Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

các đại diện của lớp chim và lớp thú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 80 trang )

----------

BÀI SƯU TẦM


Bài Sưu tầm môn Sinh học

LỚP THÚ
I.Hổ : Hổ, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hay chúa sơn lâm là
một loài động vật có vú thuộc họ Mèo
Hổ là 1 loại thú dữ ăn thịt sống. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và
là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu)
Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn
bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ
20. Ngày nay, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã.
a.Môi trường sống :
Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả
năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất).
b.Tập tính :
Hổ đực và hổ cái sống với nhau có lãnh thổ có thể rông lên tới 160 km.
Con mồi của hồ thường là nai, ... Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một
ngày. Một ngày trong tuần hổ được ăn vật sống như gà khoảng 2 kg để duy trì
bản năng săn bắt, ngày còn lại cho nhịn đói để duy trì bản năng động vật. Vào
mùa giao phối, hổ được bồi dưỡng thêm vài ký trứng sống/tuần. Răng nanh của
hổ, có thể dài tới 7,5 cm, dùng để gặm xương. Hổ săn mồi thích nơi có lùm cây
để ẩn nấp, tấn công bất ngờ .Khi săn mồi, hổ tiếp cận con mồi một cách rón rén,
tận dụng những thân cây, bụi rậm để ẩn mình và hiếm khi chúng rượt đuổi con
mồi. Chúng di chuyển một cách không gây ra tiếng động, ép sát thân xuống đất
để con mồi khó phát hiện được. Có hai phương pháp chính là tấn công từ đằng
sau và cắn vào cổ để làm gãy cột sống hoặc cắn vào khí quản của con mồi, hoặc
làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch cảnh. Đối với những loài thú nhỏ, cân


nặng chưa bằng một nửa trọng lượng cơ thể của con hổ, thì chúng giết con mồi
bằng cách cắn vào gáy,. Đối với những con mồi lớn hơn, chúng thường cắn vào
cổ họng và ép chặt khí quản của con mồi làm nó ngẹt thở và chết nhanh hơn.
c.Sinh sản :
2 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Một con hổ ba tuổi có thể giao phối và sinh sản, hổ cái mang thai khoảng
102-106 ngày. Mỗi lứa sinh khoảng từ 2-3 con, khả năng tử vong của hổ con khi
chào đời tương đối cao, khi sinh hổ con không thể nhìn. Nước miếng của hổ có
thể khử trùng nên hổ thường liếm những chỗ bị thương. Hổ thính với mùi máu.

II. Cá voi xanh : Cá voi xanh, còn gọi là cá ông là một loài cá voi thuộc về
phân bộ Mysticeti (cá voi tấm sừng hàm). Dài 30 mét (98 ft) và nặng
180 tấn (200 short ton) hay thậm chí hơn nữa, nó là động vật lớn nhất còn tồn
tại và nặng nhất từng tồn tại
Cơ thể cá voi xanh dài và thon, có thể có màu hơi xanh-xám ở mặt lưng và sáng
màu hơn ở mặt bụng. thức ăn của chúng chủ yếu là sinh vật phù du và giáp
xác nhỏ.
a.Môi trường sống :
Vùng biển Bắc cực và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, và chúng di chuyển vào
hai thời điểm khác nhau trong năm. Trong những tháng mùa hè, Cá voi xanh
được tìm thấy trong các vùng nước lạnh của Bắc Cực và Nam Cực (tùy thuộc vào
phân loài), nơi mà chúng tìm được nguồn thức ăn dồi dào, trước khi di chuyển
về vùng nước ấm hơn và có lượng thức ăn ít hơn vào mùa đông cho việc sinh
sản.Tập tính :
3 Lớp chim và thú – Môn sinh học



Bài Sưu tầm môn Sinh học
b.Tập tính :
Cá voi xanh hầu như chỉ ăn moi lân, với một lượng nhỏ là động vật chân
chèo. Các loài động vật phù du cá voi ăn tùy vào vùng biển mà nó sống. Một con
cá voi xanh trưởng thành có thể tiêu thụ tới 40 triệu con moi lân một
ngày. Chúng luôn kiếm ăn trong những vùng có mật độ moi lân nhiều nhất, thỉnh
thoảng tiêu thụ đến 3.600 kilôgam (7.900 lb) moi lân chỉ trong vòng một ngày.
Cá voi xanh thuộc họ cá voi ” không răng “, có nghĩa là thay vì dùng răn, chúng có
khoảng 395 tấm sừng mọc ở hàm trên và được dùng để lọc thức ăn từ nước.
Như những họ hàng của mình, Cá voi xanh cũng có hai lỗ trên lưng, được dùng
để đẩy không khí cũ và nước biển ra khổi phổi khi chúng trồi lên để hô hấp.
Ngoại trừ con cái đang chăm sóc con nhỏ, Cá voi xanh là động vật có xu hướng
sống đơn độc, thỉnh thoảng tụ tập trong các nhóm nhỏ để tìm kiếm thức ăn.
Những động vật khổng lồ này sử dụng một loạt các âm thanh (gọi là bài hát –
giai điệu) bao gồm tiếng rền, tiếng rít và tiếng ầm ầm để giao tiếp với các cá thể
khác, đặc biệt là trong mùa sinh sản vào mùa đông. Để đảm bảo rằng tiếng gọi
đến được đồng loại, cường độ âm mà Cá voi xanh tạo ra là vô cùng lớn và đã
được ghi nhận ở mức âm lượng lớn hơn 180 deciben, những âm thanh này được
biết đến là sản phẩm âm thanh to nhất được tao ra từ bất kể sinh vật sống trên
hành tinh này.
Cá voi xanh có vây rất nhỏ, chân chèo và chúng sử dụng cái đuôi to lớn của mình
để băng qua đại dương. Cá voi xanh cũng sử dụng đuôi cho việc lăn sâu cũng
như trồi lên mặt nước, chúng có thể tích trữ năng lượng cần thiết cho việc lặn
sâu lên đến 200m xuống đáy biển.
c.Sinh sản :
Cá voi xanh sinh sản ở vùng nước nhiệt đơi ấm áp trung suốt mùa đônghoặc đầu
mùa xuân sau một chu kì mang thai lên đến gần một năm, Cá voi xanh cái chỉ hạ
sinh một con non trong cuộc hành trình vào năm tiếp theo . Sau khi dành tất cả
thời gian tìm kiếm thức ăn ở vùng nước lạnh dồi giàu ở hai cực, cá voi mẹ hầu
như không ăn bất cứ thứ gì trong suốt thời gian nuôi con của mình. Cá voi xanh

mới sinh đã dại 7 m và đạt trọng lượng lên đến 2.5 tấn. Trước khi chúng cai sữa
vào 8 tháng tuổi, cá voi con tiêu thụ lên đến 90kg sữa mỗi ngày. Cá voi xanh bắt
đầu sinh sản vào khoảng 10 đến 15 tuổi và chu kỳ sinh sản của con cái vào
khoảng 2 đến 3 năm. Chúng được ghi nhận có thể sống đến 40 tuổi

4 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

III. Chó
a.Môi trường sống : Trên cạn
b.Tập tính :
Chó cũng như nhiều động vật khác, đời sống tập tính của nó có nhiều đặc thù.
Mỗi khi ngủ, nó dán tai xuống đất, bởi mặt đất truyền âm thanh vừa nhanh hơn
không khí vừa nghe rõ ràng hơn, chỉ cần nghe thấy tiếng động gì là nó tỉnh ngay
lập tức. Ngoài ra nó còn thích lùng sục, săn bắt các loài thú nhỏ, nhất là các
giống chó săn. Chúng thường đánh dấu phạm vi lãnh thổ của mình. Thường tấn
công khi gặp mèo, thích tha đồ vật rồi giấu đi. Đa số chúng dè dặt khi tới môi
trường mới và tiếp xúc với người lạ.
c. Sinh sản :
Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả
năng sinh sản. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: Giới
tính, thời tiết khí hậu, chế độ dinh dưỡng. Thời gian thành thục về tính của chó
đực vào khoảng 8 - 10 tháng tuổi, của chó cái vào khoảng 9 - 15 tháng tuổi. Thời
gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm
hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ
5 Lớp chim và thú – Môn sinh học



Bài Sưu tầm môn Sinh học
sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng.Giống như tất cả các động vật có vú,
sau khi con non được sinh ra con mẹ cho con non bú và chăm sóc con non vài
tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ
trở nên hung dữ.

IV.Mèo lông dài Anh là một nòi mèo nhà có kích thước trung bình và lông
dài, xuất xứ từ Vương quốc Anh
a.Kiểu hình
Mèo lông dài Anh có bộ lông óng ánh và thân hình chắc nịch. Đầu của chúng tròn
với mắt sáng, hình tròn và tai ngắn. Chân của chúng ngắn nhưng
khỏe. Đuôi cũng có lông dài và dày. Mèo lông dài Anh có bộ ngực sâu, gây cảm
tưởng rằng chúng kích thước trung bình và chắc nịch.
Mèo lông dài Anh có thể có nhiều màu lông khác nhau như đồng hương lông
ngắn, tỉ như đen, trắng, đỏ, kem, xanh, nâu sôcôla, tím hoa cà, nâu vàng
của quế hay nâu vàng của hươu nai. Sắc điệu của màu lông có thể là một
màu, hai màu, mèo khoang, ba màu, smoke, tipped, and colourpointed.
b.Tập tính

6 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Chúng có thể nhanh chóng quấn quýt với chủ của mình. Mèo lông dài Anh tỏ ra
là vật nuôi thích hợp đối với những người công chức hay lao động phải làm việc
cả ngày ở cơ quan vì tính khí hiền lành, ít quậy phá, không nhất thiết phải có
"bạn" và có thể ở yên ổn một mình trong nhiều giờ. Một số cá thể mèo lại thích
sống chung với một người bạn lông dài có tính cách tương đồng với mình.
c. Sinh sản
Thời gian thai kì của mèo cái là 56-71 ngày. Trung bình kéo dài khoảng 67 ngày.

Mèo đẻ 3-4 lứa trong 1 năm. Đối với mèo thả tự do, số con trung bình trong 1
lứa có lẽ xung quanh con số 3. Nhưng nó có thể lên tới số 6 hoặc nhiều hơn

V.Chó sói
a.Môi trường sống:
Sói đỏ thích ứng với một loạt các môi trường sống. Thông thường nó sinh sống
trong các môi trường rừng cây lá sớm rụng khô và ẩm cũng như rừng nhiệt
đới rậm rạp như các rừng mưa nhiệt đới, để có sự ẩn nấp tốt cho việc săn mồi.
Nó sống trong các khu vực có thảm thực vật dạng rừng nguyên sinh, thứ sinh,
thoái hóa, thường xanh và bán thường xanh, các rừng cây gai khô, cũng như
thảm rừng-trảng cây bụi. Tuy nhiên, nó cũng có thể sống trong các rừng rậm núi
7 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
cao, các bãi cỏ và các thảo nguyên thoáng đãng tại Kashmir và Mãn Châu. Phần
thứ hai trong tên gọi khoa học của nó, alpinus, gợi ý rằng sói đỏ thường được
tìm thấy trong khu vực miền đồi núi.
b. Sinh sản
Mùa sinh sản của chúng thường vào tháng 11 đến tháng 2 (năm sau). Thời gian
mang thai khoảng 9 tuần, mỗi lần đẻ từ 5-10 con. Chó sói đỏ sống trong bầy đàn
rất có tổ chức, nếu có con sói nào bị thương trong đàn chúng cùng mang thức ăn
và chia sẻ.Chó sói con trong bầy rất thân thiết.Khi một con chó sói chết thì những
con chó sói khác sẽ chăm sóc con của nó.
c.Tập tính:
Ở một số vùng có sự phân bố chồng lấn giữa sói lửa với hổ và báo, thì có sự cạnh
tranh sinh tồn quyềt liệt và những cuộc chiến xảy ra giữa hai loài này. Sự cạnh
tranh giữa những loài này có thể tránh được thông qua sự khác biệt trong việc
lựa chọn con mồi săn, mặc dù vẫn còn chồng chéo đáng kể về chế độ ăn. Cùng
với báo hoa mai, chó sói lửa thường lựa bắt các loại động vật được trong

khoảng từ 30–175 kg (trọng lượng trung bình khoảng 35,3 kg đối với sói lửa và
23,4 kg đối với báo), trong khi con hổ thì lựa chọn cho con mồi nặng hơn khoảng
176 kg.
Ngoài ra, các đặc điểm khác của con mồi, chẳng hạn như quan hệ tình dục, hay
tính gây hấn, có thể đóng một vai trò trong việc lựa chọn con mồi của mỗi loài, ví
dụ, sói lửa ưu tiên chọn những con hươu đực, trong khi báo hoa mai giết cả hai,
sói lửa và hổ ít khi giết voọc so với báo hoa mai do báo có khả năng leo trèo,
trong khi báo hoa mai không thường xuyên chọn giết chết lợn rừng vì kích
thước, khối lượng của báo tương đối nhẹ để có tiêu diệt gọn con mồi có trọng
lượng tương đương và cứng đầu này.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, sói lửa có thể tấn công hổ với thường khi
chúng quá đông hoặc tập hợp đông đủ đàn sói trước một con hổ đơn độc. Khi
phải đối mặt bởi đàn sói lửa quá đông, hổ sẽ tìm nơi ẩn náu, leo trên cây hoặc
đứng quay lưng về phía một cây hay bụi cây để tránh những cú tập kích vào
mông của sói lửa và cầm cự trong một thời gian dài trước khi chạy trốn. Thông
thường những con hổ quay lưng chạy trốn thì có nguy cơ thiệt mạng cao hơn so

8 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
với những con hổ cố thủ, gầm gào chống trả lại bầy sói lửa thì có cơ hội sống sót
lớn hơn.
Mặc dù sói lửa có thể tấn công và giết chết hổ nhưng hổ vẫn là đối thủ cực kỳ
nguy hiểm cho sói lửa, khi nó có đủ sức mạnh để giết một con sói lửa chỉ bằng
một cú tát, điều này đặc biệt nguy hiểm khi cho các con sói lửa đơn độc hoặc cặp
đôi nó sẽ rượt bắt giết. Ngay cả khi một đàn sói lửa thành công trong việc giết
hổ thì đàn sói cũng phải trả giá nặng nề với thiệt hại rất lớn cho cả đàn. Một đàn
sói lửa với 30 con vây và giết được một con hổ đực trưởng thành nhưng phải
chịu tổn thất với 12 con bị chết trong trận chiến đó

Do đó sói lửa thường gây hấn và tấn công báo hoa mai thay vì hổ do báo hoa
mai nhỏ hơn hổ nhưng một con báo hoa mai cũng có thể giết sói lửa nếu nó gặp
phải chúng khi đơn lẻ hoặc theo cặp. Ngoài ra sói lửa cũng từng bị quy kết là
nhân tố chính cho sự sụt giảm số lượng và biến mất hoàn toàn của loài báo
săn ở châu Á, tuy nhiên điều này gây nên sự hoài nghi do loài báo này sống trong
các khu vực môi trường hầu như trái ngược với môi trường ưa thích của sói lửa.
Thỉnh thoảng, sói lửa còn tấn công cả gấu ngựa và gấu lợn, khi triển khai tấn
công gấu, sói lửa sẽ cố gắng chặn và ngăn những con gấu trốn vào các hang
động và tập kích vào hai chân sau của gấu. Mặc dù thường xung đột đối với
những con chó sói nhưng sói lửa và sói xám có thể hợp tác săn bắt và cùng nhau
đánh chén con mồi. Sói lửa cũng không thường xuyên kết bè thành những nhóm
hỗn hợp với chó rừng lông vàng và những con chó nhà có thể giết chết sói lửa
mặc dù chúng có thể sẽ đánh chén con mồi cùng với nhau.

9 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

VI. Hà mã
a. Môi trường sống:
Dưới nước và trên cạn, cư trú ở các con sông, hồ và các đầm lầy rừng ngập
mặn Tây Phi nơi những con đực chiếm lĩnh một đoạn sông và đứng đầu đàn gồm
5 đến 30 con cái và con non.
b.Tập tính:
Vào ban ngày, chúng duy trì sự mát mẻ bằng cách đầm mình trong nước hay
bùn; và sự sinh sản cũng diễn ra trong nước. Chúng lên bờ vào ban đêm để ăn cỏ.
Mặc dù các con hà mã nghỉ ngơi gần nhau trong nước, thì việc kiếm ăn lại là
hoạt động đơn lẻ và không mang tính lãnh thổ.
c.Sinh sản:

10 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Hà mã là loài sống nửa ở nước nửa trên cạn, cư trú ở các con sông, hồ và các
đầm lầy rừng ngập mặn Tây Phi nơi những con đực chiếm lĩnh một đoạn sông
và đứng đầu đàn gồm 5 đến 30 con cái và con non. Vào ban ngày, chúng duy trì
sự mát mẻ bằng cách đầm mình trong nước hay bùn; và sự sinh sản cũng diễn ra
trong nước. Chúng lên bờ vào ban đêm để ăn cỏ. Mặc dù các con hà mã nghỉ
ngơi gần nhau trong nước, thì việc kiếm ăn lại là hoạt động đơn lẻ và không
mang tính lãnh thổ.

VII. Bò tót
a. Môi trường sống: đồng cỏ
b.Tập tính:
Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực
già thường sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ. Bò tót thích
ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Có thai khoảng 270
ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. So với bò rừng, bò tót dữ hơn, nguy
hiểm cho người hơn. Khi bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhưng bò tót sẵn
sàng tấn công kẻ thù. Bò tót khá hung dữ, chúng hay húc tung những chướng
ngại vật và có thể húc chết người.

11 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Một số con bò tót còn mò về giao phối với bò nhà, Năm 2008, tại Việt Nam người
dân địa phương phát hiện con bò tót đực cường tráng từ đại ngàn về làng, đuổi
theo những con bò cái nhà ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin. Đến mùa

động dục, con bò đó lại mò về. Nó sẵn sàng chiến đấu với đối thủ là những chú bò
đực nhà đi chung bầy, nó đã hạ gục 7 bò đực trưởng thành, đồng thời cho ra đời
hơn 12 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về lông, sừng.
c. Sinh sản: Sinh sản với bò nhà

VIII.Trâu
a.Môi trường sống: nhiều nơi
b.Sinh sản
Thời gian mang thai của trâu là khoảng 10 tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng
loại hình trâu (trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy 320325 ngày). Trong thời gian mang thai trâu cần đủ dinh dưỡng cho duy trì cơ thể,
tăng trọng bản thân và nuôi bào thai. Dựa vào sự phát triển của thai, có thể chia
làm hai giai đoạn để chăm sóc nuôi dưỡng trâu cái chửa: giai đoạn 1 từ lúc bắt
đầu chửa đến 7-8 tháng, giai đoạn 2 từ đó đến khi đẻ (hay gọi là giai đoạn có
chửa 2-3 tháng trước khi đẻ).
c.Tập tính:
12 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Trâu có tính bầy đàn cao, khi mua về nhập nó vào đàn nào thì hàng ngày nó theo
đàn đó đi ăn, không tự ý nhập vào đàn khác. Trâu cũng có thói quen và trí nhớ
tốt. Trâu có tính bầy đàn cao, khi mua về nhập nó vào đàn nào thì hàng ngày nó
theo đàn đó đi ăn, không tự ý nhập vào đàn khác. Trâu cũng có thói quen và trí
nhớ tốt. Nếu chăn theo đàn thì chiều về chúng tự về đúng chuồng, đúng chỗ. Có
con bị thất lạc 3-4 ngày hoặc chăn thả rông trong rừng hàng tháng chúng vẫn
tự tìm về đúng chuồng, đúng chủ.

IX. Khỉ: Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng.
Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có
khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng.

Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay gibbon thường được gọi là
khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các
loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ
đều có mà các loài khác không có.
a.Trong văn hóa

13 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Tôn Ngộ Không, một nhân vật trong truyện Tây du kí của văn học cổ Trung Hoa,
vốn là khỉ được nhân cách hóa. Hanuman trongthần thoại Ấn Độ cũng là khỉ. Khỉ
được coi là động vật tượng trưng cho tinh thần lạc quan. Khỉ cũng rất nghịch
ngợm. Bởi vậy, khi ai đó nhắc tới 1 đứa trẻ nghịch ngợm thì họ luôn nói: Con
nghịch như con khỉ vậy! Còn khi ai đó nói 1 đứa trẻ trông xấu xí thì họ luôn nói:
Con trông như con khỉ vậy!
b. Nơi sinh sống và thức ăn
Nơi sống rất đa dạng: rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng có đầm lầy, rừng
ngập mặn, độ cao nơi sinh sống có thể đến 2000 m và thường tìm thấy Khỉ sinh
sống gần các làng xóm có người ở. Thức ăn thông thường: Khỉ có thể dễ dàng
tìm thấy các loại này khắp nơi, gồm các loài thực vật: Đước đôi, Mắm, Dà, Cóc
trắng, cỏ, rau sam đỏ.
Thức ăn chính: để có các loại thức ăn này, các đàn Khỉ phải di chuyển vào rừng
để tìm, gồm: Hà bún, cua còng, chem chép, sâu đục thân Đước (Zeuzera sp).
c .Đặc điểm sinh sản
Thời gian Khỉ con bú mẹ khoảng 14 tháng, trưởng thành sinh dục khi được
khoảng 50 tháng tuổi ở Khỉ đực và khoảng 51 tháng ở Khỉ cái, thời gian mang
thai là 165 ngày, tại một số nơi giao phối và sinh sản quanh năm.
d. Tập tính
Khỉ đuôi dài bơi lội giỏi. Trong đàn con đực khoẻ mạnh nhất sẽ có thứ bậc cao

nhất và chi phối tất cả các hoạt động của đàn. Khỉ thường chăm sóc nhau, động
tác giống bắt chí – rận cho nhau.

14 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

X. Thỏ : Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc
bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành 7
loại, điển hình như thỏ rừng Châu Âu (Oryctolagus cuniculus), thỏ đuôi bông
(giống Sylvilagus; 13 species), thỏ Amami (Pentalagus furnessi, 1 loài thỏ quý
hiếm ở Amami Oshima, Nhật). Còn nhiều loài thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi
bông, thỏ cộc và thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha.
a.Môi trường sống : trong các hang dưới đất
b. Tập tính :
Thỏ sống bình thường thì đào hang làm nơi trú ẩn và sinh sản, và dễ dàng nhận
biết mùi của chính nó, thỏ sống thành bầy và thông thường số cái nhiều hơn đực.
Thỏ ăn và uống bất kỳ thời gian nào trong 24 giờ , chúng không ăn thức ăn đã
dơ bẩn, đã rơi xuống đất, …
c.Sinh sản :

15 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Tùy theo giống, có thể thành thục tính dục lúc 3 – 4 tháng tuổi. Để đề phòng
hiện tượng cắn xé nhau và giao phối tự do, dẫn đến tình trạng giảm trọng hoặc
rối loạn sinh sản, khi chúng được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng con đực với con
cái.

Không nên cho phối giống ngay khi thỏ động dục lần đầu mà nên chờ đến 5 – 6
tháng tuổi, lúc thỏ đạt 75 – 80% khối lượng của con trưởng thành. Cho phối
giống trước 5 tháng tuổi thì đàn con đẻ ra sẽ yếu ớt, đồng thời ảnh hưởng xấu
đến sinh trưởng và phát triển của bố mẹ.
Thỏ mẹ đẻ con và nuôi con bằng sữa. Sau khi sinh, thỏ con chưa mở mắt và chưa
mọc lông.

XI. Kanguru : là một nhóm các loài thú có túi thuộc họ Chân
to(Macropodidae). Từ kangaroo thường dùng để chỉ một số loài lớn nhất trong
họ này như Kangaroo đỏ, Kangaroo Antilopin và Kangaroo xám. Kangaroo còn
có nhiều loài nhỏ hơn. Kangaroo là biểu tượng của Úc.
a. Môi trường sống : Chúng thường sống ở sa mạc nước Úc.
b. Tập tính :
16 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
Nó có thể sống sót mà không uống bất kì giọt nước nào trong thời gian dài . Nó
chỉ nhận độ ẩm và nước trong thức ăn để có thể sống sót . Chuột nhảy có lỗ tai
nhạy bén tuyệt vời và có thể phát hiện âm thanh của những kẻ săn mồi đến gần
cách đó vài trăm mét . Bàn chân sau to lớn của loài này có thể cho phép chúng
nhảy cao đến 9 feet (2.75m) để thoát khỏi kẻ thù. Nếu kiếm ăn hoặc di chuyển ở
tốc độ chậm, chúng dùng tất cả 4 chân, còn khi đi nhanh thì chúng di chuyển
bằng cách nhảy vọt. Đuôi của chúng giúp cơ thể giữ thăng bằng khi nhảy. Khi có
giao tranh giữa 2 con đực, chúng có thể đứng trên đuôi và dùng hai chi sau để tự
vệ. Kangaroo chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Vào những tháng mát trời, chúng
có thể kiếm ăn cả ngày. Thức ăn của chúng chủ yếu là nấm, các loài cây, sâu bọ...
c. Sinh sản :
Kangaroo thuộc nhóm động vật mà con của chúng được sinh ra trước khi phát
triển đầy đủ, sau đó được mang trong túi. Thông thường, chúng sinh ra mỗi lứa

một con. Lúc sinh, chuột con có màu đỏ, chưa có mắt và tai rất nhỏ: dài khoảng
1 inch (2,5 cm), nặng khoảng 0,8 đến 1 Gram. Chúng bò đến túi của mẹ để bú rồi
ở đó trong khoảng 8tháng. Sau khi ra ngoài, chúng vẫn phải bú sữa mẹ đến
1 tuổi.

17 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
XII.Sư tử : sư tử đực thì rất dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó, có thể
nặng tới 250 kg (550 lb), nó là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ.
a.Môi trường sống :
Chúng thường sống ở savan và thảo nguyên.
b.Tập tính :
Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại. Một đàn sư tử
gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành.
Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng
guốc lớn. Bộ lông màu cát của sư tử hòa lẫn một cách tuyệt vời với màu của
những đồng cỏ xavan, giúp chúng ngụy trang thật tốt. Con mồi của chúng bao
gồm ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi, hươu cao cổ, hà
mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành, mặc dù voi trưởng
thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó nên sư tử
thường nhắm những con voi con để săn bắt. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng
săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương , linh dương linh dương
Gazen và lợn nanh sừng châu Phi .Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt
cả hải cẩu. Khi săn mồi đơn lẻ, chúng giết chết con mồi bằng cách cắn cổ để làm
gãy cổ hay tổn thương hệ tuần hoàn máu. Khi săn theo đàn, sư tử có thể kìm kẹp
con mồi lớn trong khi các con khác cắn cổ hay làm nghẹt thở con mồi bằng cách
khóa mõm nạn nhân, không cho nó thở. Sư tử không thích tự tìm kiếm thức ăn,
thông thường chúng đẩy lùi các kẻ săn mồi nhỏ hơn hay ít quân số hơn từ con

mồi và giành lấy thức ăn. Sư tử cũng hay bị đuổi khỏi con mồi bởi những kẻ
cạnh tranh như các đàn linh cẩu đốm và chó hoang châu Phi khi chúng áp đảo
về số lượng. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm
cho chúng rất linh hoạt trong đêm. Chúng có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày. Phần
lớn các con mồi vẫn giữ được bình tĩnh khi chúng phát hiện ra sư tử; nói chung
sư tử thiếu sức chịu đựng trong những cuộc rượt đuổi kéo dài, ngược lại với chó
hoang. Vì vậy mọi con sư tử khôn ngoan đều biết rút ngắn khoảng cách với con
mồi hết mức có thể trước khi tung đòn quyết định. Dù có kích thước lớn nhưng
sư tử chạy rất nhanh, nhất là sư tử cái. Sư tử có thể đạt đến tốc độ chạy lên đến
hơn 80 km/h mặc dù chúng chỉ có thể duy trì tốc độ này trong một thời gian
18 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
ngắn. Sư tử cũng biết bơi và trèo cây nhưng tỏ ra khá vụng về với hai việc này.
Sư tử thường trèo lên cây để đánh cắp mồi của báo hay bơi qua sông để theo sau
các bầy thú vượt sông hoặc đi tìm lãnh thổ cho mình (thường là với những con
sư tử không có lãnh thổ). Khác với hổ, khi bị sư tử tấn công, ta không thể thoát
bằng cách trèo lên cây nhưng nếu nhảy xuống sông sư tử sẽ không đuổi theo vì
chúng không tự tin khi xuống nước.
c.Sinh sản :
Sư tử cái sinh từ 1-5 con non, sau chu kỳ mang thai kéo dài 3 tháng. Con non có
thể bú kéo dài tới 18 tháng nhưng thông thường bị cai sữa sau 8 tuần. Tỷ lệ tử
vong của chúng khá cao do chết đói, tấn công của các thú ăn thịt khác và đặc
biệt là bởi sư tử đực khi nó chiếm lĩnh bầy đàn. Sư tử có thể cho giao phối chéo
với họ hàng gần của nó là hổ (thông thường chủ yếu là hổ Siberi), khi bị giam
cầm để tạo ra con lai rất thú vị.

XIII. Nhím:Phần lớn những con nhím dài 630–910 mm với chiếc đuôi dài
200–250 mm. Với khối lượng 5,4–16 kg, chúng hay cuộn tròn và chậm chạp.

Nhím có nhiều màu sắc như nâu, xám và ít khi trắng. Nhím đực có mỏ dài, đầu
nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn,
thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực.
19 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
a.Môi trường sống :
Nhím là loài thú hoang dã sống trong rừng. Ngoài ra, nhím cũng sống nhiều
quanh những khu vực có nương rẫy cạnh bìa rừng.
b.Tập tính :
Nhím thích sống trong hang. Hang có thể do chúng tự đào, hoặc là những hốc
cây cổ thụ bị mục ruỗng, hoặc hang đá, hốc đất, miễn là những hang này có lối
thông thương (ngõ hậu) để nó thoát thân khi gặp biến. khi gặp kẻ thù thì
cả nhím đực lẫn nhím cái đều tỏ ra hung dữ như nhau. Nếu bị dồn vào đường
cùng, chúng cũng biết cách tìm cái sống trong cái chết bằng cách xù bộ lông
dựng đứng hết lên rồi liều lĩnh tấn công lại một cách dũng mãnh, chứ không dễ
dàng chịu thua. Nhím ăn các loại rễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi đắng
chát... Ít khi uống nước, vì nhím ăn nhiều rau, quả... và đặc biệt là các loại cây có
bài thuốc trị về những vấn đề rối loạn đường ruột, vì vậy bao tử nhím được xem
là một trong những bộ phận khá đặc biệt đối với loài nhím.
c.Sinh sản :
Nhím trưởng thành sau khoảng 8 - 10 tháng, đạt trọng lượng trung bình 8 –
10 kg/con và bắt đầu sinh sản. Nhím cái động dục 1 - 2 ngày và cho nhím đực
phối giống suốt ngày lẫn đêm. Thời gian có thai khoảng ba tháng thì đẻ, mỗi lứa
từ 1 - 3 con, thường là 2 con. Nhím thường đẻ vào ban đêm. Đặc biệt nhím mẹ
không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn cho những con không phải mình đẻ ra
bú bình thường. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là động dục và cho phối giống cho
chu kỳ sinh sản tiếp theo.


20 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

XIV. Cá heo: Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và sông nước có quan
hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại
dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới (sông Dương Tử,
sông Amazon, sông Ấn, sông Hằng..). Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m (4 ft)
và 40 kg (90 lb), cho tới 9,5 m (30 ft) và 10 tấn (9,8 tấn Anh; 11 short ton)
a.Môi trường sống :
Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa.
b.Tập tính :
Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong
văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch. Khi một con
cá heo ngủ, chỉ một nửa bộ não của chúng nghỉ ngơi, nửa còn lại sẽ giám sát

21 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học
tình hình xung quanh đồng thời điều khiển hoạt động ngoi lên hít thở không khí
giúp chúng không chết đuối.
Kiểu "ngủ nửa bán cầu" này cũng giúp chúng tránh nhưng nguy hiểm rình rập
lúc nghỉ và duy trì cử động cơ để giữ nhiệt độ cơ thể trong nước biển giá lạnh.
Cá heo sống theo bầy đàn. Hầu hết cá heo đều có nhãn lực tinh tường cả trong
môi và ngoài môi trường nước và có thể cảm nhận các tần số cao gấp 10 lần tần
số người có thể nghe được.Mặc dù cá heo có lỗ tai nhỏ ở hai bên đầu, người ta
cho rằng trong môi trường nước, cá nghe bằng hàm dưới và dẫn âm thanh tới
tai giữa qua những khe hở chứa mở trong xương hàm. Nghe cũng được dùng để

phát sóng rada sinh học, một khả năng tất cả các loài cá heo đều có.
c.Sinh sản :
Dương vật của nó co rút được và có thể dùng thay bàn tay để cầm, nắm! Ngoài
ra, dương vật còn có khớp nên xoay được. Trên thực tế, cá heo đực dùng dương
vật để khám phá các vật thể. Cá heo đực rất mạnh về tình dục nên có thể giao
phối với nhiều con cái mỗi ngày, nhưng điểm yếu của nó là thời gian xuất tinh
trung bình chỉ có 12 giây.

22 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

XV. Gấu trúc lớn
a.Môi trường sống : Một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ
Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc.
b.Tập tính :
Trong tự nhiên, gấu trúc sống trên cạn và dành phân lớn thời gian để đi lang
thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi Tân Lĩnh và tỉnh Tứ
Xuyên. Gấu trúc lớn thường sống đơn độc, và mỗi con trưởng thành có một vùng
lãnh thổ được xác định, con cái trưởng thành sẽ không tha thứ cho con cái nào
dám đi vào lãnh thổ của nó. Gấu trúc giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu
mùi như cào cây hoặc đánh dấu nước tiểu. Chúng cũng có thể leo lên và trốn
trong các hốc cây, nhưng không làm tổ lâu dài. Vì lý do này, gấu trúc không ngủ
đông, tương tự như động vật có vú cận nhiệt đới khác, và thay vào đó di chuyển
đến vùng có nhiệt độ ấm hơn. Mặc dù gấu trúc được cho là ngoan ngoãn, nó
23 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

được biết tới từng tấn công con người, có thể do bị chọc tức chứ không phải do
thích gây sự. chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự
nhiên ăn thỉnh thoảng cỏ, củ dại, hay thậm chí thịt chim, gậm nhấm hay xác thối.
Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong trứng, cá, lá cây bụi, cam, hay
chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.
c.Sinh sản :
Gấu cái trưởng thành ở độ tuổi 5 – 7 năm tuổi. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu
giữa tháng 3 và kết thúc vào giữa tháng 5. Gấu cái động dục trong 2 – 3 tuần và
suốt thời gian đó, chúng giao phối với nhiều con đực khác. Thời gian mang thai
của Gấu trúc khoảng 135 ngày, nhưng cũng có thể dao động từ 83 – 163 ngày.
Gấu mẹ thường sinh 2 gấu con vào khoảng cuối tháng 8 hoặc 9. Khi vừa ra đời,
gấu con cân nặng khoảng 90 – 130 gam và chỉ nhỏ cỡ một con sóc chuột. Cho dù
sinh 2 gấu con, nhưng gấu mẹ chỉ chăm sóc một con, con kia sẽ bị bỏ rơi và sớm
qua đời. Người ta cho rằng con gấu con bị bỏ kia được nuôi dưỡng chỉ đề phòng
khi con gấu ban đầu không sống được. Gấu con cai sữa lúc 9 tháng tuổi và năng
tới 35 kh khi tròn một tuổi. Gấu con tiếp tục sống chung với mẹ trong 1 năm
rưỡi.

24 Lớp chim và thú – Môn sinh học


Bài Sưu tầm môn Sinh học

16. Dơi: là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100
loài, chiếm 20% động vật có vú .Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Loài
dơi nhỏ nhất là dơi mũi lợn Kitti chỉ dài 29–33 mm, nặng khoảng 2 gam. Loài
lớn nhất là dơi quả đầu vàng lớn với sải cánh dài 1,5 m và cân nặng khoảng
1,2 kg.ư
a.Môi trường sống : Chúng thường sống ở trong các hang động tối.
b.Tập tính:

Giống như ong và một số loài chim, dơi cũng là loài động vật góp phần quan
trọng trong việc giúp cây thụ phấn hoa và phát tán hạt. Để giúp hoa thụ phấn,
chúng di chuyển xung quanh bông hoa, uống mật hoa, di chuyển phấn giữa
các cây và phát tán hạt. Theo nghiên cứu, loài dơi giúp khoảng 72 loài cây thuốc
và nhiều loại cây khác, duy trì sự sống bằng cách phát tán hạt và thụ phấn cho
hoa. Không phải tất cả loài dơi đều hút máu và ăn côn trùng, một số loài dơi đặc
25 Lớp chim và thú – Môn sinh học


×