Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.46 KB, 7 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN HÓC MÔN
TRƯỜNG TH THỚI TAM

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TPHCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

MÔN TOÁN
LỚP 3

NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
TUẦN 31

GVHD: TẠ THỊ KIM THOA
LỚP TT: 3A
TÊN SV: Lưu Trường Chỉnh



Tuần 31, ngày 11. 04. 2016

Môn Toán
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.
1.
-

2.


3.
II.
1.
2.
-

III.

Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết các nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 2 lần không liền
nhau).
Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Kỹ năng:
Học sinh thực hiện phép tính đúng và chính xác.
Thái độ:
Yêu thích học toán và kích thích óc nhạy bén, sáng tạo.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ .
Sách giáo khoa.
Học sinh:
Vở bài tập.
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

1. Khởi động:
- Hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Các con đã biết nhân các số có 4 chữ số với số

có 1 chữ số. Để ôn lại kiến thức đã học, cả lớp
cùng làm các bài tập sau đây:
Đặt tính rồi tính:
1) 2318 x 2
2) 1092 x 3
3) 1317 x 4
4) 1409 x 5
- Yêu cầu học sinh giơ bảng để kiểm tra.
- Cô mời bạn …giải thích bài làm của mình: “Con
đã đặt tính như thế nào?”

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

-

Học sinh lắng nghe.

-

4 học sinh của 4 tổ lên làm bài
trên bảng, các bạn khác làm
bài vào bảng con tương ứng
với tổ mình.
Học sinh giơ bảng con.
Học sinh giải thích: Con viết
các số 2318 ở trên, viết tiếp số
2 ở bên dưới hàng đơn vị, rồi

-



viết dấu nhân, kẻ vạch ngang
và nhân từ phải sang trái, bắt
đầu từ hàng đơn vị.
Học sinh nhận xét.
Học sinh nhắc lại.

- Bạn nào nhận xét bài của bạn trên bảng?
- Bạn nào nhắc lại cho cô và cả lớp nghe cách
nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Các con vừa được ôn lại cách nhân các số có 4
- Học sinh nhắc nối tiếp tên bài
chữ số với số có 1 chữ số. Trong bài học hôm nay, học.
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhân số có 5 chữ
số với số có 1 chữ số thông qua bài “Nhân số có 5
chữ số với số có 1 chữ số”.
a) Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hiện phép nhân:
Mục tiêu: giúp học sinh biết cách nhân số có 5
chữ số với số có 1 chữ số.
- Giáo viên ghi yêu cầu bài toán lên bảng
14273 x 3 =? và đặt câu hỏi:
+ Bạn nào đọc cho cả lớp nghe đề toán?
+ Học sinh đọc đề toán.
+ Để tìm được kết quả phép tính, ta phải làm thế
+ Đặt tính rồi tính.
nào?

+ Bạn nào lên bảng đặt tính rồi tính? Yêu cầu cả
+ 1 học sinh lên bảng làm bài,
lớp đặt tính vào bảng con.
các bạn khác làm vào bảng con.
- Yêu cầu học sinh giơ bảng con để kiểm tra.
- Học sinh giơ bảng con.
- Nhận xét bài làm của bạn … trên bảng.
- Học sinh nhận xét.
- Từng bạn nhắc lại cho cả lớp cùng nghe từng
- 5 Học sinh trả lời:
bước thực hiện phép tính này?
Học sinh trả lời đến hàng nào thì dán bảng phụ
+ 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
câu trả lời lên bảng.
+ 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2.
+ 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng
8, viết 8.
+ 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
+ 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng
4, viết 4.
- Kết quả của phép tính này bằng mấy?
- Học sinh trả lời: 42819.
- Vậy muốn nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ
- Muốn nhân số có 5 chữ số với
số, ta làm sao?
số có 1 chữ số, ta viết thừa số thứ
nhất, viết tiếp thừa số thứ 2 sao
cho thẳng cột với hàng đơn vị



của thừa số thứ nhất, rồi viết dấu
nhân, vạch kẻ ngang và nhân từ
phải sang trái, từ hàng đơn vị,
hàng chục, hàng trăm, hàng
nghìn, hàng chục nghìn.
Giáo viên chốt ý: Vậy để nhân số có 5 chữ số với - Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
số có 1 chữ số, ta viết thừa số thứ nhất, viết tiếp
thừa số thứ 2 sao cho thẳng cột với hàng đơn vị
của thừa số thứ nhất, rồi viết dấu nhân, vạch kẻ
ngang và nhân từ phải sang trái, từ hàng đơn
vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng
chục nghìn. Chú ý nhân rồi mới cộng phần nhớ
(nếu có) ở hàng liền trước.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: giúp cho học sinh củng cố cách nhân số
có 5 chữ số với số có 1 chữ số, giải toán có lời văn
bằng hai phép tính .
- Cô vừa hướng dẫn các con biết đặt tính và nhân - Học sinh mở vở bài tập.
số có 5 chữ số với số có 1 chữ số. Bây giờ, chúng
ta cùng nhau làm một số bài tập để củng cố lại
kiến thức trên. Các con mở vở bài tập trang 74.
BÀI 1:
- Bạn nào đọc cho yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- Học sinh đọc bài.
- Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính.
- Các con hãy áp dụng cách nhân số có 5 chữ số
- Học sinh lên bảng làm bài và
với số có 1 chữ số để làm bài tập này. Giáo viên
làm vào vở.

đính 6 phép tính lên bảng. Cô mời 6 bạn lên bảng
đặt tính rồi tính, các bạn khác làm vào vở bài tập.
Giáo viên lưu ý nhân rồi mới cộng phần nhớ ở
hàng liền trước.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung. Có bao nhiêu bạn làm - Học sinh giơ tay.
đúng cả 6 bài?
BÀI 2:
- Tiếp theo, chúng ta cùng nhau làm bài tập 2.
Giáo viên treo bảng phụ
- Bạn nào đọc cho cô yêu cầu của bài tập 2?
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Bài tập 2 cho ta biết gì?
- Cho 2 thừa số.
- Đề bài yêu cầu tìm gì?
- Tìm tích.
- Vậy để có tích, ta phải làm sao?
- Lấy 2 thừa số nhân với nhau.
- Áp dụng cách nhân cô vừa hướng dẫn, các con
- Học sinh làm bài.


hãy làm bài tập. 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Bao nhiêu bạn làm đúng cả 2 bài tập?
Giáo viên chốt ý: Qua 2 bài tập, chúng ta vừa
được củng cố về nhân số có 5 chữ số với số có 1
chữ số, ta nhân từ phải sang trái, từ hàng đơn

vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng
chục nghìn. Chú ý nhân rồi mới cộng phần nhớ
(nếu có) ở hàng liền trước.
BÀI 3:
- Tiếp theo, chúng ta chuyển sang dạng toán có lời
văn. Giáo viên đính bảng phụ ghi đề toán.
- Bạn nào đọc đề bài 3?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
+ Các con cầm thước và bút chì, kẻ 1 gạch dưới
phần đề bài toán cho và kẻ 2 gạch dưới phần đề
bài toán hỏi.
+ Bài toán cho ta biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán theo sơ đồ.

- Học sinh nhận xét.
- Học sinh giơ tay.
- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc bài toán.
+ Học sinh gạch vào vở bài tập.
Một học sinh lên bảng gạch đề
toán.
+ Học sinh trả lời: Bài toán cho
biết lần đầu chuyển 18 250
quyển vở, lần sau chuyển gấp 3
lần đầu.
+ Học sinh trả lời: hỏi cả 2 lần đã
chuyển bao nhiêu quyển vở lên

miền núi
- Học sinh tóm tắt:

- Nhìn vào tóm tắt, bạn nào đọc được đề toán này? - Học sinh đọc lại đề toán.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Tìm số quyển vở cả 2 lần đã
chuyển lên miền núi.
- Vậy để tìm số quyển vở cả 2 lần đã chuyển lên
- Lấy số quyển vở chuyển lần
miền núi thì ta làm sao?
đầu cộng số quyển vở chuyển lần
sau.
- Số quyển vở chuyên lần đầu là bao nhiêu quyển? - 18250 quyển.
- Số quyển vở chuyển lần sau là bao nhiêu?
- gấp 3 lần đầu.
- Vậy muốn gấp 1 số lên nhiều lần, ta làm sao?
- Lấy số quyển vở chuyển lần
đầu nhân 3.
- Bạn nào cho cô biết để giải bài toán này ta thực
- 2 bước:


hiện qua mấy bước? Kể ra.

- Đơn vị của bài toán này là gì?
- Các con hãy làm bài tập vào vở, mời 1 bạn lên
bảng làm bài.
- Bạn nào nhận xét bài làm của bạn?
- Có bao nhiêu bạn làm bài giống bạn?
- Giáo viên nhận xét.

Giáo viên chốt ý: với những dạng toán có lời
văn, chúng ta cần đọc kỹ yêu cầu đề, đi tìm
những dữ kiện đề toán chưa biết, đặt lời giải
thích hợp với phép tính và tính cho đúng. Chú
ý đơn vị của bài.
4. Củng cố:
- Bạn nào nhắc lại cho cả lớp biết, hôm nay chúng
ta học bài gì?
- Bạn nào cho cả lớp biết cách đặt tính rồi nhân số
có năm chữ số với số có một chữ số.

Yêu cầu học sinh nhận xét.
5. Dặn dò:
- Về nhà, các con luyện tập thêm nhân số có năm
chữ số với số có một chữ số cho thuần thục.
- Xem trước bài luyện tập để tiết sau học cho tốt.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-

+ Bước 1: tìm số quyển vở
chuyển lần sau.
+ Bước 2: tìm số quyển vở cả 2
lần chuyển.
- Đơn vị là quyển.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh giơ tay trả lời.
- Học sinh vỗ tay.
- Học sinh lắng nghe.


- Nhân

số có năm chữ số với số có
một chữ số.
- Để nhân số có 5 chữ số với số có
1 chữ số, ta viết thừa số thứ
nhất, viết tiếp thừa số thứ 2 sao
cho thẳng cột với hàng đơn vị
của thừa số thứ nhất, rồi viết
dấu nhân, vạch kẻ ngang và
nhân từ phải sang trái, từ hàng
đơn vị, hàng chục, hàng trăm,
hàng nghìn, hàng chục nghìn.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.



×