Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giải bài 83,84,85, 86,87 trang 99,100 SGK Toán 9 tập 2: Luyện tập Diện tích hình tròn, hình quạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.18 KB, 4 trang )

Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài 83, 84 trang 99; Bài 85, 86, 87 trang 100 SGK Toán 9 tập 2:
Luyện tập Diện tích hình tròn, hình quạt – Chương 3 hình 9.
Bài trước: Giải bài 77,78,79, 80,81,82 trang 98,99 SGK Toán 9 tập 2: Diện tích hình tròn, hình quạt
Bài 83 trang 99 SGK Toán 9 tập 2 – hình học
a) Vẽ hình 62 (tạo bởi các cung tròn) với HI = 10cm và HO = 2cm. Nêu cách vẽ.

b) Tính diện tích hình HOABINH (miền gạch sọc)
c) Chứng tỏ rằng hình tròn đường kính NA có cùng diện tích với hình HOABINH đó.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 83:
a) Vẽ nửa đường tròn đường kính HI = 10 cm, tâm M
Trên đường kính HI lấy điểm O và điểm B sao cho HO = BI = 2cm.
Vẽ hai nửa đường tròn đường kính HO, BI nằm cùng phía với đường tròn (M).
vẽ nửa đường tròn đường kính OB nằm khác phía đối với đường tròn (M). Đường thẳng vuông góc với
HI tại M cắt (M) tại N và cắt đường tròn đường kính OB tại A.
b) Diện tích hình HOABINH là:
½.π 52 +½ .π.32 – π.12 = 25/2π + 9/2π – π = 16π (cm2)

(1)

c) Diện tích hình tròn đường kính NA bằng:
π. 42 = 16π (cm2)

(2)

So sánh (1) và (2) ta thấy hình tròn okính NA có cùng diện tích với hình HOABINH
Bài 84 trang 99 SGK Toán 9 tập 2 – hình học
a) Vẽ lại hình tạo bởi các cung tròn xuất phát từ đỉnh C của tam giác đều ABC cạnh 1 cm. Nêu cách vẽ
(h.63).


b) Tính diện tích miền gạch sọc.


Đáp án và Hướng dẫn giải bài 84:
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh 1cm
Vẽ 1/3 đường tròn tâm A, bán kính 1cm, ta được cung CD
Vẽ 1/3 đường tròn tâm B, bán kính 2cm, ta được cung DE
Vẽ 1/3 đường tròn tâm C, bán kính 3cm, ta được cung EF
b) Diện tích hình quạt CAD = 1/3. π.12
Diện tích hình quạt DBE = 1/3 π.22
Diện tích hình quạt ECF = 1/3 π.32
Diện tích phần gạch sọc = 1/3 π.12+ 1/3 π.22 + 1/3 π.32
= 1/3 π (12 + 22 + 32) = 14/3π ≈14,65 (cm2)
Bài 85 trang 100 SGK Toán 9 tập 2 – hình học
Hình viên phân là hình tròn giới hạn bởi một cung tròn và dây căng cung ấy. Hãy tính diện tích hình viên
phân AmB, biết góc ở tâm góc ∠AOB = 60o và bán kính đường tròn là 5,1 cm (h.64)

Đáp án và Hướng dẫn giải bài 85:
∆OAB là tam giác đều có cạnh bằng R = 5,1cm. Áp dụng công thức tính diện tích tam giác đều cạnh a
là a2√3 / 4
ta có S∆OBC = R2√3 / 4
(1)
Diện tích hình quạt tròn AOB là: ΠR260o/360o = ΠR2/6

(2)

Từ (1) và (2) suy ra diện tích hình viên phân là: ΠR2/6 – R2√3 / 4
Thay R = 5,1 ta có Sviên phân ≈ 2,4 (cm2)

= R2(Π/6 – √3/4)


Bài 86 trang 100 SGK Toán 9 tập 2 – hình học

Hình vành khăn là phần hình tròn nằm giữa hai đường tròn đồng tâm (h.65).
a) Tính diện tích S của hình vành khăn theo R1 và R2 (giả sử R1 > R2).
b) Tính diện tích hình vành khăn khi R1 = 10,5 cm, R2 = 7,8 cm.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 86:
a) Diện tích hình tròn (O;R1) là S1 = πR12.
Diện tích hình tròn (O;R2) là S2 = πR22.
Diện tích hình vành khăn là:
S = S1 – S2 = πR12– πR22 = π( R12 – R22)
b) Thay số: S = 3,14. (10,52 – 7,82) = 155,1(cm2)
Bài 87 trang 100 SGK Toán 9 tập 2 – hình học
Lấy cạnh BC của một tam giác đều làm đường kính, vẽ một nửa đường tròn về cùng một phía với tam
giác ấy đối với đường thẳng BC. Cho biết cạnh BC = a, hãy diện tích hình viên phân được tạo thành.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 87:
Gọi nửa đường tròn tâm O đường kính BC căt hai cạnh AB và AC lần lượt tại M và N.
∆ONC có OC = ON, ∠C = 60o nên ∆ONC là tam giác đều, do đó ∠NOC = 60o.


Diện tích hình viên phân:

Vậy diện tích hình viên phhân bên ngoài tam giác là:



×