Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TỪ đề MINH HOẠ môn NGỮ văn của bộ GDĐT, NGHĨ về HƯỚNG ôn tập CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.28 KB, 19 trang )

TỪ ĐỀ MINH HOẠ MÔN NGỮ VĂN CỦA BỘ GD&ĐT, NGHĨ VỀ HƯỚNG
ÔN TẬP CHO HỌC SINH
Vậy là sau bao ngày chờ đợi, chiều 31-3-2015, Bộ GD&ĐT đã có toàn bộ đề thi
minh hoạ cho kì thi Quốc gia THPT năm 2015. Với môn Ngữ văn, xin Thầy cô và các em
cùng nhau định hướng cách ôn tập, để tránh học tủ, học vẹt, góp phần đổi mới trong cách
dạy ôn tập dù chỉ trong thời gian chưa tới 100 ngày nữa.
I/ Hình dung cấu trúc đề minh hoạ năm 2015: thử so sánh nhé
Năm
Đọc hiểu

2014
Số văn bản: 01

2015 ( đề minh hoạ)
Số văn bản: 02

Số câu hỏi: 03

Số câu hỏi: 08

Số điểm: 02

Số điểm: 03

Làm văn
- Nghị luận xã Số điểm: 03

Số điểm: 03

hội
- Nghị luận Số điểm: 05



Số điểm: 04

văn học

Dạng bài so sánh 2 đoạn trích

Dạng bài so sánh 2 ý kiến

tác phẩm
II/ Cách hướng dẫn chấm cũng có thay đổi:
- Năm 2014: chấm theo định lượng
- Năm 2015: cách chấm chi tiết hơn
+ Đọc hiểu: đưa ra 3 mức: đạt 100%, đạt 50% và 0 trong mỗi câu nhỏ, phổ điểm :
0.25
+ Làm văn: chú ý chấm theo 4 thang:
Câu 1: Nghị luận xã hội: 3 điểm. Cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
1


c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ
thể và sinh động (1,0 điểm):
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
Câu 2: Nghị luận văn học: 4 điểm. Cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
III/ Hướng ôn tập:
1/ Đọc hiểu:
-Chú trọng cùng một lúc 2 dạng ngữ liệu: văn xuôi và thơ. Tập trung ngữ
liệu ngoài SGK nhưng gần gũi với học sinh, đồng thời cũng chú trọng ngữ liệu
SGK Văn 11 ( quan trọng), Văn 12 phần đọc thêm , phần sách nâng cao
-Ngoài cách trả lời các vấn đề như nêu nội dung văn bản, xác định phong
cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật, cần
chú ý thêm phần thao tác lập luận, phương tiện liên kết, xác định câu chủ đề. Phần
nâng cao trong Đọc hiểu là viết đoạn văn 5-7 dòng nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra
trong văn bản…
2/ Làm văn:
2


Câu 1: Nghị luận xã hội: chú ý 3 dạng bài:
-Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( có câu trích hoặc không có câu trích).
Chú ý các vế câu trong tư tưởng, đặc biệt các vế câu có quan hệ đối lập;
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống ( hiện tượng tốt hoặc hiện tượng
xấu). Chú ý hiện tượng được rút ra dưới dạng bản tin ( trích từ báo chí), câu
chuyện nhỏ ( Trích từ Hạt giống tâm hồn; Quà tặng cuộc sống…)
-Nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học( thơ, trích
truyện ngắn…).

GV hướng dẫn học sinh trước khi bàn luận vấn đề xã hội phải phân tích
được ý nghĩa câu chuyện ( như kiểu Nghị luận về đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi),
sau đó trọng tâm đi vào bàn luận, phân tích, chứng minh vấn đề xã hội; đồng thời
rút ra bài học nhận thức và hành động. Phần dẫn chứng phải lấy từ thực tế cuộc
sống, tránh tự tạo ra dữ liệu, thiếu sức thuyết phục.
Câu 2: Nghị luận văn học: chú ý 3 dạng bài:
-Nghị luận về 2 đoạn thơ. 2 đoạn trích văn xuôi
-Nghị luận về 2 nhân vật ( hoặc khía cạnh của 2 nhân vật) trong văn xuôi
Ở 2 dạng trên, hướng dẫn học sinh phần quan trọng nhất của thân bài là
bước phân tích nội dung và nghệ thuật; bước so sánh nét tương đồng và dị biệt( có
lí giải nguyên nhân); bước đánh giá ý nghĩa vấn đề cần nghị luận
-Nghị luận về 2 ý kiến ( cùng 1 bài thơ, 1 truyện ngắn; 1 nhân vật hoặc 2
nhân vật…)
Ở dạng này, hướng dẫn học sinh phần quan trọng nhất của thân bài là bước
giải thích ý kiến ( từng ý kiến, ý cả 2 ý kiến); bước phân tích nội dung và nghệ
thuật để sáng tỏ ý kiến ; bước bình luận ý kiến; bước đánh giá ý nghĩa vấn đề cần
nghị luận.
Về ngữ liệu:

3


- Chủ trương của Bộ là trọng tâm kiến thức 12. Vì thế, GV cần hướng dẫn
học sinh ôn tập theo dạng bài so sánh các tác phẩm thuộc chương trình ngữ văn 12
về chủ đề, đề tài, cảm hứng, phong cách nghệ thuật…
+ Tác phẩm cùng thời kì lịch sử: Chống Pháp, Chống Mỹ, Sau 1975
+ Tác phẩm khác thời kì lịch sử: Văn học chống Pháp so sánh với VH chống
Mĩ; Văn học chống Pháp so sánh với VH sau 1975; Văn học chống Mĩ so sánh với
VH sau 1975;
-Do học sinh THPT thi cùng đề với GDTX nên khả năng ngữ liệu đề ra sẽ có

khác các năm:
+ Hoặc là dạng đề mở. Đề chỉ nêu vấn đề cần nghị luận, còn ngữ liệu học
sinh tự chọn trong chương trình 12
+ Hoặc dạng đề đóng thì ngữ liệu nên tập trung vào phần tác phẩm chính mà
học sinh cả 2 khối GDPT và GDTX đều học song song.

ĐÃ CÓ CD HỖ TRỢ ÔN THI QUỐC GIA THPT
NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN
(100 Đề đọc hiểu, có đáp án chi tiết- tặng 25 đề thi thử+đáp án)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc bài tập này, xin liên hệ qua Thầy giáo
có địa chỉ Email và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Đĩa sẽ
được chuyển đảm bảo qua đường bưu điện EMS cho thầy/cô hoặc chuyển tài liệu qua Email của
thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện,
tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
4


Câu I (3,0 điểm)
Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín
mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không
biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra, đến bao giờ
chết thì thôi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật các từ láy có trong văn bản.

Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu)
4. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
5. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
6. Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một
đoạn văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó.

Câu II (3,0 điểm):
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin – côn viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để
lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn
trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh (chị) về đoạn thư trên.
Câu III (4,0 điểm): Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là một áng
văn giàu tính thẩm mĩ.
Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
5


-HẾT-

ĐÁP ÁN CHẤM THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (3,0 điểm)

1. Đoạn văn trên được viết theo sự kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả (0.25đ)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : Đoạn văn kể và miêu tả không gian tồn tại của nhân
vật Mị, khi phải làm dân nhà thống lí. Đó là một cái buồng kín mít, Mị phải sống trong ngục thất tinh
thần, cách li với cuộc đời bên ngoài. (0.5đ)
3. Các từ láy có trong văn bản : Lùi lũi ; trăng trắng(0.25đ)
Hiệu quả nghệ thuật :(0.5đ)
-

Lùi lũi : gợi sự câm lặng đáng sợ của một con người sống mà như đã chết.

-

Trăng trắng : thứ màu phản chiếu cuộc đời Mị- một con người trơ lì, vô cảm đến mức màu
sắc cũng trở nên mờ nhạt một cách vô vị.

4. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm(0.25đ)
5. Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.(0.25đ)
6. Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau:(1.00đ)
-

TNĐL ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của HCM. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối
thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người
viết Tuyên ngôn.

-

Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ,
đồng bào trong cả nước. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là

một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là
những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta.

-

Vì vậy, sức thuyết phục của TNĐL không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảm
chan chứa, sâu sắc của tác giả.
6


Câu II (3,0 điểm)
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho

3.0

cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim
tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên
1

đồi xanh…”
1. Giải thích ý nghĩa đoạn thư:

1.0

- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức từ
sách vở, có niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách.
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của
cuộc sống”: chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung
quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như
của con người.

Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà
2

giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong muốn con
trưởng thành.
- Lời đề nghị của ông với thầy hiệu trưởng, với nhà trường còn thể hiện mong
ước của một người yêu thương, quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế
hệ trẻ.
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do sách vở
mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở. Không có kiến thức văn hóa, con
người thiếu nền tảng tri thức.
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng không
kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết. Nó cần
thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc vun đắp bồi dưỡng tâm
hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống.
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham hiểu biết
khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống của học
sinh. Đó là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều trong đời
sống.
7

1.5


- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở,
3


hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn.
Bài học nhận thức và hành động.

0.5

- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến đời
sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người.
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật
quanh ta. Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự
phát triển toàn diện nhân cách của con người.

Câu III (5,0 điểm):
Về đoạn trích tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một công trình khảo cứu công phu. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là

1.

một áng văn giàu tính thẩm mĩ.

4.0

Từ việc phân tích đoạn trích tuỳ bút, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài năng với một phong cách độc đáo.

0.5
0,25

- Tuỳ bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc trong và sau kháng chiến chống
Pháp.

2.

- Nêu 2 ý kiến cần nghị luận
Giải thích ý kiến
- Công trình khảo cứu công phu: là một tác phẩm được tạo nên từ công sức tìm tòi,

0,25
0,5
0,25

nghiên cứu dựa trên các tài liệu phong phú. Nó thể hiện vốn và tầm hiểu biết của nhà
văn, đồng thời cũng đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về các đặc
điểm, tính chất của đối tượng được đề cập.

3.
3.1

- Áng văn giàu tính thẩm mĩ: là tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo trong việc tái

0,25

hiện cái đẹp, khơi gợi những hứng thú và khả năng cảm nhận cái đẹp ở người đọc.
Phân tích biểu hiện và bình luận hai ý kiến
Phân tích biểu hiện
a) Công trình khảo cứu công phu

3,0
2,5

-Tác giả huy động một vốn kiến thức tổng hợp khá đồ sộ về rất nhiều ngành nghề khoa


0,5

học và nghệ thuật.
+ Địa lí: Sắc nước mỗi mùa, tên của các con thác dọc sông Đà, đặc điểm địa hình, địa
thế của sông...
+ Lịch sử: Các thời kì lịch sử khác nhau gắn với Sông Đà: thời tiền sử, thời Hùng
Vương, Thời vua chúa phong kiến, thời kháng chiến, thời xây dựng chủ nghĩa xã hội...
8


+ Văn hoá: Những sinh hoạt vật chất ( đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam) và
tinh thần ( bàn cá anh vũ, cá dầm xanh...)
+ Văn học: Hình ảnh con sông Đà trong thơ văn ( Đà giang độc bắc lưu), gợi nhớ thơ Lí
Bạch, thơ Ba Lan...
+ Các kiến thức khác: quân sự, thể thao, âm nhạc, hội hoạ, điện ảnh, sân khấu...
- Cung cấp cho người đọc những hiểu biết về con sông Đà và về cuộc sống người lao

0,5

động trên sông:
+ Về con sông Đà: từ chiều dài sông, đầu nguồn, lưu vực, tên sông qua các thời kì lịch
sử ( Linh Giang)...
+ Về ông đò: Công việc lái đò rất vất vả, khi phải chống chọi lại với ghềnh thác và
những hiểm hoạ bất ngờ của thiên nhiên nên đã làm bộc lộ ở người lái đò khả năng
chinh phục thiên nhiên.
b) Áng văn giàu tính thẩm mĩ (1,5 điểm)
- Người đọc có được khoái cảm thẩm mĩ thực sự trước vẻ đẹp tuyệt vời của con sông Đà

0,5


hung bạo và trữ tình; vẻ đẹp của ông đò anh hùng và nghệ sĩ. Bên cạnh đó, người đọc
còn được thưởng thức vẻ đẹp của một thiên anh hùng ca và một bản tình ca say đắm về
thiên nhiên và cuộc sống.
- Nhà văn đã biến những thông tin khô khan, tư liệu lạnh lùng thành hình tượng sống

0,5

động, có đời sống, có tâm lí, tính cách, khả năng, số phận...cụ thể

3.2

- Giá trị thẩm mĩ còn thể hiện ở thể văn Tuỳ bút vừa thực tế vừa tự do phóng túng, ở tài

0,5

năng lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Bình luận hai ý kiến
- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về vẻ đẹp của đoạn trích tuỳ bút.

1,0

Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến chất trí tuệ, ở lao động nghệ thuật rất công phu của một

0,5

con người thiết tha yêu những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc và
tình yêu, sự gần gũi đối với những người lao động bình thường. Ý kiến thứ hai thể hiện
chất tài hoa, tài tử và phong cách độc đáo vừa thống nhất vừa cách tân sáng tạo trong
nghệ thuật của Nguyễn Tuân .

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự
nhìn nhận toàn diện và thống nhất; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn
về vẻ đẹp của Tuỳ bút Sông Đà và tư tưởng của nhà văn.

HÃY ĐỌC LẠI PHẦN ĐỀ MINH HOẠ CỦA BỘ NĂM 2015
9

0,5


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
… (1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du
lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là
du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới
mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc
du lịch bằng sách vở ?
(2) Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã
hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh
châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn
biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy,
bạn ạ - thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện
cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.
(3) Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh
hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không
muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả.”

(Trích Tự học - một nhu cầu thời đại - Nguyễn Hiến Lê,
NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng khi “thấy chán những con số” thì
“bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở
Ha-oai”? (0,5 điểm)
10


Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng
của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
... Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy,
NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của
đoạn thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ
ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
(0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy
ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi.
11


(Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp TP HCM, 2013)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
----- Hết -----

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Ngữ văn
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Cái thú tự học cũng giống cái
thú đi chơi bộ ấy.
- Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên
- Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ lập luận so sánh/ so sánh.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo một trong các cách trên
12


- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Tác giả cho rằng khi“thấy chán những con số” thì “bỏ nó đi mà coi cảnh hồ
Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai”, bởi vì “coi cảnh hồ
Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai” sẽ giúp ta thư giãn
đầu óc, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn, làm cho đời sống đỡ nhàm chán, trở nên thú
vị hơn.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của bản thân,
không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ,
có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc tự học theo hướng trên
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không phải là quan điểm riêng của bản
thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho;
+ Nêu 02 tác dụng của việc tự học nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;

+ Không có câu trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân
hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
13


Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về
thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời,
cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ
công lao ấy.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp
lí.
- Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời.
Câu 8. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa
đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp
ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn
nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù
hợp…).
Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,25: Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả và nhận xét theo hướng trên; hoặc

nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết
phục.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không
có sức thuyết phục;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
14


* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối
với công việc của bản thân và những người xung quanh.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ
thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến để thấy được: trong cuộc sống không có công việc nào là nhỏ
nhoi hay thấp kém để chúng ta coi thường hoặc từ bỏ; công việc nào cũng có ý nghĩa và
giá trị đối với một cá nhân hoặc cộng đồng khi nó phù hợp với sở thích, năng lực của cá

15


nhân hay cộng đồng đó; vấn đề là ở chỗ chúng ta có nhận ra được ý nghĩa trong công việc
mà mình đã, đang và sẽ làm để làm tốt và thành công trong công việc đó hay không.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến
bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với
ý kiến. Lập luận
phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề
lựa chọn việc làm và thái độ/quan điểm/cách đánh giá công việc…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm
(giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc

nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái
độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;
16


thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ
trích từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” - Tố Hữu.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:
++ Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
khung cảnh thiên nhiên sông nước miền Tây thơ mộng, huyền ảo qua khung cảnh chiều
sương hư ảo (chiều sương, hồn lau, bến bờ, hoa đong đưa, ... ); con người miền Tây khỏe
17


khoắn mà duyên dáng (dáng người trên độc mộc, trôi dòng nước lũ hoa đong đưa… );
ngòi bút tài hoa của Quang Dũng tả ít gợi nhiều, khắc họa được thần thái của cảnh vật và
con người miền Tây.
++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
khung cảnh thiên nhiên Việt Bắc quen thuộc, bình dị, gần gũi mà thơ mộng, trữ tình
(trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương...); cuộc sống và con
người Việt Bắc gian khổ mà thủy chung, son sắt (nhớ gì như nhớ người yêu, sớm khuya
bếp lửa người thương đi về, ...); mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ
da diết đối với Việt Bắc, qua đó, dựng lên hình ảnh Việt Bắc trong kháng chiến anh hùng,
tình nghĩa, thủy chung.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng
của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:

++ Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống
Pháp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc, Tây Bắc và tình cảm gắn bó
của tác giả đối với con người và miền đất xa xôi của Tổ quốc.
++ Sự khác biệt:
+++ Thiên nhiên miền Tây trong thơ Quang Dũng hoang vu nhưng đậm màu sắc
lãng mạn, hư ảo; con người miền Tây hiện lên trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng;
thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
+++ Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu gần gũi, quen thuộc mà trữ tình; con
người Việt Bắc hiện lên trong tình nghĩa cách mạng thủy chung; thể thơ lục bát mang âm
hưởng ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục.

18


- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt
chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ
văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái
độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

19



×