Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172 KB, 4 trang )
Tóm tắt lý thuyết Diện tích đa giác và giải bài 37, 38 trang 130; Bài 39, 40 trang 131 SGK Toán 8
tập 1: Diện tích đa giác – Chương 2 hình học 8.
A. Tóm tắt lý thuyết diện tích đa giác
Để tính diện tích một đa giác ta: – Phân chia đa giác thành nhiều đa giác đơn giản, tam giác, hình
thang,hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. – Tính diễn tích của mỗi hình đó. – Diện tích
đa giác là tổng diện tích các hình trên.
Bài trước: Giải bài 32,33,34, 35,36 trang 128, 129 SGK Toán 8 tập 1: Diện tích hình thoi
B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập diện tích đa giác – Sách giáo khoa trang 130, 131
Toán 8 tập 1 phần hình học.
Bài 37 trang 130 SGK Toán 8 tập 1 – Chương 2 hình
Thực hiện các phép đo cần thiết( chính xác đến từng mm) để tính diện tích hình ABCDE (h.152).
Hướng dẫn giải bài 37:
Đa giác ABCDE được chia thành tam giác ABC, hai tam giác vuông AHE, DKC và hình vuông HKDE.
Thực hiện phép đo chính xác đến mm ta được:
BG= 19mm, AC = 48mm, AH = 8mm, HK = 18mm
KC = 22mm, EH = 16mm, KD = 23mm
Nên SABC = 1/2.BG. AC = 1/2. 19.48 = 456 (mm2)
SAHE = 1/2 AH. HE = 1/2. 8.16 = 64 (mm2)
SDKC = 1/2 KC.KD = 1/2. 22.23 = 253(mm2)
SHKDE = (HE + KD).HK / 2 = (16 + 23).18 / 2= 351 (mm2)
Do đó
SABCDE = SABC + SAHE + SDKC + SHKDE = 456 + 64 + 253+ 351
Vậy SABCDE = 1124(mm2)
Bài 38 trang 130 SGK Toán 8 tập 1 – Chương 2 hình
Một con đường cắt một đám đất hình chữ nhật với các dữ liệu được cho trên hình 153. Hãy tính diện tich
phần con đường EBGF (EF // BG) và diện tích hần còn lại của đám đất.