Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đặc điểm thơ huy cận trước cách mạng tháng tám (qua so sánh với thơ đới vọng thư trung quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH ỨNG TÀI

ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH ỨNG TÀI

ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

Hà Nội-2015




LỜI

CAM

ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn : Đặc điểm thơ Huy Cận trước
Cách mạng tháng Tám(qua so sánh với thơ Đới Vọng Thư –Trung
Quốc) hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân mình.

Tác giả

Hà Nội, tháng 10 năm 2015


Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Bá Thành đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.

Tác giả

Hà Nội, tháng 10 năm2015


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………....1
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………..2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………..6
4.Mục đích nghiên cứu……………………………...……………………...…7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………….……………………...…7
6. Đóng góp của đề tài……………………………………………………...…8
7.Phương pháp nghiên cứu…………………………….……………………...8
8.Kết cấu của đề tài………………………………………….………………..9
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ
1.1 Huy Cận và sáng tác của ông trước 1945……………….………………...9
1.1.1Tiểu sử…………………………………………………………………...9
1.1.2 Sáng tác của Huy Cận trước tháng 8 năm 1945……………..………...10
1.1.3 Quan niệm nghệ thuật…………………………………………..……...17
1.2 Đới Vọng Thư và sự nghiệp thơ ca ……………………………………..19
1.2.1Tiểu sử………………………………………………………………….19
1.2.2 Sáng tác của Đới Vọng Thư…………………………………………...22
1.2.3 Quan niệm nghệ thuật…………………………………………..……...23
1.3 Khái quát những điểm tương đồng và khác biệt của thơ Huy Cận so với
thơ ĐớiVọngThư………………………...…………………………………..24
1.3.1 Cùng tiếp xúc với Tây học…………………………………...………..24
1.3.2 Vân dụng thi pháp Đường luật………………………………………...27
1.3.3 Nỗi buồn trong thơ Huy Cận và thơ Đới VọngThư…………………...30

1


CHƢƠNG 2:
SO SÁNH CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG

THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ
2. 1 Cảm hứngchủ đạo ………………………………………………………37
2. 1.1 Cảm hứng về quê hương đất nước …………………………….……...37
2. 1.2 Cảm hứng về vũ trụ, nhân sinh…………………………………..........38
2.2

Cái tôi trữ tình ………………………………………………….........41

2.2. 1 Cái tôi sầu não………………………………………………………41
2.2.2 Cái tôi cô đơn, khao khát giải thoát………………………………….48
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN QUA SO SÁNH
VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ
3. 1 Thể thơ ………………………………………………………………….51
3. 1.1 Thơ 5 chữ……………………………………………………………...52
3. 1.2 Thơ lục bát…………………………………………………………….54
3. 1.3 Thơ 7 chữ……………………………………………………………...56
3. 1.4 Thơ 8 chữ……………………………………………………………...57
3. 1.5 Thơ tự do……………………………………………………………...59
3.2 Biểu tượng thơ…………………………………………………………61
3. 2.1 Nước—Không gian vũ trụ và nỗi buồn..……………………………...62
3. 2.2 Đất—Suy tưởng về lẽ sống chết……………………………………....65
3.2.3 Lửa—Hoài niệm về sứ mệnh thắp sáng chưa tròn của nhà thơ
…………………………………………………………………………...67
3.2.4 Mơ mộng—Một cách thức để chiểm lĩnh không gian..………………..70
3.3. Tu từ nghệ thuật trong thơ………………………………………………75
3.3.1 Ẩn dụ ………………………………………………………………….75
2



3.3.2 Nhân hóa……………………………………………………………….80
3.3.3 Hoán dụ…………………………………………………………..........83
3.4 Yếu tố tự sự và yếu tố thơ trữ tình………………………………….…....87
3.4.1Yếu tố tự sự………………………………………………………….....87
3.4.2 Yếu tố trữ tình…………...…………………………………………….91
PHẦN KẾT LUẬN
Phần kết luận…….……………..……………………………………………93
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...95
PHỤ LỤC
1.Tạm dịch nghĩa một số bài thơ của Đới Vọng Thư………….……………..1
2.Một số ảnh…………………………………………………………………22

3


ĐẶC ĐIỂM THƠ HUY CẬN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(QUA SO SÁNH VỚI THƠ ĐỚI VỌNG THƢ- TRUNG QUỐC)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mỹ đặc thù. Văn học gắn
liền với cuộc sống, nhận thức, lý giải, biểu hiện cuộc sống, con người bằng
hình tượng. Nghiên cứu, giảng dạy văn học không thể không tập trung vào
hình tựợng. Bởi vì, khám phá đặc điểm mới thấu hiểu được nội dung, ý nghĩa
và cái đẹp của tác phẩm văn học. Nghệ thuật không chỉ phản ánh mà còn biểu
hiện tiếng nói của tình cảm con người, là sự bộc lộ, giãi bày và gởi gắm tâm
tư. Ở đó còn thể hiện cái nhìn, cách suy nghĩ của người nghệ sĩ. lấy lời của
Belinxki để minh chứng cho điều này: ―Thơ văn là loại hình nghệ thuật cao
cấp nhất. Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa
là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy thơ văn mang trong

mình tất cả các yếu tố của nghệ thuật khác, nó như sử dụng không tách rời
phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng biệt. Thơ văn chính là
toàn bộ nghệ thuật.‖ [4, tr.91]
Tôi say mê thơ Đới Vọng Thư (戴望舒) và thơ Huy Cận (辉瑾) trước
năm 1945. Có thể nói nhà thơ Đới Vọng Thư và nhà thơ Huy Cận cùng thời,
mặc dù Huy Cận kém Đới Vọng Thư 15 tuổi. Đới Vọng Thư thì tham gia
Phong trào Tân văn hóa Trung Quốc, Huy Cận được biết qua Phong trào Thơ
mới lãng mạn Việt Nam. Chịu ảnh hưởng thơ Đường và văn hóa Phương Tây.
Hai người đều mang màu sắc của cái tôi cá nhân độc đáo, thể hiện nhu cầu
giải phóng tình cảm, phát huy bản ngã và tự do cá nhân vô cùng đa dạng và
phong phú. Cái buồn và cô đơn thấm đẫm trên từng trang viết và quan niệm
1


thẩm mỹ của nhà thơ. Hầu như thi nhân nào cũng đề cập đến sự cô độc, cái
buồn man mác, nhà thơ thành công nhất khi thể hiện cái tôi sầu thương bi
thiết. Họ đã nâng nỗi đau đời của mình lên thành đặc điểm vừa lãng mạn vừa
điển hình. Đây cũng chính là đề tài mà tôi yêu thích và sẽ đi sâu khai thác.
Trong thời đại của mình, Huy Cận và Đới Vọng Thư hai tác giả lớn có
nhiều đóng góp quan trọng và có giá trị trong nền thơ mới của mỗi dân tộc, sự
nghiệp sáng tác của mỗi ông là cả một chặng đường sáng tạo độc đáo không
mệt mỏi. Nhiều tác phẩm của hai ông được trích giảng trong nhà trường. Do
đó, việc tìm hiểu, khám phá các tác phẩm của hai ông rất được nhiều người
quan tâm. Ngoài ra, việc nghiên cứu, so sánh giữa thơ của Đới Vọng Thư và
Huy Cận giúp trang bị cho tôi những kiến thức, kỹ năng trong việc học tập,
nghiên cứu học văn học sau này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu thơ Huy Cận
Hơn sáu mươi năm cầm bút, hai mươi tập thơ để lại cho đời. Huy Cận
đã khẳng định vị trị của mình trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đến nay đã

có nhiều bài viết nghiên cứu về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau, cảm
hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, những đặc điểm cơ bản trong
phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình có tên tuổi như Vũ
Ngọc Phan, Hà Minh Đức,Trần Đinh Sử… đều có những bài tiểu luận sâu sắc
về Huy Cận. Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam dẫ từng
đánh giá về Huy Cận như sau: ―Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật
đèo cao … nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non … Huy Cận triền
miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con
đường thời gian vô tận … Nhưng con đường về quá khứ càng đi càng xa,càng
cô tịch, tứ bề càng vắng lặng, mênh mông‖ [13, tr.126-127]. Bùi Giáng cũng
2


đã có nhưng đánh giá sâu sắc về thơ Huy Cận: ―Bấy lâu nay chúng ta quen
nghĩ rằng Huy Cận chỉ là nhà thơ có cảm giác bén nhạy và tài hoa riêng biệt
trong phép tả cảnh,tả tình sầu. nhưng thật ra Huy Cận là khối óc vĩ đại đạt
tới một cõi tư tưởng bát ngát nên tự nhiên như nhiên, lời thơ ông đi vào trong
phong cảnh bao la, dội vào đáy thẳm thiên nhiên, và gửi lại cho ta những dư
vang bất tận‖. [12, tr.114]. Hà Minh Đức từng đánh giá như sau: ―Huy Cận
là một phong cách thơ đa dạng. Thơ ông là sự thống nhất của nhiều phẩm
chất, có suy tưởng triết lý có trữ tình mềm mại.‖ [3, tr.43]. Phạm Thế Ngũ có
những nhận xét xác đáng về thơ Huy Cận: ―Nói về thể cách Huy Cận không
ưa lối phá thể lộn xộn mà đi vào những điệu đều: ngũ ngôn, lúc bát, bảy chữ,
tám chữ,về ngôn ngữ ông phần nào lợi dụng được sự canh cải mở đường của
Xuân Diệu, đến Huy Cận, những ẩn dụ đột ngột, những ngữ điệu Tây không
còn làm cho người ta thấy chướng.‖ [12, tr.69]. Trận Khánh Thành trong Thi
pháp thơ Huy Cận từng viết: ―Thơ Huy Cận luôn nằm trong tiếng nói yêu
thương. Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời. Tiếng nói của dân tộc
thấm vào cảm nghĩ, vào cách nhìn của nhà thơ. ‖ [16, tr.187]
Thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là một giai đoạn

rất quan trọng, tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu cũng rất lẻ tẻ
và hạn chế.Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Lê Bảo
trong thơ lãng mạn Việt Nam đã từng nhận xét như sau: ―Thơ Huy Cận khi ra
lò hầu nhu đền được đóng dấu kiểm tra chất lượng. Thể Lữ nổi bật ở chặng
đường đầu, Huy Cận được cả sau lẫn trước. Đó là cái mạnh của tác giả
không dể ai phủ nhận. Dường như về nhiều phương diện cả chất liệu và
phương tiện, cả hồn thơ và thể thơ mới cái ở Huy Cận cứ đến mùa thì tự
nhiên hái lượm vậy thôi, không mấy chật vật, mò mẫm kiếm tìm. ‖ [12, tr.73].
Trương Nhân Huyền từng đánh giá: ―Đọc thơ Huy Cận nhất là ở hai tập đầu
Lửa thiêng và Vũ trụ ca thấy bao trùm một nỗi buồn vũ trụ. Khi khai thác đề
3


tài này ông để lại không it bài thơ hay, đạt tính cổ điển của phong trào thơ
mới.‖ [12, tr.82]. Đỗ Lai Thúy cho rằng: ―Ngôn ngữ Lửa thiêng thích dùng từ
Hán Việt để có màu sắc trang trọng phụ hợp với không khí thi phẩm‖ [12,
tr.160]. Trận Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận từng viết : ―Nếu Lửa
thiêng là bản ngậm ngùi dài thi Vũ trụ ca là tiếng vui ca cùng trời đất. Đó
không phải là tiếng nói giữa cõi người mà là tiếng nói giữa đất trời nên có
phần xa lạ. khi đối tượng và tâm thể giao tiếp thay đổi thì hệ thống từ vựng
cũng thay đổi. Nhà thơ dùng nhiều danh từ chỉ các yếu tổ của vũ trụ:đất trời,
suối sông, biển, núi, trăng,sao, nhật nguyệt, gió mây. khi miêu tả vũ trụ Huy
Cận dùng nhiều từ Hán-Việt: Nhật nguyệt, hải hà, hoa đăng, tạo hóa,lưu
quang, âm dương, hưng thịnh, vĩnh viễn, vạn thuở vạn đại, thiên thu …
Những từ ngữ ấy gợi lên không khí cổ xưa, diễn tả đước sự bất biến và trường
tồn của vũ trụ.‖ [16, tr.176]. Cũng trong tác phẩm này tác giả còn viết:
―Trong Lửa thiêng, Huy Cận sử dùng những từ ngữ màu sắc và hương vị để
tạo dựng một thể giới thơm thơ và tươi thắm: hương hoa, hương rừng … từ
ngữ chỉ màu sắc trong thơ Huy Cận biểu hiện gam màu nhẹ và được trừu
tượng hóa, không gian hồng, sắc đời thắm, lục nhạt, Huy Cận dùng từ láy với

ý nghĩa giảm nhẹ cử động và tiếng động :rơi rơi, dìu dìu, lạt lạt,hiu hiu, phất
phơ, mênh mang, man mác … Tất cả những động từ chỉ hoạt động của con
người trong thơ Huy Cận đều co sắc thái nhẹ nhàng,chừng mục, hướng về
hoạt động nôi tâm.‖ [16, tr.173]. Nguyễn Bá Thành trong Tư duy thơ hiện dại
Việt Nam từng đánh giá: ―Huy Cận trước Cách mạng không nhằm mô tả thực
tại, mà nhằm biểu hiện trực tiếp cái tâm trạng của mình‖ [18, tr.180]
2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ Đới Vọng Thư
Hơn hai mươi năm cầm bút, sáu tập thơ để lại cho đời, Đới Vọng Thư
đã khẳng định vị trí trong nền thơ ca Trung Quốc hiện đại. Tới nay có nhiều
bài viết nghiên cứu về thơ Đới Vọng Thư từ nhiều góc độ khác nhau, cảm
4


hứng sáng tạo của Đới Vọng Thư qua các tập thơ, khám phá những đặc điểm
cơ bản trong phong cách thơ ông. Nhiều nhà nghiên cứu,nhà phê bình có tên
tuổi như Diệp Thần Đào(叶圣陶), Dư Quang Trung(余光中), Thi Triết Tồn(
施蛰存) … đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Đới Vọng Thư. Diệp Thần
Đào từng đánh giá như sau:《雨巷》以独特的音乐美和意境美―替新诗开创
了一个新纪元‖。 ―Ngõ hẻm trong mưa‖nhạc điệu và ý cảnh rất độc đáo,
giúp cho thơ mới mở một mới‖ [19, tr.6]. Dư Quang Trung có những nhận xét
xác đáng về thơ Đới Vọng Thư: ―上承中国古典的余泽,旁采法国象征派
的残芬,不但领袖当时象征派的作者,抑且遥启现代派的诗风,确乎是
一位引人注目的诗人‖。―Thơ của ông chịu ảnh hưởng văn hóa cổ điển
Trung Quốc và phái tượng trưng Pháp, ông không những lãnh đạo phái
tượng trưng ở Trung Quốc mà còn đóng góp phong cách thơ hiện đại, đươc
nhiều người quan tâm‖ [24, tr.201]. Lương Nhân cũng có nhưng đánh giá về
thơ Đới Vọng Thư: ―对诗的音乐美,诗的形象的流动性和主题的朦胧性的
追求;法国早期象征派诗人魏尔伦的意象‗模糊和精密紧密结合‘、把强烈
的情绪寓于朦胧的意象的主张,对他的影响甚为明显‖. ―Thơ của ông nhạc
điệu đẹp, hình tượng của thơ có tính lưu động và chủ đề có tính lờ mờ; ông

chịu hưởng quan điểm phái tượng trưng Pháp ―kết hợp mơ hồ và tinh
xác‖,tình cảm kết hợp mông lung rất sâu.‖ [21, tr.2].
Thơ Đới Vọng Thư chiếm vị trí rất quan trọng trên thi đàn Trung
Quốc hiện đại. Các tập thơ của ông được nhiều nhà phê bình và các độc giả
yêu văn chương quan tâm. Thơ Đới Vọng Thư rất độc đáo. Ông là gương mặt
tiêu biểu của phái tượng trưng và phái hiện đại. Tuy nhiên cho đến nay các
công trình nghiên cứu cũng rất lẻ tẻ và hạn chế. Dư Quang Trung từng đánh
giá: ―他的产量少,当然不是评判艺术高下的重要标准,如果戴望舒不逝
于盛年,肯定会取得更大成就。‖ ―Tác phẩm của anh không nhiều, nhưng
đánh giá nghệ thuật không phải theo số lượng tác phẩm nhiều hay ít,nếu anh
5


không mất sớm,chắc chắn còn nhiều thành tựu hơn.‖ [24, tr.202]. Tôn Ngọc
Thạch(孙玉石) đánh giá: ―望舒的诗的特征,是思想性的提高,非但没有妨
碍他的艺术手法,反而使他的艺术手法更美好,更深刻地助成了思想性
的提高。‖ ―Đặc trưng thơ của Vọng Thư, có tính tư tưởng rất cao, không phải
gây trở ngại thủ pháp nghệ thuật mà là đóng góp thủ pháp nghệ thuật, nâng
cao tính tư tưởng‖ [23, tr.316]. Trần Bính Doanh (陈丙莹) có viết: ―诗中有
爱国的意识情绪的存在的…...‖ ―Thơ mang tình cảm và ý thức yêu nước,
một bài thơ có ý thức yêu nước...‖ [20, tr.165]. Lương Nhân(梁仁) viết: ―新
的诗应该有新的情绪和表现这情绪的形式.‖―Thơ mới phải có tình cảm và
biểu hiện hình thức mới‖ [21, tr.692]. Trong Thơ Lâm Dĩ Lượng Lâm Dĩ
Lượng(林以亮) đánh giá: ―戴望舒的诗受现代法国诗人影响,作品颇为耐
读。‖ ―Đới Vọng Thư chịu ảnh hưởng nhà thơ nước Pháp hiện đại, tác phẩm
của ông rất thú vị.‖ [22, tr.4].
Có thể thấy rằng chưa có tác giả nào thật sự đi sâu nghiên cứu đặc
điểm thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Cho đến nay vẫn chưa có một
công trình cũng như một chuyên luận nào đi sâu vào nghiên cứu, so sánh về
thơ của hai tác giả này. Ở luận văn này, tôi sẽ cố gắng tập trung khảo sát một

cách hệ thống các đặc điểm thơ Huy Cận qua so sánh thơ Đới Vọng Thư.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật cuả thơ Huy Cận trước Cách mạng
Tháng tám bao gồm các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca và thơ Đới Vọng Thư
qua hai tập Đới Vọng Thư thi tuyển, Đới Vọng Thư thi tập. Luận văn này
nghiên cứu về đặc điểm thơ Huy Cận trước năm 1945 so sánh với thơ Đới
Vọng Thư trên những đặc điểm. Mỗi nhà thơ đều có nét độc đáo riêng biệt, đề
cập đến các vấn đề khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú trong phong
6


cách sáng tác, việc đi sâu tìm hiểu đặc điểm thơ sẽ giúp phát hiện ra những
sáng tạo độc đáo, thú vị trong nghệ thuật sáng tác của hai nhà thơ.
- Phạm vi nghiên cứu
Huy Cận và Đới Vọng Thư đã để lại sự nghiệp sáng tác thơ đồ sộ, vô
cùng phong phú cả về số lượng lẫn đề tài. Tuy nhiên, trong luận văn này tôi
chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận trước năm 1945 qua so sánh
với thơ Đới Vọng Thư nhà thơ Trung Quốc 1905 - 1950.Thơ Huy Cận trước
năm 1945, tác phẩm tiêu biểu là Lửa thiêng(1940) và Vũ tru ca(1942). Thơ
Đới Vọng Thư tác phẩm tiêu biểu là:Ký ức của tôi(1929), Đới Vọng Thư thi
tuyển(1957), Đới Vọng Thư thi tập(1981).
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám qua
so sánh với thơ Đới Vọng Thư khám phá quá trình sáng tác, quan niệm nghệ
thuật nhằm lý giải nỗi buồn, cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình, thể thơ, biểu
tượng thơ, tu từ nghệ thuật,thơ tự sự và thơ trữ tình.Trên cơ sở đó khái quát
thành những đặc điểm có ý nghĩa lý luận chung cho sự hội nhập của thơ hiện
đại Trung Quốc với thơ hiện Việt Nam từ thế kỷ XX.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu đặc điểm thơ Huy Cận so sánh với thơ Đới Vọng Thư để tìm ra
sự giống và khác nhau trong sáng tác của hai nhà thơ.
- Tìm hiểu nhân vật trữ tình, nghệ thuật biểu hiện, cảm hứng sáng tác, hình
tượng, biểu tượng, tu từ nghệ thuật, ngôn ngữ, một số đặc điểm nghệ thuật thơ
của hai ông, để thấy được phong cách độc đáo riêng của thi nhân.
7


6. Đóng góp của đề tài
Đề tài còn là tài liệu quý báu liên quan tới việc nghiên cứu đặc điểm
trong thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài
giúp người đọc thấy được sự đóng góp to lớn, tích cực của mỗi nhà thơ cho
nền văn học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng ba phương pháp cơ bản như
sau:
Phƣơng pháp so sánh văn học
Sự dụng phương pháp so sánh văn học để tìm ra những giống nhau và
khác nhau của thơ Huy Cận trước cách mạng tháng tám so với thơ Đới Vọng
Thư.
Phƣơng pháp loại hình
Phương pháp loại hình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, lí
giải, đánh giá thơ hiện đại. Đây là phương pháp cơ bản giúp cho việc nghiên
cứu đặc trưng thơ hiện đại.
Phƣơng pháp lịch sử-xã hội
Phương pháp lịch sử-xã hội là phương pháp xem xét và trình bày quá
trình phát triển thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư trong lịch sử xã hội văn
học đầu thế kỷ XX sẽ làm nổi bật lên nét độc đáo của nhà thơ. Từ đó, chỉ ra
được những nét đặc sắc, độc đáo,thấy được những đóng góp to lớn của nhà

thơ trong tiến trình hiện đại hoá thơ ca nói riêng và hiện đại hoá văn học nước
nhà nói chung.

8


8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần đầu và phân kết luận. nội dung của luận văn được chia
làm ba chương như sau:
Chương I: Tổng quan về thơ Huy Cận và thơ Đới Vọng Thư.
Chương II: So sánh cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Huy Cận
và thơ Đới Vọng Thư
Chương III: Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ Huy Cận qua so sánh với thơ
Đới Vọng Thư
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƠ HUY CẬN VÀ THƠ ĐỚI VỌNG THƢ
1.1 Huy Cận và sáng tác của ông trƣớc 1945
1.1.1Tiểu sử
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, bút danh Huy Cận. sinh ngày 31
tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân
núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân
Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ(nay là xã Ân Phú,
huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp;
rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng,
ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia
phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham gia
Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban
Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng
cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.


9


Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái
đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù
Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ
trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ
Cộng

hòado Hồ

Chí

Minh đứng

đầu

Chính

ph.

Trong

những

năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn
hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác
văn hóa và văn nghệ.
Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn
học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt
Nam khóa I, II và VII.
Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.
Tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng tháng tám năm 1945: Lửa
thiêng (1940) ), Vũ trụ ca(1942).
Huy Cận đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là
viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà
nước truy tặng Huân chương Sao Vàng.Ở một số thành phố đã có đường phố
mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có
Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận.

1.1.2 Sáng tác của Huy Cận trƣớc tháng tám năm 1945

10


Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe
được từ những biểu hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong
vũ trụ vô cùng vô tận. Huy Cận cảm nhận được trọn vẹn từ những mùi vị dân
dã của đất đai đồng ruộng đến lời ru của gió, nhịp thở của biển, để rồi nói lên
linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên bằng giai điệu trong trẻo, dễ rung động lòng
người.
Trước 1945, tuy vật vã với nỗi sầu đau nhưng thiên nhiên trong thơ
Huy Cận vẫn thấm thía tình người, tình đời
Ðêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn
(Huy Cận— Buồn đêm mưa)
Năng lực ấy không chỉ có được bằng sự tinh nhạy của các giác quan
(rèn dũa trong những năm tháng tuổi thơ, sống ở quê hương) mà còn xuất
phát từ chiều sâu tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn luôn rộng mở để đón nhận
đủ đầy âm vang mọi phía đời sống. Có thể nói: thiên nhiên, quê hương đất
nước là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Huy Cận. Nếu ở Xuân Diệu, thiên
nhiên thường sực nức hương vị và ngôn ngữ ái tình thì ở Huy Cận, núi sông
cây cỏ bao giờ cũng lặng lẽ, bình thản như tâm hồn tác giả. Không thể hình
dung được thơ Huy Cận sẽ ra sao nếu thiếu đi nắng vàng, trời xanh, gió biếc,
biển rộng, sông dài,... Nhưng thơ ấy không thuộc loại thơ điền viên, bởi trước
sau tác giả vẫn luôn nặng lòng đời, luôn có ý thức phát hiện rồi khẳng định sự
hài hòa giữa con người với tự nhiên; để mở rộng biên giới những xúc cảm,
nâng tầm nhận thức về sự tồn tại của con người. "Thơ viết về đất nước, thiên
nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà

11


thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình"
(Xuân Diệu).
Huy Cận bắt đầu sáng tác từ năm 1936 bằng những bài bình luận văn
học đăng trên các báo Tràng An, Sông Hương; với bút danh Hán Quỳ. Từ
1938, thơ của Huy Cận được in trên báo Ngày nay. Tập thơ đầu tay Lửa
thiêng ra mắt độc giả vào tháng 11-1940. Ðây là thời gian Huy Cận cùng sống
với Xuân Diệu tại số 40 Hàng Than-Hà Nội.Tập thơ gồm 50 bài, một số đã
đăng báo, Lửa thiêng nhanh chóng được độc giả nhiệt liệt đón nhận. Chính
ngọn Lửa thiêng thắm đượm tình người, tình đời đã giúp Huy Cận có được vị
trí tiêu biểu trong làng thơ Mới, giai đoạn cực thịnh của nó.

Lửa thiêng trước hết là tiếng lòng của một thanh niên mới lớn (21
tuổi) đang thể hiện niềm vui, nỗi buồn của chính mình. Như đa số thơ Mới,
tập thơ lấy tuổi trẻ và tình yêu làm đề tài chủ yếu. Nhưng giữa lúc độc giả đã
quá quen thuộc với giọng nỉ non, sầu não trong thơ Mới thì những cung bậc
tình yêu dễ thương ở lứa tuổi học trò, lứa tuổi còn nhiều e ấp vẩn vơ, chưa
nhuốm mùi nhục cảm - có sức hấp dẫn mới lạ:
Ðường trong làng: hoa dại với mùi rơm
Người cùng tôi đi giữa đường thơm
Lòng giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng
Ðất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng
... Một buổi trưa không biết ở thời nào
Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao
Có cu gáy, có bướm vàng nũa chứ
Mà đôi lứa đứng bên vườn tình tự
(Huy Cận—Ði giữa đường thơm)

12


Nhưng tình yêu ấy vẫn không bền, nhanh chóng rơi vào vô vọng. Bởi
có một nỗi u hoài thường trực trong tâm hồn, bắt nguồn sâu xa từ bi kịch bế
tắc, vỡ mộng. Thành ra, thơ Huy Cận vừa hồn nhiên vừa buồn.
Hỡi Thượng đế! Tôi cúi đầu trả lại
Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
Sầu đã chín, xin người thôi hãy hái
Nhận tôi đi, dầu địa ngục, thiên đường
(Huy Cận—Trình bày)
―Sầu đã chin…‖ buồn thương, sầu não là âm hưởng chính khiến Lửa
thiêng như bản ngậm ngùi dài. ―Tập thơ dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một
nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái

mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này‖ (Hoài Thanh).
Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và
nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng.. .tủi nắng sầu mưa. Cũng đất nước
mà nặng buồn sông núi.Cái buồn trong Lửa thiêng không xuất phát từ bi kịch
cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân
phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên.
Triền miên trong buồn thương nhưng Huy Cận không mất hút vào cõi
siêu hình hay chán chường, tuyệt vọng- như không ít nhà thơ Mới. Nhà thơ
vẫn tha thiết, chân thành hướng về phần thiên lương cao đẹp của cuộc đời;
cảm nghe được hồn thiêng đất nước, hương vị nồng đượm của quê hương và
nhựa sống tiềm tàng trong nhành cây ngọn cỏ:
Luống đất thơm hương mùa mới dậy
Bên đường chân rộn bước trai tơ
Cành xanh cành đẹp xui tay với
Sông mát tràn xuân nưóc đậm bờ
(Huy Cận—Xuân)
13


Lửa thiêng được viết bằng một nghệ thuật vững vàng, độc đáo.
Âm hưởng chủ đạo: nhẹ nhàng, thâm trầm, hướng vào nội tâm. Lời thơ, ý thơ
tự nhiên, không cầu kỳ rắc rối. Cảnh sắc ít đường nét, giản ước, thanh thoát;
tạo được ấn tượng về một không gian bàng bạc, xa vắng, đậm đà phong vị
Ðường thi. Ngoài những thể thơ Mới khá phổ biến, Huy Cận đặc biệt thành
công ở thể lục bát truyền thống. Với âm hưởng phong phú, hình ảnh mới mẻ,
nhà thơ đã góp phần khẳng định khả năng biểu hiện tinh tế của thể thơ dân tộc
này (Ngậm ngùi, Buồn đêm mưa, Thuyền đi, Trông lên, Chiều xưa,...).
Từ sau Lửa thiêng, trong bối cảnh xã hội ngày càng đen tối, thơ Mới
dần đi vào ngõ cụt. Mỗi nhà thơ loay hoay tìm lối thoát cho riêng mình. Huy
Cận thoát ly vào vũ trụ và thiên nhiên. Ông hoàn chỉnh cả một hệ thống triết

lý ngợi ca niềm vui siêu thoát ấy trong tập văn xuôi năm 1942. Nhà thơ kêu
gọi mọi người trở về hòa nhập vào tạo vật. Có lẽ tạo vật đau thương, đất trời
vắng lạnh vì nỗi lòng ta xa cách tạo vật đó thôi. Ta hãy trở về, ta hãy nhập
cuộc, có nhịp sống đưa nâng, có dòng đời xô đẩy, cái vui lớn, cái vui trọng
đại dâng sóng tràn khắp cõi đời.Tìm nguồn vui từ thiên nhiên vũ trụ.
Triết lý ấy được thể hiện đầy đủ, cụ thể trong Vũ trụ ca - tập thơ viết
năm 1942, chưa in thành sách. Thoát vào vũ trụ, hồn thơ Huy Cận - với
những cảm xúc mới lạ - trở nên khoáng đạt, mạnh mẽ hơn. Nhà thơ say sưa
với cái vô cùng của trời đất, trăng sao. Nhiều tứ thơ hay, nhiều hình ảnh rực
rỡ xuất hiện:
Trời thắm duyên rằm vừng nhạc mở
Chuông sao rung nhớ, tiếng vàng bay
Lượng vui muôn kiếp cân đầu sóng
Biển rủ rê lòng nhập cuộc say
(Huy Cận—Lượng vui)
Trời xanh ran lá biếc
14


Biển chóa ngập buồm vàng
Gió thổi miền bất diệt
Mây tạnh đất hồng hoang
(Huy Cận—Trời, Biển, Hoa, Hương)
Huy Cận như gặp lại niềm vui thuở trước, lại hân hoan, hồ hởi và rạo
rực những khát khao của tuổi trẻ:
Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời
Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi.
(Huy Cận—Áo xuân)

Nhưng một điều rất dễ nhận ra: cái vui trong Vũ trụ ca là vui gượng,
cố vui nên không trọn vẹn, vẫn mang vẻ chông chênh, vô vọng. Cho nên đôi
khi để đạt ý đồ nghệ thuật, tác giả rơi vào cường điệu, cầu kỳ; hình ảnh đậm
màu sắc tượng trưng. Tình thì mới nhưng ý tứ dễ đơn điệu, cũ mòn. Ðiều này
là tất nhiên, bởi dù có trốn tận đâu vẫn không chạy khỏi chính mình. Chính
cái tôi giàu cảm xúc, nặng tình với đất nước, dân tộc đã không để yên nhà thơ
trong sự huyễn hoặc:
Về đâu? những bước thời gian đã
In dấu mong manh trên cánh đào?
Về đâu hạt bụi vàng thao thức
Theo bánh xe quay vòng khát khao?
(Huy Cận—Xuân hành )
Về đâu? Câu hỏi cứ lặp đi lặp lại như một ám ảnh, day dứt khôn nguôi
về ngày mai, về ý nghĩa của kiếp người.Những bài thơ tiêu biểu: Xuân hành,
Lượng vui, Áo xuân, Triều nhạc,...

15


Hồn thơ Huy Cận luôn vận động giữa nhiều đối cực: vũ trụ-cuộc đời,
sự sống-cái chết, nỗi buồn-niềm vui, hiện thực-lãng mạn.
Vũ trụ và cuộc đời luôn song hành tồn tại, thành hai cực hấp dẫn hồn
thơ Huy Cận. Thơ ông ngày càng gắn bó với đời, nhưng cảm hứng về cuộc
đời không tách rời cảm hứng về vũ trụ. Vươn lên tìm hiểu những bí ẩn của
không gian vô cùng cũng đồng thời nhìn về trái đất để hiều hơn chính mình.
Khát vọng ấy mang bản chất triết lý, nhân văn cao cả. Bởi đích đến cuối cùng
của nó không phải cõi siêu hình nào mà chính là mặt đất, cõi sống của con
người.
Huy Cận viết khá nhiều về cái chết, về sự tương phản nghiệt ngã giữa
hữu hạn đời người với cái vô hạn của tạo hóa. Sự sống là bất tử, vũ trụ là vô

cùng nhưng con người không thể tránh được cái chết. Nghĩ đến lúc từ giã cõi
đời, nhà thơ không khỏi xót xa nuối tiếc. Nhưng đó không là biểu hiện của
thái độ ham sống sợ chết tầm thường mà là của khát vọng được cống hiến hết
mình, được tái sinh:
Ðời thân yêu, một ngày mai ta chết
Cho ta đi khi hè chói chang trưa
Ðể ta hiểu giã từ chưa phải hết
Nằm đất quen như hạt chín sang mùa
(Huy Cận—Say mùa hè)
Nỗi buồn và niềm vui ở Huy Cận đều được đẩy đến cực đoan: lúc
buồn-buồn đến ảo não, thê thiết; khi vui-vui tràn trề, dào dạt. Hành trình tâm
tưởng của Huy Cận đi từ nỗi buồn sâu đến niềm vui lớn. Cảm nhận, thể hiện
rõ hai đối cực này chứng tỏ nhà thơ rất thiết tha với cuộc đời và ý thức đầy đủ
về thân phận con người. Khi nỗi buồn được ý thức, hóa thành nỗi đau đời; khi
niềm vui được ý thức, sẽ thành hạnh phúc, tin yêu.Cảm hứng nghệ thuật của
Huy Cận, trước 1945, có sự phân cực khá rõ giữa hiện thực và lãng mạn.
16


Trước Cách mạng tháng 8, Huy Cận là một trong số những nhà
thơ tiêu biểu của thơ Mới. Thơ ông là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê
hương đất nước, khao khát được hiến dâng tuổi trẻ và tài năng; nhưng khi vấp
phải thực trạng xã hội, những kỳ vọng ấy đã tan vỡ hoàn toàn. Như nhiều nhà
thơ lãng mạn khác, Huy Cận giai đoạn này ít thơ vui hơn thơ buồn.Luôn có
một nỗi sầu thường trực trên từng trang thơ của ông, nhưng đó là biểu hiện
sinh động của bi kịch tâm trạng; đáng được cảm thông, trân trọng.
Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới. Tuy am hiểu
nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc
dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những
giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ - những khi đạt đến độ thuần thục rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của

dân ca Nghệ Tĩnh - trong tay Huy Cận - vừa mộc mạc chân tình vừa lắng
đọng, hàm súc; sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất suy nghĩ bàng
bạc khắp các tứ thơ. Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn
tượng mạnh mà thâm trầm, khơi gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn
và trí tuệ người đọc. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường
rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển, gợi nhiều hơn tả. Do đó, có
thể nói: ấn tượng không gian có được - trước hết - Ðường thi.

1.1.3 Quan niệm nghệ thuật
Nhà văn viết không chỉ dựa vào bản năng thiên bẩm mà còn luôn quan
sát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, hình thành ý
thức nghệ thuật khá nhất quán và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong hành
trình sáng tạo của nhà văn.
Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Huy Cận
là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kỳ đầu cầm
17


bút, nhà văn đã quan niệm,văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi
của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối mặt với những người đương thời về
những câu hỏi cấp bách của đời sống. khi nhìn lại các sáng tác văn học trước
cách mạng tháng tám, Huy Cận đã nhận ra một hạn chế của nhiều tác phẩm.
Sau năm 1945, nhận thức của nhà văn về hiện thực càng được rộng mở và đạt
tới những chiều sâu mới. Ngòi bút của Huy Cận không còn bị khuôn vào
trong những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá
toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính ―Đa sự, đa đoan‖ của nó.
Đồng thời, quan niệm về hiện thực ở Huy Cận cũng luôn gắn liền với nền
tảng tinh thần nhân bản.
Sứ mệnh của người cầm bút trước những vấn đề của con người. Như
mọi nhà văn chân chính, khi lựa chọn công việc cầm bút làm sự nghiệp của

đời mình, Huy Cận đã ý thức sâu sắc nhà văn thấu hiểu trách nhiệm thiêng
liêng của người cầm bút là trách nhiệm công dân, sứ mệnh của nhà văn trước
cuộc đời, trước đất nước, trước con người. Càng ngày, Huy Cận càng tha thiết
với sứ mệnh của văn chương và nhà văn trong mục tiêu cao cả vì con người.
Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống
như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số
phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn
và thể xác bị hắt hủi và đoạ đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con
người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người
không có ai để bênh vực. Để làm được như thế, phẩm chất đầu tiên cần có của
một người viết văn phải là tình yêu thương con người, tưởng tượng nổi một
nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là
tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm
hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài
thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm
18


×