Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÁO CÁO PROJECT MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ĐỀ TÀI: SMARTPHONE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.06 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO PROJECT
MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
ĐỀ TÀI: SMARTPHONE
GVHD: NGÔ NGUYỄN NHẬT MINH
NGƯỜI THỰC HIỆN:
BÙI THANH TÙNG 50802525
PHẠM BÙI HẢI THANH 50801938
TRẦN KIM CHÍNH 50800198

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3/2011


Điện thoại đa tính năng là những chiếc điện thoai được bán ra theo tiêu chí all-in-one, giúp
người dùng chỉ cần mang bên mình một món duy nhất. Như vậy, điện thoại phải thực hiện
nhiệm vụ của nhiều thiết bị khác.
Điện thoại thông minh là một chiếc điện thoại đa tính năng, cho phép người dùng cài đặt
và chạy nhiều ứng dụng.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên cho phép chúng ta liên lạc theo một phương thức mới.
Sau những năm bi bó buộc ở văn phòng , gia đình và những chiếc điện thoại cố định, điện
thoại đi dộng đã mang đến cho chúng ta tự do, cho phép nhận và thực hiện cuộc gọi mọi lúc
mọi nơi.
Khi chiếc máy cassette bỏ túi đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, người yêu nhạc có
thể nghe nhạc bất kỳ đâu và hơn 30 năm sau những thiết bị âm thanh cá nhân ngày càng phổ
biến nhờ vào những file âm thanh số như MP3. Người dùng không còn phải mang theo băng
nhạc, đĩa CD nếu muốn nghe tất cả các album ưa thích. Thay vào đó, bộ nhớ của các công cụ
chơi nhạc cho phép bạn mang hàng ngàn bản nhạc trong túi. Hơn nữa, việc hỗ trợ 3G và các
kết nối không dây, bạn có thể tải (download) các bài hát mới vào điện thoại thông minh.
Điện thoại chụp ảnh đã xuất hiện trong nhiều năm nhưng tới nay nhiều ảnh chụp vẫn nằm


trên thiết bị. Có 2 lý do. Thứ nhất, độ phân giải thấp, nghĩa là những bức ảnh này chỉ dành cho
những thiết bị có màn hình nhỏ. Thứ hai việc chia sẽ ảnh khá phức tạp. Ngày nay những chiếc
điện thoại thông minh tốt hơn đã thay đổi được điều đó. Điện thoại thông minh có kết nối với
các mạng 3G, giúp chia sẽ hình ảnh độ phân giải cao một cách nhanh và rẻ qua tin nhắn hình
hay email, thậm chí là tin nhắn video. Việc in ấn cũng khá dễ dàng nhờ vào các kết nối không
dây, và máy in có chuẩn kết nối không dây.
Sự phát triển củaInternet là một trong các yếu tố quan trọng làm cho việc chuyển tải
thông tin tới các khu vực trên thế giới một cách dễ dàng và tiện lợi.Ngày nay Internet đã “thâm
nhập” vào cuộc sống với nhiều tiện ích thiết thực như:
- Email (yahoo mail, gmail, hotmail) : giúp người gửi và nhận thư một cách dễ dàng
nhanh chóng hơn so với dịch vụ bưu chính truyền thống
- Các dịch vụ chia sẻ flie, video, hình ảnh: Mediafire, hotfile, megaupload, youtube,
Flickr
- Mua sắm trực tuyến, amazon, ebay, bestbuy,..
- Dịch vụ tìm kiếm: Google, Microsoft Bing, …
- Mạng xã hội: Facebook, zingme, twitter, yahoo 360 plus
Trong tương lai internet sẽ trở thành một thư viện khổng lồ của thế giới, người sử dụng
internet có thể đưa thông tin cần chia sẻ cho mọi người hoặc thương mại hoá, cũng như tham
khảo nguồn thông tin hiện đang có và xu hướng trong tương lai là truy cập vào các nội dung số
- email, hình ảnh, video, nhạc, tivi – trên bất kỳ thiết bị nào, ở bất cứ đâu, và bất kỳ lúc nào.

2


Sự phát triển của các thế hệ
mạng thông tin di động
1G là chữ viết tắt của công nghệ điện thoại không dây thế hệ đầu tiên (1st Generation).
Các điện thoại di động chuẩn analog, sử dụng công nghệ 1G với tín hiệu sóng analog, được
giới thiệu trên thị trường vào những năm 1980.
Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm

1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương
mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống
điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể
trên là các hệ thống 1G
2G : Công nghệ GSM
Sau đó, xuất hiện các điện thoại kỹ thuật số, dùng công nghệ 2G, với sóng Digital.
So với 1G, ba lợi ích chủ yếu của mạng 2G chính là :
- Những cuộc gọi di động được mã hóa kĩ thuật số
- Cho phép tăng hiệu quả kết nối các thiết bị
- Bắt đầu có khả năng thực hiện các dịch vụ số liệu trên điện thoại di động – khởi đầu là
tin nhắn SMS.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng
cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch
vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống
điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.
Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệu quả hơn so với mã
hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi cùng được mã hóa
trên một dải băng tần.
Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát từ điện
thoại. Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn; đồng thời giảm chi phí đầu tư
những tháp phát sóng.
3G là công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu
ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh SMS, hình ảnh,…). Hệ thống 3G yêu cầu
một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Trong các dịch vụ của
3G, cuộc gọi video thường được mô tả như một dịch vụ trọng tâm của sự phát triển.

3


Thông số kỹ thuật của điện

thoại thông minh
Bộ xử lý
Bộ xử lý có thể xem như bộ não của điện thoại thông minh, xử lý toàn bộ các tác vụ và
mọi hoạt động trên thiết bị. Bộ xử lý có thể là một mạch tích hợp hoặc là chip.
Bộ xử lý là thông số kỹ thuật đầu tiên mà người bán hàng thường giới thiệu. Hiện có khá
nhiều điện thoại thông minh trang bị bộ xử lý 1GHz của các hãng chế tạo bộ xử lý lớn như
Samsung (Hummingbird, Apple A4), Qualcomm (Snapdragon) and Texas Instruments
(OMAP). Vậy bộ xử lý 1GHz nói lên điều gì?
Bộ xử lý 1GHz có khả năng xử lý mọi tác vụ hệ thống và tăng tốc phần cứng đa phương
tiện ở tốc độ xung nhịp cao với mức tiêu thụ điện năng thấp. Ngoài ra, bộ xử lý còn kết hợp
với phần mềm để giải mã video độ nét cao (tùy theo chip sẽ có khả năng giải mã video ở độ
phân giải 720p hay 1080p) và giúp lướt web nhanh và mượt mà hơn.
Tuy nhiên, điện thoại thông minh không dùng bộ xử lý 1GHz vẫn có khả năng thực thi
các tác vụ tốt. Chẳng hạn, đầu năm 2010, khi T-Mobile G2 sắp ra mắt với bộ xử lý 800MHz
Qualcomm Scorpion, nhiều người lúc đó cho rằng bộ xử lý này không đủ sức thực thi các tác
vụ và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chung của thiết bị. Tuy nhiên, khi T-Mobile G2 ra mắt
và được kiểm tra, đánh giá, mọi người mới nhận thấy rằng bộ xử lý 800MHz có khả năng thực
thi không thua kém bộ xử lý Snapdragon trên các điện thoại thông minh khác.
Khi mua điện thoại thông minh, bạn nên dành thời gian để thử nghiệm hàng loạt các tác
vụ mà bạn sẽ sử dụng. Nếu bạn thường xem phim, nghe nhạc, lướt web, chạy nhiều ứng dụng
phức tạp trong khoảng thời gian dài thì hãy chọn điện thoại thông minh có bộ xử lý 1GHz.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về bộ xử lý đó, chẳng hạn công ty nào chế tạo,
đánh giá của những người đã dùng qua điện thoại thông minh mà bạn dự định chọn mua…

RAM
Như một chiếc máy tính, điện thoại thông minh cũng có khả năng chạy đồng thời nhiều
ứng dụng, tùy thuộc dung lượng bộ nhớ RAM trên máy. Các nhà cung cấp ít khi quảng cáo
dung lượng RAM trên một mẫu điện thoại thông minh cụ thể, vì vậy bạn hãy tìm hiểu thông
tin này trước khi quyết định mua.
Các dòng điện thoại thông minh tầm trung hay trước đây thường có dung lượng RAM

khoảng 256MB, đủ chạy một số ứng dụng mà không làm giảm hiệu suất hoạt động. Các dòng
điện thoại thông minh cao cấp, chẳng hạn iPhone 4, Samsung Nexus S, được trang bị 512MB
RAM, có thể chạy nhiều ứng dụng đồng thời mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt
động.
RAM dung lượng 256MB đủ cho những ai dùng điện thoại thông minh để nhắn tin, gọi
và nhận cuộc gọi, lướt web, chơi một số game. Với các ứng dụng đa tác vụ, nặng hơn đòi hỏi
tối thiểu 512MB RAM.

4


Màn hình
Nếu bạn dự định mua điện thoại thông minh có màn hình tương đối lớn, độ phân giải cao
để gửi nhận tin nhắn, lướt web, xem phim thì màn hình 2,7” phù hợp với bạn, nhưng nếu bạn
muốn kiểm tra email, truy cập trang web ở định dạng thông thường (như trên máy tính) thì bạn
sẽ cần đến màn hình 3,5” hay lớn hơn.
Hiện nay, hầu hết điện thoại thông minh và điện thoại di động thông thường đều dùng
màn hình công nghệ LCD (liquid crystal display), cho hình ảnh sắc nét và giá cạnh tranh.
Có 2 kiểu màn hình LCD chính trên điện thoại. TFT (thin-film transistor), IPS-LCD (inplane-switching LCD). Màn hình TFT dùng công nghệ bóng bán dẫn màng mỏng (thin-film
transistor) giúp cải thiện chất lượng hình ảnh. Tuy nhiên, công nghệ này có góc nhìn hẹp và
không hiển thị tốt dưới ánh sáng trực tiếp. Màn hình TFT tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Do đó
TFT thường được dùng trên các dòng điện thoại di động cấp thấp.
Màn hình IPS-LCD, hiện diện trên iPhone 4 và Motorola Droid X (được gắn nhãn
“Retina Display”), giúp cải thiện góc nhìn và tiêu thụ ít điện năng hơn so với màn hình TFT
LCD. Các điện thoại hiệu năng cao thường dùng màn hình IPS-LCD.
Công nghệ màn hình AMOLED (Active-matrix organic light-emitting diode) phổ biến
trên các dòng điện thoại cao cấp như Google Nexus One, HTC Droid Incredible. Màn hình
AMOLED hiển thị tốt dưới ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên, một số người dùng cho rằng
AMOLED cho màu sắc quá đậm. Qua thực tế sử dụng, AMOLED cũng tiêu tốn nhiều năng
lượng như màn hình LCD.

Samsung Galaxy S là điện thoại đầu tiên dùng công nghệ Super AMOLED, công nghệ do
chính Samsung phát triển. Super AMOLED đặt bộ cảm biến chạm ngay trên màn hình, không
tạo lớp riêng biệt, điều này giúp Super AMOLED trở thành công nghệ màn hình mỏng nhất
hiện nay trên thị trường. Và Super AMOLED có mức phản hồi tốt hơn so với các màn hình
AMOLED khác.

MÀN HÌNH CẢM ỨNG
Điện thoại thông minh màn hình cảm ứng cho phép người dùng tương tác trực tiếp với
giao diện và hệ điều hành của điện thoại. Hiện nay, có 2 kiểu màn hình chạm được dùng trên
điện thoại thông minh: cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung. Màn hình cảm ứng điện trở
gồm 2 lớp vật liệu dẫn điện, khoảng cách giữa 2 lớp này rất nhỏ. Khi người dùng chạm ngón
tay vào một điểm trên màn hình, 2 lớp vật liệu dẫn điện này sẽ chạm vào nhau và tạo thành
mạch điện tại vị trí ngón tay chạm. Thông tin từ mạch điện này sẽ được truyền tới bộ xử lý của
điện thoại thông minh.
Màn hình cảm ứng điện dung thường hiện diện trên các dòng điện thoại thông minh cao
cấp như HTC EVO 4G, Motorola Droid, iPhone. Màn hình cảm ứng điện dung gồm một lớp
kính được phủ lớp dẫn trong suốt, chẳng hạn indium tin oxide. Bản thân cơ thể con người cũng
dẫn điện, vì vậy khi chạm ngón tay vào màn hình, bạn đã làm gián đoạn tĩnh điện ngay tại vị
trí chạm. Bộ xử lý điện thoại sẽ phát hiện vị trí gián đoạn này.

Pin
Hiện nay, hầu hết điện thoại đều dùng pin Lithium-ion (Li-ion); lithium là hóa chất bên
trong pin (battery cell), chúng di chuyển đến cực âm của pin và tạo ra dòng diện. Pin Li-ion có
thể sạc và dùng lại, tuổi thọ gấp 2 đến 3 lần so với pin kiềm (alkaline).
5


Điện thoại có màn hình lớn thường dùng pin Li-ion 1500mAH, điện thoại có màn hình
nhỏ hơn thường dùng pin Li-ion 1400mAH.
Nếu bạn cần thời gian dùng pin dài hơn so với pin đi kèm theo điện thoại, bạn có thể tự

trang bị cho mình pin Li-ion có dung lượng cao hơn. Bạn cũng nên lưu ý, thời gian chờ và thời
gian nhận/thực hiện cuộc gọi sẽ khác nhau tùy theo số ứng dụng điện thoại đang chạy, độ sáng
màn hình, chức năng Wi-Fi/GPS hay 4G mở hay tắt,…

Máy ảnh (Camera)
Có sự khác biệt thực sự giữa một tấm hình chụp bằng camera 8 megapixel với một tấm
hình chụp bằng camera 5 megapixel hay không?
Thông số megapixel cho biết kích thước bộ cảm biến của máy ảnh (bộ cảm biến bên
trong máy ảnh có chức năng chuyển đổi hình ảnh quang học thành tính hiệu điện tử). Điểm
ảnh (pixel) càng cao thì độ phân giải hình ảnh càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ xem ảnh trên điện
thoại hay trên máy tính, bạn sẽ khó có thể phân biệt chất lượng ảnh, trừ phi in chúng ra.
Nếu so sánh giữa máy ảnh ngắm chụp và máy ảnh số chuyên nghiệp (Digital SLR), nhiều
megapixel chưa chắc tạo nên tấm ảnh đẹp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh
như ống kính (Nokia N-Series dùng ống kính của hãng Carl Zeiss, đây là hãng chuyên chế tạo
ống kính dành cho máy ảnh DSLR cao cấp), khả năng lấy nét chính xác, tốc độ chụp (khá quan
trọng khi chụp đối tượng di chuyển). Các chế độ chụp trong môi trường ánh sáng khác nhau
(trong nhà, bình minh, giữa trưa, ban đêm…) sẽ giúp cải thiện chất lượng hình ảnh.

Dịch vụ 3G và 4G (LTE, Wimax)
Hầu hết điện thoại thông minh, nếu hỗ trợ truy cập mạng 3G hay 4G, đều ghi rõ thông tin
về tốc độ tối đa truy cập dịch vụ trên thiết bị hoặc trên thông số kỹ thuật.
Khi chọn mạng, bạn nên tham khảo trang web của nhà cung cấp dịch vụ để biết độ phủ
sóng, khu vực nào sóng mạnh, yếu…
Giảm tiếng ồn/ngăn tạp âm
Ngăn tạp âm giúp tiếng nói rõ hơn. Khả năng ngăn tạp âm tùy thuộc vào thiết kế
microphone của điện thoại.
Trước đây, các điện thoại dùng khá nhiều giải pháp khác nhau nhằm ngăn tạp âm, cải
thiện tiếng nói, nhưng hiện nay các điện thoại thông minh mới, chẳng hạn iPhone 4, dùng 2
microphone, một micro để ghi nhận tiếng nói, micro kia dùng ghi nhận tạp âm xung quanh.
Micro ghi nhận tiếng nói được thiết kế gần miệng người dùng, còn micro ghi nhận tạp âm

được đặt trên đỉnh điện thoại. Phần mềm trong bộ chip âm thanh của điện thoại sẽ tạo hồ sơ âm
thanh môi trường xung quanh, sau đó tính toán, so sánh và sàng lọc với âm thanh của micro
ghi nhận tiếng nói. Kết quả, tiếng nói trở nên rõ ràng.
Giờ đây, công nghệ ngăn tạp âm trở thành tính năng khá quan trọng trên các điện thoại
thông minh.

Thẻ nhớ lưu trữ tháo lắp: MicroSD
Thẻ SD (Secure Digital), MicroSD và MiniSD đều là các thẻ nhớ lưu trữ dùng phổ biến
trên các thiết bị cầm tay để lưu trữ hình ảnh, phim, nhạc. Sự khác nhau giữa thẻ SD, MicroSD
6


và MiniSD là kích thước của chúng. Theo iSupply, hầu hết điện thoại di động ra mắt trong
năm 2010 đều dùng thẻ MicroSD.
Nếu bạn cần lưu trữ số lượng lớn hình ảnh, phim, nhạc, hãy chọn cho mình thẻ nhớ lưu
trữ có dung lượng lớn nhất có thể. Thẻ MicroSD dùng trên điện thoại di động thường có dung
lượng từ 2GB đến 32GB; 2GB có giá khoảng 10 đô la Mỹ (10USD, ~200.000đ), 16GB (Class
4) khoảng 50 đô la Mỹ (50USD, ~1.000.000đ), 32GB giá khoảng 150 đô la Mỹ (150USD,
~3.000.000đ)
Hiệp hội SD thành lập nhiều mức tốc độ (speed class) khác nhau cho thẻ nhớ SD. Các
mức (class) này đại diện cho tốc độ tối thiểu ghi dữ liệu lên thẻ nhớ. Sau đây là một số mức tốc
độ thông dụng và khả năng hỗ trợ tốt định dạng tập tin, do hiệp hội SD đưa ra.
Class 2: ghi video chuẩn nén H.264, MPEG-4, MPEG-2.
Class 4: ghi video MEPG-2 (HDTV), chụp liên tục DSC
Class 6: chụp liên tục Megapixel DSC, máy quay phim, chụp hình chuyên nghiệp.
Class 10: ghi video Full HD (1080p), chụp liên tục HD.

Con quay hồi chuyển và Gia tốc kế
Hầu hết điện thoại thông minh xem việc trang bị gia tốc kế như tiêu chuẩn. Chỉ một số ít
điện thoại thông minh trang bị con quay hồi chuyển.

Gia tốc kế giúp theo dõi và xác định vị trí của điện thoại (nằm đứng hay ngang) để tự
động xoay màn hình phù hợp. Gia tốc kế cũng được dùng trên một số ứng dụng như trò chơi
lái xe.
Con quay hồi chuyển giúp ghi nhận chính xác vị trí điện thoại hơn, trong không gian 3
chiều. Nếu bạn di chuyển điện thoại ra xa hay lại gần vị trí của mình, con quay hồi chuyển có
thể phát hiện và ghi nhận sự chuyển động đó. Tính năng này rất hữu ích cho những ai chơi
game. Trong tương lai, con quay hồi chuyển sẽ có vai trò quan trọng trong các ứng dụng điều
khiển, tương tác chuyển động. Tuy nhiên, hiện tại, nếu bạn không phải là người thích chơi
game thì điện thoại thông minh trang bị con quay hồi chuyển là không cần thiết.

Bluetooth và Wi-Fi
Hiện nay, cả Bluetooth và Wi-Fi đều là những tính năng phổ biến trên điện thoại thông
minh.
Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền/nhận dữ liệu giữa 2 thiết bị ở cự ly
ngắn. Bluetooth thường được dùng để truyền nhận dữ liệu giữa điện thoại với tai nghe, máy
tính. Bluetooth hiện có chuẩn Bluetooth 2.1, Bluetooth 3.0. Sự khác biệt giữa 2 chuẩn
Bluetooth này là khoảng cách và tốc độ truyền/nhận dữ liệu giữa 2 thiết bị.
Bluetooth 2.1 có khoảng cách truyền nhận dữ liệu khoảng 9 mét. Mặc dù Bluetooth
không được xem là phương pháp truyền tải dữ liệu lý tưởng, nhưng nó phù hợp cho việc
truyền dẫn dữ liệu giữa điện thoại và tai nghe. Bluetooth 3.0 có tốc độ truyền/nhận dữ liệu lớn
nhanh (khoảng 24Mbps). Hiện Bluetooth 3.0 còn khá mới, và không phải thiết bị nào cũng
được trang bị.
Wi-Fi hiện có nhiều chuẩn 802.11a/b/g/n, mỗi chuẩn sẽ có tốc độ truyền/nhận dữ liệu
khác nhau. Hầu hết điện thoại thông minh hiện nay đều được trang bị Wi-Fi chuẩn 802.11b/g
(802.11b có tốc độ 11Mbps, 802.11g có tốc độ 54Mbps), và có khoảng cách kết nối khá xa
khoảng 38 mét.
7


Các điện thoại thông minh dòng cao cấp thường được trang bị Wi-Fi chuẩn 802.11n, có

tốc độ truyền/nhận dữ liệu khá cao (có thể đạt đến 600Mbps), và khoảng cách kết nối có thể
đạt đến 69 mét. Tuy nhiên để đạt tốc độ như vậy, điện thoại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố khá quan trọng là bộ định tuyến không dây (wireless router). Bộ định tuyến
phải cung cấp Wi-Fi cùng chuẩn 802.11n với điện thoại thông minh.

8


Hệ điều hành của điện thoại
thông minh
Tính chất thông minh (smart) của điện thoại thông minh (smartphone) chủ yếu là do
"phần mềm" mang lại. Điện thoại thông minh hiện tại có thể xem như một máy tính cá nhân
thu nhỏ, kết nối mạng và hệ điều hành đang giữ vai trò quyết định về sức mạnh, nét riêng của
từng sản phẩm. Khi chọn điện thoại thông minh, bạn cũng phải chọn lựa nền tảng hệt như khi
đứng trước hệ điều hành cho máy Mac và PC.
Tổng kết lại, thị trường điện thoại thông minh đang có 5 hệ điều hành nổi bật: Apple
iPhone (một số cảm nhận dựa trên sản phẩm cụ thể là iPhone 3G), Google Android (G1),
Microsoft Windows Mobile (HTC Touch Diamond), Nokia S60 3rd Edition cho Symbian
(N96) và RIM BlackBerry (BlackBerry Bold). Sự khác biệt giữa chúng thể hiện qua các tiêu
chí về tính năng, độ dễ dùng, sự trực quan và ứng dụng (có thể trong hệ điều hành hoặc hãng
thứ ba) đi kèm.

Apple iPhone
Tiểu sử: iPhone là phiên bản thu nhỏ của HĐH X của Mac, thiết kế riêng cho iPhone 3G.
Ứng dụng tốt nhất cho iPhone: Evernote dễ thương, hữu ích và miễn phí.
Sử dụng: Giao tiếp đa chạm (multitouch) trên iPhone 3G đã tạo được một sự đột phá và
thích thú khi sử dụng. Các hệ điều hành khác có thể khiến bạn như lạc vào mê hồn trận trình
đơn hoặc quên cách thao tác, nhưng iPhone biết cách đơn giản hóa tất cả thao tác sử dụng và
tạo được sự đồng bộ xuyên suốt. Hệ điều hành thiếu chức năng cắt-dán nhưng không hề ảnh
hưởng đến việc sử dụng.

Hình thức: Tuyệt vời. Hệ điều hành đã mang đến một giao diện hoàn toàn mới, đặt dấu
ấn phong cách, đẹp cả về hình thức lẫn hiệu ứng.
Ứng dụng sẵn có: Phần mềm tích hợp chạy cực tốt, đặc biệt là trình duyệt Safari đã giúp
duyệt dễ dàng các site vốn không được thiết kế để xem trên điện thoại di động. Chương trình
nhạc và phim của iPhone cũng vậy. Tuy nhiên, iPhone thiếu ứng dụng làm việc: Bạn không thể
tìm kiếm trong e-mail, và không được cung cấp ứng dụng soạn thảo văn bản, quản lý công
việc.
Ứng dụng mở rộng: Sau khi Apple mở iPhone cho các nhà phát triển thứ ba chỉ mới vài
tháng đã có hàng ngàn ứng dụng sẵn sàng chờ bạn tải về từ dịch vụ trực tuyến App Store.
Trong số đó có Facebook và ứng dụng ghi chú Evernote thiết kế xuất sắc mà miễn phí. Nhưng
Apple có luật: ứng dụng hãng thứ ba không được chạy nền hoặc chỉ truy vấn dữ liệu của chính
ứng dụng đó, làm giới hạn đáng kể tính năng tất cả ứng dụng từ nhắn tin đến văn phòng. Và
Apple với vai trò là nhà phân phối độc quyền phần mềm iPhone có quyền hạn chế một số ứng
dụng.
Kết luận: Hệ điều hành iPhone đã dễ dàng trở thành hệ điều hành điện thoại sáng tạo và
hấp dẫn nhất. Tuy nhiên hướng phát triển đang bị bó hẹp, trừ khi Apple nới lỏng rào cản kiểm
soát.
Điện thoại tham khảo: Dù đã ngưng sản xuất để chuyển lên iPhone 3G, thị trường vẫn
còn bán iPhone (2G) 4GB/8GB/16GB
9


Google Android
Tiểu sử: Hệ điều hành điện thoại di động mới của Google thể hiện tham vọng của các
công ty điện thoại về một nền tảng điện thoại nguồn mở cho phép mọi người tự tùy biến. Đến
hiện tại mới chỉ có một mẫu, T-Mobile G1, chạy hệ điều hành Google Android.
Sử dụng: Trên điện thoại G1, Android khá giống iPhone/BlackBerry. Đa phần dùng màn
hình cảm ứng nhưng bạn có thêm bi lăn, nút Menu, Home và Back. Hơn nữa, desktop có thể
tùy biến. Nhìn chung, Android có thể tốt hơn các nền tảng trước nhưng chưa thể bằng iPhone.
Trình duyệt web trong Google Android dễ nhìn và là đối thủ trực tiếp với Safari trong

iPhone.
Desktop Android là một sự thu gọn của desktop hệ điều hành PC như Windows Vista và
OS X Leopard. Bạn có thể sắp xếp lại shortcut và cài đặt widget như đồng hồ (clock), trường
tìm kiếm.
Hình thức: Android không nghệ thuật như iPhone nhưng mới và cuốn hút; đặc biệt thích
hợp với màn hình độ phân giải cao của G1.
Ứng dụng sẵn có: Ứng dụng dính liền với dịch vụ Google như Gmail và Google Calendar
(việc đầu tiên khi khởi tạo điện thoại là khai báo thông tin tài khoản Google); sẽ tốt nếu bạn
không muốn lệ thuộc vào những dịch vụ của Microsoft Exchange.
Trình duyệt của Android không có được chức năng đa chạm như iPhone nhưng không thể
xem thường. Tiện ích nghe nhạc cho phép tải các bài hát không-DRM từ Amazon nhưng lại
chỉ xem được định dạng video You Tube.
Giống iPhone, Android có tiện ích cho tìm kiếm, tải về và cài đặt ứng dụng hãng thứ ba
(dễ dàng không ngờ).
Ứng dụng mở rộng: Các nhà phát triển mới ở giai đoạn đầu hướng đến Android. Dịch vụ
trực tuyến Market cho phép bạn tải ứng dụng trực tiếp về điện thoại từ Google. Không như
iPhone, bạn có thể tìm ứng dụng tại những website kinh doanh độc lập như Handago.
Kết luận: Android rất tiềm năng và đã mang lại luồng gió mới. G1 cho thấy nhiều hứa
hẹn.
Điện thoại tham khảo: Sau T-Mobile G1 tại Mỹ, có thể sẽ thêm HTC Dream trên mạng di
động Singtel (Singapore) và Optus (Úc). Tại Việt Nam, T-Mobile G1 đã được mở khóa mềm
thành công và sử dụng tốt với các mạng di động GSM.

RIM BlackBerry
Tiểu sử: Hệ điều hành này chạy trên điện thoại thông minh BlackBerry của RIM, trong
đó có mẫu mới nhất là Bold và Storm.
BlackBerry Bold giới thiệu trình duyệt mới, nhiều cải tiến, mang đến sự chính xác.
Sử dụng: Nguyên lý đơn giản trong giao diện BlackBerry chỉ thay đổi nhỏ sau cả một
thập niên. Theo cách riêng, giao diện BlackBerry có sự logic và nhất quán như iPhone: bạn có
thể làm mọi việc với bi lăn, nút Menu và một nút có chức năng trở lại màn hình trước đó.

Nếu đã làm quen, bạn có thể thao tác cực nhanh (chưa kể đến mẫu Storm dùng màn hình
cảm ứng kiểu iPhone).
Hình thức: Hệ điều hành BlackBerry thiên về chữ và giản dị dù các mẫu điện thoại gần
đây như Bold đã có phông sắc sảo và biểu tượng tinh xảo hơn. Ứng dụng sẵn có: Ứng dụng email và lịch của BlackBerry vẫn là chuẩn mực về hiệu quả sử dụng và khả năng kết nối thời
gian thực, tin cậy với hệ thống tin nhắn đang dùng rộng rãi như Microsoft Exchange.
Bản mới nhất có giao diện sành điệu hơn và màu sắc hơn trước nhưng vẫn đọng lại sự
đơn giản, nhất quán nổi tiếng của BlackBerry.
10


Bold có nhiều cải tiến về trình duyệt Web hơn iPhone, Android: thể hiện đúng thiết kế
của site. Tiện ích nghe nhạc, xem phim đáp ứng vừa đủ nhưng vẫn đứng sau tiện ích làm việc.
Ứng dụng mở rộng: Khá lâu về trước, BlackBerry chỉ có vài ứng dụng để chọn lựa nhưng
nay thì có hẳn một thị trường sôi động với hàng ngàn ứng dụng từ làm việc đến game. Tuy
nhiên, Windows Mobile và S60 phong phú hơn.
Hiện tại, BlackBerry chưa có cửa hàng trực tuyến như App Store của Apple, Android
Market của Google nhưng dự kiến sẽ có vào tháng Ba năm 2009.
Kết luận: BlackBerry là một ông già cao tuổi nhưng thông thái, biết tự thay đổi để thích
ứng với thời cuộc.
Điện thoại tham khảo: Viettel chính thức phân phối BlackBerry 8100, BlackBerry 8320,
BlackBerry 8700g và cung cấp dịch vụ Pushmail.

Microsoft Windows Mobile
Tiểu sử: Tên gọi đã cho biết đây là phiên bản di động của Windows. Phiên bản Windows
Mobile 6.1 đang dùng trong khá nhiều điện thoại của HTC, Motorola, Palm, Samsung...
Windows Mobile mang phong cách File Explorer lên điện thoại.
Sử dụng: Thật đáng ngạc nhiên là Windows Mobile vẫn mang đủ sức mạnh của Windows
với đầy đủ trình đơn Start và khay hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người dùng không thích căng
mắt nhìn vào các biểu tượng bé xíu. HTC Touch Diamond đã thay giao diện mang phong cách
Microsoft bằng một giao diện TouchFLO phù hợp với việc điều khiển bằng đầu ngón tay và

mang dáng dấp sáng tạo, quí phái như iPhone.
Hình thức: Khá nam tính nhưng không bóng bẩy bằng iPhone.
Ứng dụng sẵn có: Phiên bản trình duyệt Internet Explorer cho điện thoại khá cũ kỹ;
Touch Diamond đã thay thế bằng Opera Mobile (Microsoft có đưa ra phiên bản IE mới nhưng
chưa thấy xuất hiện trên điện thoại nào). Tuy nhiên, việc có Word, Excel, PowerPoint và
Outlook (phiên bản cơ bản) trên điện thoại lại giúp nhiều cho công việc.
Ứng dụng mở rộng: Hệ điều hành này có sẵn rất nhiều ứng dụng với nhiều mục đích.
Tiện ích như WisBar Advance của Lakeridge Software cho phép bạn thay đổi giao diện về
hình thức và chức năng. Nhưng trên điện thoại không có sẵn shortcut đến gian hàng ứng dụng
trực tuyến như trên iPhone, Android.
Kết luận: Windows Mobile đang dần thụt lùi và hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy
sẽ có sự thay đổi đột phá cho đến cuối 2009 hoặc 2010.
Điện thoại tham khảo: O2 XDA II, XDA IIs, XDA IIi, XDA II mini; Lenovo ET960; HP
6365; HTC Touch Diamond, Touch Cruise, Touch Dual, Touch Pro; Samsung Omnia i900;
Sony Ericson Xperia X1...

Nokia S60 3rd Edition trên Symbian
Tiểu sử: S60 3rd Edition là phiên bản hệ điều hành di động Symbian lâu đời đang dùng
cho nhiều loại điện thoại thông minh, không chỉ Nokia mà còn LG, Samsung.
S60 3rd Edition vẫn trung thành với điện thoại không màn hình cảm ứng.
Sử dụng: Giao diện S60 giữ nguyên từ thời điện thoại thông minh chỉ có phím số và một
vài nút khác nên thường dẫn bạn duyệt qua một loạt trình đơn (cùng nhóm không dùng màn
hình cảm ứng nhưng BlackBerry thiết kế nhanh, hiệu quả hơn).
Hình thức: Lạc hậu so với chuẩn hiện tại khi vẫn dùng phông, biểu tượng đơn giản.
11


Ứng dụng sẵn có: Ứng dụng thay đổi theo mỗi điện thoại. Nokia N96 khá phong phú và
có vài tính năng tạo dấu ấn. Trình duyệt cho phép phóng to/thu nhỏ như Safari của iPhone
nhưng giao diện thô, đơn giản. Phông và biểu tượng của S60 vẫn phù hợp nhưng gây nên cảm

giác lỗi thời.
Ứng dụng mở rộng: Khá nhiều ứng dụng có sẵn trên những site như Handago nhờ hệ
điều hành này đã được sử dụng lâu đời, chấp nhận rộng rãi.
Kết luận: S60 3rd Edition tương đối cổ nhưng vẫn còn xài được. S60 5th Edition hứa hẹn
sẽ cập nhật cho hệ điều hành khả năng điều khiển cảm ứng. Nokia N800 XpressMusic, phiên
bản đầu tiên dùng hệ điều hành mới dự định ra mắt tại Mỹ vào đầu năm 2009.
Điện thoại tham khảo: Nokia 3250, 5500, 5700, N70, N72, N73, N76, N77, N78, N79,
N80, N81, N82, N85, N91, N92, N93, N95, N96, E50, E51, E60, E61, E61i, E63, E65, E66,
E70, E71, E90, 6110 Navigator, 6120/6121 Classic, 6290; Samsung SGH-i450, SGH-i550,
Innov 8; Sony Ericson G700...

12


Xu hướng phát triển phần
cứng trên Smartphone
BXL 2 nhân
Trong năm 2010, một trong những sự kiện lớn là sự ra đời của các smartphone với BXL
có tốc độ 1GHz, và trong năm 2011, các hãng sản xuất sẽ tiếp tục tập trung cải tiến BXL với
việc giới thiệu các BXL 2 nhân.
Tháng 12/2010, LG Electronics trình làng smartphone Optimus 2X dùng HĐH Android
và BXL Tegra2 có 2 nhân của Nvidia. Theo LG, việc chuyển sang BXL 2 nhân sẽ đem đến
cho người dùng tính năng video tốt hơn, duyệt web và chơi game mượt và nhanh hơn, có tính
năng đa nhiệm mà không bị trễ màn hình.
Ngoài Nvidia, các hãng Qualcomm, Samsung và Texas Instruments cũng đang nghiên
cứu BXL 2 nhân, nên xu hướng chuyển sang dùng BXL 2 nhân đang được toàn ngành công
nghiệp này ủng hộ.

Màn hình 3D
Thành công của phim 3D đang có hiệu ứng lan truyền sang toàn ngành công nghiệp điện

tử tiêu dùng. Các sản phẩm như TV, máy chơi game, máy tính và smartphone đều đang được
sản xuất tương thích với 3D. Ở Nhật, Sharp đã công bố 2 loại smartphone chạy Android cho
phép người dùng chơi game và xem phim 3D mà không cần dùng kính đặc biệt.
Hiện chưa thể phán đoán 3D sẽ thành công hay không. 3D sẽ là một mục tiêu thể hiện
chính trên các thiết bị di động, nhưng theo dự báo xu hướng di động năm 2011 của CCS
Insight, người tiêu dùng đã thất vọng đối với các kết quả đã đạt được cho đến nay.

Công nghệ NFC (Near-Field Communications)
Công nghệ không dây tầm ngắn Near-Field Communications (NFC) đã được phát triển
khá lâu, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Một trong những lý do là chưa có điện thoại tương
thích với công nghệ này. Nhưng vào năm 2011, tình hình có vẻ sẽ thay đổi. HĐH Android 2.3
với tên mã Gingerbread có sử dụng công nghệ NFC.Điện thoại Nexus S của Samsung là
smartphone đầu tiên được trang bị công nghệ NFC.
Ứng dụng cho công nghệ NFC được nói đến nhiều nhất là ứng dụng thanh toán, trong đó
có cả dịch vụ mua vé. Nhưng công nghệ này còn có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác. Google
đang trang bị cho các doanh nghiệp ở Portland, Oregon (Mỹ) các loại nhãn dính (decal) tương
thích với NFC gắn ở quầy hàng, cho phép người dùng áp ĐTDĐ của họ vào các decal này để
tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp.
Công nghệ NFC cũng sẽ là lĩnh vực mới nhất mà các nhà sản xuất điện thoại và các hãng
điều hành mạng sẽ hợp tác và cạnh tranh với nhau. Google có thể dùng NFC để tiếp thị tại địa
phương mà không có sự can thiệp của các hãng điều hành mạng di động. Cùng lúc, hãng điều
hành di động Orange cũng muốn phát triển NFC dùng thẻ SIM vào năm 2011, vì theo người
13


phát ngôn của Orange, nếu tích hợp công nghệ NFC vào điện thoại sẽ gây khó khăn trong việc
hỗ trợ khách hàng, chẳng hạn như khi khách hàng đổi điện thoại khác.

Dùng 2 thẻ SIM
Vào tháng 12/2010, hãng Broadcom đã giới thiệu chip smartphone mới cho các hãng

muốn sản xuất sản phẩm dùng Android giá thấp. Các smartphone dùng BXL này sẽ có thể
dùng 2 thẻ SIM. Cùng với mức giá thấp hơn, công nghệ này có thể giúp thuyết phục khách
hàng ở các nước đang phát triển chọn mua smartphone, mà khách hàng ở các nước này cho
đến nay vẫn chuộng dùng 2 hay nhiều SIM.
Tuy nhiên, xu hướng ưa chuộng sử dụng 2 SIM để giảm chi phí mua điện thoại cũng
đang ngày càng phát triển ở vài nước châu Âu, theo Francisco Jeronimo, giám đốc nghiên cứu
của IDC cho biết gần đây. Dùng 2 SIM cho phép người dùng giảm chi phí cước điện thoại và
được linh hoạt hơn khi du lịch ở nước ngoài, theo Nokia.

Tính năng video
Một xu hướng chủ yếu khác của smartphone trong năm 2010 là tính năng quay video ở
độ phân giải 720p. Trong năm này, đó là tính năng phổ biến trên các smartphone cao cấp, gồm
iPhone 4 và Samsung Galaxy S. Xu hướng phát triển này sẽ tiếp tục trong năm 2011, và
chuyển từ 720p sang 1080p. Điện thoại LG Optimus 2X được sản xuất với tính năng xem và
quay video HD 1080p, và có thể kết nối với màn hình ngoài qua kết nối HDMI, dự kiến sẽ là
tính năng phổ biến hơn trong năm tới.
Theo các hãng sản xuất linh kiện, việc chuyển sang độ phân giải 1080p được là nhờ có
thêm BXL 2 nhân; thêm khả năng xử lý của một nhân thứ hai cho phép điện thoại xử lý lượng
dữ liệu gia tăng do độ phân giải cao hơn.
Kết hợp giữa việc trang bị HDMI, hỗ trợ độ phân giải 1080p và tốc độ tải xuống cao hơn
trong mạng di động cũng cho phép các hãng điều hành di động cung cấp được nhiều dịch vụ
video hơn.

14


Xu hướng phát triển phần
mềm trên Smartphone
Sau một thời gian dài máy tính để bàn (desktop) chiếm ưu thế, thì giờ đây nó đã nhường
lại ngôi vị quán quân cho các thiết bị di động. Nguyên nhân của sự chuyển dịch có thể do các

thiết bị di động như smartphone, máy tính xách tay (laptop), netbook (máy tính sổ tay),
smartbook (máy sổ tay thông minh) có tính di động, nhỏ gọn hơn và giá thành xấp xỉ với
desktop. Một điều quan trọng nữa, các ứng dụng thuờng thấy trên desktop cũng dần xuất hiện
trên smartphone, mặc dù cấu hình của smartphone có thể chưa sánh bằng desktop. Thậm chí
ngay cả dân viết blog quen sử dụng các ngón tay cái gõ “lọc cọc” ở các trang Twitter,
Facebook… nay cũng chuyển sang dùng trên smartphone hay smartbook. Song song đó, các
nhà phát triển đã chuyển hướng phát triển sang các máy tính bỏ túi với kích thước nhỏ, chạy
trên HĐH Android của Google, WebOS của Palm, Symbian của Nokia.
Đặc biệt, sự nổi lên nhanh chóng của smartphone với các tính năng, các ứng dụng tiếp tục
là lực hấp dẫn đối với đa số người tiêu dùng. Đơn cử là sự ra mắt của smartphone iPhone. Đây
có thể được coi là cuộc trình làng thành công nhất của họ tính đến thời điểm này.
Trên thực tế, HĐH Android được viết bằng Java và OS X (HĐH của iPhone) dựa trên
Objective-C. Một ứng dụng thường được các nhà phát triển ưa thích, đó là thư viện mã nguồn
mở WebKit (). Trong đó, HĐH OS X và Android đều sử dụng trực tiếp thư
viện này. Mới đây Google quyết định tập trung thời gian phát triển các ứng dụng dành cho
smartphone chạy Android dùng HĐH Google Chrome.
Hiện nay, hầu hết các nhà phát triển nền tảng hệ điều hành (HĐH) cho thiết bị di động,
các nhà sản xuất thiết bị di động, các nhà cung cấp dịch vụ di động đều đã và đang tạo lập
những kho ứng dụng di động khổng lồ. Điển hình là kho ứng dụng di động như App Store của
Apple (www.apple.com), kho ứng dụng di động Ovi Store của Nokia, Android Market của
Google, App World của Blackberry, và mới đây là kho ứng dụng của Huawei Technology dành cho các nhà mạng di động trên toàn cầu với hơn 80.000 ứng dụng di động/nhạc, phim, ebook cho HĐH Android, Symbian và Windows Mobile... Tương tự, tại Việt Nam, bạn dùng từ
khóa "kho ứng dụng di động" trên công cụ tìm kiếm Google sẽ có khoảng 85 nghìn kết quả
được trả về, gồm kho mStore (mstore.vn) hay ViettelStore của Viettel, mSpace (mspace.vn)
của Mobifone, FPTStore (fptstore.net)... và rất nhiều "kho" không chính thức khác.

Ứng dụng web trên smartphone
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn cài một ứng dụng nào đó vào máy tính, nhưng trong
những năm gần đây và sắp tới, mọi người có thể truy cập các ứng dụng web ngay trên
smartphone - hiện được xem là phương tiện có nhiều ưu thế hơn bao giờ hết.
Ứng dụng web cho phép các chương trình liên kết mọi người đến một cơ sở dữ liệu tập

trung được lưu trên Internet. Nghĩa là cho phép bạn xử lý văn bản ngay trên web mà không cần
phải lưu dữ liệu trên đĩa cứng nữa.
Dù khuynh hướng này vẫn chưa phổ biến so với việc lưu trữ trên máy tính, nhưng
Google đã rất tự tin khi giới thiệu HĐH Chrome (xây dựng trên Linux) thông qua trình duyệt
Chrome. Sản phẩm này sẽ chính thức có mặt vào giữa năm 2010. Tuy nhiên, bạn phải là một
15


người trung thành với trình duyệt Chrome, vì để sử dụng được HĐH này chỉ có cách duy nhất
là vào trình duyệt Chrome.
Khi một ứng dụng nào đó ra đời, các nhà phát triển cũng cần sự trợ giúp từ các công cụ
phát triển phần mềm dù đó có thể là nguồn đóng hay mở. Dưới đây là một vài dự báo về khả
năng “tiến xa” của các công cụ, có thể hỗ trợ tốt cho smartphone.

Nguồn mở
Từ các smartphone mới nhất cho đến các mạng xã hội đang quá phổ biến, không ít thì
nhiều đều có sử dụng nguồn mở. Điều này cho thấy mức độ “phủ sóng” của phần mềm nguồn
mở. Và việc Oracle kết hợp với Sun cũng được các nhà phát triển ngầm hiểu Oracle muốn đạt
được lợi ích từ MySQL và Java. Thậm chí các công ty chuyên phát triển nguồn đóng cũng phải
cạnh tranh bằng cách cho phép chia sẻ nguồn tài nguyên và mời gọi các nhà phát triển đóng
góp vào các phiên bản ứng dụng.
Sự xuất hiện của phần mềm nguồn mở cũng làm thay đổi đáng kể mô hình phát triển
phần mềm nói chung, khuyến khích nhà phát triển chia sẻ và tiếp cận với mã nguồn nhiều hơn.
Hiện tại đã có nhiều công ty phát triển mã nguồn mở. Mặc dù có những thành công nhất định
nhưng thường các công ty nguồn mở lại khó có thể thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, các công ty
nguồn mở vẫn có thể tạo ra lợi nhuận nếu họ có thể cung cấp mã nguồn cho cộng đồng và xem
đó như một công cụ bán hàng, ai mua thì phải trả tiền hoặc người dùng có thể trả phí nếu như
phiên bản đó sử dụng được và chạy tốt.

Các ngôn ngữ kịch bản

Khi Google tung ra dịch vụ lưu trữ trên máy chủ Google App – cho phép người dùng,
doanh nghiệp, tổ chức sử dụng các dịch vụ như e-mail, ghi chú trên tài liệu, tán gẫu (Google
Talk)… dường như đang “lấn lướt” hơn các ứng dụng WordPress hoặc Dupal, hỗ trợ ngôn ngữ
Python, PHP.
Bên cạnh đó, xu hướng hiện nay cũng thiên về công cụ phát triển trên web, cụ thể là ngôn
ngữ như JRuby, Jython giúp phát triển các ứng dụng dễ dàng. Bên cạnh đó, ngôn ngữ Ruby on
Rails tiếp tục được hoàn thiện hơn. Ngôn ngữ động chạy trên JVM (Java Virtual Machine hoạt động như một máy tính ảo, cũng có bộ lệnh, cấu trúc dữ liệu, bộ nhớ…), cũng được các
lập trình viên tin dùng.

Cơ sở dữ liệu SQL
Mỗi lần nhắc đến cơ sở dữ liệu, nhà phát triển không thể không nhắc đến SQL, nhưng
SQL sẽ không còn độc quyền khi mà cụm từ “NoSQL” (tạm dịch phi SQL) đã xuất hiện. Đây
là một khái niệm mới trong cơ sở dữ liệu, NoSQL được xem là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
hướng theo tài liệu (document-oriented database management system), với các giải pháp điển
hình như MongoDB, Cassandra, và CouchDB để truy xuất dữ liệu. Một trong những điểm
khác biệt giữa NoSQL so với SQL là không có hỗ trợ tính năng liên kết (join) giữa các bảng.
Đây cũng là mô hình mới so với cơ sở dữ liệu theo hướng quan hệ truyền thống, nên thích hợp
dùng cho các loại ứng dụng như wikis, blog. Tham khảo 10 công nghệ có ảnh hưởng nhất.

16


HTML và AJAX
Không cần phải tìm hiểu về con trỏ (pointer), cấu trúc dữ liệu… ngôn ngữ lập trình
AJAX có thể tương tác bằng cách kết hợp với HTML hay DOM (Document Object Model) - là
một sân chơi mang đậm chất sáng tạo dành cho các nhà phát triển.
Cũng phải nhắc đến, jQuery là thư viện JavaScript (JavaScript Framework), hỗ trợ việc
xử lý HTML, các sự kiện trong trang HTML, tạo các hiệu ứng đẹp, giúp xử lý AJAX nhanh và
ngắn gọn hơn cho ứng dụng web. Bên cạnh đó thư viện như Dojo, YUI và GWT (Google Web
Toolkit) để xây dựng các ứng dụng trong môi trường AJAX.


Tự động cho xe hơi
Các hãng sản xuất xe hơi đã sẵn sàng hướng đến kỷ nguyên Web 2.0 băng rộng
(Broadband Web 2.0), từ thiết bị định vị GPS và viễn tin (telematics) cho đến các hệ thống giải
trí tương tác trên xe. Số lượng điện thoại thông minh ngày càng nhiều, nhà mạng tiến lên 4G là
những nhân tố góp phần thúc đẩy các ứng dụng mới ra đời trong tương lai.
Ngoài chế độ gọi rảnh tay, các điện thoại thông minh (smartphone) còn có khả năng
tương tác với xe. Giải pháp di động trong xe (Mobile in Vehicle) của hãng viễn thông SK
Telecom (Hàn Quốc) được công bố vào đầu năm nay cho thấy khả năng "biến" smartphone
thành bộ điều khiển xe hơi từ xa, chẳng hạn như mở khóa xe, mở nắp xăng, khởi động máy
cũng như kiểm tra xăng và thậm chí còn là thiết bị báo động khi xe bị đánh cắp (đi kèm với bộ
công cụ theo dõi GoogleMaps).
Ngoài ra, những nhà sản xuất xe hơi còn thiết kế thêm cho các hệ thống giải trí với những
smartphone trên đó. Chẳng hạn, sắp tới hãng Ford Motor sẽ cho ra mắt hệ thống chạm MyFord
được thiết kế không chỉ tích hợp các smartphone trên xe mà còn tạo môi trường client/server,
xe hơi là client và thiết bị như smartphone, máy tính bảng (tablet), iPod... là server.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội ngày càng tăng, do đó nhu cầu sở
hữu các thiết bị hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói sẽ phát sinh theo. Các phát triển sản phẩm nhận
ra rằng nhu cầu gọi điện thoại, nhắn tin và "lên" mạng xã hội của những người lái xe ngày một
tăng và với sự tăng trưởng mạnh của smartphone thì dường như xu hướng này không thể khác
đi được. Đó là lý do tại sao General Motors OnStar lên kế hoạch giới thiệu hệ thống tích hợp
liên kết giữa xe tới Facebook và chuyển tin nhắn thành giọng nói và ngược lại.
Tất nhiên, những gì đề cập ở trên chỉ là những bước khởi đầu, nhưng theo hãng nghiên
cứu thị trường ABI Research dự đoán thì số lượng người sử dụng các ứng dụng trên thiết bị tự
động trên toàn cầu sẽ tăng từ dưới 1,4 triệu trong năm nay lên hơn 28 triệu vào năn 2015.

VoIP di động + video
VoIP là một trong những mối lo của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và dĩ nhiên, các
nhà cung cấp này không mấy "mặn mòi" với dịch vụ này. Nhưng Skype - một trong những
thương hiệu tiên phong xúc tiến hợp tác với các nhà mạng, đã chứng minh rằng nhà mạng đối

tác nếu cho phép gọi VoIP thông qua mạng của họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều.
Đến nay, Verizon Wireless và KDDI đã công bố thỏa thuận hợp tác với Skype, trong khi
các hãng khác như SK Telecom cũng đang có kế hoạch xây dựng dữ liệu di động xung quanh
việc sử dụng VoIP. Ngoài Skype, riêng iPhone đã có gần 12 ứng dụng VoIP, gồm Vonage và
iCall. Một vài dịch vụ VoIP như Fring, Nimbuzz và Vopium – tận dụng các dịch vụ IM để
17


tăng tính năng, kết nối nhiều người dùng của MSN Messenger, GoogleTalk, Twitter, Yahoo,
AIM và ICQ.
Theo Juniper Research, bằng nhiều hình thức, ước tính VoIP di động năm nay gọi khoảng
15 tỉ phút trên các mạng di động, và con số này sẽ tăng lên 470 tỉ vào năm 2015. Tuy nhiên,
VoIP di động cũng phụ thuộc vào một số vấn đề như điều chỉnh các chính sách, sự "ưu ái" của
nhà mạng, nhưng các nhà phân tích đều đồng tình rằng, các nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ
được lợi nhiều hơn.
Bước tiến tiếp theo của VoIP di động là thoại thấy hình (video call). Skype đã có tính
năng video trên phiên bản di động (hiện nay chỉ mới có Nokia N900 hỗ trợ), không chỉ thế,
Skype còn dự kiến sẽ mở rộng tính năng video trên máy tính cá nhân và cả TV. Không chỉ
Skype, Apple cũng hướng tới video call trên di động với tính năng FaceTime trên iPhone 4 (dù
chỉ hỗ trợ cho những người sở hữu iPhone 4 và kết nối thông qua Wi-Fi). Trong khi đó, Fring
và Tango cũng cung cấp các ứng dụng video call cho iPhone. Đồng thời, Yahoo cũng cho biết,
hãng đang chuẩn bị một ứng dụng mới - Messenger hỗ trợ video call từ di động tới di động hay
PC, miễn phí cho iPhone, kết nối qua các mạng Wi-Fi và 3G. Mạng xã hội di động
Theo TNS, hiện nay, mạng xã hội di động phổ biến hơn cả e-mail, người dùng di động bỏ
ra hơn 3,1 giờ/tuần trên mạng xã hội so với 2,2 giờ/tuần cho e-mail. Một nhân tố khác khiến
mạng xã hội di động tăng tại các thị trường đang phát triển là chi phí trang bị smartphone 3G
ngày càng giảm. Với mạng 3G, tính riêng thị trường Ấn Độ, số người dùng mạng xã hội di
động có thể lên đến 72 triệu vào năm 2014.
Thực tế, trò chơi qua mạng xã hội (social gaming) ngày càng phổ biến, chiếm một sân
chơi khá lớn trên thị trường. Tại Nhật vào tháng trước, DeNA – công ty social gaming lớn nhất

tại Nhật – đã mua Ngmoco (Next Generation Mobile Company) với giá hơn 400 triệu đô-la để
trở thành công ty social gaming di động lớn nhất thế giới, vượt qua đối thủ cạnh tranh Zynga.
Các nhà phân tích nhận định rằng, cuộc chiến social gaming giúp thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ cho thị trường này, nhưng để tạo sự khác biệt những người chơi cần được phân loại
theo thói quen của từng khu vực và sở thích riêng. Chẳng hạn, phương Đông chuộng nhân vật
ảo (avatars) hơn phương Tây. Nắm bắt được các nhân tố này góp phần quan trọng trong việc
"địa phương hóa" cho thị trường game.

Augmented reality
Augmented reality (AR – tạm dịch là tăng cường tính thực tế" hay thông tin không gian
thực) là một ứng dụng dựa trên công nghệ cảm ứng gia tốc (accelerometer sensor technology)
và camera của smartphone (cũng như sự phát triển về tốc độ của bộ xử lý) để hiển thị thông
tin, hình ảnh người dùng quan tâm với nhiều hình thức khác nhau, từ các game di động cho tới
các hướng dẫn tham quan viện bảo tàng...
Theo thông tin từ một số mạng xã hội, đã có hơn 200 ứng dụng AR chạy độc lập trên di
động tại iTunes App Store và hơn 50 ứng dụng cho thị trường Android. Các hãng nghiên cứu
thị trường dự đoán rằng AR sẽ tác động đến hầu hết ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành bán
lẻ, giải trí, du lịch và quảng cáo, và dự báo rằng các ứng dụng AR di động sẽ tạo ra doanh thu
khoảng 2,2 tỉ đô-la vào năm 2015.
Nổi bật nhất là thị trường game và quảng cáo. Qualcomm và hãng đồ chơi Mattel đã trình
diễn phiên bản AR di động trên đồ chơi Rock'em Sock'em Robots của Mattel với bộ xử lý
SnapDragon và AR SDK của Qualcomm. Qualcomm cũng đã công bố trung tâm nghiên cứu
và phát triển game AR tại Georgia Institute of Technology để phát triển các ý tưởng ứng dụng
mới và những nguyên mẫu sử dụng công nghệ AR của Qualcomm. Trong khi đó, AR cũng
18


khởi đầu với vai trò lớn hơn trong việc định vị quảng cáo. AR thực sự làm nên làn sóng mới
trong chiến dịch xúc tiến bán hàng, chẳng hạn chiến dịch phòng thay đồ ảo (virtual changing
room) cho các cửa hiệu Adidas tại một số thị trường Đông Nam Á đầu năm nay. Sử dụng công

nghệ nhận dạng logo từ các chuyên gia tiếp thị di động i-POP, người mua sắm có thể xem sản
phẩm Adidas thông qua chiếc "gương số" (chẳng hạn gắn lên màn hình webcam) và hình ảnh
những chiếc áo thun sẽ hiển thị ngay lên màn hình để bạn tham khảo.
Ngoài các ứng dụng nổi bật trên, AR còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
chẳng hạn, để tìm thông tin về logo nào đó, bạn chỉ cần đưa camera điện thoại lại gần logo, lập
tức ứng dụng sẽ hiển thị thông tin, thậm chí cả video về logo đó. Tuy nhiên, không loại trừ
trường hợp sử dụng AR trong việc khai thác thông tin riêng tư. Năm trước, công ty TAT (Thụy
Điển) đã gây xôn xao cư dân mạng với ứng dụng AR được gọi là Recognizr, đề xuất nhận diện
khuôn mặt nơi công cộng và kết hợp với hình ảnh trên Facebook hay các mạng xã hội khác để
tạo ra bảng thông tin AR cho cá nhân đó. TAT cho rằng ứng dụng sẽ chỉ cho người dùng tự
đăng ký, nhưng các nhà phê bình lo ngại các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến tính riêng tư, đặc
biệt khi kết hợp với công nghệ thông tin địa lý.

Giải trí dành cho người lớn
Chắc chắn bạn đã nghe đâu đó về đề tài này -nội dung dành cho người lớn. Nội dung này
trên di động là ứng dụng giải trí có sức hút rất lớn đối với... "người lớn", dù chúng hay bị cấm
đoán. Song mọi thứ đang bắt đầu thay đổi và thậm chí những ứng dụng này sẽ phát triển mạnh
mẽ nhờ mô hình thuê bao trực tiếp D2C (direct to consumer) và trả tiền trên mỗi lần tải (payper-download).
Hiện nay, thậm chí nội dung giải trí dạng này cũng rất dễ để tiếp cận các trên các trang
web miễn phí, và doanh thu liên quan đến dịch vụ giải trí người lớn này cứ tăng "vùn vụt", dự
kiến sẽ tăng từ 1,7 tỉ đô-la năm 2009 lên 2,8 tỉ đô-la năm 2015, nhờ các dịch vụ video chat và
dịch vụ kiểu thuê bao.

19



×