Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO cáo kết QUẢ học tập tại cát bà PHẦN THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 24 trang )

Trường Đại học Sư pham Hà Nội 2
Khoa Sinh – KTNN

BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP TẠI CÁT BÀ PHẦN THỰC VẬT


Lời mở đầu
Từ ngày 17/4-23/4/2014 vừa qua đoàn thực tế của K38 và lớp K37 văn bằng
2- Khoa Sinh KTNN đã tới Cát Bà để học tập, nghiên cứu. Được sự giúp đỡ,
hướng dẫn của các thầy giáo:
- Hà Minh Tâm
- Đỗ Thị Lan Hương
- Đào Duy Trinh
- Trần Văn Hòa
Trong quá trình thực tế thiên nhiên thầy và trò trong đoàn đã rất cố gắng để
trong một thời gian rất ngắn tại Cát Bà đoàn thực tế đã đi được nhiều địa điểm, tìm
hiểu được phần lớn các hệ sinh thái ở Cát Bà... Chuyến đi đã để lại rất nhiều kỷ
niệm cho cả thầy và trò.
Đây là dịp để các sinh viên tiếp xúc với thiên nhiên phong phú đa dạng của
nước ta, đồng thời nâng cao kĩ năng và thói quen quan sát, ghi chép và thu thập
mẫu vât, …giúp sinh viên tập phán đoán và giải thích hiện tượng gặp ngoài tự


nhiên. Qua chuyến thực tế sinh viên của đoàn cũng học được rất nhiều điều quan
trọng, đó là sự đoàn kết, hợp tác sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô để đoàn thực
tế để chúng em có một khoảng thời gian thực tế thiên nhiên đầy lý thú.
Cảm ơn các thầy cô trong đoàn đã cho chúng em biết thêm nhiều điều mới
lạ từ thiên nhiên.

Phần nội dung


1. Mở đầu


*/ Do yêu cầu và đặc thù của bộ môn Thực vật học và Động vật học ban giám hiệu
nhà trường đã đồng ý tổ chức cho khóa 37 văn bằng 2 và khóa 38- khoa Sinh
KTNN thực tế thiên nhiên đối với ngành Sư phạm Sinh và cử nhân Sinh học.
Cát Bà là khu vực có hệ thống động thực vật rất phong phú, là khu dự trữ sinh
quyển của thế giới, tập trung các loài động thực vật trên cạn, dưới biển... cảnh quan
đa dạng thích hợp cho việc nghiên cứu. Vì vậy đây chính là địa điểm đoàn thực tế
chọn để học tập, nghiên cứu.
*/ Với mục đích:
- Củng cố và mở rộng các kiến thức đã học (trong môn thực vật 1,2; Động vật
1,2,...)
- Chuẩn bị lượng kiến thức cho các học phần tiếp theo (Sinh thái, Tiến hóa, Đa
dạng Sinh học...)
- Học tập và làm quen với phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài tự nhiên.
- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh
nhẹn, dẻo dai, tinh thần hợp tác, đoàn kết, kỉ luật trong công việc.
- Hình thành tình yêu thiên nhiên, hiểu hơn về thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ
thiên nhiên.
*/ Yêu cầu:
- Sinh viên phải cố gắng tìm tòi, học hỏi quan sát và đúc rút ra những kinh nghiệm,
kiến thức qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
- Tự giác học tập, chủ động trong việc học tập.
- Tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương vì thời gian hạn chế.

2.Kết quả nghiên cứu


2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn

*/ Vị trí địa lý, đặc trưng: rừng ngập mặn nằm ở ven biển, cửa sông, là vùng giáp
danh giữa phần đất liền và biển. Tại bãi Hiền Hào (nơi mà đoàn thực tế khảo sát)
thuộc đảo Cát Bà mang đầy đủ đặc điểm của một khu rừng ngập mặn.
+/ Tiếp giáp với biển
+/ Chịu ảnh hưởng của sự lên, xuống của thủy triều
+/ Là môi trường của các loài thực vật chịu được độ mặn của muối biển.
*/ Thành phần loài phong phú:Chủ yếu là các cây thuộc họ Đước, họ Cỏ roi
ngựa, họ Đơn nem...
• Họ Đước-Rhzophoraceae R.Br.1814:Gỗ hoặc bụi;có rễ chống (rễ cà kheo)
hay rễ thở (bề mặt rễ có nhiều lỗ khí ,bên trong có mô xốp phát triển mạnh
,làm nhiệm vụ dự trữ không khí.Khi thủy triều xuống ,lỗ khí mở ra để lấy
không khí ,sau đó dự trữ ở mô xốp),khác với các họ khác

chỉ có một vết lá.Lá đơn,mọc đối ,khi già thường có tuyến tiết muối, có lá kèm bao
chồi non và sớm rụng. Hoa lưỡng tính ,mọc đơn độc hay thành cụm ở nách lá ,đài
hợp thành ống nạc với (3-)4-10(-16)thùy; cánh hoa bằng số thùy đài ,mép khía như
ị rách ;tuyến mật ở trong nhị; nhị có khi gấp 3-4 lần cánh hoa ; bộ nhụy gồm 2-4 lá
noãn hợp thành bầu trung hay hạ, 2 ô,mỗi ô có 2-4 noãn hoặc nhiều hơn.Qủa có đài
tồn tại ;hạt thường nảy mầm khi quả còn trên cây(‘sinh con’).
1. Cây Vẹt dù hay vẹt rễ lồi (Bruguiera gymnohiza(L) Savigny in Lank.1798)
thuộc họ Đước(Rhizophoraceae), bộ Sim (Myrtales): Là cây gỗ, cao tới 35m, có
rễ thở, quả có 12-14 thùy đài, trụ mầm dài tới 25cm, phổ biến trong rừng ngập mặn
khắp cả nước. Gỗ tốt, màu nâu nhạt, vỏ nhiều tannin, dùng nhuộm vải, làm lưới
đánh cá hoặc thuộc da. Vỏ trị tiêu chảy, trụ mầm chứa nhiều tinh bột, có thể chế
biến thành thức ăn ngọt, dùng để ăn trầu.


Hình1 : Vẹt dù
2. Cây Đước nhọn (Rhizophora mucronata), thuộc họ Đước (Rhizophoraceae),
bộ Sim (Myrtales): Là cây gỗ, cao tới 30m, Rễ chống phát triển, gỗ nặng, vỏ

nhiều tannin, dùng làm thuốc nhuộm vải hoặc thuộc da, chữa tiêu chảy và cầm
máu, mọc rải rác ven biển.

Hình2 : Cây đước nhọn
3. Cây Trang (Kandelia candel) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), bộ Sim
(Myrtales): Cây gỗ nhỏ, không có rễ cà kheo và rễ thở, hoa mọc thành cụm, màu
trắng, quả có 5 thùy dài uốn ngược lên, trụ màm hình trụ dài 15-40cm, có ở ven
biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa.


Hình3 :Cây Trang-Rừng ngập mặn.
(Nguồn:Phan Trọng Trường k38A-Sp Sinh)
4.Đước, đước đôi hay đước bộp(Rhizophora apiculata blume,1827):Gỗ cao tới
35m ,rễ chống phát triển mạnh,mặt dưới lá có tuyến màu đen rõ ;bao hoa mẫu 4;
quả có 4 lá đài tồn tại; trụ phình to phía dưới ,dài 20-40 cm.Phổ biến ở ven biển từ
Bắc vào Nam.Cây cho gỗ ,rễ chữa các bệnh về khớp ,vỏ chứa nhiều tanin.


Hình 4:Đước đôi.

5.Đước vòi,Đăng,Chân chằng (Rhizophora stylosa Griff.1854):Gỗ nhỏ ,8-10m,
rễ chống phát triển mạnh ,nhánh màu đen ; lá hình bầu dục,mặt trên nâu đậm và
gân mờ, dưới nâu đỏ và có tuyến rõ ;đài 9-12 thùy ;cánh hoa dài 8mm ;nhị 8(4 đính
trên đài , 4 trên cánh hoa);bầu trung;quả có trụ mầm dài 25(-45) cm;mùa hoa tháng
4-7.Mọc rải rác ven biển Quảng Ninh, Khánh Hòa,Bà Rịa -Vũng Tàu,...Gỗ đóng
tàu thuyền,làm trụ mỏ,vỏ chứa tanin, dùng nhuộm lưới và thuộc da.

Hình 5:Đước vòi.
• Họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae Jaume,1805:Cây gỗ (Tếch),bụi (Tu hú)
hoặc Cỏ (Đuôi chuột) ,cành thường chỉ vuông khi non, không có tinh dầu

thơm.Lá đơn hoặc mọc kép ,mọc đối hoặc vòng ,không có lá kèm.Hoa
thường lưỡng tính ,bao hoa mẫu 5-4, đài đều nhau ,thùy tràng hơi không đều
đến phân thành 2 môi không rõ ; nhị 4(2 nhị ngắn ở trên ) hoặc chỉ còn 2 nhị
;bầu thượng ,nguyên,vòi nhụy ở đỉnh bầu. Qủa hạch ít khi là quả nang.


-Cây Mắm,Mấm hay Mắm ổi(Avicennia marina(Forsk.)Vierh,1907):gỗ cao tới
10m, rễ thở phát triển mạnh; vỏ thân bong thành mảng như vỏ ổi ;lá mọc
đối.Thường mọc lẫn với Đước,Trang ở rừng ngập mặn.Vỏ chứa nhiều tanin;vỏ
thân và rễ chữa bệnh phong.

Hình 6: Cây Mắm
• Họ Đơn nem-Myrsinaceae R.R.1810:Gỗ nhỏ hoặc bụi ; lá mọc cách,
thường có điểm sáng mờ ; hoa thường lưỡng tính,mẫu (3-)4-5,đều ;đài và
tràng hợp thành ống hình chuông,nhị đẳng số và đối diện cánh hoa,đính trên
ống tràng ;bộ nhụy gồm 3-4 lá noãn hợp thành bầu thượng hay trung;quả
mọng hay hạch thường có 1 vòi nhọn ở đỉnh, 1 hạt (trừ Sú khá giống với
Đước, có đài vặn mạnh về bên phải,nhị hợp thành ống và quả nang hình trụ
cong có hat nảy mầm trong vỏ).
-Cây Sú(Aegiceras corniculatum(L) Blanco, 1837:Bụi hoặc gỗ nhỏ,cao 1-4 m.
Thường mọc ven biển cùng Đước ,Vẹt. giống với Đước bởi có đài vặn mạnh về
bên phải, nhị hợp thành ống và quả nang hình trụ cong có hạt nảy mầm trong
vỏ.Nhưng khác biệt bởi cây gỗ nhỏ,lá mọc cách, nhị đẳng số và đối diện cánh hoa
trên ống tràng, quả không có đài tồn tại.


Hình 7 :Cây Sú
2.2. Hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Bà
Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng, nằm cách

trung tâm thành phố Hải Phòng 35 hải lý về phía đông. Có tọa độ địa lý:
+/ 20°43′50″-20°51′29″ vĩ bắc.
+/ 106°58′20″-107°10′50″ kinh đông.
Phía Bắc giáp xã Gia Luận, phía Đông giáp vịnh Hạ Long, phía Tây giáp thị
trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào.
Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha. Trong đó có 9.800 ha là rừng
núi và 5.400 ha là mặt nước biển.
Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường xanh,
nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây có một số kiểu rừng
phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi.
Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại
khu vực gần đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).


Thành phần thực vật có 741 loài khác nhau, nhiều loại cây gỗ quý như trai
lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên thế giới chỉ có ở dãy
núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, thực vật phù du 199
loài.
*/ 10 Họ thực vật đặc trưng cho các tầng tán rừng tại vườn quốc gia Cát Bà.
Tầng cỏ quyết:
+ Cây mò đỏ (Clerodendron japonicum), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae): mọc
hoang phổ biến, làm thuốc chữa viêm tử cung.

Hình 8: Cây mò đỏ
+Cây Nguyệt quế (Murraya paniculata), họ Cam (Rutaceae): Cây cảnh, mọc hoang
khắp nơi.


Hình 9: Cây nguyệt quế
+Họ Gừng (Zingiberaceae) như Lá dong (Phrynium placentarium), là cỏ 1 năm,

cao 1m, dùng gói bánh trưng, rễ sắc uống chữa sưng gan, làm thuốc giải rượu; Sa
nhân (Amomum vilosum) cỏ cao 1,5m ưa bóng, quả chín màu đỏ nâu,có gai
mềm... làm gia vị chế rượu mùi, an thai, chữa đầy bụng.

Hình 10: lá dong
+ Cỏ Lau (Narenga porphyrocoma), Họ Hòa thảo ((Poaceae) là cỏ nhiều năm, cao
tới 2,5m, mọc ven rừn từ Bắc vào Nam.


Hình 11: Cỏ lau
Tầng cây bụi:
+ Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Tai tượng đỏ (Acalypha winkesiana) cây bụi
thường xanh.

Hình 12: Tai tượng đỏ
+Họ Na (Anonaceae), Cây Giẻ (Desmos chinensis) cây mọc hoang phổ biến.
+ Họ Dâu tằm (Moraceae), cây Ruối (Streblus asper) cây gỗ, cao tới 10m, cây
thường khúc khuỷu.


+ Họ Chè (Theaceae), cây Hải đường (Camellia amplexicaulis) mọc phổ biến,
dùng làm cảnh.
Tầng dưới tán rừng:
+ Họ Kim giao (Podocarpaceae), cây Kim giao (Nageia fleuryi) cây gỗ thường
xanh, cao tới 25m, mọc rải rác trên núi đá vôi, là loài hiếm. Lá cây sắc uống chữa
ho ra máu và sưng cuống phổi; cũng dùng làm thuốc giải độc. Gỗ quý, nhẹ, thớ
mịn, có nhiều vân đẹp nên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ, làm áo quan, làm
đũa ăn, khắc dấu, đóng đồ gỗ. Trước đây, người ta cho là đũa làm với gỗ cây này
có thể phát hiện những vết chất độc trộn lẫn với thức ăn.


Hình 13:Cây Kim Giao.
+ Họ Thông (Pinaceae), cây Thông hai lá hay Thông nhựa (Pinus merkussi) cây gỗ
thường xanh, gỗ được sử dụng rộng rãi, nhựa được dùng tinh chế dầu thơm dùng
trong công nghiệp.
Tầng tán rừng:
+Họ Ngọc lan (Magnoliaceae), cây Giổi lông (Michelia balansae)................
+ Họ Đậu (Fabaceae), cây Vàng anh (Saraca dives), thường mọc ở ven suối.


Hình14:Cây Vàng Anh
2.3 Trong hệ sinh thái rừng thứ sinh
*10 họ thực vật tiêu biểu đã gặp trong hệ sinh thái rừng thứ sinh.
- Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae Jaume, 1805): cành thường chỉ vuông khi non, lá
đơn hoặc kép, mọc đối hoặc vòng, không có lá kèm; bầu hạ, nguyên, vòi nhụy ở
đỉnh đầu. quả hạch, ít khi là quả nang. Đại diện:
+ Tếch, Giá tị (Tectona granddis): cây gỗ cao tới 30m, cành vuông. Lá đơn.rất to,
mọc đối, mặt dưới có lông vàng. Hoa màu trắng,. mọc thành cụm xim ở ngọn. Gỗ
cúng và bền, dùng làm báng súng, dầu trị hắc lào, làm thuốc kích thích mọc tóc.


Hình15 : cây tếch
- Họ Khoai lang ( Convolvulaceae Juss) - Bìm bìm: cỏ leo hay bò bằng thân cuốn,
thường có nhựa mủ trắng và rễ củ. Hoa đều, lưỡng tính, tràng hợp thành hình ống
hoặc phễu hay chuông, xếp vặn bên phải. Đại diện:
+ Rau muống biển (Ipomoea pes-caprae) cỏ mọc bò, thân màu tím nhạt, hoa màu
tím như hoa rau muống. Cây thường mọc ở bãi cát ven biển. lá làm thức ăn cho
thỏ, dê, dắp chữa mụn nhọt, rắn cắn.


Hình 16 : Rau muống biển

- Họ Cau (Arecaceae Schultz-Sch.1832): cây gỗ, thân cột hoặc dây leo gỗ dài,mạch
thủng lỗ đơn hay hình thang, lá đơn, kích thước lớn, xẻ thùy lông chim, cụm hoa
dạng bông mo kép, bao hoa mẫu 3, dạng đài, nhị thường 6,bao phấn đính lưng với
trung đới rộng, quả hạch nạc hoặc hạch khô, thường mang một hạt. Đại diện:
+ Dừa (Cocos nucifera) quả hạch, nặng tới 8kg, mang 1 hạt, phần giữa hạt là một
khoang trống chứa nước do nội nhũ tạo ra, phần chính là nội nhũ. Là cây có giá trị
kinh tế cao nhất trong họ. trồng phổ biến ở các vùng ven biển. Cùi dừa ích khí, bổ
dưỡng, dầu dừa trị bỏng, dùng trong công nghiệp thực phẩm, nước dùa giải khát,
trị sởi, sán sơ mít,rễ trị đau bụng vàng da.

Hình 17 : Cây dừa
- Họ cà phê ( Rubiaceae Juss) cây gỗ, bụi hoặc dây leo, phụ sinh đến cỏ, không có
nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc đối, có lá kèm, hoa lưỡng tính hợp thành xim hoặc có
khi hình đầu, mẫu 4-5, tràng hợp, nhị thường bằng số thùy tràng, bầu hạ, 2 ô, chứa
1 hay nhiều noãn. Quả mọng, hạch hay khô, hạt có phôi thẳng hoặc không có nội
nhũ. Đặc trưng bởi " đối, kèm, hợp, hạ". Đại diện:
+ Bướm bạc ( Mussaenda dehiscens): cây bụi cao 4-6m, mọc rải rác từ Bắc vào
Nam, mùa hoa tháng 6-10, quả tháng 7-11, rễ và thân chữa bệnh nóng trong, vỏ
làm thuốc cho trẻ em bị đậu mùa.


Hình 18: Cây Bướm bạc
- Họ Dâu tằm (Moraceae Link): Cây đa dạng, thường là gỗ thường xanh hoặc rụng
lá, có nhựa mủ trắng, lá đơn, mọc cách, có lá kèm bao bọc chồi non,sớm rụng và
để lại sẹo, cụm hoa hình đầu, có trục, là cụm hoa lồi hoặc lõm, thỉnh thoảng có
cụm hoa đực hình đuôi sóc. Hoa đơn tính, cùng hoặc khác gốc, bao hoa đơn hoặc
có khi trần, gồm (2-)4 lá đài, có khi không có tràng, nhị đẳng số và đối diện bao
hoa, bộ nhụy gồm hai lá noãn đính gốc thành bầu thượng, quả phức, ít khi là quả
đơn, hạt thường có nội nhũ nạc.
+ Sung (Ficus racemosa) cây gỗ trung bình, lá đơn, mọc cách, có lá kèm bao bọc

chồi non nhưng sớm rụng, mặt lá thường bị một loài côn trùng thuộc họ Psyllidae
kí sinh gây những mụn nhỏ được gọi là "vú sung". Được trồng phổ biến và mọc
hoang khắp cả nước, đẻ lấy quả và lá như rau ăn, lá và nhựa dùng để làm thuốc.
Tác dụng lợi sữa, giải độc, chữa bệnh trĩ, rất tốt cho phụ nữ mang thai.


Hình 19: Cây sung
- Họ Long não (Lauraceae Juss): cây gỗ, hiếm khi là ký sinh không có lá, cành non
có màu xanh, lá đơn, mọc cách không có lá kèm, có ba gân chính hoặc gân lông
chim rất đơn giản, thơm. Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm hình chùy, xim hoặc tán
giả, thường mẫu 3, đế hoa do phần dưới bao hoa và chỉ nhị hợp thành chén; đặc
trưng bởi bộ nhị nhiều, hợp thành bó 3 nhị, bao phấn mở bằng hai hoặc 4 lưỡi gà,
bộ nhụy thường 1 lá noãn. Quả hạch hoặc mọng, đôi khi đế hoa phát triển thành
đấu bao lấy quả, hạt có phôi lớn, nội nhũ nhỏ hoặc không có. Đại diện:
+ Bời lời nhớt (Litsea glutinosa) cây bụi hoặc gỗ, cao 5(-15)m. Mọc phổ biến, gỗ
mềm, dùng đóng thùng đựng hàng, hạt chứa 38-43% tinh dầu thơm làm xà phòng;
vỏ nhớt dùng chế biến keo công nghiệp, trát tường, quả ăn được, rễ làm thuốc trị
tiêu chảy, viêm ruột, vỏ cây dã đắp chữa sưng tuyến vú, bắp chuối, vết thương
chảy máu, hiện đang được trồng làm cây xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên.


Hình 20 : Bời lời nhớt
- Họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae Juss) cây đa dạng nhưng luôn có nhựa mủ trắng
hay dịch không màu, lá thường mọc cách, có các tuyến ở gốc, thường được gọi là
mắt cua, luôn có lá kèm, hoa đều, đơn tính, mẫu (6)-3 thường không có cánh và
có tuyến mật, vòi nhụy 3, tồn tại ở quả, quả nang, mở thành 3 mảnh vỏ, để lại trụ
giữa với hạt đính treo ở đỉnh.
+ Me rừng (Phyllanthus emblica): gỗ cao khoảng 7m, mọc phổ biến ở các trảng cỏ
ven rừng. Quả ăn được, lá làm rau chua, làm thuốc chữa HIV.



Hình 21 : Cây me rừng
- Họ xoài (Anacardiaceae Lindl) cây gỗ, bụi hoặc leo gỗ. có nhựa mủ thơm, lá kép
lông chim 1 lần, ít khi đơn, mọc cách,thường tập trung ở tận cùng. Quả hạch hay
mọng, chứa một hạt.
+ Muối hay Ngũ bột tử (Rhus chinensis) cây gỗ, cao từ 6-10m, mọc hoang phổ
biến trong rừng, nốt sần ở lá chứa nhiều tanin dùng chữa cảm mạo, đái dàm, ong
vàng đốt, rễ chữa rắn cắn, thứ muối hoa trắng có vỏ rễ dùng trị dị ứng sơn.

Hình 22: Cây Muối


- Họ sim (Myrtaceae Juss) gỗ hoặc bụi, vỏ thân thường bong ra từng mảng, có
tuyến tiết tinh dầu thơm. Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm, gân hình cung. Hoa
lưỡng tính, đều, mọc đơn độc hay thành xim ở nách lá, bao hoa mẫu 4-5, đài hợp
thành hình chén, nhị nhiều,có khi hợp thành nhóm 4-6 nhị, hoặc đẳng số đối diện
với cánh hoa. Bầu hạ, 2-3(-5) ô, một vòi nhụy,noãn nhiều, đính trụ giữa, quả mọng
hay khô có đài tồn tại, nhiều hạt.
+ Cây Sim (Rhodomyrtus tomentosa) lá đơn, mọc đối, mặt dưới có nhiều lông,
màu trắng bạc. Hoa lớn, màu tím, quả ăn được, dùng làm thuốc chữa thiếu máu khi
thai nghén, chữa điếc, rễ sắc uống trị đau tim, cây chứa nhiều tanin, mọc hoang ở
vùng trng du trên khắp cả nước.

Hình 23 : Cây Sim
- Họ Cúc ( Asteraceae Dumort) Cây thảo, hàng năm hoặc nửa bụi, ít khi là bụi
trườn, lá dị hình, cụm hoa rổ hoặc đầu.
+ Cỏ lào (Eupatorium odoratum) cây thảo hay nửa bụi, cành nằm ngang, lá mọc
đối, có răng cưa, có mùi hăng, hoa màu tím nhạt, cây có nguồn gốc từ Trung M ỹ,
du nhập vào nước ta qua Lào nên được gọi là cỏ lào, làm thuốc cầm máu, tiêu
chảy, viêm đại tràng, lá cùng với lá Xoan thả xuống ao cá có tác dụng diệt trùng

mỏ neo kí sinh trên cá.
3. Nhận xét
3.1 Kết quả đạt được:
-Trong một khoảng thời gian ngắn làm việc tại Cát Bà đoàn thực tế đã có
được thu hoạch lớn:


+/ Trên đường vào đảo Cát Bà sinh viên cảm nhận được không khí biển, từ khu
vực nước lợ (cảng Hải Phòng) đến khu vực nước biển tương đối sâu.
+/ Khảo sát chợ hải sản, cảng cá,khu đồ lưu niệm... Ở Cát Bà
+/ Tham quan, khảo sát Bãi Hiền Hào, Vườn quốc gia (Hang Quân Y, Động Trung
Trang)
+/ Tham quan Vịnh Lan Hạ, khảo sát Bãi Vạn Bội.
+/ Khảo sát Bãi Cát Cò 1,2,3,...
Đoàn thực tế đã quan sát được nhiều loài động thực vật, hệ sinh thái ở Cát Bà. Tiến
hành thu mẫu, phân tích xử lý và đem vào đất liền.
- Riêng đối với bản thân:
+Sau chuyến đi thực tế này,nó đã cho em thấy được kiến thức của mình còn rất hạn
chế,cần được củng cố,và học hỏi thêm rất nhiều.Ngoài ra cần phải tập trung hơn
với công việc để đạt được kết quả tối đa.
3.2 Tồn tại của chuyến đi thực tế và kiến nghị, đề xuất.
Trong chuyến đi cũng còn một số tồn tại cần phải khắc phục:
+/ Số lượng sinh viên đông mà giảng viên hướng dẫn lại hạn chế nên cán bộ lớp
phải chủ động phối hợp cùng với thầy cô quản lí lớp về: sinh hoạt cá nhân, giờ
giấc, quá trình học tập, ý thức kỷ luật của các bạn trong đoàn.
+/ Thời gian thực tế ngắn nên sinh viên cần có tác phong nhanh nhẹn, tiết kiệm
thời gian.
- Những đề xuất để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nhiên nhiên,mang lại lợi
ích chung cho cộng đồng:
 Săn bắt hải sản và khai thác gỗ ở rừng hợp lí,có mục đích rõ ràng;ngăn chặn

các hoạt động trái phép có ảnh hưởng lớn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Có kế hoạch nuôi trồng và bảo tồn các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng
cao.


 Quan trọng hơn cả là tuyên truyền ,nâng cao ý thức của con người về việc
bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của nhiên nhiên,sự đa dạng sinh học và cân
bằng sinh học.
-Đề xuất:
Một vấn đề cũng khá quan trọng mà các bạn cần chú ý đó là vấn đề sức khỏe.Các
bạn đừng nên tiết kiệm quá mà nên ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe của mình.
Sau khi ăn hải sản thì không nên ăn trái cây luôn mà phải đợi chừng 1-2h sau để
tránh bị ngộ độc. Đi thực tế phải leo đồi núi khá nhiều, các bạn nên chuẩn bị sẵn
giày thể thao, mũ,áo dài tay,...để tránh nắng cũng như sự tấn công của côn trùng.

Cuối cùng,em xin trân thành cảm ơn thầy cô vì đã tận tình giảng dạy và giúp e
tiếp thu kiến thức sao mà có hiệu quả nhất trong chuyến đi thực tế này!
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2014



×