Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.05 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT)
trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) là một trong các chế định quan trọng giúp
cho Tòa án có thể kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng
cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được cho
đương sự hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án. Chế định BPKCTT được quy định
tại Chương VIII BLTTDS 2005 sửa đổi và bổ sung năm 2011 là cơ sở pháp lý để
Tòa án giải quyết các vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác; là phương tiện để cá
nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Tuy đã có
những quy định cụ thể nhưng qua thực tiễn xét xử, những quy định này còn bộc lộ
những hạn chế nhất định, dẫn đến việc quyền lợi của các đương sự chưa được bảo
đảm kịp thời. Sau đây em xin chọn đề tài: “Phân tích các quy định của pháp luật
về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở Tòa án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm và thực tiễn thực hiện” làm bài tập học kỳ của mình mong đóng góp
một số kiến nghị về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPKCTT.

1


NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung về áp dụng thay đổi, hủy bỏ các BPKCTT
trong tố tụng dân sự
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bộ luật TTDS quy định: BPKCTT là những biện pháp mà Tòa án quy định
áp dụng trong quá trình giải quyết VADS để “tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo vệ tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
không thể khác phục được hoặc bảo đảm việc thi hành.”
Theo quy định tại điều 102 BLTTDS có 12 biện pháp KCTT được áp dụng
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đó là: giao người chưa thành niên cho cá


nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện
trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao
động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải
người lao động; kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản
đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài
khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở
nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự
thực hiện hành vi nhất định. Ngoài các biện pháp KCTT này, tòa án có thể áp dụng
các BPKCTT khác do pháp luật quy định.
2.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPKCTT

Áp dụng các BPKCTT là việc thẩm phán hay Hội đồng xét xử xem xét các
điều kiện luật định về BPKCTT để quyết định áp dụng một hoặc nhiều BPKCTT
hoặc ra quyết định sửa đổi, thay thế BPKCTT đã được áp dụng bằng BPKCTT
khác được quy định cụ thể tại Chương VIII BLTTDS năm 2005 đã được sử đổi bổ
sung năm 2011.
II. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biên pháp khẩn cấp tạm thời ở Tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm
1. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
2


Các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT
Khoản 1 Điều 99 BLTTDS và Nghị quyết 02/2005 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC, quy định các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng các BPKCTT gồm:

đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và
trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường
hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ
sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập
thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 99 BLTTDS, Toà án chỉ xem xét để ra quyết
định áp dụng BPKCTT dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu từ phía các chủ thể kể trên.
Và Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT trong 5 trường hợp quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 BLTTDS và đồng thời nếu đương sự
không có yêu cầu áp dụng các BPKCTT.
Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu Toà án áp dụng BPKCTT
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được thực hiện khi đặt vào
các tình huống khẩn cấp. Đã khắc phục được hạn chế của BLTTDS trước đây quy
định chỉ Tòa án mới có quyền quyết định áp dụng các BPKCTT vô hình đã hạn chế
quyền yêu cầu của các chủ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong việc áp dụng các
BPKCTT.
Điều kiện áp dụng các BPKCTT
Theo quy định tại nghị quyết số 02/2005 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC thì chỉ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn
khởi kiện (đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 164 của
BLTTDS), thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới có quyền yêu cầu Toà án có thẩm
quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS: Do
tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; cần phải
bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có
nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập được; ngăn chặn hậu quả
nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất).

3



Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể khi có đầy
đủ các điều kiện do BLTTDS quy định đối với BPKCTT đó. Ví dụ, Toà án chỉ tự
mình ra quyết định áp dụng BPKCTT buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, quy định tại Điều 105 của
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: việc giải
quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe
bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết. Khi tự mình ra quyết
định áp dụng một BPKCTT cụ thể, ngoài việc thực hiện đúng quy định tại điều luật
tương ứng của BLTTDS, Toà án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
liên quan để có quyết định đúng.
Như vậy, điều kiện để áp dụng BPKCTT chính là do tình thế khẩn cấp, cấp
bách cần phải được giải quyết ngay, nếu không chậm chễ sẽ không đáp ứng được
các yêu cầu, các “đối tượng” cần được bảo vệ nói trên.

Thời điểm và thẩm quyền áp dụng BPKCTT
Việc toà án áp dụng BPKCTT có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của
đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo
vệ được tài sản...Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng BPKCTT là
rất quan trọng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 99 BLTTDS, trong trường hợp do
tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng
có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay
BPKCTT vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã
tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự,
đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp
dụng các BPKCTT vào thời điểm trước khi xét xử.
Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT là Tòa án có thẩm
quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các Điều 33,
34,35 và 36 BLTTDS năm 2005. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ BPKCTT do một thẩm phán xem xét quyết định. Tại phiên tòa do Hội đồng

xét xử xem xét quyết định.
4


Thủ tục áp dụng các BPKCTT
Người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải làm đơn gửi đến tòa án giải quyết vụ
án dân sự. Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải đáp ứng được các điều kiện quy
định tại khoản 1 điều 117 BLTTDS. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu còn
phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho sợ cần thiết phải
áp dụng BPKCTT đó. Nhà làm luật quy định như vậy nhằm hạn chế tình trạng đưa
ra yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các
BPKCTT. Đồng thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh
chóng ra được quyết định về việc áp dụng BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT trước phiên tòa, thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án phải xem xét và đưa ra quyết định trong thời hạn ba ngày kể
từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Trong trường hợp người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì ngay sau
khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm, thẩm phán phải ra quyết định áp dụng
BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét
quyết định áp dụng BPKCTT ngay khi nhận được yêu cầu nếu người yêu cầu
không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc sau khi người yêu cầu thực hiện
xong biện pháp bảo đảm.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT được nộp cùng thời điểm nộp đơn khởi
kiện thì sau khi nhận đơn Chánh án tòa án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải
quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu,
thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng BPKCTT. Trong trường hợp tòa
án quyết định áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ thì tài khoản, tài sản được phong tỏa phải có giá trị tương

đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực
hiện.
Đối với những trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu áp dụng
BPKCTT thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết và trong đó phải
nêu rõ lý do của việc không chấp nhận. Như vậy, so với các quy định trước đây, thủ
tục áp dụng các BPKCTT trong BLTTDS đã được quy định cụ thể và phù hợp hơn.
5


Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp
của đương sự.
2.

Thay đổi, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng các BPKCTT, quyết định này sẽ được
tổ chức thi hành theo Luật thi hành án dân sự. Trong trường hợp xét thấy BPKCTT
đang được áp dụng không còn phù hợp, cần thiết phải có sự thay đổi hoặc áp dụng
bổ sung BPKCTT khác thì theo quy định tại Điều 121 BLTTDS, thủ tục thay đổi,
áp dụng bổ sung BPKCTT khác được thực hiện tương tự như thủ tục quy định tại
Điều 117 BLTTDS. Như vậy, điều kiện để bổ sung, thay đổi BPKCTT là BPKCTT
đang được áp dụng không còn phù hợp với tình trạng hiện tại của VADS và việc
thay đổi BPKCTT đang áp dụng bằng BPKCTT khác hoặc bổ sung thêm BPKCTT
khác là rất cần thiết. Quy định này giúp cho đương sự cũng như Tòa án có thể linh
hoạt trong việc sử dụng hoặc không tiếp tục sử dụng BPKCTT.
Về việc hủy bỏ áp dụng BPKCTT, Điều 122 BLTTDS 2005 quy định như
sau: Tòa án ra quyết định hủy bỏ BPKCTT đã được áp dụng khi có một trong các
căn cứ “a) Người yêu cầu áp dụng BPKCTT đề nghị hủy bỏ; b) Người phải thi
hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện
pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; c) Nghĩa vụ dân sự của

các bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu tòa án hủy
bỏ BPKCTT thì tòa án phải chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ, nếu xét thấy yêu
cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ BPKCTT tòa án
quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân
hàng theo quyết định của tòa án.Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng
BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT, cho người thứ
ba nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì tòa án quyết định cho
người yêu cầu được lấy lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ gửi giữ tại ngân hàng
theo quyết định của tòa án. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT
không đúng, có gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba
mà người bị gây thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường với số tiền thấp hơn số tiền
bảo đảm được gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án thì tòa án quyết

6


định cho người yêu cầu được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây thiệt hại
yêu cầu bồi thường.
Như vậy, khi xét thấy việc áp dụng các BPKCTT là không còn cần thiết thì
Tòa án ra quyết định áp dụng các BPKCTT phải có văn bản thông báo hủy bỏ
BPKCTT được áp dụng cơ quan thi hành án. Cơ sở để Tòa án có căn cứ hủy bỏ
quyết định áp dụng các BPKCTT là người bị áp dụng các BPKCTT phải làm đơn
yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định áp dụng các BPKCTT. Việc hủy bỏ quyết định
áp dụng các BPKCTT cần phải tuân theo một thủ tục nhất định. Hiện nay BLTTDS
chưa có quy định về thủ tục đó, cần thiết phải có những quy định bổ sung, hoàn
thiện.
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT ở tòa án cấp phúc thẩm được quy
định tại điều 261 BLTTDS như sau: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm,
Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp

khẩn cấp tạm thời quy định tại Chương VIII của Bộ luật này”. Về cơ bản các quy
định tại chương VIII BLTTDS là những quy định nhằm áp dụng cho các giai đoạn
xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Do đó trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc
thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm nếu có yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ BPKCTT thì việc xem xét, giải quyết được thực hiện theo quy
định tại các điều tương ứng của chương VIII “các BPKCTT” của BLTTDS và
hướng dẫn tại nghị quyết 02/2005 của HĐTP TANDTC như đã được trình bày ở
trên.
III. Thực tiễn thực hiện việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp
tạm thời
1. Kết quả đạt được
Thực tễn xét xử các VADS của nhành Tòa án những năm gần đây cho thấy
số lượng các vụ án có đương sự yêu cầu áp dụng các BPKCTT gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên chủ yếu các đương sự thường yêu cầu áp dụng các BPKCTT trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm.
Bên cạnh đó, các BPKCTT chủ yếu được áp dụng trong các các tranh chấp
lien quan đến kinh doanh thương mại (giai đoạn 2005- 2013 số vụ án kinh doanh
thương mại áp dụng các BPKCTT là 264 vụ chiếm 6,23% tổng các vụ án kinh
doanh thương mại mà Tòa án giải quyết) cao hơn hẳn so với các vụ án có áp dụng
7


các BPKCTT trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình và lao động ( với tỷ
lệ tương ứng là 0,17%, 0.03% và 1,26%). Việc áp dụng các BPKCTT đã đạt đực
một số hiệu quả sau:
Phần lớn các BPKCTT được áp dụng đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, bảo
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các tình huống khẩn cấp
và trong các loại tranh chấp mà Tòa án giải quyết.
Việc áp dụng các BPKCTT góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng
lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán cũng như đội ngũ cán bộ

tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh
thương mại và lao động.
Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPKCTT làm
cho vụ án được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn, góp phần giảm tải cho
Tòa án trong việc xét xử vụ án do bên bị áp dụng các BPKCTT tự nguyện thi hành
nghĩa vụ và nguyên đơn rút đơn khỏi tòa.

2.

Những bất cập hạn chế

Bên cạnh những thành quả đạt được trong quá trình áp dụng các BPKCTT
vẫn còn tồn tại một hạn chế trong việc áp dụng các BPKCTT trong tố tụng dân sự.
Một số quy định của BLTTDS về BPKCTT vẫn còn chưa thật chi tiết, dẫn đến
nhiều cách hiểu và vận dụng không thống nhất trong thực tiễn.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, đương sự chỉ có quyền yêu
cầu toà án áp dụng các BPKCTT nếu họ khởi kiện vụ án dân sự. Hay nói cách khác
các BPKCTT chỉ được áp dụng trong các vụ án dân sự mà không được áp dụng đối
với việc dân sự. Trong thực tế có nhiều trường hợp đương sự chỉ muốn yêu cầu toà
án áp dụng ngay một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, để bảo vệ quyền và
lợi ích của mình mà không muốn khởi kiện bởi họ không có tranh chấp hoặc có
tranh chấp nhưng tranh chấp đó đã được giải. Vì thế BLTTDS nên bổ sung quyền
yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT của đương sự trong việc dân sự.
Thứ hai, Điều 121 BLTTDS 2005 quy định : “Khi xét thấy BPKCTT đang
được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung
8


BPKCTT khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung BPKCTT khác được thực hiện
theo quy định tại Ðiều 117 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, Điều 117 lại không chỉ rõ

trường hợp nào là thay đổi, trường hợp nào là bổ sung BPKCTT, và cũng chưa có
hướng dẫn về vấn đề này. Thay đổi BPKCTT theo tinh thần điều 121 cần được
hiểu là bằng một hoặc nhiều BPKCTT khác thay cho BPKCTT đã áp dụng không
còn hiệu lực, như vậy sẽ tránh sự nhầm lẫn hay tùy tiện trong việc ra quyết định
thay đổi và quyết định bổ sung BPKCTT. Vì vậy, cần có quy định cụ thể hơn về
vấn đề này để việc áp dụng thi hành được dễ dàng thực hiện trong thực tế.
Thứ ba, theo quy định tại khoản 2 Điều 117 Bộ luật TTDS thì tại phiên tòa,
nếu Hội đồng xét xử chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT mà thuộc trường
hợp bắt buộc phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì HĐXX chỉ ra quyết định áp
dụng BPKCTT khi người yêu cầu xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp
bảo đảm. Nhưng việc dự kiến và tạm tính thiệt hại có thể phát sinh không hề đơn
giản như đã nói trên. Mặt khác, để đương sự thực hiện biện pháp bảo đảm thì cũng
cần đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định nên không thể ngay lập tức
thực hiện được. Bộ luật TTDS không có quy định trong trường hợp này, vì vậy cần
quy định cụ thể các căn cứ để ngừng việc xét xử, trong đó có căn cứ để Hội đồng
xét xử chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKKTT tại phiên tòa.
Thứ tư, khoản 1 Điều 102 BLTTDS quy định BPKCTT áp dụng đối với
người chưa thành niên. Dễ thấy, ngoài đối tượng là người chưa thành niên thì
người mắc bệnh tâm thần và mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và
làm chủ hành vi của mình cũng rất cần được toà án áp dụng biện pháp này. Vậy
cần bổ sung vào khoản 1 Điều 102 BLTTDS quy định giao người mắc bệnh tâm
thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của
mình cho cá nhân,tổ chức trông nom nuôi dưỡng nếu việc giải quyết vụ án có liên
quan đến họ mà chưa có người giám hộ.
Cuối cùng, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của toà án
được quy định tại khoản 2 Điều 102 BLTTDS, nhưng các căn cứ này mới chỉ đề
cập đến trách nhiệm của toà án khi áp dụng không đúng BPKCTT mà chưa đề cập
đến trách nhiệm của toà án trong trường hợp toà án đã không ra hoặc chậm ra
quyết định áp dụng BPKCTT. Trong thực tế, việc toà án đã không ra hoặc chậm ra
quyết định áp dụng BPKCTT có thể gây thiệt hại không nhỏ cho đương sự. Vì vậy,

để xác định được đầy đủ hơn trách nhiệm của toà án, cần bổ sung vào khoản 2
9


Điều 102 BLTTDS thêm một căn cứ nữa, đó là toà án phải bồi thường thiệt hại cho
người đưa ra yêu cầu nếu toà án có lỗi trong việc không ra hoặc chậm ra quyết
định áp dụng BPKCTT gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.

KẾT LUẬN
Các quy định về BPKCTT trong BLTTDS đã là một bước tiến mới phản ánh
một nền tố tụng dân chủ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp
dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự
trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy các
quy định về BPKCTT bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế, chưa
tương thích và bao quát hết được thực tiễn. Từ đó đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên
cứu, hướng dẫn, bổ sung các quy định về BPKCTT cho phù hợp với các yêu cầu
mà thực tiễn đã đặt ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (đã

2.

được sửa đổi và bổ sung năm 2011).
Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII "Các biện pháp khẩn

3.


cấp tạm thời" của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb

4.

Công an Nhân dân, Hà Nội, 2014.
Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp

5.

dụng, Tiến sĩ Lê Thu Hà, NxbTư pháp, Hà Nội.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng dân sự Việt Nam, Trần Phương

6.

Thảo, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, 2012.
Nguồn internet:
/>10


/>
11



×