Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

trình bày các quan điểm về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.27 KB, 13 trang )

BÀI 1:
1,trình bày các quan điểm về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức.
2, hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt trong sự hình
thành các tổ chức tội phạm kiểu Mafia của Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật
Bản

BÀI LÀM:
MỞ ĐẦU
Tội phạm có tổ chức luôn là vấn đề đau đầu đối với an ninh trật tự của các
quốc gia. Bởi đây là một dạng tội phạm có tính nguy hiểm cao hơn hẳn so với
những tội phạm bình thường, có tính liên kết, tổ chức và quy mô. Mafia là hình
thức phát triển nhất của dạng tội phạm có tổ chức, do vậy khi đối phó với Mafia
thì cần có những biện pháp đặc biệt và có chiến lược lâu dài chứ không phải
ngày một ngày hai. Để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp thì điều cần
thiết là phải tìm hiểm rõ sự hình thành của các tổ chức Mafia trên thế giới, cách
thức tổ chức, hoạt động của loại tội phạm này. Để tìm hiểu rõ hơn về Mafia, em
xin chọn đề bài số 1 cho bài tập lớn học kỳ môn Tổ chức tội phạm – Mafia.
Trong quá trình tìm hiểu hoàn thành bài viết do kiến thức còn hạn chế nên
bài viết có nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý thêm để bài viết được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
CÂU 1: Các quan điểm về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ
chức
Khi nghiên cứu pháp luật hình sự, có nhiều khái niệm khái khá phức tạp
cần làm rõ để có thể áp dụng chính xác trong qua trình thực thi pháp luật cho
đúng đắn. Đặc biệt với hai thuật ngữ tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức.
Hai khái niệm này là hai khái niệm khác nhau tuy nhiên đều có điểm chung là
để có thuật ngữ “tổ chức” trong đó. Thuật ngữ này thể hiện tính chất một sự
vật , hiện tượng được tập hợp một cách thống nhất các yếu tố cấu thành tổ


chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, những người tham gia
tổ chức tội phạm, thực hiện tội phạm bằng phương thức phạm tội có tổ chức
hoặc thực hiện các tội phạm có tổ chức đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nghĩa là, những người tham gia tổ chức tội phạm thì sẽ thực hiện các tội
phạm có tổ chức. Tuy nhiên, khi phân biệt hai khái niệm tổ chức tội phạm và
tội phạm có tổ chức thì điểm quan trọng nhất là cần khẳng định được tổ chức
tội phạm là khái niệm của luật hình sự còn tội phạm có tổ chức lại là khái
niệm thuộc phạm trù của tội phạm học.
Theo quan điểm của các luật gia Mỹ, thì “tội phạm có tổ chức là hoạt
động phạm tội (Criminal activity) của các tổ chức chính quy, rất phát triển và
hướng mọi nỗ lực để đạt được lợi nhuận thông qua những phương tiện bất
hợp pháp”(3). Quan điểm này có hạt nhân hợp lý ở chỗ không nhầm lẫn giữa
tổ chức tội phạm với tội phạm có tổ chức.
Theo chúng tôi, tội phạm có tổ chức là một khái niệm của tội phạm học
và có mối quan hệ hữu cơ với khái niệm tình hình tội phạm. Là khái niệm cơ
bản đầu tiên của tội phạm học, tình hình tội phạm được hiểu là ‘’một hiện
tượng xã hội pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai
cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong
một xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định’’(4). Có thể
nhận xét, mối quan hệ giữa tình hình tội phạm với tội phạm có tổ chức là mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
2


Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm tội phạm có tổ
chức như sau: Tội phạm có tổ chức là hệ thống các tội phạm do các tổ chức tội
phạm thực hiện trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.
Tội phạm có tổ chức có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn những
tội phạm do những người phạm tội đơn lẻ thực hiện bởi lẽ:
- Những loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao thường do

các tổ chức tội phạm thực hiện.
- Những tội phạm do tổ chức tội phạm thực hiện thường có sự tập trung
sức lực, trí tuệ, sự phối hợp, tương trợ lẫn nhau giữa những kẻ phạm tội, điều
đó tạo điều kiện cho các tổ chức tội phạm không chỉ thực hiện tội phạm một
cách dễ dàng hơn mà trong nhiều trường hợp có thể gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng hơn, dễ dàng che giấu dấu vết của tội phạm để chống lại sự điều
tra, khám phá của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Về mặt tâm lý, những thành
viên trong tổ chức tội phạm do dựa dẫm vào nhau nên quyết tâm phạm tội
thường là cao hơn so vời các trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Đương nhiên, các tội phạm do tổ chức tội phạm thực hiện đều bằng
phương thức phạm tội có tổ chức. Từ đây, xuất hiện mối quan hệ hữu cơ giữa
tổ chức tội phạm, tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức.
Khác với khái niệm tổ chức tội phạm, khái niệm tội phạm có tổ chức
chưa được chính thức ghi nhận về mặt pháp lý, khái niệm phạm tội có tổ chức
đã được quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 1985, cũng như tại
khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta: ‘’Phạm tội có tổ chức
là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực
hiện tội phạm”. Tình tiết phạm tội có tổ chức không những được quy định là
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm
1985, Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 1999, mà còn được quy định là tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt tại nhiều điều luật trong Bộ luật Hình sự
năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999. Từ khái niệm phạm tội có tổ chức nói
trên cho thấy, đây là phương thức phạm tội đặc biệt để phân biệt với phương
thức phạm tội riêng lẻ hoặc với các phương thức phạm tội dưới các hình thức
đồng phạm khác.
3


Mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức đã được quy định trong Bộ luật
Hình sự, nhưng về mặt lý luận luật hình sự, theo chúng tôi, khái niệm phạm

tội có tổ chức chưa tuân thủ đầy đủ quy tắc của lôgíc hình thức. Khoản 3 Điều
17 Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự năm
1999 quy định phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm..., trong khi đó
khoa học luật hình sự nước ta thừa nhận đồng phạm là một hình thức phạm
tội đặc biệt(5). Mâu thuẫn lôgíc dễ dàng nhận thấy: Đồng phạm là hình thức
phạm tội; phạm tội có tổ chức... là hình thức đồng phạm, nói cách khác trong
hai mệnh đề này, một mệnh đề đúng thì mệnh đề khác sai, không thể cả hai
mệnh đề đều đúng. Điều cần khẳng định, mệnh đề đồng phạm là hình thức
phạm tội đặc biệt là mệnh đề đúng vì nó được thừa nhận rộng rãi ở nước ta
và ở nhiều nước. Vì vậy, để đảm bảo chính xác, nên sử dụng cụm từ đồng
phạm có tổ chức thay thế cho cụm từ phạm tội có tổ chức. Từ đó, có thể đưa
ra khái niệm đồng phạm có tổ chức như sau: Đồng phạm có tổ chức là hình
thức phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia vào
việc thực hiện tội phạm.
Trong mối quan hệ giữa đồng phạm có tổ chức với tổ chức tội phạm,
cần khẳng định các tội phạm do tổ chức tội phạm thực hiện đều bằng phương
thức đồng phạm có tổ chức; ngược lại, không phải mọi trường hợp đồng
phạm có tổ chức đều do tổ chức tội phạm thực hiện, mà có thể do các nhóm
đồng phạm thực hiện, chỉ cần thỏa mãn điều kiện có sự cấu kết chặt chẽ giữa
những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Trong mối quan hệ
giữa đồng phạm có tổ chức với tội phạm có tổ chức, cần khẳng định mọi tội
phạm thuộc phạm trù tội phạm có tổ chức dứt khoát phải được thực hiện
bằng phương thức đồng phạm có tổ chức; ngược lại, không phải bất cứ tội
phạm nào được thực hiện bằng phương thức đồng phạm có tổ chức đều thuộc
phạm trù tội phạm có tổ chức, mà chỉ những tội phạm nào do các tổ chức tội
phạm thực hiện mới thuộc phạm trù này.

4



CÂU 2: Hãy phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm khác biệt
trong sự hình thành các tổ chức tội phạm kiểu Mafia của Ý, Mỹ,
Nga, Trung Quốc và Nhật Bản
1. Sơ lược về tổ chức tội phạm kiểu Mafia
Khi nói về sự ra đời của Mafia nói chung thì các nhà khoa học nghiên
cứu vấn đề này thường dựa vào mốc hình thành tổ chức tội phạm Ý. Theo
tiếng Ý thì Mafia được hiểu là “tổ chức đánh đuổi người Pháp và nước Ý vùng
lên”. Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm xoay quanh nguồn gốc của thuật ngữ
này nhưng các nhà nghiên cứu từ trước tới nay đều khẳng định, Mafia xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1282 ở đảo Sicily thuộc miền Nam Italia với tư
cách là tổ chức tự vệ của người nghèo chống lại áp bức, bất công, chống lại
thực dân Pháp đang chiếm đóng lúc đó. Mục đích ban đầu của tổ chức Mafia
là mục đích tốt vì đứng lên bảo vệ cho những người dân nghèo và yếu thế
trong xã hội. Sau này, hoạt động của Mafia ngày càng thay đổi về bản chất: từ
một tổ chức kháng Pháp trở thành một băng đảng xã hội đen. Đến thế kỷ 20,
thuật ngữ Mafia được dùng để chỉ các tổ chức hoạt động bí mật, chuyên sử
dụng bạo lực, khủng bố, ám sát, tống tiền, buôn lậu ma túy. Do đó, Mafia đã và
đang là đối tượng đấu tranh của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)
và rất nhiều tổ chức vì công lý khác muốn gạt bỏ và thanh lọc sự ảnh hưởng
của tổ chức tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống nhân loại.
2. Lịch sử hình thành Mafia Ý
Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm 1800 tại Sicily, một trong những
hòn đảo hẻo lánh khá xa cách với trung tâm nước Mỹ, được coi là cái nôi của
tội phạm Mafia thế giới. Sự ra đời của Mafia Ý gắn liền với sự đấu tranh của
những người dân Ý tại đảo Sicily chống lại sự áp bức của những kẻ xâm lược
và giới cầm quyền thân cận, sự đe dọa và bóc lột của những chúa đất cùng với
quân đội của họ. Mới đầu chỉ là phản ứng tự vệ của những nông dân chống
Pháp chiếm đóng nước này xuất phát từ tình trạng nghèo khổ, vô quyền và
nỗi sợ hãi thường trực của họ hay giúp người dân liên lạc với chính quyền.
Sau đó, tổ chức này dần dần thoái hóa, họ bắt tay với những người có tiền, có

quyền lực, những chúa đất để kiếm lợi nhuận bất kể đó là những việc phạm
pháp hay không. Như vậy, có thể thấy rằng, tiền thân của Mafia Ý chính là
5


một tổ chức kháng Pháp, cơ sở hình thành tổ chức tội phạm Mafia Ý chính là
dựa trên sự yếu kém của nhà nước, sự yếu kém của các thiết chế kiểm soát xã
hội và Luật im lặng (hay còn gọi là Luật Omerta) và còn dựa trên cơ sở của
quan hệ gia đình.
Ở Mafia Ý quan hệ gia đình được coi là yếu tố rất quan trọng và làm
nền tảng để xây dựng lên cơ cấu của tổ chức này. Mỗi tổ chức được cấu thành
bởi nhiều gia đình là nhóm tội phạm được tổ chức có hệ thống, có quy củ rõ
ràng chứ không phải một nhóm nhỏ lẻ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức tội phạm này đặc biệt phát
triển rộng rãi không chỉ sang Mỹ mà còn trên phạm vi quốc tế. Theo một vài
số liệu thống kê cho thấy hiện nay có đến 181 nhóm Mafia hoạt động tại Sicily
với 5487 nhánh và có đến hàng trăm ngàn người liên quan đến hoạt động của
Mafia tại Sicily.
3. Lịch sử hình thành Mafia Mỹ
“Mafia Mỹ được coi là một hậu duệ trực tiếp của tổ chức tội phạm cùng
tên có xuất xứ từ đảo Sicily” (Estes Kefauver Tennessee- Thượng Nghị sĩ, điều
hành Uỷ ban đặc biệt về điều tra tội phạm có tổ chức của Thượng viện Hoa
Kỳ). Quan điểm này có cơ sở dựa trên thực tế Mafia Ý phát triển mạnh nhất
và bành trướng nhất ở Mỹ. Sự phát triển này là do hai làn sóng nhập cư từ Ý
vào Mỹ và sau chiến tranh thế giời thứ nhất.
Vào cuối những năm 1800 đầu những năm 1900 xuất hiện một làn sóng
nhập cư ồ ạt của người gốc Italia vào Mỹ. Trong 10 năm (1900-1910) đã có
tới 2,1 triệu người nhập cư từ Sicily vào miền nam nước Mỹ. Điều này xuất
phát từ nhu cầu kinh tế. Nhóm Mafia xuất hiện đầu tiên ở Lower East Side,
New York và các khu vực khác của bờ biển phía Đông của nước Mỹ trong cuối

thế kỉ 19 sau những làn sóng nhập cư này, ban đầu đó là những hình thức tổ
chức nhau lại trong các khu phố nhỏ của người da đen nghèo Ý để cùng sinh
sống, tồn tại trong xã hội vốn có nhiều bất công, áp bức, tham nhũng, lưu
manh, rồi dần phát triển hoạt động đến các tổ chức toàn thành phố. Một
trong số ông trùm Mafia sau này như Lucky Luciano, Tommaso,… là con của
những người nhập cư đầu tiên vào Mỹ mà đã từng được gọi là những người
anh hùng trong thế giới người nghèo Ý ở Mỹ.
6


Cùng với sự di cư là sự thành công của những tên tội phạm gốc Ý trên
đất Mỹ khi luật cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển các chất uống có cồn
(16/01/1920) được áp dụng suốt trong giai đoạn 1920-1933 thì làn sóng di
cư sang Mỹ của các ông trùm Mafia Mỹ càng nở rộ. Nguyên nhân ở chỗ: mục
đích hoạt động của Mafia là lợi nhuận lớn, lợi nhuận càng cao thì càng thu
hút được Mafia. Trong khi nhu cầu tiêu thụ rượu của người Mỹ không ngừng
gia tăng thì lại ra đời luật cầm nấu và bán rượu đã khiến lượng rượu trên thị
trường trở nên khan hiếm. Để thỏa mãn nhu cầu bản thân, người dân sẵn
sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua rượu dù là rượu lậu. Lệnh cấm rượu
trên đất Mỹ đã đem lại nguồn lợi lớn cho những tên buôn lậu từ Mexico hay
Canada từ việc kinh doanh bất hợp pháp mà không phải đóng thuế cho chính
phủ, sau này, Mafia còn dần trở thành công cụ trong tay bọn người giàu,
thậm chí là chỗ dựa bí mật của hệ thống chính trị hiện hành.Tổ chức tội phạm
Mafia này phát triển mạnh mẽ nhất tại Mỹ vào giữa thế kỷ 20, cho đến khi
hàng loạt các cuộc điều tra của FBI vòa cuộc.
4. Lịch sử hình thành Mafia Nga
Mafia Nga ra đời và phát triển gắn liền với giai đoạn phát triển và tan
rã của cạch mạng vô sản Nga và Liên bang Xô Viết. Do những hành động trấn
áp tội phạm để thiết lập trận tự xã hội của chính quyền liên bang như tập
trung tất cả những kẻ phạm tội lại ở những trại tập trung để lao động cải tạo

nên đã tạo điều kiện cho những kẻ phạm tội đó liên kết lại với nhau. Thêm vào
đó là sự hà khắc của chính quyền đã làm cho những tên tội phạm này nảy sinh
ý muốn tập hợp nhau lại để chống lại chính quyền, từ đó một thế giới tội
phạm ngầm được hình thành. Đến khi ra khỏi trại tập trung thì các băng
đảng nhà tù đã nhanh chóng được hình thành và phát triển thành một hệ
thống lớn mạnh, hỗ trợ lẫn nhau. Từ đây, có thể thấy nét đặc trưng của Mafia
Nga là sự hình thành từ các tội phạm trong các nhà tù.
Sau những năm 1990, cùng với sự tan rã của Liên bang Xô Viết là sự nở
rộ của các tổ chức tội phạm ở Nga. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa, nền kinh tế Nga đã vấp phải nhiều khó khăn. Chính phủ phải
cắt giảm các phần chi tiêu công cộng, trong đó có cả chi tiêu cho hoạt động
7


chống tội phạm. Điều đó đã khiến cho các thành viên của lực lượng quân đội,
cảnh sát, an ninh (KGB) không có lương và trở thành thất nghiệp. Do vậy họ
đã di cư ra nước ngoài, kết hợp với một số phần tử xấu vì vậy trong tổ chức
tội phạm Nga có sự tham gia đáng kể của các thành viên KGB.
Vào khoảng năm 1997, xã hội Nga phân cực sâu sắc, 21% dân số lúc đó
có thu nhập ở mức đói nghèo. Để tồn tại, nhiều người đã trở thành tội phạm,
nhiều người lựa chọn ra nước ngoài (chủ yếu là Mỹ). Từ đó, Mafia Nga được
mở rộng tự nhiên chính là từ xu hướng này. Sau đó, Mafia Nga còn vượt ra
khỏi phạm vi Đông Âu và có mặt tại khắp thế giới như Mỹ, Pháp, Đức… với
hàng ngàn băng nhóm khác nhau dưới mọi hình thức hoạt động và trở thành
tổ chức Mafia dã man, tàn bạo, nguy hiểm bậc nhất thế giới.
5. Lịch sử hình thành Mafia Trung Quốc

Mafia ở Trung Quốc có tên gọi là Hội Tam Hoàng có lịch sử ra đời rất

đặc biệt, bắt nguồn từ các vị sư chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ 17. Mục đích thành

lập ban đầu mang ý nghĩa tích cực là phản Thanh phục Minh (phong trào yêu
nước). Theo nghĩa hán việt thì hội Tam Hoàng được đọc thành Tam hợp hội.
Tam hợp là sự kết hợp của 3 loại khí : âm khí, dương khí, thiên khí, 3 loại khí
này kết hợp lại sẽ tạo nên một sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào có
thể đánh bại được.
Sau cách mạng Tân Hợi 1911, nhà Thanh sụp đổ, Hội Tam Hoàng trở
nên mất phương hướng vì không còn kẻ thù, thêm vào đó, người dân đi theo
nhà nước mới khiến Hội mất đi sự ủng hộ lớn lao về vật chất lẫn tinh thần.
Nhiều người cho rằng gần 200 năm đấu tranh đều là vô nghĩa, thậm chí còn
bị coi là tạo phản nên một số thành viên trong hội trở nên suy sụp và biến
tướng manh động.
Từ giữa thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi thống nhất Trung Quốc, chính
quyền Mao Trạch Đông đã trấn áp tổ chức này, Hội Tam Hoàng di chuyển
hoạt động sang Hồng Kông và Hồng Kông trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ
nhất của tổ chức này. Tại đây, Hội Tam Hoàng phát triển như vũ bão, vươn vòi
bạch tuộc vào mọi lĩnh vực trong đời sống của người dân nơi đây.
Vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, Hội Tam
Hoàng ngày càng lớn mạnh và vươn mình tại nhiều quốc gia có Hoa Kiều sinh
8


sống như Hoa Kỳ, Hà Lan, Anh…với mục đích chính là lợi nhuận. Vì vậy, Hội đã
tồn tại với các hoạt động phi pháp không chỉ dưới hình thức bí mật mà còn
vươn ra ánh sáng với vỏ bọc là các doanh nghiệp.
Đến đầu thể kỷ 21, Hội Tam Hoàng đã phủ rộng khắp thế giới và được
chính phủ nhiều nước trong đó có Anh nhận định rằng: Tam Hoàng là một
trong những băng nhóm tội phạm nguy hiểm nhất và trở thành một cái tên
mà bất cứ tổ chức tội phạm nào cũng phải kiêng nể.
7. Lịch sử hình thành Mafia Nhật
Nhật Bản là một quốc gia được biết đến với sự phát triển về kinh tế và

khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong thế giới tội phạm, Yakuza – tổ chức tội
phạm Mafia Nhật cũng là một cái tên đáng nể.
Về nguồn gốc hình thành của tổ chức này hiện nay còn nhiều tranh cãi.
Có người cho rằng Yakuza bắt nguồn từ những samurai vô chủ (những tên
đầy tớ làm thuê và không nằm trong bất kỳ tổ chức nào). Những người này có
địa vị thấp kém và kinh tế khó khăn nên đã tập hợp nhau lại để cướp bóc, giết
người. Tuy nhiên, ngày nay nhiều Yakurai bác bỏ lập luận này và khẳng định
rằng mình là hậu duệ của những machi-yokko (kẻ bảo vệ làng). Một số giả
thiết khác cho rằng Yakuza xuất phát từ những kẻ bị xã hội ruồng bỏ như
bakuto (những người chỉ chơi cờ bạc, mại dâm…) và tekiya (người bán hàng
rong trên phố). Với dân bài bạc, Yakuza là thua cháy túi, từ đó cái tên này
tượng trưng cho sự vô tích sự nói chung và ám chỉ cho giới tội phạm nói
riêng. Tóm lại, dù xuất phát với giả thiết nào thì Yakuza đều được bắt nguồn
từ những người có xu hướng tội phạm rất lớn. Chính phủ Nhật đã có nhiều nỗ
lực trong việc đấu tranh với Yakuza trong đó có việc ban hành đạo Luật về
ngăn ngừa những hoạt động bất hợp pháp của các băng nhóm tội phạm
(1/5/1995) và có hiệu lực từ ngày 1/3/1992. Hiện nay, ảnh hưởng của
Yakuza đang ngày càng rộng khắp và ngày càng được chấp nhận và hòa hợp
với xã hội Nhật Bản. Hơn nữa, Yakuza có một mối liên kết bền chặt và lâu đời
hơn với những đảng phái chính trị của Nhật. Tầm ảnh hưởng của Yakuza đã
vượt khỏi phạm vi Nhật Bản và vươn sang cả các nước Châu Á khác, thậm chí
sang cả Mỹ.
8. So sánh và những điểm khác biệt trong sự hình thành các tổ
chức Mafia Ý, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật
9


Mỗi quốc gia có những điều kiện về kinh tế, lịch sử, chính trị khác nhau
nên sự ra đời của các tổ chức Mafia ở mỗi quốc gia cũng có những nét đặc thù
khác nhau. Cụ thể:

Nói đến Mafia Mỹ và Ý thì có thể thấy rằng mặc dù Mafia Mỹ là có
nguồn gốc bắt đầu từ Mafia Ý. Tuy nhiên hai tổ chức tội phạm này lại có
những điểm khác nhau cơ bản đó là:
+ Về thời gian ra đời: nếu như Mafia Ý ra đời vào khoảng những năm
1800 tại Sicily, một trong những hòn đảo khá hẻo lánh khá xa cách với trung
tâm nước Ý, được coi là cái nôi của tội phạm Mafia thế giới, thì Mafia Mỹ lại
được hình thành muộn hơn, vào khoảng cuối những năm 1800, đầu những
năm 1900 và xuất hiện đầu tiên tại khu vực thành phố New York, một trong
những thành phố lớn của Mỹ.
+ Về nguồn gốc: Ý là nới Mafia bắt đầu hình thành và phát triển thì Mỹ
chỉ là tổ chức phái sinh và được du nhập từ Ý sang Mỹ
+ Về con đường hình thành: Ở Ý, Mafia hình thành dựa trên sự yếu kém
của nhà nước, của các thiết chế kiểm soát xã hội và dựa trên cơ sở của quan
hệ gia đình và Luật im lặng (law of silence) hay còn gọi là Luật Omerta. Mới
đầu chỉ là phản ứng tự vệ của những người nông dân nghèo khổ, vô quyền với
nỗi sợ hãi thường trực chống lại Pháp, chống lại chính quyền đã rất thối nát
lúc bấy giờ. Sau đó, tổ chức này mới dần thoái hóa. Còn ở Mỹ, Mafia ra đời
gắn liền với hai cuộc di dân lớn của người Ý sang Mỹ trong đó có cả những
tên tội phạm Mafia khét tiếng của Ý tại Mỹ đã tập hợp nhau lại. Cùng với đó
luật cấm nấu rượu của Mỹ lại ra đời, họ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, của
chính sách xã hội, chính sách kinh tế để hoạt động và phát triển rất huy
hoàng.
Đối với sự hình thành của Mafia tại Nga, cũng giống như ở Ý, Mafia Nga
cũng bắt đầu từ sự phản kháng chống lại chính quyền. Tuy nhiên sự phản
kháng ở Ý là người dân, gắn với chính quyền đã rất suy yếu lúc bấy giờ. Còn ở
Nga thì đó lại là sự phản kháng của những tên tội phạm trong các nhà tù
nhưng lại gắn liền với sự phát triển của chính quyền Xô Viết. Từ đó các băng
đảng trong nhà tù dần dần được hình thành và trở thành các tổ chức Mafia
Nga như bây giờ. Hay có thể nói điểm khác biệt trong sự hình thành của
Mafia Nga đó là gắn liền với tội phạm trong các nhà tù.

10


Cũng mang ý nghĩa tích cực ban đầu là một tổ chức yêu nước như ở Ý,
Hội Tam Hoàng ở Trung Quốc khi mới thành lập cũng là một tổ chức ái quốc
theo đúng nghĩa. Hội được khởi nguồn từ những người yêu nước tập hợp
nhau lại để chồng sự xâm lược của người Mông Cổ và Mãn Châu, dấy lên một
phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên khác với Ý là tập hợp
của những người dân thường yêu nước, thì Hội Tam Hoàng có một điểm đặc
điểm đặc biệt là tập hợp của các vị sư chùa Thiếu Lâm. Tuy nhiên sau đó cả ở
Ý và Trung Quốc những tổ chức mang tính yêu nước này đều trở nên biến
chất. Nếu như ở Ý thì thoái hóa bằng việc bắt tay với những người có tiền,
quyền, những chúa đất để kiếm lợi nhuận bất kể đó là những việc phạm pháp
hay không thì ở Trung Quốc cũng vậy, một số thành viên Hội Tam Hoàng khi
nhà Thanh sụp đổ, kẻ thù không còn nữa thì đã trở nên biến tướng với đủ mọi
việc làm tàn ác và là tiền thân cho sự ra đời của Mafia tại Trung Quốc sau
này.

Không có một quan điểm nhất thống về sự hình thành tổ chức Mafia

như ở các nước Ý, Mỹ, Nga hay Trung Quốc, xoay quanh sự hình thành của
Yakuza Nhật Bản lại có nhiều giả thiết khác nhau. Điều đó đã tạo nên những
nét riêng biệt cho Yakura. Dù được xuất phát từ những samurai vô chủ giỏi võ
(kabuki-mono), hay những kẻ bị xã hội ruồng bỏ (bakuto), hay những người
bao vệ cộng đồng (machi-yokko) thì điểm chung dễ nhận ra nhất là những
con người này đều dễ có xu hướng tội phạm rất lớn, trong khi ở các nước trên
Mafia được bắt đầu từ những con người hết sức bình thường.
Điểm khác biệt của Yakuza so với Hội Tam Hoàng đó là: Yakuza có thời
kỳ gần như được thừa nhận là một tổ chức hợp pháp của Nhật, do đó nhận
được nhiều sự bao che, dung túng và có mối liên hệ khăng khít với chính phủ

Nhật. Trong khi đó Hội Tam Hoàng lại chưa bao giờ được nhà nước thừa
nhận. Do vậy khác với các tổ chức khác, Hội Tam Hoàng lại không thích khoa
trương và khoe mẽ, điểm đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều bí
mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài.

KẾT LUẬN
11


Như vậy, qua những phân tích, so sánh trên có thể thấy được những
điểm khác nhau căn bản giữa các tổ chức tội phạm Mafia trên thế giới. Từ đó
giúp mỗi quốc gia xây dựng những phương án khác nhau để chống lại loại
tình tội phạm có tổ chức cấp cao này.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />/tong_hop_tat_ca_bai_tap_ky_mon_to_chuc_toi_pham_ma.pbqQlWzQSP.swf
2. />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=7889352
3.

anized-crime. de/OCDEF1

4. />
Van-de-toi-pham-co-to-chuc-va-trach-nhiem-hinh-

su.aspx
5.


13



×