Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chủ nghĩa hiện sinh của jean paul sartre trong tiểu thuyết buồn nôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINHCỦA JEAN PAUL SARTRE
TRONG TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************************

NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINHCỦA JEAN PAUL SARTRE
TRONG TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 602230

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đào Duy Hiệp

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 5
6. Dự kiến đóng góp ................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VỚI SARTRE ............................................ 7
1.1. Chủ nghĩa hiện sinh trƣớc Sartre ................................................................... 7
1.2. Sartre trong tiểu thuyết và triết học ............................................................. 14
1.3 Tƣ tƣởng hiện sinh trong tác phẩm của Sartre ................................................ 19
Tiểu kết ....................................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN................................ 34
2.1. Nhân vật Roquentin ........................................................................................... 34
2.2. Jean-Paul Sartre – hình ảnh nhà văn qua nhân vật Roquentin .................... 49
2.3. Nhà văn Jean Paul Sartre và thái độ đối với con ngƣời ................................. 55
CHƢƠNG 3. CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT BUỒN NÔN ......................................... 66
TỪ QUAN NIỆM HIỆN SINH .................................................................................... 66
3.1. Cấu trúc “truyện kể” Buồn Nôn....................................................................... 66
3.2. Cấu trúc lí thuyết hiện sinh trong tác phẩm ................................................... 70
3.3. Cấu trúc ngữ pháp của tác phẩm ..................................................................... 79
Tiểu kết ....................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 92


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ 20 chứng kiến sự bùng nổ tri thức với sự phát triển siêu tốc của

các ngành khoa học, sức sản xuất cao hơn cả 19 thế kỉ trước cộng lại. Thế
kỉ 20 cũng chứng kiến những biến động xã hội dữ dội nhất: Cuộc khủng
hoảng của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc gây ra hai cuộc chiến
tranh thế giới tàn khốc, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng
là những nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những phong
trào phản kháng, phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ nghĩa
hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó và là một trào lưu phát triển mạnh cả
trong triết học và văn học mà Sartre là một trong những gương mặt lớn
nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Sartre không chỉ bao trùm
trong đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh cho đến
ngày hôm nay…
Jean-Paul Charles Aymard Sartre thường được gọi là Jean-Paul Sartre
là một nhà văn, nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỉ 20, cùng với Albert
Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Năm 1938,
hai tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée ), Bức Tường (Le Mur ), là những sáng
tác đầu tiên của Sartre và cũng là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn
học phi lí, trong đó Buồn nôn được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện
sinh và Sartre trở thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước
Pháp thời kì này.
Trong thế kỉ 20 chủ nghĩa hiện sinh đã nổi lên như là một trào lưu trong
triết học và văn học với những gương mặt tiêu biểu là Martin Heidegeer,
Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus ... Thuật
ngữ “Chủ nghĩa hiện sinh” (existentialism) được nhà triết học người
1


Pháp Grabiel Marcel khởi xướng vào giữa những năm 1940 và được JeanPaul Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào 29/11/1945 tại
Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách mỏng mang
tựa đề Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (L'existentialisme est un
humanisme). Cuốn sách này của Sartre khiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh

chóng trở nên nổi tiếng.
Vì vậy, với đề tài Chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre trong tiểu
thuyết Buồn Nôn, người viết muốn đưa ra những đánh giá chuyên sâu về
tiểu thuyết được coi là tuyên ngôn của chủ nghĩa hiện sinh này.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về chủ
nghĩa hiện sinh hoặc dành một phần trong giáo trình lịch sử văn học
Phương Tây để nói về chủ nghĩa hiện sinh.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam, có nhiều
tác giả viết về chủ nghĩa hiện sinh như: Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu
trúc của Trần Thiện Đạo; Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh; Chủ
nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lí thuyết)
của Huỳnh Như Phương… Các tác giả này đã viết nhiều về Sartre nhưng
tiểu thuyết Buồn Nôn chỉ được trình bày một cách ngắn gọn, chưa tác giả
nào dành hẳn một mục nói về tác phẩm quan trọng này.
Các tác giả ở miền Bắc cũng có nhiều bài nghiên cứu, phê bình về chủ
nghĩa hiện sinh, trong đó có Jean-Paul Sartre như: Phê phán văn học hiện
sinh chủ nghĩa của Đỗ Đức Hiểu; Lược khảo về triết học hiện sinh và ảnh
hưởng của nó trong văn học của Lê Hồng Sâm; Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch
sử sự hiện diện ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Dũng… nhưng cũng không
có ai đề cập cụ thể về tác phẩm Buồn Nôn.
Gần đây, nhiều bài viết nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh cũng đã được
2


bàn luận khá sôi nổi như: báo, tạp chí văn học… Các công trình này đã
trình bày một cách khái quát và có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa hiện
sinh cũng như tư tưởng của Sartre. Đó là những tri thức gợi mở cho những
người nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có
một đề tài nào đi sâu phân tích tiểu thuyết Buồn Nôn - tác phẩm được coi là

tuyên ngôn của Sartre về chủ nghĩa hiện sinh.
Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là: "Sự từ chối gia nhập
bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin
hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ
rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc
sống” [50;12].
Các nhà nghiên cứu dành nhiều đánh giá cho chủ nghĩa hiện sinh của
Jean-Paul Sartre như: “Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con
đường tất yếu của tư tưởng thế kỉ 20, mà lịch sử đã chọn Jean-Paul Sartre là
người phát ngôn của thời đại” [18]. Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để
làm sáng tỏ thân phận làm người, cụ thể là: “Hữu thể là một thảm kịch, là
phi lí, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện. Nhưng
con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của
mình bằng những dự phóng” [62; 662]. Những tác phẩm văn học của Sartre
đều bộc lộ tư tưởng triết học của Sartre trong Tồn tại và Hư vô, đó là: Hiện
sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới, một thế giới mà
trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa.
Jean-Paul Sartre là nhà văn dấn thân và nhập cuộc [39].
Năm 1947, Francis Jeanson viết cuốn Sartre, do chính Sartre (Sartre par
lui-même) tái bản dưới tựa Vấn đề luân lí và tư tưởng của Sartre (Le
problème moral et la pensée de Sartre), giới thiệu, trình bày lại chính xác,
mạch lạc, dễ hiểu triết lí của Sartre và những vấn đề luân lí nó đặt ra.
3


Jean-Paul Sartre đặc biệt nhấn mạnh yếu tố xã hội trong khi nghiên cứu
một nhà văn. Điều đó thể hiện trước hết qua sự nghiệp sáng tác của chính
bản thân ông: “Tôi nghĩ rằng trong tôi đã có sự phát triển liên tục từ tác
phẩm Buồn Nôn đến Phê bình lí trí biện chứng. Sự phát hiện lớn của tôi, đó
là các vấn đề xã hội, trong chiến tranh, tôi đã là người lính trên chiến trận,

đó thực sự là nạn nhân của một xã hội mà anh thuộc về nó, nơi ấy anh
không muốn có mặt và là xã hội đem lại cho anh những luật lệ mà anh
không muốn. Các vấn đề xã hội không có trong tác phẩm Buồn nôn, nhưng
người ta có thể thấy thoáng qua” [43]. Sartre quan tâm đến việc hòa nhập
con người và thời đại, thống nhất một cách hữu cơ việc nghiên cứu lịch sử
và phân tích tác phẩm của nhà văn.
Trong bài Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, Sartre cho
rằng: “Con người không chỉ như anh ta tự quan niệm, mà còn như anh ta
muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống, và như anh ta muốn sau
khi ước ao được sống; con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân
anh ta tự làm nên. Đó là nguyên tắc đầu tiên của thuyết Hiện sinh. (…) Khi
nói rằng con người tự lựa chọn, chúng tôi muốn nói rằng mỗi người trong
chúng ta tự lựa chọn bản thân mình, nhưng đồng thời có nghĩa là trong khi
tự lựa chọn, mỗi cá nhân tự lựa chọn toàn thể loài người. Thật vậy, mỗi
hành động vừa làm nên người mà ta muốn trở thành, vừa tạo nên một hình
ảnh của con người mà ta cho là lí tưởng. Lựa chọn cũng có nghĩa là khẳng
định giá trị của cái mà ta lựa chọn, bởi ta không bao giờ có thể chọn điều
ác; điều mà chúng ta chọn bao giờ cũng là điều thiện, và không có điều nào
tốt cho chúng ta mà lại không tốt cho tất cả loài người" [37].
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hai vấn đề lớn đó là: Chủ nghĩa hiện sinh
đến Sartre và Chủ nghĩa hiện sinh của Sartre trong quan niệm, tư tưởng và
4


trong sáng tạo văn học.
Công trình trực tiếp của luận văn là: Tiểu thuyết Buồn Nôn của JeanPaul Sartre do Phùng Thăng dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, năm
2008.
Bên cạnh bản in tái bản năm 2008, nếu cần thiết chúng tôi sẽ nghiên cứu
đối tác phẩm song song với nguyên bản.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phê bình cấu trúc: nhằm phân tích, đánh giá nhân vật
thông qua sự so sánh với các nhân vật khác thông qua cấu trúc tổng thể của
tác phẩm.
Phương pháp phê bình trần thuật học: Thông qua các điểm nhìn trong
thời gian, không gian và dưới các góc nhìn khác nhau của người kể chuyện
góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhân vật và tạo nên phong cách của
nhà văn.
Phương pháp phê bình xã hội học: nhằm đánh giá vai trò, những đóng
góp của tác giả và tác phẩm cho chủ nghĩa hiện sinh cũng như trong nền
văn học Pháp thế kỉ XX.
Bên cạnh đó người viết còn sử dụng một số thao tác như: thống kê, khảo
sát văn bản, so sánh để làm rõ những tư tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật và
những đóng góp của Sartre đối với chủ nghĩa hiện sinh thông qua tác
phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sách tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng 1: Chủ nghĩa hiện sinh đến Sartre
Chƣơng 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Buồn Nôn
Chƣơng 3: Cấu trúc tác phẩm Buồn Nôn từ quan niệm hiện sinh
6. Dự kiến đóng góp
5


Nghiên cứu một cách kĩ lưỡng chủ nghĩa hiện sinh đến Sartre và chủ
nghĩa hiện sinh của Sartre trong quan niệm, tư tưởng và trong sáng tạo văn
học.
Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện trong một tác phẩm, cụ thể đó là trong
tiểu thuyết Buồn Nôn.


6


CHƢƠNG 1. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VỚI SARTRE

1.1.

Chủ nghĩa hiện sinh trƣớc Sartre

Trong lich
̣ sử văn ho ̣ c Pháp , mỗi thế kỉ đều có th ể đinh
̣ nghiã nhờ
mô ̣t hoă ̣c mô ̣t vài tr ào lưu văn học chủ đạo như nề n văn ho ̣c phu ̣c hưng thế
kỉ 16, văn ho ̣c cổ điể n thế kỉ 17… “Ngươ ̣c la ̣i chưa có mô ̣t thế kỉ nào lại
khó có thể chọn cho mình một tiêu đề chung như thế kỉ XX. Cũng chưa có
thời đa ̣i nào mà văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t la ̣i chứng kiế n nhiề u đảo lô ̣n

, nhiề u

trường phái đế n như vâ ̣y” [16]. Văn ho ̣c là sự phản ánh trung thực , khách
quan nhấ t đời số ng tinh thầ n con người

trước những biế n đổ i của xã hô ̣i

“nghê ̣ thuâ ̣t bao giờ cũng là tia phản chiế u của thời đa ̣i”

. Lịch sử xã hội

Pháp thế kỉ XX vâ ̣n đô ̣ng, thay đổ i không ngừng “bi ̣xô đẩ y bởi những náo
loạn của lịch sử , bị lôi kéo vào một ti ến trình tăng tốc khó có thể chế ngự

đươ ̣c, khắ p nơi phải đương đầ u với viê ̣c quố c tế hóa các vấ n đề kinh tế
hoă ̣c nhân sinh, thế kỉ XX đã mang la ̣i trong chưa đầ y mô ̣t trăm năm , nhiề u
biế n đổ i hơn so với cả suố t đô ̣ dài thời gian kể từ ngày Sáng thế”[10].
Chính bởi vậy mà hai nhà nghiên cứu Lagarde và Michard đã đưa ra
câu hỏi: Thế kỉ XX là thế kỉ văn minh hay dã man ? Từ những năm đầ u của
thế kỉ, nhiề u khám phá và sáng ta ̣o dồ n dâ ̣p ta ̣o nên sự tiế n bô ̣ về đời số ng
vâ ̣t chấ t đáng nga ̣c nhiên . Nước Pháp chuyể n sang thời kỳ đế quố c với
những mâu thuẫn nô ̣i bô ̣ , nhiề u khủng hoảng , thấ t ba ̣i nhưng cũng nhiề u
thành công. Xã hội phân hóa sâu sắc với những khuynh hướng chiń h tri ̣ đố i
nghịch, tiêu biể u cho các ý thức hê ̣ giai cấ p khác nhau . Nhiề u ho ̣c thuyế t
ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhà văn như : học thuyết phân tâm học , chủ
nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc…
Thế kỉ XX chứng kiến sự bùng nổ tri thức với sự phát triển siêu tốc
7


của các ngành khoa học, sức sản xuất cao hơn cả 19 thế kỉ trước cộng lại.
Thế kỉ XX cũng chứng kiến những biến động xã hội dữ dội nhất: Cuộc
khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc gây ra hai cuộc
chiến tranh thế giới tàn khốc, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm
trọng là nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những phong
trào phản kháng, phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ nghĩa
hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó là và là một trào lưu phát triển mạnh cả
trong triết học và văn học mà Jean-Paul Sartre là một trong những gương
mặt lớn nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Jean-Paul Sartre không
chỉ bao trùm đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh
cho đến ngày hôm nay.
Chủ nghĩa hiện sinh đã nổi lên như là một trào lưu trong triết học và
văn học thế kỉ XX, với những gương mặt tiêu biểu là Martin Heidegeer,
Franz Kafka, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Albert Camus. Thuật

ngữ “Chủ nghĩa hiện sinh” (Existentialism) được nhà triết học người Pháp
Grabiel Marcel khởi xướng vào giữa những năm 1940 và được Jean-Paul
Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào 29 tháng 11 năm 1945 tại
Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách mỏng mang tựa
đề Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo (L'existentialisme est un
humanisme). Cuốn sách này của Sartre khiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh
chóng trở nên nổi tiếng.
Chủ nghĩa hiện sinh chịu ảnh hưởng của các nhà triết học thế kỉ XIX
như Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche. Hoặc có thể nói, Soren
Kierkegaard và Friedrich Nietzsche là hai nhà triết học đặt nền móng cho
chủ nghĩa hiện sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của
con người hơn những chân lí khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng
quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Họ quan tâm
8


đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc
sống và việc sử dụng sự giải trí để tránh khỏi sự buồn chán. Kierkegaard và
Nietzsche còn xem xét vai trò của sự lựa chọn tự do - đặc biệt là về những
giá trị và niềm tin căn bản - và những lựa chọn đó thay đổi bản chất của
người lựa chọn thế nào. Hiệp sĩ của niềm tin (knight of faith) của
Kierkegaard và Siêu nhân (Overman) của Nietzsche là những hình mẫu về
những người tự mình định dạng bản chất của sự tồn tại của mình. Tuy
nhiên Kierkegaard và Nietzsche hoàn toàn đối lập nhau trong vấn đề về sự
tồn tại của Thượng đế và sau này chính hai ông đã mở đường cho hai
nhánh triết học hiện sinh khác nhau: hữu thần (Kierkegaard) và vô thần
(Nietzsche).
Những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu
lớn của triết học châu Âu lục địa. Đến cuối Thế chiến 2, nó trở thành một
phong trào rộng rãi, đặc biệt qua các tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Albert

Camus cùng một số các tác giả khác ở Paris sau 1945. Triế t ho ̣c hiê ̣n sinh
phát triển trên sự đổ nát của một châu Âu bị tàn phá nặng nề trong Đại
chiế n thế giới II. Ở phương Tây, con người số ng vâ ̣t vờ , mấ t lòng tin, tuyê ̣t
vọng, hoài nghi tấ t cả . Đối với họ , tương lai như mô ̣t đám sương mù dày
đă ̣c. Cuô ̣c số ng lý tưởng trở thành trố ng không . Triế t ho ̣c hi ện sinh mang
trong nó cả lo âu lẫn bấ t lực . Những day dứt, hoang mang giày vò ấ y đươ ̣c
các nhà tư tưởng nâng lên thành khái niê ̣m: buồ n nôn và phi lý , hư vô, thân
phâ ̣n con người . Tồ n ta ̣i và phát triể n song song với triế t ho ̣c hiê ̣n sinh là
trào lưu văn học hiện sinh chủ nghĩa . Chưa bao giờ văn ho ̣c la ̣i gắ n bó mâ ̣t
thiế t với triế t ho c̣ như vâ ̣y. Văn ho ̣c với những đă ̣c trưng riêng của miǹ h là
lĩnh vực thuận lợi để đi sâu vào đời sống nội tâm con người . Do đó nó trở
thành mảnh đất màu mỡ để các nhà hiện sinh nói về con người ở chiều sâu.
Trong vòng hai m ươi năm sau đa ̣i chiế n thế giới II
9

, Camus cùng


Sartre là “hai người thầ y tư tưởng của lớp thanh niên Pháp”

. Họ vừa là

những nhà triế t ho ̣c , vừa là nhà văn của những người đang “bàng hoàng
ngơ ngác trên mô ̣t châu Âu đầ y thương tí

ch”. Các tác ph ẩm của họ chú

trọng vào các chủ đề như "nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội,
sự phi lí, tự do, cam kết và hư vô" [1;105] như là nền tảng của sự hiện sinh
con người. Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là "Sự từ chối gia

nhập bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm
tin hay đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng
rõ rệt đối với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với
cuộc sống”. Tuy rằng có một số xu hướng chung, giữa các nhà tư tưởng
hiện sinh vẫn có những sự khác biệt và bất đồng (nổi bật nhất là sự chia rẽ
giữa các nhà hiện sinh vô thần như Sartre và các nhà hiện sinh hữu thần
như Tillich).
Thuyết hiện sinh hiện đại có “gốc gác” từ xa xưa. Có thể nói Sosren
Kierkegaard, là người khởi xướng thuyết hiện sinh hiện đại. Mối quan tâm
chính yếu của ông thể hiện trên hai mặt: làm thế nào để trở nên bản ngã
chân thực của chính mình, và làm thế nào để trở thành một tín hữu Cơ Đốc
giáo. Ông cho rằng Chúa Trời được nhận biết chỉ nhờ thông qua niềm tin
và sự tận hiến cá nhân Những mô tả dựa trên lí trí về Chúa Trời đều phi lí
và không thích hợp. Tiêu chuẩn của chân lí là niềm đam mê mãnh liệt đến
“yếu tính” của con người tìm kiếm nó. Không có chân lí khách quan, trừu
tượng nào ngoài “sự chiếm hữu” của cá nhân. Friedrich Nietzsche là một
cha đẻ khác của thuyết hiện sinh hiện đại. Nietzsche nhìn con người hiện
đại như một tạo vật suy đồi, không có tinh thần, và hao mòn sinh lực đang
cố thoát ra khỏi thực tại khủng khiếp của thân phận mình bằng một thứ triết
học nông cạn và một thứ tôn giáo an thần. Nietzsche cho rằng sứ mệnh của
con người là sáng tạo ra sự biến đổi của riêng mình thông qua ý chí cương
10


quyết, khổ đau cá nhân, và sự trải nghiệm chiều sâu và đỉnh cao của cuộc
nhân sinh. Ông phản đối triết học truyền thống như sự thỏa mãn hão huyền
cho những nhu cầu tâm lí, và chống lại Cơ Đốc giáo như sự phủ nhận
những giá trị của hiện hữu trần thế.
Hai kiểu thuyết hiện sinh tôn giáo và thuyết hiện sinh vô thần có đại
diện là các nhà tư tưởng: Martin Buber, Gabriel Marcel, và Karl Jaspers,

những người đề xướng thuyết hiện sinh lấy Thượng Đế làm trung tâm;
Jean-Paul Sartre và Albert Camus là những nhà hiện sinh vô thần hoặc bất
khả tri luận. Hai trường phái này có chỗ nhất trí là cùng quan tâm đến hiện
hữu cá nhân như là phạm vi của chân lí nền tảng.
Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con đường tất yếu của tư
tưởng thế kỉ XX, mà lịch sử đã chọn Jean-Paul Sartre là người phát ngôn
của thời đại. Dựa trên phương pháp của Husserl, Heidegger đặt ra khả năng
tư duy để vượt ra khỏi cái tồn tại và hiểu về tồn tại. Nếu như Husserl tập
trung vào cơ cấu những hiện tượng và dạng thức hiển lộ của chúng trước
tâm thức thì Heidegger đi vào xác định bản thể của hiện tồn. Con người tạo
nên sự vật và tạo nên chính mình nhưng không phải là tác nhân thuần túy.
Sự hiện tồn của một cá biệt cụ thể giữa những cái tồn tại khác nên con
người phải tự thiết lập lấy mình, làm nên chính mình. Tư tưởng của
Heidegger có thể “gói gọn” như sau: “Chúng ta không bao giờ tìm thấy căn
nguyên trong uyên nguyên và tính thể không bao giờ là một thể”. Có thể
nói, sau Heidegger, không thể hiểu được triết học châu Âu thế kỉ XX mà
không biết tới Heidegger, không có Heidegger thì triết học hiện sinh của
Jean-Paul Sartre khó hình thành. Heidegger cũng là triết gia thế kỉ XX có
cái nhìn mới mẻ về lịch sử triết học; nhờ ông mà các tác giả cổ điển như
Platon, Aristote, Kant, Hegel được đọc lại theo kiểu mới. Vậy có thể thấy
rằng Husserl và Heidegger đã có một vị trí quan trọng trong việc khởi
11


nguồn một trào lưu triết học mới ở phương Tây mà trong đó nổi bật là triết
học hiện sinh. Với luận triết của Heidegger cộng với điều kiện lịch sử của
một phương Tây suy tàn sau đại chiến thế giới thứ 2 thì tư tưởng hiện sinh
có điều kiện nảy nở với sự xuất hiện liên tiếp nhiều triết gia hiện sinh và
tạo nên “Chủ nghĩa hiện sinh” ở phương Tây thế kỉ XX. Con đường từ
Heidegger đến Sartre là một biến thể đặc biệt: đó là quá trình biến đổi từ

hiện tượng học sang triết học hiện sinh mà Heidegger chỉ đóng vai trò bắc
cầu. Nói cách khác, tư tưởng Sartre nối tiếp và phát triển tư tưởng
Heidegger. Điều này có thể do triết luận của Heidegger trừu tượng, trong
khi cách trình bày của Sartre lại khá cụ thể. Một vấn đề quan trọng nữa là
Sartre thể hiện tư tưởng ấy qua văn chương. Chính vì thế chủ nghĩa hiện
sinh nảy nở với tâm điểm là Sartre. Với Sartre, con người hiện sinh có hai
đặc điểm chính: Một là con người tự tạo nên mình, làm mình thành người.
Hai là để tạo nên mình con người lựa chọn tự do. Như vậy, Husserl và
Heidegger chỉ đặt ra một cái nhìn mới về chủ thể còn Sartre khẳng định vai
trò của chủ thể và con người tạo dựng cho thế giới những giá trị mà con
người gán cho nó.
Sự chuyển biến trong quan niệm của Sartre khi nói về hiện tồn đó là
chủ thể nhận thức về mình như một cá thể đặc thù. Hiện tính thể không
phải là việc hoàn nguyên của tự tính mà là tồn tại thông qua sự lựa chọn để
vượt lên cái thường nhật và trở thành tính. Trong tác phẩm triết học Tồn tại
và Hư vô, Jean-Paul Sartre đưa ra mệnh đề nổi tiếng “Tôi chỉ hiện hữu khi
tôi sẽ không hiện hữu nữa” [59]. Theo Sartre, con người luôn phải đối diện
với cái chết, cũng như con người từ hư vô trở về hư vô nên cuộc đời con
người như một đường hầm không lối thoát. Vì ý thức được điều đó cũng
như nhận ra con người là hữu thể cô đơn nên “lo âu là sự nắm bắt phản ánh
tính tự do bởi chính nó” [27]. Con người lo âu vì phải mang trách nhiệm
12


với bản thân. Cuộc sinh tồn là quá trình làm nên mình nên lo âu là bạn
đồng hành của con người. Và khi lo âu kéo dài không có đường giải thoát
thì con người rơi vào tuyệt vọng vì con đường trước mắt là hư vô. Tuy
nhiên, tuyệt vọng không phải là buông xuôi, khuất phục mà con người bắt
buộc phải nhập cuộc. Hành trình làm người là một quá trình mâu thuẫn,
đau khổ vì không có một thước đo, chuẩn mực để hướng tới. Chính vì con

người được sinh ra để đi đến cõi chết và trong cuộc hành trình về với hư vô
lại quá trĩu nặng trách nhiệm cũng như sợ hãi nên cuộc đời thật phi lí biết
bao. Song trong cái vòng bắt buộc của phận người ta có quyền lựa chọn để
làm nên ta. Vậy cuộc đời không phải là số phận mà là những lựa chọn,
những lựa chọn giúp ta trở thành con người. Chỉ khi hiện sinh, đối mặt với
mọi tình huống ta mới biết bản chất của mình.
Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm
người, cụ thể là: hữu thể là một thảm kịch, là phi lí, là hư vô; con người
luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái
chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng.
Bên cạnh đó, chính cuộc hiện sinh lại làm con người tha hóa vì tha nhân.
Từ những luận đề trên, Sartre đã mang đến cho văn chương một luồng sinh
khí mới. Vậy sáng tạo nghệ thuật không chỉ là con đường giải thoát khỏi hư
vô mà sáng tạo còn là cách thức cao nhất bộc lộ tự do cá nhân. Bên cạnh
đó, khi con người phải tự làm nên mình thì sáng tạo còn là sự trải
nghiệm. Sartre còn vận dụng luận thuyết của mình trong sáng tạo nghệ
thuật. Những tác phẩm văn học của Sartre đều bộc lộ tư tưởng triết học của
Sartre trong Tồn tại và Hư vô, đó là: Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh
con người trong thế giới, một thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi
ở ta một ý nghĩa.
Từ cách tư duy của Husserl và Heidegger về ý thức, Sartre nhận
13


ra cái phi lí của đời người. Con đường từ hiện tượng học đến triết học
hiện sinh là con đường đi từ phương pháp luận của Husserl đến cách thức lí
luận và suy nghiệm của Sartre. Khi hiện thực thời đại trở nên bi đát, thân
phận con người trở nên mong manh trước biến động của lịch sử và cái chết
đang rình rập khắp nơi thì những vấn đề Sartre đặt ra trở thành tâm thức
thời đại; và từ đó triết học, văn học có nhiều bước ngoặt mới. Cái bí ẩn và

không thể biết trước được trong luận thuyết của Heidegger đã được Sartre
cụ thể hóa. Tất cả những chiêm nghiệm, suy tư của Heidegger về hiện hữu
cũng như lí luận về triết học hiện sinh của Sartre đã chiếu dọi vào văn học
nhân loại một cách nhìn, một cách suy tưởng về thân phận con người mang
giá trị nhân đạo sâu sắc. Vậy con đường từ hiện tượng học đến chủ nghĩa
hiện sinh cũng là con đường từ triết học đến văn học. Trên con đường ấy có
rất nhiều ngã rẽ nhưng cái đích đến cũng chỉ là một - cái đích cao cả nhất là hướng tới con người.

1.2.

Sartre trong tiểu thuyết và triết học

Jean-Paul Sartre sinh ngày 21 tháng 6 năm 1905 tại Paris trong một
gia đình gia giáo và giàu có. Mồ côi cha từ năm 2 tuổi, khi mẹ tái giá, ông
chủ yếu sống với ông ngoại, vùi đầu vào sách vở và bộc lộ thiên hướng văn
chương từ rất sớm. Năm 1924, ông vào học Trường Cao đẳng Sư phạm nổi
tiếng, sau đó làm luận văn Thạc sĩ triết học, đỗ thủ khoa. Ông dạy học ở
nhiều nơi tại Pháp. Từ năm 1933 đến năm 1934, Jean-Paul Sartre sang Đức
dạy học, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều từ triết học Đức, nhất là Hiện
tượng học và những tư tưởng của Heiddeger.
Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa hiện sinh được coi là trào
lưu triết học thịnh hành ở Châu Âu mà Sartre là tác giả tiêu biểu. Đối tượng
của chủ nghĩa hiện sinh theo Sartre là sự tồn tại của con người xét trong hiện
14


thực cụ thể của nó, và trong điều kiện cá nhân con người dấn thân vào xã hội.
Quan niệm này hoàn toàn đối lập không những với triết học duy lí của
R.Descartes mà cả với mọi hệ thống duy lí chủ nghĩa. Nếu trong các hệ thống
đó, con người được coi như một "tồn tại" ngay từ lúc đầu tiên đã có lí trí, thì

chủ nghĩa hiện sinh cho rằng đầu tiên con người chỉ là hư vô, và chỉ việc con
người tồn tại thôi đã là "phi lí" rồi. Vì vậy, chính con người phải đem lại cho
đời mình một ý nghĩa. Luận đề này được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của
Jean-Paul Sartre: "Hiện sinh có trước bản chất" [37]. Để làm ra bản chất của
mình, mỗi người hoàn toàn có sự lựa chọn tự do theo cái "dự phóng" của
mình. Để đi vào chỗ tồn tại, con người luôn luôn có một sự lo âu siêu hình.
Nhờ có sự lo âu đó mà con người cảm thấy cái hư vô làm nơi xuất phát của họ
và tính bấp bênh của sự lựa chọn tự do.
Với quan niệm đời sống nhân loại chỉ có thể hiểu được thông qua sự
hiện sinh của cá nhân, tức là thông qua kinh nghiệm riêng biệt của anh ta
về cuộc đời, Sartre cho rằng, người ta sống chứ không phải tồn tại, trong
mỗi phút giây và kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính
chất độc đáo khác biệt hoàn toàn với kinh nghiệm của mọi người, và chủ
thể được hiểu thông qua sự dấn thân của anh ta vào cuộc sống. Ông chối bỏ
quan điểm về khuôn mẫu lí tưởng của Con Người viết hoa, hoặc của nhân
loại, trong đó mỗi người chỉ là một hình ảnh của con người phổ quát. Ông
cũng khước từ câu hỏi của triết học Hilạp “nhân loại là gì?”, một câu hỏi
hàm ý rằng con người có thể được định nghĩa, nếu như anh ta được đặt vào
một vị trí thích hợp trong trật tự vạn vật. Thay vào đó, ông đặt ra câu hỏi
“Tôi là ai?” với sự gợi ý về tính độc đáo và kì bí của mỗi thân phận và sự
nhấn mạnh đến chủ thể tính, tức nhân vị, hơn là đến khách thể tính, tức sự
vật. Nhìn bên ngoài, con người chỉ là một sinh linh như mọi sinh linh khác,
nhưng nhìn từ bên trong, anh ta là cả một vũ trụ, là trung tâm của cái vô
15


cùng. Đối với ông, lí trí luôn bất lực khi đề cập đến chiều sâu của đời sống
con người. Vì vậy dù trong tiểu thuyết hay triết học, Sartre cũng thường đề
cập đến những vấn đề này. Một là lí trí của con người thường mềm yếu và
bất toàn. Hai là có những khoảng tối trong đời sống con người mang đặc

tính “phi lí trí”, đó là nơi lí trí không thể nào thâm nhập. Tuy vậy, lí trí và
tư duy luôn đi liền với nhau tạo nên một thể thống nhất. Ông khẳng định
rằng con người phải được thừa nhận trong thực thể trọn vẹn của anh ta, chứ
không phải trong một tình trạng phân chia nào đó, đồng thời, nó cũng đòi
hỏi rằng con người trọn vẹn là không chỉ hàm chứa tri thức, mà còn cả
những âu lo, tội lỗi và ước vọng quyền lực, những thứ làm biến đổi và lấn
át lí trí. Con người được nhìn thấy dưới quan niệm này là một con người về
cơ bản, hết sức mơ hồ, huyền bí, đầy rẫy những vấn đề mâu thuẫn và căng
thẳng tiềm ẩn, những vấn đề không thể giải quyết một cách đơn giản chỉ
bằng tư duy. Vì vậy sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng và tình trạng bất khả tự lực
của con người khi đứng trước cỗ máy khổng lồ của xã hội kĩ nghệ. Đây là
một đề tài quan trọng khác của văn chương phương Tây, và một lần nữa,
mặc dù hầu như không khám phá được sự nguy hiểm hay tiến hành một sự
phản đối nào, nhưng Sartre đã khôi phục sự phản kháng trước bất cứ khuôn
mẫu hoặc thế lực nào manh nha dập tắt tính độc đáo và sự tự tại trong đời
sống cá nhân. Sự đông đúc nơi đô thị, sự chia nhỏ lao động nhận chìm con
người trong chức năng kinh tế của anh ta, sự phát sinh chính quyền trung
ương tập quyền… đã xé nát con người bằng cách hủy diệt cá tính và khiến
họ phải sống trên bề mặt của cuộc đời, sẵn lòng giao du với “vật” hơn là
với người.
Con người Sartre đặc biệt nhất ở nhu cầu, ý chí sống trong suốt với
chính mình, với người khác, với đời. Quan niệm sống “trong suốt” của
Sartre là một đặc điểm quan trọng trong những tác phẩm hiện tượng luận
16


của ông, là mối quan tâm lớn nhất của ông khi tiến hành các phân tích các
mối quan hệ về đạo đức. Theo đó ông chống lại những quan niệm cũ,
chẳng hạn của Freud về vô thức, theo đó có những thành tố tâm lí vượt quá
sự lĩnh hội của ý thức chúng ta và do đó chúng sẵn sàng biện minh cho một

số kiểu hành vi. Đối với Sartre, bản ngã con người được sinh ra bởi ý thức.
Vì thế kết quả là những mô tả về tác động không thể viện đến một bản ngã
tiền hiện sinh để giải thích một số kiểu hành vi. Đúng hơn, những hành vi ý
thức là tự phát, nên tác nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chuyển biến
trong ý thức của anh ta thông qua cảm xúc. Điều này được ông thể hiện rõ
trong Tồn tại và hư vô: Ý thức là một quá trình phủ định trong suốt, không
gợn một tí vật thể nào. Không những Sartre muốn sống trong suốt với
chính mình, mà ông còn muốn sống trong suốt với người khác, khi người
ấy chịu đựng nổi. Và người duy nhất chịu đựng nổi ông là Simone de
Beauvoir. Vì bà cùng nhân sinh quan với ông, và nhân sinh quan ấy, cộng
với bản lĩnh, tài năng của mỗi người khiến Sartre và Beauvoir có khả năng
sống bình đẳng, trong suốt với nhau. Theo nhân sinh quan ấy, đam mê
chiếm hữu hay đam mê thống trị người khác là những đam mê hão, không
thể thực hiện được, chỉ dẫn tới những nếp sống không trung thực, với
những thái độ không trung thực như ghen tuông. Sartre từng yêu nhiều phụ
nữ, nhưng người hiểu ông hơn ai hết đó là Simone de Beauvoir. Ngược lại
Simone de Beauvoir cũng yêu mấy người đàn ông khác, nhưng người biết
rõ về bà nhất, đó chính là Sartre. Sartre và Beauvoir là những triết gia hiếm
hoi đã thực sự sống tới cùng triết lí của họ. Điều đó đòi hỏi một triết lí đặc
biệt, khả thi, và sự hiện diện của hai con người, một nam và một nữ, tương
đắc, bình đẳng với nhau về mọi mặt. Và điều này chứng tỏ: con người có
thể yêu nhau mà vẫn quý mến tự do của nhau.
Với Sartre, ông quan niệm: thà mất bạn còn hơn duy trì một mối
17


quan hệ bạn bè nhập nhằng. Thí dụ điển hình là cuộc tranh luận của ông
với Albert Camus. Bài “Trả lời Albert Camus” (Response à Albert Camus)
[1] thể hiện tiêu biểu tình bạn của Sartre trong văn chương: hiểu và đánh
giá một cách tổng hợp con người, hành động, tư tưởng, văn chương. Có lẽ

ít khi Camus được đọc một bài ca ngợi mình hay, sâu sắc như vậy: Đối với
chúng tôi ông đã từng là – và nay mai vẫn có thể là - sự kết hợp tuyệt vời
của một con người, một hành động, một tác phẩm. [49]. Trong bài Yêu
nhau lắm, cắn nhau đau, Sartre giải thích vì sao những suy luận của Camus
dẫn đến một đỉnh cao của văn chương Pháp và cũng là những suy luận đưa
Camus vào ngõ cụt, biến chàng thành nhân vật long trọng, hình thức, ngay
trong văn chương. Có lẽ Camus cũng chưa từng “ăn đòn” nặng thế bao giờ
[46]. Sartre hiểu chính mình, hiểu người khác, hiểu cả loài người. Khi ông
tìm hiểu về vấn đề gì, ông sẽ tìm hiểu đến tận cùng.
Trong tác phẩm Chữ nghĩa (“Les Mots”), ông đã vận dụng triết lí
của Tồn tại và Hư vô để hiểu tuổi thơ của mình, xem nó đã ảnh hưởng đến
cuộc đời, tư duy, tác phẩm của mình ra sao, những gì còn tồn tại trong
mình, những gì cuộc đời, nghiệm sinh của mình đã khiến mình quét đi. Tác
phẩm kết thúc với câu văn nổi tiếng nói về mình của ông: một con người
trọn vẹn, hình thành bằng cả nhân loại, ngang giá với mọi người và bất cứ
ai cũng ngang giá với mình [45]. Chính vì nỗi đam mê làm người như thế
mà ông trở thành một nhà văn lớn của thế kỉ 20.
Trong cuốn triết học Tồn tại và Hư vô (L’Eetre et Néant), Sartre viết:
có thể dùng bản thể luận này làm nền tảng cho một phân tâm học hiện sinh,
cho vài thí dụ, đặc biệt bàn về sự quyến rũ của những cái lỗ (trou) đối với
con người ngay từ thời ấu trĩ, lúc chưa có nhu cầu tình dục, liên hệ với khái
niệm hư vô. Ông đã đọc lại toàn bộ tác phẩm của Flaubert, kể cả 18 pho
thư từ riêng của Flaubert, viết ba quyển đồ sộ Thằng Ngốc của gia đình, để
18


chứng minh: con người có thể hiểu con người. Quyển cuối cùng, dựa vào
thân phận làm người và tư duy của Flaubert, ông bỏ dở, vì mù luôn con mắt
còn lại.
Thuở còn thơ, Sartre mơ trở thành một nhà văn lớn, khi vào trường Cao

đẳng Sư phạm, ông mơ trở thành một triết gia. Trưởng thành trong thời đại
cách mạng, ông từng mong giải quyết mẫu thuẫn giữa triết lí (dựa vào suy
luận cá nhân) và hành động (cùng người khác thay đổi thế giới), đem triết lí
vào đời thực. Do đó ông phải đương đầu với triết lí của Marx, vì trong thế kỉ
20, nếu có một triết lí đã thực sự biến thành môi trường cảm nhận và tư suy
của đông đảo quần chúng, đó là triết lí của Marx, mọi triết gia đều phải đối
diện với nó để khẳng định mình. Do đó ông tạo những khái niệm “tự do trong
bối cảnh”, “tri thức dấn thân”, “văn chương nhập cuộc”…
Sartre là một tác giả hiếm hoi vừa làm chủ tư tưởng của mình vừa
làm chủ ngòi bút hành văn của mình, ông không bao giờ cho phép triết lí và
văn chương chia lìa nhau. Cho tới nay, chưa ai phát hiện được mâu thuẫn
nào giữa triết lí, văn chương, hành động, cuộc sống của ông. Từ ấy, ông
theo đuổi cả hai hoài bão, tư tưởng luôn luôn thống nhất, văn chương nêu
vấn đề cho triết lí, triết lí làm nền tảng cho văn chương, rồi văn
chương hiện sinh hoá [23] triết lí qua tác phẩm nghệ thuật và... giải quyết
những bế tắc triết học.
1.3 Tƣ tƣởng hiện sinh trong tác phẩm của Sartre
Tư tưởng của Sartre bước vào đời dưới dạng văn chương. Năm 1938, ông
được văn giới đánh giá cao với tiểu thuyết Buồn Nôn. Tác phẩm thực sự là
một cột mốc quan trọng trong cuộc đời sáng tác của nhà văn và từ đó ông
được coi là chủ soái của chủ nghĩa hiện sinh. Jean-Paul Sartre là người có
19


lối viết triết học rất bí hiểm mà tiểu thuyết Buồn Nôn chính là một trong
những ví dụ thành công của thể loại tiểu thuyết triết lí. Tác phẩm được coi
là một trong số những tác phẩm đặc sắc nhất của văn học phương Tây thế
kỉ XX và là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của Sartre. Dù có
một số người cho rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình
thức tiểu thuyết, nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ

nhận. Câu chuyện có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa
đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô [43]. Nhiều
người đã coi tác phẩm này là “bản tuyên ngôn” của chủ nghĩa hiện sinh và
đây cũng là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Sartre. Sartre tin
tưởng rằng các ý tưởng của con người là sản phẩm của các kinh nghiệm
mang lại do các hoàn cảnh trong đời sống thực và các vở kịch, các cuốn
tiểu thuyết… đã mô tả các kinh nghiệm căn bản này nên cũng có giá trị
giống như các bài luận đề để giải thích các lí thuyết triết học.
Jean-Paul Sartre đã dùng phương pháp hiện tượng học để chứng
minh rằng đời sống của con người thì không có mục đích. Nhân vật chính
trong tác phẩm Buồn Nôn là Antoine Roquentin đã khám phá ra quá nhiều
sự ghê tởm của thế giới chung quanh. Anh ta và sự cô đơn của anh đã dẫn
tới nhiều kinh nghiệm về buồn nôn tâm lí. Dần dần anh ta nhận thức được
rằng con người là một hiện thực ngẫu nhiên, không có ý nghĩa và giá trị gì
cả, không cần thiết và không có cả lí do để tồn tại. Như vậy con người là
gì? Ý thức là gì? Con người phải sống trung thực, phải sống “trong suốt”
với chính mình, với các người khác, với đời. Và như vậy, buồn nôn chính
là một kinh nghiệm, qua đó ý thức không thêm bớt gì cả, không áp đặt một
ý nghĩa nào lên thế giới, mà chỉ đón nhận. Nhận thức của Sartre về ý nghĩa
sự sống là một thứ nhận thức hoàn toàn phi lí, nghĩa là không bắt đầu từ
đâu và cũng không biết đi tới đâu. Hiện sinh không còn nằm trong trạng
20


thái tình cảm và ý chí thuần túy nữa, mà tràn ngập trong suy tư của con
người. Sartre đã triển khai tư tưởng hiện sinh một cách trọn vẹn và đúng
nghĩa nhất. Trong sự nhập cuộc của mình, con người hiện sinh đã cố gắng
đưa ra một giải thoát cho tâm tư, bằng sự thể nghiệm vào trạng thái hiện
sinh tuyệt đối. Nhưng trên thực tế, con người hiện sinh vẫn chỉ là con người
hữu hạn, bị giới hạn một cách tàn nhẫn. Hiện sinh của Sartre có khoảng

cách lớn với những khát vọng của Nietzsche hay Kierkegaard, trở thành phi
lí trọn vẹn. Trong Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre, nhân vật luôn luôn buồn
nôn như một thái độ phản kháng những gì thuộc về lí tính cứng nhắc siêu
hình. Nhân vật chính Roquentin đang trên con đường khám phá ra lí do tồn
tại của con người là … không có lí do gì hết. Con người là một hiện thực
ngẫu nhiên, không có lí do tồn tại. Khái niệm hiện thực ngẫu nhiên vừa là
sự tất yếu, vừa có nghĩa không có ý nghĩa, vô nghĩa, đó là một sự tồn tại tự
nhiên, ngẫu nhiên, không vì một đấng nào và tự nó không có giá trị gì cả.
Và con đường của “buồn nôn” đi từ nhân vật trốn chạy sự thật đó bằng đủ
thứ ứng xử nhưng những cơn buồn nôn vẫn tồn tại. Buồn nôn như là một
biểu tượng về bản năng, về sự phi lí khi con người tồn tại bằng một lí do
nào đó. Bản thân những cơn buồn nôn đó tự nó không có lí do, không thể lí
giải bằng một tầng chìm kí ức nào. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với hình ảnh
Roquentin nghe một đoạn nhạc và bỗng nhiên hiểu rằng nghệ thuật là điều
tất yếu duy nhất của con người. Như vậy con người đã phải đối diện một
cách cô đơn giữa ý thức cá nhân và thân phận làm người, và lối thoát để
làm cho thân phận này có giá trị là "làm nghệ thuật”.
Là nhà triết học của chủ nghĩa hiện sinh, tác phẩm của ông nổi tiếng
đến nỗi ông được mệnh danh là "nhà triết học best-sellers", đồng thời là
nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết và nhà phê bình văn học nổi tiếng. Sau Buồn
Nôn, những tác phẩm văn chương tiêu biểu của Sartre liên tiếp ra đời như :
21


tập truyện Bức Tường, tiểu thuyết Tuổi trưởng thành, kịch Thời hạn hoãn,
Xử kín; Chết không đất chôn... và bài tiểu luận đặc sắc Chủ nghĩa hiện sinh
là một chủ nghĩa nhân bản (L'existentialisme est un humanisme).
Năm 1964, ông lại càng nổi tiếng cùng với việc ông từ chối giải
Nobel văn học. Ông cho rằng giải Nobel không thật sự vô tư và ông không
muốn gắn tên tuổi mình với sự không vô tư ấy. Mặt khác, ông là một nhà

văn độc lập, ông muốn giữ sự tự do của mình, không muốn bị phụ thuộc
vào vinh quang, vì chính nó sẽ ràng buộc lại mình. Sartre cho rằng do cách
nhìn nhận của ông về nhiệm vụ của nhà văn, ông vẫn luôn luôn khước từ
các danh hiệu mang tính chính thức, vì vậy việc ông từ chối giải lần này
không phải là không có tiền lệ. Ông cũng đã từng khước từ huy chương
Bắc đẩu Bội tinh của Pháp, không muốn vào giảng dạy ở Collège de
France, và nếu có được trao giải thưởng Lenin thì ông cũng sẽ từ chối nốt.
Ông tuyên bố rằng việc nhà văn chấp nhận một danh dự như vậy sẽ có
nghĩa là ràng buộc những cam kết cá nhân của mình với thiết chế đã trao
giải, và, trên tất cả, nhà văn không được tự cho phép mình biến thành một
thiết chế. Còn về lí do khách quan, Sartre kể ra niềm tin của ông rằng sự
trao đổi qua lại giữa phương Đông với phương Tây phải diễn ra giữa những
con người và giữa các nền văn hóa mà không có sự can thiệp của các thiết
chế. Hơn nữa, bởi vì, theo ý ông, những giải thưởng trong quá khứ đã
không hề được trao một cách bình đẳng cho những nhà văn tiêu biểu cho
mọi ý thức hệ và mọi dân tộc, nên ông cảm thấy việc ông nhận giải có thể
bị người ta diễn giải một cách bất công và theo những cách ông không
muốn [56].
Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người,
cụ thể là: Hữu thể là một thảm kịch, là phi lí, là hư vô; con người luôn cô đơn
và cái chết luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập
22


×