Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công nghệ thi công cọc khoan nhồi TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.68 KB, 20 trang )

Công nghệ thi công cọc khoan nhồi
I/ Giới thiệu chung:
Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng được áp dụng rộng rãi trong xây
dựng nhà cao tầng ở trên thế giới và ở Việt Nam. Chúng thường được thiết kế để mang
tải lớn nên chất lượng của cọc luôn luôn là vấn đề được quan tâm nhất. Khâu quan trọng
nhất để quyết định chất lượng của cọc là khâu thi công, nó bao gồm cả kỹ thuật, thiết bị,
năng lực của đơn vị thi công, sự nghiêm túc thực hiên qui trình công nghệ chặt chẽ, kinh
nghiệm xử lý khi gặp các trường hợp cụ thể. Ở phần này chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết
quá trình thi công cọc khoan nhồi và một số kinh nghiệm với mục đích cung cấp cho các
kỹ sư thi công một số kiến thức và kinh nghiệm ban đầu của công nghệ này.
Đặc điểm công nghệ và các thiết bị thiết bị thi công cọc khoan nhồi:
Trên thế giới có rất nhiều công nghệ và các loại thiết bị thi công cọc khoan nhồi khác
nhau. Ở Việt nam hiện nay chủ yếu là sử dụng 3 phương pháp khoan cọc nhồi với các
loại thiết bị và quy trình khoan khác nhau như sau:
* Phương pháp khoan thổi rửa. (còn gọi là phương pháp khoan phản tuần hoàn).
* Phương pháp khoan dùng ống vách.
* Phương pháp khoan gầu trong dung dịch bentonite.
A. Phương pháp khoan thổi rửa (hay phản tuần hoàn):
Xuất hiện đã lâu và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Tại Việt Nam một
số đơn vị xây dựng liên doanh với Trung Quốc vẫn sử dụng trong công nghệ khoan này.
Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất. dung dịch bentonite được bơm xuống để giữ
vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ đáy hố
khoan lên đưa vào bể lắng. Lọc tách đung dịch bentonite cho quay lại và mùn khoan ướt
được bơm vào xe téc và vận chuyển ra khỏi công trường. Công việc đặt cốt thép và đổ
bê tông tiến hành bình thường.
- Ưu điểm: giá thiết bị rẻ. thi công đơn giản, giá thành hạ.
- Nhược điểm: Khoan chậm chất lượng và độ tin cậy chưa cao.
B. Phương pháp khoan dùng ống vách:
Xuất hiện từ trập niên 60~70 của thế kỷ này ống vách được hạ xuống và nâng lên bằng
cách vừa xoay vừa rung. Trong phương pháp này không cần dùng đến dung dịch
bentonite để giữ vách hố khoan. Đất trong lòng ống vách được lấy ra bằng gầu ngoạm.


Việc đặt cốt thép và đổ bê tông được tiến hành hình thường.
- Ưu điểm của phương pháp này là: không cần đến dung dịch benlonitc, công trường
sạch, chất lượng cọc đảm bảo.
- Nhược điểm của phương pháp này là khó làm được cọc đến 30m, máy cồng kềnh, khi
làm việc gây chấn động rung lớn, khó sử dụng cho việc xây chen trong thành phố.
C. Phương pháp khoan gầu:
Trong công nghệ khoan này gầu khoan thường ở dạng thùng xoay cắt đất và đưa ra ngoài,


cần gầu khoan có dạng ăng ten thường là 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy
dài xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh. Vách hố khoan được giữ ổn định bằng dung địch
betonite. Quá trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch sét bentonite.
Dung dịch sét bentonite được thu hồi lọc và tái sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh và giảm
khối lượng chuyên chở. Trong quá trình khoan có thể thay các đầu đào khác nhau để phù
hợp với nền đất và có thể vượt qua các dị vật trong lòng đất. Việc đặt cốt thép và đổ bê
tông được tiến hành trong dung dịch bentonite. Các thiết bị đào thông dụng ở Việt Nam
là Bauer (Đức), Soil-Mec (Italia) và Hitachi (Nhật Bản).
- Ưu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng thuận tiện rõ ràng, bảo đảm vệ sinh
môi trường. Ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
- Nhược điểm: thiết bị chuyên dụng, giá đắt, giá thành cọc cao, quy trình công nghệ phải
tuân thủ chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân phải lành nghề và có ý thức công
nghiệp và kỷ luật cao.
Do phương pháp này khoan nhanh hơn và chất lượng đảm bảo hơn nên ở Việt Nam hiện
nay chủ yếu sử dụng phương pháp khoan này.
còn tiếp
Một vài ý kiến:
- Với việc hiểu được các phương pháp thi công từ bài trên. Người cán bộ có thể áp dụng
được các mã đơn giá, mã hiệu định mức rất rõ ràng. Không còn tình trạng rất hay gặp
trong các hồ sơ dự toán: Sử dụng phương pháp khoan dùng ống vách, nhưng vẫn có đầu
việc Sử dụng dung dịch bentonite chống sụt thành hố khoan.

- Xem qua phân tích nhược điểm nói trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình (về
địa chất, về khả năng huy động thiết bị, lượng chi phí...) có thể chọn phương pháp thi
công từ đó đơn giá tương ứng trong bản dự toán.
- Dung dịch betonite trong các phương pháp được sử dụng tuần hoàn (lọc tách sử dụng
lại), mùn khoan tách ra được chở đi. Hiểu được vấn đề này việc áp dụng đơn giá cho 2
công tác này sẽ rõ ràng.
- Phương pháp dùng ống vách, ống được hạ xuống và nâng lên, chấn động rung lớn, tính
chi phí hao phí ống vách là rất cần thiết.
- Định mức dùng để xác định chi phí (giá) cho công tác khoan cọc nhồi trong tập ĐM dự
toán XDCT phần xây dựng số 1776/BXD-VP có mã hiệu AC.3000 cho 2 phương pháp:
+ AC.31000 Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan có ống vách (không sử dụng dung
dịch khoan)
+ AC.32000 Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan xoay phản tuần hoàn (có sử dụng
dung dịch khoan).
Thi công tầng hầm TOP - DOWN
TS. Võ Quốc Bảo là thầy dạy môn kỹ thuật thi công của TA, bài viết về công nghệ thi
công Top - Down của thầy Bảo đăng trên tạp chí xây dựng số 4/2000. TA được thầy tặng
tuyển tập các bài viết khi còn đi học. Năm 2003 TA được kiểm chứng thực tế các vấn đề
lý thuyết này tại công trình thi công toà nhà Vincom - Bà Triệu. Giờ xin chia sẻ với các
bạn theo khía cạnh tìm hiểu các đầu mục công việc để lập dự toán cho đúng, cho đủ. Để ý
danh mục công việc, trình tự thi công ở phần Quy trình thi công tầng hầm theo


phương pháp "TOP-DOWN" ở bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được các
đầu công việc phải lập dự toán.
Nhà cao tầng thường có một vài tầng hầm để làm tầng kĩ thuật, chứa đựng máy móc thiết
bị, hệ thống kĩ thuật và xử lý như: bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước
sạch hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối
điện. Ngoài ra, còn làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và gara ô tô. Về góc đọ chịu lực tầng
hầm giúp công trình đỡ bớt tải nềnđất phía trên đưa trọng tâm công trình thấp xuống,

giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn. Tuy nhiên việc thi công
tầng hầm nói riêng và phần ngầm nói chung thường rất khó khăn và là thách thức đối với
nhiều nhà thầu. Mỗi công trình đều có những đặc diềm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt
địa chất, chiều cao mực nước ngầm... nên không thể chỉ sử dụng kinh nghiệm mà đòi hòi
cần có hiểu biết đầy đủ về khoa học và công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng
của công trình.
Như chúng ta đã biết, các phương pháp thi công phần ngầm truyền thống thường dùng
tường chắn và hệ thanh chống để dào đất và thi công phần ngầm công trình từ dưới lên
mà đại diện của các phương pháp này là: Phương pháp sử dụng tường chắn bằng ván cừ
thép (Sheel piles) và hệ thống thanh chống (Bracing System); Phương pháp sử dụng
tường chăn Ba rét và hệ thống neo trong đất (Anchors).
Các phương pháp này bên cạnh một số ưu điểm thì bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản là
tốn kém về kinh tế tiến độ thi
công chậm và độ chính xác kém.
Công nghệ thi công tầng hầm 'TOP-DOWN' là công nghệ tiên tiến hiện nay. Trong công
nghệ này người ta thi công các tầng hầm từ trên xuống (TOP-DOWN). Có nghĩa là người
ta thi công kết cấu sàn tầng trệt trước rồi đào đất và thi công tầng ngầm thứ nhất và cứ
như vậy tiếp tục các tầng hầm khác, đến tầng ngầm cuối cùng người ta thi công cùng với
đài cọc và hệ thống dầm móng. Công nghệ thi công tầng hàm "TOP-DOWN" dựa trên cơ
sở săn có của tường vách cứng (Diaphagm Wall) với công nghệ tường Ba rét, sử dụng
các sàn tầng trệt và các tầng hầm làm hệ thống chống đỡ tường tầng hầm trong quá trình
đào đất và thi công dầm từ trên xuống dưới.
Công nghệ thi công tầng hầm "TOP-DOWNN có những ưu điểm sau:
- Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing System) để chống đỡ vách tường tầng
hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm. Hệ thanh chống tạm này thường rất
phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém.
- Không tốn kém hệ thống giáo chống, coppha cho kết cấu dầm sàn tầng hầm vì thường
thi công ngay trên mặt đất.
- Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt, nên giảm ảnh hưởng xấu của thời tiết.
- Tiến đó thi công nhanh, sau khi đã thi công sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi

công phần thần và thi công
phần ngầm. Có thể thi công đồng thời các tầng hầm và kết cấu phần thân. Với nhà có 3
tầng hầm thường tiết kiệm được thời gian thi công từ 5 dấn 6 tháng.
Tuy nhiên công nghệ thi công tầng hầm "TOP-DOWN" là một công nghệ mới và phức
tạp cần được nghiên cứu kĩ lưỡng.
Một số vấn đề kĩ thuật cần thiết trong thi công tầng bầm theo phương pháp "TOPDOWN"
1. Cốt thép đỡ tạm: Khi thi công tầng hầm theo phương pháp "TOP-DOWN" phải sử


dụng các cột thép để đỡ các sàn tầng hầm và nếu thi công kết cấu phần thân đồng thời với
thi công tầng hầm thì các cột thép chống tạm này phải chịu được thêm cả 2 sàn tầng 1 và
tầng 2 nữa. Số lượng các sàn mà cột thép chống tạm cần phải đỡ sẽ được lấy theo tiến độ
thi công phần thân nhà.
Các cột thép đỡ tạm sau này sẽ được nhồi và bọc bê tông trở thành những cột chịu lực
của công trình. Việc tinh toán các cột này sẽ theo những phương pháp tinh toán và quy
định riêng. Trong thực tế người ta dùng thép I có gia cường thép góc hoặc ống thép với
khả năng chịu lực từ 200 - 1000 tấn.
Các cột thép đỡ tạm phải được đặt đúng vào vị trí các cột chịu lực của công trình và
thường được cắm sẵn vào các cọc khoan nhồi từ khi thi công cọc khoan nhồi.
2. Bê tông Do yêu cầu thi công liên tục, phải tháo ván khuôn sớm để tiến hành đào đất thi
công tiếp tục phần dưới, nên cần dùng phụ gia để giúp bê tông nhanh chóng đạt được
cường độ yêu cầu trong mót thời gian ngăn. Có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng phụ gia hóa dẻo, siêu dẻo giảm tỉ lệ nước nhưng vẫn giữ nguyên độ sụt yêu cầu
làm tăng cường độ của bê tông.
- Sử dụng các phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh, có thế đạt trên 90% cường độ thiết kế
trong vòng 7 ngày.
Khi thi công cột và vách cứng, cần phải dùng bê tông có phụ gia trương nở để vá các đầu
cột, đầu lõi nơi tiếp giáp với dầm sàn. Phụ gia trương nở nên sử dụng loại khoáng, khi
tương tác với nước xi măng tạo ra các cấu tử nở CaOAl2O33CaSo4(31-32)H2O. Hàm
lượng phụ gia trương nở thường được sử dụng là từ 5 - 15% của lượng xi măng, không

nên dùng bột nhóm hoặc các chất sinh khí để làm bê tông trương nở bới chúng gây ăn
mòn cốt thép.
Bê tông sàn nơi tiếp giáp với tường tầng hầm nơi có thép chờ vả ở sàn đáy phải được
chống thấm bằng những phương pháp hữu hiệu, việc sửa chữa những chỗ bị rò rỉ, thấm
sau khi đã thi công bê tông là rất khó khăn và tốn kém.
3. Hạ mực nước ngấm để thi công các tầng hầm: Khi thi công các tầng hầm bằng phương
pháp "TOP-DOWN" thường gặp nước ngầm gây khó khăn rất nhiều cho việc thi công,
thông thường người ta phải kết hợp cả hai phương pháp là hạ mực nước ngầm bằng ống
kim lọc và hệ thống thoát nước bề mặt gồm các mương tích nước. hố thu nước và máy
bơm. Việc thiết kế các hệ thống hạ mực nước ngầm và thoát nước này phải được tính
toán riêng cho từng độ sâu thi công theo từng giai đoạn. Khi thi công cũng phải coi trọng
và luân thủ đúng yêu cầu thiết kế của
công tác này.
Quy trình thi công tầng hầm theo phương pháp "TOP-DOWN" (các bạn chú ý đầu
việc để đưa vào bản dự toán và bản tiến độ trong Microsoft Project nhé)
Giả sử có một công trình gồm có 3 tầng hầm. Móng cọc khoan nhồi và cọc Barét đã được
thi công các cọc đỡ tạm bằng thép đã được cắm vào cọc khoan nhồi và cọc barét theo
đúng thiết kế.
Tường vách cứng (Diaphagm Wall) đã được thi công thành một chu vi kín. Ta tiến hành
thi công các tầng hầm theo phương pháp "TOP-DOWN" theo quy trình sau:
Bước 1 : Thi công sàn tầng trệt (cốt 0.00)
- Đào đất để tạo chiều cao cho việc thi công tầng trệt
- Ghép ván khuôn dầm sàn tầng trệt
- Đặt cốt thép dầm sàn tầng trệt, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt thép của


tường vách.
- Chống thấm cho các mối nối giữa sàn và tường vách
- Đổ bê tông dầm sàn tầng trệt
- Bảo dưỡng đến khi bê tông sàn tầng trệt đạt cường độ yêu cầu.

Bước 2 : Thi công láng hầm thứ nhất
- Tháo ván khuôn dầm sàn tầng trệt
- Đào đất để tạo chiều cao cho việc thi công tầng hầm thứ nhất.
- Ghép ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ nhất.
- Chống thấm cho các mối nối giữa sàn tầng hầm thứ nhất và tường vách.
- Đặt cốt thép dầm sàn tầng hầm thứ nhất, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt
thép của tường vách.
- Đổ bê tông dầm sàn tầng hầm thứ nhất
- Cốt thép ván khuôn và đổ bê tông lõi vách cứng, lồng cầu thang máy, nhồi và bọc cột
thép từ tầng hầm thứ nhất đến tầng trệt.
Bảo dưỡng đén khi bê tông sàn tầng hầm thứ nhất đạt cường độ yêu cầu
Bước 3 : Thi công tầng hầm thứ hai
- Tháo ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ nhất
- Đào đất để tạo chiều cao cho việc thi công tầng hầm thứ hai
- Ghép ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ hai
- Chống thấm cho các mối nối giữa sàn tầng hầm thứ hai và tường vách.
- Đặt cốt thép dầm sàn tầng hầm thứ hai, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt
thép của tường vách.
- Đổ bê tông dầm sàn tầng hầm thứ hai.
- Cốt thép ván khuôn và đổ bê tông lõi vách cứng. lồng cầu thang máy, nhồi và bọc cột
thép từ tầng hầm thứ hai đến tầng hầm thứ nhất.
- Bảo dưỡng đến khi bê tông sàn tầng hầm thứ hai đạt cường độ yêu cầu.
Bước 4 : Thi công tầng hầm thứ ba (tầng đáy)
- Tháo ván khuôn dầm sàn tầng hầm thứ hai
- Đào đất đến cốt thi công dài cọc
- Bê tông lót, chống thấm đáy dài cọc và dầm giằng
- Thi công dài cọc và dầm giảng
- Bê tông lót và chống thấm cho sàn đáy của tầng hầm, kể cả các mối nối với tường vách.
- Đặt cốt thép sàn đáy tầng hầm, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt thép của
tường vách.

- Đổ bê tông sàn đáy tầng hầm.
- Cốt thép ván khuôn đổ bê tông lõi vách cứng, lồng cầu thang máy, nhồi và bọc cột thép
của tầng hầm cuối
cùng.
- Bảo dưỡng bê tông sàn đáy tầng hầm.
Hướng Nâng Cao Chất Lượng Cọc Khoan Nhồi
Trong hơn mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi đã được áp dụng mạnh mẽ trong
xây dựng công trình ở nước ta. Hiện nay, ước tính hàng năm chúng ta thực hiện khoảng
50 ¸ 70 nghìn mét dài cọc khoan nhồi có đường kính 0,8 ¸ 2,5m, với chi phí khoảng 300 ¸
400 tỷ đồng. Vì vậy việc tìm ra các biện pháp kinh tế - kỹ thuật để sử dụng móng cọc


khoan nhồi có hiệu quả hơn là một vấn đề cần thiết không những chỉ đối với các nhà
nghiên cứu mà còn đối với cả các nhà thiết kế, nhà thầu, tư vấn giám sát. Bài viết đề cập
đến một số hướng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng xây dựng móng cọc khoan nhồi
ở nước ta trong thời gian tới.


Công nghệ khoan: Hiện nay các nhà thầu ở nước ta đủ khả năng đạt đến độ sâu
khoan 100m và đường kính khoan 2,5m. Đây cũng là phạm vi tối đa xét về tính
kinh tế của cọc khoan nhồi. Các nhà thầu có đủ phương tiện để hạ ống vách
đường kính 2,5m có chiều dài đến 40 ¸ 50m vào trong nền đất sét có độ chặt trung
bình. Công nghệ khoan khô hay trong dung dịch cắt qua các tầng đất khác nhau
đã trở thành bình thường đối với các nhà thầu. Độ sâu cần thiết chôn mũi cọc vào
đá được thực hiện không có gì khó khăn.



Công nghệ đổ bê tông: Các nhà thầu đã đủ phương tiện, thiết bị để đổ bê tông
mác cao, có các phụ gia yêu cầu, tốc độ đổ đảm bảo tiến độ trong các điều kiện thi

công khác nhau.



Công nghệ đánh giá chất lượng: Chúng ta đã có các công nghệ: Gamma để đánh
giá độ đồng nhất, siêu âm để đánh giá chất lượng, thử động biến dạng nhỏ để
đánh giá độ nguyên vẹn và thử động biến dạng lớn để đánh giá sức chịu tải của
cọc khoan nhồi. ở nước ta, việc thử tải bằng hộp Osterberg và công nghệ bơm vữa
sau (post - grouting) để nâng cao sức chịu tải cho cọc dài, công nghệ siêu âm để
quan trắc hình học lỗ khoan sau khi đào, công nghệ thử tải cọc có gắn thiết bị đã
được áp dụng, nhưng còn do nhà thầu nước ngoài thực hiện.



Đánh giá sức chịu tải: Việc đánh giá này thường dựa vào các chỉ dẫn thiết kế,
trong đó mặc định sức chịu mũi và ma sát thành bên đạt đến một tỷ lệ nhất định
của giá trị giới hạn mà không xét đến ảnh hưởng của chiều dài thân cọc cũng như
tính chất cơ lý của lớp đất mang tải mũi cọc. Tỷ lệ thí nghiệm đánh giá sức chịu
tải của cọc trên hiện trường rất thấp do bị hạn chế về kinh phí, và chúng ta vẫn
chưa mạnh dạn áp dụng các công nghệ thử tải mới như PDA, Osterberg,
Statnamic.

Một số hướng nâng cao chất lượng cọc khoan nhồi ở nước ta.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng của đất nước thời gian tới, trong xây dựng móng cọc khoan
nhồi cần chú ý các hướng sau:
1 - Tăng cường các công nghệ đánh giá chất lượng thi công cọc.










Siêu âm truyền qua ống: Cần sử dụng kỹ thuật tomography, tức là dùng 3 - 4
đầu đo đồng thời và xử lý kết quả thu được theo phần mềm tomography để có
được các hình ảnh ba chiều, từ đó dễ dàng xác định được chính xác hơn vị trí và
mức độ khuyết tật của cọc.
Quan trắc hình học hố khoan sau khi đào: ở cầu Mỹ Thuận công nghệ này đã
được sử dụng và cho kết quả khá tốt, cần được tăng cường sử dụng.
Công nghệ thử tải Osterberg: ở nước ta công nghệ này đã được áp dụng khi xây
dựng trụ sở của Vietcombank - Hà Nội vào năm 1995 và cầu Mỹ Thuận năm
1998, nhưng rất tiếc là sau đó không được ủng hộ sử dụng tiếp. Phương pháp này
cho kết quả tin cậy và giá thành thấp hơn thử tĩnh truyền thống.
Công nghệ thử tải tĩnh động Statnamic: Đây là công nghệ thử tải cọc duy nhất
chưa được sử dụng ở nước ta. Hiện nay công nghệ này được phổ biến khá mạnh ở
Mỹ và các nước phát triển khác do tính kinh tế và khả năng nhanh chóng cho kết
quả của nó. Thời gian tới chúng ta cần áp dụng công nghệ này, đặc biệt là cho các
móng công trình thuỷ công.

2 - Phun vữa sau để tăng sức chịu tải.
Sức chịu tải của cọc khoan nhồi phụ thuộc vào hai thành phần: Sức chịu mũi và ma sát
thành bên. Trong thực tế hai thành phần này thường không được huy động đồng thời do
các nguyên nhân sau:
- Sự không phù hợp về biến dạng giữa sức chịu mũi và ma sát bên xét về quan hệ với các
yêu cầu chuyển vị. Thành phần ma sát bên tới hạn đạt được trong các chuyển vị thân cọc
tương đối nhỏ so với các chuyển vị cần thiết để huy động được sức chịu mũi tới hạn.
Theo AASHTO, 1997 thì ma sát thành bên có thể đạt 50% tới hạn ứng với chuyển vị
khoảng 0,2% của đường kính thân cọc (D) và phát huy hoàn toàn trong khoảng 0,5 đến

1,0% D (theo Bruce,1986). Ngược lại, sức chịu mũi đòi hỏi 10 đến 30 lần nhiều hơn
chuyển vị thân cọc để huy động cùng một tỷ lệ phần trăm giá trị tới hạn như của thành
phần ma sát bên. Điều đó có nghĩa là thành phần ma sát bên đạt đến cường độ tới hạn
trước và chuyển sang trạng thái dư trong thời gian sức chịu mũi được huy động. Ngoài ra
yêu cầu chuyển vị tải trọng khai thác thường vượt xa giá trị mà sức chịu mũi có thể được
huy động.
- Vùng mũi cọc thường bị xáo trộn do các quá trình thi công bình thường. Sự xáo trộn đó
có thể xảy ra bởi chùng ứng xuất đất do đào phần bên trên, dòng thấm nước ngầm do bị
giảm áp lực thuỷ tĩnh hoặc do chuyển động nhanh của các thiết bị đào đất trong quá trình
thi công. Sự xáo trộn đất vùng mũi cọc do các quá trình thi công thông thường rất khó
hoặc gần như không thể loại trừ được. Các chuyển vị cần thiết để khắc phục sự xáo trộn
này và huy động sức chịu mũi thường vượt quá các giới hạn khai thác cho phép. Trong
các trường hợp đất chịu tải yếu, vấn đề này còn phức tạp hơn nữa.
- Các trình tự và phương pháp thi công có thể để lại đất vụn hoặc đất mềm ở đáy hố đào.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến là: Nói chung không làm sạch kỹ đáy hố đào, sự phân bố
không đều các mảnh vụn ở đáy đầu tiên làm giảm diện tích truyền tải của thân cọc lên
đất, dung dịch khoan có hàm lượng cát cao, thời gian đặt khung thép và đổ bê tông quá
dài, sự lắng cặn của chính dung dịch khoan tại đáy hố đào. Các yếu tố liên quan đến thi
công cũng còn gây tăng chuyển vị cần để huy động sức chịu mũi so với khi mũi được làm
sạch.


Để khắc phục hiện tượng trên, ở Châu Âu và Mỹ người ta đã ứng dụng phương pháp
phun vữa dưới mũi cọc sau khi bê tông thân cọc đã đông cứng, hay còn gọi là phun vữa
sau. ở nước ta, tại công trình cầu Mỹ Thuận, nhà thầu CHLB Đức đã sử dụng công nghệ
này.
Theo tổng kết của Hội nghị phát triển thiết kế và công nghệ mới trong móng sâu Geo Denver 8/2000 ở Mỹ, người ta cho rằng cả ba loại đất chịu tải ở mũi (đất dính, đất rời và
đá nứt nẻ) đều có thể áp dụng công nghệ trên, nhưng với mức độ hiệu quả khác nhau.
Trong đất cát và bùn: Nói chung phun vữa sau có hiệu quả rõ rệt làm tăng khả năng chịu
tải của mũi cọc.

Trong đất sét: Phun vữa sau trong đất sét chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với sức chịu mũi
nhờ việc cố kết có thể xảy ra trong thời gian đông cứng của vữa. Hiệu quả hơn cả là dùng
súng phun vữa hoặc trộn đất sâu phía dưới mũi cọc.
Trong đá nứt nẻ: Có thể dùng hiệu quả phun vữa áp lực thấp để lấp kín các khe hở, vết
nứt... hoặc trong đá castơ.
Về kỹ thuật phun vữa, Có thể chia làm hai loại là phun vữa thấm qua và phun vữa làm
chặt. Trên thực tế thường dùng phối hợp, đầu tiên là thấm qua và sau đó là giai đoạn làm
chặt. Trong đất dính có thể dùng các kỹ thuật đặc biệt như súng phun vữa hoặc trộn đất
sâu phía dưới mũi cọc.
Hướng chủ yếu trong thời gian tới là tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới để đảm bảo
chất lượng vững chắc hơn và nâng cao sức chịu tải. Đó cũng chính là các biện pháp chủ
yếu để giảm giá thành cọc khoan nhồi.
Hình ảnh gầu đào cọc ba rét, răng gầu, phụ kiện và quy trình cấp bentonite


Trench Cutter - Gầu đào



1. Cutter fram
2. Feed cylinde
3. Mud pum
4. Gear bo
5. Cutter wheel
6. Suction bo
7. Steering plate
8. Pulle
9. Hydraulic hose
10. Mud hos
Răng gầu




Cutter head: đầu cắt
Shock absorber:
Ejector plates:
Suction box:
Flipper tooth:
Đường đi của đất đá và quy trình cấp bentonite



1. Trench cutter
2. Cutter mud pump
3. Desander
4. Slurry tank
5. Centrifugal pump
6. Excavated soil
7. Centrifugal pump
8. Bentonite mixer
9. Bentonite silo
10. Water
Theo: tuvankientruc.com.vn


Một trong số các công nghệ thi công khá mới là "CỌC KHOAN NHỒI MỞ RỘNG
ĐÁY". Công nghệ này là cọc khoan nhồi có đường kính đáy cọc được mở rộng lớn hơn
đường kính thân cọc. Sức mang tải của cọc này sẽ tăng lên chừng 5- 10% do tăng sức
mang tải dưới mũi.
HÌNH 1: CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THI CÔNG.

1. Định tâm (Centering) 2. Bắt đầu khoan (Starting drilling) 3. Đặt ống xiên - chống
nghiêng (Inserting stand pipe) 4. Bơm bentonite vào hố khoan (Feeding bentonite) 5.
Khoan đến độ sâu thiết kế (Drilling till the specified depth) 6. Đưa gầu khoan đặc biệt
dạng quả chuông vào hố (Inserting belling bucket) 7. Khoét rộng đáy hố khoan (Reaming
bore hole bottom) 8. Đo lại độ sâu lỗ khoan (Measuring depth) 9. Đặt lồng thép gia
cường vào hố khoan (Setting up iron-reinforcement cage) 10. Inserting tremie tube 11.
Thổi sạch bùn trong hố khoan (Cleaning slime by an air-lift) 12. 13 Đổ bê-tông
(Concreting) 14. Hoàn tất (Completing cast-in-place concrete pile with belling bottom).

HÌNH 2: HÌNH THỰC TẾ ĐẦU KHOAN.


HÌNH 3: CÁC BƯỚC MỞ RỘNG ĐÁY. Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
1. Đầu khoan lấy đất theo diện tích vòng tròn trắng 2. Cánh đầu khoan màu đỏ mở ra
3+4. Phần đất ở đáy màu trắng được mở rộng. 5. Cánh đầu khoan xếp lại để rút lên


HÌNH 4: CẤU TẠO CỦA ĐẦU KHOAN và CÁCH MỞ CÁNH BẰNG XYLANH
THUỶ LỰC (CYLINDER).





×