Tải bản đầy đủ (.pdf) (836 trang)

những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại pierre daco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 836 trang )


NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRO NG TÂM LÝ
HỌ C HIỆN ĐẠI

NHỮNG THÀNH TỰU
LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN
ĐẠI
(Tái bản lần thứ nhất)
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Tác giả: PIERRE DACO
Là một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, ông
Pierre Daco có một chỗ đứng vững chắc để trả lời vô số câu
hỏi mà cuộc sống hiện đại đặt ra cho chúng ta. Là một nhà
tâm lý học rất nổi tiếng với các cuộc nói chuyện trên đài phát
thanh, các bài báo cũng như các buổi diễn thuyết, ông đã nhận
hàng ngàn lá thư trình bày cho ông các vấn đề liên quan đến
con người. Ông đã chứng minh cho chúng ta thấy khoa tâm lý
học đã đem lại nhiều lợi ích cho con người hơn là khoa phẫu
thuật đem lại cho cơ thể.
Ngày hôm nay người ta biết chắc rằng bộ não ngự trị
một cách tuyệt đối trên thân thể con người. Nó chỉ đạo các
hành động và suy nghĩ của chúng ta; nó cũng khởi phát ra một
số bệnh tật mà không lâu trước đây, người ta còn cho là ma


thuật hay quỷ ám. Nhưng với sự hỗ trợ của khoa tâm lý học,
lần hồi người ta đã khám phá được các căn nguyên bí mật sâu
thẳm nhất. Sự hiểu biết về bộ não con người có những bước
tiến vượt bậc trong năm mươi năm trở lại đây, hơn hẳn nền y
học đại cương trong năm trăm năm trước. Cuốn sách này là
thành quả nghiên cứu mới nhất, cho phép hàng ngàn người tìm


lại sự cân bằng cho chính mình và hiểu được khoa tâm lý là
một trường dạy hết sức tuyệt vời cho sự tự chủ, cho sức khỏe
và hạnh phúc.
MỘT NGHỆ THUẬT
SỐNG MỚI
trầm
uất
cân
bằng
nhút
nhát
vững
tin
suy


nhược
thần
kinh
khỏe
lo hãi
sung
túc
ám
ảnh
thanh
thản
rối
loạn
tâm lý

thành
công
DẪN NHẬP


Đứa trẻ nào cũng tham vọng trở thành một người
lớn, nhưng có biết bao nhiêu người lớn cũng có chính
tham vọng ấy?
Nhà tâm lý học là gì?
Ông ta là cả một khối óc và là cả một trái tim, và không
bao giờ phán xét ai cả. Ông ta chỉ có việc là quan sát, thương
yêu và tìm hiểu thôi.
Ông ta không những chỉ nhìn vào chính hành động mà
thôi, nếu không muốn nói là để nhằm sửa đổi hành động ấy, và
những tri thức ấy cũng thật là mênh mông, nếu nó xấu. Nhưng
ông ta còn tìm đến tận những ý hướng sâu xa nữa; và một khi
mà ý hướng ấy có sửa chữa được thì hành động cũng đi theo
con đường ấy mà thôi.
Ông đã sử dụng những tri thức của ông về con người,
về tâm lý học, sinh lí học như là kim chỉ nam. Dựa vào những
tri thức ấy ông cứ đi tìm các ý hướng ấy không ngưng nghỉ.
Bởi vì cái tâm lý con người không bị ràng buộc vào một sự xếp
loại tuyệt hảo nào cả.
Không bao giờ ông quên rằng tất cả mọi người đều đau
khổ, đó chính là thân phận của con người. Lúc nào con người
cũng đi tìm giải pháp cho nỗi thống khổ ấy bằng những phương
tiện sẵn có trong tầm ấy. Và đa số các hành động “phàm phu
tục tử” thì cũng chẳng khác gì hơn là những sự truy tìm các ý
hướng ấy mà thôi.
Nhà tâm lý học là kẻ mộ đạo. Tôi muốn nói rằng ông ta



làm việc để dần dần cảm thấy mình nối kết được với tất cả
những gì vây xung quanh mình. Ông biết rằng có rất nhiều
người rất sợ hãi rồi cứ chìm đắm trong nỗi lo âu. Vậy trước hết
là con người đi tìm cho chính mình sự an tâm. Sự an tâm này
do gia đình và xã hội tạo nên cho con người. Một khi họ không
tìm thấy được mối an tâm trong gia đình và cả trong xã hội thì
nỗi lo âu của họ càng lớn hơn. Người mà mang đến cho được
một sự an tâm đó, mới là nhà tâm lý học. Người này làm việc
để cho mỗi một người đều tự thấy mình tại yên.
Ông ta bước đi trên những đụn cát gập ghềnh dễ sợ:
đó là những sa mạc của toàn thể nhân loại. Cũng từ một cái
nhìn, ông ta nhìn hết thảy mọi hành động của con người, không
có cái gì làm cho ông kinh ngạc cả, mà cũng không có cái gì
làm cho ông nôn mửa cả. Bởi vì ông ta truy tìm đến tận nguyên
nhân để thấu hiểu mà không bao giờ phán xét hết.
Có rất nhiều thanh thiếu niên cùng các bà mẹ, các thiếu
nữ cùng các ông bố, các đôi vợ chồng đến hỏi ý kiến ông ta.
Tình cảm của họ đôi khi đối chọi với nhau, có thể rất trầm
trọng. Đôi khi người ta có thể thấy họ chống đối nhau rất quyết
liệt
Nhà tâm lý học tạo lại sự cân bằng bằng những lời
khuyên hết sức sáng suốt và hài hòa mà ông chỉ nói cho riêng
từng người.
Với những người khờ khạo, ông sẽ tìm xem tính này có
hiện thực không hay đang che giấu các khả năng chưa được
phát triển. Nếu như nó thật thì ông phải ngăn cản không cho nó



biến thành tính độc ác. Ông nói với từng người bằng thứ ngôn
ngữ riêng của họ và không bao giờ quên mãnh lực siêu việt của
ngôn từ.
Ông lắng nghe các bí mật và những lời thú tội mà
không một người nào khác, có thể ngoại trừ vị tu sĩ, có thể
nghe được. Bản chất con người đang phơi bày trước mặt ông
nà ông phải xem đấy là một vinh hạnh và bản thân ông không
được hãnh diện về việc đó.
Tất cả những thứ đó không phải là cảm tính nhưng phải
là điều kiện tất yếu của nhiệm vụ ông ta.
Chương 1. NHIỆM VỤ CỦA NHÀ T ÂM LÝ HỌC LÀ
GÌ?
Chương 2. SỰ MỆT MỎI VÀ SỰ SUY NHƯỢC
Chương 3. SỰ NHÚT NHÁT
Chương 4. SỰ T HÁM HIỂM NHỮNG HOẠT ĐỘNG
T INH T HẦN
Chương 5. CÁC CHỨNG BỆNH T HẦN KINH VÀ
BỆNH T ÂM LÝ
Chương 6. Y HỌC T ÂM T HỂ
Chuong 7. NGHIÊN CỨU VỀ T ÍNH T ÌNH
Chương 8. GIÁO DỤC
Chương 9. T UỔI T HIẾU NIÊN
...

Created by AM Word2 CHM


Chương 1. NHIỆM VỤ CỦA NHÀ TÂM LÝ HỌ C LÀ GÌ?

NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI


Trong suốt nhiều năm làm cái nghề đẹp đẽ của nhà tâm
lý học, tôi đã không biết bao nhiêu lần nhận ra rằng danh từ
“tâm lý học” vẫn bị bóng tối và bí mật bao trùm… Không biết
bao nhiều lần tôi được nghe câu hỏi “… thế tâm lý học chính
xác là cái gì? Nó làm được những gì? Nó chữa lành những thứ
gì?…” Rất nhiều người cho rằng nhà tâm lý học là cái ông
“làm các cuộc trắc nghiệm”. Hoặc giả ông ta chỉ đơn thuần là
người chỉ đạo tinh thần. Nếu không nói có rất nhiều người coi
ông ta như là một gã phù thủy hay một đạo sĩ… hay bất cứ cái
gì khác nữa không biết chừng.
Nếu như có nhiều người biết được mục đích và công
việc của nhà tâm lý học thì trái lại vô số người lại mù tịt về điều
này. Có người tìm đến tôi về tính nhút nhát của mình cũng như
do chứng rối loạn thần kinh. Có nhiều bà mẹ tìm nói với tôi (hốt
hoảng một cách vô lý vì không hiểu vấn đề) rằng “thằng con
nhà tôi nó quan tâm quá nhiều đến thân thể của nó… nó còn
quá trẻ thưa ông, thật khủng khiếp!…” Hoặc giả nhiều thiếu
niên nổi loạn với “nỗi buồn trong lòng”, đến nhấn chuông nhà
tôi vào lúc đêm khuya, cùng ông bố vẻ mặt giận dữ. Có nhiều
người khác chỉ đơn giản đến để học hỏi. Nhiều người khác đến
tìm hiểu xem mình là con người phải như thế nào để có thể trở
thành một người như thế nào đó, và họ có những gì trong chính


con người họ… Nhiều trường hợp “suy nhược thần kinh”, các
chứng loét bao tử, các vấn đề về tình dục, các rắc rối trong gia
đình, các vấn đề rất nghiêm trọng về giáo dục… mà đôi khi
người ta nhận thấy các người trưởng thành đòi hỏi quá nhiều ở
một đứa con mà chính bản thân họ cũng không thể đáp ứng

được các chuyện đó… Tôi còn thấy nhiều bậc cha mẹ đáng
ngưỡng mộ, nhiều bố mẹ muốn tìm ra chân lý, mà cũng nhiều
cha mẹ không một chút ý thức nào. Tôi cũng thấy nhiều thiếu
niên đáng khâm phục và nhiều đứa cũng rất vô ý thức. Tôi
thấy là bất cứ điều gì cũng đều có căn nguyên của nó cả, trong
sự vinh quang cũng như thấp hèn… Tôi đã chiêm ngưỡng
không biết bao khuôn mặn hết sức đau khổ…
Có phải tất cả những thứ đó nằm trong lãnh vực nghề
nghiệp của tôi không? Phải, chắc chắn là như thế. Đây là một
nghề mà căn bản của nó hết sức khoa học, nhưng trước hơn
hết là lòng tin nơi con người. Bất cứ những gì liên quan đến
con người đều thuộc lãnh vực của tâm lý học, bất kể đó là một
người bình thường hay bất thường.
Nhưng mà… với sự quảng bá quá ư là chậm chạp của
khoa tâm lý học trong công chúng, nên có nhiều người không
dám hoặc do dự, đôi khi suốt cả nhiều năm trời… Cho đến khi
họ đến tìm tôi trong nỗi tuyệt vọng cùng cực hoặc đang muốn
tự tử. Tuy thế, tôi đã thực hiện nhiều buổi thuyết trình và tôi
cũng đã nhận được hằng ngàn lá thư hết sức cảm động. Tôi
cũng nhận thấy sự quan tâm không ngừng lớn mạnh mà người
ta đã dành cho ngành học này của con người. Và nhiều lần tôi
nhận ra là “đôi khi người ta tưởng là có thể giúp được cho


chính mình” nữa. Nhưng đó là điều sai lầm. Tại sao thế? Chỉ
đơn giản là người ta luôn chỉ nhìn thấy mình qua chính con
người của mình… và nó bị sai lệch trong chín trên mười trường
hợp.
Khi Jacqueline D… đến tìm tôi, hôn nhân cô ta gần
như đã tan rã, và nó kéo dài như thế suốt ba năm trời? Chỉ với

ba tuần lễ bằng những cuộc trò chuyện về tâm lý để cho hôn
nhân cô trở lại tự nhiên, vì lúc đó Jacqueline D. mới hiểu được
các động cơ thầm kín của tâm hồn con người.
Còn Jean, một thanh niên luôn bị vò xé về các vấn đề
tình dục, đang tiến thẳng đến sự ám ảnh và chứng rối loạn thần
kinh. Sau ba tháng anh ta nhìn các vấn đề dưới một khía cạnh
khác và có một đời sống hoàn toàn đổi mới… (đúng những từ
mà anh đã dùng)
Và Paul R… mang nhiều rối loạn về tim mạch. Ông ta
không thể nào ngờ được là dù tim ông ta có mang bệnh thì thân
thể của ông ta còn tệ hại hơn thế! Và các rối loạn về tim mạch
xuất phát từ các rối loạn vô thức hết sức mãnh liệt của xúc
cảm mà chính chúng cũng được hình thành vì sự ức chế tình
dục.
Còn Yvette mang bệnh từ dị ứng đến chứng rối loạn
tinh thần do ám ảnh, từ nỗi ám ảnh đến bệnh eczêma, rồi từ
bệnh eczêma đến chứng viêm đại tràng để rồi trở về lại với
chứng rối loạn thần kinh. Không hề biết là chính bản thân tâm
lý cô có vấn đề và phải được chữa trị bằng khoa y học tâm thể
(médecine psychosomatique).


Và còn biết bao nhiêu người khác mà cuộc sống của họ
được đặt trên các hiểu biết nội giới hoàn toàn sai lạc.
Chứng minh công việc của khoa tâm lý học là lý do chủ
yếu duy nhất của cuốn sách này, mà tôi hy vọng là sẽ rất bổ
ích… Nó chứa đựng nhiều sự thật về con người và tôi nghĩ là
mỗi con người có thể tìm thấy trong quyển sách này các vấn
đề, các nỗi lo âu và nghi vấn của chính họ. Đương nhiên là có
hàng triệu vấn đề khác nhau, nhưng tư chất thầm kín vẫn là sự

thống khổ của con người. Bản chất thầm kín của con người
không hề khác biệt. Sự vô ý thức sâu đậm của một người thổ
dân không khác gì của một người văn minh Châu Âu. Nhận
định này có làm cho chúng ta cảm thấy an lòng trong cái thời
buổi phân biệt chủng tộc ngày nay không?
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một cuốn cẩm
nang, một cuốn sách để đầu giường, một nền tảng để tham
khảo. Tâm lý học là một ngôi trường dạy khôn ngoan và giữ
tâm thể được quân bình. Tôi thành tâm ao ước cuốn sách này
sẽ tạo được điều sau đây: tâm lý học sẽ trở thành một môn
khoa học cho tất cả mọi người, ít nhiều gì đó quen thuộc với họ
và không còn là một từ mơ hồ chìm trong màn sương nữa.
Và nếu như một người nào đó, muốn hiểu biết thêm
nữa về môn tâm lý học với những gì thu thập được trong cuốn
sách này, thì ít ra người đó cũng sẽ làm việc đó với đầy đủ ý
thức.
Định nghĩa của tâm lý học.


Nói một cách đơn giản, từ tâm lý học có căn nguyên
như sau Tiếng Hy lạp Psukhé = Tâm hồn và Logos = khảo
cứu, môn học.
Như thế, một cách khái quát, tâm lý học là khoa học
của tâm hồn hay của trí tuệ. Nhưng định nghĩa này cũng chưa
hoàn hảo, vì các từ “tâm hồn” hay “trí tuệ” mang nhiều ý nghĩa
quá khác biệt, và nếu như lấy đúng ý nghĩa của nó thì môn học
của trí tuệ phải là môn siêu hình học.
Vì thế tôi đề nghị định nghĩa sau đây: Tâm lý học nhằm
nghiên cứu các hiện tượng tinh thần, dưới bất cứ trạng thái
nào. Nó nghiên cứu mọi hành động ý thức và vô thức. Janet,

cây cổ thụ người Pháp của nền tâm lý học đã nói “Tâm lý học
liên quan đến mọi thứ, nó mang tính cách toàn diện. Ở mọi nơi
đều có các hành vi tâm lý.”
Tâm lý học:
1. Quan sát tất cả mọi ứng xử của con người, trong nội
giới cũng như ngoại giới.
2. Nghiên cứu các căn nguyên nội giới hay ngoại giới
bằng các hành xử đó.
Thí dụ như đối với một người nhút nhát, tâm lý
học:
– Chúng ta sẽ quan sát các lối hành xử được thể hiện
bên ngoài (tiếng nói, cử chỉ, dáng đi, giọng cười…)
– Chúng ta sẽ tìm cho ra các nguyên nhân bên ngoài


đã dẫn đến sự nhút nhát này (gia đình, tôn giáo, các tình huống
đặc biệt)
– Nghiên cứu các nguyên nhân nội giới, ý thức hoặc vô
ý thức (mệt mỏi, di truyền, sự không thích nghi, các tiền cấp,
cảm xúc, mặc cảm)
– Chúng ta sẽ đưa ra một phương thức chữa trị tâm lý
thích hợp.
Như thế tâm lý học là một khoa học – và cũng là một
nghệ thuật – về các lối hành xử của con người trong mọi biểu
hiện có thể xảy ra. Tất cả các là hành xử này có thể là bình
thường hay bất bình thường.
Do đó ta không thể tách rời tâm lý học với các môn
khoa học khác về con người. Nói cho cùng, mọi môn khoa học
đều chú trọng đến con người vì do con người nghĩ ra.
Đâu là sự khác biệt giữa tâm lý học với tâm thần

học trị liệu?
Thường thường người ta nghĩ người bác sĩ về các bệnh
“tâm thần chỉ là “một vị bác sĩ chỉ chuyên chữa trị mọi bệnh về
tâm thần”. Thế mà tâm lý học bao gồm tất cả mọi hiện tượng
tinh thần, lành mạnh hoặc không lành mạnh. Như thế người ta
có thể nói tâm thần trị liệu sẽ tham gia ở một mức độ nào đó
của các bệnh tâm thần. Nhưng nói như thế cũng không đúng.
Vì mỗi khi có một sự “không thích ứng” của tinh thần cho một
tình huống nào đó, thì đã có “bệnh” tâm thần. “Bệnh” này có
thể kéo dài trong năm phút hoặc hai mươi năm. Một người mắc


một chứng khó tiêu, là một “bệnh nhân thể chất”. Ngay cả một
người mắc bệnh ung thư cũng vậy. Cũng như thế, một con
người nhút nhát là một “bệnh nhân tâm lý”, kể cả một người
tâm thần. Vì vậy sẽ có “một mức độ” về bệnh lý mà người ta
không thể nào đặt ra một ranh giới chính xác. Như vậy tâm lý
học và tâm thần học sẽ là một vấn đề từ ngữ. Do đó người ta
có thể nói tâm lý học là một khoa học tổng quát bao gồm cả
môn tâm thần học.
Tôi xin nhắc lại là tâm lý học quan tâm đến con người
hài hòa cũng như đối với người mất cân bằng. Nếu từ “bác sĩ
tâm thần” vẫn giữ nguyên ý nghĩa xấu của nó là bởi vì cách
nghĩ hẹp hòi của quần chúng.
Sự phân biệt chính xác giữa hai từ này là điều gần như
vô nghĩa. Ta nên biết rằng có nhiều người Mỹ rất tự nhiên,
thường xuyên tham vấn vị “bác sĩ tâm thần” của họ. Chỉ đơn
giản là ở bên đó, cái từ này đã mất đi cái ý nghĩa xấu của nó,
trong khi ở nhiều nước khác vẫn còn mang nặng ý nghĩa kia.
Vì sao tâm lý học lại là vấn đề nghị sự?

Tất cả mọi thứ đều liên quan với nhau, ăn khớp với
nhau, không có gì riêng rẽ hết. Nếu như con người có thể
thay đổi thì mọi thứ cũng đều có thể thay đổi theo.
G. Gurdjieff
Tại sao tâm lý học liên quan đến nhiều người như thế?
Câu trả lời hết sức đơn giản: sự phát triển rộng lớn của tâm lý
học tương ứng với một nhu cầu rộng lớn.


Trong bối cảnh hiện tại của một thế giới lệch lạc, việc
nghiên cứu tâm lý học là một điều rất cần thiết. Cần phải thiết
lập lại sự điều chỉnh cho thế giới ấy. Con người cảm thấy đau
lòng khi nhìn thấy những gì xảy ra chung quanh mình. Nhiều
căn bệnh trở thành nhiều cách sống mới: suy kiệt, trầm uất sự
bối rối, các mặc cảm tự ti, sự mất bình tĩnh, tính hay gây gổ sự
ganh đua quyết liệt, sự chống đối, sợ hãi, nỗi lo âu, việc tìm
kiếm một ưu thế bằng bất cứ giá nào… Có rất nhiều vấn đề
chủ yếu bị sai lạc: như tình dục, giáo dục, bối cảnh xã hội, các
giá trị nhân phẩm, tôn giáo…
Thật đau lòng khi phải nhìn thấy có rất nhiều người
không ra gì trong khi họ có thể là một ai đó. Các mối quan hệ
nhân sinh bị cắt đứt. Đám Đông và Quần Chúng thay thế Cá
Nhân sáng suốt. Sự tiêu dao lại bị cho là lười biếng. Sự tự chủ
biến mất. Sự bình yên và thanh thản trở thành các vật phẩm lạ
kỳ. Một hành động cao cả – đáng lý rất là tự nhiên – lại được
coi là phi thường. Càng lúc càng có nhiều người, một cách vô ý
thức, đã ghê tởm chính con người họ mà không biết đó là sự
khởi đầu của một ý tưởng vĩ đại… với điều kiện là phải biết
ngừng đúng lúc.
Không có bất cứ điều gì mà không có sự cân bằng!

Chỉ có một giải pháp duy nhất: phải tìm cho được một
sự khởi đầu vững chắc. Và chỉ với một đều kiện duy nhất: đó
là sự cân bằng về thể xác cũng như tinh thần. Không có nó thì
người ta không thể thực hiện bất cứ điều gì. Không có nó thì
không thể nào đạt được sự sung mãn. Sự cân bằng là công cụ


cho sự hoàn thiện con người. Bất cứ sự mất cân bằng nào
cũng chế ngự con người về mặt tâm sinh lý và trong trường
hợp này có thể loại bỏ nhân cách anh ta. Bất cứ bệnh tật nào,
bất cứ sự suy yếu sinh lý nào, bất cứ sự mất cân bằng nào
cũng đều dẫn đến việc tách rời con người với chính họ và
những khả năng của anh ta. Chúng ta hãy lấy một thí dụ đơn
giản: nếu một người bị chứng đau răng hành hạ, làm cho anh ta
bỏ ăn bỏ ngủ. Tâm trí anh ta sẽ chú tâm đến chứng đau răng
này và không còn quan tâm đến bất cứ điều gì khác. Anh ta sẽ
đồng hóa với chứng đau răng đó, anh ta sẽ “trở thành” chứng
đau răng. Chứng đau răng đó sẽ thay đổi bản chất thật của
chính anh, sẽ làm ngưng trệ mọi công việc làm khác, sẽ phá tan
các ý nghĩ của anh ta, làm mất đi sự sáng suốt của con người
anh.
Phần đông các bệnh tâm thần đều giống như thế. Con
người không thể nào hành động một cách sáng suốt được nữa,
nhưng lại tùy thuộc vào cái bệnh tật đó. Đó là trường hợp của
những người nhút nhát, những người hung hãn, những con
người hay hoảng sợ. Đó cũng là trường hợp của những người
thường có định kiến, mắc chứng mặc cảm, những người hay
mất bình tĩnh…
Thời đại tươi đẹp của chúng ta.
Vô số con người hiện đại mắc chứng không thích nghi.

Nhưng ai nói đến không thích nghi đều nói đến đối
nghịch, ai nói đến đối nghịch là nói đến mâu thuẫn. Ai nói đến
mâu thuẫn thì sẽ nói đến hoảng sợ. Một trong các đối nghịch


quan trọng nhất là con người luôn bị giằng xé giữa “con người
thật của anh ta” với “con người mà anh tưởng đó mới chính là
mình”. Vì thế, anh ta luôn bị giằng co giữa các khuynh hướng
thầm kín nhất với các hành vi bên ngoài. Và nhà tâm lý học,
trong tám trường hợp trên mười, nhận ra đây là con người
không thích nghi, không phải với công việc hay với thời đại anh
ta đang sống, mà là với chính bản thân anh ta, vì vô số xung
đột nội tại trầm trọng đang ảnh hưởng đến con người anh ta.
Thời đại của chúng ta là một thời đại của sự ức chế.
Các ức chế này thảy đều là những hạt nhân mãnh liệt
của các bệnh tật về tâm lý và về sinh lý. Càng ngày càng có
nhiều người nghĩ rằng các bản năng ghê tởm nhất nằm trong
lãnh vực tình dục. Nhưng chúng ta không được quên là “các
bản năng đó” luôn hiện hữu và luôn thực hiện cái công việc
của nó, dù cho chúng có bị đè nén hay không. Nhưng nếu như
các bản năng đó được nhận thức một cách đúng đắn thì dù
cho có lành mạnh được chấp nhận hay từ bỏ, thì nó cũng
không có gì nguy hại cả. Nhưng phần nhiều sự trái ngược lại
xảy ra với tất cả những hậu quả không thể ngờ được.
Rất nhiều người muốn “thành đạt”. Nhưng thành đạt
về mặt nào? Họ cũng không hề biết được. Những gì họ biết
được là họ muốn được nhất mà thôi. Nhưng nhất về mặt nào?
Tại sao? Ở đâu? Họ cũng mù tịt. Cái mà họ lúc nào cũng
mong muốn là hơn người khác. Tại sao thế? Chỉ đơn giản là vị
họ cảm thấy kém cỏi. Có thể nói là hơn lúc nào hết, tính thấp

hèn lại phát triển như ngày hôm nay…


Con người có ý thức không còn nữa. Con người hiện
đại thu hút sự chú ý, không phải vì lý trí hay cách suy nghĩ sáng
suốt của anh ta, trái lại là vì các cảm xúc bệnh hoạn của anh
ta. Các phương cách được sử dụng đôi khi thô lỗ không thể
tưởng được. Ta chỉ cần nhìn vào vài khẩu hiệu quảng cáo, vài
bài báo, lắng nghe vài buổi phát thanh, hay ta chỉ cần lướt nhìn
qua các chồng báo hoạt hình, thì tất cả các thứ đó đã ngăn cản
cái đọc có ý thức của chúng ta rồi. Chúng ta phải ghi nhận là
các tổn hại đó đều dễ xúc động và phần nhiều là vô ý thức. Và
đó là điều làm cho chúng ta phải lo ngại. Sự nhồi sọ thống trị
như một căn bệnh truyền nhiễm và những kẻ “giật dây” đã biết
rõ sức mạnh của cảm xúc.
Chúng ta sẽ thấy rằng “sự ý thức” của con người
không chiếm lĩnh được nhiều chỗ trong cuộc sống. Nếu sự ý
thức lớn bằng một cái hồ thì cái vô thức mênh mông như một
đại dương. Chúng ta cũng sẽ nhận thấy rằng có nhiều bệnh tật
được phát sinh do các xung đột giữa ý thức và vô thức. Một
trong các nhiệm vụ lớn lao của tâm lý học là giúp cho con
người tìm thấy được cái vô thức thật của chính mình, để làm
cho nó trở nên hài hòa với các biểu hiện ý thức của cuộc sống
thường nhật. Về mặt này, con người nguyên thủy của lúc ban
khai vô cùng “hoàn thiện” hơn phần lớn con người văn minh
của ngày hôm nay.
Chúng ta phải tìm cho được sự cân bằng và sự thích
nghi. Chúng ta phải tìm lại chân lý và hạnh phúc. Tâm lý học là
phương cách huấn luyện chúng ta giải tỏa để trở nên sáng
suốt. Nó tách lọc các bản năng chưa được hiểu rõ hoặc kém



hấp thụ. Nó cho phép các bản năng hoạt động bình thường,
không để nỗi lo hãi xuất hiện. Nó gạn bỏ các nền giáo dục
không hoàn thiện và các tín ngưỡng bị hiểu lệch lạc. Tâm lý
học là một trường dạy chúng ta sự thoải mái và sự tự chủ, luôn
cả sự thanh thản.
Nó cho phép chúng ta hiểu rõ chính con người mình, sự
hòa hợp giữa tâm linh và hiện thực, nhưng muốn làm được việc
này, chúng ta phải hiểu. Và muốn hiểu được chúng ta phải học.
Con người bị vây hãm.
Chúng ta hãy thí dụ một con người, không hề có một ý
niệm gì về các làn sóng phát thanh. Cũng không hề biết đến
các trạm phát sóng và máy thu thanh. Một hôm, người ta tặng
cho anh ta một máy thu thanh và bảo anh ta rằng “nếu như anh
cắm cái nút này vào trong ổ điện anh sẽ nghe được âm nhạc”
Người này làm theo và nghe được nhạc. Anh ta thán phục.
Anh ta không thể biết được làm cách nào người ta đã tạo
được cái thứ âm nhạc đó và nó xuất phát từ đâu. Anh ta chỉ
cần một cử động đơn giản là đủ rồi. Và thí dụ như anh ta sống
như thế suốt cuộc đời mình và suốt thời gian đó anh chỉ nghe
được có mỗi một thứ âm nhạc đó, những giọng và lời nói đó
mà thôi, cùng với hoàn cảnh xã hội và chính trị cũng như về địa
dư mà không hề biết sự hiện diện của hàng trăm máy phát
khác, giọng nói khác cũng như các loại âm nhạc khác…
Và chúng ta hãy tưởng tượng một ngày nào đó, một kỹ
thuật viên đến nhà anh ta. Con người này mừng rỡ đem ra
khoe cái máy của mình. Viên kỹ thuật nhận thấy cái máy này



bị bắt ngay đúng một đài phát thanh nào đó thôi, nhận thấy
máy này có một cái tụ và người chuyên viên giải toả cái tụ này.
Và bất ngờ hàng trăm ngôn ngữ khác, hàng trăm loại nhạc
khác được phát ra. Toàn thể thế giới này được diễn ra, và con
người sững sốt này mới hiểu được rằng cái mà anh cho là đang
sống trong cả một thế giới thì thật sự ra chả là gì cả.
Hàng triệu người giống như nhân vật kể trên. Suốt đời
bị vây hãm với vài ý nghĩ, vài ý tưởng học được, vài cử chỉ
không hề thay đổi… Không hề biết mức khởi đầu cũng như
điểm kết thúc. Không hề biết hết những khả năng của chính
mình. Tuy vậy họ vẫn nghĩ là họ đang sống nhưng trong thực tế
họ đang quay lòng vòng, giống như con cá trong chậu, cho đến
khi một kỹ thuật viên xuất hiện…
Hãy là một con người có ý thức và sẵn sàng ban
tặng.
Đó là sự hoàn thiện có thể có được của một đời người.
Nhưng bất cứ việc thực hiện hoàn hảo nào cũng đòi hỏi các
điều kiện hoàn mỹ về mặt tâm lý và sinh lý. Nó đòi hỏi con
người phải toàn vẹn, không hề bị chia rẽ bởi nhiều mảnh vỡ nhỏ
mang đầy mặc cảm và lo sợ (như chứng đau răng mà chúng ta
thấy ở trên). Rất nhiều người nhận thấy họ đang thiếu một cái
gì đó. Và phần lớn các bệnh tâm sinh lý xuất phát từ sự tìm
kiếm cái đó một cách sai hướng.
Là một con người ý thức cần phải có sự hài hòa của
toàn bộ con người. Sự hài hòa xuất phát từ sự gắn bó và sự
gắn bó đến từ sự cân bằng. Bất cứ bệnh tật nào cũng ngăn


chặn các khả năng của trí tuệ bởi vì nó chia cắt con người ra
làm nhiều mảnh đồng thời chế ngư sự hài hòa. Không có sự

gắn bó thì không thể nào có được một hành động thực (có
nghĩa là nó thích hợp một cách hài hòa với các bản năng thầm
kín của một cá thể). Đến lúc đó con người mới nhận thức
được sự đối chọi giữa cái mà anh ta hành động và cái mà anh
là, và anh ta đau khổ.
Không có gắn bó thì không thể nào có được tình yêu
hay ngay cả tình bạn. Tình yêu có nghĩa là ban tặng và ban
tặng mang ý nghĩa là ta có một cái gì đó. Và khi nói đến có
một cái gì đó có nghĩa là ta rất mạnh về mặt tâm lý. Không thể
nào có bất cứ một sức mạnh nào mà không có sự cân bằng.
Nếu không chúng ta sẽ rơi vào cái tình yêu giả tạo, chỉ biết
nhận lấy mà không thể nào biết ban tặng. Chúng ta rơi vào sự
va chạm, thường được nhận thấy trong nền giáo dục lệch
hướng, là nguyên nhân quan trọng đưa đến bệnh tật.
VAI TRÒ TIÊN QUYẾT CỦA GIÁO DỤC
Từng bước một, trong suốt tác phẩm này, chúng ta sẽ
thấy được vai trò chủ yếu của giáo dục. Một chương sẽ được
dành cho vấn đề này. Chúng ta không được quên điều đầu tiên
của giáo dục là “dạy dỗ”. Nó chủ yếu áp đặt vài phản xạ cho
đứa trẻ. Và các phản xạ đó sẽ vĩnh viễn cắm rễ vào đứa trẻ,
tốt… hoặc xấu.
Sau đây là một hình vẽ tượng trưng cho “sự cân bằng”
của hạt nhân gia đình.


Người ta sẽ thấy ngay một nền giáo dục hoàn thiện bắt
buộc ba yếu tố phải hoàn hảo. Và, đó là một điều không tưởng.
Và cho dù các bậc cha mẹ có hoàn thiện đi nữa, sự giáo dục
mà họ nhận lãnh còn phải phù hợp với tính khí thầm kín của
đứa trẻ nữa. Và, đó cũng là một điều không tưởng. Như thế

giáo dục luôn là một giải pháp thỏa hiệp. Người ta không thể
nào ứng biến thành một nhà giáo dục được. Vì vậy càng ngày
càng có nhiều bậc cha mẹ hiểu được điều này và trở lại ngôi
trường tâm lý học. Giáo dục có nghĩa là chuyển giao sự hiểu
biết, nhưng nhất là trạng thái tâm hồn. Như vậy người ta có thể
dễ dàng hiểu được là bất cứ một sai lệch nào của trạng thái đó
sẽ được chuyển giao y như thế cho đứa trẻ. Nếu cha mẹ hay
người giáo dục có trong mình một “lăng kính” làm biến dạng
các sự việc thì cái hình ảnh méo mó đó, trong chín lần trên
mười, sẽ được bàn giao y như vậy cho hậu thế.


Như thế này đây:
Như vậy, một nền giáo dục hoàn hảo sẽ phải được đặt
trên sự cân bằng của các nhà giáo dục. Phần lớn các chứng
bệnh tâm lý nơi người trưởng thành bắt nguồn từ môi trường
gia đình. Giáo dục đóng vai trò của sự yêu thương, nhưng
chúng ta đều biết là không thể có tình yêu thương thực thụ mà
không có sự cân bằng hài hòa. Sự yêu thương đích thực luôn
được ban tặng thường xuyên. Nếu không, sự yêu thương đó
đôi khi được dựa vào các cảm xúc hay thôi thúc nhất thời.
Nếu các cha mẹ mắc chứng suy nhược tâm lý (trầm uất, sợ
hãi, yếu kém, chứng hoảng sợ, vv..), các người đó sẽ tìm cách
lấp đầy sự suy nhược đó. Tại sao vậy? Để tìm sự an toàn.
Người đó sẽ tìm ở đâu? Nơi đứa con mình. Người đó sẽ bám
vào đứa nhỏ, bởi vì đứa nhỏ tượng trưng cho sự an toàn và che
lấp sự yếu đuối đó. Trong rất nhiều trường hợp, người cha hay


mẹ đó tưởng đã ban tặng nhưng trên thực tế người đó chỉ đón

nhận mà thôi. Người đó tưởng đã mở rộng tầm nhìn của đứa
nhỏ nhưng trên thực tế đã thu hẹp nó lại.
Vì vậy con người trước hết phải tìm sự sáng suốt và
cân bằng cho chính mình. Rồi mới tính đến sự giáo dục. Chúng
ta không được quên sự giáo dục là một chuỗi truyền đạt vô tận
như một sợi xích mà mỗi mắt phải ở trong tình trạng hoàn hảo
nhất.

Created by AM Word2 CHM


Chương 2. SỰ MỆT MỎ I VÀ SỰ SUY NHƯỢ C

NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

Sự mệt mỏi được xem như là một tín hiệu báo động,
một đèn đỏ vậy. Trước tín hiệu này, bộ máy của con người phải
thắng lại cho đến khi ngưng hẳn. Việc nghỉ ngơi và giấc ngủ là
các nhu cầu rất tự nhiên. Và chúng trở nên cấp bách hơn khi
hoạt động kéo dài. Giấc ngủ là thời gian phục hồi; các tế bào
não loại bỏ các cặn bã độc hại được tích tụ trong lúc hoạt
động. Vì lẽ đó, việc thiếu ngủ sẽ tạo ra sự ngộ độc thực thụ.
Các tế bào não sẽ làm cạn kiệt các năng lượng dự trữ, tích tụ
thêm các cặn độc hại. Trong giấc ngủ chúng sẽ tái tạo lại các
dự trữ dinh dưỡng, là nguồn cung cấp năng lượng của chúng.
Vì thế, sự mệt mỏi là cách vận hành tự nhiên, cho phép
con người chuẩn bị cho việc ngủ và như thế tránh sự ngộ độc
của các tế bào não.
Vì vậy con người sau giấc ngủ phải cảm thấy hoàn toàn
khỏe khoắn, như một cái máy đã được trùng tu. Và các tế bào

thần kinh phải tìm lại được sinh lực của chúng. Con người khi
thức dậy phải ở trong tình trạng khỏe khoắn, mỗi khi thức dậy
phải yêu đời, lạc quan, ca hát để vui vẻ ăn mừng sự hiện diện
của một ngày mới.
Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn quanh chúng ta xem, và
chúng ta sẽ không thấy được điều đó. Sự mệt mỏi là một trong


×