thóc gạo ra bán ở Phú Xuân năm 1768,
có 341 chiếc; năm 1774, có hơn 1.000 chiếc (8) . Nếu tính bình quân mỗi chiếc thuyền
có thể chở được 20 – 30 tấn thì số gạo ấy phải lên đến hàng ngàn tấn. Đây chính là
thành quả của quá trình khai hoang tích cực của người dân Nam Bộ ở thế kỷ XVIII.
Ngoài số thóc gạo hàng hóa, chính quyền chúa Nguyễn còn có một khối lượng
thóc gạo nhất định được trữ trong các kho của nhà nước. Đó là số thóc thuế do dân
đóng. Lúc bấy giờ là thóc thuế của hai trường Tam Lạch và Bả Canh ở Tiền Giang nộp
vào kho Định Viễn. Hàng năm, một phần thóc thuế các kho địa phương được chở về
miền Trung trữ ở các kho, như thóc thuế của kho Định Viễn được chuyên chở về kho
Thọ Khang thuộc phường Thọ Khang, huyện Phú Vang (Phú Xuân), thuộc quyền quản
lý của Nội Các. Chính nhờ vậy, xứ Đàng Trong mới có đủ lương thực cung ứng cho
nhân dân, mặc dù vùng Thuận Hóa và Quảng Nam có sự gia tăng dân số liên tục và

đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVIII, khỏi phải mua thóc gạo của Xiêm và Cao Miên (9)
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, thóc gạo của Nam Bộ
cò được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Sách Phủ biên
tạp lục ghi: “các khách buôn người Tàu thường tới những nơi ấy mua bán đã quen
thuộc, ai cũng tấm tắc khen ngợi” (10). Về số lượng gạo được xuất khẩu theo con
đường này, theo Trần Ngọc Định dẫn lại từ P. Vital trong Les premières années de la
Cochinchine, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, hàng năm, có khoảng 12.000 tấn
thóc gạo đã được bán ra nước ngoài bởi các thương buôn Trung Quốc.
Sau thóc gạo, cau là mặt hàng nông sản đứng hàng thứ hai được tiêu thụ rất
mạnh trên thị trường trong nước và nước ngoài “Gia Định nhất thóc nhì cau”. Thời
bấy giờ cau được trồng ở nhiều vùng, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến cau ở Kiến
Đăng và Kiến Hưng thuộc trấn Định Tường và nhất là cau ở Mỹ Lồng thuộc trấn Vĩnh
Thanh, tại đây “có vườn cau đứng rậm như rừng quả lớn, lại sai trái”.
Ngoài ra các loại thủy sản cũng là mặt hàng được bán rất chạy trên thị trường.
Theo Lê Quý Đôn, nguồn lợi cá tôm ở vùng cửa Tiểu là rất lớn và nhiều đến
nỗi người ta ăn không hết, làm khô, bán cho các bạn hàng. Ở vùng Đồng Tháp Mười,
cá, tôm ở sông rạch, ao, đồng ruộng nhiều không kể xiết. Từ đó, giới thương lái
chuyên buôn bán cá, tôm được hình thành. Họ đóng những chiếc ghe lớn để chở được
nhiều cá và đưa đi khắp nơi để tiêu thụ, thu về được nguồn lợi lớn.

20


Đến thế kỷ XVIII, ở Nam bộ đã xuất hiện các thị tứ, các trung tâm buôn bán sầm
uất, một số nhanh chóng trở thành những trung tâm thương mại giao dịch nổi tiếng
như: Nông Nại Đại Phố; thương cảng Sài Gòn; Mỹ Tho đại phố; chợ trấn Hà Tiên;
chợ Lương Phú (Định Tường); chợ Hưng Lợi; chợ Long Hồ; chợ Sa Đéc… trong số
đó đáng kể hơn cả là thương cảng Sài Gòn là nơi đô hội cả nước không đâu sánh bằng.
Vào cuối thế kỷ XVIII, Sài Gòn đã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất nước như
Trịnh Hoài Đức đã viết: “Gia Định là chỗ để hội thương thuyền của cả nước cho nên

trăm món hàng hoá phải tụ hội ở đây”. Không những ở Gia Định mà ở hầu hết các phố
thị, các chợ, nơi nào cũng đầy ắp những mặt hàng.
Ngoài các thương cảng và thị tứ, một mạng lưới các chợ đã sớm hình thành ở
Nam Bộ, từ những nơi thị tứ cho đến các vùng nông thôn, nhất là ở những giao điểm
các trục lộ đường thuỷ, đường bộ, ở các bến đò, các lỵ, sở hành chính… Trong đó có
nhiều chợ hình thành từ rất sớm và khá trù mật như: chợ Đồng Nai, chợ Bến Cá, chợ
Đồng Sử, chợ Lò, chợ Thủ Đức, chợ Bà Rịa... thuộc trấn Biên Hoà; chợ Phố Thành,
chợ Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Sài Gòn, chợ Bến Nghé… thuộc trấn Phiên An; chợ Mỹ
Tho, chợ Sông Tranh, chợ Cái Bè… thuộc Trấn Định Tường.
Sự giao thương tại đồng bằng sông Cửu Long và Gia Định diễn ra khá tấp nập.
Các thương gia đến đây thường là để mua các loại lâm thổ sản tại vùng này và bán các
mặt hàng mà nơi đây không có. Trong các loại hàng hoá mà họ thường xuyên thu mua
thì nhiều nhất là lúa gạo, ngoài ra còn một số mặt hàng nông sản khác như là cau, mía,
muối, vải, lụa… Trong thời kỳ này, việc giao lưu trao đổi buôn bán chủ yếu là sự trao
đổi giữa vùng này với vùng khác trong nước. Hoạt động ngoại thương cũng được diễn
ra nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm lực của vùng.
Nền kinh tế hàng hoá phát triển, gắn liền với một thị trường trong nước rộng lớn
đã trở thành yếu tố tác động lại kích thích sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và
thủ công nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo.
Như vậy, kể từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, với những nỗ lực lớn lao,
những lưu dân người Việt đã mang đến cho vùng đất này một bộ mặt hoàn toàn mới,
trước hết là đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một cơ cấu kinh tế mới. Đó là
một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề, bao gồm nông nghiệp - thủ công nghiệp thương nghiệp... Trong đó, nhờ nhận biết được vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi
của vùng đất mới đối với sản xuất nông nghiệp theo lối sản xuất hàng hoá, vì thế,
những người đi khai phá đã sớm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế hàng
hoá của nông dân vì vậy mà chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở
Nam Bộ thời bấy giờ.

21



2.1.4 Chế độ tư hữu ruộng đất
Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam Bộ thì rõ ràng buổi ban đầu là do di dân
người Việt tự động vượt biển vào đây tìm đất lập nghiệp không có sự can thiệp hay tổ
chức gì của các chính quyền phong kiến.
Chỉ từ năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược (tổ chức việc quản lý
hành chính, kinh tế, xã hội) vùng đất Đông Phố (Biên Hòa) mới bắt đầu chịu sự cai trị
của các chúa Nguyễn, và dân số ở đây mới được kê khai rõ ràng.
Vì vậy, nét đặc trưng độc đáo nhất của đất Nam Bộ là ngay từ đầu ruộng đất
đều thuộc quyền tư hữu của tư nhân, chứ không bao giờ thuộc quyền sở hữu tập trung
của nhà vua như ở Đàng Ngoài, mặc dù về danh nghĩa quy định đất đai là tài sản của
nhà vua. Không phải chỉ dưới thời các chúa Nguyễn trong các thế kỷ XVII, XVIII mà
ngay cả dưới thời các vua Nguyễn từ thế kỷ XIX trở đi, để khuyến khích dân đẩy
mạnh khai hoang, vua quan triều Nguyễn vẫn mặc nhiên thừa nhận quyền tư hữu đất
đai của những người có công khai phá. Trong Gia Định thành thông chí một tác phẩm
được viết đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã phản ảnh lại tình hình này như sau:
“Dân ở vùng này đều có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai muốn
đến ở đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ
cần khai báo với nhà cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ khoảnh đất ấy, chính
quyền cũng không đo đạc xem diện tích bao nhiêu, không cần biết đất ấy tốt xấu thế
nào. Người nghiệp chủ tùy theo điền sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế
nhiều hay ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc già hay hộc non đong cũng được”.

 Những nguyên nhân dẫn đến sự tư hữu ruộng đất ở Nam Bộ
Chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội tất nhiên gắn với
giai cấp thống trị xã hội. Cũng như nhiều xã hội phương đông tiền tư bản khác, ở Việt
Nam thời phong kiến, quan niệm chi phối vẫn là, mọi đất đai, rừng núi sông ngòi
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều là của vua, chúng thuộc quyền sở hữu của nhà
nước. Việc khai khẩn đất hoang phải được phép và chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Không chỉ ruộng đất khẩn hoang do tài lực của nhà nước thuộc về sở hữu công mà cả

ruộng khai hoang do tư nhân tự xuất tài lực, chiêu tập người khai khẩn thì khi đất đai
ấy biến thành thục điền chúng vẫn thuộc sở hữu công rồi sau đó chúng mới được tư
hữu hoá.
Lịch sử sở hữu ruộng đất của Việt Nam ở đồng bằng Bắc bộ đã diễn ra như
vậy, cho dù việc duy trì tính chất công hữu của ruộng đất khẩn hoang rõ ràng mâu
thuẫn với chính sách khuyến khích khai hoang và tính tích cực của người khẩn hoang
muốn hưởng trọn vẹn thành quả của mình. Tuy nhiên việc khẩn hoang ở Nam bộ diễn
ra trong những điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội khác với việc khẩn hoang ở đồng

22


bằng Bắc bộ và do đó lịch sử chế độ sở hữu ruộng đất ở khu vực này là một trang mới
mang những đặc điểm khác biệt căn bản với sở hữu ruộng đất ở Bắc bộ:
Lịch sử khẩn hoang của người Việt ở Nam bộ trước tiên được viết bởi những
lưu dân liều mình vượt biển tìm đất sống từ thế kỷ XVI. Hơn một thế kỷ sau, vào năm
1698, chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào lập chính quyền, chia đặt
phủ huyện thì kết quả của công cuộc khẩn hoang ấy đã được ghi nhận. “Đất đai mở
rộng 1000 dặm, dân số được hơn 40000 hộ 9”. Như thế việc khẩn hoang tự phát đã đi
trước việc xác lập quyền thống trị hơn 100 năm. Từ giai đoạn một xã không quá “nhị
thập nhân” (20 người) năm 1594 đến một phủ “dư tứ vạn hộ” năm 1698, những cư
dân người Việt tiên phong đã đi qua hơn một thế kỷ khẩn hoang cần cù dũng cảm và
thành quả đất đai khai phá được của họ trong giai đoạn này chắc chắn không thể thuộc
về nhà nước.
Mặt khác nó cũng không thuộc về sở hữu công của làng xã như ở Bắc bộ bởi
sự thiết lập làng xã và khai phá Nam bộ đã ở vào một giai đoạn lịch sử khác với việc
thiết lập làng xã ở đồng bằng Bắc bộ. Tuy lịch sử hình thành làng xã ở đồng bằng Bắc
bộ cách đó hàng ngàn năm cũng bắt đầu từ việc khai khẩn đất hoang. Nhưng thời kỳ
khẩn hoang ấy mang tính chất khai phá của tộc người trong một quá trình tiến hoá
hoàn thiện bản thân và xã hội. Ruộng đất khai phá cùng với việc lập làng định cư lúc

đó không thể bao hàm khái niệm gia đình cá nhân đơn lẻ mà phải gắn chặt với sở hữu
công xã. Do vậy lịch sử chế độ sở hữu ruộng đất ở Bắc bộ bắt đầu từ chế độ sở hữu
công xã, sau đó là quá trình hình thành và phát triển của nhà nước với sự xâm nhập rồi
“chiến thắng” của sở hữu nhà nước với sở hữu công xã, còn ruộng đất tư hữu ra đời
sau với nhiều trở ngại, phát triển chậm chạp và khó khăn. Như vậy, làng xã Bắc bộ,
trên cơ sở ruộng đất công cư dân quần tụ trong những luỹ tre xanh với những quy chế
chặt chẽ của lệ làng, hương ước và ở đó yếu tố TĨNH đã định hình chắc chắn.
Trong khi đó ở Nam bộ, với điều kiện địa hình sông ngòi kênh rạch chằng
chịt, để dễ bề sinh sống, đảm bảo đủ nước ngọt dùng cho sinh hoạt và trồng trọt, tiện
giao thông khi đường xá chưa mở thì xóm thôn của người lưu dân thường được hình
thành dọc theo sông rạch. Đó cũng chính là dạng cư trú thích ứng với sự thừa thãi
không gian và đang trong quá trình khẩn hoang cần nhập sâu vào các vùng đất khác
nhau. Với làng xóm kiểu này yếu tố ĐỘNG là chủ đạo, sự tan hợp là thất thường, họ
có thể ở lại nếu thuận lợi và di chuyển sang nơi khác khi gặp khó khăn. Họ quan hệ
với nhau trên cơ sở tự nguyện, nương tựa là chủ yếu chứ chưa đủ bề dày lịch sử để
dựa trên cơ sở tông tộc ràng buộc bởi các tập tục trật tự.
Thêm vào đó những điều kiện tự nhiên thuận lợi của Nam bộ như mưa thuận
gió hoà, ít hạn hán lụt lội, kênh rạch tự nhiên ngang dọc khiến giao thông và thuỷ lợi
9 Sơn Nam, 1994. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nhà xuất bản Văn nghệ. TP. Hồ Chí Minh, tr.6

23


dễ dàng, đất đai màu mỡ sản vật tự nhiên phong phú đã giúp cho đơn vị khai khẩn gia
đình có thể khai phá đơn lẻ, không nhất thiết phải hợp tác, phải ràng kết với một cộng
đồng ở một nơi cố định. Như vậy, trong điều kiện nhà nước chưa với tay tới được,
làng xã chỉ là một cộng đồng lỏng lẻo, ruộng đất tư hữu đã phát triển trên thực tế cũng
như trong ý thức thì ruộng đất thời kỳ này ở Nam bộ chỉ có thể là sở hữu tư.
Qui mô của sở hữu cũng không thể lớn bởi trong những làng xã mới nhóm
họp đó, số dân còn thưa thớt, mức độ gia tăng cũng chậm chạp. Gia định thành thông

chí ghi năm 1698 khi Nguyễn Hữu Cảnh đến dân ở Đồng Nai Gia định đã có trên 4
vạn hộ. Nếu phỏng tính mỗi hộ 5 người thì dân số lúc đó khoảng 200.000 người. Lực
lượng cư dân ít ỏi này “lọt thỏm” giữa vùng đất hoang vu rộng lớn, với trình độ sản
xuất còn thấp kém những mảnh đất khai khẩn ban đầu của họ chắc chắn chỉ đủ để tạo
ra sản vật nuôi sống họ và gia đình. Nói khác đi, cho đến năm 1698 tức trước khi có tổ
chức chính quyền của chúa Nguyễn thì đất đai khai phá được ở Nam bộ thuộc quyền
sở hữu nhỏ tư nhân và sự hình thành làng xã của Nam bộ gắn với sự ra đời của ruộng
đất tư hữu.
Bởi lẽ đó để nhanh chóng mở mang khai phá khu vực còn hoang vu này thì
chính quyền phong kiến chỉ có thể áp dụng một thiết chế quản lý hành chính và kinh
tế lỏng lẻo “Địa phương nông nại nguyên xưa có nhiều ao chằm rừng rú, khi đầu thiết
lập ba dinh mộ dân đến ở, có đất ở hạt phiên trấn mà kiến trưng làm đất ở hạt trấn
biên, có đất ở hạt trấn biên mà kiến trưng ở hạt phiên trấn, như vậy cũng tuỳ theo dân
nguyện không ràng buộc chi cả, cốt yếu khiến dân mở đất khẩn hoang cho thành điền,
lập làm thôn xã mà thôi. Lại hoặc có đất hiện còn bùn cỏ mà trưng làm sơn điền, hoặc
đất gò đống trưng làm thảo điền cũng phần nhiều, đến như sào, mẫu, khoảnh, sở, tuỳ
theo miệng khai biên vào sổ bộ chứ không hạ thước đo khám phân đẳng hạng tốt
xấu...10”
Trên thực tế họ Nguyễn tỏ ra không đủ khả năng quản lý chặt chẽ vùng đất
mới này. Bằng chứng là cho đến cuối thế kỷ XVIII thông tin có được mà họ Nguyễn
dựa vào để đánh thuế đất đai ở Nam bộ vẫn là số người (số đinh) chứ không phải là
diện tích đất đai mà họ đã đo đạc kiểm soát. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục ghi về
sổ thuế của họ Nguyễn như sau: “Theo sổ thuế năm Kỷ sửu (1769) thì huyện Tân bình
ruộng núi thực nạp là 751 người, thóc thuế 1902 hộc. Lại theo bản kê của cai bạ dinh
Long hồ Nguyễn Khoa Thuyên thì huyện Tân bình, hai thuộc Quy An, Quy Hoá dân
đều hơn 3000 đinh ruộng đều hơn 5000 thửa, thuế lệ mỗi thửa hạng nhất có 6 hộc,
hạng nhì 5 hộc, hạng ba 4 hộc. Thuộc Tam lạch, dân hơn 4000 đinh, ruộng hơn 5000
thửa, ba trại thuộc Bả Canh, Bà Là, Rạch Kiến dân hơn 4000 đinh ruộng hơn 4000
thửa”.
10 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Sài Gòn 1973, Quyển 3, tr. 112b


24


Trong điều kiện đó, các chúa Nguyễn thừa nhận sự tự do phát triển của sở hữu
tư trên những ruộng đất do dân khai phá “Mỗi gia đình chiếm lấy phần đất mà mình
có khả năng khai thác, cũng từ đó quyền sở hữu tư nhân của các nông dân được thiết
lập. Để đổi lấy thuế trả cho sự trị an mà sở hữu chủ được hưởng, nhà nước đảm bảo
cho cá nhân được quyền sử dụng một mảnh đất... mảnh đất ấy có thể được trao đổi,
mua đi, bán lại”
Ngoài những nông dân nghèo phiêu tán, chúa Nguyễn còn “chiêu mộ những
dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời
tới đây, phát chặt mở mang hết thảy thành bằng phẳng, đất đai màu mỡ cho dân tự
chiếm trồng cau làm nhà cửa .
Bộ phận giàu có này có điều kiện thuê mướn nhiều nhân công khai phá đất
hoang thành những điền sản lớn và do vậy sở hữu lớn về ruộng đất đã có điều kiện
phát triển sớm ở Nam bộ.
Lê Quý Đôn đã ghi chép về tình hình sản xuất trong các diện tích sở hữu tư
nhân Nam bộ của thế kỷ XVIII như sau: “Người giàu ở các địa phương hoặc 40 hoặc
50 nhà, hoặc 20 hoặc 30 nhà, mỗi nhà điền nô hoặc 50 hoặc 60 người, trâu bò đến 300
- 400 con, cày bừa gặt hái rộn ràng không lúc nào rỗi”.
Qua nghiên cứu Địa bạ, chúng ta cũng thấy một điểm nổi bật trong thời kỳ
này đó là nam nữ bình quyền trên sở hữu ruộng đất: mỗi khi cha mẹ chia sản nghiệp
cho con, bao giờ cũng chia đồng đều cho cả nam lẫn nữ, chia đều đến từng phân ruộng
đất, chỉ trừ một sở làm ruộng hương hỏa để cho con trưởng. Trung bình, phụ nữ làm
chủ khoảng 20% - 30% tư điền tư thổ. Đó là một tỷ lệ rất cao đối với cả thế giới vào
thời đó, thời của trọng nam khinh nữ.

 Các loại hình ruộng đất thời kỳ này
Ruộng đất công Đàng Trong được gọi là quan điền, quan thổ thuộc quyền

quản lý của chúa Nguyễn. Quan điền quan thổ là những loại ruộng đất thuộc sở hữu
Nhà nước và do quan chức quản lý, như tịch điền, quan xá thổ, quân trại thổ, quan trại
điền, quan đồn điền, quan tiêu viên … Đối với những loại ruộng đất đó, quan chức
quản lý theo những quy chế mà triều đình đã định riêng cho mỗi loại. Tựu trung về
mặt sử dụng, thường chia làm hai phần: phần công dụng như quan xá thổ và phần dân
dụng như quan trại điền. Phần công dụng thì phải đóng thuế.
Ngoài công việc khai phá do dân chúng tiến hành cuối thế kỷ XVII và thế kỷ
XVIII còn xuất hiện hình thức nhà nước phong kiến sử dụng binh lính khai phá đất đai
canh tác ở khu vực trú quân và mộ dân lập đồn điền khẩn hoang. Sử nhà Nguyễn còn
ghi lại trường hợp binh lính khẩn hoang như : năm 1689 khi kéo quân vào Đồng Nai
Gia Định dẹp cuộc nổi loạn của Hoàng Tiến và sự quấy phá của phong kiến Chân Lạp,

25


×