Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu và triển khai hệ thống truyền hình tương tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


NGUYỄN THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
TƢƠNG TÁC SỬ DỤNG MÀN HÌNH THỨ HAI DỰA TRÊN
NỀN TẢNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


NGUYỄN THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH
TƢƠNG TÁC SỬ DỤNG MÀN HÌNH THỨ HAI DỰA TRÊN
NỀN TẢNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm
Mã số: 60480103

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Sỹ Vinh

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thế Tùng, học viên khóa K20, ngành Công nghệ thông tin,
chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu và
triển khai hệ thống truyền hình tƣơng tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền
tảng hạ tầng viễn thông” là do tôi nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Lê Sỹ Vinh, không phải sự sao chép từ các tài liệu, công
trình nghiên cứu của ngƣời khác mà không ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Tôi
xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................2
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .............................................................................6
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VẢ Ở
VIỆT NAM …………………………………………………………………………… 1
1.1


Tổng quan hệ thống và thị trƣờng truyền hình thế giới ............................................................1

1.2

Hiện trạng sản xuất chƣơng trình tƣơng tác tại các Đài Truyền hình ở Việt Nam ...................9

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH TƢƠNG TÁC ………………
10
2.1

Giới thiệu và đặc điểm của truyền hình tƣơng tác..................................................................10

2.1.1

Giới thiệu truyền hình tƣơng tác ........................................................................................10

2.1.2

Đặc điểm của truyền hình tƣơng tác...................................................................................11

2.2

Giới thiệu đa màn hình (multi-screen) ...................................................................................12

2.3

Thiết kế tổng quan hệ thống truyền hình tƣơng tác................................................................15

2.3.1


Khái niệm nền tảng ............................................................................................................15

2.3.1.1

Nội dung thông thƣờng và nội dung có gắn dữ liệu thời gian (timed content) ..................15

2.3.1.2

Dòng thời gian (timeline) ...................................................................................................15

2.3.2

Tác nhân tham gia ..............................................................................................................17

2.3.2.1

Đài Truyền hình .................................................................................................................17

2.3.2.2

Nhà cung cấp dịch vụ phân phối (Delivery Service Provider) ...........................................17

2.3.2.3

Khách hàng/Khán thính giả (Consumer) ............................................................................18

2.3.3

Thiết bị sử dụng..................................................................................................................18


2.3.3.1

Thiết bị truyền hình (TV Device) .......................................................................................18

2.3.3.2

Thiết bị đồng hành (Companion Device) ...........................................................................19

2.3.4

Mối quan hệ giữa khái niệm, tác nhân và thiết bị ..............................................................19

2.3.5

Kiến trúc tổng thể (General Architecture) ..........................................................................20

2.4

Phân loại Truyền hình tƣơng tác ............................................................................................22

2.4.1
Truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng vô tuyến truyền hình – tƣơng tác trực tiếp
với dòng dữ liệu truyền hình (Direct Communication) ......................................................................22
2.4.2
Truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông – tƣơng tác gián tiếp với dòng
dữ liệu truyền hình (Indirect Communication)...................................................................................26

CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG, KIẾN TRÚC TRIỂN KHAI VÀ MÔ HÌNH HOẠT
ĐỘNG ……………………………………………………………………………….. 26
3.1


Hiện trạng hệ thống sản xuất chƣơng trình của Đài Truyền hình ..........................................27


3.2

Nhiệm vụ cụ thể của các khối chức năng (bộ phận phụ trách)...............................................31

3.3

Kiến trúc triển khai.................................................................................................................32

3.3.1

Khối chức năng “Quản lý, điều hành các dịch vụ đồng hành”...........................................32

3.3.2

Khối chức năng “Đồ họa” ..................................................................................................35

3.3.3

Khối chức năng “Sản xuất nội dung đa màn hình” ............................................................38

3.3.4

Khối chức năng “Mạng phân phối nội dung”.....................................................................39

3.4


Mô hình vận hành thực tế .......................................................................................................39

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THỬ
NGHIỆM
……………………………………………………………………………………….. 39
4.1

Phát biểu bài toán, phân tích thiết kế ca sử dụng “Bình chọn, thăm dò ý kiến” ....................41

4.2

Thiết kế khối chức năng “Sản xuất nội dung đa màn hình” ...................................................44

4.3

Mô hình thực nghiệm .............................................................................................................47

4.4

Kết quả thử nghiệm ................................................................................................................47

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................55


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ chuẩn
API
Application Programming

Interface
CDN
Content Delivery Network/
Content Distribution Network
CG
Computer Graphics
CoD
Content on Demand
CODEC Compressor-Decompressor

hay Coder-Decoder
CSA
CSS-CII
CSS-LP
CSS-MRS

Companion Screen Application
Content Identification and other
Information
Companion Screens and
Streams-Link Proxy
Material Resolution Service

CSS-TE
CSS-TS

Trigger Event
Timeline Synchronisation

CSS-WC

DS
EPG
HD

Wall Clock
Digital Signage
Electronic Program Guide
High Definition

MAM
PVR
SD
SDI

Media Asset Management
Personal Video Recorder
Standard Definition
Serial Digital Interface

SOAP
STB
TV
VOD
WSDL

Simple Object Access Protocol
Set-Top Box
Television
Video on demand
Web Service Definition

Language

Diễn giải
Giao diện lập trình ứng dụng
Mạng phân phối nội dung
Đồ họa vi tính
Nội dung theo yêu cầu

là một thiết bị phần cứng hoặc là một
chƣơng trình phần mềm cho phép mã
hóa và giải mã các luồng dữ liệu số hoặc
là tín hiệu
Ứng dụng màn hình đồng hành
Giao diện chuyển tiếp Nhận dạng nội dung
và những thông tin khác
Giao diện chuyển tiếp “Đƣờng dẫn chuyển
tiếp và kiểm soát dữ liệu”
Giao diện chuyển tiếp Dịch vụ phân tách tài
liệu
Giao diện chuyển tiếp Sự kiện kích hoạt
Giao diện chuyển tiếp Đồng bộ hóa dòng
thời gian
Giao diện chuyển tiếp Đồng hồ tƣờng
Bảng ký hiệu kỹ thuật số
Lịch phát sóng điện tử
Kỹ thuật hiển thị Độ nét cao hay Độ phân
giải cao
Hệ thống quản lý tài nguyên truyền thông
Máy ghi hình/quay phim cá nhân
Kỹ thuật hiển thị Độ nét tiêu chuẩn

Một trong số chuẩn truyền hình kỹ thuật số
đƣợc phát triển bởi SMPTE (Society of
Motion Picture and Television Engineers Hiệp hội kỹ sƣ điện ảnh và truyền hình
quốc tế)
Giao thức truy cập đối tƣợng đơn giản
Đầu thu giải mã hóa
Tivi, máy thu hình
Video theo yêu cầu
Ngôn ngữ định nghĩa dịch vụ Web


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Tƣơng lai của truyền hình ...............................................................................3
Hình 1.2: Chƣơng trình “Nhân tố bí ẩn” – Sky Italia ......................................................7
Hình 2.1: Vị trí và phƣơng thức cung cấp thông tin của bốn loại phƣơng tiện màn hình
.......................................................................................................................................14
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa khái niệm, tác nhân và thiết bị [3]....................................19
Hình 2.3: Kiến trúc tổng thể [3] ....................................................................................21
Hình 2.4: Các giao diện chuyển tiếp dành cho kết nối trực tiếp [3] ..............................23
Hình 3.1: Sơ đồ khối quy trình sản xuất của Đài Truyền hình ......................................27
Hình 3.2: Khối chức năng “Phát sóng” .........................................................................30
Hình 3.3: Khối chức năng “Quản lý, điều hành các dịch vụ đồng hành” .....................33
Hình 3.4: Khối chức năng “Đồ họa” .............................................................................35
Hình 3.5: Khối chức năng “Phát sóng” và “Đồ họa” cài đặt ở hai máy trạm làm việc
khác nhau [9] .................................................................................................................36
Hình 3.6: Khối chức năng “Phát sóng” và “Đồ họa” cài đặt trên cùng một máy trạm
làm việc – Blackmagic Cards [9] ..................................................................................37
Hình 3.7: Khối chức năng “Phát sóng” và “Đồ họa” cài đặt trên cùng một máy trạm
làm việc – Logic [9].......................................................................................................37
Hình 3.8. Mẫu đồ họa [9] ..............................................................................................38

Hình 3.9. Tính năng xem trƣớc (preview) mẫu đồ họa [9] ...........................................38
Hình 3.10: Mô hình vận hành thực tế – Hệ thống truyền hình tƣơng tác sử dụng màn
hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông ........................................................40
Hình 4.1: Biểu đồ Use case “Bình chọn, thăm dò ý kiến” ............................................42
Hình 4.2: Biểu đồ hoạt động “Bình chọn, thăm dò ý kiến” ..........................................44
Hình 4.3: Khối chức năng “Sản xuất nội dung đa màn hình” .......................................45
Hình 4.4: Sơ đồ đấu nối thiết bị ProMedia Live & Package (PM 1200) ......................46
Hình 4.5: PM 1200 - Định dạng dữ liệu đầu ra .............................................................46
Hình 4.6: Mô hình thử nghiệm – Hệ thống truyền hình tƣơng tác sử dụng màn hình thứ
hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông .......................................................................48
Hình 4.7: Ứng dụng Android – Vitamio .......................................................................49
Hình 4.8: Ứng dụng Android – Vitamio – Mã nguồn ...................................................49
Hình 4.9: Ứng dụng Android – Thăm dò ý kiến ...........................................................50
Hình 4.10: Ứng dụng Android – Thăm dò ý kiến – Mã nguồn .....................................50
Hình 4.11: Ứng dụng điều khiển máy trạm đồ họa – Giao diện ngƣời sử dụng ...........51
Hình 4.12: Ứng dụng điều khiển máy trạm đồ họa – Mã nguồn ...................................51
Hình 4.13: Máy chủ CasparCG .....................................................................................52


MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, Internet đã gián tiếp
dẫn đến sự kết thúc hàng loạt các báo giấy/các hãng thông tấn trên thế giới.
Internet đã bắt đầu gây ảnh hƣởng và lấn sân sang chiếm khách hàng của các
hãng truyền hình buộc các nhà đài phải thích nghi với sự phát triển nhƣ vũ bão
của thiết bị di động, thiết bị số thông minh, điện thoại thông minh, dịch vụ video
theo yêu cầu, mạng xã hội, truyền hình tƣơng tác để có thể giữ đƣợc lƣợng khán
giả cùng các nhà quảng cáo. Hãng nghiên cứu Forrester Research đánh giá:
"Khoảng trống giữa những gì ngƣời tiêu dùng muốn và ngành công nghiệp
truyền hình mang lại đã trở nên rất lớn tới mức ngành công nghiệp truyền hình

phải có một số động thái thay đổi". Xu hƣớng thƣởng thức nội dung chƣơng
trình truyền hình trên đa màn hình cũng đòi hỏi khác biệt về mặt nội dung so với
truyền hình truyền thống. Ngƣời xem truyền hình không còn đơn thuần chỉ là
xem các chƣơng trình sẵn có trên truyền hình, mà họ còn muốn tƣơng tác nhiều
hơn với nội dung mà họ yêu thích nhƣ “like”, chia sẻ cho bạn bè, bình luận, mời
bạn bè cùng xem, hoặc ở một mức độ cao hơn có thể nhúng các chƣơng trình họ
yêu thích vào một nội dung nào đó. Xu thế của truyền hình sẽ là truyền hình
tƣơng tác, truyền hình đa phƣơng tiện và cá thể hóa nội dung hiển thị.
Các thay đổi về nội dung và công nghệ kéo theo những thay đổi về dịch
vụ cung cấp qua truyền hình và loại hình phân phối nội dung. Các dịch vụ cung
cấp qua truyền hình trở nên đa dạng hơn, có thể đơn giản nhƣ lịch phát sóng
điện tử (EPG - Electronic Program Guide), lựa chọn kênh tiếng, lựa chọn phụ
đề, v.v… đến phức tạp hơn nhƣ tƣơng tác thời gian thực qua cả màn hình chính
và màn hình phụ (Second Screen). Việc sử dụng màn hình thứ hai (dual-screen)
với 96% ngƣời dùng và màn hình thứ ba (triple-screen) với hơn 8/10 ngƣời dùng
tạo ra cơ hội và thách thức đối với các nhà quảng cáo và chủ sở hữu phƣơng tiện
truyền thông. Nhiệm vụ trƣớc mắt là các Đài truyền hình phải thu hút khán giả
với nội dung hấp dẫn giữ ngƣời xem. Cơ hội cũng tồn tại cho những nhà phát
triển các chiến lƣợc nền tảng thông minh có sử dụng các màn hình thứ hai và thứ
ba để tăng cƣờng và bổ sung cho màn hình chính. Sự phát triển mạnh mẽ của
ngành công nghệ thông tin cùng với sự đa dạng của công nghệ giải trí gia đình,
thiết bị di động; xu hƣớng số hóa truyền dẫn, phát sóng đã mang đến nhiều cơ
hội cùng với những thách thức mới cho ngành truyền hình thế giới nói chung và
truyền hình Việt Nam nói riêng. Để tận dụng cơ hội và vƣợt qua thách thức, các


Đài truyền hình tại Việt Nam cần có sự điều chỉnh về xu hƣớng phát triển cũng
nhƣ tiếp cận và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật mới vào công tác của
mình. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu và triển khai hệ thống
truyền hình tương tác sử dụng màn hình thứ hai dựa trên nền tảng hạ tầng viễn

thông”.
Luận văn tập trung tìm hiểu các khái niệm nền tảng, tác nhân tham gia,
thiết bị, các giao diện chuyển tiếp trong kiến trúc hệ thống truyền hình tƣơng
tác. Các giao diện chuyển tiếp đƣợc phân thành hai loại: (1) truyền hình tƣơng
tác dựa trên nền tảng vô tuyến truyền hình – tƣơng tác trực tiếp với dòng dữ liệu
truyền hình, (2) truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông –
tƣơng tác gián tiếp với dòng dữ liệu truyền hình. Nhằm làm rõ mô hình hoạt
động của hệ thống truyền hình tƣơng tác dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thông,
chúng tôi áp dụng giao diện chuyển tiếp “Đƣờng dẫn chuyển tiếp và kiểm soát
dữ liệu” (CSS-LP – Companion Screens and Streams-Link Proxy), giải quyết
bài toán “Bình chọn, thăm dò ý kiến”. Trong đó, chúng tôi chỉ xem xét các thành
phần cơ bản của biểu đồ hoạt động: khối chức năng “Phát sóng”, khối chức năng
“Quản lý, điều hành các dịch vụ đồng hành”, khối chức năng “Đồ họa”, khối
chức năng “Sản xuất nội dung đa màn hình”. Cấu phần khối chức năng “Mạng
phân phối nội dung” khó thực hiện ở ví dụ này chƣa đƣợc xử lý. Cấu trúc luận
văn đƣợc tổ chức nhƣ sau:
-

Chƣơng 1: Thực trạng hệ thống truyền hình trên thế giới và ở Việt Nam
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về truyền hình tƣơng tác
Chƣơng 3: Hiện trạng, kiến trúc triển khai và mô hình hoạt động
Chƣơng 4: Phân tích, thiết kế và triển khai hệ thống thử nghiệm


1

1.

CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Chƣơng này giới thiệu thực trạng hệ thống truyền hình trên thế giới và ở
Việt Nam. Mở đầu chƣơng, chúng tôi trình bày về tổng quan hệ thống và thị
trƣờng truyền hình thế giới, một số xu hƣớng quyết định sự thay đổi của hệ
thống sản xuất, phân phối nội dung. Đồng thời, chúng tôi phân tích chƣơng trình
“Nhân tố bí ẩn” của hãng Sky Italia làm minh chứng rõ ràng cho một hệ sinh
thái các nội dung dịch vụ trên đa dạng màn hình và đa dạng chủng loại thiết bị
đầu cuối, sử dụng một nền tảng dùng chung. Về hệ thống truyền hình ở Việt
Nam, các dịch vụ tƣơng tác vẫn còn tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là hình thức
thủ công, chƣa kết nối và sử dụng dữ liệu tự động từ các hệ thống sản xuất hiện
tại. Những xu hƣớng nhƣ quảng cáo tƣơng tác, truyền hình dữ liệu, v.v… đều
chƣa đƣợc ứng dụng tại hầu hết các Đài Truyền hình ở Việt Nam.

1.1

Tổng quan hệ thống và thị trƣờng truyền hình thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, quá trình định hƣớng truyền hình đã trải qua
ba giai đoạn chủ chốt:
- Media 1.0: Đặc trƣng bởi việc tạo và phân phối các nội dung đã đƣợc sản
xuất làm sẵn đến khán giả theo mô hình quảng bá tuyến tính, theo lịch
phát sóng cố định.
- Media 2.0: cung cấp sự tiện lợi và linh hoạt hơn cho ngƣời dùng bằng các
dịch vụ xem theo yêu cầu, tăng cƣờng sự kiểm soát của ngƣời dùng vào
nội dung chƣơng trình yêu thích và không lệ thuộc vào lịch phát sóng
(pay-per-view, VOD, PVR, Time-Shifted, v.v…).
- Media 3.0: đặc trƣng bởi tính tƣơng tác và cá thể hóa (Interactive &
Personalize TV) cho phép khán giả tƣơng tác nhiều hơn với nhau và với
nội dung muốn xem. Media 3.0 cung cấp các tùy biến dựa trên cơ sở thu
thập thông tin hành vi ngƣời dùng về sở thích, thói quen, v.v… trên cơ sở
tích hợp chặt chẽ với Internet và mạng xã hội, đồng thời không gắn chặt

hành động nghe/nhìn vào một thiết bị hay không gian cụ thể nào (Truyền
hình đa phƣơng tiện, truy cập mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị).


2

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về mức độ tiêu thụ thiết bị công nghệ
và thời gian cho việc lên mạng, thói quen sử dụng thiết bị công nghệ để xem các
nội dung số của ngƣời tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Ngƣời dùng muốn tìm
nguồn nội dung mà họ muốn theo cách thức đơn giản, thuận tiện; phụ thuộc
không còn là hành vi của đại đa số ngƣời dùng phƣơng tiện truyền thông nữa.
Họ muốn có sự lựa chọn một cách chủ động về cách thức, thời gian và địa điểm
mà họ có thể thu đƣợc nội dung, thông tin và trải nghiệm. Điều này đƣợc thể
hiện không chỉ bằng việc sở hữu ngày càng tăng và sử dụng các thiết bị phƣơng
tiện mới mà còn trong hành vi ngƣời tiêu dùng. Bởi vậy, xu hƣớng cùng mức độ
sử dụng các dịch vụ nội dung số (Media Content) của ngƣời tiêu dùng đã có sự
thay đổi nhanh chóng trong thời gian gần đây, theo một bản báo cáo do công ty
Nielsen cung cấp [6], mức độ sở hữu các thiết bị có kết nối của ngƣời tiêu dùng
trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng. Điều này giúp cho ngƣời sử dụng có
thể vừa lái xe vừa lắng nghe thông tin, truy cập các dịch vụ nội dung số vào bất
cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu. Báo cáo cũng gợi mở các xu hƣớng chính có tác
động đến thói quen tiêu dùng của những ngƣời sử dụng kỹ thuật số trong khu
vực: tính kết nối ngày càng tăng lên; gia tăng nhu cầu về quyền lựa chọn và
kiểm soát nội dung thông tin; và sự tăng trƣởng mạnh mẽ về nhu cầu xem các
nội dung số trực tuyến.
Hiện nay các dịch vụ truyền hình sử dụng đầu giải mã set-top box đang
dần trở nên lỗi thời do chi phí cũng nhƣ độ tiện lợi không cao, chỉ sử dụng đƣợc
trên TV và màn hình máy tính. Xu hƣớng mới là “TV Everywhere” (xem Hình
1.1), một ngƣời chỉ cần có thiết bị kết nối Internet là có thể xem đƣợc truyền
hình, điển hình trên thế giới có thể kể đến Netflix( />Hulu( v.v… Các nhà cung cấp này cung cấp ứng dụng

xem truyền hình trên cả 4 loại màn hình: TV, PC, Smartphone, Tablet, thậm chí
trên cả các máy chơi game nhƣ Xbox, PS4, v.v… Ngoài ra, xu hƣớng còn tiếp
tục tích hợp truyền hình tƣơng tác với các mạng xã hội, ngƣời xem có thể vừa
xem truyền hình đồng thời vừa có thể bàn luận trên các trang mạng xã hội, nhà
đài qua đó có thể biết đƣợc ý kiến của ngƣời xem tốt hơn.


3

Hình 1.1: Tương lai của truyền hình

Những xu hƣớng về thói quen theo dõi, sử dụng nội dung của ngƣời dùng
dẫn đến sự thay đổi về mô hình sản xuất, phân phối nội dung của các tổ chức
phát thanh truyền hình trên thế giới. Chúng tôi có thể kể ra một số xu hƣớng
quyết định sự thay đổi của hệ thống sản xuất, phân phối nội dung nhƣ sau đây
(nội dung toàn văn đƣợc trình bày ở tài liệu [2]):
- Toàn bộ quy trình sản xuất dịch chuyển sang File-based và IP-based: Đây
là bƣớc phát triển theo quy luật của quy trình sản xuất, từ tín hiệu tƣơng
tự (Analog) sang tín hiệu số (SD-HD-SDI), chuyển sang toàn bộ Filedbased và IP-based. Đây sẽ là điểm khởi đầu cho bƣớc tiếp theo là chuyển
từ sản xuất phát sóng trên một nền tảng (cho TV) sang sản xuất phân phối
đa định dạng, đa nền tảng.
- Hình thành một nền tảng xuyên suốt từ quá trình sản xuất, phân phối nội
dung của các Đài Truyền hình tới thiết bị đầu cuối của ngƣời xem: Điều
này giúp cho việc tƣơng tác của ngƣời dùng với các nội dung của đài
truyền hình đƣợc dễ dàng hơn, ngƣời xem đƣợc coi là trung tâm, trở thành
một phần của chƣơng trình, có thể tƣơng tác, chia sẻ nội dung trên các
loại phƣơng tiện khác nhau. Dữ liệu đặc tả (Metadata) đóng vai trò quyết


4


định trong việc hình thành nền tảng này. Sử dụng chung chuẩn dữ liệu đặc
tả cho phép đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống sản xuất và phân phối nội
dung; kết nối, đồng bộ hóa lớp ngữ cảnh truyền hình với ngữ cảnh của
ngƣời xem, đồng bộ dữ liệu giữa các màn hình của ngƣời xem, v.v…
- Sản xuất một lần, xuất bản mọi nơi (Create Once, Pulish EverywhereCOPE): Với xu hƣớng COPE, nội dung đƣợc tạo ra, chia sẻ và tái sử dụng
một cách dễ dàng trong cả hệ thống sản xuất, phân phối của đài truyền
hình. Tiếp đó các nội dung đƣợc phân phối trên mọi nền tảng khác nhau
và sử dụng chung chỉ một hạ tầng, tài nguyên. Việc này làm giảm chi phí
đầu tƣ của các đài truyền hình, vốn chịu sức ép lớn từ việc luôn phải mở
rộng hệ thống lƣu trữ trong khi các dữ liệu nội dung bị trùng lặp rất nhiều
trong các hệ thống riêng lẻ. Từ đó hình thành một khái niệm nội dung mới
dành cho truyền hình tƣơng tác, với những đặc tính của một sản phẩm nội
dung có khả năng lan truyền, tạo động lực hành động. Đây là dạng sản
phẩm nội dung gồm lớp thông tin chính và đa dạng các lớp dữ liệu, ứng
dụng liên quan, có thể tƣơng tác với nội dung chính và tƣơng tác lẫn nhau.
Các lớp dữ liệu đƣợc hiển thị theo sở thích của ngƣời dùng hoặc theo khả
năng của thiết bị đầu cuối. Các lớp dữ liệu có thể là dạng văn bản (Text),
hình ảnh, video, web-object, v.v… có liên quan về mặt ngữ cảnh với nội
dung truyền thống đang phát. Nội dung của các dữ liệu này có thể là các
thông báo của chính quyền (Government Access Television - GATV), các
dữ liệu quảng cáo, các thông tin địa dƣ, thông tin báo chí, v.v… và đƣợc
cung cấp bởi các đài truyền hình hoặc các đối tác thứ ba.
- Sự thay đổi về kiến trúc thiết kế của hệ thống MAM (Media Asset
Management): Vốn là xƣơng sống của toàn bộ hoạt động quản lý sản
xuất, phát sóng của một Đài truyền hình, đến nay hệ thống MAM đã có
những thay đổi về mặt cơ bản để đáp ứng đƣợc nhu cầu mở rộng của hệ
thống sản xuất, phân phối nội dung đa nền tảng. Hệ thống MAM đƣợc
thiết kế lại với kiến trúc hƣớng dịch vụ (SOA – Service-oriented
Architecture) để sẵn sàng tích hợp ở mức dịch vụ với các hệ thống khác

nhƣ hệ thống quản trị quy trình (BPM - Business Process Management),
hệ thống theo dõi, báo cáo, hệ thống phân phối đa nền tảng, v.v…
- Các hệ thống quản lý, phân tích hành vi ngƣời dùng, hệ thống quản lý
quảng cáo khả chuyển (cross-platform): Mọi hành vi của ngƣời dùng trên
hệ thống sẽ đƣợc thu thập, lƣu trữ và phân tích nhằm nắm đƣợc thói quen


5

sử dụng của cá nhân, từ đó sẽ đƣa ra các gợi ý về nội dung, các quảng cáo
hƣớng đối tƣợng, phân nhóm ngƣời dùng, v.v… Bên cạnh đó, các chiến
dịch quảng cáo cho các mặt hàng, sản phẩm cũng sẽ đƣợc quản lý tập
trung nhằm đƣa ra các hình thức quảng cáo phù hợp cho từng đối tƣợng,
từng thời điểm, khu vực địa lý và từ đó khai thác đƣợc tối đa lợi thế của
các đài truyền hình là quảng bá, phân phối trên đa phƣơng tiện, đa nền
tảng.
- Xu hƣớng ảo hóa, điện toán đám mây (Cloud Computing): Trƣớc đây,
một đài truyền hình là một tổ hợp khổng lồ của các loại thiết bị với các
kết nối rất phức tạp. Tuy nhiên, với mô hình quản lý, phân phối hiện nay
nhƣ của Netflix, Hulu, v.v… thì một tổ chức phát thanh truyền hình hoàn
toàn đã có thể dịch chuyển sang mô hình ảo hóa và điện toán đám mây.
Thậm chí, có những tổ chức hoàn toàn không có hạ tầng phần cứng mà
toàn bộ đi thuê, chỉ tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ
nội dung với khách hàng.
- Xu hƣớng về dịch vụ, phân phối nội dung: Việc phân phối nội dung
không còn chỉ trên các hình thức truyền thống nhƣ sóng vô tuyến truyền
hình - truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp hữu tuyến, truyền hình số
vệ tinh, mà tập trung phân phối trên các nền tảng internet nhƣ IPTV,
OTT, Webcast, v.v… để tiếp cận đƣợc với ngƣời dùng mọi nơi, mọi lúc
và trên mọi thiết bị. Các xu hƣớng phân phối mới nổi bật là phân phối nội

dung qua các mạng xã hội, phân phối cho các thiết bị cầm tay, tối ƣu hóa
tìm kiếm cho ngƣời dùng và tận dụng sức mạnh của các nền tảng Video
phổ biến nhƣ Youtube, Vimeo, v.v…
Sự thay đổi chuỗi giá trị trong sản xuất truyền hình tƣơng tác đa phƣơng
tiện cũng nhƣ đƣa ra những gợi ý từ giải pháp tổ chức sản xuất nội dung và dịch
vụ cho truyền hình tƣơng tác đa phƣơng tiện đã đƣợc triển khai với chƣơng trình
“Sky Italia's X Factor” của Italy. Lần đầu tiên, khái niệm mạng xã hội truyền
hình đƣợc hiện thực hoá bằng chính những thử nghiệm giải pháp tƣơng tác khán
giả với mô hình dữ liệu động, cung cấp nội dung theo nhu cầu và thói quen xem
truyền hình của ngƣời dùng qua phƣơng thức "máy học" - hệ trí tuệ nhân tạo cho
phép tìm hiểu, phân tích hành vi khán giả. Sky Italia's X Factor là minh chứng rõ
ràng cho:


6

- Một hệ sinh thái các nội dung dịch vụ trên đa dạng màn hình và đa dạng
chủng loại thiết bị đầu cuối.
- Sử dụng một nền tảng dùng chung:
o chung cơ sở dữ liệu nội dung và dịch vụ chia sẻ
o thống nhất và đồng bộ theo ngữ cảnh truyền hình
o thống nhất quản lý định danh trên tất cả các nền tảng
o thống nhất quản lý xuất bản trực tuyến (nội dung, dịch vụ, định
dạng, kênh phân phối, v.v…)
o đồng bộ chính sách giám sát kiểm soát chất lƣợng trên đa mạng
theo thời gian thực
Chƣơng trình “Nhân tố bí ẩn” (The X Factor) là một trong những định
dạng truyền hình thành công nhất trong 10 năm trở lại đây. Hàng năm, trƣớc
thời điểm khởi tạo chƣơng trình vài tháng, Sky Italia đƣa ra một loạt các phần
mở rộng trực tuyến để thu hút sự tham gia của khán giả và mở rộng việc tiếp cận

chƣơng trình theo hƣớng đa màn hình, đa nền tảng – Tivi truyền thống, Website,
thiết bị di động – tại các thời điểm trƣớc, trong và sau khi phát sóng.
Thứ năm hàng tuần vào lúc 21:00, trƣớc mỗi số phát sóng của “Nhân tố bí
ẩn”, Sky Italia xuất bản trên Website riêng của mình những nội dung độc quyền
liên quan đến chƣơng trình nhƣ "Web Factor" và "Xtra Factor" (xem Hình 1.2).
Trong "Web Factor", tồn tại một hệ thống tƣơng tác trực tiếp với những ngƣời
tham gia hậu trƣờng chỉ vài phút trƣớc khi phát sóng trực tiếp, nhằm bật mí một
vài thông tin liên quan đến nội dung chuẩn bị lên sóng. Trong "Xtra Factor", họ
thu thập và xuất bản những bức hình có chủ đề về ấn tƣợng đầu tiên của các
thành viên ban giám khảo, ngay sau khi chƣơng trình kết thúc việc thu hình.
Ngoài ra, "Xtra Factor" còn thiết lập tính năng nhƣ một mạng xã hội, nơi chia sẻ
ý kiến cũng nhƣ cảm xúc của các thành phần tham gia: khán giả, đội ngũ sản
xuất chƣơng trình, khách mời đặc biệt, v.v…


7

Hình 1.2: Chương trình “Nhân tố bí ẩn” – Sky Italia

- Ứng dụng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng: Sky Italia xây
dựng ứng dụng chính thức của chƣơng trình “Nhân tố bí ẩn” dành cho
thiết bị di động, đƣợc phát hành trên hai nền tảng phổ biến hiện nay là
iOS và Android. Ứng dụng tạo ra sự gắn kết của khán giả với chƣơng
trình thông qua các loại hình trò chơi: ngƣời xem có thể đạt đƣợc điểm
bằng cách tham gia bình chọn, thăm dò ý kiến, giải đố và đoán kết quả
của các vòng đấu sắp tới. Chia sẻ hoạt động trên phƣơng tiện truyền thông
xã hội (mạng xã hội) cũng giúp ngƣời xem/ngƣời chơi đạt đƣợc điểm.
- Ứng dụng X Factor Radio: liên quan đến việc cung cấp danh sách lựa
chọn và nội dung độc quyền trong khoảng thời gian diễn ra chƣơng trình
trên Sky. Một số chức năng khác của ứng dụng này bao gồm mảng tin tức

đa phƣơng tiện, hồ sơ cá nhân chi tiết của tất cả những ngƣời tham
gia/ứng viên: hy vọng, ƣớc mơ và cuộc sống đời thƣờng của họ; xuất bản
các phóng sự ảnh và những thƣớc phim nổi bật từ chƣơng trình.
- Ứng dụng X Factor Community Game: Sky Italia quảng bá chƣơng trình
“Nhân tố bí ẩn” lên Facebook bằng cách tung ra "XF Community", một
trò chơi mạng xã hội đƣợc phát triển bởi Hyper TV. Trò chơi có định
dạng nhƣ sau: ngƣời tham gia có thể ghi điểm bằng cách tham gia vào các
câu đố và các cuộc thăm dò ý kiến, dự đoán ngƣời chiến thắng, bỏ phiếu
cho ứng viên dự thi, hoặc chia sẻ hoạt động của họ trên các mạng xã hội.
Tweeting sử dụng HashTag #XF6, mỗi lần sử dụng quy ra giá trị là 1
điểm; đạt đƣợc 3 điểm nếu hành động thực hiện trong quá trình phát sóng
trực tiếp. Hành động nào của ngƣời sử dụng cũng liên quan đến việc thu


8

thập điểm và có cơ hội để giành giải thƣởng riêng từ Sky và một máy tính
bảng nhãn hiệu Sony.
Tính năng bỏ phiếu bình chọn trên Twitter, một trong những xu hƣớng
chủ đạo cho các chƣơng trình tìm kiếm tài năng, đã đƣợc áp dụng trƣớc đó trong
phiên bản cuối cùng của "Nhân tố bí ẩn" tại Mỹ trên kênh FOX. Tƣơng tự nhƣ
vậy, các ứng dụng khác có tính năng liên quan đến nội dung độc quyền đều đã
đƣợc phát hành trƣớc đó ở Đức, Đan Mạch và Pháp. Sky Italia học hỏi kinh
nghiệm từ các phiên bản tiên phong và ứng dụng mở rộng của chƣơng, hợp nhất
các tính năng này hoạt động dựa trên một nền tảng dùng chung. Kết quả nhận
đƣợc từ Sky Italia đã thúc đẩy chiến lƣợc truyền thông trực tuyến theo hƣớng
tích cực, với hơn 750.000 lƣợt bình chọn - gần bằng tổng số lƣợt bình chọn ở
các chƣơng trình truyền hình khác cũng của Sky Italia. Lấy ví dụ sau đây để có
sự so sánh khách quan, Song Festival Sanremo, một trong những sự kiện truyền
hình đƣợc xem nhiều nhất của truyền hình Ý trên RAI, cũng chỉ có 1 triệu phiếu

bầu trong tổng số năm đêm lƣu diễn. Một mặt, chiến lƣợc truyền thông trực
tuyến nêu trên của Sky Italia, cũng nhƣ các chƣơng trình khác của các đài truyền
hình Ý, đã thể hiện phƣơng thức tận dụng các sáng kiến mà các đài truyền hình
quốc tế khác đã sử dụng trong quá khứ, bổ sung phân phối nội dung đa nền tảng
và một số tính năng phù hợp với đại bộ phận khán giả và bối cảnh truyền hình
Ý. Mặt khác, đây cũng là minh chứng rõ rệt cho vấn đề kịch bản ứng dụng mở
rộng trực tuyến định dạng quốc tế nhƣ “Nhân tố bí ẩn”, giờ đã trở thành một
phần không thể thiếu của chƣơng trình truyền hình, mang tầm quốc tế và thích
nghi trên nhiều vùng lãnh thổ.
Nhƣ để khẳng định cho xu hƣớng Media 3.0, tại NAB Show 2015 - một
trong những sự kiện lớn nhất thế giới về công nghệ, truyền thông và công
nghiệp giải trí vừa đƣợc tổ chức tại Las Vegas (Mỹ), những hệ thống thiết bị
phát sóng, những dây chuyền sản xuất đồ sộ dành cho điện ảnh và truyền hình
đã ít hơn nhiều so với các năm trƣớc. Thay vào đó, đƣợc giới thiệu và thảo luận
nhiều là các giải pháp phân phối nội dung đa màn hình hay công nghệ
Streaming, MDP. Đƣợc chăm chút trong những sảnh trƣng bày khổng lồ không
còn là OBVAN, MCR, Production Solution (những hệ thống truyền hình lớn),
v.v… mà là những chiếc màn hình nhỏ từ 5 đến 9 inch từ điện thoại thông minh,
máy tính bảng. Các hội thảo chuyên đề vẫn còn đâu đó câu chuyện của 4K, 8K
và Pay TV nhƣng đƣợc quan tâm nhất là chủ đề làm thế nào để các đài truyền
hình trên thế giới tồn tại đƣợc trong thời của truyền thông xã hội.


9

1.2 Hiện trạng sản xuất chƣơng trình tƣơng tác tại các Đài Truyền hình
ở Việt Nam
“Mô hình phát sóng đi” đang mất dần khán giả do khách hàng lại là phía
bị động khi chỉ xem đƣợc chƣơng trình cố định theo khung giờ phát sóng. Trong
khi đó, “mô hình tham gia vào” ngày càng phát triển bởi sự gắn kết toàn diện

với khán giả, trao quyền cho khán giả. Với mô hình này, khách hàng tự do tìm
kiếm nội dung chất lƣợng họ muốn có, tìm kiếm tin tức họ có thể sử dụng; đồng
thời nội dung đƣợc tiêu thụ, chia sẻ, củng cố khắp nơi. Đồng thời “mô hình tham
gia vào” cho phép khán giả tƣơng tác phản hồi với chƣơng trình thông qua các
hệ thống màn hình thứ hai (2nd screen) bằng các thiết bị di động (Smartphone,
Tablet, v.v…) hay máy tính (Desktop PCs, Laptop, v.v…).
Tính đến thời điểm hiện tại, nội dung phát sóng hàng ngày bao gồm tin
bài phóng sự, chuyên đề, gameshow, sự kiện trực tuyến, v.v… đã và đang thu
hút sự quan tâm của đông đảo khán giả màn ảnh nhỏ. Tầm ảnh hƣởng của
chƣơng trình vẫn chƣa lớn vì chƣơng trình chƣa đƣợc quảng bá thƣơng hiệu
rộng rãi đến khán giả, mặc dù sự tƣơng tác của khán thính giả đối với chƣơng
trình đã bắt đầu hình thành. Các chƣơng trình truyền hình tƣơng tác đang là xu
thế đƣợc quan tâm tại các Đài truyền hình trên thế giới và Đài THVN cũng
không nằm ngoài xu thế này. Các chƣơng trình truyền hình tƣơng tác đƣợc ứng
dụng các mô hình tƣơng tác với khán giả qua các hình thức cơ bản nhƣ SMS
Gateway, Native App, Social Network, Website, v.v… Điển hình có các chƣơng
trình nhƣ “Bữa trƣa vui vẻ” của Ban Thanh thiếu niên có tƣơng tác trực tiếp với
khán giả qua FanPage của chƣơng trình hoặc “Gala Thay đổi cuộc sống” của
Ban Khoa giáo tƣơng tác khán giả trực tiếp qua mạng xã hội Facebook, đồng
thời sử dụng Second-Camera truyền hình trực tiếp những góc quay khác của
chƣơng trình trên Youtube và cung cấp những thông tin bên lề bổ trợ cho nội
dung đang phát sóng trên truyền hình. Ngoài ra, công ty cổ phần Truyền hình
tƣơng tác Việt Nam - VTVlive, trực thuộc Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt
Nam – VTVcab đã phát hành sản phẩm VTVplay. Ứng dụng cung cấp kho phim
đặc sắc cùng chất lƣợng hình ảnh âm thanh sắc nét, tuyển tập phim ngắn chọn
lọc với nội dung phong phú, kho video đồ sộ - những khoảnh khắc ấn tƣợng
trong tất cả các bộ môn thể thao nhƣ bóng đá, quần vợt, v.v… và một số dịch vụ
đồng hành theo sự kiện. Tuy nhiên, nhìn chung các dịch vụ tƣơng tác vẫn còn
tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là thủ công, chƣa kết nối, sử dụng dữ liệu tự động



10

từ các hệ thống sản xuất hiện tại. Những xu hƣớng nhƣ quảng cáo tƣơng tác,
truyền hình dữ liệu, v.v… đều chƣa đƣợc ứng dụng tại hầu hết các Đài Truyền
hình ở Việt Nam.

2.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH TƢƠNG TÁC
Chƣơng này giới thiệu về cơ sở lý thuyết cho luận văn. Ở chƣơng này,
chúng tôi trình bày định nghĩa, đặc điểm, các khái niệm nền tảng, tác nhân tham
gia, thiết bị sử dụng, các giao diện chuyển tiếp và tiêu chí phân loại của kiến trúc
truyền hình tƣơng tác.
2.1

Giới thiệu và đặc điểm của truyền hình tƣơng tác

2.1.1 Giới thiệu truyền hình tƣơng tác
Truyền hình tƣơng tác là một dạng truyền hình cho phép ngƣời xem tham
gia, điều khiển các chƣơng trình truyền hình. Với dạng truyền hình truyền thống,
đƣờng truyền truyền hình là một chiều. Các nhà đài cho phép khán giả xem gì,
vào giờ nào, trên kênh nào là quyền của họ. Với truyền hình tƣơng tác, khán giả
đƣợc trực tiếp tham gia vào chƣơng trình đang phát sóng. Khán giả ở đây là
những ngƣời đang xem TV chứ không phải là những ngƣời trong trƣờng quay.
Ví dụ, chƣơng trình "Ai là triệu phú" đang phát sóng, nó sẽ là chƣơng trình
truyền hình tƣơng tác nếu nhƣ khán giả (những ngƣời đang ở trƣớc TV) đƣợc
phép trả lời thông qua đƣờng điện thoại hoặc đƣờng phản hồi nào khác. Truyền
hình tƣơng tác có thể hiểu là hình thức tiếp nhận và trao đổi thông tin tích cực,
đa chiều. Tại đó, ngƣời xem và Đài truyền hình có thể trao đổi thông tin với

nhau thƣờng xuyên trong quá trình chƣơng trình đƣợc thực hiện. Điều này đã
giúp cho mối quan hệ giữa ngƣời xem và Đài truyền hình liên tục, cùng nhau


11

hợp tác để có các chƣơng trình hấp dẫn. Đạo diễn và biên tập của chƣơng trình
sẽ căn cứ vào ý kiến đóng góp của khán giả để xây dựng các chƣơng trình tiếp
theo đạt hiệu quả. Chính vì vậy, những chƣơng trình truyền hình theo hình thức
này đang rất đƣợc khán giả đón nhận và yêu thích. Trong Truyền hình quảng bá,
ngƣời xem theo dõi các chƣơng trình truyền hình một cách thụ động, không
đƣợc phép lựa chọn nội dung thông tin (nội dung toàn văn đƣợc trình bày ở tài
liệu [3]).
Đối với một số ngƣời, truyền hình tƣơng tác cho phép khán giả tƣơng tác
với nội dung nhận đƣợc, gửi đi ý kiến của họ trong các buổi tranh luận hoặc
tham gia vào các trò chơi, trả lời các câu hỏi điều tra. Một số khác lại cho rằng,
truyền hình tƣơng tác đồng nghĩa với các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu. Đối
với các nhà công nghệ, truyền hình tƣơng tác lại hoàn toàn có nghĩa là sự hội tụ
của truyền hình với mạng thông tin toàn cầu (Internet), thay đổi đáng kể cách
thức chúng ta trải nghiệm những chƣơng trình TV. Điều này đƣợc phát triển
theo hai hƣớng. Hƣớng thứ nhất, truy cập vào dòng dữ liệu truyền hình nhờ việc
sử dụng một thiết bị giải mã, bộ điều khiển từ xa, bàn phím. Hƣớng thứ hai, việc
truy cập vào dòng dữ liệu truyền hình thông qua hạ tầng viễn thông. Khái niệm
truyền hình tƣơng tác dẫn ta tới rất nhiều khái niệm khác. Đó là một phƣơng
pháp thị giác mới của truyền hình, là một cuộc cách mạng công nghệ sử dụng rất
nhiều công nghệ tiên tiến.
2.1.2 Đặc điểm của truyền hình tƣơng tác
Truyền hình tƣơng tác khác biệt với truyền hình truyền thống ở chỗ,
truyền hình truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ nhà đài đến khán giả;
trong khi đó truyền hình tƣơng tác cần một đƣờng truyền thông tin từ khán giả

tới nhà đài. Vậy một chƣơng trình nhận đƣợc phản hồi từ khán giả thông qua
những bức thƣ, điện thoại, tin nhắn có phải là truyền hình tƣơng tác không (Ví
dụ chƣơng trình dự đoán kết quả trận đấu bóng đá, khán giả nhắn tin gửi tới nhà
đài)? Đây không phải là truyền hình tƣơng tác bởi vì sự phản hồi này không tức
thời, thƣờng thì sau khi chƣơng trình phát sóng xong khán giả mới gửi ý kiến.
Bởi vậy nó không ảnh hƣởng đến nội dung đã phát sóng. Tƣơng tự, việc dự đoán
kết quả bóng đá không ảnh hƣởng đến trận đấu bóng đá đang diễn ra trên TV
nên không thể coi là tƣơng tác. Về mặt cấu trúc, mỗi TV ngoài việc thu nhận tín
hiệu truyền hình, nó còn có chức năng phản hồi tín hiệu tới nhà đài một cách tức
thì. Từ khi có mạng Internet, máy thu hình trở thành đƣờng phản hồi tốt nhất


12

khiến truyền hình tƣơng tác phát triển rầm rộ. Đối tƣợng tƣơng tác của khán giả
bao gồm hai loại:
- Tƣơng tác giữa khán giả và nội dung chƣơng trình
- Tƣơng tác giữa khán giả với cộng đồng
Khán giả không chỉ xem nội dung mà còn chia sẻ những gì họ đang trải
nghiệm, những thông tin hữu ích, quảng cáo hay những nội dung đặc sắc để
phản hồi với chính nhà cung cấp dịch vụ. Truyền hình tƣơng tác đem đến cho
khán giả các tiện ích nhƣ sau:
- Ngƣời xem truyền hình có quyền lựa chọn và yêu cầu phát sóng các
chƣơng trình mình yêu thích trên thiết bị thu hình tại gia đình, không phải
chờ đợi hay lựa chọn các chƣơng trình phát sóng hàng ngày. Số lƣợng
kênh chƣơng trình rất nhiều và phong phú. Khán giả có thể lựa chọn và
gửi chƣơng trình cho các bạn của mình ở khắp nơi trên thế giới.
- Ngƣời xem truyền hình có thể gửi thƣ điện tử cho bạn bè, qua máy thu
hình sẽ nhìn thấy hình ảnh của nhau, nghe thấy những lời chúc tốt lành và
đặc biệt là có thể xem các hình ảnh trong cuộc sống.

- Khán giả có thể đóng góp ý kiến với Đài truyền hình về các chƣơng trình
truyền hình. Căn cứ vào đó Đài truyền hình sẽ quyết định tiếp tục phát
hay không phát các chƣơng trình, hay thay đổi kịch bản.
- Đặc biệt ngƣời xem truyền hình có thể mua hàng qua điện thoại (Home
Shopping), việc thanh toán có thể thực hiện ở nhà qua thẻ ATM. Ngƣời
xem có thể chơi các trò chơi điện tử giao lƣu trên các kênh truyền hình.

2.2

Giới thiệu đa màn hình (multi-screen)

Xem truyền hình đối với đa số mọi ngƣời là bật Tivi lên và xem các kênh
truyền hình sẵn có một cách thụ động. Tuy nhiên, công nghệ truyền hình tƣơng
tác đa màn hình ra đời đã đem lại bƣớc ngoặt hoàn toàn cho trải nghiệm của
ngƣời dùng dịch vụ. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet băng thông
rộng đã kéo theo sự nở rộ mạnh mẽ của các dịch vụ chạy trên nền Internet, sự
phát triển mạnh mẽ nhất là các dịch vụ Video và truyền hình tƣơng tác là một
trong những số đó. Truyền hình qua giao thức IP - IPTV là một dạng đầu tiên
khi mọi ngƣời nhắc đến. Ngƣời dùng IPTV thông thƣờng có thể chọn ghi lại
chƣơng trình muốn xem, tua lại chƣơng trình đang xem, mua phim theo yêu cầu
và tận hƣởng các dịch vụ khác theo yêu cầu. Tại Việt Nam, Viettel, VNPT và


13

FPT là 3 nhà mạng đang cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, công nghệ tƣơng tác
đa màn hình trên truyền hình đem tới những tính năng ƣu việt vƣợt trội hơn hẳn,
mang lại những trải nghiệm chƣa bao giờ xuất hiện tại Việt Nam. Ngƣời dùng
truyền hình tƣơng tác đa màn hình có thể sử dụng những tính năng ƣu việt của
hệ thống. Thử tƣởng tƣợng bạn đang xem một bộ phim trên TV, bạn có việc bận

phải đi ra ngoài. Trên ô tô, bạn thoải mái xem tiếp bộ phim đó trên thiết bị di
động tại đúng thời điểm vừa tạm dừng trên TV. Bạn đang xem một trận bóng
thật là hay trên TV, nhƣng bạn không thể nhớ nổi tên cầu thủ, ấn một nút trên
máy tính bảng, thông tin cầu thủ đang trên màn hình sẽ hiển thị rõ cho bạn thấy.
Bạn xem phim thấy nhân vật ƣa thích của mình có chiếc áo thật là đẹp, ấn một
nút trên điện thoại di động, bạn chia sẻ lên tài khoản Facebook, Twitter hay G+
của mình. Thậm chí bạn có thể tìm kiếm và mua ngay đƣợc chiếc áo đó bằng
một vài thao tác trên thiết bị di động. Trên đây là một số tính năng điển hình của
công nghệ truyền hình tƣơng tác đa màn hình. Với truyền hình tƣơng tác đa màn
hình, bạn thoải mái xem truyền hình theo nhu cầu của cá nhân, thể hiện cá tính
của mình, tận hƣởng cảm giác dẫn đầu về công nghệ. Tuy nhiên, Multi-Screen
TV là một khái niệm không chỉ mới tại Việt Nam mà còn khá mới mẻ trên thế
giới. Hiện tại, mới chỉ có một số nƣớc có khả năng cung cấp Multi-Screen TV
nhƣ Mỹ (AT&T, Verizon) hay Hàn Quốc (Korean Telecom).
Đa màn hình (Multi-Screen) đƣợc hiểu một cách chung nhất là cung cấp
dịch vụ truyền hình trên tất cả các thiết bị cho phép: máy thu hình, máy tính,
thiết bị di động. Ở thời điểm hiện tại, tính năng màn hình thứ hai (Second
Screen) và chiến lƣợc 4 màn hình (Four Screens) là hai dạng của công nghệ
tƣơng tác đa màn hình. Khái niệm màn hình thứ hai liên quan đến việc sử dụng
một thiết bị điện tử (thƣờng là thiết bị di động, nhƣ máy tính bảng hoặc điện
thoại thông minh) nhằm tăng cƣờng trải nghiệm xem nội dung trên thiết bị khác,
ở đây là thiết bị truyền hình Tivi; nói cách khác khán giả sẽ làm việc gì đó trên
màn hình phụ trong khi xem nội dung chƣơng trình trên màn hình thứ nhất –
Tivi. Đặc biệt, thuật ngữ màn hình thứ hai thƣờng đƣợc đề cập đến việc sử dụng
các thiết bị nhƣ vậy để cung cấp các tính năng tƣơng tác trong nội dung “tuyến
tính”, ví dụ chƣơng trình truyền hình, phục vụ một ứng dụng đặc biệt hoặc các
đoạn phim nổi bật theo thời gian thực trên các ứng dụng mạng xã hội nhƣ
Facebook và Twitter. Công nghệ tƣơng tác màn hình thứ hai cung cấp những
những thông tin bên lề (qua một màn hình nhỏ khác – picture in picture, capture
in capture) bổ trợ cho nội dung đang phát sóng trên truyền hình. Màn hình phụ



14

này có thể hiển thị cùng với màn hình chính, hoặc hiển thị ở các thiết bị di động
thông qua ứng dụng.
Chiến lƣợc 4 màn hình đƣợc trình bày ở tài liệu [5]. Nhắc đến chiến lƣợc
4 màn hình, khái niệm cần biết đến trƣớc tiên là “Bảng ký hiệu kỹ thuật số” (DS
– Digital Signage): một hệ thống gửi thông tin, quảng cáo và thông điệp khác tới
các thiết bị điện tử (ví dụ: màn hình, dàn âm thanh, v.v…) theo thời gian trong
ngày và vị trí của màn hình, hoặc tùy vào hành động của khán giả. Nội dung và
thông tin có liên quan nhƣ lịch biểu trình chiếu đƣợc phân phối qua hạ tầng
mạng. DS dự kiến sẽ nổi lên nhƣ là phƣơng tiện màn hình thứ tƣ sau Tivi, máy
tính và thiết bị di động. Vị trí và phƣơng thức cung cấp thông tin của từng loại
phƣơng tiện màn hình đƣợc minh họa ở Hình 2.1.

Hình 2.1: Vị trí và phương thức cung cấp thông tin của bốn loại phương tiện màn hình

Bảng ký hiệu kỹ thuật số hƣớng tới đối tƣợng khách hàng ở ngoài nhà
(out-of-home) với hình thức phân phối chủ yếu là đẩy (push) nội dung. DS có
vai trò quan trọng ở ngữ cảnh hiển thị thông tin cho ngƣời sử dụng trong một
không gian công cộng và cũng có vai trò kinh doanh nhƣ sau:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng: tăng cƣờng sức hấp dẫn và lƣu
lƣợng truy cập Website.
- Đo lƣờng hiệu quả quảng cáo: điều tra các mối quan hệ của nội dung hiển
thị và doanh số bán hàng, phân tích đƣợc hiệu quả từ số liệu thống kê.
- Khuyến mại: thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách cung cấp các khuyến
nghị vào thông tin nhận đƣợc ban đầu.



15

2.3

Thiết kế tổng quan hệ thống truyền hình tƣơng tác

2.3.1 Khái niệm nền tảng
2.3.1.1
Nội dung thông thƣờng và nội dung có gắn dữ liệu thời gian
(timed content)
Một khái niệm thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến là “nội dung”. Nội dung nói
đến ở đây vừa là tín hiệu đƣợc lan truyền qua đài phát thanh hoặc đài truyền
hình (ví dụ chƣơng trình truyền hình truyền dẫn tới khán thính giả), vừa chỉ đến
các nội dung đặc biệt – phụ trợ - kèm theo mà Đơn vị chủ quản nguồn tín hiệu
(đài phát thanh truyền hình) gắn kèm chƣơng trình phát sóng. Khái niệm nội
dung cần hiểu là tập hợp của âm thanh, hình ảnh, đồ họa, hình ảnh chuyển động
- phim, dữ liệu phụ trợ và dữ liệu cá nhân. Nội dung phụ trợ này có thể là thông
tin thƣờng thấy nhƣ dữ liệu đặc tả, âm thanh vòm hay sự nâng cao trực quan về
mặt chất lƣợng âm thanh; cũng nhiều khi là nội dung tƣơng tác (trò chơi, cuộc
thi đố vui những câu hỏi về kiến thức tổng hợp theo các chủ đề nhƣ khoa học,
địa lý, thể thao và âm nhạc; v.v…). Bất kỳ nội dung nào nêu trên đều có thể
hoặc không phải là nội dung có gắn dữ liệu thời gian; nội dung có thể không có,
có một hoặc nhiều dòng thời gian mô tả quá trình trình chiếu.

2.3.1.2

Dòng thời gian (timeline)

Dòng thời gian đại diện cho phƣơng thức mô tả tiến trình hiển thị của nội
dung hoặc một vị trí/thời điểm nằm trong nội dung, do đó dòng thời gian cho

phép thực hiện đồng bộ hóa với nội dung. Nội dung sẽ có nhiều dòng thời gian,
tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất và phân phối [3].
Trong quá trình chuẩn bị chƣơng trình, ngƣời biên tập viên quản lý nhóm sẽ
phải thƣờng xuyên lập kế hoạch cho chƣơng trình - tham chiếu tới ít nhất một
dòng thời gian biên tập, và có thể cần nhiều hơn cho các phân cảnh nào đó.
Những dòng thời gian phụ trợ này đôi khi mang tính trừu tƣợng, dù vậy luôn có
đặc thù là liên kết tới dòng thời gian đƣợc sử dụng trong phiên bản chính thức
của chƣơng trình, đƣợc phân phối từ nhóm sản xuất đến nhóm phát sóng. Nội
dung chủ đạo sau đó có thể đƣợc biên tập, phục vụ việc phát sóng; ví dụ: chèn
các đoạn quảng cáo, căn chỉnh thời gian theo ràng buộc hay tuân theo luật pháp
của Đơn vị/nƣớc sở tại; việc làm này sẽ khởi tạo thêm một dòng thời gian nữa.
Sau đó, nội dung này đƣợc phân phối thông qua nhiều đƣờng đi, phƣơng tiện
khác nhau nhƣ phát sóng qua kết nối vệ tinh, truyền hình số mặt đất và qua dịch


16

vụ “catch-up”. Dịch vụ “catch-up” là một bộ đệm (buffer) đủ lớn để chuyển đổi
dữ liệu các chƣơng trình trực tiếp (VTV1, VTV2, v.v…) thành các tập tin video
đƣợc lƣu trữ trong hệ thống. Điều này cho phép bạn dễ dàng xem lại bất kỳ
chƣơng trình truyền hình nào đã phát trƣớc đó mà không cần phải chờ Đài
truyền hình phát lại. Giả sử có trận bóng đá hấp dẫn lúc 15h trên kênh VTV3,
nhƣng đó lại là thời gian trong giờ làm việc không xem đƣợc, tuy nhiên hệ thống
đã lƣu nó nhƣ một tập tin trong bộ đệm và ngƣời dùng có thể xem lại bất kỳ lúc
nào sau khi hết giờ làm việc.
Mỗi một phƣơng thức truyền dẫn khác nhau sẽ có giá trị về dòng thời gian
khác nhau, hay các kiểu dòng thời gian khác nhau. Việc liên kết giữa các dòng
thời gian bằng cách cung cấp thông tin sắp xếp là điều cần thiết. Ở ví dụ nêu
trên, dòng thời gian của ngƣời biên tập viên không phụ thuộc vào dòng thời gian
đƣợc sử dụng trong việc phân phối nội dung tới thiết bị thu hình của khán giả.

Sau đó, thông tin liên kết đƣợc sử dụng để biên dịch từ dòng thời gian phân phối
sang dòng thời gian biên tập. Tƣơng tự, khả năng điều độ dòng thời gian có thể
đƣợc sử dụng để đồng bộ giữa hai đối tƣợng của nội dung có gắn dữ liệu thời
gian, liên kết giữa hai dòng thời gian, hay thƣờng xuyên hơn nhƣ việc liên kết
02 dòng thời gian thành một dòng thời gian chung.

2.3.1.3
Ứng dụng màn hình đồng hành (CSA - Companion Screen
Application)
Thiết bị di động có nhiệm vụ cung cấp trải nghiệm đồng hành bằng cách
chạy ứng dụng trên thiết bị đó. Việc cải thiện hay mở rộng trải nghiệm nội dung
đƣợc phân phối qua thiết bị thu nhận tín hiệu. Ứng dụng màn hình đồng hành
(CSA) có thể đƣợc dành riêng cho một chƣơng trình hay buổi biểu diễn cụ thể,
cũng có thể đƣợc sử dụng chung ở một kênh truyền hình hoặc một tập hợp các
kênh. Khái niệm CSA chỉ ra rằng ứng dụng kiểu này tận dụng các giao diện
đƣợc cung cấp bởi tập hợp đặc tả nhằm mang lại trải nghiệm đồng hành ở mức
nâng cao, tuy nhiên không mong đợi gì ở việc ứng dụng CSA khai thác riêng
một giao diện bất kỳ, nghĩa là CSA rất thoải mái trong việc lựa chọn trải nghiệm
nào mà CSA cung cấp, giao diện nào mà CSA dùng để hỗ trợ trải nghiệm đó [3].


×