Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh tiểu học học tốt từ vựng tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.7 KB, 24 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn Thế Giới và
hơn 40 quốc gia sử dụng nó như một ngôn ngữ chính, gần 400 triệu người dùng
nó như một ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Ở Việt Nam, nhằm bắt kịp với xu
thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng
thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con
người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung,tiếng Anh
nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập.Nhiều công ty nước ngoài đã
đầu tư vào Việt Nam, số người nước ngoài đến du lịch, làm việc ở nước ta ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó thì số học sinh Việt Nam du học nước ngoài cũng tăng
một cách đáng kể và theo một số thống kê gần đây đã công bố rằng: du học sinh
của Việt Nam không kém các học sinh, sinh viên của các nước khác về tiếp nhận
kiến thức, nghiên cứu khoa học, ý thức tự học.Tuy nhiên, đa số du học sinh Việt
Nam gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoat ở nước ngoài do vốn
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh còn rất hạn chế.Thế nhưng làm thế nào để
chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì có lẽ đa số học sinh phải chuẩn bị tiếng Anh
ngay từ khi ở bậc Tiểu học. Việt Nam của chúng ta hiện nay, tiếng Anh đã được
đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường Tiểu học. Mà nhìn chung ở lứa tuổi Tiểu
học các con rất hiếu động. Các con thích hiểu biết cái mới thông qua những
hành động do chính mình làm, từ đó rút ra những suy nghĩ về cái mới đó. Chính
vì thế giờ học ngoại ngữ phải là giờ học đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp
thực, tức là học sinh được giao tiếp một cách có ấn tượng. Là giáo viên dạy bộ
môn Tiếng Anh, tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một
cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương
pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập, tích cực
rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp. Chúng ta đều biết, bất cứ một thứ tiếng
nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó đòi hỏi chúng ta phải có một vốn
từ, bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ.
Trong tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng nghe, nói,


đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng.
Thật vậy, nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không thể phát triển
tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho dù các em có nắm vững các mẫu câu và
các kiến thức ngữ pháp. Và chính vì không có vốn từ nên khi các em thực hành
nói thì các em thực hiện chưa tốt, nói còn ngập ngừng không trôi chảy, không tự
1


tin tức là khi gặp phải các tình huống giao tiếp cụ thể thì không nói được hoặc
khả năng bật rất chậm dù đó là câu đơn giản mà các em đã học. Do vậy, giúp
học sinh nắm vững các từ đã học để vận dụng vào việc rèn luyện các kỹ năng là
việc làm rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài: “Một số
phương pháp giúp học sinh Tiểu học học tốt từ vựng Tiếng Anh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong việc dạy tiếng Anh, giúp học sinh học từ, nhớ từ là một hoạt động
dạy không thể thiếu trong một tiết học nào. Việc học từ và nhớ từ không chỉ đơn
thuần là giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn là việc giúp các em nghe từ,
phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì
vậy, việc tìm ra những cách thức giúp các em học từ và nhớ từ lâu là nhiệm vụ
của mỗi giáo viên với mục đích giúp học sinh hiểu từ, sử dụng được từ vào trong
câu theo từng ngữ cảnh và nhớ được từ lâu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học.
- Đối tượng: Biện pháp giúp học sinh nhớ từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc
Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và cơ sở thực tiễn.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và đối thoại cùng học sinh
- Phương pháp nghiên cứu qua sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Dự giờ các bạn đồng nghiệp trong tổ bộ môn để học hỏi kinh nghiệm
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
a. Tìm hiểu thực trạng việc dạy tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài.
b. Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ.
c. Thủ thuật vận dụng các trò chơi vào tiết học.
d. Thủ thuật giúp học sinh học từ và ôn từ khi ở nhà.
e. Các bước cơ bản dạy từ vựng.

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học cũ, thầy giáo
đóng vai trò trung tâm là người truyền đạt kiến thức còn học sinh là đối tượng
tiếp nhận kiến thức và ghi chép từ, mẫu câu một cách thụ động rồi sau đó về nhà
học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy sáng tạo phong phú của các con.
Phương pháp này ít mang lại hiệu quả giáo dục, nó không phù hợp với tình hình
phát triển của nước ta hiện nay. Bây giờ việc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ
động sáng tạo, chiếm lĩnh làm chủ kiến thức. Thực hiện được yêu cầu này, giáo
viên phải là người có vai trò hướng dẫn, điều khiển, tổ chức các hoạt động cho
học sinh. Do vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới luôn luôn đòi
hỏi mỗi giáo viên phải có.
Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính
chăm chỉ, học thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi thì mới phát triển được vốn từ
vựng. Có vốn từ vựng khá thì học sinh mới vận dụng được các kiến thức của
mình vào các bài học. Bên cạnh đó, việc phỏng đoán nội dung chính trong một
tiết học cũng không thể thiếu được. Trước đây, theo phương pháp cũ giáo viên

thường đề cập ngay vào bài mới, không kích thích được khả năng tư duy của học
sinh nên các em thường rất thụ động, do đó hiệu quả của các giờ học không cao.
Đứng trước yêu cầu về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng
cao chất lượng giờ dạy? Vận dụng được những phương pháp nào để phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh? Đó luôn là nỗi lo âu, trăn trở,
những suy nghĩ của đội ngũ giáo viên – những người sẵn sàng hiến cả cuộc đời
mình cho sự nghiệp giáo dục.
Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải không ngừng tìm tòi, sáng
tạo, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất, phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
* Học sinh và giáo viên
- Đa số các em học sinh trong lớp đều yêu thích học Tiếng Anh và
chuẩn bị tốt sách vở, đồ dùng học tập.

3


- Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các
buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề. Và công nghệ thông tin cũng
giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu giảng dạy.
* Nhà trường
Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT cũng như Ban giám hiệu nhà trường
các phòng học tiếng Anh giờ đây đã được trang bị tương đối đầy đủ các máy
móc, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học cả bốn kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết của thầy và trò.
b. Khó khăn
* Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi.
Học sinh ở bậc Tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các con còn chậm.

Đây là một lý do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi.
Bên cạnh đó các hình thức trò chơi vẫn chưa được tổ chức phong phú. Đặc biệt
là học sinh Tiểu học rất thích học tiếng Anh có lồng ghép các trò chơi. Điều này
là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm được việc: Học mà chơi, chơi mà học.
* Động cơ và ý thức học tập chưa cao.
- Đa số các em chưa có phương pháp học từ vựng hiệu quả. Về phía phụ
huynh cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở
nhà bởi đây là môn ngoại ngữ không phải phụ huynh nào cũng biết và môn
Tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn là môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học
sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này.
- Một số học sinh ít có thời gian học bài ở nhà vì ngoài giờ học các em còn
phải giúp cha mẹ làm việc nhà, đồng áng…Các em ít có điều kiện để giao tiếp
bằng Tiếng Anh và các em cũng ngại giao tiếp, trao đổi với nhau bằng Tiếng
Anh ngoài giờ học. Một số khác là đối tượng học sinh khá, giỏi các em ngại giao
tiếp không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí,
ngại thực hành trước đám đông.
- Một số các học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, nên các em ít có
sách tham khảo để nâng cao vốn từ ngoài những từ vựng mà sách giáo khoa
cung cấp. Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và lười học bài là từ
vựng tiếng Anh.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vốn từ vựng của các em còn rất ít.
Việc học và ghi nhớ từ của các em gặp nhiều khó khăn. Kết quả khảo sát đầu
năm việc học từ vựng của các em tại lớp 4B và 5A như sau:
4


Lớp 4B:
Số HS

Nhớ từ vựng và áp

dụng từ vào thực
hành tốt

Nhớ từ vựng và chưa
áp dụng từ vào thực
hành

Khôg nhớ từ vựng

35

12

5

18

Nhớ từ vựng và áp
dụng từ vào thực
hành tốt
13

Nhớ từ vựng và chưa
áp dụng từ vào thực
hành
6

Khôg nhớ được từ
vựng


Lớp 5A:
Số HS

34

15

c. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do các em không chú ý khi giáo viên cho luyện đọc từ mới hay luyện
đọc âm khó.
- Do đang quen với việc giao tiếp bằng tiếng Việt nên khi chuyển sang nói
bằng tiếng Anh các em thường bị mắc lỗi.
- Do cách phát âm của tiếng Anh khác tiếng Việt.
- Do điều kiện kinh tế gia đình mà một số em có cơ thể chậm phát triển
nên trí tuệ cũng chậm theo dẫn tới việc nắm kiến thức nói chung và phân môn
tiếng Anh nói riêng còn kém hơn so với các bạn. Các em khó tiếp thu kiến thức
mới, dễ quên kiến thức cũ.
- Một số gia đình còn chưa quan tâm chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho con
em mình nên một số em không có vở ghi bài hay sách học khi đến lớp.
* Nguyên nhân khách quan
- Do học sinh thiếu tập trung, không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài
hay hướng dẫn phát âm các từ khó.
- Khả năng bao quát học sinh trong giờ học còn hạn chế nên giáo viên
không đủ thời gian để chữa lỗi cho từng học sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc rèn phát âm chuẩn cho
học sinh. Cá biệt còn có một số giáo viên còn phát âm chưa chuẩn.
Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và rút ra được bài học kinh
nghiệm trong việc giúp học sinh nhớ từ vựng được lâu hơn, trong phạm vi đề tài
5



này tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân khi dạy từ vựng tiếng Anh
cho học sinh. Đề tài mang tên: “Một số phương pháp giúp học sinhTiểu học
học tốt từ vựng tiếng Anh ”.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
a. Công tác chuẩn bị khi thực hiện dạy từ vựng
Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những
việc sau đây:
- Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của
từng tiết học.
- Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài học.
- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học (bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật
thật, thẻ bìa…)
- Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng
dụng công nghệ thông tin.
- Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có
hiệu quả.
b.Tiến trình thực hiện các biện pháp.
Biện pháp 1: Giáo viên lựa chọn từ vựng để dạy trong mỗi tiết học sao
cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ
vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau, luôn được dạy phối
hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ
thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, song không
phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy giáo viên cần xem
xét những vấn đề :
- Từ chủ động (active vocabulary)
- Từ bị động (passive vocabulary)
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên

quan đến bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Đối với loại từ này giáo viên cần
đầu tư thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn.
Với từ bị động giáo viên chỉ cần dùng ở mức nhận biết, không cần đầu tư
thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định
xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
6


+ Form.
+ Meaning.
+ Use.
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ
điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ mà còn biết cách phát
âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
- Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc vào nội dung bài và trình độ của
học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới vì sẽ không có đủ thời gian để
thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là
6 từ.
- Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?
+ Từ đó có khó so với trình độ của học sinh không?
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của
học sinh thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho
học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm
thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
Ví dụ: Đối với học sinh lớp 3 khi học giới thiệu về các thành viên trong
gia đình

“This is my father and that is my mother”
Thì bắt buộc giáo viên phải cung cấp cho các con hai đại từ chỉ định “This
is…” và “that is…” có nghĩa tiếng Việt là “đây là…” và “kia là…” Nhưng khi
học sinh đã biết cụm từ “Nice to meet you”. Có nghĩa tiếng việt là “rất vui được
gặp bạn” thì vế sau “Nice to meet you, too”, giáo viên không cần giải thích từ
“too” có nghĩa là cũng nữa mà chỉ cần yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ đó.
Biện pháp 2: Giáo viên sử dụng linh hoạt các thủ thuật gợi mở để
giới thiệu từ mới và ôn tập các từ đã học.
Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu. Tuy nhiên mỗi bài học có những
đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn
cách thức cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần warm up, FreePractice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng.
7


- Với trình độ là học sinh tiểu học nên việc nhận thức của các em còn rất
hạn chế, các em lại rất hiếu động, có tính tò mò khám phá, thích chơi các trò
chơi vì vậy giáo viên nên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui
vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài.
Có thể tổ chức thực hiện dưới các hình thức trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá
nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức
cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện.
- Sau đây là một số thủ thuật mà tôi đúc kết trong quá trình giảng dạy,
nghiên cứu tài liệu nhằm giúp cho các em gia tăng vốn từ vựng tiếng Anh một
cách tự nhiên.
* Pair Race
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh thể hiện sự năng động, sử dụng
được trò chơi này các em vừa nhớ được từ vừa giúp các em phát âm từ đó một
cách chính xác.
- Tùy vào số lượng học sinh của lớp, giáo viên có thể xếp học sinh thành
hai hàng.

- Đặt một số phiếu giáo viên lên rãnh phấn trên bảng.
- Giáo viên đọc to bất kỳ một từ nào trong phiếu.
- Hai học sinh đứng đầu hai hàng chạy đua lên bảng chạm tay vào phiếu
có từ vừa gọi.
- Học sinh nào chạm tay vào trước và nói đúng từ đó thì ghi được một
điểm cho đội của mình.
- Cứ như thế cho đến học sinh cuối cùng của hàng.
Ví dụ:

* Jumbled words
8


- Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và
chính tả của từ.
- Viết một số lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không
theo thứ tự.
- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa.
- Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân.
- Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp.
Ví dụ 1: Sắp xếp lại các chữ cái sau thành từ
otoboke

notebook

onacry

crayon

karrme


marker

thefar

father

hosue

house

Ví dụ 2: Sắp xếp từ theo tranh
1. Bycliec

2. Trani

3. Pelan

4. Sihp

* Chain game

9


- Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sịnh. Học sinh khi tham gia trò
chơi này phải thật sự tập chung qua đó giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra,
học sinh có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau.
- Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.

- Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác.
- Học sinh thứ ba lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ hai và thêm vào
một từ mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ
nhất trong nhóm.
Ví dụ:
Giáo viên: In my house, there is my bed.
Học sinh 1: In my house, there is my bed and a sofa.
Học sinh 2: In my house, there is my bed, a sofa and a lamp.
Học sịnh 3: In my house, there is my bed, a sofa, a lamp and a sink.
Học sinh 4: In my house, there is my bed, a sofa, a lamp, a sink and a TV.
Học sinh 5: In my house, there is my bed, a sofa, a lamp, a sink, a TV
and a telephone….
* What and Where
- Mục đích của trò chơi này giúp học sinh hớ nghĩa và cách đọc của từ.
Thủ thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ
dài và khó đọc.
- Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng
lại.
- Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn.
- Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa.
- Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ
Ví dụ:
Teacher

Farmer

10


Astronas


Engineer

* Bingo
- Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết
nối âm với cách với cách viết của từ.
- Giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 8 đến 10 từ theo một chủ điểm nào đó
mà giáo viên yêu cầu và viết chúng lên bảng.
- Yêu cầu học sinh chọn 6 từ hoặc 9 từ bất kỳ và viết vào vở hoặc giấy.
- Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng.
- Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe thấy giáo viên đọc.
- Học sinh nào có 6 từ hoặc 9 từ được giáo viên đọc đầu tiên sẽ thắng trò
chơi và hô to “Bingo”
Ví dụ:
v

v

Book

notebook
v

marker

V

crayon

v

ruler

v
eraser

v
pencil

v

v
pen

v
school bag

* Simon Says
- Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp
dụng cho câu mệnh lệnh ngắn.
- Giáo viên hô to các câu mệnh lệnh.
- Học sinh chỉ làm theo các câu mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên
đọc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng câu “Simon Says”.
- Giáo viên đọc câu mệnh lệnh,không có câu “Simon Says” học sinh
không được thực hiện theo mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại
ra khỏi cuộc chơi.
11


- Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc
cặp.

Ví dụ:
Nếu giáo viên nói: “Simon says: stand up!” học sinh sẽ đứng dậy.
Nếu giáo viên nói: “Stand up!” học sinh không được thực hiện mệnh lệnh
đó, nếu học sinh nào đứng dậy sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
* Group the words
- Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được
thuộc tính của từ.
- Giáo viên viết một số từ lên bảng.
- Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà
giáo viên đã yêu cầu.
- Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp nhanh và đúng
nhất sẽ được khuyến khích bằng điểm.
Ví dụ 1: Sắp xếp các từ sau vào cột tương ứng.
yo-yo, ball, cake, kite, ice cream, rice, bread, jump rope
puzzl, robot, chicken, apple, doll , fish car, pizza

Foods

Toys

Cake

Robot

Rice

Doll

……………


…………….

Ví dụ 2:
round

flower

catch

square

jump

short

puddle

cloud

rabit

read

little

throw

Adjective

Verbs


Nouns

(tính từ)

(động từ )

(danh từ )

*round

jump

flower

12


…………….

……………

…………….

…………….

……………

…………….


…………….

……………

…………….

* Circle the words
- Mục đích của trỏ chơi này giúp các em nhớ nghĩa của từ và từ loại của
từ.
- Mỗi hàng ngang có thể 3 hoặc 4 từ (trong đó có 1 từ khác với từ còn lại).
- Giáo viên yêu cầu học sinh khoanh tròn từ đó.
- Có thể tổ chức trò chơi này theo nhóm, sử dụng bảng phụ để thực hiện
trò chơi
- Yêu cầu cả lớp đọc lại tất cả các từ
Ví dụ: Chọn từ khác loại với các từ còn lại:
1/

fist

pizza

milk

bread

2/

rabbit

car


kite

doll

3/

read

climb

play

cloud

4/

what

they

where

how

5/

your

he


it

she

6/

play

catch

fly

under

7/

is

can

are

am

8/

trees

puddle


flower

cloud

* Symnonym and antonym
- Bên cạnh mục đích nhớ từ, hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng
vốn từ và nhớ từ nhanh hơn.
- Giáo viên có thể đưa ra từ, yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa hay đồng
nghĩa.
- Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm từ.
Ví dụ:

Give the antonym of the words.
13


talk

#

short

pretty

#

ugly

old


#

young

fat

#

thin

Give the symnonym of the words.
beautifull : nice, pretty
small

: little

near

: next to, by

* Rub out and remember
- Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng lâu hơn,
cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế cho
nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
- Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng,
giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ tiếng Việt hay tiếng Anh.
- Cho học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghĩa tiếng Việt hoặc nghĩa
tiếng Việt bên cạnh nghĩa tiếng Anh.
- Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ.

Ví dụ:

house (n)

:

…………(n) :

…………….
nhà bếp

bedroom (n)

:

……………

bathroom(n)

: ……………..

……….(n)

: phòng khách

diningroom (n) : ……………..
* Noughts and Crosses
- Ngoài việc ôn từ, trò chơi này còn giúp học sinh hiểu và vận dụng từ
mới vào trong câu.
- Giáo viên vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ.

- Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm là: “noughts” (o) và một nhóm
là: “crosses” (x).
- Hai nhóm lần lượt chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. Sử dụng mẫu câu:
I can / can’t ……………
14


He can / can’t …………….
She can / can’t …………..
- Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc hoặc một (x).
- Nhóm nào có 3(o) hoặc 3(x) trên một hàng ngang, hàng dọc hoặc hàng
chéo sẽ thắng cuộc.
Ví dụ:
o

climb a tree

throw a ball

use chopsticks
x

speak English

ride a bike

sing a song

write a letter


fly a kite
read a funny story

Group A: She can climb a tree.
Group B: I can’t write a bike.
* Networks
- Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn lại hệ thống từ vựng.
Ngoài ra còn đặt các từ trong những bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp
học sinh nhớ từ tốt hơn.
- Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ
điểm đó.
- Trò chơi này được thực hiện theo nhóm.
- Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ
đúng thì thắng cuộc.
Ví dụ:
grandfather

baby sister
brother

Family members
father
grandmother
mother
parents
* Draw pictures
15


- Mục đích của hoạt động này ngoài việc ôn từ còn giúp cho học sinh

nghe từ và nhớ từ.
- Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh lắng nghe và vẽ lại.
- Học sinh ở bậc Tiểu học, lượng từ vựng ít và khả năng nghe tiếng Anh
còn hạn chế nên giáo viên chỉ đọc những câu đơn giản.
- Hoạt động này có thể thực hiện theo cá nhân, cặp hoặc nhóm.
- Sau khi hoàn thành bức tranh, giáo viên kiểm tra lại tranh của một số
học sinh để xem mức độ nghe và hiểu của các em như thế nào.
- Qua những hình vẽ ngộ nghĩnh của các em, giáo viên nhận xét, ôn bài sẽ
tạo cho các em sự hứng thú trong giờ học.
- Thủ thuật này rất thích hợp trong việc ôn lại các từ chỉ đồ vật trong nhà
và các giới từ.
Ví dụ: Giáo viên đọc, học sinh nghe và vẽ tranh.
“In my bedroom, there is a bed. There is a table. There is a lamp on the
table. There is a book on the table. There is a chair between the bed and the
table. There is a mirror on the wall….”
* Dùng tranh để minh họa
Ví dụ: Để dạy các từ : pen, book, ruler, eraser, bag……giáo viên dùng
những giáo cụ trực quan mà thực tế có ở ngay trong lớp học như: bút mực,
quyển sách, thước kẻ, viên tẩy, cặp sách……Mục đích của đồ dùng dạy học là
giúp học sinh liên tưởng,hiểu được ý nghĩa ngôn ngữ một cách trực tiếp,từ đó
giúp các em nhớ được từ mới lâu hơn. Ngoài ra những đồ dùng dạy học còn
được sử dụng như một phương tiên gợi ý, giúp học sinh sử dụng lại từ hay mẫu
câu đã được học thích hợp với tình huống giao tiếp cụ thể tương tự.
* Dùng hành động, cử chỉ:
Ví dụ: Để dạy các từ: close, open , go out, come in, sit down,stand up…
giáo viên làm những hành động như: gấp sách, mở cửa, đi ra, đi vào, ngồi
xuống, đứng lên… để học sinh đoán nghĩa của từ.
Ngoài ra còn rất nhiều các thủ thuật khác mà tôi không nêu ra ở đây
nhưng khi dạy tôi phải luôn luôn thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với từng bài
chứ không gò ép vào khuôn khổ.

Biện pháp 3: Thường xuyên kiểm tra và củng cố từ mới trong các giờ
học
16


Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi chưa đủ mà chúng ta còn
phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố từ mới ngay tại lớp. Các thủ thuật
kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn.
Example: Let’s do the crossword puzzle.
Biện pháp 4: Giáo viên nắm chắc các bước tiến hành dạy từ mới

cho học sinh.
Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng:
+ Nghe: Giáo viên đọc mẫu hoặc cho học sinh nghe băng, học sinh lắng
nghe .
+ Nói: Giáo viên mở băng hoặc đọc mẫu cho học sinh nhắc lại.
+ Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng.
+ Viết: Học sinh viết từ vào vở.
- Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: Đây là bước khá quan trọng trong
việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi
mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được
giới thiệu. Điểm quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo
trình tự: Nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác
“nghe ”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt
đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp
cho học sinh có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất :
- Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu
học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại
trước, sau đó mới gọi cá nhân.

- Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để
đọc. Cho học sinh đọc cả lớp rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một
chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu.
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn
mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
* Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau:
- Nên giới thiệu từ trong từng mẫu câu cụ thể, ở những tình huống giao
tiếp khác nhau, giáo viên có thể kết hợp việc làm đó bằng cách thiết lập được sự
quan hệ giữa từ cũ và từ mới, từ vựng phải được củng cố liên tục.
17


- Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ, trong giờ hay
cuối giờ bằng nhiều hình thức khác nhau vì học ngoại ngữ là cả một quá trình
tích lũy dần. Ví dụ đầu giờ tôi thường kiểm tra học sinh bằng cách cho các em
viết từ vào bảng con và giơ lên,với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn
bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận
dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ
mới lâu hơn,giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao.
- Biết khen biết chê đúng lúc cũng dẫn đến thành công. Khi dạy từ vựng
mà học sinh đọc tốt, phát âm chuẩn thì giáo viên nên khuyến khích, động viên,
khen thưởng kịp thời bằng nhiều hình thức như cho những lời khen. Ngược lại
nếu học sinh làm chưa tốt, chưa đúng thì giáo viên nên sửa lỗi cho học sinh
không nên chê cười vì dễ làm các em thấy ngại, xấu hổ, mất bình tĩnh, mất hứng
thú và lần sau sẽ ngại.
Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới giáo viên cần phải lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp. Chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất,
nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất và sau khi học xong từ vựng thì các em
có thể đọc được, viết được đặc biệt là biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
* Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:

Thời gian học ở trường rất ít cho nên đa phần thời gian còn lại ở nhà các
em phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình. Vì thế, ngay từ đầu năm học
giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà thật hiệu
quả.
Ví dụ: Các con có thể chưa thuộc từ mới ngay tại lớp thì về nhà các con
sẽ phải học thuộc từ mới bằng cách viết đi viết lại từ mới nhiều lần và khi các
con đọc từ nào thì các con sẽ phải hình dung từ đó viết như thế nào? Ngoài ra
khi các con học từ mới ở trên lớp về chủ đề nào đó ví dụ về chủ đề đồ dùng học
tập thì về nhà các con có thể viết các từ mới đã học ra những mẩu giấy rồi dán
vào đồ vật thật chẳng hạn như dán từ ruler vào cái thước kẻ, từ pencil vào cái
bút chì. Làm được điều đó thì chắc chắn các con sẽ rất nhanh thuộc từ và nhớ từ
rất lâu.
* Sau khi học từ vựng trên lớp, học sinh nên học từ ngay khi ở nhà,
không nên để cho đến tiết học sau mới học. Học sinh nên học thường xuyên,
mỗi ngày học vài từ hoặc ôn vài từ. Các con phải lập cho mình một thời gian
biểu, quy định một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ.

18


* Mỗi học sinh nên trang bị cho mình một cái bảng nhỏ để có thể thường
xuyên viết từ. Các em viết một từ nhiều lần lên bảng (học sinh vừa viết vừa đọc)
để nhớ từ được lâu.
* Học sinh cũng có thể học thông qua một số bài hát hoặc bài thơ mà giáo
viên đã dạy cho các em biết ở trường.
4. Hiệu quảcủa việc áp dụng đề tài vào thực tiễn
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh
ngày càng tiến bộ trong học tập:
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
- Các tiết học trở lên sôi nổi và sinh động hơn.

- Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu
đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp
hơn. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ học tập, niềm say mê đối với
môn học mới này và kết quả khảo sát đã thể hiện rõ điều đó:
Lớp 4B
Số HS

35

Nhớ từ vựng và áp

Nhớ từ vựng và chưa

dụng từ vào thực

áp dụng từ vào thực

hành tốt

hành

22

8

Không nhớ từ vựng

5


Lớp 5A
Số HS

34

Nhớ từ vựng và áp

Nhớ từ vựng và chưa Không nhớ từ vựng

dụng từ vào thực

áp dụng từ vào thực

hành tốt

hành

23

7

4

Với kết quả cụ thể trên chúng ta đều thấy rằng chất lượng học tập của học
sinh ở lớp 4B và lớp 5A là chưa cao, song đây là kết quả đáng phấn khởi. Điều
đó cho thấy đề tài mà tôi đang nghiên cứu phần nào đã mang lại hiệu quả cao
trong quá trình giảng dạy thực tế.
19



III . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tôi đã áp dụng đúng kỹ thuật và
phương pháp đã nêu ở trên vào giảng dạy cho học sinh trong nhà trường cũng đã
đạt được những kết quả nhất định trong việc dạy và học. Số học sinh vận dụng
vốn từ vào các tình huống giao tiếp một cách tự tin, mạnh dạn phản ứng nhanh
trong các tình huống khác nhau và đặc biệt là thích nói tiếng Anh hơn, không
còn ngại giao tiếp bằng tiếng Anh như trước nữa.Với kết quả như vậy tôi sẽ tiếp
tục nghiên cứu trong những năm học tiếp theo.Tuy nhiên một số kinh nghiệm
bước đầu của tôi không tránh khỏi những bất cập, tôi rất mong sự góp ý của
đồng nghiệp để những sáng kiến ban đầu của tôi được hoàn thiện và được áp
dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học. Qua áp
dụng sáng kiến kinh nghiêm vào giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học
tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên là người luôn phải là người
nắm chắc phương pháp giảng dạy và cần cố gắng áp dụng các phương pháp một
cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với từng đối tượng
học sinh. Bên cạch đó, trước khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị chu đáo các thiết
bị như: tranh, ảnh, loa đài … mặt khác giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các
thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho
các em học tập có kết quả tốt hơn.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học
tập thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
của người học. Trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến
thức đến với học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó thì các em
phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Về phía học sinh, bên cạch một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không
tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều nên giáo viên cần
khuyến khích và hướng các em tích cực tham gia vào quá trình học tập. Cần

động viên, khơi dạy hứng thú học tập của học sinh làm cho các em say mê với
môn học, yêu thích môn học và góp phần làm cho giờ học sôi nổi có hiệu quả.
Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng
vai trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy,
lưu loát hay không đều phải phụ thuộc vào việc học thuộc lòng từ vựng và phát
âm có chuẩn hay không.
20


Nhng thc hin ging dy tt t vng khụng ch cn cú s u t vo
bi ging, vo cỏc bc lờn lp ca giỏo viờn m cũn ph thuc rt nhiu vo s
hp tỏc ca hc sinh.
2. Kin ngh
* i vi Phũng Giỏo dc v o to
Phũng Giỏo dc v o to nờn thng xuyờn t chc cỏc bui sinh hot
chuyờn mụn theo tng cm trng, hi tho chuyờn mụn cp huyn cho giỏo
viờn Ting Anh trờn ton huyn chỳng tụi cú iu kin trao i, hc hi, ỳc
rỳt kinh nghim trong quỏ trỡnh ging dy .
* i vi trng tụi ang cụng tỏc
Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo hiện có, nhà trường
cần trang bị thêm cho giáo viên và học sinh nhiều tài liệu liên quan đến môn
Tiếng Anh. Tạo điều kiện cho các em được tham gia cuộc thi Tiếng Anh trên
mạng Internet để các em có thể giao lưu và học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Thng xuyờn t chc cỏc sõn chi b ớch nh : thi hựng bin cho hc
sinh khi 3,4,5 õy l c hi tt cỏc núi ting Anh.
* Túm li:
ó l giỏo viờn núi chung v giỏo viờn ting Anh núi riờng dự dy cp
hc no, vic thng xuyờn trau di v nghiờn cu, tỡm kim cỏc gii phỏp
giỳp hc sinh nõng cao cht lng giỏo dc l mt vic lm ht sc cn thit
trong cụng tỏc ging dy. Thc hin tt cỏc gii phỏp ny s mang li hiu qu

thit thc cho cỏc em trong vic hc ting Anh v gúp phn nõng cao thnh tớch
giỏo dc chung ca nh trng. Bn thõn tụi ngh rng nhng gii phỏp tụi
xut trờn mang tớnh thc t v rt phự hp vi cỏc i tng hc sinh v mụi
trng giỏo dc ti a phng. Song, ú ch l nhng kinh nghờm ca bn thõn
ó ỳc kt qua nhiu nm ging dy trờn lp, bn thõn luụn t nh mỡnh rng
s khụng dng li õy, m ngc li bn thõn luụn c gng phn u nhiu
hn na, khụng ngng nghiờn cu, hc tp, trau di kin thc ng nghip
cú thờm kinh nghim trong ging dy, gúp phn o to hc sinh phỏt trin ton
din, ỏp ng nhu cu thi k cụng nghip hoỏ hin i hoỏ t nc.
Tụi xin chõn thnh cm n BGH nh trng, cỏc ng nghip v cỏc em
hc sinh ó giỳp tụi trong cỏc gi dy thc nghim, cỏc bui thc tp rỳt kinh
nghim v cỏc tit hi ging trong nh trng.
21


Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp giúp học sinh Tiểu học học
tốt từ vựng tiếng Anh ”, tôi hy vọng rằng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp
học sinh học tiếng Anh tốt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên đề tài này không sao
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý
đồng nghiệp để đề tài khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Kim Bảng, ngày 5 tháng 3 năm 2016
Người viết SKKN

Dương Thị Ngà

22


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng chấm SKKN

23


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng chấm SKKN

24



×