Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.56 KB, 11 trang )

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PGS.TS Trần Văn Tuấn
ThS. Lê Phương Thúy 1
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công cụ quan trọng của quản lý
nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là việc khoanh định, phân bổ đất đai
vào các mục đích sử dụng phục vụ các mục tiêu phát triển của đất nước và từng
địa phương, mang tính tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực và hoạt động.
Để giải được một bài toán quy hoạch cần phải có đầy đủ nguồn thông tin về đất
đai và các yếu tố liên quan khác như kinh tế, xã hội, môi trường,…
Hiện tại và trong tương lai, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển
và khẳng định được ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần
đây công nghệ tin học bắt đầu được ứng dụng trong lập quy hoạch sử dụng đất
nhưng vẫn còn hạn chế, chỉ tập trung ở một số công đoạn tính toán số liệu, số hóa
bản đồ mà chưa có giải pháp đồng bộ về thiết lập và khai thác cơ sở dữ liệu
(CSDL) đất đai phục vụ cho công tác này.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi có một bài tham
luận về “CSDL đất đai phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” với
các nội dung sau:
1. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
2. Hiện trạng CSDL đất đai với yêu cầu thông tin trong công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
3. Định hướng xây dựng CSDL đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
1. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
a. Khái niệm về CSDL đất đai
CSDL đất đai là một trong 7 nhóm dữ liệu của CSDL Tài nguyên môi
trường quốc gia. Xét về nội dung thì thông tin, dữ liệu về đất đai bao gồm:
+ Thông tin về chính sách, pháp luật đất đai;
+ Thông tin về hiện trạng sử dụng đất;


+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các
quyền của người sử dụng đất ...);
+ Thông tin về hồ sơ địa chính;
+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tin về giá đất và phát triển quỹ đất;
+ Thông tin về thanh tra đất đai;
                                                            
1

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

305


 

+ Thông tin về đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;
+ Thông tin về dữ liệu có liên quan về đất đai khác.
Xét về cấu trúc thì CSDL đất đai gồm 2 thành phần:
+ Dữ liệu không gian: là dữ liệu về bản đồ thể hiện tính không gian địa lý
của các thửa đất theo một hệ tọa độ xác định.
+ Dữ liệu phi không gian: là dữ liệu thuộc tính gắn liền với từng thửa đất.
Như vậy, bản chất CSDL đất đai bao gồm các thực thể địa lý liên quan
đến tài nguyên đất như thửa đất, giao thông, thủy văn, nhà,… và các thông tin
thuộc tính về kinh tế, xã hội, pháp lý. Vì vậy, CSDL đất đai nằm trong Hệ thống
thông tin địa lý (GIS) và hệ thống này sẽ có nhiệm vụ thu thập, quản lý, phân tích
CSDL đất đai, hiển thị kết quả trợ giúp cho việc ra quyết định cho từng mục đích
cụ thể. Hình dưới đây thể hiện vị trí của CSDL đất đai trong GIS và cấu trúc tổng
quát của CSDL đất đai (hình 1).

Các yêu cầu của người sử dụng

                        GIS

ĐẦU
VÀO

Phần cứng
Phần mềm
Con người

CSDL
Đất đai

ĐẦU
RA

Thế giới
thực

Hình 1. Vị trí của CSDL đất đai trong GIS và cấu trúc tổng quát của CSDL đất đai
b. Vai trò của CSDL đất đai trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
- Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi
thế của GIS là phân tích không gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công
cụ chồng xếp các lớp bản đồ ở các thời điểm khác nhau, chúng ta dễ dàng có
được kết quả bản đồ biến động sử dụng đất trong 1 giai đoạn nhất định. Trên cơ

sở đó tiến hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của
các loại hình sử dụng đất (hình 2).
306


 

BĐHT SDĐ thị trấn Gôi
năm 1997

BĐHT SDĐ thị trấn Gôi
năm 2007

BĐ Biến động SDĐ thị trấn
Gôi giai đoạn 1997 - 2007

Hình 2. Minh họa công cụ chồng xếp 2 lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất
để tạo bản đồ biến động sử dụng đất của GIS
- Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể
đánh giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu
CSDL đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch,
dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất
đai và các yếu tố liên quan có thể áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết
hợp với GIS để tìm vị trí tối ưu cho các đối tượng quy hoạch.
Từ trước đến nay, việc giải các bài toán quy hoạch thường nghiêng về mặt
định tính hơn định lượng. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các chuyên gia có
thể chỉ ra dễ dàng những vị trí phù hợp, tuy nhiên việc định lượng các yếu tố để
xem xét mức độ phù hợp hay ảnh hưởng bao nhiêu cũng rất cần thiết và quan
trọng. Khi sử dụng CSDL đất đai và áp dụng GIS thì chúng ta có thể tính toán dễ
dàng hơn mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu. Các giá trị này được phân tích,

hiển thị trên bản đồ để tiến hành chồng xếp giữa các chỉ tiêu cho ra kết quả cuối
cùng. Khu vực nào có giá trị đánh giá cao nhất thì được lựa chọn.
Phân tích đa chỉ tiêu, chồng xếp bản đồ còn được áp dụng hiệu quả trong
bước đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển
công nghiệp, đô thị, du lịch.
Việc nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu được
thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như ở Malaysia, các nhà khoa học đã
tính toán các giá trị trọng số của các chỉ tiêu trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn
lấp chất thải và thể hiện kết quả vị trí phù hợp theo thang điểm (hình 3, hình 4).
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, phương pháp tính trọng số của các chỉ tiêu được sử dụng khi lựa
chọn địa điểm xây dựng khu sản xuất hàng gia dụng (hình 5).

Hình 3. Tính toán trọng số của các chỉ tiêu trong bài toán tìm vị trí bãi chôn
lấp chất thải ở Malaysia [6]
307
 


 

Hình 4. Kết quả đánh giá định lượng vị trí phù hợp xây dựng bãi chôn lấp
chất thải rắn ở Malaysia [6]

Hình 5. Trọng số của các chỉ tiêu khi lựa chọn địa điểm xây dựng
khu sản xuất hàng gia dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ [5]
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã
hội, môi trường
Đây có thể coi là một bài toán phân tích ngược lại của việc tìm địa điểm.
Giả sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ ảnh
hưởng của phương án đối với các yếu tố xung quanh là như thế nào. Câu hỏi dự

báo “Nếu có một điều gì đó xảy ra thì sẽ ra sao?” cũng là một chức năng phân
tích của GIS. Dựa trên mối quan hệ giữa các thực thể theo tính chất hệ thống của
CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số liệu về mức độ ảnh hưởng.
308


 

Một nghiên cứu của tập thể tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ
Môi trường - Đại học Đà Nẵng đã tiến hành quy hoạch xác định vị trí bãi chôn
lấp chất thải rắn ở Đông Nam, Khánh Sơn, Đà Nẵng dựa trên ứng dụng GIS.
Nghiên cứu này được phát triển thành phần mềm Landfill chạy trên nền của
MapInfo (hình 6) [4]. Cấu trúc logic của phần mềm là:
- Chọn diện tích và hình dạng mặt bằng của bãi chôn lấp rác theo tiêu chuẩn
- Chọn các tiêu chí để khảo sát tác động đối với môi trường. Các tiêu chí
đó bao gồm khu dân cư, nguồn nước, các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng,
địa hình khu vực.... Các tiêu chí này được chọn ra bằng cách đánh dấu vào ô
thích hợp của cơ sở dữ liệu GIS.
- Dịch chuyển khung bãi rác vào các vị trí khác nhau trên bản đồ GIS,
phần mềm LANDFILL sẽ chỉ ra những thông tin cần thiết liên quan đến khu vực
dự kiến xây dựng bãi chôn lấp rác, chẳng hạn số hộ dân, nguồn nước, chất lượng
các công trình công cộng...
- Lựa chọn địa điểm tối ưu dựa vào phân tích các thông tin mà
LANDFILL đưa ra đối với nhiều vị trí khác nhau dựa trên các khía cạnh khác
nhau về kinh tế và môi trường.

Hình 6. Minh họa đánh giá tác động của bãi rác quy hoạch tới các yếu tố
kinh tế - xã hội
- Hỗ trợ tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác

động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi
thường cần phải biết được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục
đích sử dụng là bao nhiêu. Công việc này lại đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu
quy hoạch và các lớp dữ liệu liên quan như giao thông, thửa đất,… Hình 7 là giao
diện xử lý giải tỏa đền bù của hệ thống quản lý đất đai quận Gò Vấp, thành phố
Hồ Chí Minh.
309
 


 

Hình 7. Giao diện xử lý giải tỏa - đền bù quận Gò Vấp
Ngoài những vai trò chính như trên thì CSDL đất đai còn có nhiều những ưu
điểm khác như: Chức năng quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, năng suất
cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản;
Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.
Như vậy có thể nói CSDL đất đai có vai trò trong hầu hết các bước của
quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Hiện trạng CSDL đất đai với yêu cầu thông tin trong công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Những yêu cầu thông tin trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
Để phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng cần có hệ thống thông tin
đầy đủ, đồng bộ và cập nhật bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
+ Đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng;
+ Tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên biển;
+ Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái;
- Thông tin, dữ liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội;

+ Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển
các ngành kinh tế;
+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử
dụng đất;
+ Phân bố, mức độ phát triển các đô thị và khu dân cư nông thôn;

310


 

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã
hội về văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao.
- Thu thập thông tin hiện trạng sử dụng đất: bản đồ, ảnh vệ tinh, ảnh hàng
không,…
- Thu thập thông tin, dữ liệu về chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội có liên
quan đến việc sử dụng đất.
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên.
- Thông tin, dữ liệu về bản đồ quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực.
b. Hiện trạng CSDL đất đai
Trong những năm vừa qua chúng ta đã cố gắng thiết lập CSDL tài nguyên
đất phục vụ cho quản lý đa ngành, trong đó có chức năng phục vụ cho công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thông tin, dữ liệu đất đai đã thiết lập được bao
gồm các dữ liệu chủ yếu sau:
- Bản đồ nền địa lý tỷ lệ 1:1.000.000, 1:500.000, 1:250.000, 1:100.000 và
1:50.000 phủ trùm toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Dữ liệu bản đồ địa hình từ 1:10.000 đến 1:1.000.000, 1:25000 khu vực
trung du, 1:10.000 khu vực kinh tế trọng điểm và tỷ lệ lớn ở các đô thị;
- Dữ liệu ảnh hàng không từ năm 1999 đến nay, ảnh vệ tinh:
+ Ảnh SPOT (độ phân giải 10m) phủ kín cả nước (miền Bắc là ảnh toàn

sắc độ phân giải 5m);
+ Ảnh hàng không tỷ lệ 1/8.000 đến 1/15.000 phủ kín đồng bằng châu thổ
sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long;
+ Ảnh hàng không tỷ lệ 1/15.000 đến 1/40.000 phủ kín trung du, cao
nguyên và vùng núi (trừ vùng Tây Bắc và miền Tây Nghệ An tới Quảng Nam).
- Bản đồ địa giới hành chính 364/CT các cấp tỉnh, huyện, xã của cả nước.
- Bản đồ hành chính cả nước, bản đồ hành chính 64 tỉnh (với các tỷ lệ
khác nhau).
- Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10.000 và một số tỷ lệ khác.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc, các vùng kinh tế và của các địa
phương (tỉnh, huyện, xã).
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất toàn quốc, của các vùng kinh tế và của
các địa phương (tỉnh, huyện, xã).
- Các số liệu thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ.
- Dữ liệu hồ sơ địa chính của các địa phương.
So với yêu cầu thông tin đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng
đất, những dữ liệu hiện có của CSDL đất đai chưa đáp ứng đầy đủ. Khi tiến hành
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo từng cấp và địa phương cụ thể còn phải
cần đến nhiều nguồn dữ liệu khác mà thực tế là vẫn thiếu như bản đồ thổ nhưỡng,
311
 


 

bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ địa chính,...
Các bản đồ ở nhiều nơi còn mới chỉ được lập ở dạng giấy, chưa có bản đồ số.
Các dữ liệu thuộc tính về đất đai được lưu trong hồ sơ địa chính vẫn chưa
được cập nhật thường xuyên.
Hiện nay, Trung tâm lưu trữ và thông tin đất đai đang thực hiện dự án xây

dựng CSDL tổng hợp về đất đai cấp trung ương (thời gian 2009 - 2011) cung cấp
những thông tin dữ liệu cơ bản để các bộ, ngành xây dựng chiến lược, quy hoạch
phát triển của bộ, ngành mình đồng thời là tiêu chí quan trọng để quản lý và bảo
vệ tài nguyên và môi trường nói chung và tổng hợp về đất đai cấp trung ương
nói riêng.
Ở cấp tỉnh và quận, huyện, một số phần mềm hệ thống thông tin đất đai
đang được áp dụng như CiLIS, ViLIS. Để triển khai được phần mềm này thì các
tỉnh, quận, huyện cũng phải tiến hành chuẩn hóa dữ liệu đất đai của địa phương
mình. Ví dụ một số tỉnh đã thử nghiệm như Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp,
thành phố Hồ Chí Minh (quận 6, quận Gò Vấp, huyện Cần Giờ), …
Ngoài ra, tùy theo mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở các nơi là khác
nhau nên nhiều địa phương cũng tự xây dựng CSDL đất đai để phục vụ quản lý
đất đai cho địa phương mình. Tuy nhiên, dữ liệu chỉ dừng ở mức đơn giản, như
thực hiện trên phần mềm excel, access.
Xét về khía cạnh kỹ thuật về dữ liệu phục vụ cho quy hoạch thì hiện nay
mới chỉ có Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 17 tháng 12 năm 2007 về việc Ban hành ký hiện Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Trong đó quy định rõ về tệp chuẩn
hệ tọa độ VN2000, cơ sở toán học phù hợp với đơn vị hành chính xây dựng bản
đồ, font chữ, các ký hiệu dạng điểm, dạng tuyến, các lớp đối tượng địa lý và màu
sắc, lực nét,…
Như vậy thì có thể nhận xét rằng cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ cho
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa được đầy đủ và thống nhất từ
trung ương đến địa phương, và giữa các địa phương với nhau, cần phải được đầu
tư xây dựng hơn nữa.
3. Định hướng xây dựng CSDL đất đai phục vụ cho công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
Dữ liệu không gian bao gồm các yếu tố về cơ sở toán học và yếu tố nền,
yếu tố chuyên đề. Chúng được thể hiện thành các lớp đối tượng và có mối quan

hệ topology (hình 8). Nhằm tăng tính hiệu quả của sử dụng dữ liệu, thuận tiện khi
trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong nhiều lĩnh vực và giữa các địa phương thì nhất thiết
dữ liệu phải được chuẩn hóa theo quy định như chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc
gia theo quyết định số 05/2008/QĐ-BTNMT, chuẩn dữ liệu địa chính, chuẩn
quốc tế ISO/TC 211.

312


 

Thu thập dữ liệu

Bản đồ giấy

Số liệu đo

Ảnh hành không, ảnh vệ tinh

Nắn chỉnh, chuyển hệ tọa độ

Bản đồ số

Chuyển hệ tọa độ

Biên tập, biên vẽ

Số hóa

Chuẩn hóa dữ liệu


Yếu tố nền địa lý

Yếu tố chuyên đề
Lớp địa chất
Lớp thửa đất
Lớp nhà
Lớp thổ nhưỡng
Lớp quy hoạch
Lớp di tích lịch sử
Lớp y tế, giáo dục,…

Lớp dáng đất
Lớp dân cư
Lớp thực vật
Lớp thủy văn
Lớp giao thông
Lớp ranh giới
Lớp khung

Hình 8. Mô hình xây dựng dữ liệu không gian
b. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính về đất đai được cung cấp từ các số liệu thống kê, kiểm
kê theo định kỳ, hồ sơ địa chính, các số liệu điều tra thực tế.
Muốn xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính thì hệ thống hồ sơ dạng giấy
phải được thống nhất trước và cập nhật thường xuyên. Các dữ liệu này được liên
kết với dữ liệu không gian thành các bảng thuộc tính. Vai trò của CSDL thuộc
tính còn thể hiện ở chỗ là dữ liệu nguồn “metadata” - siêu dữ liệu.
c. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị CSDL là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các phần

mềm để hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ. Cấu trúc
này phải đảm bảo các điều kiện:
- Lượng thông tin dư thừa là tối thiểu
- Mối quan hệ giữa các dữ liệu là thống nhất
- Dễ dàng tác động vào dữ liệu để thực hiện công việc quản trị dữ liệu như
tìm kiếm theo yêu cầu, cập nhật dữ liệu, giải các bài toán ứng dụng phổ biến,
hiển thị dữ liệu theo yêu cầu của người dùng
- Dữ liệu phải đảm bảo tính an toàn cao, được bảo mật theo đúng quy định.
Như vậy thì để quản lý các dữ liệu ta phải dùng một hệ thống phần mềm
313
 


 

phù hợp đủ sức để quản lý. Ở mỗi cấp ngang nhau nên sử dụng thống nhất 1 loại
hệ quản trị. Nếu khối lượng dữ liệu quá lớn có thể quản lý ở dạng nhiều CSDL
thành phần thì cần phải quan tâm đến hệ thống mạng và tính an toàn của dữ liệu.
CSDL cấp trên phải có sự liên hệ với cấp dưới qua hệ thống mạng. Hiện nay có
một số phần mềm GIS đang được sử dụng rộng rãi để phục vụ cho việc quản trị
CSDL như MapInfo, ArcGIS, WebGIS.
d. Lựa chọn phương án tổ chức CSDL
Hiện nay, để tổ chức CSDL người ta thường dùng 1 trong 4 phương án
sau: quản lý tập trung; phân tán bản sao; phân tán dữ liệu; tập trung dữ liệu tổng
hợp, phân tán dữ liệu chi tiết. Trong 4 phương án trên thì có nhiều ý kiến cho
rằng tập trung dữ liệu tổng hợp, phân tán dữ liệu chi tiết là thích hợp nhất với
điều kiện kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật của nước ta hiện nay. Bởi vì
phương án này có những đặc điểm sau:
- Các thông tin chi tiết được quản lý ở các địa phương. Tiếp đó chúng sẽ
được phân loại, thống kê theo một số chỉ tiêu đặc trưng nghiệp vụ quản lý và

được gửi lên cấp Trung ương. Ưu điểm: yêu cầu đối với hệ thống mạng không
cao, chi phí quản lý trung bình, phù hợp với hệ thống phân cấp quản lý đất đai ở
nước ta. Nhược điểm: khó đồng bộ các dữ liệu chi tiết.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nhiệm vụ của quản lý
đất đai và cũng phân thành các cấp: cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã. Vì vậy CSDL phục vụ cho quy hoạch cũng phải phù hợp với hệ thống
quản lý đó. Do vậy, phương án tổ chức CSDL tập trung dữ liệu tổng hợp - phân
tán dữ liệu chi tiết được xem là hợp lý hơn cả.
4. Kết luận
CSDL đất đai có vai trò hỗ trợ đắc lực cho công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nhằm xây dựng được các phương án sử dụng đất hợp lý đáp ứng mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của từng địa phương và cả
nước. Từ hiện trạng CSDL đất đai ở nước ta chưa đầy đủ và thống nhất cho thấy
cần có những giải pháp đồng bộ đầu tư xây dựng và hoàn thiện CSDL, nhất là
việc chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu, khai thác có hiệu quả thông tin và chức năng
phục vụ cho công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định số 23/2007/ QĐ-BTNMT ngày 17
tháng 12 năm 2007 về việc ban hành ký hiện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày
02/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số
69/2009/CP ngày 13/08/2009 về quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
314


 


4. Nguyễn Ngọc Diệp, Cao Xuân Tuấn, Lê Thị Hải Anh. Quy hoạch bãi chôn
lấp rác. Kỷ yếu hội thảo dự án kinh tế chất thải tại Đà Nẵng, 2003.
5. Burdurlu, Ejder. Location choice for furniture industry firms by using analytic
hierarchyprocess (AHP) method.
6. Mokhotar Azizi Mohd Din, Wan Zirina Wan Jaafar, Rev.M.Markson Obot,
Wan Muhd Aminuddin Wan Hussin (2008), How GIS can be a usefull to
deal with landfill site selection, International Symposium on Geoinfomatics
for Spatial Infrastructure Development in Earth and Appllied Sciences.
 

315
 



×