Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tóm tắt tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng của bà mẹ để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ mầm non xã nam thái, huyện nam trực, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.65 KB, 21 trang )

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Dinh dưỡng là một nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe
của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi dinh dưỡng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển cũng như tình
hình bệnh tật của trẻ.
Khi không cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
thì trẻ sẽ phải đối mặt với các bệnh về dinh dưỡng như suy
dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng. Việc thừa dinh
dưỡng lại dẫn đến bệnh béo phì.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
nhưng có thể nói việc thiếu kiến thức, kỹ năng thực hành
dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống
suy dinh dưỡng ở trẻ em nhưng kết quả cải thiện tình trạng
SDD trẻ em vẫn chưa đáng kể. Nam Định vẫn còn tỷ lệ trẻ
SDD độ I, độ II cao.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn xã Nam Thái,
một xã còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội,
phong tục tập quán lạc hậu để triển khai đề tài nghiên
cứu:“Tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng
của bà mẹ để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ mầm
non xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-Khảo sát kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng cho trẻ


em của các bà mẹ tại khu vực nghiên cứu.
-Nghiên cứu và triển khai các giải pháp phù hợp cho đề
tài.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò dinh dưỡng
2.1.1. Chất đạm
Chất đạm là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái
tạo các tổ chức trong cơ thể; là thành phần chính của các
kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. 1
gam protid cung cấp 4 Kcal.
2.1.2. Chất béo
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo
cần thiết; là dung môi hòa tan và là chất mang của các
vitamin tan trong chất béo giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt
các vitamin này làm tăng cảm giác ngon miệng. 1 gam lipid
cung cấp 9 Kcal.
2.1.3. Chất bột đường
Chất bột đường hay còn gọi là glucid, là nguồn cung
cấp năng lượng chính cho cơ thể, tạo đà tốt cho sự phát
triển của trẻ; 1 gam glucid cung cấp 4 Kcal. Glucid tham
gia cấu tạo nên tế bào, các mô và điều hòa hoạt động của cơ
thể.
2.1.4.Vitamin và muối khoáng
•Vitamin A
Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, giúp

trẻ phát triển bình thường, tham gia vào chức năng nhìn,
bảo vệ đôi mắt, chống bệnh quáng gà và khô mắt, bảo vệ
niêm mạc và da, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại
các bệnh nhiễm trùng.
3


•Vitamin C
Vitamin C tham gia vào rất nhiều chức năng sinh lý bảo
đảm cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể, làm tăng sức
đề kháng, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật, nhất là các
bệnh nhiễm trùng, tham gia vào quá trình tạo máu.
•Vitamin B1
Vitamin B1 tham gia vào các quá trình chuyển hóa của
cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất bột đường và
đặc biệt có tác dụng bảo vệ và tăng cường hoạt động của hệ
thần kinh.
•Vitamin D và canxi
Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, phốt pho để
hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc. Khi thiếu
vitamin D, sự hình thành xương bị cản trở và là nguyên nhân
chủ yếu của bệnh còi xương ở trẻ em.
•Nước
Nước rất cần thiết đối với sức khỏe con người. Nước
cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên
quan đến các phản ứng, các quá trình chuyển hóa quan
trọng trong cơ thể.
2.2. Vai trò của dinh dưỡng hợp lý đối với sự phát
triển của trẻ
Các nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy sự phát triển cơ

thể trẻ kể từ giai đoạn bào thai đến khi sinh ra và lớn lên có
liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng. Thiếu dinh
dưỡng trong giai đoạn mang thai sẽ làm trẻ chậm lớn và
làm tuổi dậy thì muộn hơn so với những trẻ đủ dinh dưỡng.
4


2.3. Khẩu phần đủ và cân đối dinh dưỡng
2.3.1. Khẩu phần đủ và cân đối dinh dưỡng
Theo quan niệm hiện nay, khẩu phần đủ và cân đối dinh
dưỡng phải bao gồm đầy đủ các điều kiện sau:
-Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu của
cơ thể.
-Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu
cầu của cơ thể.
-Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp.
2.3.2. Những yêu cầu về dinh dưỡng cân đối
•Cân đối về năng lượng
-Năng lượng do protein nên đạt từ 14-16% tổng số năng
lượng.
-Năng lượng do lipit cung cấp so với tổng số năng
lượng thay đổi theo tuổi.
-Năng lượng do gluxit cung cấp vào khoảng 60-70% so
với tổng số năng lượng.
•Cân đối protein
Trẻ dưới 6 tháng tỷ lệ này là 100%. Trẻ 7-12 tháng
tỷ lệ này >= 70%. Trẻ 1-3 tuổi tỷ lệ này >= 60%. Trẻ 4-6
tuổi tỷ lệ này >= 50%.
•Cân đối về lipit
Đối với trẻ em thì tỷ lệ lipit động vật/thực vật là 70%.

•Cân đối gluxit
Tỷ lệ đường kính trong khẩu phần ăn của trẻ em không
nên quá 10% tổng số năng lượng hàng ngày.
5


•Cân đối về vitamin
Cần cung cấp đầy đủ các vitamin tan trong mỡ như A,
D, E, K với các vitamin tan trong nước như B, C, PP.
•Cân đối chất khoáng
Các chất khoáng trong khẩu phần cũng cần được chú ý.
Canxi trong khẩu phần được hấp thụ tốt khi tỷ lệ Ca/P lớn
hơn 1 và có đủ vitamin D.
2.4. Chế độ dinh dưỡng
2.4.1. Nguyên tắc chung khi nuôi trẻ dưới 6 tuổi
-Thức ăn cho trẻ phải từ mềm đến cứng, ăn nhiều bữa.
Phối hợp nhiều loại thức ăn.
-Thường xuyên thay đổi thực phẩm và cách chế biến
món ăn. Khi thay đổi món ăn phải tập cho trẻ quen dần.
-Hạn chế ăn nhiều đường. Không nên ăn mì chính.
-Đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống.
-Cần cho trẻ uống đủ nước.
-Rèn luyện cho trẻ có nội quy tốt trong ăn uống.
2.4.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
•Ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
•Đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng
•Bảo đảm vệ sinh thực phẩm
•Nước.
2.4.3. Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi
•Nuôi con bằng sữa mẹ

6


•Cho trẻ ăn dặm
2.4.4. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi
-Trẻ ăn cháo, lúc đầu ăn cháo loãng sau đặc dần.
-Năng lượng cần thiết cung cấp cho trẻ: 9001000kcal/ngày, ở nhà trẻ phấn đấu đạt được 60-70% nhu
cầu trên.
2.4.5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi
Chế độ ăn của trẻ 2-3 tuổi: Mỗi ngày được ăn (4-5 bữa),
trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ được ăn ít nhất 2 bữa chính và
1 bữa phụ.
2.4.6. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 3-6 tuổi
Chế độ ăn uống của trẻ: Nhu cầu năng lượng một ngày
của trẻ ở độ tuổi này trung bình 1400-1600 Kcal, chia làm
4-5 bữa.
2.5. Vệ sinh dinh dưỡng
Vệ sinh dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với hiệu quả của bữa ăn do đó chúng ta cần đảm bảo các
khâu vệ sinh sau:
- Vệ sinh ăn uống.
- Vệ sinh nguồn nước
- Vệ sinh thực phẩm và chế biến

7


CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
-Trẻ em dưới 5 tuổi.
-Kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ.
3.2. Nội dung nghiên cứu
-Tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở khu vực nghiên cứu.
-Đặc điểm về kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng
của các bà mẹ.
-Đề xuất và triển khai một số giải pháp để tăng cường
kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng trẻ em của các bà
mẹ tại địa phương.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
+ Thu thập thông tin
+ Quan sát có tham gia.
+ Tuyên truyền, tư vấn trực tiếp, gián tiếp.
+ Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.
+ Kĩ thuật chọn mẫu.

8


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non xã
Nam Thái
4.1.1. Sơ lược về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội xã
Nam Thái
-Diện tích đất tự nhiên: 8,46km vuông.
-Tổng số hộ gia đình là 3578 hộ. Dân số 11.355 người,
trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 1789 người, phụ

nữ có chồng là 1689. Tổng số trẻ dưới 5 tuổi là 335 trẻ.
-Xã có 1 trường mầm non với 2 khu: Khu 1 đặt ở thôn
Nam Trang; khu 2 đặt ở thôn Trung Khánh.
-Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là15 triệu
đồng/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung
toàn huyện Nam Trực (19,8 triệu).
-Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non xã
Nam Thái

9


Bảng 4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi xã Nam
Thái(năm 2012, 2013)

Tình trạng
dinh dưỡng
SDD cân/tuổi
(underweight)
SDD cao/tuổi
(stunting)

Năm 2012

Năm 2013

(%)

(%)


Nam Nam Toàn Nam Nam
Thái Định quốc Thái Định

Toàn
quốc

15,5

14,5

16,2 14,9

13,6

15,3

23,6

22,9

26,7 23,0

21,6

25,9

4.2. Kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng cho
trẻ của bà mẹ xã Nam Thái
4.2.1. Dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ trong thời kì

mang thai
Bảng 4.2. Kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ
mang thai (N=80)
Mức độ nhận thức
Nội dung khảo sát
Cần ăn tăng
(số lượng và chất
lượng)

Ý kiến

Số người

Tỷ lệ %

Đồng ý

80

100

Không
đồng ý

0

0

Không
biết


0

0

Đồng ý

80

100

10


Cần nghỉ ngơi hợp
lý/giảm cường độ
và thời gian lao
động

Không
đồng ý

0

0

Không
biết

0


0

Đồng ý

80

100

Không
đồng ý

0

0

Không
biết

0

0

Đồng ý

69

86,2

0


0

11

13,8

Đồng ý

34

42,5

Không
đồng ý

0

0

Không
biết

46

57,5

Cần khám thai định Không
kỳ 3 lần và tiêm
đồng ý

phòng uốn ván
Không
biết
Cần bổ sung sắt và
acid folic

11


Bảng 4.3. Thực hành dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ mang
thai (N=80)
Kết quả

Nội dung khảo sát

Số
người

Tỷ lệ
(%)

Ăn tăng
(số lượng và chất lượng)

32

40

Theo dõi tăng cân/cuối thai kỳ bà
mẹ cần tăng 12kg trở lên


65

81,2

Nghỉ ngơi hợp lý/giảm cường độ
và thời gian lao động

33

41,2

Khám thai định kỳ và tiêm phòng

62

77,5

Bổ sung viên sắt và acid folic

24

30

4.2.2.

Dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kì cho con bú
và nuôi con bằng sữa mẹ
4.2.2.1. Dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời kì cho con bú
4.2.2.2. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của

bà mẹ

12


Bảng 3.4. Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
của bà mẹ (N=60)
Nội dung khảo sát

Nhận thức
đúng/biết

Thực hành
đúng

Số
người

Tỷ lệ
(%)

Số
người

Tỷ lệ
(%)

Cần thiết phải nuôi
con bằng sữa mẹ


60

100,0

60

100

Cho trẻ bú mẹ sớm
sau sinh

55

91,7

44

73,3

Không nên vắt bỏ
sữa trước khi cho trẻ
bú lần đầu

55

91,7

50

83,3


Cho trẻ bú hoàn toàn
trong 6 tháng đầu

40

66,7

15

25

Cho trẻ bú mỗi khi
có nhu cầu (không
ấn định giờ cho bú)

52

86,7

39

65

Thời điểm thôi bú
thích hợp từ 18 – 24
tháng

55


91,7

08

13,3

4.2.3.

Cho trẻ ăn dặm

13


Bảng 4.5. Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn dặm của bà mẹ
(N=60)
Nhận thức
đúng/biết

Thực hành
đúng

Số

Tỷ lệ

Số

Thời điểm bắt đầu ăn
dặm sau 6 tháng tuổi


60

100,0

05

8,3

Đủ 4 nhóm thực
phẩm/bữa

50

83,3

32

53,3

Số bữa ăn dặm tối
thiểu: 3-4 bữa/ngày

50

83,3

40

66,7


Cần chế biến hợp lý
(độ đậm đặc, mùi,
vị…)

55

91,7

40

66,7

Không hầm thực
phẩm chỉ để lấy
nước/không nên
dùng bột ngọt

50

83,3

30

50

Cả bà mẹ và trẻ
không ăn kiêng khi
trẻ tiêu chảy

50


83,3

20

33,3

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ
người (%) người (%)

4.2.4.Vệ sinh dinh dưỡng

14


Bảng 4.6. Thực hành vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ (N=50)
Nội dung khảo sát

Vệ
sinh
ăn
uống
Vệ
sinh
nguồn
nước

Cho trẻ ăn uống đủ theo nhu

cầu và cân đối các chất (Trẻ
ăn no, thức ăn phong phú)

Số Tỷ lệ
người (%)
30

60

Cho trẻ ăn điều độ và đúng
bữa

25

50

Cho trẻ ăn sạch*

30

60

Dùng nước sạch khi nấu ăn
và chế biến thức ăn (nước
mưa, nước giếng khoan, nước
máy)

50

100


45

80

Lựa chọn được thực phẩm
tươi ngon

45

80

Bảo quản thực phẩm đúng
cách

30

60

Chế biến thực phẩm đảm bảo
vệ sinh

30

60

Nước uống của trẻ đảm bảo
vệ sinh
(đun sôi)
Vệ

sinh
thực
phẩm

* Trên cơ sở lựa chọn thực phẩm, bảo quản, chế biến và
vệ sinh khi ăn uống.

15


4.3. Tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành dinh
dưỡng của bà mẹ
4.3.1. Cở sở khoa học và thực tiễn
•Cơ sở thực tiễn
Kiến thức và thực hành dinh dưỡng trẻ em của các bà
mẹ xã Nam Thái còn nhiều bất cập.
•Cơ sở khoa học
Mô hình can thiệp được xây dựng dựa trên cơ sở lý
thuyết chuyển đổi hành vi.
4.3.2. Mô hình can thiệp
Phát hiện kĩ năng cần
thay đổi

Điều tra kiến thức,
thực hành của các bà
mẹ

Phát hiện điển hình tốt

Xây dựng nội dung

tuyên truyền, tư
vấn…

4.3.3. Nội dung can thiệp
-Dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ mang thai
-Nuôi con bằng sữa mẹ
-Cho trẻ ăn bổ sung
-Tăng cường dinh dưỡng hộ gia đình
4.3.4. Kết quả thu được
4.3.4.1.Truyền thông giáo dục dinh dưỡng
-Phối hợp với đài truyền thanh của xã gửi bài tuyên
truyền để phát trên hệ thống loa phát thanh.

16


-Chúng tôi đã đề nghị với trường mầm non để được
cùng tổ chức một số buổi họp phụ huynh, lồng ghép phổ
biến một số kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
-Cung cấp sách báo, tài liệu.
4.3.4.2. Trình diễn, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng
đúng
-Thực hiện hoạt động tổ chức trình diễn cách chế biến
thức ăn tại bếp ăn của trường mầm non.
-Hướng dẫn xây dựng thực đơn hợp lý.
-Hướng dẫn cách tính khẩu phần ăn.
4.3.4.3. Tham quan điển hình tích cực.
Kết quả đã thực hiện được 2 đợt tham quan, học tập với
50 lượt bà mẹ tham gia.
4.3.4.4. Xây dựng ô dinh dưỡng hộ gia đình

-Khuyến khích các hộ gia đình tự tạo ra nguồn thực
phẩm tại chỗ và sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng
và chủ động phòng chống SDD cho trẻ.
•Kết quả:
-Đã xây dựng được ô dinh dưỡng điểm ở trường mầm
non của xã.
-Nhiều gia đình đã tích cực ô dinh dưỡng tự cung tự
cấp.
-Các bà mẹ có ý thức chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và
cho trẻ có đủ dinh dưỡng.Đặc biệt, các bà mẹ được thực
hành chế biến sữa đậu nành.
4.3.4.5.Tổ chức các hội thi
17


Chúng tôi đã phối hợp với nhà trường, Trạm Y tế và
các ban ngành đoàn thể triển khai tổ chức hội thi: “Kiến
thức và thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ”.

18


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
• Tỷ lệ SDD dinh dưỡng của trẻ mầm non xã Nam
Thái trong 2 năm 2012, 2013 đều cao hơn bình quân chung
tỉnh Nam Định và theo xếp loại của Tổ chức Y tế Thế giới
thì cả SDD thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi đều xấp xỉ ở
mức cao.

• Dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ trong thời kì
mang thai
- Hầu hết các chị em phụ nữ đều nắm được kiến thức
cơ bản về chăm sóc sức khỏe khi mang thai.Tuy nhiên về
kiến thức bổ sung sắt và acid folic trên 50% bà mẹ không
nắm được. Bữa ăn của phụ nữ có thai đủ về số lượng, song
chưa đủ về chất. Chưa đến một nửa số chị em mang thai
được nghỉ ngơi hợp lí (41,2%).
• Nuôi con bằng sữa mẹ
- Vẫn còn trên 1/4 số trẻ không được bú mẹ ngay mà
thay vào đó lại được cho uống nước cháo, nước cam thảo,
mật ong.Tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu rất thấp, đạt 25%; mặc dù có 66,7% bà
mẹ có kiến thức về vấn đề này.Chỉ có 2/3 số bà mẹ cho trẻ
bú bất cứ khi nào trẻ muốn, số còn lại ấn định giờ cho trẻ
bú.
• Cho trẻ ăn dặm
- Trẻ bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng tuổi trên 90%. Chỉ
có hơn 50% bà mẹ thực hành đa dạng thực phẩm trong
19


khẩu phần ăn dặm cho trẻ.Chỉ có 1/3 số bà mẹ thực hành
đúng dinh dưỡng cho trẻ khi tiêu chảy.
• Vệ sinh dinh dưỡng
- Hầu hết trẻ được ăn đủ về lượng song không đảm bảo
sự cân đối.100% gia đình sử dụng nước giếng khoan, nước
mưa trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm. Nước uống của
trẻ có 80% gia đình thường xuyên sử dụng nước đã đun sôi.
80% bà mẹ đã biết và có điều kiện lựa chọn được cho trẻ

nguồn thực phẩm tươi ngon. Chỉ có 60% bà mẹ bảo quản và
chế biến thực phẩm đúng cách.
• Giải pháp để tăng cường kiến thức, kỹ năng thực
hành dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ. Đã triển khai 5
nhóm giải pháp:
- Truyền thông giáo dục dinh dưỡng
- Trình diễn, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đúng
- Tham quan điển hình tích cực
- Xây dựng ô dinh dưỡng hộ gia đình
- Tổ chức các hội thi về kiến thức và thực hành dinh
dưỡng cho trẻ.
5.2. Kiến nghị
-Địa phương cần duy trì thường xuyên và đều đặn các
nhóm giải pháp đã nêu để tăng cường kiến thức, kỹ năng
thực hành dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ cũng như của cộng
đồng, đặc biệt nhằm vào các đối tượng có con bị suy dinh
dưỡng hoặc nhóm có nhiều khả năng xuất hiện suy dinh
dưỡng.
- Đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm để tìm ra
những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao kiến thức và kỹ
20


năng thực hành chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ của các bà
mẹ cũng như của cả cộng đồng

21




×