Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.44 KB, 10 trang )

Chào mừng Ngày Nhà
giáo Việt Nam 20-11


Nguồn gốc
• Ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam hay còn
gọi là ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức
vào 20/11 hàng năm. Đây là dịp để tôn vinh
những người có nhiều thành tích hoạt động
trong ngành giáo dục, thể hiện tinh thần “tôn
sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Đây là
dịp để cho bao thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn,
tri ân tới những “người đưa đò thầm lặng”
trên bến sông cuộc đời.
• Ngoài ra, đây cũng là dịp để ngành giáo dục
có những nhìn nhận, đánh giá hoạt động trong
thời gian qua và lập những phương hướng mới
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.


Lịch sử hình thành
• Lịch sử hình thành của ngày nhà giáo Việt Nam được bắt
đầu từ một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ với tên gọi
F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục) được thành lập ở
Paris (Pháp) vào tháng 7/1946.
• Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba
Lan), F.I.S.E đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" với 15
chương. Nội dung của bản Hiến chương chủ yếu là đấu
tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền
giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học
và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học


và nhà giáo.


Nhà giáo
• Giáo viên là người cung
cấp tri thức, là người dẫn
dắt học trò bước đi trên con
đường dẫn đến thành công


Giáo viên


Giáo viên là người giảng dạy,
giáo dục cho học viên, lên kế
hoạch, tiến hành các tiết dạy
học, thực hành và phát triển các
khóa học nằm trong chương
trình giảng dạy của nhà
trường đồng thời cũng là
người kiểm tra, ra đề, chấm
điểm thi cho học sinh để đánh
gia chất lượng từng học trò.
Giáo viên nam thường được gọi
là thầy giáo còn giáo viên nữ
thường được gọi làcô giáo.


Vai trò của người giáo viên
• Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các bài giảng dạy

hàng ngày và các chương trình giảng dạy lâu ngày
theo cơ quan quản lý của trường. Để giúp cho học
sinh nắm tốt kiến thức hơn, giáo viên sử dụng
nhiều phương pháp như bài giảng, thảo luận nhóm,
các hoạt động thực tiễn, thí nghiệm, thực hành, bài
tập, trả bài khi bắt đầu vô tiết học, dự án, hoạt động
ngoại khóa và tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để
tìm ra khuyết điểm mà giúp các em học tốt


Yêu cầu của người giáo viên
• Nhiệt tình với các môn mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho
học sinh
• Cần có nhiều kinh nghiệm tri thức
• Có khả năng truyền tải tri thức cho học sinh
• Thích làm việc với học sinh
• Kiên nhẫn và bình tĩnh khi làm việc với những học sinh có
năng lực khác nhau và những học sinh dân tộc đến từ các
nơi khác nhau
• Chấp nhận quyền lợi và nhu cầu của tất cả các cá nhân
• Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp
• Tình cảm nhẹ nhàng, chân thành với học sinh
• Làm việc dưới tác động căng thẳng và gặp khó khăn
• Có nhân phẩm và đạo đức của mỗi giáo viên


Các hoạt động ngày Nhà giáo Việt Nam

• - Mít tinh chào mừng
ngày Nhà giáo Việt

Nam
• - Thi văn nghệ 20/11
• - Thi làm báo tường
20/11



Nhiệm vụ của học sinh
• 1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường:
đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của
nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường ; chấp
hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội.
2. Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu
của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và
bảo vệ môi trường.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của
Đôi Thiếu niên Tiền phong , Đoàn Thanh niên Cộng sản ,
giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường ; giúp đỡ gia đình,
tham gia lao động công ích và công tác xã hội.



×