Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề cương ôn tập lý thuyết mô phỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 24 trang )

Phần lý thuyết
Câu 1: Trình bày định nghĩa mô hình của một hệ thống ?
Câu 2: Trình bày định nghĩa hệ thống động ?
Câu 3: Trình bày các bước mô hình hóa hệ thống ?
Câu 4: Mô hình hóa phân tử khối lượng chuyển động trên mặt phẳng ngang ?
Câu 5: Mô hình hóa phân tử khối lượng chuyển động trên mặt phẳng nghiêng dọc ?
Câu 6: Mô hình hóa hệ thống chuyển động có đàn hồi và cân giảm chấn ?
Câu 7: Trình bày 3 cách tạo môi trường làm việc mới trong solidworks ?
Câu 8: Trình bày các quan hệ ràng buộc trong môi trường assembly ?
Câu 9: Trình bày các thao tác bằng chuột trái, phải, giữa trong solidworks ?
Câu 10: Trình bày cách vẽ đoạn thẳng bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 11: Trình bày cách vẽ hình tròn bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 12: Trình bày cách vẽ hình chữ nhật bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 13: Trình bày cách vẽ hình đa giác đều bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 14: Trình bày cách vẽ chữ bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 15: Trình bày cách vẽ ellips bằng lệnh trong solidworks ?
Câu 16: Trình bày lệnh cắt xén đối tượng trong solidworks ?
Câu 17: Trình bày lệnh vo góc và vát góc trong solidworks ?
Câu 18: Trình bày lệnh đối xứng trong solidworks ?
Câu 19: Trình bày lệnh đối xứng trong solidworks ?
Câu 20: Trình bày lệnh extruded boss/base trong solidworks ?
Câu 21: Trình bày lệnh revolved boss/base trong solidworks ?
Câu 22: Trình bày lệnh lofted boss/base trong solidworks ?
Câu 23: Trình bày cách đưa một chi tiết vào môi trường lắp ghép ?
Câu 24: Trình bày lệnh chèn một chi tiết vào môi trường lắp ghép từ thư viện ?
Câu 25: Trình bày cách đưa một chi tiết vào môi trường drawing ?
1


Câu 26: Trình bày các cách tạo hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh
và insometric ?


Câu 27: Trình bày cách tạo mặt cắt, hình trích ?
Câu 28: Trình bày cách ghi kích thước, dung sai cho bản vẽ chi tiết ?
Bài làm
Câu 1
Hệ thống là đối tượng trong đó các biến tương tác với nhau tạo ra tín hiệu quan sát
được.
Định nghĩa mô hình của một hệ thống : Mô hình của một hệ thống là quan hệ giữa
các tín hiệu quan sát được của hệ thống đó.
Câu 2
Định nghĩa hệ thống động : là hệ thống trong đó tín hiệu ra không chỉ phụ thuộc
vào tín hiệu vào ở thời điểm hiện tại mà còn phụ thuộc vào tín hiệu vào trong quá
khứ.
Câu 3
Các bước mô hình hóa hệ thống
• Ba bước mô hình hóa
- Phân tích chức năng: phân tích hệ thống thành các khối chức năng, trong
đó mô hình tính toán của khối chức năng đã biết hoặc có thể rút ra được
nhờ các khối quy luật vật lý.
- Phương trình vật lý rút ra mô hình tính toán của khối chức năng dựa vào
quy luật vật lý.
- Phương trình toán học: các khối chức năng được kết nối toán học để mô
phỏng.
Câu 4: Mô hình hóa phân tử khối lượng chuyển động trên mặt phẳng ngang:
Câu 5 : Mô hình phân tử khối lượng chuyển động trên mặt phẳng nghiêng dọc:
Cách 1: dùng định luật II Niu tơn.
Chiếu lên phương trình chuyển động
mF = F(t).Psinα
2



m là khối lượng
x là dịch chuyển
f là lực N
Cách @ dùng công thức Euler – Lagrangre
Động năng T= m
Thế năng

U= mgxSinα
 L=T-U= m

–mgxSinα

F =mx +mgSinα
Câu 6: Mô hình hóa hệ thống chuyển động có đàn hồi và cân giảm chấn là
Cách 1 Dùng định luật 2 Niu-tơn
mk(t) = f(t) – ki (t) – bk (t)
 Mc(t) + kx (t) +bx(t) = f(t)
Cách 2 dùng ct Euler – Lagragre :

( )-

= fx – bx

Động năng : T= m

Thế năng : U= k

 L=T–U= m




- k

(mk) + kx = f – ba
3


 Mk(t) + 3k(t) + kx (t) = f(t)

Câu 7
Giao diện làm việc của SolidWorks

Có 3 cách để tạo môi trường làm việc mới trong SolidWokrs :
File

New.

4


Nhấp chọn biểu tượng lệnh New.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.
Lúc này ta có 3 môi trường làm việc như sau :

5


Part : thiết kế mô hình 3D, các file này có phần mở rộng là *.sldprt .
Assembly : lắp ráp thành cụm chi tiết, 1 cơ cấu hay 1 máy hoàn chỉnh, các file này

có phần mở rộng là *sldasm .
Drawing : xuất bản vẽ chi tiết, dùng để trình diễn các hình chiếu, hình cắt từ Part
hay Assembly, các file này có phần mở rộng là *slddrw .
Để vào môi trường phác thảo nhấn chọn lệnh Sketch rồi chọn 1 trong 3 mặt phẳng
trên màn hình làm việc.

6


Câu 8
Các quan hệ ràng buộc trong môi trường Assembly :
Mate

: lệnh này sẽ cho phép ta tạo ra các ràng buộc hạn chế một số bậc tự do

tương đối giữa các chi tiết với nhau ( tức ghép các chi tiết theo một ràng buộc cụ
thể theo cơ cấu và máy cụ thể ). Lệnh này cho phép tạo các mối ghép sau:
Coincident
Parallel

: cho phép ghép 2 mặt phẳng tiếp xúc với nhau.
: cho phép ghép 2 mặt phẳng song song và cách nhau một khoảng d.

Perpendicular
Concentic
Tangent

: cho phép ghép 2 mặt phẳng vuông góc với nhau.
: cho phép 2 bề mặt cong, côn đồng tâm với nhau.


: cho phép ghép 2 bề mặt tiếp xúc với nhau.

Câu 9
Các phím chuột trái, chuột phải và chuột giữa đều có những ý nghĩa khác nhau
trong solidworks :

7


Phím chuột trái : dùng để chọn đối tượng, ví dụ đối tượng hình học, các nút lệnh
của lệnh đơn và các đối tượng trong cây cấu trúc thiết kế FeatureManager.
Phím chuột phải : kích hoạt một menu phụ của lệnh hiện hành, các lệnh trong menu
sẽ thay đổi tùy theo trạng thái làm việc của phần mềm.
Phím chuột giữa : dùng để xoay góc nhìn, dịch chuyển chi tiết máy hay thay đổi tỷ
lệ hiển thị bộ phận lắp ráp, hoặc là dịch chuyển góc quan sát của màn hình.
Câu 10
Để vẽ một đoạn thẳng kích chuột vào biểu tượng Line trên thanh công cụ

Trên màn hình đồ họa nhấp chuột trái để xác định điểm đầu tiên và nhấp chọn vào
một điểm khác để xác định đoạn thẳng cần vẽ, nhập thông số cho đoạn thẳng bằng
hộp thoại bên tay trái màn hình làm việc.
Câu 11
Để vẽ một hình tròn kích chuột vào biểu tượng Circle trên thanh công cụ

8


Trên màn hình đồ họa nhấp chuột trái để xác định điểm đầu tiên làm tâm và nhấp
chọn vào một điểm khác để xác định hình tròn cần vẽ, nhập thông số cho hình tròn
bằng hộp thoại bên tay trái màn hình làm việc.

Câu 12
Để vẽ một hình chữ nhật kích chuột vào biểu tượng lệnh Rectangle trên thanh công
cụ

Chọn vào lệnh Corner Rectangle. Trên màn hình đồ họa nhấp chuột trái để xác định
điểm đầu tiên làm góc đầu tiên và nhấp chọn vào điểm khác để làm góc trên đường
chéo của hình chữ nhật này để xác định hình chữ nhật cần vẽ.
Các lệnh khác trong nhóm lệnh Rectangle dùng để vẽ hình chữ nhật với các cách
khác nhau, về mặt tổng quan các bước thực hiện không khác gì nhiều so với lệnh
Corner Rectangle.
Câu 13
Vẽ đa giác đều - Polygon. Để thực hiện lệnh này, nhấp chọn vào biểu tượng lệnh
tương ứng trên thanh công cụ

9


Xuất hiện hộp thoại Polygon cho phép chúng ta thiết lập hình đa giác đều với các
tùy chọn như : số cạnh, nội tiếp hay ngoại tiếp đường tròn, …v..v.
Câu 14
Lệnh viết chữ - Text. Để thực hiện lệnh này, nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương
ứng trên thanh công cụ

Chọn vào mặt phẳng cần viết chữ hoặc đường dẫn để xác định vị trí. Lúc này hộp
thoại Sketch Text xuất hiện, nhập dòng chữ muốn tạo và nhấp chọn OK.
Câu 15
Vẽ Ellips. Để thực hiện lệnh này, nhấp chọn vào biểu tượng lệnh tương ứng trên
thanh công cụ

10



Trên màn hình đồ họa nhấp chọn vào một điểm bất kỳ làm tâm của hình elip, sau
đó chọn vào điểm thứ hai để xác định elip cần tạo. Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại
Ellipse cho phép chúng ta nhập các thông số của elip cần tạo.
Câu 16
Lệnh cắt xén đối tượng – Trim

Sử dụng lệnh Power trim : lệnh này cho phép cắt bỏ bất kỳ đối tượng nào đó khi
chúng ta di chuột qua.

Câu 17

11


Lệnh bo góc – Fillet, lệnh vát góc – Chamfer

Lệnh Fillet: Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng lệnh
tương ứng Sketch Fillet

Nhấp chọn vào đối tượng cần bo góc, sau đó nhập bán kính góc bo trong hộp thoại
Sketch Fillet.

12


Lệnh Chamfer: Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu tượng
lệnh tương ứng Sketch Chamfer


Chọn vào vị trí cần vát, sau đó nhập các thông số và tùy chọn trong hộp thoại
Sketch Chamfer.

Câu 18
Lệnh đối xứng – Mirror. Để thực hiện lệnh này, chúng ta có thể nhấp chọn vào biểu
tượng lệnh tương ứng trên thanh Sketch Tools

13


Lúc này hộp thoại Mirror sẽ xuất hiện, chúng ta chọn các đối tượng cần tạo đối
xứng ở Entities to mirror.
Chọn đường tâm đối xứng ở Mirror about.

Câu 19
Câu 20
Lệnh Extruded Boss/Base dùng để đùn một sketch kín thành một khối 3D.
Nhấp chọn vào lệnh Extruded Boss/Base trong Feature Tools

sau đó chọn vào Sketch cần đùn khối. Lúc này hộp thoại Boss-Extrude xuất hiện.
Blind: Đùn theo một phương nào đó đối với mặt phẳng phác thảo. Nhập vào kích
thước của khối 3D. Nhấp chọn OK để xác nhận.

14


Câu 21
Lệnh Revolved Boss/Base dùng để xoay một biên dạng nào đó quanh một trục để
tạo thành khối 3D.


Nhấp chọn vào lệnh Revolved Boss/Base, sau đó xuất hiện hộp thoại Revolve.
Phần Axis of Revolution: chọn vào đường làm tâm xoay của biên dạng.
Blind: Đùn theo một phương nào đó. Nhấp chọn OK để xác nhận.

15


Câu 22
Lệnh Lofted Boss/Base dùng để tạo một chi tiết 3D bằng cách chạy theo các biên
dạng kín trên các mặt phẳng song song với nhau.
Câu 23
Tạo môi trường làm việc mới, chọn vào Assembly để bắt đầu với việc lắp ráp các
chi tiết.

16


Trong hộp thoại Begin Assembly nhấp chọn vào nút Browse và chọn đường dẫn
đến chi tiết cần đưa vào môi trường lắp ráp.

Câu 24
Để chèn một chi tiết vào môi trường Assembly nhấp chọn vào lệnh Insert
Components
17


,lúc này hộp thoại Insert Component sẽ xuất hiện. Chúng ta nhấp chọn
vào nút Browse và chọn đường dẫn đến chi tiết cần đưa vào môi trường lắp ráp.

Câu 25

Tạo môi trường làm việc mới, chọn vào Drawing để bắt đầu với việc tạo bản vẽ chi
tiết.

18


Xuất hiện hộp thoại Sheet Format/Size dùng để tùy chọn khổ giấy và các tùy chon
liên quan. Chọn OK để đóng hộp thoại.

19


Đưa chi tiết vào môi trường Drawing nhấp chọn vào View Palatte. Nhấp chọn vào
Browser và tìm đường dẫn đến file cần tạo bản vẽ chi tiết

Câu 26
Muốn lấy hình chiếu nào thì ta nhấp chọn, giữ chuột và kéo sang bên khổ giấy để
xác định vị trí.
Nhấp chọn vào hình chiếu đứng, kéo sang phải ta được hình chiếu cạnh, kéo xuống
dưới ta được hình chiếu bằng.
Để có hình chiếu dưới góc nhìn Isometric, ta vào thanh View Palalette chọn vào và
kéo hình chiếu Isometric sang khổ giấy.

20


21


xuất hiện hộp thoại Projected View cho phép ta thiết lập các tùy chỉnh cho hình

chiếu này.
Câu 27
Tạo mặt cắt, nhấp chọn vào lệnh Section View. Sau đó nhấp chọn vào 2 điểm để
tạo đường cắt, kéo sang 1 bên bất kỳ ta sẽ có được mặt cắt.

Tạo hình trích, nhấp chọn vào lệnh Detail View. Sau đó tạo 1 đường tròn xác định
vùng trích, kéo sang 1 bên bất kỳ chúng ta có được hình trích.

22


Câu 28
Chuyển sang tab Annotation, chúng ta có rất nhiều công cụ để ghi kích thước,
dung sai cho bản vẽ chi tiết.

Smart Dimension : dùng để ghi kích thước, cách thức giống như bên môi trường
phác thảo Sketch.
Note : dùng để ghi các ghi chú trên bản vẽ chi tiết.
Baloon : dùng để đánh số các chi tiết trên bản vẽ.
Auto Baloon : dùng để đánh số tự động các chi tiết trên bản vẽ 1 cách nhanh chóng.
Magnetic Line : dùng để hút các baloon về lại thành 1 đường thẳng trên bản vẽ.
Surface Finish : dùng để ghi các thông số như độ nhám bề mặt, gia công có phoi
hay không có phoi,..v..v..
Weld Symboy : dùng để ghi các kí hiệu hàn.
Datum Feature : dùng để ghi các dung sai hình học.
23


Area Hatch/Fill : dùng để tao các mặt cắt, hình cắt, kí hiệu vật liệu,..v..v..
Tables : dùng để tạo các bảng biểu : bảng kê vật liệu, bảng kê mối hàn, ..v..v..


24



×