Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo Tâm lý khách du lịch Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.71 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



BÁO CÁO MÔN: TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH
ĐỀ TÀI: TÂM

LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN

GVHD:VÕ THỊ BÍCH THÙY
Lớp: Thứ 4 – tiết 012 – CT202
DANH SÁCH NHÓM:
1.

Đoàn Thị Hồng Đào

11157105

2.

Trần Linh Hạnh

11157125

3.

Hồ Mỹ Tuyết

11157349


4.

Võ Thị Diễm Kiều

11157168

5.

Phạm Thị Liên

11157175

6.

Nguyễn Thị Thùy Linh

11157179

7.

Dương Thị Phương

11157249

8.

Lê Thị Thủy Tiên

11157035


9.

Đinh Đức Thảo

11157278

10.

Hà Thị Thơm

11157030
TP.HCM, 12/2013
MỤC LỤC


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN

Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch là nhu cầu quan
trọng trong đời sống văn hóa – xã hội.
Về mặt kinh tế du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng
của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp – công
nghiệp du lịch. Và hiện nay ngành công nghiệp này đứng sau công nghiệp dầu khí và
ô tô. Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì du lịch được coi là
cứu cánh để vực dậy nền kinh tế của quốc gia.
Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đã trở thành một chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta vì ngành du lịch không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp
phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa
giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong những
năm qua lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với tốc độ trung

bình năm là 21,9 %.
Trong đó thị trường khách Nhật Bản cùng với thị trường khách Trung Quốc,
Mỹ, Anh, Hàn Quốc là những thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Đó cũng là
những thị trường khách nguồn cơ bản của vùng Đông Nam Á và trên thế giới.
Nhật Bản là một trong những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Thu nhập bình quân trên đầu người là 29.400 USD/năm (năm 2004). Đây cũng là một
trong những nước có dân số đông 127.417.244 người (năm 2005). Cùng với những
chính sách tiên tiến về kinh tế, văn hóa và giáo dục Nhật Bản còn có chính sách
khuyến khích người dân đi du lịch để phục hồi sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết và
cũng là biện pháp để cân bằng cán cân thương mại. Khách du lịch Nhật Bản là thị
trường khách có khả năng thanh toán cao, số lượng khách đi du lịch nước ngoài lớn
trên 15 triệu lượt khách / năm. Trong giai đoạn 1995-1996, khách Nhật Bản trung bình
chiếm khoảng 8% - 10% tổng số khách quốc tế đến với tốc độ tăng trưởng hàng năm
là 11,2%. Thị trường khách Nhật Bản sẽ luôn là thị trường gửi khách hàng đầu trên
thế giới nên đây cũng là lợi thế cho du lịch nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhưng lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đang có xu hướng giảm
dần. Thực trạng này đòi hỏi Đảng và Nhà Nước,Tổng Cục du lịch Việt Nam và các cơ
quan chức năng có liên quan đến du lịch đưa ra các chiến lược hợp lý nhằm thu hút
khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông hơn. Để có thể thu hút khách
du lịch Nhật Bản thì trước tiên phải hiểu được tâm lí của họ do đó nhóm chọn đề tài :
“Tâm lý khách du lịch người Nhật Bản”.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 2


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN

I.


Tâm lý khách du lịch:
1. Khách du lịch là gì?

Thuật ngữ du lịch trong tiếng anh: Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, cuộc dã
ngoại ngày nay đã được quốc tế hóa là “Tourism”, còn “tourist” là người đi du lịch
hay còn gọi là du khách.
Chúng ta có thể hiểu khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình đến nơi có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao
sức khỏe, tham quan vãn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức cái mới lạ,
hoặc kết hợp việc nghỉ ngơi với việc hội hợp, kinh doanh, nghiên cứu khoa học…Tại
hội nghị của tổ chức Du lịch thế giới (WTO), tháng 9-1968, đã chính thức xác định:


Khách du lịch là những người lưu lại một điểm tại nơi không phải là nhà mình
với mục đích chính của sự di chuyển không nhằm kiếm tiền.



Khách du lịch quốc tế bao gồm: những người hành trình ra nước ngoài với mục
đích thăm viếng người thân, nghỉ dưỡng chữa bệnh, tham gia các hội nghị, hội
thảo quốc tế, ngoại giao thể thao, thực hiện công vụ (kí kết hợp đồng mua bán
thăm dò thị trường…), những người đi trên các chuyến tàu vượt biển đại
dương.

Có hai loại: khách du lịch và khách tham quan. Sự khác biệt giữa khách du lịch
và khách tham quan là khách tham quan không lưu lại qua đêm ở nơi đến du lịch.
2. Tâm lý khách du lịch là gì?
Tâm lý của khách du lịch ở mỗi nơi đều có những điểm khác nhau nhưng hầu
hết mọi người đều có tâm lý chung là quan tâm đến nhu cầu của họ khi đi du lịch.
Nhà tâm lý học Mỹ A.Maslow đã đưa ra 5 mức độ của nhu cầu, sắp xếp theo

thứ bậc từ thấp đến cao:


Các nhu cầu sinh lý cơ bản.



Nhu cầu an toàn.



Nhu cầu về quan hệ xã hội.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 3


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN


Nhu cầu được tôn trọng.



Nhu cầu tự khẳng định. (Tự thể hiện)
Con người tiến hành các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, đó cũng
là tâm lý chung của những người đi du lịch.

II.


Khái quát về Nhật Bản:
1. Điều kiện tự nhiên:
1 Vị trí địa lý:

Nhật Bản nằm ở phía đông châu á,
phía tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản
gồm 4 đảo chính: Honshu, Hokkaido,
Kyushuy và Shikoku. Có nhiều dãy đảo và
có khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm
60% diện tích . Những quốc gia và lãnh
thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga,
Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển
Đông Hải là Trung Quốc và Đài Loan đi
xa hơn về phía Nam là Philippines và quần
đảo Bắc Mariana.
Tổng diện tích của Nhật Bản là
377.815 km2, đứng 60 trên thế giới về
diện tích và chiếm chưa đầy 0.3% tổng diện tích đất trên thế giới.
Hình II.1: Vị trí của Nhật Bản.
1.1. Địa hình:
Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có
những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều,
nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập
trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.
Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp
nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe -135m.
1.2. Núi non:
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 4



TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Nhật Bản có nhiều dãy núi lớn, nổi
tiếng nhất là ba dãy núi thuộc Alps Nhật
Bản. Các dãy núi phần nhiều là từ đáy biển
đội lên và có hình cánh cung. Núi cao trên
3000m ở Nhật Bản có đến hơn một chục
ngọn. Trên Alps Nhật Bản tập trung khá
nhiều đỉnh có độ cao trên 2500m. Số núi
lửa đang hoạt động có khoảng gần 200.
Hình II.2: Núi non của Nhật Bản.

1.3. Bình nguyên:
Nhật Bản có gần 60 bình nguyên nằm ở ven biển (đồng bằng ven biển), nơi có
sông đổ ra. Tổng diện tích các bình nguyên bằng khoảng 20% diện tích cả nước. Các
bình nguyên nhìn chung đều hẹp. Bình nguyên lớn nhất là bình nguyên Kanto.
1.4. Sônghồ:
Nhật Bản có nhiều con sông: có khoảng 111 con sông dài 20 -30 km và khoảng
210 con sông dài 39 km hoặc trên. Sông ngòi ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh. Lượng
nước lớn vào mùa hè và mùa xuân. Khối lượng chất trầm tích vận chuyển nhiều.
1.5. Bồn địa và cao nguyên:
Nhật Bản có trên 60 bồn địa- những vùng đất trũng giữa các núi, có khoảng
gần 40 cao nguyên và cụm cao nguyên (những cao nguyên liền kề nhau).
1.6. Biển và bờ biển:
Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau. Phía Đông và phía Nam
là Thái Bình Dương. Phía Tây Bắc là biển Nhật Bản. Phía Tây là biển Đông Hải. Phía
Đông Bắc là biển Okhotsk. Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara,
Nansei của Nhật Bản chính là biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các
văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương. Vùng biển nằm

giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu
Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio. Nhật Bản có bờ biển dài
với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, SetoNaikai, Tây Kyushu
nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido,
Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có
nhiều bãi cát và cồn cát.
1.7. Khí hậu:

GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 5


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của
Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt: mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7 . Mùa
xuân và màu thu là 2 mùa dễ chịu nhất trong năm .Vì có mưa nhiều và có khí hậu ôn
hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối
xanh tốt.
Xứ sở hoa anh đào:
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là loài quốc hoa, tượng trưng
cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm
nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của
nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ
không có mùi hương.
Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong
những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và
''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

Hình II.3: Hoa anh đào ở Nhật Bản.

2. Dân số:
Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất
ngôn ngữ và văn hóa. Dân tộc người chủ yếu là dân tộc Yamato cùng với các nhóm
dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung
bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của
sự bùng nổ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 6


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
3. Kinh tế:
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền kinh tế
này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo
thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trải qua nhiều
biến động trong suốt lịch sử, cuối cùng kinh tế Nhật Bản đã và đang tăng trưởng,
nhưng cũng nảy sinh không ít vấn đề. Vào thế kỉ 16 - 17, kinh tế Nhật Bản chủ yếu là
nông nghiệp trồng lúa nước và đánh bắt cá.
Công nghiệp bắt đầu phát triển sau cuộc Phục Hưng Minh Trị vào giữa thế kỉ
19 (năm 1868). Bước sang thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật Bản đã phát triển rõ
rệt. Trong suốt đầu thế kỉ 20, các ngành công nghiệp được ưa chuộng và phát triển
nhất là sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất xe cộ. Nhờ các ngành này mà quân
đội Nhật Bản bành trướng ra ngoài. Trong số những vùng mà Nhật chiếm được, đáng
chú ý nhất là Mãn Châu Lý của Trung Hoa và Triều Tiên.
Mặc dù ưu thế ban đầu nghiêng về Nhật Bản. Tuy nhiên, đến năm 1945, nước
này nằm trong tầm ném bom của đối phương. Máy bay ném bom của quân Đồng minh
đã tàn phá nhiều thành phố. Đáng chú ý nhất là vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và
Nagasaki đã gây ra sức tàn phá lớn trên quy mô rộng. Sau vụ ném bom, các thành phố

và nhà máy bắt đầu tái thiết lại.
Vận mệnh của Nhật thay đổi sau khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm
1950. Mỹ muốn Nhật sản xuất vũ khí để cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều
Tiên. Sản lượng công nghiệp, đặt biệt trong các lĩnh vực như sắt thép và đóng tàu,
tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Mỹ và quyết tâm khôi phục lại đất
nước, đến khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã
được xây dựng. Sau sự bùng nổ kinh tế, các hãng điện tử hàng đầu thế giới đã xuất
hiện như Sony, Panasonic hay Honda.
Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển chưa được bao lâu thì bỗng nhiên suy
thoái. Trong những năm gần đây, rất nhiều công ty bị phá sản - hơn 17.000 công ty.
Đây cũng là điều dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng. So với các nước phương Tây thì tỉ lệ
thất nghiệp của Nhật ít hơn nhiều, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì con số
đó lại cao - 5,2% vào năm 2003. Trong số những người bị thất nghiệp, rất nhiều người
đã phải ngủ ngoài đường vì không có nhà, hay thậm chí là tự tử. Trước tình hình đó,
Nhật Bản đang cố khắc phục để xây dựng lại nền kinh tế tốt hơn.
Khi Nhật Bản bị bể bóng đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989 rồi kinh tế sa sút
từ năm 1991 thì trong 22 năm liên tục, GDP của Nhật Bản không tăng, kinh tế suy
giảm 7 lần và 15 vị Thủ tướng đã thay nhau cầm quyền mà không có giải pháp thích
hợp. Suốt 13 năm qua, lãi suất tại Nhật nằm ở số không, kinh tế giảm phát, hàng hóa
xuống giá nhưng bán không chạy, gánh công trái đã lên tới 240% tổng sản lượng.
Sau thời gian trì trệ, thì vào năm 2013 kinh tế tại các khu vực trên đất nước
Nhật Bản đang trên đà phục hồi với tốc độ vừa phải với hai nhân tố quan trọng là xuất
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 7


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
khẩu và tiêu dùng trong nước đều tăng nhờ thực hiện chính sách kinh tế Abenomics
do Thủ tướng Shinzo Abe đề xướng. Chính sách kinh tế Abenomics hướng đén 3 mục

tiêu lớn: thứ nhất là tăng chi để nâng mức đầu tư trong các dự án xây dựng, thứ hai là
bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn,
thứ ba là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội để kéo đất nước ra khỏi 20 năm trì trệ.
Động lượng thứ hai là bơm tiền như vậy thì sẽ làm đồng Yên mất giá và thực tế
thì đồng Yên đã sụt 30% so với USD và 37% so với đồng Euro. Đó là chủ trương
“Enyasu”, tức là “Đồng Yên rẻ”
Về triển vọng kinh tế, BOJ vẫn thể hiện sự lạc quan với dự đoán gần đây nhất
là nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trung bình ở mức 2,7 % trong năm tài khóa kéo
dài tới tháng 3-2014, với tỷ lệ lạm phát ở mức 0,7%.
4. Chính trị:
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân
chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó
Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp
thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín
nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới.
Tư pháp giữ vai trò quan trọng với chính phủ và hai viện quốc hội gồm thượng viện
và hạ viện. Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại
nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ
thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập
bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi
sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.
Quan hệ quốc tế: Nhật Bản hiện là thành viên của Liên Hiệp Quốc và là thành
viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong những thành viên “G4” tìm
sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực. Hiện Nhật Bản là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong
công tác cứu trợ và nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% tổng thu
nhập quốc dân (GNI) năm 2004.
5. Tôn giáo:


GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 8


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Có thể nói Nhật Bản là một trong
những quốc gia phức tạp nhất thế giới về
tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại
các phong tục tập quán có nguồn gốc và
theo phong cách tôn giáo khác nhau.
Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo
Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm
các chùa chiền của đạo phật vào mùa
xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà
nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo
Thiên chúa. Các đám cưới thường được
tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc
đạo thiên chúa.
Hình II.4: Đại tượng phật Ushiku.
Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hành theo nghi lễ của đạo phật. Có những người
một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám
về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83
triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu.
Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với
khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các
qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt.
Đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Đạo cơ đốc
được đưa vào Nhật năm 1549 phát triển nhanh chóng vào nửa sau của thế kỷ đó, khi
trong nước có nhiều xung đột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang

cần một biểu tượng tinh thần mới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong buôn
bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của tây
phương. Tín đồ cơ đốc giáo hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và thiên chúa, nhưng
tín đồ tin lành đông hơn.Các tín đồ tin lành đã kỷ nịêm 100 năm ngày tôn giáo của họ
trên đất Nhật vào năm 1959.
Trong số các tôn giáo khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả
những người nước ngoài cư trú tạm thời trên đất Nhật.
Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo).Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết
vật linh của người Nhật cổ.Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều
có quỉ thần nên phải được thờ cúng.Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng,
thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương.
Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân
qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo thần.
6. Giáo dục:
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 9


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Về mặt giáo dục, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới
với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc
đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số
nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất
nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
Trong thời kỳ phong kiến, ở các thị trấn và các làng của Nhật Bản đã có các
trường học được gọi là terakoya do nhà chùa và các cơ sở khác tổ chức. Vào cuối thời
kỳ của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), tỷ lệ số người biết chữ đạt khoảng 40% –
một con số khá cao làm cho những người phương Tây tới Nhật Bản phải ngạc nhiên.
Đây là điểm khởi nguồn của hệ thống giáo dục hậu Minh Trị. Tuy nhiên, cho tới

Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo dục bậc đại học ở Nhật Bản vẫn còn tồn tại như là
công cụ đào tạo một số nhỏ sinh viên để họ trở thành viên chức cấp cao của chính phủ
trung ương và sự phân biệt về giới ở thời kỳ này còn rất nặng nề.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh
thế giới thứ hai vào giữa những năm 1947 và 1950, lấy hệ thống của Mỹ làm kiểu
mẫu. Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở),
tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học. Đã có
những động thái nhằm hiện đại hoá chương trình giảng dạy.Tỷ lệ thanh niên cả nam
lẫn nữ tiếp tục học lên trung học phổ thông và bậc đại học sau khi đã kết thúc chương
trình giáo dục bắt buộc đã gia tăng. Trình độ chung của giáo dục đã được cải thiện,
nhưng đồng thời, một số tác động tiêu cực đã nảy sinh do việc gia tăng số học sinh
hoặc do chế độ nghiêm ngặt của hệ thống giáo dục.
Trong số các vấn đề phát sinh, nghiêm trọng nhất có lẽ là vấn đề thi cử.Trong
xã hội hậu Minh Trị, sự phân biệt giai cấp còn nặng nề hơn ngày nay rất nhiều, giáo
dục được xem là con đường duy nhất dẫn đến cơ hội bình đẳng.Trong thời kỳ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ này đã gia tăng, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt để
giành được chỗ học trong các trường nổi tiếng.Khi đi xin việc làm, người ta thường có
khuynh hướng chỉ đánh giá ứng viên xin việc qua cái mác trường đại học người đó đã
tốt nghiệp.Nếu một ứng viên tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng với một thành
tích chẳng mấy gì tốt đẹp cho lắm, người đó vẫn có thể dễ dàng xin việc hơn một sinh
viên tốt nghiệp một trường đại học ít tiếng tăm, cho dù với một thành tích xuất sắc cỡ
nào đi nữa. Chính vì vậy, để xin được việc làm tốt ở một hãng lớn, các phụ huynh
phải lo cho con em mình vào học ở một trường trung học nổi tiếng. Cứ thế, sự cạnh
tranh thi cử lan dần xuống tới tiểu học. Nhiều học sinh đã theo học tại các trường
được gọi là trường dự bị hay trường luyện thi, hoặc theo học những giờ luyện thi do
các giáo viên tư nhân dạy. Việc học thêm này được tiến hành sau hoặc ngoài giờ học
chính khoá làm cho đa số các học sinh có rất ít thời gian để hoạt động vui chơi giải
trí.Đây là một mô hình đặc trưng ở Nhật Bản hiện nay. Theo điều tra của Bộ Giáo dục,
Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản thì có 37% học sinh tiểu học, 76%
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY


Page 10


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
học sinh trung học cơ sở và 37% học sinh trung học phổ thông học tại các trường
luyện thi.
Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ
rất quan trọng đối với trẻ em.Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành
các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con
cái là một trong những nhiệm vụ chính.Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người
mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ vượt qua được chương trình
giáo dục khắc nghiệt ở đây.Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao,
khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy
dỗ con cái thay vì thuê gia sư.
III.

Tâm lý của người Châu Á:

Tâm lý của người Châu Á rất coi trọng gia đình, coi trọng việc học hành, cần
cù, coi trọng cộng đồng, coi trọng xã hội có đạo đức. Tính tình của người Nhật Bản
rất chung thành, yêu nước, tôn kính, giữ gìn danh dự gia đình, thực tế, lạc quan và hài
hước, tinh tế và nhạy cảm… Rất chú ý tới tác phong và đánh gía cao đức tính kiên
nhẫn, lịch sự, khiêm nhường.
Người châu Á rất hiếu khách, đề cao mối quan hệ bổn phận giữa Chính phủ và
Công dân.
Người châu Á Thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật
chất dày vò, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình.
Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng
địa vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặc những người có

địa vị xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng
cụ thể.
Trong công việc, người châu Á thường bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm tốn và
trung thành với cấp trên, sẵn sàng thích ứng với công việc do yêu cầu của cấp trên hay
người chủ đề ra. Họ coi trọng truyền thống gia đình, địa vị xã hội và học vấn. Phần
lớn trong số họ thường tự bằng lòng với những gì sẵn được sắp đặt trong cuộc sống.
Họ bằng lòng với số phận và thường có ý thức về việc thực hiện vai trò của mình
trong cuộc sống một cách hài hòa với môi trường xã hội.
Người châu Á thường ít tin vào pháp luật, mà coi đó như sự áp đặt từ bên ngoài
vào cuộc sống và lợi ích của họ. Vì vậy mức độ tôn trọng luật pháp của họ phụ thuộc
vào địa vị xã hội, học vấn, truyền thống và danh dự của gia đình. Tuy nhiên, trong
cộng đồng dân cư sống ở nông thôn châu Á, mức độ hiểu biết và tin tưởng luật pháp
còn hạn chế và thường có xu hướng ứng xử theo tập quán truyền thống.
Cũng vì vậy, trong quan hệ, họ coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn
nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế hệ chung sống trong một
ngôi nhà.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 11


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN

Hình III.1: Gia đình ba thế hệ .
Người châu Á thường coi trọng việc đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu
với láng giềng. Con cái của họ được giáo dục về tính cộng đồng từ sớm, để có thể
thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công việc, đời sống.
Mặc dù cũng coi trọng thời gian theo lịch trình, song người châu Á chịu ảnh
hưởng tôn giáo khá đậm, họ quan niệm thời gian là vòng luân hồi và có sự gắn kết quá
khứ với hiện tại và tương lai. Họ có thái độ ứng xử hài hòa với nhau và với giới tự

nhiên. Cũng vì vậy, nhịp thời gian thường có sự co giãn theo thời vụ nông nghiệp và
lễ hội.
Trong việc sắp xếp thời gian, đôi khi có sự xen kẽ hay lẫn lộn giữa chơi và làm
việc. Người châu Á nhiều khi sử dụng thời gian theo cảm hứng trong cả hoạt động
khoa học, sản xuất và đi du lịch. Họ thích sự ngẫu hứng và tin vào sự may rủi, số phận
và sự ngẫu nhiên.
IV.

Tính cách của người Nhật Bản:
1 Tính nghiêm túc, kỉ luật cao:

Tính nghiêm túc, kỷ luật là đặc trưng của người Nhật, tinh thần trách nhiệm,
tính nghiêm túc, ý thức kỷ luật cao đặc biệt làm nên sự khác biệt của người Nhật với
các quốc gia khác.
Người Nhật đã bắt tay vào công việc là nghiêm túc, cẩn thận và có tính kỷ luật
rất cao. Nói về tính kỷ luật của người Nhật đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp
điều này càng thể hiện rõ ràng hơn:
• Đi làm đúng giờ.
• Nghi lễ chào hỏi, phân biệt trên dưới trong công ty.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 12


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
• Làm việc theo quy định, phương châm của công ty.
1. Làm việc có kế hoạch:
Người Nhật khi làm việc là có tính kế hoạch rất cao, họ luôn sắp xếp công việc
từ rất sớm, chuẩn bị nghiêm túc và liên lạc báo cáo thường xuyên trong quá trình thực
hiện.

Người Nhật coi trọng việc làm việc có kế hoạch theo nguyên tắc trước tiên
chính bản thân phải quản lý quỷ thời gian của mình hợp lý nhất và không làm ảnh
hưởng đến kế hoạch làm việc của người khác.
2. Người Nhật Bản rất coi trọng học vấn:
Nhật Bản nghèo tài nguyên, chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo
đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế
tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý to lớn đối với đất
nước.
Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào
tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Cấp độ cá
nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ
không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Cũng cần nói rằng, đạo Khổng
đã đem lại cho Nhật bản xưa và nay tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị
xuất thân, dòng dõi mà là giá trị qua thi cử.
Một trong những tính cách đáng chú ý nhất của dân Nhật là sự ham muốn phát
triển nhân cách vô bờ bến của họ. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa
mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố
gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt
nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho
người dân Nhật niềm tin rằng: số phận
cơ may của họ được định đoạt bởi sự
chăm chỉ học hành và điều quan trọng
là họ cũng tin rằng tất cả họ ngay từ
đầu đều có cơ hội bình đẳng như nhau.
Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một
đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo
dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ
đang sống trong một môi trường xã hội
đồng nhất không phải giai cấp, trong

đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế
không quan trọng bằng sự cố gắng bản
thân.
Hình IV.1: Bố dạy con học.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 13


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
3. Tinh thần làm việc tập thể:
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia
phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự
thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và
mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng
hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường
học hay hội đoàn…
Trong làm việc, người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự
hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành,
người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác. Các
tập thể (công ty, trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt
nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để
đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở
trong nước Nhật, nhưng khi ra nước ngoài, hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh
tranh lại với một nước thứ ba của ngoại quốc.
4. Tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ:
• Tính tiết kiệm:
Người Nhật nổi tiếng với đức tính tiết kiệm này, trẻ con từ bé đã được giáo dục
ý thức tiết kiệm,họ tiết kiệm đến từng cái nhỏ nhất. Nếu chỉ 1 người tiết kiệm trong
khi cả xã hội lãng phí thì không có ý nghĩa gì nhưng nếu cả xã hội ,cả dân tộc đều tiết

kiệm thì có ý nghĩa lớn vô cùng.
Ví dụ:khi có tiệc ăn hoặc khi đi ăn ở 1 quán ăn họ chỉ gọi đủ thức ăn để ăn vừa
hết, ko bao giờ để thừa thức ăn, 1 đĩa thức ăn bao giờ ăn xong cũng hết, ko còn thừa tý
nào, nếu thừa họ sẽ gói mang về chứ ko bao giờ để thừa đổ đi cả.
• Làm việc chăm chỉ:
Cảnh tượng thường thấy trên các tàu điện ngầm là người Nhật không bao giờ
nói chuyện rôm rả với nhau mà họ- ai biết việc người ấy, đều tranh thủ mang sách ra
đọc, mang laptop hoặc điện thoại ra đọc báo hoặc làm việc. Họ chăm chỉ nỗ lực tận
dụng mọi thời gian rảnh rỗi để làm việc (khác hẳn với cảnh đi tàu ở Việt Nam) ==> họ
nỗ lực làm việc học tập trong "từng giây", chậm chậm, từ từ nhưng chắc chắn và chăm
chỉ đều đặn cả đời.
Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình "họ
sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống". Họ chăm chỉ làm việc suốt đời.
Họ hạnh phúc khi được làm việc, với họ thì thật là tệ hại khi không được làm việc,
không được đóng góp công sức cho xã hội.
Trẻ con Nhật Bản từ bé đã được giáo dục "đã không làm thì thôi nhưng đã làm
thì phải làm việc hết mình", yêu và say mê công việc, cố hết sức phấn đấu làm việc.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 14


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Ngoài ra người Nhật còn "chơi ra chơi mà làm ra làm". Khi chơi thì có thể rất
vui vẻ thoải mái nhưng khi làm việc thì cực kì kỷ luật và nghiêm túc. Họ hết mình tập
trung vào công việc không để xao nhãng phân tâm chơi bời. Khi một người Nhật làm
việc thì mặt anh ta cực kì tập trung và nghiêm nghị, anh tập trung 100% vào việc đang
làm.
5. Người Nhật Bản rất lịch thiệp trong giao tiếp:
Khi tiếp xúc Nhật Bản thường trao danh thiếp rồi cúi người thấp để chào hoặc

bắt tay một cách nhẹ nhàng và không nhìn chằm chằm vào mắt khách. Ít khi xưng hô
bằng tên thân mật. Chủ đề chủ yếu là: Lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Tránh các đề tài
chiến tranh thế giới, những tranh luận gay gắt. Ít khi dùng từ “không” trong đối thoại.
Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào
như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi
tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào
“người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít
tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác,
hoàn cảnh), khách là người trên…

Hình III.1: Có 3 cách cúi chào mà người Nhật hay dùng

GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 15


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Một điều rất quan trọng
trong giao tiếp là cách tạo ra
thiện cảm ban đầu, trong công
việc cũng như sinh hoạt, người
Nhật không muốn bị lãng quên.
Phụ nữ Nhật khi nói
chuyện với người ít quen biết
thì họ phải im lặng và nhìn đi
chỗ khác, đó được coi là những
hành vi đức hạnh, được đánh
giá là người phụ nữ đức hạnh,
còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị

đánh giá là người không đứng
đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi
đó được đánh giá như lời mời
gọi dẫn tới sự thân mật.

Hình III.2: Giao tiếp với người lớn tuổi.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường
không mở món quà đó trước mặt người tặng quà.
Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải
đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm
lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đóvào lúc thích hợp phải xin phép ra về
với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”.
6. Người Nhật Bản thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện:

Hình IV.2: Trồng cây.

GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 16


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Người Nhật thích các hoạt động tình nguyện, nhất là người già. Ở Nhật họ
thường có các lớp học có cực kỳ nhiều hoạt động tình nguyện để họ tham gia, và rất
nhiều hoạt động duy trì được lâu dài nhờ sự tích cực dành cho người cao tuổi.
Và cũng thường tổ chức các chương trình tình nguyện như bảo vệ môi trường,
bảo tồn thú quý hiếm hay trồng rừng. Từ những hoạt động tình nguyện đó họ có cơ
hội đi du lịch, giao lưu văn hoá và trao dồi kinh nghiệm. Thành lập chương trình tình
nguyện cao cấp của Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản JICA.

V.

Khẩu vị và cách ăn uống của người Nhật Bản:
1 Khẩu vị:

Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực
phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các
món ăn sống, hấp, luộc…“Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn,
đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”.
• Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn
• Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen
• Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Các
món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên.
Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế
của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến
nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm.
Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần
ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp,
rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để
thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà
xanh nóng hổi.
Những món ăn truyền thống của người Nhật:
Ẩm thực truyền thống của người Nhật được thế giới biết đến với các món như:
sushi, sashimi, tempura, súp miso, mì Udon, Soba… Các món này được xem như
những món đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức.
• Sushi là món cơm trộn với giấm, kết hợp với các loại thức ăn như cá sống,
trứng cá, rau củ, và được cuốn trong lá rong biển. Có nhiều loại sushi khác
nhau, mỗi loại đều đem lại hương vị và màu sắc khác nhau. Món này dùng bằng
tay, chấm tương rồi cho vào miệng mà không cắn nhỏ vì sẽ làm nát miếng

sushi. Sushi ăn kèm với nước tương, mù tạt và gừng ngâm chua.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 17


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN

Hình V.1: Món ăn sushi.
• Sashimi là món ăn sống trong ẩm thực Nhật, làm từ cá và hải sản tươi sống:
những lát hải sản như mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống được xếp một cách đẹp
mắt trên khay gỗ cùng với củ cải trắng bào sợi và lá tía tô. Món ăn được chấm
kèm với nước tương và mù tạt (wasami). Cảm giác đầu tiên khi ăn sashimi là vị
cay xộc đến mũi, đánh thức các giác quan. Sau đó là vị mặn vừa của nước
tương hảo hạng và vị ngọt tươi ngon, mềm, béo ngậy của cá sống. Tất cả như
tan vào trong miệng, trôi tuột xuống bao tử.

Hình V.2: Món ăn Sashimi.
• Tempura là món chiên trong ẩm thực Nhật, đó là các loại tôm, cá, mực và rau
củ được tẩm qua bột và chiên vàng. Lớp bột mỏng, giòn nhưng không cứng, có
độ mềm nhẹ. Sau khi chiên, tempura phải thật khô ráo, không gây cảm giác
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 18


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
ngán cho người ăn. Món ăn dùng với nước tương pha loãng cùng với ít củ cải
trắng và gừng băm nhỏ.
• Mỳ Soba là món mì lạnh, được sử dụng thay cơm, làm từ sợi mì soba, trứng

cút, rong biển, hành lá, gừng và wasabi. Mì sau khi luộc được ngâm qua nước
đá lạnh, ăn cùng với nước sốt zaru.
• Mì Udon là những sợi mì nhỏ, có màu trắng, được làm từ bột, muối và nước.
Mì có thể ăn nóng hoặc nguội và được nấu bằng nhiều cách. Mì nóng thì được
ăn với canh nóng, mì nguội dùng với nước sốt. Gia vị ăn kèm mì udon là hạt
vừng, bột gừng tươi, rong biển sấy khô, lát hành xanh, wasabi…
2 Cách ăn uống:
Đối với người Nhật, điều quan trọng không chỉ ở hình thức món ăn mà còn ở
khung cảnh thực phòng cũng như phong cách phục vụ. Bước vào các ngôi nhà kiểu
Nhật, trước tiên bạn phải cởi giày, đi qua một lớp cửa kéo rồi ngồi trên sàn nhà làm từ
chiếu cói được gọi là tatami. Trong phòng có bày sẵn những đệm ngồi mỏng để khách
ngồi quỳ lên trên. Ngồi quỳ là cách thể hiện sự tôn trọng, nghiêm trang của người
Nhật. Nhưng nếu được sự cho phép của chủ nhà, bạn cũng có thể để chân thoải mái
theo ý bạn. Trước khi ăn người Nhật thường nói “itadakimasu”, đó là một câu nói lịch
sự nghĩa là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa
ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama desh*ta” có nghĩa là “cám
ơn vì bữa ăn ngon”.

GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 19


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Hình V.3: Cách ăn uống của người Nhật.
VI.

Đặc điểm khi đi du lịch của người Nhật Bản:

Rất ít khi thấy khách du lịch Nhật đi du lịch một mình trừ khi chuyến đi có mục

đích thương mại hoặc du lịch ba lô (nhưng hiện nay tại Việt Nam thì khách Nhật đi
theo dạng ba lô và theo tour là ngang nhau.)
Trong năm có một số thời điểm người Nhật đi du lịch rất nhiều. Từ cuối năm
nay đến đầu năm sau (25/12 – 7/1), cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, cuối tháng 4 đến
đầu tháng 5 và cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
Nếu một gia đình Nhật có ba thế hệ cùng đi du lịch thì bọn trẻ sẽ quyết định khi
nào đi. Ông bà sẽ quyết định chi tiêu bao nhiêu. Bà mẹ có quyết định cuối cùng về tất
cả mọi thứ, còn ông bố thì thi hành không có cãi cọ gì cả (điều này rất lạ vì tại Nhật
đàn ông đi làm nuôi cả gia đình đây cũng là một điều đặc biệt).
Người Nhật là người có khả năng chi tiêu cao, yêu thích thiên nhiên và có tinh
thần học hỏi nên họ thích đến những điểm du lịch an toàn, có chính trị ổn định, người
dân địa phương mến khách.
Hơn nữa, những nơi có phong cảnh tự nhiên phong phú, giàu bản sắc dân tộc,
những nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, có các món ngon cũng thu hút rất nhiều
du khách người Nhật. Bên cạnh đó, giá cả hợp lý, dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu
du lịch cùng với môi trường sinh thái trong lành cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc quyết định địa điểm du lịch của du khách người Nhật.
Tập quán sinh hoạt:
• Bồn tắm: Khách du lịch nếu được hỏi sẽ chọn giữa phòng có bồn tắm và phòng
chỉ có vòi hoa sen trừ khi họ là thanh niên.
• Giày dép: Những đôi dép đi trong nhà là một trong những yêu cầu tối thiểu
dành cho khách Nhật trong khách sạn thậm chí có người còn mang theo dép
riêng nữa. Khi SKS-45 ở nhà một bạn người Nhật tại Kyoto, trong nhà anh bạn
này có tất cả là 6 đôi dép ( anh chàng naỳ còn độc thân) dép để đi trong nhà, đi
vệ sinh, vào phòng ăn .
• Bữa ăn: Mặc dù rất thích thú vơí các món ăn địa phương nhưng sẽ không có gì
bằng nếu có một bình nhỏ nước tương Nhật – điều này sẽ gây được thiện cảm
với khách Nhật.
Các hoạt động du lịch, ẩm thực và thể thao của người Nhật Bản:
• Có khuynh hướng chọn địa điểm du lịch là các nước Châu Á, và các điểm du

lịch trong nước.
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 20


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
• Thích ăn những món ngon, thưởng thức ẩm thực dân tộc đặc biệt là những món
ăn được làm từ hải sản.
• Thích đến những nơi có các hoạt động tình nguyện. Những lĩnh vực họ quan
tâm là giáo dục, nông nghiệp, y tế, phục hồi các di sản, kiến trúc.
• Thích được thưởng thức nghệ thuật truyền thống nơi họ đặt chân đến.
• Thích mua sắm đồ thủ công truyền thống về làm quà cho người thân và bạn bè.
• Thích đi dạo về đêm ở những nơi có phong cảnh đẹp.
Lấy sự hài hoà làm gốc rễ của đạo đức :
Một trong những nguyên tắc sống quan trọng nhất của người Nhật đó là lấy sự
hài hoà làm gốc rễ của đạo đức. Du khách Nhật ít khi biểu lộ sự không hài lòng một
cách trực tiếp. Nếu chất lượng tour du lịch có vấn đề, họ thường gửi thư hoặc thông
qua đại lý. Các chuyên gia người Nhật trong lĩnh vực dịch vụ thường đưa ra lời
khuyên hữu ích để giải quyết vấn đề này, đó là, các doanh nghiệp du lịch nên tìm cách
tìm hiểu mức độ hài lòng cuả du khách Nhật Bản bằng nhiều hình thức khác nhau để
tránh những vướng mắc về sau, đơn giản có thể thông qua các phiếu điều tra, bảng hỏi
gửi cho khách.
Khách hàng là Thượng đế:
Nguyên tắc thứ hai của người Nhật là khách hàng là Thượng đế, họ cho rằng
người trả tiền luôn có vị thế cao hơn người nhận tiền. Vì vậy du khách Nhật Bản có
phần khó tính, nhiều yêu cầu, thường hay phàn nàn và luôn đòi hỏi sự phục vụ với
chất lượng cao nhất. Người Nhật có một cuộc sống thuận lợi, nhiều tiện nghi, quen
với việc sử dụng những sản phẩm thuận tiện nên khi đi du lịch nước ngoài, họ thường
không dễ thích nghi với những điều kiện thiếu thốn tại điểm du lịch.

Tính đúng giờ:
Đúng giờ là một nguyên tắc sống rất quan trọng của người Nhật. Trong các
hoạt động du lịch, người Nhật cảm thấy không hài lòng khi phải chờ đợi.
Sức khoẻ là vàng:
Khi đi du lịch, người Nhật rất quan tâm tới việc bảo vệ sức khoẻ, tới vấn đề an
ninh và an toàn. Chính vì vậy, những yếu tố bất ổn của môi trường du lịch có ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định đi du lịch của người Nhật. Những vấn đề như khủng bố,
dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm, …) đã làm giảm sút nghiêm trọng số lượng du khách
Nhật Bản đi du lịch nước ngoài.
Coi trọng sự sạch sẽ:

GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 21


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
Người Nhật rất coi trọng sự sạch sẽ (cleanliness) trong cuộc sống thường ngày
cũng như khi đi du lịch. Vì quá sạch sẽ nên đôi khi khả năng miễn dịch của họ rất yếu,
vì vậy mà du khách Nhật rất cẩn trọng trong vấn đề vệ sinh và ăn uống.
Hiểu ngôn ngữ và văn hoá:
Số ít người Nhật sử dụng thuần thục được tiếng Anh, vì thế mà một trong
những yêu cầu rất quan trọng khi phục vụ khách Nhật đó là sự cần thiết của đội ngũ
hướng dẫn viên tiếng Nhật cần chuyên nghiệp và đông đảo hơn nữa. Người Nhật còn
quan niệm rằng, ẩn giấu sau ngôn ngữ là văn hoá, và họ yêu cầu hướng dẫn viên
không chỉ sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà còn phải hiểu văn hoá và phong cách sống
của người Nhật Bản.
VII.

Kết luận – Kiến nghị:

1 Kết luận:

Người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn
tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần
hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên
tiến đứng thứ 2 thế giới.
Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái
chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau để đạt
được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài.
Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị, đây là tập tục có từ lâu đời của
người Nhật.
Người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí
nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà
còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ.
Người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ
được khẳng định.
Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự
cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh
tranh của nhóm.
Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, cần cù và có tính trách nhiệm cao,
yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín.
Nói tóm lại đất nước Nhật Bản là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới .
1.

Kiến nghị:

Người Nhật là những người du lịch nhiều nhất thế giới, có nhu cầu tiêu dùng
cao, có tiềm lực kinh tế tuy nhiên cũng là những khách hàng rất khó tính, việc thu hút
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY


Page 22


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
khách du lịch Nhật Bản hứa hẹn mang đến những nguồn thu lớn nhưng cũng đặt ra rất
nhiều thách thức cho các nhà làm du lịch, trong đó có Việt Nam.
Ba vấn đề cần tập trung để thu hút khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam:
Thứ nhất, phải kiểm soát được chất lượng dịch vụ (do khách Nhật rất tinh tế và
kỹ tính, yêu cầu mọi dịch vụ phải chính xác, rõ ràng). Không truyền thông sai về chất
lượng dịch vụ và phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Thứ hai, phải tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu đặc thù
của khách Nhật. Phối hợp với các trường Đại học, dạy nghề tăng cường đào tạo hướng
dẫn viên tiếng Nhật. Du khách Nhật Bản rất thích món ăn Việt Nam, vì không nhiều
dầu mỡ và có nhiều rau xanh. Khách Nhật cũng rất thích mua sắm hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam như: hàng thêu tay, túi xách có đính cườm… Những địa điểm văn
hóa như phố cổ Hà Nội, Hoàng Thành Thăng Long, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long
cũng là những điểm rất hút du khách Nhật.
Thứ ba là làm tốt hơn công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam với
việc huy động nguồn lực của Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp và địa phương.

VIII. Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “Tâm lý khách du lịch – Võ Thị Bích Thùy”.
2. Địa lý Nhật Bản:
/>3. Tìm hiểu về đất nước Nhật Bản:
/>4. Giáo sư Phan Ngọc – Nhà khoa học của nhiều ngôn ngữ:

5. Về phong cách giao tiếp của người Châu Á:

6. Văn hóa ứng xử của cư dân Châu Âu,Châu Á và Châu Mỹ:
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY


Page 23


TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NGƯỜI NHẬT BẢN
/>7. Học điều gì từ người nhật bản:
/>8. Nhật Bản và chính sách kinh tế "Abenomics":

/>
GVHD: VÕ THỊ BÍCH THÙY

Page 24



×