Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

2 Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 9 quận 1 và quận 3 TP HCM khá hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.06 KB, 2 trang )

Tham khảo bộ 2 đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 9 khá hay của Quận 1 và Quận 3 Thành Phố Hồ Chí
Minh. Thầy cô và các em xem chi tiết dưới đây.
Xem thêm: Đề kiểm tra Tiếng Anh giữa HK2 lớp 9 mới nhất
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Môn: Toán – Khối 9
Năm học 2014 – 2015

Đề số 1 – Quận 1
Bài 1: (3 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) 3x2 + 15 = 0
b) x2 – (2 √3 – 1)x – 2 √3 = 0
c) 3x4 – 10x2 – 8 = 0
Bài 2: (2 điểm) Cho phương trình: x2 + 3x + m -1 = 0 (x là ẩn).
a. Định m để phương trình có hai nghiệm x1,x2 . Tính x1 + x2 và x1x2 theo m.
b. Định m để phương trình có hai nghiệm x1,x2 thỏa mãn:
Bài 3: (1,5 điểm)
a.. Vẽ đồ thị (P) của hàm số .
b. Bằng phép tính tìm tọa độ giao điểm của (P) với đường thẳng (d): x – 2y = 4 .
Bài 4: (3,5 điểm) Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O; R). Các tiếp tuyến tại B,
tại C của đường tròn (O) cắt nhau tại M.
a. Chứng minh rằng tứ giác OBMC nội tiếp đường tròn và xác định tâm K của đường tròn này.
b. Gọi D là giao điểm của MA và đường tròn (O) (D khác A), H là giao điểm của OM và BC. Chứng
minh rằng MB2 = MD.MA.
c. Chứng minh rằng tứ giác OADH nội tiếp và góc ∠AHO = ∠MHD
d. Chứng minh rằng: ∠BAD = ∠CAH
Đề số 2 – Quận 3
Bài 1: (3 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a)6x2 – 7x – 3 = 0
b) x2 – (1 + √3)x + √3 = 0



c) x4 – 7x2 – 8 = 0
Bài 2: (1,5 điểm) Cho hàm số y = -1/4x2 có đồ thị là (P) và hàm số y – x = m có đồ thị là (D).
a. Vẽ đồ thị của (P).
b. Tìm m sao cho đồ thị (P) và đồ thị (D) cắt nhau tại điểm B có hoành độ là 2.
Bài 3: (2 điểm) Cho phương trình x2 – 2x – m + 3 = 0 (m là tham số).
a. Tìm m để phương trình có nghiệm .
b. Tính tổng và tích hai nghiệm của phương trình trên theo m.
c. Tính giá trị nhỏ nhất của và giá trị của m tương ứng.
Bài 4: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O; R). Gọi H là giao điểm của ba đường cao
BE, CF và AD.
a. Chứng minh: tứ giác BEFC và AFHE nội tiếp.
b. Vẽ đường kính AK của (O). Chứng minh: AK.AD = AB.AC.
c. Gọi N là giao điểm của OA và EF. Chứng minh: tứ giác NHDK nội tiếp.
d. Gọi Q, V lần lượt là hình chiếu của H lên EF và DF, QV cắt AD tại I, EI cắt DF tại S.
Chứng minh: SI = IE.
========= HẾT ==========



×