Tải bản đầy đủ (.doc) (263 trang)

tổng hợp các bài văn phát biểu cảm tưởng phần i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.35 KB, 263 trang )

TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN
BIỂU CẢM PHẦN I
(Sưu tầm và biên tập)

Ebook hoàng hà linh 123doc

1


Ebook hoàng hà linh 123doc

2


MỤC LỤC
Hướng dẫn soạn bài : Cha Tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục).
Soạn bài: Tính thống nhất chủ đề của văn bản.
Thư gửi ba ở Trường Sa.
Viết một văn (từ 8 đến 10 câu) về cảnh đẹp của quê hương em, trong đó có sử
dụng dấu ngoặc kép.
Phân tích hình ảnh chiếc thuyền trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” Của
Nguyễn Minh Châu.
Phân tích tâm trạng chú hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ
Phân tích nhân vật con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Cảm nhận đoạn thơ sau: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối/Ta đợi chết mảnh
mặt trời gay gắt”
Giới thiệu Tác phẩm Nhớ rừng và nhà thơ Thế Lữ
Nhận xét ” Thế Lữ như một vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ…”
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ đắt nhất trong “Nhớ rừng”
Phân tích “ào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn
đâu”


Tâm trạng chú hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ
Phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy. Ngoài giời mưa bụi bay
Giá trị biểu cảm của 2 câu thơ: “Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong
nghiên sầu”
Phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
Đọc hiểu bài ” Nhàn ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ebook hoàng hà linh 123doc

3


Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
Nỗi lòng sâu thẳm của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè
Cảm nhận về “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
Cảm nhận về bài Bánh trôi nước
Cảm tưởng của anh (chị) về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Biểu cảm: Tôi thấy mình đã khôn lớn
Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của nhà thơ Lí
Bạch
Bình giảng đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
Cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện đã học mà anh (chị) không thể nào quên
Bình luận câu tục ngữ ‘Có chí thì nên’
Soạn bài Vào phủ chúa trịnh Lê Hữu Trác
Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
Cảm nghĩ về bố
Cảm nhận về truyện Cô bé bán diêm
Cảm nhận về mùa xuân trong thơ Hồ Chí Minh
Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc”
Bình giảng tác phẩm ‘Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu

Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi
Ebook hoàng hà linh 123doc

4


Cảm nghĩ về cái kết truyện Cô bé bán diêm
Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu
Truyện người con gái Nam Xương và tấm lòng nhân hậu của nhà văn Nguyễn Dữ
Cảm nhận đoạn trích Hai cây phong của Aimatop
Viết cảm nhận của mình về nắng Sài Gòn
Soạn bài Thu điếu Nguyễn Khuyến
Sóng – Xuân Quỳnh
Cảm nhận của em về khổ đầu trong bài thơ Nói Với con của Y Phương
Hãy tưởng tượng rằng mình được gặp người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe
không kính của Phạm Tiến Duật
Kể về cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày 22/12
Aragông và bài thơ Enxa ngồi trước gương
Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh Lê
Thanh Hải – Một nốt trầm xao xuyến
Cảm nghĩ về bản sắc văn hóa Việt Nam

Ebook hoàng hà linh 123doc

5


Hướng dẫn soạn bài : Cha Tôi (Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục).
CHA TÔI
(Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành

lục)
Đặng Huy Trứ
1.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

2.

Đặng Huy Trứ (1825-1874) hiệu là Tĩnh Trai và Vọng Tân, tự
là Hoàng Trung, người làng Thanh Lương, huyện Hương Điền,
tỉnh Thừa Thiên – Huế. Năm 1843, Đặng Huy Trứ đỗ cử nhân,
năm 1848 đỗ Tiến sĩ nhưng vì phạm huý ông đã bị đánh trượt
và bị tước luôn học vị cử nhân.

3.

Đặng Dịch Trai ngôn hành lục là thuộc thể loại kí, thuộc loại
văn tự thuật. Tác phẩm là những trang hồi tưởng của tác giả
về người cha đáng kính của Đặng Huy Trứ về cha ông là Đặng
Văn Trọng (tên hiệu là Dịch Trai). Qua đó thể hiện những quan
niệm về cuộc sống.

4.

RÈN KĨ NĂNG

5.

Đoạn trích lần lượt thuật lại ba sự kiện tiêu biểu, ba khúc
ngoặt trên đường thi cử của nhân vật tôi (tức Đặng Huy Trứ).


Sự kiện thứ nhất xảy ra vào mùa thu năm Quý Mão (1843), nhân
vật tôi đỗ cử nhân ngay lần đầu đi thi với mục đích làm quen
trường thi. Nghe tin con đỗ, một tin vui đối với cả gia tộc, dòng họ
nhưng người cha lại có phản ứng thật lạ “cha tôi dựa vào cây
xoài, nước mắt ướt áo” như là “gặp việc chẳng lành”. Và ông giải
thích “có gì đáng vui đâu. Đỗ đạt cao là để dành cho người có
Ebook hoàng hà linh 123doc

6


phúc đức. Con tôi tính tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì…
Cổ nhân đã nói “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã!”.
Sự kiện thứ hai là “Khoa thi Hội mùa xuân năm Đinh Mùi Nhân tứ
tuần đại khánh của đức Hiến tổ Chương Hoàng đế Thiệu Trị, vua cho mở
Ân khoa”. Và nhân vật tôi lại đỗ. Phản ứng của người cha là lo
lắng. Không phải người cha không tin vào khả năng của con mình.
Mà ông lo lắng việc đỗ đạt quá sớm và quá dễ dàng có thể sẽ gây
nên thói tự mãn, kiêu ngạo, trở thành có hại đối với người con.
Sự kiện thứ ba là hai sự việc đồng thời xảy ra trong gia đình để
ngợi ca tấm lòng và nhân cách của người cha. “bác ngự y Đặng Văn
Chức mất… Tôi thì vừa bị đánh hỏng trong kì thi Đình… Cả nhà lại càng
buồn cho tôi”. Trước hai tin dữ ấy, Đặng Văn Trọng đau đớn trước
cái chết của người anh và coi việc con trai bị đánh hỏng là “không
có chuyện gì đáng kể”. Người cha đã có cách ứng xử rất hợp đạo làm
người. Tấm lòng của người cha ấy được thể hiện rõ ở lời nói của
ông trong phần kết đoạn trích. Khi việc tang người anh trai đã hơi
thư, ông mới quay sang khuyên nhủ con trai. Lời khuyên nhủ này
là tâm sự giấu kín từ nơi sâu thẳm tấm lòng người cha: “Đã vào thi

Đình thì không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế lâu mà nay
con lại bị đánh trượt”. Ông chỉ ra sai lầm của và khuyên nhủ con trai
những lời thấu tình đạt lí.
2.

Câu trả lời của thân phụ Đặng Huy Trứ thể hiện sự khiêm tốn
(Đỗ đạt cao là để dành cho người có phúc đức. Con tôi tính
tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì), đồng thời thể hiện
sự chín chắn của một người từng trải. Câu nói ấy đã có ngầm ý
rằng: mục đích của việc thi cử không nhất thiết phải đỗ đạt để

Ebook hoàng hà linh 123doc

7


làm quan ngay. Sự đời cái gì dễ kiếm thì không được trân trọng
dù nó rất quý giá. Dù là người có tài năng thực sự nhưng nếu
đỗ đạt quá sớm sẽ sinh ra kiêu ngạo và tự mãn. Trong nhiều
trường hợp, câu Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã! Là đúng,
bởi nhiều khi sựu đỗ đạt quá sớm, thành công quá dễ dàng
khiến nhiều người sinh ra tự mãn, kiêu ngạo sinh ra chủ quan
coi thường người khác.
3.

Lời khuyên nhủ của người cha đối với người con mang tính
triết lí sâu sắc. Triết lí đó có thể thu gọn trong câu “Thất bại là
mẹ thành công”. Ông vừa răn dạy (việc con bị đánh hỏng và
tược bằng cử nhân là một lỗi lớn, khó tha thứ) vừa khuyên
nhủ, an ủi con. Người cha đã giup sngười con nhận ra lỗi lầm

của mình nhưng không tuyệt vọng mà có thêm nghị lực, ý chí
để tiếp tục vươn lên.

Lí lẽ và quan niệm về chuyện thi cử, về thành công và thất bại
của người cha đều rất sâu sắc. Đó cũng chính là một bài học nhân
sinh quý giá cho người đời sau.
4.

Ở đời, điều quan trọng không phải là thành công hay thất
bại. Điều quan trọng là ta phải biết vì sao mình thất bại, từ đó
rút ra bài học cho bản thân. Thành công không kiêu ngạo tự
mãn, thất bại không bi quan tuyệt vọng. Phải biết mình biết
ta, biết sống cho đúng mức và phải biết đứng lên sau khi ngã.

Đoạn kết “Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc… sửa chữa” là một bài học nhân sinh sâu sắc. Bài
học đó là: biết đứng lên sau khi ngã, nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa là điều đáng quý nhất
ở con người, nó còn quan trọng hơn cả thành công. Ông Đặng Văn Trọng đã dẫn ra các tấm
gương về tinh thần vươn lên, về ý chí nghị lực để răn dạy và động viên con trai. Điều đó có ý
nghĩa rất quan trọng đối với Đặng Huy Trứ trong hoàn cảnh đó.

Ebook hoàng hà linh 123doc

8


Soạn bài: Tính thống nhất chủ đề của văn bản.
1.

KIẾN THỨC CƠ BẢN


2.

Chủ đề của văn bản là gì?

Để hiểu thế nào là chủ đề của văn bản, hãy đọc lại văn bản Tôi đi
học của Thanh Tịnh để tìm hiểu những vấn đề sau:
1.

a) Trong văn bản, tác giả đã kể lại những gì của thời
thơ ấu?

2.

b) Tác giả đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào
khi sống trong những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu
tiên?

Gợi ý:
– Tác giả nhớ và kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên tựu
trường: trên đường mẹ đưa đến trường, ở trường, ông đốc gọi tên,
xếp hàng đi vào lớp, bài học đầu tiên.
– Tác giả bày tỏ cảm xúc nao nức khi nhớ về buổi tựu trường đầu
tiên; khi nhớ lại những kỉ niệm trong buổi đầu tiên đến trường ấy,
tác giả sống với những tình cảm ấu thơ: sự thay đổi, cảm giác lớn
lên, lạ lẫm khi đến trường, sợ sệt, rụt rè khi ông đốc gọi tên, xếp
hàng, cảm giác thân quen, gần gũi với bạn, với thầy trong bài
buổi học đầu tiên.
1.

c) Hai nội dung trên chính là chủ đề của văn bản Tôi

đi học, vậy chủ đề của văn bản này là gì?

Gợi ý: Chủ đề của văn bản không chỉ là những sự việc mà tác giả
kể lại. Như trong văn bảnTôi đi học, ta thấy tình cảm, cảm xúc
cũng là một bộ phận quan trọng của chủ đề văn bản. Như vậy, có
thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc
Ebook hoàng hà linh 123doc

9


trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình
cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
1.

d) Từ việc tìm hiểu chủ đề của văn bản trên, em hiểu
thế nào là chủ đề của một văn bản?

Gợi ý: Có thể hiểu chủ đề của một văn bản là đối tượng và vấn
đề chính mà văn bản ấy biểu đạt.
2.

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

3.

a) Tại sao có thể nói văn bản Tôi đi học đảm bảo sự
thống nhất về chủ đề?

Gợi ý: Một văn bản nào đó được xem là đảm bảo tính thống nhất

chủ đề khi nó chỉ biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã xác định,
không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
1.

b) Chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc
trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về
những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

– Căn cứ vào đâu để nói văn bản này kể về những kỉ niệm
của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
Gợi ý:
– Chú ý nhan đề(Tôi đi học), các từ ngữ (kỉ niệm, buổi tựu trường, lần
đầu tiên đi đến trường, sách vở, bút thước, trường Mĩ Lí, học
trò, thầy, lớp, hồi trống, ông đốc trường, lớp năm,sắp hàng, bàn
ghế, phấn, bảng đen, đánh vần, bài viết tập, …), các câu (“Hằng năm…
nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”, “Buổi mai hôm
ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
dẫn đi trên con đường dài và hẹp.”, “Trước sân trường làng Mĩ Lí … vui
tươi và sáng sủa.”, “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mới đến đứng trước lớp

Ebook hoàng hà linh 123doc

10


ba.”, “Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên
trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm.”, “Một mùi
hương lạ xông lên trong lớp.”, “Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh
lên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn…” thể hiện
chủ đề của văn bản;

– Dựa vào đâu để xác định rằng qua những sự việc trong buổi tựu
trường đầu tiên, tác giả bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình
cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên?
Gợi ý: Chú ý các từ ngữ, chi tiết nêu bật ấn tượng sâu sắc về buổi
tựu trường đầu tiên; cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật
“tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp và
trong buổi học đầu tiên:
+ nao nức, mơn man, những cảm giác trong sáng ấy, tưng bừng
rộn rã,…
+ trang trọng, đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ,
rụt rè, chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng
trong các lớp, như thấy quả tim tôi ngừng đập, giật mình và lúng
túng, nặng nề một cách lạ, thấy xa mẹ, …
+ Chi tiết đánh rơi vở; con đường quen nhưng tự nhiên lại thấy lạ;
cảm nhận khác nhau về ngôi trước buổi tựu trường và trong buổi
tựu trường; khóc nức nở khi ông đốc trường gọi tên; hình ảnh con
chim con; …
1.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

2.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.

Ebook hoàng hà linh 123doc


11


Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể
quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non
vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến
nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng
như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng
đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất
trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không
đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xoè ô lợp kín trên đầu. Ngày
nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi
cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo
lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết
đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều trăn trâu, chúng
tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa
béo vừa bùi.
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm là cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Nguyễn Thái Vận)
1.

a) Hãy cho biết chủ đề của văn bản trên là gì.

Gợi ý: Rừng cọ và sự gắn bó giữa cuộc sống người dân sông Thao
đối với rừng cọ.

1.

b) Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề
của văn bản.

Ebook hoàng hà linh 123doc

12


Gợi ý:
– Các từ ngữ: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón
lá cọ,mành cọ, làn cọ, trái cọ,…
– Các câu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập
trùng.”, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.”
1.

c) Để triển khai chủ đề, các đoạn văn trong văn bản
đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào?
Thứ tự ấy có ý nghĩa ra sao? Có thể thay đổi trật tự sắp
xếp này không? Vì sao?

Gợi ý:
– Đối tượng và vấn đề của văn bản:
+ Đối tượng: rừng cọ quê tôi;
+ Vấn đề: sự gắn bó giữa cuộc sống người dân sông Thao với
rừng cọ.
– Miêu tả rừng cọ trước sau đó mới nói đến sự gắn bó giữa cuộc
sống người dân sông Thao với rừng cọ là một trật tự hợp lí; vì:
phải miêu tả cho người đọc biết trước đối tượng (rừng cọ) như thế

nào để từ đó nhận thấy mối gắn bó bền chặt của con người miền
đất sông Thao với cây cọ.
2.

Trong các ý dưới đây, ý nào phù hợp với chủ đề: “Văn
chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta
thêm phong phú và sâu sắc.”.

3.

a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương
đất nước thêm phong phú, sâu sắc;

4.

b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện;

Ebook hoàng hà linh 123doc

13


5.

c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương
đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta;

6.

d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp;


7.

e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc
cướp nước, bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh
để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Gợi ý: (a), (c)
Làm cho tình yêu quê hương đất nước thêm phong phú và sâu
sắc là một trong những đặc điểm trong chức năng tác động của
văn chương; bên cạnh đặc điểm này, văn chương còn mang nhiều
đặc điểm khác nữa về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Sẽ
không đảm bảo tính thống nhất chủ đề nếu chúng ta triển khai
các ý (b), (d), (e) khi tạo lập văn bản với chủ đề “Văn chương làm
cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu
sắc.”.
3.

Có bạn dự định triển khai phân tích dòng cảm xúc thiết
tha, trong trẻo của nhân vật “tôi”trong văn bản Tôi đi
học bằng những ý sau:

4.

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ
lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang;

5.

b) Con đường đến trường trở nên lạ;


6.

c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường;

7.

d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò
thực sự;

8.

e) Sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn;

9.

g) Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp;

Ebook hoàng hà linh 123doc

14


10. h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón học trò.
Theo em, có cần phải điều chỉnh các từ ngữ, các ý cho sát
với yêu cầu đề bài không? Nếu có, hãy lựa chọn, bổ sung,
điều chỉnh lại.
Gợi ý:
– Trong các ý trên, có ý nào lạc chủ đề mà đề bài nêu ra không?
– Các từ ngữ trong các ý được lựa chọn để triển khai đã chính xác,

phù hợp với chủ đề chưa?
– Hãy sắp xếp lại trình tự các ý cho đúng với diễn biến của các sự
việc trong văn bản Tôi đi học.
Lưu ý: Các ý không phù hợp với chủ đề được nêu ra trong đề bài
là (c), (g); Chủ thể của các cảm xúc là “tôi” – nhân vật của câu
chuyện được kể trong văn bản Tôi đi học, chứ không phải của “tôi”
– người phân tích; Cần điều chỉnh cách diễn đạt ý, chẳng hạn:
– Con đường vốn quen thuộc nhưng “tôi” lại cảm thấy lạ trong
buổi đầu tiên đến trường;
– “Tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao
hơn;
– Điều chỉnh ý (h): “Tôi” thấy gần gũi, mến yêu lớp học, thầy giáo
và các bạn.
Đọc kĩ lại văn bản Tôi đi học để lựa chọn trình tự sắp xếp
các ý.
4.

Qua các bài tập đã làm ở trên, theo em khi viết một
văn bản cần chý ý những gì để đảm bảo tính thống nhất
chủ đề?

Gợi ý:

Ebook hoàng hà linh 123doc

15


– Phải xác định rõ đối tượng và vấn đề của văn bản sẽ tạo lập;
– Khi lập ý, phải chú ý lựa chọn ý cho tập trung, sát với chủ đề và

sắp xếp dàn ý theo trình tự trước sau thích hợp;
– Cân nhắc các từ ngữ, câu thể hiện rõ chủ đề;
– Dựng các đoạn, phần của bài văn cho thống nhất, làm nổi bật
chủ đề chính.

Ebook hoàng hà linh 123doc

16


Thư gửi ba ở Trường Sa.
“Gửi ba thân yêu cùa con!
Lâu rồi ba không gửi thư về, cà nhà mình ai cũng mong và nhớ ba
nhiều lắm. Bé Ốc cứ nhắc ba hoài à, những lúc nhớ ba, em lại
chạy tới ôm mẹ và hỏi: “Khi nào ba về hả mẹ? ” giống y hệt như
con ngày xưa cũng hay hỏi mẹ như thế mỗi khi ba vắng nhà thật
lâu.
Một tuần nay đài báo nói nhiều về tình hình căng thẳng ở Biển
Đông – nơi mà ba của con canh giữ đang bị đe dọa bởi hành động
đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc, con thấy lo lắm ba ạ.
Con lo cho ba – người mà con luôn yêu thương và tự hào nhất,
không biết ba có khỏe không, có ăn uống đầy đủ không hay sự
ngang ngược của đối phương lại làm ba ngày đêm thao thức.
Ba ơi, mắt mẹ đã buồn hơn và những giọt nước mắt lại khẽ rơi
trong đêm vì lo lắng
cho ba từng ngày. Con mong sao những kẻ cố ý đồ xâm lược
ngoài kia cỏ thế hiểu ra lẽ phải.
Sự đúng đắn mà chúng đang đi ngược lại bằng những hành động
vi phạm chủ quyền và những lời nói trắng trợn hòng che lấp sự
thật, để Tố quốc thân yêu này lại trở về với sự bình yên, để ba


Ebook hoàng hà linh 123doc

17


của con ngoài đào xa xôi kia và bao người lính khác được làm
nhiệm vụ trong sự yên tâm của những người thân trên đất liền, để
những người vợ, người mẹ không phải âm thầm lau đi những giọt
nước mắt rơi trên khóe mi hàng đêm nữa…
Ba ơi, những câu hát và tiếng đàn guitar ngày nào vẫn còn đây,
trong trái tìm nhỏ
bé của con:
“ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam!
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiểu nay vẫn dịu dàng
Vùi sáu trong đáy những gì yêu thương
Biến đợi hát tình ca, biển kể chuyện quê hương…”
Ngày con còn bé, ba đã dạy cho con về tình yêu đối với biển đảo
quẽ hương bằng những câu hát êm đềm như thế. Nó đã ăn sâu
vào tiềm thức của con như một phần máu thịt, như niềm tự hào
cùa con đối với ba và tình yêu mà con dành cho mảnh đất thân
thuộc này.
Kể từ ngày ba nhận nhiệm vụ ra ngoài đảo, con không còn nghe
ba hát những giai điệu ngọt ngào ấy nửa. Nhưng ba biết không, ở
Ebook hoàng hà linh 123doc

18


nhà mẹ đã thay ba hát cho chúng con nghe những bài hát về

biển, nghe mẹ kể những câu chuyện về những người lính hải
quân đang canh giữ ngoài biển đảo và cả những câu chuyện tình
yêu của ba mẹ gắn liền với biển đảo như thế nào.
Mẹ nói với con và bé Ốc là hai giọt nước mà ba mẹ mang từ biển
về, là những đứa con được sinh ra từ lòng biển, chan chứa niềm
yêu thương và sự ấm áp.
Cho nên, biển đối với con cũng là ngôi nhà thứ hai của mình, con
luôn yêu và luôn hướng về như trái tim của bao người dân đang
từng ngày, từng giờ hướng về Biển Đông, nơi chính quyền Trung
Quốc đang lăm le xâm chiếm.
Việc làm của Trung Quắc đã gây bất bình sâu sắc triệu triệu tấm
lòng con dân đất Việt và nhiều bạn bè quốc tế khác. Con gái của
ba đã lớn, với cái tuổi 18, con hiểu được tầm quan trọng của việc
bảo vệ chủ quyền dân tộc, hiểu rõ hơn về công việc mà ba đang
làm, nhiệm vụ lớn lao mà ba đang gánh vác trên vai.
Cho nên, con càng càm thấy tức giận hơn với hành động của
Trung Quốc, xót xa hơn cho đất nước mình ba ạ. Tại sao nước Việt
Nam mình lại phải chịu nhiều nỗi đau đến thế? Nỗi đau nào cũng
dài và để lại nhiều vết thương…

Ebook hoàng hà linh 123doc

19


Hôm trước con có đọc bài viết “Nhà thơ, Tổ quốc và tự do”, nhà
thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói như thế này ba ạ: “Chúng ta là con
dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã
xuống biển để khai phá, đế dựng xây non nước này. Và biển
– đảo ẩy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn

xưa đã không tiếc máu xương, công sức đề giữ gìn, đế truyền đời
lại cho cháu con hôm nay”…
Chính vi thế cho nên, khi đất nước gặp nguy khó, ngay những đứa
trẻ còn nằm nôi như Thánh Gióng bỗng lớn nhanh như thổi để
đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Lòng yêu nước đã trở thành
động lực để các thế hệ cha anh bao đời nay đứng lên bảo vệ chủ
quyền đất nước.
Những anh hùng đã anh dũng hy sinh, bao tấm lưng đã ngã
xuống như Phan Đình Giót lao cả thân mình lấp lỗ châu mai, anh
hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo… Một dân tộc như
thế hoàn toàn xứng đáng có được sự bình yên và hạnh phúc đủng
không ba?
Và con cũng tin vào thế hệ trẻ chúng con có thế hiểu được trách
nhiệm cùa mình đối với Tổ quốc. Bản thân con sẽ cố gắng thật
nhiều để trở thành một nhà báo giỏi, trở thành niềm tự hào lớn
của ba.

Ebook hoàng hà linh 123doc

20


Ba ơi, con chi có một ước mơ duy nhất lúc này làm sao ba có thế
hoàn thành nhỉệm, vụ và trở về với gia đình mình – nơi cỏ ba mẹ
con luôn yêu ba và tự hào về ba thật nhiều.
Dầu biết rằng đất liền và Trường Sa xa lắm, nhưng con tin ba sẽ
nhận được bức thư này của con, những tình cảm yêu thương của
con dành cho ba. Con nhớ ba thật nhiều!

Ebook hoàng hà linh 123doc


21


Phân tích hình ảnh chiếc thuyền trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
Của Nguyễn Minh Châu.
Mở bài
Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu
là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của
mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu ra
những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách
nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa
nghĩa. Và có lẽ, hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện
ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.
II. Thân bài
– Tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa”, và quả thật, hình
ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện
mà nhà văn mang đến cho người đọc. Bắt đầu từ yêu cầu của
người trưởng phòng “lắm sáng kiến” đối với nhân vật xưng “tôi” –
người nghệ sỹ nhiếp ảnh: “…Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia
đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không có người. Hoàn
toàn thế giới tĩnh vật”. Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền “mới
đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái”, rồi tiếp theo
nữa là “một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn”
và cuối cùng tập trung vào “một chiếc thuyền lướt vó …đang
chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đây chính là “Chiếc thuyền ngoài
xa”.
– Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc hoạ rất ấn
tượng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương


Ebook hoàng hà linh 123doc

22


mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu
vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng
trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh
đó mang một “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” – vẻ đẹp
của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ”, và
tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu
vào một tấm ảnh mà nó “được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong
các gia đình sành nghệ thuật”.
– Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” giờ đã hoá thân thành một
tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với
tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục…và khi
thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái
cảm giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp
thắt vào” và “khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám
phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”…như cái cảm
giác mà “tôi” đã từng có.
– Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai
khám phá ra được:Đó là những con nguời, những cuộc đời, những
số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống
quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục
cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh
chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì
chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có
ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi
định giết cả bố mình… Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người


Ebook hoàng hà linh 123doc

23


thợ chụp ảnh nhận ra khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi
đứng”, Tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!
– Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh,
hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp
hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm
vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.
Vậy nên, có thể nói hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” đích thực
là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ
nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn
dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao
giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một
khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu
muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và
cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời
và sống cùng cuộc đời.
– Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh “hoàn toàn thế giới tĩnh
vật”(hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là
“những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng”) nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta – cũng là
người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó –
bao giờ cũng như thấy “một người đàn bà bước ra ” sau mỗi lần
suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái
giây phút “trời cho” ấy.

III. Kết bài

Ebook hoàng hà linh 123doc

24


– Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm
“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh
trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát
ra từ những kiếp lầm than”(Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn
Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh “chiếc thuyền
ngoài xa” mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là “ánh
trăng lừa dối”. Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần
phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái
gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói “con người
thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”.
– Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu “Sáng tác văn
học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con
người”. Thông điệp phát đi từ hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa”
trong truyên ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức
thuyết phục cho quan niệm đó.

Ebook hoàng hà linh 123doc

25


×