Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân biệt giữa UNIX và linux

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.89 KB, 13 trang )

Phân biệt giữa UNIX và Linux
Giới thiệu sơ lược:
UNIX là một HĐH đa nhiệm, đa người dùng được phát triển vào năm 1969 bởi một
nhóm nhân viên của công ty AT&T tại phòng thí nghiệm Bell Labs. Qua nhiều năm, nó
đã được phát triển thành nhiều phiên bản sử dụng trên nhiều môi trường phần cứng khác
nhau. Hầu hết các phiên bản UNIX hiện nay đều là những biến thể của UNIX gốc và
được các nhà phát triển sửa đổi, viết lại hoặc thêm các tính năng, công nghệ riêng biệt.
Các phiên bản UNIX hiện nay có thể kể đến:
- HP-UX (HP)
- AIX (IBM)
- Solaris (Sun/Oracle)
- Mac OS X (Apple)
Linux là HĐH được phát triển bởi Linus Torvarlds tại trường đại học Helsinki (Phần Lan)
vào năm 1991. Linux được tạo ra với mục đích cung cấp cho người dùng 1 giải pháp
phần mềm miễn phí thay thế cho UNIX. Linux có thể chạy trên rất nhiều nền tảng khác
nhau như x86 và x64 từ Intel/AMD trong khi UNIX chỉ chạy trên 1 hoặc 2 kiến trúc nhất
định.

Khác biệt về kỹ thuật
Các hãng phát triển UNIX thường thường có những đối tượng khách hàng và nền tảng
nhất định, và các phiên bản UNIX đều là HĐH thương mại và đươc bán với giá ko hề rẻ
chút nào. Những HĐH này thường được phát triển có mục đích, có các tiêu chuẩn cho
khách hàng và thống nhất giữa các phiên bản. Khi một phiên bản UNIX mới được nâng
cấp, khách hàng sẽ nhận được những thông tin chi tiết từ nhà phát triển về các tính năng,
công nghệ mới được áp dụng, tính tương thích đối với các bản cũ hơn, v.v...
Trong khi đó, Linux được phát triển bởi nhiều lập trình viên với nhiều bối cảnh khác
nhau, và vì thế họ có những ý kiến, quan điểm và mục tiêu khác nhau. Trong cộng đồng
Linux ko hề có một tiêu chuẩn chính xác nào về môi trường, công cụ lập trình cũng như
khả năng đáp ứng của HĐH.



Kiến trúc phần cứng
Hầu hết các HĐH UNIX đều được lập trình để chạy trên một hoặc một nhóm kiến trúc
phần cứng nhất định ví dụ HP-UX chạy trên hệ thống PA-RISC và Itanium, Solaris chạy
trên SPARC và x86,... Việc giới hạn phần cứng giúp những công ty bán UNIX có thể tối
ưu HĐH của mình để chạy thật tốt trên một hệ thống phần cứng nào đó.
Trái lại, vốn được thiết kế với mục đích cạnh tranh và thay thế UNIX nên Linux có thể
chạy trên rất nhiều cấu trúc phần cứng, và số lượng các thiết bị gắn ngoài, thiết bị I/O
được sử dụng hầu như ko giới hạn. Chính vì thế mà nhà phát triển Linux ko thể xác định
người dùng sử dụng loại phần cứng nào nên không thể tối ưu HĐH cho phần cứng đó.

Nhân HĐH (kernel)
Kernel là cốt lõi của mọi HĐH. Đối với các bản thương mại của UNIX, mã nguồn đều ko
được phân phối tự do, và các hãng sản xuất UNIX thường cung cấp kernel dưới dạng nhị
phân hay các gói “nguyên khối” (monolithic package), và những người khác chỉ có thể
nâng cấp, chỉnh sửa một phần nhỏ.
Đối với Linux, việc biên tập, vá lỗi kernel và driver dễ dàng hơn. Các bản vá lỗi được
cung cấp dưới dạng mã nguồn và người dùng có thể tự do cài đặt, thậm chí chỉnh sửa nếu
muốn. Các bản vá này thường ko được kiểm tra kỹ bằng UNIX. Và với các lập trình viên
Linux, họ ko có thông tin đầy đủ về các môi trường và ứng dụng cần được kiểm tra, thử
nghiệm, họ chỉ có thể dựa vào đánh giá của người dùng và các nhà phát triển khác để tìm
lỗi.
Đa số các hãng phát triển UNIX thường viết lại nhân HĐH để phục vụ cho mục đích của
mình. Ví dụ HĐH Mac OS X của hãng Apple có nhân là Darwin, được viết lại từ nền
tảng BSD. Vì thế, các HĐH này được gọi là các phiên bản hay biến thể của UNIX.
Trong khi đó, các nhà phát triển Linux thường sử dụng chính nhân Linux trên HĐH của
mình. Kernel của các HĐH như Fedora, Ubuntu, OpenSUSE,... đều gọi là Linux mặc dù
chúng ko phải do Linus Torvalds phát triển. Do đó chúng ko được xem là các phiên bản
khác nhau của Linux mà chỉ là các bản phân phối.
bachkhois said: ↑
1. Bản chất Linux ko phải là Unix. Linux chỉ cố gắng tương thích về "interface" với



Unix, cụ thể là chuẩn POSIX ("Portable Operating System Interface for Unix"), tức là
Linux sẽ "khớp" với Unix về "bề mặt" tương tự như 2 bánh răng khác nhau về đường
kính mà vẫn ăn khớp được với nhau vậy. Chú ý là mã nguồn Linux hoàn toàn độc lập với
Unix (như là cái bánh răng bằng thép và cái bánh răng bằng đá vậy).
2. Ko thể nói "Unix là nhân, Linux là HĐH thực sự" được, vì thực tế lại ngược lại. Nếu
đọc nhiều bạn sẽ thấy người ta hay nói đến "Linux kernel" chứ hiếm khi nói "Unix
kernel". Thậm chí trang web chứa mã nguồn Linux còn có tên là www.kernel.org mà.
Trong khi Unix được cung cấp cho doanh nghiệp với đầy đủ mọi thứ để đc triển khai &
sửa đổi trong nội bộ doanh nghiệp thì Linux đc phát hành chỉ dưới dạng kernel, ko có
trình biên dịch (biên dich bằng gcc của GNU project), không có hệ vỏ (shell) - bởi vậy
nên mới tồn tại nhiều shell khác nhau: sh, bash, csh, ksh, không có bootloader (nên phải
xài bootloader riêng ở ngoài nhu GRUB, LILO, syslinux), không có môi trường desktop
(nên phải xài đồ ngoài như GNOME, KDE...), không có hệ thống khởi dậy tiến trình ban
đầu (mà phải dùng init, upstart, systemd là những cái ngoài)...
Khi lấy cái Linux kernel, gộp chung với mấy thứ "dùng ngoài" kia nữa thì ta có các bản
phân phối Linux như Ubuntu, Fedora, ArchLinux v.v...
Tính mở
UNIX là 1 HĐH đóng. Có lẽ trái với quan điểm của 1 số người, cho rằng Linux mở thì
UNIX cũng là mở, nhưng thực ra nó là nguồn đóng. Và câu hỏi đặt ra là: Nếu UNIX là
nguồn đóng thì tại sao nhiều hãng lại có mã nguồn để phát triển riêng? Câu trả lời có lẽ
khiến bạn càng bất ngờ. Ban đầu, UNIX được phân phối cho các trường đại học và những
doanh nghiệp có nhu cầu, với đầy đủ mọi thứ từ mã nguồn đến các công cụ lập trình. Nói
cách khác, nếu UNIX là 1 chiếc xe thì khách hàng được cung cấp mọi thứ từ bản vẽ đến
từng cái tua vít. Cũng chính vì thế mà các trường học và công ty có thể chỉnh sửa, thậm
chí viết lại cả HĐH.
Linux mặt khác là 1 HĐH mã nguồn mở, người ta có thể tải, sử dụng, chỉnh sửa miển phí
mà ko gặp trở ngại về luật bản quyền.


The Open Group và Single UNIX Specification
Có lẽ bạn cảm thấy khó hiểu khi các phiên bản của UNIX hầu hết là nguồn đóng nhưng
chúng lại được gọi chung là UNIX. Vậy cái tên UNIX là mở hay sao? Nếu nghĩ vậy thì
bạn đã lầm. UNIX là một cái tên được đăng ký thương hiệu và được sở hữu bởi một tổ


chức tài chính Mỹ gọi là Open Group.
Open Group đưa ra 1 tiêu chuẩn cho các HĐH máy tính gọi là Single UNIX Specification
(SUS), và những HĐH nào đạt được các yêu cầu của SUS thì mới được gọi là UNIX, ko
cần biết nó được xây dựng dựa trên cái gì (HĐH Mac OS X được phát triển dựa trên nền
tảng BSD, vốn ko thoả mãn SUS, nhưng nó được viết lại và đạt yêu cầu nên được phép
mang thương hiệu UNIX). Ngoài ra, những HĐH khác ko thoả mãn SUS sẽ ko được
mang thương hiệu UNIX và ko được gọi là UNIX-based mà được gọi là UNIX-like
(giống UNIX), điển hình là BSD, FreeBSD.
Linux được Linus Torvalds viết trên 1 chiếc máy chạy HĐH MINIX, sau đó, nó được
phát triển ngày càng hoàn thiện và có thể chạy độc lập với MINIX. Mà MINIX vốn chỉ là
HĐH UNIX-like, nên có thể thấy quan hệ bà con giữa UNIX và Linux hơi bị xa chứ ko
gần như chúng ta tưởng.

Dự án GNU và giấy phép GPL
GNU là chữ viết tắt của GNU’s not UNIX (bên trong lại có GNU, bó tay, chả biết GNU
kia là gì). Đây là một dự án do Richard Stallman khởi xướng vào năm 1983 với mục đích
tạo ra 1 hệ thống phần mềm có thể cạnh tranh và thay thế phần mềm UNIX. Stallman
cũng cho ban hành giấy phép GNU General Public License (GNU GPL). Giấy phép này
yêu cầu nhà phân phối phần mềm phải kèm theo mã nguồn của phần mềm đó (mã nguồn
mở), và mã nguồn Linux được phân phối tự do cũng là vì lý do này.

Tổng kết:
UNIX và Linux về cơ bản cũng ko khác nhau nhiều lắm, việc một nhà phát triển hay một
doanh nghiệp muốn chuyển hệ thống máy tính của họ từ UNIX sang Linux cũng không

quá khó khăn. Nhưng dù sao 2 người trông giống nhau ko có nghĩa họ là bà con với nhau.
Linux và UNIX ko phải anh em mà còn là kẻ thù, ít nhất là về quan điểm của Linus
Torvalds và dự án GNU.

Nguồn: />Lịch sử Unix, Linux và phần mềm mã nguồn mở-miễn phí
BuiLeNuPhuongTien on Fri Dec 21, 2012 8:08 am


1. Unix
Giữa năm 1969 - 1970, Kenneth Thompson, Dennis Ritchie và những người khác của
phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bắt đầu phát triển một hệ điều hành nhỏ dựa trên
PDP-7. Hệ điều hành này sớm mang tên Unix, một sự chơi chữ từ một dự án hệ điều
hành có từ trước đó mang tên MULTICS. Vào khoảng 1972 - 1973, hệ thống được viết lại
bằng ngôn ngữ C và thông qua quyết định này, Unix đã trở thành hệ điều hành được sử
dụng rộng rãi nhất có thể chuyển đổi được và không cần phần cứng ban đầu cho nó. Các
cải tiến khác cũng được thêm vào Unix trong một phần của sự thoả thuận giữa AT&T
Bell Labs và cộng đồng các trường đại học và học viện. Vào năm 1979, phiên bản thứ 7
của Unix được phát hành, đó chính là hệ điều hành gốc cho tất cả các hệ thống Unix có
hiện nay.
Sau thời điểm đó, lịch sử Unix bắt đầu trở nên hơi phức tạp. Cộng đồng các trường đại
học và học viện, đứng đầu là Berkeley, phát triển một nhánh khác gọi là Berkeley
Software Distribution (BSD), trong khi AT&T tiếp tục phát triển Unix dưới tên gọi là “Hệ
thống III” và sau đó là “Hệ thống V”. Vào những năm cuối của thập kỷ 1980 cho đến các
năm đầu thập kỷ 1990, một “cuộc chiến tranh” giữa hai hệ thống chính này đã diễn ra hết
sức căng thẳng. Sau nhiều năm, mỗi hệ thống đi theo những đặc điểm khác nhau. Trong
thị trường thương mại, “Hệ thống V” đã giành thắng lợi (có hầu hết các giao tiếp theo
một chuẩn thông dụng) và nhiều nhà cung cấp phần cứng đã chuyển sang “Hệ thống V”
của AT&T. Tuy nhiên, “Hệ thống V” cuối cùng đã kết hợp các cải tiến BSD, và kết quả là
hệ thống đã trở thành sự pha trộn của 2 nhánh Unix. Nhánh BSD không chết, thay vào
đó, nó đã được sử dụng rộng rãi trong mục đích nghiên cứu, cho các phần cứng PC, và

cho các server đơn mục đích (vd: nhiều website sử dụng một nguồn BSD).
Kết quả là có nhiều phiên bản Unix khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên phiên bản thứ
bảy ban đầu. Hầu hết các phiên bản Unix đều thuộc quyền sở hữu và được bảo vệ bởi
từng nhà cung cấp phần cứng tương ứng, ví dụ Sun Solaris là một phiên bản của “Hệ
thống V”. Ba phiên bản của BSD của nhánh Unix cuối cùng đã trở thành mã nguồn mở:
FreeBSD (tập trung vào sự cài đặt dễ dàng trên phần cứng của dòng máy PC), NetBSD
(tập trung vào nhiều kiến trúc CPU khác nhau) và một bản khác của NetBSD, OpenBSD
(tập trung vào bảo mật).
2. Tổ chức phần mềm miễn phí (Free Software Foundation)
Vào năm 1984, Tổ chức phần mềm miễn phí (FSF) của Richard Stallman bắt đầu dự án
GNU, một dự án tạo ra một phiên bản miễn phí của hệ điều hành Unix. Miễn phí, theo
Richard Stallman nghĩa là tự do sử dụng, đọc, chỉnh sửa và phân phối lại. FSF đã thành


công trong việc xây dựng một lượng khổng lồ các thành phần hữu ích, bao gồm một trình
biên dịch C (gcc), một trình hiệu chỉnh văn bản khá ấn tượng (emacs) và một loạt các
công cụ cơ bản. Tuy nhiên, vào những năm 1990, FSF đã gặp khó khăn trong việc phát
triển kernel hệ điều hành [FSF 1998] mà nếu không có kernel này thì giấc mơ hoàn thành
một hệ điều hành miễn phí của họ sẽ không thể hoàn tất.
3. Linux
Vào năm 1991, Linus Tovalds bắt đầu phát triển một kernel hệ điều hành, lấy tên của anh
ta “Linux” [Tovalds 1999]. Kernel này có thể kết hợp với các tài liệu của FSF và các
thành phần khác (cụ thể là một vài thành phần của BSD và phần mềm MIT của XWindows) để có thể giới thiệu một hệ điều hành vô cùng hữu ích và có thể tự do chỉnh
sửa.
Trong cộng đồng Linux, nhiều tổ chức khác nhau đã kết hợp các thành phần khác có sẵn.
Mỗi một sự kết hợp đó được gọi là một bản phân phối (distribution) và các tổ chức phát
triển các bản phân phối đó gọi là các nhà phân phối (distributors). Các bản phân phối
thông dụng gồm có Linux Red Hat, Mandrake, SuSE, Caldera, Corel và Debian. Có
những sự khác nhau giữa các bản phân phối đó, nhưng tất cả các bản phân phối đó đều
dựa trên cùng nền tảng: kernel của Linux và các thư viện của GNU. Cả hai thứ đã kết hợp

lại tạo thành một giấy phép kiểu “copyleft”, thay đổi những nền tảng cơ bản này phải
được làm sẵn cho tất cả, một sự bắt buộc thống nhất giữa các bản phân phối Linux mà
điều này không hề có trên BSD và các hệ thống Unix kế thừa từ AT&T.
4. Phần mềm miễn phí / Phần mềm mã nguồn mở
Sự quan tâm đến các phần mềm miễn phí được chia sẻ ngày càng tăng đã làm tăng sự cần
thiết phải chỉnh sửa nó. Điều kiện được sử dụng rộng rãi là “Phần mềm mã nguồn mở” đã
được định nghĩa trước đó. Phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm được sử dụng
mà mã nguồn được cung cấp nhưng không có sự giới hạn về bản quyền: người dùng có
quyền sử dụng, xem, sửa đổi hay phân phối mã nguồn. Nó khác với những điều kiện của
“Phần mềm miễn phí”. Phần mềm miễn phí thường gây rắc rối với những chương trình
chỉ thực thi theo cách cho trước và không thay đổi được, cũng như mã nguồn không được
xem, không được chỉnh sửa cũng như không được phân phối. Các bạn có thể đọc thêm về
định nghĩa phần mềm miễn phí ở />Richard Stallmann, người đi tiên phong trong việc chống lại sự sở hữu phần mềm “làm
của riêng” đã đưa khái niệm này ra trong dự án GNU hồi năm 1984. Theo Richard
Stallmann một Free software phải đem đến cho người sử dụng các quyền tự do sau đây:


+ Quyền tự do 1: Tự do chạy chương trình vì bất kỳ lý do gì.
+ Quyền tự do 2: Tự do nghiên cứu chương trình làm việc như thế nào, được phép sửa
đổi cho phù hợp với nhu cầu của người dùng cụ thể. Mã nguồn mở là điều kiện tiên quyết
cho quyền tự do này
+ Quyền tự do 3: Tự do phân phối các bản sao để giúp đỡ những người khác có nhu cầu.
+ Quyền tự do 4: Tự do cải tiến chương trình và đưa sự cải tiến này ra cho cộng đồng
cùng hưởng lợi. Đương nhiên, mã nguồn mở là điều kiện tiên quyết. Stallmann và những
người ủng hộ đã dùng Free software để đối lập với proprietary software (phần mềm sở
hữu riêng). Phần mềm sở hữu riêng cấm đoán người khác chỉnh sửa và phân phối lại, nó
là tài sản và là bí mật riêng của cá nhân, công ty, tổ chức.
Tuy nhiên Free software không nhất thiết phải là Freeware, nghĩa là không nhất thiết phải
miễn phí. Stallmann nhắc đi nhắc lại ”free” trong từ “free software” không phải là không
tốn tiền mà là có tự do (“free as in free speech not as in free bear”), đặc biệt là quyền

được thay đổi và đóng góp cho cộng đồng qua việc có thể nắm được mã nguồn của
chương trình.
Vì vậy, tính chất mã nguồn mở của chúng (open source) là khác biệt rất quan trọng với
phần mềm đóng (close source), cho dù phần mềm đóng có miễn phí hay không.
Tất nhiên, phần mềm mã nguồn mở luôn rẻ hơn phần mềm đóng vì việc chỉnh sửa sẽ ít
tốn công sức hơn việc tạo mới từ đầu. Một khía cạnh khác của mã nguồn mở là tính an
ninh trong sử dụng.
Phần mềm mã nguồn mở mà điển hình là Linux với các bản phân phối thương mại như
Red Hat là một ví dụ chứng minh cho tư tưởng free software và tính khả thi của tư tưởng
này.
Đáng buồn là ở nước ta, khi nghĩ đến …WARE thì đại đa số người dùng đồng nghĩa hóa
nó với “xài chùa”. Phần mềm tự do, cụ thể là những phần mềm mã nguồn mở là lối thoát
hầu như duy nhất cho một đất nước đang phát triển. Là đối trọng đáng kể cho những phần
mềm thương mại của các đại gia phải biết điều (Microsoft đã phải hạ giá bán, phải công
bố một số mã nguồn trước áp lực của free software).


Nguồn: />7 sự khác biệt chính giữa Windows và Linux
BuiLeNuPhuongTien on Fri Dec 21, 2012 8:10 am
Quản Trị Mạng - Linux đã đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc so với một thập kỷ trước, nâng
bản thân nó từ một hệ điều hành mã nguồn mở trở nên thực sự hữu dụng với mọi người.
Nhiều người đã quay lưng lại với Windows để đến với các bản phân phối miễn phí của
Linux.
Trước khi cân nhắc chuyển từ Windows sang Linux hoặc ngược lại, người dùng nên nắm
được sự khác nhau cơ bản giữa hai hệ điều hành này. Dưới đây là 7 khác biệt lớn nhất
giữa Linux và Windows.
Cấu trúc file

Cấu trúc cơ sở của Linux khác hoàn toàn so với Windows. Nó được phát triển trên một
mã gốc riêng với các nhà phát triển riêng rẽ. Bạn sẽ không tìm thấy thư mục My

Documents trên Ubuntu hay Program Files trên Fedora. Cũng không có các ổ đĩa C: hay
D: xuất hiện.


Thay vào đó, có một cây dữ liệu và các ổ đĩa được bung vào cây đó. Tương tự, thư mục
home và desktop đều là một phần trong cây dữ liệu. Về mặt kỹ thuật, bạn sẽ cần tìm hiểu
một hệ thống và kiến trúc file mới hoàn toàn. Thực tế thì việc này không quá khó nhưng
sự khác biệt vẫn là rõ rệt.
Không có Registry

Registry trong Windows là một cơ sở dữ liệu chủ cho toàn bộ các thiết lập nằm trên máy
tính. Nó nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu người dùng, thông tin thiết bị…
Linux không có registry. Các ứng dụng trên Linux lưu thiết lập của mình trên cơ sở
chương trình dưới sự phân cấp người dùng. Với ý nghĩa này, những cấu hình của Linux ở
dạng mô đun. Người dùng sẽ không tìm thấy một cơ sở dữ liệu tập trung nào cần dọn dẹp
định kỳ tại đây.
Trình quản lý gói


Trên Windows người dùng sẽ phải sử dụng các gói cài đặt. Đây là những file exe của
chương trình muốn cài được tải về thông qua các website. Và khi cần gỡ, ta sẽ phải vào
Control Panel.
Nhưng với hầu hết các hệ thống Linux, bạn sẽ không phải cài đặt chương trình theo cách
này nữa. Thay vào đó, hệ thống có một chương trình quản lý gói (package manager)
giống như một trung tâm duyệt web, cài đặt hay gỡ bỏ gói chương trình. Thay vì truy cập
website Firefox, bạn có thể chỉ cần tra trong các kho lưu dữ liệu của trình quản lý gói và
tải về trực tiếp ứng dụng từ đây.
Đây là một trong những ưu điểm của Linux so với Windows.
Giao diện thay đổi được



Giao diện của Windows không có quá nhiều đổi khác trong một thời gian dài. Với
Windows Vista, đó là Aero. Trước đó, XP đã tạo một số thay đổi nhỏ so với Windows
Classic. Nhưng Start Menu, Taskbar, System Tray, Windows Explorer, tất cả về cơ bản
vẫn giống nhau.
Với Linux, Giao diện hoàn toàn tách rời với hệ thống lõi. Bạn có thể đổi môi trường giao
diện mà không cần lo lắng xem có phải cài lại chương trình hay không. Có nhiều giao
diện như GNOME, KDE hay gần đây hơn là Unity cùng nhiều giao diện ít biết đến khác
tập trung vào các khía cạnh khác nhau cho bạn lựa chọn.
Lệnh đầu cuối


\
Linux có được tiếng là hệ điều hành dành cho các tín đồ máy tính và điều này đạt được
chủ yếu là nhờ vào sự phổ biến của giao diện dòng lệnh (terminal). Đây là một hộp đen
với chữ xanh truyền thống để ta có thể sử dụng các lệnh thực thi. Nói cách khác, nó giống
như Command Prompt của Windows.
Nếu muốn chuyển sang dùng Linux thì bạn phải học các cấu trúc lệnh vì sẽ phải sử dụng
chúng thường xuyên. Giao diện đồ họa dễ sử dụng nhưng chắc chắn không mạnh mẽ và
hiệu quả bằng giao diện dòng lệnh.
Các thiết lập điều khiển
Do Windows thống trị thị trường PC nên các nhà sản xuất driver đều tập trung vào hệ
điều hành này. Điều này có nghĩa các công ty như AMD vàNvidia ưu tiên Windows hơn
Linux. Do vậy, nếu tất cả bạn cần chỉ là xử lý văn bản, một trình duyệt web, chat và email
thì Linux là lựa chọn chấp nhận được. Nhưng nếu muốn chơi game thì bạn cần suy xét
kỹ.
Tính tự do
Trên hết, môi trường Linux thực sự môi trường mở cho mọi người khám phá, học hỏi và
thử nghiệm ý tưởng của họ. Mỗi máy tính Linux là duy nhất, và tính duy nhất xuất phát
từ việc phải cá nhân hóa các thiết lập cho phần cứng.

Kết luận


Đây là các điểm khác nhau cơ bản giữa hai nền tảng điều hành máy bàn phổ biến nhất
hiện nay. Hi vọng rằng, nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác cho mình khi cân
nhắc chuyển đổi hệ điều hành.
Nguồn: />BuiLeNuPhuongTien
Tổng số bài gửi: 102
Join date: 20/09/2012



×